Nghị định 46/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 46/2006/NĐ-CP

Nghị định 46/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2006/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/05/2006Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xử lý hàng hoá lưu tại cảng biển - Ngày 16/5/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2006/NĐ-CP về xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. Theo đó, hàng hoá bị lưu giữ khi người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán các khoản nợ. Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hoá có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và chi phí... Người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hoá bị lưu giữ sau 60 ngày, kể từ ngày tầu biển đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan không thanh toán đủ các khoản nợ hoặc không có bảo đảm cần thiết khác... Trong trường hợp hàng hoá thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng... thì có thể xử lý hàng hoá bị lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định... Ngay sau khi thực hiện việc lưu giữu hàng hoá, người lưu giữu phải thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định 46/2006/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 46/2006/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 46/2006/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2006

VỀ XỬ LÝ HÀNG HÓA DO NGƯỜI VẬN CHUYỂN LƯU GIỮ

TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định trình tự, thủ tục xử lý đối với hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Bộ luật) để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
 Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Người lưu giữ" là người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hoá khi có căn cứ làm phát sinh quyền lưu giữ hàng hoá.
2. "Hàng hóa bị lưu giữ" là hàng hóa do người vận chuyển bằng đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. "Các khoản nợ" là tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết để thanh toán.
4. "Người bán đấu giá" là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định tại các Điều 34, 35, 36 và 37 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
5. Các khái niệm "người vận chuyển", "người thuê vận chuyển", "người nhận hàng" được vận dụng theo các quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 72 của Bộ luật.
Điều 4. Hàng hóa bị lưu giữ
1. Hàng hóa bị lưu giữ trong các trường hợp sau đây:
a) Người nhận hàng không đến nhận;
b) Người nhận hàng từ chối nhận hàng;
c) Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng;
d) Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn gốc, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương có giá trị để nhận hàng;
đ) Người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán hết các khoản nợ. Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này. Giá trị hàng hoá để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hoá đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hoá và tại thời điểm hàng hoá bị lưu giữ.
2. Người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan quy định tại khoản 1 Điều này không thanh toán đủ các khoản nợ hoặc không có bảo đảm cần thiết khác và người lưu giữ phải thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh  hoặc việc ký gửi hàng hóa bị lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền căn cứ theo tính chất, đặc điểm tự nhiên của hàng hoá và khả năng tài chính của mình để xử lý hàng hóa bị lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định nhưng vẫn phải thực hiện các công việc theo trình tự quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
3. Người lưu giữ thực hiện việc lưu giữ hàng hóa và xử lý hàng hóa bị lưu giữ quy định tại Nghị định này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ đó.
Điều 5. Thông báo lưu giữ hàng hóa
1. Ngay khi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, người lưu giữ phải thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hoá lưu giữ để trừ các khoản nợ.
2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, người lưu giữ không nhận được trả lời của người thuê vận chuyển hoặc của người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người lưu giữ phải thông báo ba lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hoá, đồng thời thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển biết.
3. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu người lưu giữ sau khi đã thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn không được thanh toán hết các khoản nợ thì người lưu giữ có quyền ký hợp đồng ủy quyền việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ cho người bán đấu giá, đồng thời thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết.
Điều 6. Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 7. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông
Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam được xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Giám định hàng hóa bị lưu giữ
Trước khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người lưu giữ phải thuê giám định về số lượng, chất lượng và tổn thất (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. Chi phí giám định hàng hóa bị lưu giữ được tính vào chi phí liên quan đến bán đấu giá hàng hóa.
Điều 9. Chi trả tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Toàn bộ tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được gửi vào "Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ" của người lưu giữ tại Ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam. Việc chi trả số tiền này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, lệ phí, các chi phí liên quan đến việc ký gửi và bán đấu giá hàng hoá;
b) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
c) Các khoản chi phí hợp lý phát sinh do việc lưu giữ hàng hóa.
2. Việc chi trả số tiền nói tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3. Số tiền còn thừa sau khi chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này được giữ lại tại "Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ" để trả lại cho người có quyền nhận.
4. Trong trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người lưu giữ có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu.
Điều 10. Thông báo việc đã chi trả số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này, người lưu giữ phải thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó. Ngay sau ngày gửi thông báo này, người lưu giữ phải đưa tin ba lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hoá.
2. Trong trường hợp còn thừa tiền thì người lưu giữ phải thông báo rõ số tiền còn thừa và số tài khoản tạm gửi tại Ngân hàng cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết.
Điều 11. Xử lý số tiền còn thừa sau khi đã chi trả
1. Trong trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người lưu giữ phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa nêu tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này; trong trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
2. Sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hoá nếu người lưu giữ đã thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này mà không có ai yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa hoặc có người yêu cầu nhưng không phải là người có quyền nhận thì người lưu giữ có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa.
3. Trong trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người lưu giữ chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền còn thừa có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Khi Tòa án có quyết định công nhận số tiền còn thừa là quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu nhận tiền thì người lưu giữ có văn bản đề nghị cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thoái thu số tiền đã nộp để trả lại cho người yêu cầu nhận tiền hợp pháp.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và huỷ bỏ Nghị định số 55/1998/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 46/2006/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2006

VỀ XỬ LÝ HÀNG HÓA DO NGƯỜI VẬN CHUYỂN LƯU GIỮ

TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

 

 

CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

 

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

 

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 

Nghị định này quy định trình tự, thủ tục xử lý đối với hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Bộ luật) để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

 Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

 

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 

1. "Người lưu giữ" là người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hoá khi có căn cứ làm phát sinh quyền lưu giữ hàng hoá.

