CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt?

Câu hỏi: “CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt?” là một trong những thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Để biết chính xác câu trả lời, cùng xem hết bài viết dưới đây.


1. CSGT được mặc thường phục làm nhiệm vụ trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông (CSGT) được  mặc thường phục khi phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT được mặc thường phục làm nhiệm vụ trong 02 trường hợp:

(1) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tăng hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

(2) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

Việc mặc thường phục kết hợp với bộ phận tuần tra, kiểm soát giao thông công khai  phải được thực hiện theo kế hoạch đã được ban hành. Thẩm quyền quyết định cho phép CSGT mặc thường phục để làm nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 32 như sau:

- Cục trưởng Cục CSGT; Giám đốc Công an tỉnh trở lên quyết định cho phép mặc thường phục khi sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và khi đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh hoặc giao thông phức tạp.

- Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông; Trưởng phòng CSGT; Trưởng Công an huyện quyết định cho phép mặc thường phục khi sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, bộ phận CSGT mặc thường phục phải giữ một khoảng cách phù hợp với cán bộ CSGT tuần tra, kiểm soát công khai để bảo đảm kịp thời xử lý vi phạm (theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA).

CSGT được mặc thường phục làm nhiệm vụ khi nào?
CSGT được mặc thường phục làm nhiệm vụ khi nào? (Ảnh minh họa)

2. CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt?

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông, CSGT mặc thường phục có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình giao thông, phát hiện vi phạm.

Khi phát hiện vi phạm thì phải thông báo ngay cho CSGT thuộc bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để dừng phương tiện và xử lý theo quy định.

Do đó, trong hầu hết trường hợp vi phạm, CSGT mặc thường phục không được dừng xe xử phạt giao thông.

Riêng trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người đi đường thì CSGT mặc thường phục được thông báo, vận động người dân phối hợp, ngăn chặn ngay vi phạm bằng cách sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân.

Theo đó, khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng về giao thông, an ninh, trật tự xã hội mà không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì CSGT mặc thường phục có thể phối hợp với người dân dừng xe người vi phạm.

Tuy nhiên, sau khi dừng được phương tiện vi phạm, CSGT mặc thường phục phải cho bộ phận CSGT tuần tra, kiểm soát công khai để phối hợp giải quyết vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất để xử lý.

Điều này được hiểu rằng CSGT mặc thường phục không được trực tiếp xử lý vi phạm hành chính đối với người tham gia giao thông.

CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không?
CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không? (Ảnh minh họa)

3.  Bị CSGT mặc thường phục lập biên bản sai quy định, khiếu nại ở đâu?

Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT mặc thường phục không được trực tiếp xử phạt vi phạm giao thông mà phải báo cho bộ phận CSGT tuần tra kiểm soát giao thông để tiến hành lập biên bản xử phạt.

Do đó, nếu người dân gặp tình huống CSGT mặc thường phục lập biên bản vi phạm giao thông thì đây là việc làm trái với quy định của pháp luật.

Lúc này, người tham gia giao thông có thể khiếu nại chiến sĩ CSGT đã lập biên bản vi phạm đối với mình.

Việc khiếu nại có thể thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp. Theo khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại, người dân thực hiện khiếu nại lần đầu đến trụ sở CSGT nơi chiến sĩ CSGT lập biên bản mình đang công tác với thời hiệu khiếu nại là 90 ngày.

Sau đó nếu không được giải quyết hoặc được giải quyết mà không đồng ý với việc giải quyết đó thì người dân có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt?” Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến Cảnh sát giao thông, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025.

Vay vốn giải quyết việc làm: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Vay vốn giải quyết việc làm: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Vay vốn giải quyết việc làm: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh... có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, duy trì, mở rộng việc làm được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi. Bài viết này cung cấp thông tin về điều kiện, lãi suất và thủ tục vay vốn giải quyết việc làm theo quy định mới nhất.