 

2. "Hàng hóa bị lưu giữ" là hàng hóa do người vận chuyển bằng đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

 

3. "Các khoản nợ" là tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết để thanh toán.

 

4. "Người bán đấu giá" là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định tại các Điều 34, 35, 36 và 37 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

 

5. Các khái niệm "người vận chuyển", "người thuê vận chuyển", "người nhận hàng" được vận dụng theo các quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 72 của Bộ luật.

 

Điều 4. Hàng hóa bị lưu giữ

1. Hàng hóa bị lưu giữ trong các trường hợp sau đây:

 

a) Người nhận hàng không đến nhận;

 

b) Người nhận hàng từ chối nhận hàng;

 

c) Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng;

 

d) Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn gốc, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương có giá trị để nhận hàng;

đ) Người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán hết các khoản nợ. Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này. Giá trị hàng hoá để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hoá đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hoá và tại thời điểm hàng hoá bị lưu giữ.

 

2. Người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan quy định tại khoản 1 Điều này không thanh toán đủ các khoản nợ hoặc không có bảo đảm cần thiết khác và người lưu giữ phải thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh  hoặc việc ký gửi hàng hóa bị lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền căn cứ theo tính chất, đặc điểm tự nhiên của hàng hoá và khả năng tài chính của mình để xử lý hàng hóa bị lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định nhưng vẫn phải thực hiện các công việc theo trình tự quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

 

3. Người lưu giữ thực hiện việc lưu giữ hàng hóa và xử lý hàng hóa bị lưu giữ quy định tại Nghị định này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ đó.

 

Điều 5. Thông báo lưu giữ hàng hóa

 

1. Ngay khi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, người lưu giữ phải thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hoá lưu giữ để trừ các khoản nợ.

 

2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, người lưu giữ không nhận được trả lời của người thuê vận chuyển hoặc của người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người lưu giữ phải thông báo ba lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hoá, đồng thời thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển biết.

 

3. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu người lưu giữ sau khi đã thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn không được thanh toán hết các khoản nợ thì người lưu giữ có quyền ký hợp đồng ủy quyền việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ cho người bán đấu giá, đồng thời thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết.

 

Điều 6. Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

 

Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

 

Điều 7. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông

 

Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam được xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Điều 8. Giám định hàng hóa bị lưu giữ

 

Trước khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người lưu giữ phải thuê giám định về số lượng, chất lượng và tổn thất (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. Chi phí giám định hàng hóa bị lưu giữ được tính vào chi phí liên quan đến bán đấu giá hàng hóa.

 

Điều 9. Chi trả tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

 

1. Toàn bộ tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được gửi vào "Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ" của người lưu giữ tại Ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam. Việc chi trả số tiền này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

 

a) Thuế, lệ phí, các chi phí liên quan đến việc ký gửi và bán đấu giá hàng hoá;

 

b) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;

 

c) Các khoản chi phí hợp lý phát sinh do việc lưu giữ hàng hóa.

 

2. Việc chi trả số tiền nói tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.

 

3. Số tiền còn thừa sau khi chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này được giữ lại tại "Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ" để trả lại cho người có quyền nhận.

 

4. Trong trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người lưu giữ có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu.

 

Điều 10. Thông báo việc đã chi trả số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

 

1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này, người lưu giữ phải thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó. Ngay sau ngày gửi thông báo này, người lưu giữ phải đưa tin ba lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hoá.

 

2. Trong trường hợp còn thừa tiền thì người lưu giữ phải thông báo rõ số tiền còn thừa và số tài khoản tạm gửi tại Ngân hàng cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết.

 

Điều 11. Xử lý số tiền còn thừa sau khi đã chi trả

 

1. Trong trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người lưu giữ phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa nêu tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này; trong trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.

 

2. Sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hoá nếu người lưu giữ đã thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này mà không có ai yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa hoặc có người yêu cầu nhưng không phải là người có quyền nhận thì người lưu giữ có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa.

 

3. Trong trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người lưu giữ chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền còn thừa có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Khi Tòa án có quyết định công nhận số tiền còn thừa là quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu nhận tiền thì người lưu giữ có văn bản đề nghị cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thoái thu số tiền đã nộp để trả lại cho người yêu cầu nhận tiền hợp pháp.

 

Điều 12. Hiệu lực thi hành

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và huỷ bỏ Nghị định số 55/1998/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam.

 

Điều 13. Tổ chức thực hiện

 

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

 

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Giao thông

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi