Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trình độ trung cấp, cao đẳng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 28/2018/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đào Ngọc Dung |
Ngày ban hành: | 25/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trong 30 ngày kể từ khi kết thúc khóa học
Theo đó, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, cao đẳng cho những học viên tốt nghiệp khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, nhà giáo dạy trình độ cao đẳng quy định tại Thông tư này không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc khóa bồi dưỡng.
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ cấp một lần. Trường hợp học viên đã nhận chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, cao đẳng mà bị mất hoặc hư, hỏng nếu có yêu cầu thì được cấp bản sao. Bản sao chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, cao đẳng có giá trị như bản chính.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/02/2019.
Xem chi tiết Thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 28/2018/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng.
Người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ra quyết định và thực hiện việc thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng do đơn vị mình cấp trong các trường hợp sau:
Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng, in, cấp và quản lý phôi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng, tổng hợp việc cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình này, người học có được những năng lực sư phạm cơ bản, cần thiết để tổ chức tốt hoạt động sư phạm ở trường trung cấp.
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, người học có được những năng lực sau:
- Thiết kế được giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Tổ chức dạy được các giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Biết đánh giá bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Quản lý hồ sơ dạy học trình độ trung cấp theo đúng quy định;
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh;
- Tổ chức được hoạt động giáo dục ở trường trung cấp;
- Biên soạn được chương trình đào tạo, đề cương môn học, mô-đun của ngành/nghề đào tạo;
- Tổ chức thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp ở trường trung cấp.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
- Những người có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Nhà giáo đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian: 320 giờ
- Lý thuyết: 96 giờ.
- Thực hành, thảo luận, bài tập: 206 giờ.
- Thi/kiểm tra: 18 giờ.
2. Đơn vị thời gian của giờ học
- Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành, thảo luận là 60 phút; một giờ học tích hợp là 60 phút; một giờ thi/kiểm tra là 60 phút.
- Một ngày học không quá 08 giờ.
IV. DANH MỤC CÁC MÔ-ĐUN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ |
Tên mô-đun |
Thời gian học tập (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập/bài tập/thảo luận |
Thi/kiểm tra |
|||
MĐSPTC 01 |
Thiết kế dạy học |
60 |
26 |
32 |
2 |
MĐSPTC 02 |
Thực hiện dạy học |
56 |
14 |
39 |
3 |
MĐSPTC 03 |
Đánh giá trong dạy học |
20 |
8 |
11 |
1 |
MĐSPTC 04 |
Tổ chức hoạt động giáo dục |
36 |
12 |
22 |
2 |
MĐSPTC 05 |
Phát triển chương trình đào tạo |
44 |
14 |
28 |
2 |
MĐSPTC 06 |
Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp |
40 |
14 |
22 |
4 |
MĐSPTC 07 |
Thực tập sư phạm |
64 |
8 |
52 |
4 |
Tổng cộng |
320 |
96 |
206 |
18 |
V. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔ-ĐUN
A. MÔ-ĐUN THIẾT KẾ DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSPTC 01
Thời gian thực hiện mô-đun: 60 giờ (Lý thuyết 26 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 32 giờ; Thi/kiểm tra 02 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp và được thực hiện trước các mô-đun MĐSPTC 02, 03, 04, 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng thiết kế dạy học trình độ trung cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được kiến thức cơ sở cho việc thiết kế giáo án; phân tích được tầm quan trọng và yêu cầu của phương tiện dạy học; vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư trong dạy học. Thiết kế được các giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; sử dụng hợp lý phương tiện dạy học, thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học. Chủ động thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chuẩn bị cho dạy học đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Thiết kế giáo án |
40 |
16 |
24 |
|
2 |
Bài 2: Thiết kế phương tiện dạy học |
10 |
06 |
04 |
|
3 |
Bài 3: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư |
10 |
04 |
04 |
02 |
Cộng |
60 |
26 |
32 |
02 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Thiết kế giáo án |
Thời gian: 40 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được khái niệm mục tiêu học tập, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Thiết kế được các loại giáo án theo mẫu biểu quy định. Chủ động thực hiện nhiệm vụ thiết kế giáo án đảm bảo tiến độ, chất lượng.
* Nội dung
1. Thiết kế mục tiêu học tập
2. Lựa chọn nội dung dạy học
3. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
4. Thiết kế hoạt động dạy học
5. Thiết kế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Bài 2: Thiết kế phương tiện dạy học |
Thời gian: 10 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được tầm quan trọng và các yêu cầu đối với phương tiện trong dạy học trình độ trung cấp, Thiết kế được các loại phương tiện dạy học thường dùng trong dạy học trình độ trung cấp. Chủ động thiết kế phương tiện dạy học đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt và an toàn.
* Nội dung
1. Khái niệm chung về phương tiện dạy học
2. Thực hành chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học
Bài 3: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư |
Thời gian: 10 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được khái niệm kế hoạch, vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học trình độ trung cấp. Lập được kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học trình độ trung cấp. Chủ động lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt và an toàn.
* Nội dung
1. Kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư
2. Tiến hành chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Các mẫu biểu về thiết kế dạy học, giáo trình thiết kế dạy học, giấy A4.
4.4. Nguồn lực khác: Chương trình và tài liệu dạy học trình độ trung cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Cơ sở của thiết kế giáo án, tầm quan trọng của phương tiện dạy học, các yêu cầu đối với phương tiện dạy học, vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Thiết kế các loại giáo án, phương tiện dạy học. Lập kế hoạch và chuẩn bị được thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học.
- Tính chủ động đối với thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chuẩn bị cho dạy học; tiến độ thực hiện công việc, chất lượng của sản phẩm và mức độ an toàn.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận, hướng dẫn thiết kế dạy học. Giảng viên nên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
- Người học: Nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo sản phẩm.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Thiết kế giáo án và chi tiết hóa nội dung dạy học được đề cập trong giáo án thành đề cương bài giảng, thiết kế bảng biểu treo tường.
B. MÔ-ĐUN THỰC HIỆN DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSPTC 02
Thời gian thực hiện mô-đun: 56 giờ (Lý thuyết 14 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 39 giờ; Thi/kiểm tra 03 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, được thực hiện sau khi người học học xong mô-đun MĐSPTC 01 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPTC 03, 04, 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng thực hiện dạy học trình độ trung cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, quản lý hồ sơ dạy học, các giai đoạn hướng dẫn thực hành; khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và tích hợp. Thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp và quản lý hồ sơ dạy học trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp. Thực hiện nghiêm túc, đảm bảo an toàn, phát huy tính tích cực của người học và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Dạy bài lý thuyết |
16 |
04 |
11 |
01 |
2 |
Bài 2: Dạy bài thực hành |
16 |
04 |
11 |
01 |
3 |
Bài 3: Dạy bài tích hợp |
20 |
04 |
15 |
01 |
4 |
Bài 4: Quản lý hồ sơ dạy học |
04 |
02 |
02 |
|
Cộng |
56 |
14 |
39 |
03 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Dạy bài lý thuyết |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, các loại bài dạy lý thuyết. Thực hiện được các kỹ năng dạy học và giao tiếp sư phạm trong quá trình dạy bài lý thuyết. Chủ động trong dạy học lý thuyết theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
* Nội dung
1. Kỹ năng dạy học và giao tiếp sư phạm
2. Các loại bài lý thuyết
3. Dạy giáo án lý thuyết
Bài 2: Dạy bài thực hành |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về các giai đoạn hướng dẫn thực hành ở xưởng trường và doanh nghiệp. Thực hiện được bài dạy thực hành ở xưởng trường và doanh nghiệp. Chủ động trong dạy học thực hành, phát huy tính tích cực của người học, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
* Nội dung
1. Các giai đoạn hướng dẫn thực hành ở xưởng trường
2. Hướng dẫn tại doanh nghiệp
3. Dạy giáo án thực hành
Bài 3: Dạy bài tích hợp |
Thời gian: 20 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học tích hợp. Thực hiện được bài dạy tích hợp. Chủ động trong dạy học tích hợp theo hướng phát huy tính tích cực của người học, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
* Nội dung
1. Khái niệm dạy học tích hợp
2. Đặc điểm của dạy học tích hợp
3. Tổ chức dạy tích hợp
4. Dạy giáo án tích hợp
Bài 4: Quản lý hồ sơ dạy học |
Thời gian: 06 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được nội dung cơ bản quy định hồ sơ dạy học trong dạy học trình độ trung cấp. Sử dụng, lưu trữ đầy đủ, đúng quy định hồ sơ dạy học. Tích cực, chủ động, tuân thủ quy định, có trách nhiệm và đảm bảo đầy đủ trong việc vận dụng kiến thức và kỹ năng quản lý hồ sơ dạy học trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
* Nội dung
1. Quy định hồ sơ dạy học
2. Quản lý hồ sơ dạy học
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo án và đề cương bài giảng dạy học lý thuyết, thực hành, tích hợp trình độ trung cấp đã thiết kế hoàn chỉnh; các tranh, ảnh, bảng biểu treo tường, mẫu biểu về hồ sơ dạy học theo quy định, giáo trình thực hiện dạy học.
4.4. Nguồn lực khác: Một số chương trình và tài liệu dạy học trình độ trung cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, quản lý hồ sơ dạy học, các giai đoạn hướng dẫn thực hành; khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học tích hợp.
- Dạy học lý thuyết, thực hành, tích hợp và quản lý hồ sơ dạy học trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp.
- Tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo an toàn trong quá trình tập giảng; tích cực giúp đỡ nhau trong luyện tập.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả học tập thông qua thi hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với người có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức cho người học làm việc nhóm, trình diễn kỹ năng giảng dạy.
- Người học: Tập trình giảng để hình thành năng lực dạy học trên cơ sở phối hợp tổng thể các kỹ năng dạy học và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giờ dạy.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Tổ chức cho người học luyện tập để hình thành năng lực dạy học và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giờ dạy thông qua việc tập giảng dạy theo nhóm.
C. MÔ-ĐUN ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSPTC 03
Thời gian thực hiện mô-đun: 20 giờ (Lý thuyết 08 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 11 giờ; Thi/kiểm tra 01 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, được bố trí sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPTC 01, 02 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPTC 04, 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng đánh giá trong dạy học trình độ trung cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được quan điểm tiếp cận, nguyên tắc, các loại và quy trình đánh giá năng lực người học theo tiếp cận năng lực thực hiện. Lập kế hoạch, thiết kế tiêu chuẩn và biên soạn công cụ đánh giá năng lực người học đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá phù hợp để thu thập minh chứng và ra quyết định phù hợp với nội dung, đối tượng đánh giá và các quy định của chương trình đào tạo. Chủ động thực hiện các hoạt động đánh giá và chịu trách nhiệm đối với kết quả đánh giá trong trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Lập kế hoạch đánh giá |
04 |
02 |
02 |
|
2 |
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực |
08 |
02 |
06 |
|
3 |
Bài 3: Thu thập minh chứng đánh giá |
04 |
02 |
02 |
|
4 |
Bài 4: Ra quyết định đánh giá và cập nhật hồ sơ đánh giá |
04 |
01 |
02 |
01 |
Cộng |
20 |
08 |
11 |
01 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Lập kế hoạch đánh giá |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được nội dung, cấu trúc kế hoạch và quy trình lập kế hoạch đánh giá năng lực người học. Lập được kế hoạch đánh giá năng lực người học trong chương trình một môn học/mô-đun. Chủ động lập kế hoạch đánh giá năng lực người học theo quy định chương trình đào tạo và chịu trách nhiệm về nội dung kế hoạch.
* Nội dung
1. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học
2. Kế hoạch đánh giá năng lực người học
3. Thực hành: Lập kế hoạch đánh giá năng lực của người học
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số; nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn, tiêu chí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá năng lực; các loại công cụ đánh giá năng lực và phương pháp xây dựng các công cụ đó. Xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí và thiết kế các công cụ để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của người học. Chủ động áp dụng kiến thức và kỹ năng về xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong đánh giá năng lực của người học.
* Nội dung
1. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
2. Công cụ đánh giá năng lực
3. Thực hành: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và thiết kế các công cụ để đánh giá một năng lực.
Bài 3: Thu thập minh chứng đánh giá |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các loại minh chứng và phương pháp thu thập minh chứng trong đánh giá năng lực người học. Thu thập các minh chứng phù hợp để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của người học. Tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc thu thập minh chứng để đánh giá năng lực người học.
* Nội dung
1. Minh chứng sử dụng trong đánh giá năng lực
2. Thực hành: Thu thập các minh chứng để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của người học.
Bài 4: Ra quyết định đánh giá và cập nhật hồ sơ đánh giá |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Mô tả được quy trình ra quyết định đánh giá và các phương pháp cập nhật thông tin về năng lực của người học vào hồ sơ đánh giá. Ra quyết định đánh giá phù hợp dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cập nhật thông tin về sự tiến bộ của người học vào hồ sơ đánh giá theo quy định. Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với việc ra quyết định và lập hồ sơ đánh giá của mình.
* Nội dung
1. Quyết định đánh giá
2. Cập nhật hồ sơ đánh giá
3. Thực hành: Ra quyết định đánh giá một năng lực chuyên môn của người học và cập nhật thông tin về sự tiến bộ của người học vào hồ sơ đánh giá.
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình kiểm tra, đánh giá trong dạy học, giấy A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ trung cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Các khái niệm của đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện; lập kế hoạch đánh giá; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá; thu thập minh chứng và ra quyết định đánh giá năng lực người học.
- Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá năng lực người học theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Chủ động, tích cực áp dụng hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong đánh giá năng lực người học.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Đánh giá trong dạy học là mô-đun nhằm hình thành kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết cho người giáo viên dạy trình độ trung cấp có khả năng đánh giá trong dạy học.
- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: Học qua trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não, đàm thoại,...
- Trao đổi/đàm thoại/trình bày về các công việc cần phải tiến hành khi thực hiện đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Trao đổi, chia nhóm thảo luận từng công việc, chú trọng phần nội dung công việc và quy trình thực hiện công việc.
- Hướng dẫn và thực hiện các bài thực hành.
Giảng viên nên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
6.3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực, thu thập minh chứng và ra quyết định đánh giá.
D. MÔ-ĐUN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Mã mô-đun: MĐSPTC 04
Thời gian thực hiện mô-đun: 36 giờ (Lý thuyết 12 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 22 giờ; Thi/kiểm tra 02 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, được bố trí sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPTC 01, 02, 03 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPTC 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Phân tích được những nội dung lý thuyết về quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục, mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục, tầm quan trọng của đánh giá hoạt động giáo dục. Trình bày được đặc điểm của đối tượng giáo dục, các bước và các yêu cầu đối với lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, xử lý tình huống sư phạm và đánh giá hoạt động giáo dục. Lập được kế hoạch, tổ chức được hoạt động, xử lý được tình huống sư phạm, xây dựng được tiêu chí và đánh giá được hoạt động giáo dục đảm bảo tính khách quan, công bằng theo hướng khích lệ nhu cầu rèn luyện của người học và đảm bảo an toàn. Thực hiện độc lập hoặc hướng dẫn người khác lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, tổ chức hoạt động, đánh giá hoạt động giáo dục; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về chất lượng của các hoạt động.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Thiết kế hoạt động giáo dục |
12 |
06 |
06 |
|
2 |
Bài 2: Tổ chức hoạt động giáo dục |
16 |
04 |
12 |
|
3 |
Bài 3: Đánh giá hoạt động giáo dục |
08 |
01 |
05 |
02 |
Cộng |
36 |
12 |
22 |
02 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Thiết kế hoạt động giáo dục |
Thời gian: 12 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Phân tích được các nội dung cơ bản về quá trình giáo dục, kế hoạch tổ chức và tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục. Lập được kế hoạch và xây dựng được tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục ở trường trung cấp phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp. Thực hiện độc lập hoặc hướng dẫn người khác cùng xây dựng kế hoạch, xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục ở trường trung cấp; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về tính khả thi của kế hoạch, các tiêu chí đánh giá.
* Nội dung
1. Khái quát về quá trình giáo dục
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức và tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục
3. Thực hành về lập kế hoạch tổ chức và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục
Bài 2: Tổ chức hoạt động giáo dục |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Phân tích được mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục. Trình bày được các nội dung cơ bản về tập thể người học và giáo viên chủ nhiệm lớp - cố vấn học tập; các bước và yêu cầu đối với tổ chức hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm, phương pháp thu thập minh chứng cho đánh giá hoạt động giáo dục. Tổ chức được hoạt động giáo dục cho người học theo kế hoạch đã xây dựng, xử lý được tình huống sư phạm, thu thập được minh chứng cho đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo tính giáo dục và an toàn. Hướng dẫn người khác cùng tổ chức hoạt động giao cho người học, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm đối với kết quả của hoạt động giáo dục.
* Nội dung
1. Mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục
2. Phương pháp giáo dục
3. Tập thể học sinh - sinh viên và giáo viên chủ nhiệm lớp - cố vấn học tập
4. Tổ chức hoạt động giáo dục và minh chứng cho đánh giá
5. Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục
6. Thực hành về tổ chức hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm, thu thập minh chứng cho đánh giá hoạt động giáo dục
Bài 3: Đánh giá hoạt động giáo dục |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các nội dung cơ bản về tầm quan trọng, các bước tổ chức, kế hoạch đánh giá và đánh giá hoạt động giáo dục. Xây dựng được kế hoạch đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo tính khả khi; đánh giá được ưu điểm, những tồn tại và chỉ ra phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tập thể và các cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đảm bảo tính khách quan, tính công bằng và an toàn. Thực hiện độc lập hoặc theo nhóm và chịu trách nhiệm đối với lập kế hoạch, tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục.
* Nội dung
1. Khái quát về đánh giá hoạt động giáo dục
2. Kế hoạch và đánh giá hoạt động giáo dục
3. Thực hành về lập kế hoạch và tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm.
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector.
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục, giấy A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ trung cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Những nội dung lý thuyết về quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục, mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục, tầm quan trọng của đánh giá hoạt động giáo dục; đặc điểm của đối tượng giáo dục; các bước và các yêu cầu đối với lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, xử lý tình huống sư phạm và đánh giá hoạt động giáo dục.
- Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm, xây dựng tiêu chí đánh giá và tổ chức hoạt động, đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo tính khách quan, công bằng theo hướng khích lệ nhu cầu rèn luyện của người học và an toàn.
- Mức độ chủ động áp dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động thuộc nhiệm vụ giáo dục học sinh; trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với đồng nghiệp, người học trong các hoạt động.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận; hướng dẫn người học làm bài tập theo nhóm hoặc cá nhân. Giảng viên nên tổ chức cho người học báo cáo kết quả học tập trước lớp và tổ chức đánh giá.
- Người học: Chủ động nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo sản phẩm.
6.3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Quá trình hướng dẫn người học thực hiện nhiệm vụ học tập về lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục.
E. MÔ-ĐUN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Mã mô-đun: MĐSPTC 05
Thời gian thực hiện mô-đun: 44 giờ (Lý thuyết 14 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 28 giờ; Thi/kiểm tra 02 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, được thực hiện sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPTC 01, 02, 03, 04 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPTC 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng phát triển chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình đào tạo; phân tích các bước xác định mục tiêu chương trình đào tạo, quy trình xây dựng chương trình đào tạo; trình bày được những nội dung của hoàn chỉnh chương trình đào tạo, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo. Thực hiện được việc xác định mục tiêu chương trình đào tạo; thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo, đề cương chi tiết; biên soạn được chương trình đào tạo và chương trình chi tiết một mô-đun, môn học. Có kỹ năng hoàn chỉnh chương trình đào tạo, thẩm định, đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo. Phối hợp với giáo viên có cùng chuyên môn thực hiện được nhiệm vụ phát triển chương trình đào tạo của ngành/nghề nhất định.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Xác định mục tiêu chương trình đào tạo |
08 |
4 |
4 |
|
2 |
Bài 2: Xây dựng chương trình đào tạo |
24 |
6 |
18 |
|
3 |
Bài 3: Hoàn chỉnh, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo |
4 |
2 |
2 |
|
4 |
Bài 4: Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo |
8 |
2 |
4 |
02 |
|
Cộng |
44 |
14 |
28 |
02 |
3.2. Nội dung chi tiết của mô-đun
Bài 1: Xác định mục tiêu chương trình đào tạo |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, cơ sở, các phương pháp và quy trình phát triển chương trình đào tạo; phân tích được mục tiêu đào tạo; trình bày được các bước xác định mục tiêu đào tạo. Xác định được mục tiêu đào tạo của một ngành/nghề theo đúng các bước xây dựng. Độc lập trong việc xác định, chỉnh sửa mục tiêu đào tạo của một ngành/nghề.
* Nội dung
1. Khái quát chung về phát triển chương trình đào tạo
2. Xác định mục tiêu chương trình đào tạo
3. Thực hành xác định mục tiêu chương trình đào tạo
Bài 2: Xây dựng chương trình đào tạo |
Thời gian: 24 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Phân tích được cấu trúc chương trình đào tạo; trình bày các nội dung chủ yếu của đề cương chi tiết theo mẫu quy định. Thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo của ngành/nghề, đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, biên soạn được chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học, mô-đun. Phối hợp với giáo viên có cùng chuyên môn để thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo của ngành/nghề, đề cương chi tiết các môn học, mô-đun của ngành/nghề đào tạo.
* Nội dung
1. Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo.
2. Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo
3. Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô-đun theo chương trình đào tạo.
4. Biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô-đun
5. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia
6. Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo
Bài 3: Hoàn chỉnh, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được những nội dung của xin ý kiến các bên liên quan, quy trình thẩm định chương trình đào tạo. Thiết kế được nội dung xin ý kiến các bên liên quan; có kỹ năng trình bày, bảo vệ được chương trình đào tạo ở Hội đồng thẩm định. Chủ động làm việc với giáo viên cùng chuyên môn, chuyên gia của các trường, cơ sở sử dụng lao động.
* Nội dung
1. Hoàn chỉnh chương trình đào tạo
2. Thẩm định, ban hành chương trình đào tạo
Bài 4: Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Người học trình bày được sự cần thiết của đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo, quy trình đánh giá chương trình đào tạo. Có kỹ năng tham gia đánh giá chương trình đào tạo và cập nhật chương trình đào tạo. Chủ động phối hợp với giáo viên cùng chuyên môn để thực hiện cập nhật chương trình đào tạo.
* Nội dung
1. Đánh giá chương trình đào tạo
2. Cập nhật chương trình đào tạo
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Tài liệu Phát triển chương trình đào tạo, giấy A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ trung cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Những nội dung lý thuyết về chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình đào tạo; các bước xác định mục tiêu chương trình đào tạo, quy trình xây dựng chương trình đào tạo.
- Xác định mục tiêu chương trình đào tạo, thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo, đề cương chi tiết; biên soạn chương trình đào tạo và chương trình chi tiết một mô-đun, môn học.
- Năng lực phối hợp làm việc với đồng nghiệp, chuyên gia trong việc xây dựng, hoàn chỉnh chương trình đào tạo.
5.2. Phương pháp: Đánh giá bằng phương pháp thi tự luận. Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
Phát triển chương trình đào tạo là mô-đun nhằm hình thành kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết cho người giáo viên dạy trình độ trung cấp có khả năng tham gia vào phát triển chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, động não,...
- Trao đổi/đàm thoại/trình bày về các công việc cần phải tiến hành khi thực hiện đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Trao đổi, chia nhóm thảo luận từng công việc, chú trọng phần nội dung công việc và quy trình thực hiện công việc.
- Hướng dẫn và thực hiện các nội dung thực hành.
Giảng viên xây dựng các bài tập cụ thể, sát thực với đào tạo trình độ trung cấp.
6.3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Xác định mục tiêu chương trình đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo.
G. MÔ-ĐUN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Mã mô-đun: MĐSP 06
Thời gian thực hiện mô-đun: 40 giờ (Lý thuyết 14 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 22 giờ; Thi/kiểm tra 04 giờ)
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, được thực hiện sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPTC 01, 02, 03, 04, 05 và trước khi thực hiện mô-đun MĐSPTC 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được kiến thức về lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học và bảo vệ kết quả nghiên cứu. Thực hiện được các giai đoạn nghiên cứu một đề tài: Lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học và bảo vệ kết quả nghiên cứu. Chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tiến độ, chất lượng.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu |
12 |
06 |
06 |
|
2 |
Bài 2: Thu thập và xử lý dữ liệu |
08 |
04 |
04 |
|
3 |
Bài 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu |
08 |
02 |
06 |
|
4 |
Bài 4: Tổ chức hội thảo khoa học |
04 |
01 |
03 |
|
5 |
Bài 5: Bảo vệ kết quả nghiên cứu |
08 |
01 |
03 |
04 |
Cộng |
40 |
14 |
22 |
04 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu |
Thời gian: 12 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được các khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu, khái niệm và cấu trúc của đề cương, các điều kiện để thực hiện đề tài khoa học. Đặt tên đề tài và xây dựng được đề cương nghiên cứu, dự kiến đầy đủ các điều kiện nghiên cứu. Chủ động thực hiện nhiệm vụ lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, dự kiến các điều kiện nghiên cứu đảm bảo tiến độ, chất lượng.
* Nội dung
1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
3. Chuẩn bị các điều kiện nghiên cứu
Bài 2: Thu thập và xử lý dữ liệu |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được tầm quan trọng, các nguồn dữ liệu và cách sử dụng các phương pháp để thu thập dữ liệu lý luận, thực tiễn, các bước xử lý và kiểm tra dữ liệu. Thu thập, xử lý đầy đủ, chính xác dữ liệu, kiểm tra được kết quả nghiên cứu.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, cẩn thận trong việc thu thập, xử lý và kiểm tra dữ liệu đảm bảo đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu.
* Nội dung
1. Thu thập dữ liệu
2. Xử lý dữ liệu
3. Kiểm tra dữ liệu đã xử lý
Bài 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được về cấu trúc, hình thức của báo cáo và tóm tắt kết quả nghiên cứu. Viết được một số nội dung cơ bản của báo cáo và tóm tắt kết quả nghiên cứu. Chủ động thực hiện việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu đảm bảo đúng yêu cầu về cấu trúc, hình thức, tiến độ và chất lượng.
* Nội dung
1. Hoàn thiện dàn ý công trình nghiên cứu
2. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
3. Viết tóm tắt
Bài 4: Tổ chức hội thảo khoa học |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được nội dung các công việc chuẩn bị, tổ chức hội thảo khoa học và tham gia hội thảo khoa học. Lập được kế hoạch cho một hội thảo khoa học cụ thể và viết được bài tham luận để tham gia hội thảo khoa học. Chủ động trong việc chuẩn bị, tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nhà trường để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.
* Nội dung
1. Chuẩn bị tổ chức hội thảo khoa học
2. Tổ chức hội thảo khoa học
3. Tham gia hội thảo khoa học
4. Thực hành tổ chức hội thảo khoa học
Bài 5: Bảo vệ kết quả nghiên cứu |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được các công việc cần thực hiện để chuẩn bị, bảo vệ và đánh giá kết quả nghiên cứu. Thực hiện được việc chuẩn bị, trình bày kết quả nghiên cứu khoa học của bản thân. Chủ động, linh hoạt trong việc chuẩn bị bảo vệ và thực hiện bảo vệ kết quả nghiên cứu đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt, đánh giá kết quả nghiên cứu của bản thân và người khác.
* Nội dung
1. Chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu
2. Bảo vệ kết quả nghiên cứu
3. Đánh giá kết quả nghiên cứu
4. Thực hành bảo vệ và đánh giá kết quả nghiên cứu
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm.
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector.
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Các mẫu biểu về đề cương nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học tham khảo, giáo trình Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp, giấy A4.
4.4. Nguồn lực khác: Chương trình và tài liệu dạy học trình độ trung cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Các kiến thức về lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học và bảo vệ kết quả nghiên cứu.
- Thực hiện các giai đoạn nghiên cứu một đề tài: Xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học và bảo vệ kết quả nghiên cứu.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đảm bảo tiến độ, chất lượng.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với những người có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận, hướng dẫn nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp. Giảng viên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
- Người học: Nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, thực hành và báo cáo sản phẩm.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Xây dựng đề cương nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cho một đề tài cụ thể.
H. MÔ-ĐUN THỰC TẬP SƯ PHẠM
Mã mô-đun: MĐSPTC 07
Thời gian mô-đun: 64 giờ (Lý thuyết 06 giờ; Thực hành, thảo luận 54 giờ, Thi/kiểm tra 04 giờ).
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp và được thực hiện sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPTC 01, 02, 03, 04, 05, 06.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng sư phạm.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Phân tích được các nội dung hoạt động của giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp; đánh giá bài giảng; tổ chức hoạt động giáo dục. Tự rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất của nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Tìm hiểu về thực tập sư phạm |
02 |
01 |
01 |
|
2 |
Bài 2: Đánh giá bài giảng |
02 |
01 |
01 |
|
3 |
Bài 3: Thực tập giảng dạy ở lớp trung cấp |
48 |
01 |
47 |
|
4 |
Bài 4: Thực tập giáo dục ở trường trung cấp |
04 |
01 |
03 |
|
5 |
Bài 5: Thực tập công tác giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập, hoạt động giáo dục toàn diện |
08 |
02 |
02 |
04 |
Cộng |
64 |
06 |
54 |
04 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Tìm hiểu về thực tập sư phạm |
Thời gian: 02 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được khái quát chung thực tập sư phạm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc điểm các nghề đào tạo trình độ trung cấp. Phân tích được tình hình đào tạo của cơ sở thực tập sư phạm và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm. Chủ động và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ.
* Nội dung
1. Khái quát về thực tập sư phạm
2. Tìm hiểu cơ sở thực tập sư phạm
3. Tìm hiểu về nghề đào tạo trình độ trung cấp tại địa phương
4. Thực hành
Bài 2: Đánh giá bài giảng |
Thời gian: 02 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm và phương pháp đánh giá bài giảng. Phân biệt được các tiêu chí đánh giá đối với các bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp; ghi chép bài dự giảng. Tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào quá trình đánh giá bài giảng đảm bảo tính chính xác, khách quan.
* Nội dung
1. Khái niệm chung về đánh giá bài giảng
2. Phương pháp đánh giá bài giảng
3. Các tiêu chí đánh giá bài giảng
4. Ghi chép bài dự giảng và đánh giá bài giảng
5. Thực hành: Tập ghi chép và đánh giá bài giảng theo tiêu chí
Bài 3: Thực tập giảng dạy ở lớp trung cấp |
Thời gian: 48 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, sử dụng phương tiện, hoạt động của giáo viên và học sinh khi thực hiện bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp.
Thực hiện được các giờ dạy theo giáo án được phân công. Chủ động và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào quá trình giảng dạy cho người học trình độ trung cấp.
* Nội dung
1. Giảng dạy giáo án lý thuyết
2. Giảng dạy giáo án thực hành
3. Giảng dạy giáo án tích hợp
Bài 4: Thực tập giáo dục ở trường trung cấp |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được đặc điểm hoạt động giáo dục ở trường trung cấp. Thiết kế, tổ chức và đánh giá được hoạt động giáo dục ở trường trung cấp. Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các bên liên quan để thực hiện thành công hoạt động giáo dục học sinh trung cấp.
* Nội dung
1. Tìm hiểu hoạt động giáo dục ở trường trung cấp
2. Thiết kế các hoạt động giáo dục
3. Tổ chức hoạt động giáo dục
4. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
5. Thực hành: Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ở trường trung cấp
Bài 5: Thực tập công tác giáo viên chủ nhiệm, hoạt động giáo dục toàn diện |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Trình bày được công tác giáo viên chủ nhiệm, hoạt động giáo dục toàn diện, viết báo báo thu hoạch. Hình thành kỹ năng xây dựng, triển khai kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục toàn diện. Tôn trọng, gần gũi học sinh, phát triển lý tưởng nghề nghiệp về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục toàn diện.
* Nội dung
1. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp - cố vấn học tập
2. Hoạt động giáo dục toàn diện
3. Viết báo cáo thu hoạch
4. Thực hành
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học lý thuyết, thực hành, tích hợp
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, projector, camera.
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình Thực tập sư phạm, các dụng cụ và vật liệu theo yêu cầu của từng bài trình giảng, từng hoạt động giáo dục.
4.4. Nguồn lực khác: Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm là những giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Hoạt động dạy học, giáo dục, đánh giá bài giảng của giáo viên dạy trình độ trung cấp.
- Kỹ năng trình giảng theo giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục, kỹ năng đánh giá bài giảng và đánh giá hoạt động giáo dục.
- Học tập tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục người học; trung thực, khách quan trong đánh giá bài giảng, hoạt động giáo dục học sinh.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả học tập mô-đun này thông qua đánh giá bài thực tập trình giảng hoặc các báo cáo thu hoạch.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng của mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ trung cấp.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun: Có thể thực hiện đan xen nội dung của bài 02, bài 03 và bài 04 để đảm bảo tính linh hoạt trong thực tập sư phạm.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Kỹ năng thiết kế và thực hiện giảng dạy trình độ trung cấp, đặc biệt là bài dạy tích hợp.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phương thức tổ chức thực hiện chương trình
- Chương trình có thể thực hiện tập trung liên tục một đợt hoặc hai đợt theo phương thức tích lũy kết quả các mô-đun.
- Chương trình có thể tổ chức dạy toàn bộ tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức dạy kết hợp một phần dạy học trực tuyến và một phần dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tùy theo từng nội dung cụ thể.
2. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương trình
Mô-đun Thực hiện dạy học được bố trí sau khi học xong mô-đun Thiết kế dạy học. Mô-đun Đánh giá trong dạy học được bố trí sau khi học xong mô-đun Thực hiện dạy học. Mô-đun Thực tập sư phạm thực hiện sau khi đã hoàn thành các mô-đun 01; 02 ; 03; 04; 05; 06 của chương trình.
3. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
- Kết quả học tập của người học được đánh giá thông qua các bài thi, bài thu hoạch, trình diễn kỹ năng hoặc bài trình giảng. Điểm đánh giá kết quả các mô-đun (sau đây gọi là điểm thi) được tính theo thang điểm 10.
Điểm thi các mô-đun là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo xét cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Người học học xong chương trình này nếu điểm thi của các mô-đun đạt từ 5.0 điểm trở lên thì được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ trung cấp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Kết quả xếp loại ghi trong Chứng chỉ thực hiện theo quy định sau:
Loại giỏi: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 9,0 đến 10.
Loại khá: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 7,0 đến dưới 9,0.
Loại trung bình: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 5,0 đến dưới 7,0. (Điểm trung bình chung của khóa học là điểm trung bình cộng của 07 mô-đun có trong chương trình bồi dưỡng).
- Học viên thi không đạt kết quả mô-đun nào (điểm < 5.0) sẽ phải thi lại mô-đun đó. Kết quả xếp loại sẽ là trung bình chung của các mô-đun dã đạt yêu cầu với mô-đun thi lại (đạt điểm từ 5.0 trở lên).
4. Các lưu ý khác
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp đảm bảo tính liên thông với chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, trình độ cao đẳng.
Nhà giáo đã có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp khi có nhu cầu học nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp được công nhận kết quả học tập của mô-đun 01, 02, 03 (không phải học lại) và học 3 mô-đun mới: Tổ chức hoạt động giáo dục; Phát triển chương trình đào tạo; Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp; học bổ sung nội dung Bài 3: Thực tập giảng dạy ở lớp trung cấp; học mới Bài 4: Thực tập giáo dục ở trường trung cấp; học mới Bài 5: Thực tập công tác giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập, hoạt động giáo dục toàn diện trong mô-đun Thực tập sư phạm.
Nhà giáo đã có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp khi có nhu cầu dạy trình độ cao đẳng sẽ được tổ chức học thêm một số nội dung cần thiết và được cấp mới Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng.
PHỤ LỤC 02
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình này, người học có được những năng lực sư phạm cơ bản, cần thiết để tổ chức tốt hoạt động sư phạm ở trường cao đẳng.
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, người học có được những năng lực sau:
- Thiết kế được giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Tổ chức dạy được các giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Biết đánh giá bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Quản lý hồ sơ dạy học trình độ cao đẳng theo đúng quy định;
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh;
- Tổ chức được hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng;
- Biên soạn được chương trình đào tạo, đề cương môn học, mô-đun của ngành/nghề đào tạo;
- Tổ chức thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp ở trường cao đẳng.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
- Những người có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ cao đẳng;
- Nhà giáo đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
III. THỜI GIAN VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Thời gian: 400 giờ
- Lý thuyết: 105 giờ.
- Thực hành, thảo luận, bài tập: 275 giờ.
- Thi/kiểm tra: 20 giờ.
2. Đơn vị thời gian của giờ học
- Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành, thảo luận là 60 phút; một giờ học tích hợp là 60 phút; một giờ thi/kiểm tra là 60 phút.
- Một ngày học không quá 08 giờ.
IV. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN BỒI DƯỠNG
Mã MĐ |
Tên mô-đun |
Thời gian học tập (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập/bài tập/thảo luận |
Thi/kiểm tra |
|||
MĐSPCĐ 01 |
Thiết kế dạy học |
60 |
26 |
32 |
2 |
MĐSPCĐ 02 |
Thực hiện dạy học |
56 |
14 |
39 |
3 |
MĐSPCĐ 03 |
Đánh giá trong dạy học |
20 |
8 |
11 |
1 |
MĐSPCĐ 04 |
Tổ chức hoạt động giáo dục |
36 |
12 |
22 |
2 |
MĐSPCĐ 05 |
Phát triển chương trình đào tạo |
56 |
18 |
34 |
4 |
MĐSPCĐ 06 |
Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp |
52 |
20 |
28 |
4 |
MĐSPCĐ 07 |
Thực tập sư phạm |
120 |
7 |
109 |
4 |
Tổng cộng |
400 |
105 |
275 |
20 |
V. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔ-ĐUN
A. MÔ-ĐUN THIẾT KẾ DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 01
Thời gian thực hiện mô-đun: 60 giờ (Lý thuyết 26 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 32 giờ; Thi/kiểm tra 02 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng và được thực hiện trước các mô-đun MĐSPCĐ 02, 03, 04, 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng thiết kế dạy học trình độ cao đẳng.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được kiến thức cơ sở cho việc thiết kế giáo án; phân tích được tầm quan trọng và yêu cầu của phương tiện dạy học; vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư trong dạy học. Thiết kế được các giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; sử dụng hợp lý phương tiện dạy học, thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học. Chủ động thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chuẩn bị cho dạy học đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Thiết kế giáo án |
40 |
16 |
24 |
|
2 |
Bài 2: Thiết kế phương tiện dạy học |
10 |
06 |
04 |
|
3 |
Bài 3: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư |
10 |
04 |
04 |
02 |
Cộng |
60 |
26 |
32 |
02 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Thiết kế giáo án |
Thời gian: 40 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được khái niệm mục tiêu học tập, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Thiết kế được các loại giáo án theo mẫu biểu quy định. Chủ động thực hiện nhiệm vụ thiết kế giáo án đảm bảo tiến độ, chất lượng.
* Nội dung
1. Thiết kế mục tiêu học tập
2. Lựa chọn nội dung dạy học
3. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
4. Thiết kế hoạt động dạy học
5. Thiết kế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Bài 2: Thiết kế phương tiện dạy học |
Thời gian: 10 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được tầm quan trọng và các yêu cầu đối với phương tiện trong dạy học trình độ cao đẳng. Thiết kế được các loại phương tiện dạy học thường dùng trong dạy học trình độ cao đẳng. Chủ động thiết kế phương tiện dạy học đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt và an toàn.
* Nội dung
1. Khái niệm chung về phương tiện dạy học
2. Thực hành chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học
Bài 3: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư |
Thời gian: 10 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được khái niệm kế hoạch, vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học trình độ cao đẳng. Lập được kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học trình độ cao đẳng. Chủ động lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt và an toàn.
* Nội dung
1. Kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư
2. Tiến hành chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Các mẫu biểu về thiết kế dạy học, giáo trình thiết kế dạy học, giấy A4.
4.4. Nguồn lực khác: Chương trình và tài liệu dạy học trình độ cao đẳng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Cơ sở của thiết kế giáo án, tầm quan trọng của phương tiện dạy học, các yêu cầu đối với phương tiện dạy học, vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Thiết kế các loại giáo án, phương tiện dạy học. Lập kế hoạch và chuẩn bị được thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học.
- Tính chủ động đối với thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chuẩn bị cho dạy học; tiến độ thực hiện công việc, chất lượng của sản phẩm và mức độ an toàn.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận, hướng dẫn thiết kế dạy học. Giảng viên nên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
- Người học: Nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo sản phẩm.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Thiết kế giáo án và chi tiết hóa nội dung dạy học được đề cập trong giáo án thành đề cương bài giảng, thiết kế bảng biểu treo tường.
B. MÔ-ĐUN THỰC HIỆN DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 02
Thời gian thực hiện mô-đun: 56 giờ (Lý thuyết 14 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 39 giờ; Thi/kiểm tra 03 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, được thực hiện sau khi người học học xong mô-đun MĐSPCĐ 01 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPCĐ 03, 04, 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng thực hiện dạy học trình độ cao đẳng.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, quản lý hồ sơ dạy học, các giai đoạn hướng dẫn thực hành; khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và tích hợp. Thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp và quản lý hồ sơ dạy học trong giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng. Thực hiện nghiêm túc, đảm bảo an toàn, phát huy tính tích cực của người học và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Dạy bài lý thuyết |
16 |
04 |
11 |
01 |
2 |
Bài 2: Dạy bài thực hành |
16 |
04 |
11 |
01 |
3 |
Bài 3: Dạy bài tích hợp |
20 |
04 |
15 |
01 |
4 |
Bài 4: Quản lý hồ sơ dạy học |
04 |
02 |
02 |
|
Cộng |
56 |
14 |
39 |
03 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Dạy bài lý thuyết |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, các loại bài dạy lý thuyết. Thực hiện được các kỹ năng dạy học và giao tiếp sư phạm trong quá trình dạy bài lý thuyết. Chủ động trong dạy học lý thuyết theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
* Nội dung
1. Kỹ năng dạy học và giao tiếp sư phạm
2. Các loại bài lý thuyết
3. Dạy giáo án lý thuyết
Bài 2: Dạy bài thực hành |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về các giai đoạn hướng dẫn thực hành ở xưởng trường và doanh nghiệp. Thực hiện được bài dạy thực hành ở xưởng trường và doanh nghiệp. Chủ động trong dạy học thực hành, phát huy tính tích cực của người học, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
* Nội dung
1. Các giai đoạn hướng dẫn thực hành ở xưởng trường
2. Hướng dẫn tại doanh nghiệp
3. Dạy giáo án thực hành
Bài 3: Dạy bài tích hợp |
Thời gian: 20 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học tích hợp. Thực hiện được bài dạy tích hợp. Chủ động trong dạy học tích hợp theo hướng phát huy tính tích cực của người học, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
* Nội dung
1. Khái niệm dạy học tích hợp
2. Đặc điểm của dạy học tích hợp
3. Tổ chức dạy tích hợp
4. Dạy giáo án tích hợp
Bài 4: Quản lý hồ sơ dạy học |
Thời gian: 06 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được nội dung cơ bản quy định hồ sơ dạy học trong dạy học trình độ cao đẳng. Sử dụng, lưu trữ đầy đủ, đúng quy định hồ sơ dạy học. Tích cực, chủ động, tuân thủ quy định, có trách nhiệm và đảm bảo đầy đủ trong việc vận dụng kiến thức và kỹ năng quản lý hồ sơ dạy học trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
* Nội dung
1. Quy định hồ sơ dạy học
2. Quản lý hồ sơ dạy học
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo án và đề cương bài giảng dạy học lý thuyết, thực hành, tích hợp trình độ cao đẳng đã thiết kế hoàn chỉnh; các tranh, ảnh, bảng biểu treo tường, mẫu biểu về hồ sơ dạy học theo quy định, giáo trình thực hiện dạy học.
4.4. Nguồn lực khác: Một số chương trình và tài liệu dạy học trình độ cao đẳng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Nhũng kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, quản lý hồ sơ dạy học, các giai đoạn hướng dẫn thực hành; khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học tích hợp.
- Dạy học lý thuyết, thực hành, tích hợp và quản lý hồ sơ dạy học trong giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng.
- Tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo an toàn trong quá trình tập giảng; tích cực giúp đỡ nhau trong luyện tập.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả học tập thông qua thi hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với người có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức cho người học làm việc nhóm, trình diễn kỹ năng giảng dạy.
- Người học: Tập trình giảng để hình thành năng lực dạy học trên cơ sở phối hợp tổng thể các kỹ năng dạy học và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giờ dạy.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Tổ chức cho người học luyện tập để hình thành năng lực dạy học và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giờ dạy thông qua việc tập giảng dạy theo nhóm.
C. MÔ-ĐUN ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 03
Thời gian thực hiện mô-đun: 20 giờ (Lý thuyết 08 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 11 giờ; Thi/kiểm tra 01 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, được bố trí sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPCĐ 01, 02 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPCĐ 04, 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng đánh giá trong dạy học trình độ cao đẳng.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được quan điểm tiếp cận, nguyên tắc, các loại và quy trình đánh giá năng lực người học theo tiếp cận năng lực thực hiện. Lập kế hoạch, thiết kế tiêu chuẩn và biên soạn công cụ đánh giá năng lực người học đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá phù hợp để thu thập minh chứng và ra quyết định phù hợp với nội dung, đối tượng đánh giá và các quy định của chương trình đào tạo. Chủ động thực hiện các hoạt động đánh giá và chịu trách nhiệm đối với kết quả đánh giá trong trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Lập kế hoạch đánh giá |
04 |
02 |
02 |
|
2 |
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực |
08 |
02 |
06 |
|
3 |
Bài 3: Thu thập minh chứng đánh giá |
04 |
02 |
02 |
|
4 |
Bài 4: Ra quyết định đánh giá và cập nhật hồ sơ đánh giá |
04 |
01 |
02 |
01 |
Cộng |
20 |
08 |
11 |
01 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Lập kế hoạch đánh giá |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được nội dung, cấu trúc kế hoạch và quy trình lập kế hoạch đánh giá năng lực người học. Lập được kế hoạch đánh giá năng lực người học trong chương trình một môn học/mô-đun. Chủ động lập kế hoạch đánh giá năng lực người học theo quy định chương trình đào tạo và chịu trách nhiệm về nội dung kế hoạch.
* Nội dung
1. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học
2. Kế hoạch đánh giá năng lực người học
3. Thực hành: Lập kế hoạch đánh giá năng lực của người học
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số; nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn, tiêu chí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá năng lực; các loại công cụ đánh giá năng lực và phương pháp xây dựng các công cụ đó. Xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí và thiết kế các công cụ để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của người học. Chủ động áp dụng kiến thức và kỹ năng về xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong đánh giá năng lực của người học.
* Nội dung
1. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
2. Công cụ đánh giá năng lực
3. Thực hành: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và thiết kế các công cụ để đánh giá một năng lực.
Bài 3: Thu thập minh chứng đánh giá |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các loại minh chứng và phương pháp thu thập minh chứng trong đánh giá năng lực người học. Thu thập các minh chứng phù hợp để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của người học. Tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc thu thập minh chứng để đánh giá năng lực người học.
* Nội dung
1. Minh chứng sử dụng trong đánh giá năng lực
2. Thực hành: Thu thập các minh chứng để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của người học.
Bài 4: Ra quyết định đánh giá và cập nhật hồ sơ đánh giá |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Mô tả được quy trình ra quyết định đánh giá và các phương pháp cập nhật thông tin về năng lực của người học vào hồ sơ đánh giá. Ra quyết định đánh giá phù hợp dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cập nhật thông tin về sự tiến bộ của người học vào hồ sơ đánh giá theo quy định. Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với việc ra quyết định và lập hồ sơ đánh giá của mình.
* Nội dung
1. Quyết định đánh giá
2. Cập nhật hồ sơ đánh giá
3. Thực hành: Ra quyết định đánh giá một năng lực chuyên môn của người học và cập nhật thông tin về sự tiến bộ của người học vào hồ sơ đánh giá.
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình kiểm tra, đánh giá trong dạy học, giấy A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ cao đẳng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Các khái niệm của đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện; lập kế hoạch đánh giá; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá; thu thập minh chứng và ra quyết định đánh giá năng lực người học.
- Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá năng lực người học theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Chủ động, tích cực áp dụng hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong đánh giá năng lực người học.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Đánh giá trong dạy học là mô-đun nhằm hình thành kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết cho người giáo viên dạy trình độ cao đẳng có khả năng đánh giá trong dạy học.
- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: Học qua trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não, đàm thoại,...
- Trao đổi/đàm thoại/trình bày về các công việc cần phải tiến hành khi thực hiện đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Trao đổi, chia nhóm thảo luận từng công việc, chú trọng phần nội dung công việc và quy trình thực hiện công việc.
- Hướng dẫn và thực hiện các bài thực hành.
Giảng viên nên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
6.3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực, thu thập minh chứng và ra quyết định đánh giá.
D. MÔ-ĐUN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 04
Thời gian thực hiện mô-đun: 36 giờ (Lý thuyết 12 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 22 giờ; Thi/kiểm tra 02 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, được bố trí sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPCĐ 01, 02, 03 và trước thực hiện các mô-đun MĐSPCĐ 05, 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trong trường cao đẳng.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Phân tích được những nội dung lý thuyết về quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục, mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục, tầm quan trọng của đánh giá hoạt động giáo dục. Trình bày được đặc điểm của đối tượng giáo dục, các bước và các yêu cầu đối với lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, xử lý tình huống sư phạm và đánh giá hoạt động giáo dục. Lập được kế hoạch, tổ chức được hoạt động, xử lý được tình huống sư phạm, xây dựng được tiêu chí và đánh giá được hoạt động giáo dục đảm bảo tính khách quan, công bằng theo hướng khích lệ nhu cầu rèn luyện của người học và đảm bảo an toàn. Thực hiện độc lập hoặc hướng dẫn người khác lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, tổ chức hoạt động, đánh giá hoạt động giáo dục; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về chất lượng của các hoạt động.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Thiết kế hoạt động giáo dục |
12 |
06 |
06 |
|
2 |
Bài 2: Tổ chức hoạt động giáo dục |
16 |
04 |
12 |
|
3 |
Bài 3: Đánh giá hoạt động giáo dục |
08 |
01 |
05 |
02 |
Cộng |
36 |
12 |
22 |
02 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Thiết kế hoạt động giáo dục |
Thời gian: 12 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Phân tích được các nội dung cơ bản về quá trình giáo dục, kế hoạch tổ chức và tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục. Lập được kế hoạch và xây dựng được tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng. Thực hiện độc lập hoặc hướng dẫn người khác cùng xây dựng kế hoạch, xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về tính khả thi của kế hoạch, các tiêu chí đánh giá.
* Nội dung
1. Khái quát về quá trình giáo dục
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức và tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục
3. Thực hành về lập kế hoạch tổ chức và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục
Bài 2: Tổ chức hoạt động giáo dục |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Phân tích được mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục. Trình bày được các nội dung cơ bản về tập thể người học và giáo viên chủ nhiệm lớp - cố vấn học tập; các bước và yêu cầu đối với tổ chức hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm, phương pháp thu thập minh chứng cho đánh giá hoạt động giáo dục. Tổ chức được hoạt động giáo dục cho người học theo kế hoạch đã xây dựng, xử lý được tình huống sư phạm, thu thập được minh chứng cho đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo tính giáo dục và an toàn. Hướng dẫn người khác cùng tổ chức hoạt động giao cho người học, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm đối với kết quả của hoạt động giáo dục.
* Nội dung
1. Mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục
2. Phương pháp giáo dục
3. Tập thể học sinh - sinh viên và giáo viên chủ nhiệm lớp - cố vấn học tập
4. Tổ chức hoạt động giáo dục và minh chứng cho đánh giá
5. Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục
6. Thực hành về tổ chức hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm, thu thập minh chứng cho đánh giá hoạt động giáo dục
Bài 3: Đánh giá hoạt động giáo dục |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các nội dung cơ bản về tầm quan trọng, các bước tổ chức, kế hoạch đánh giá và đánh giá hoạt động giáo dục. Xây dựng được kế hoạch đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo tính khả khi; đánh giá được ưu điểm, những tồn tại và chỉ ra phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tập thể và các cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đảm bảo tính khách quan, tính công bằng và an toàn. Thực hiện độc lập hoặc theo nhóm và chịu trách nhiệm đối với lập kế hoạch, tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục.
* Nội dung
1. Khái quát về đánh giá hoạt động giáo dục
2. Kế hoạch và đánh giá hoạt động giáo dục
3. Thực hành về lập kế hoạch và tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm.
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector.
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục, giấy A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ cao đẳng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Những nội dung lý thuyết về quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục, mục đích và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục, tầm quan trọng của đánh giá hoạt động giáo dục; đặc điểm của đối tượng giáo dục; các bước và các yêu cầu đối với lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, xử lý tình huống sư phạm và đánh giá hoạt động giáo dục.
- Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm, xây dựng tiêu chí đánh giá và tổ chức hoạt động, đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo tính khách quan, công bằng theo hướng khích lệ nhu cầu rèn luyện của người học và an toàn.
- Mức độ chủ động áp dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động thuộc nhiệm vụ giáo dục người học; trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với đồng nghiệp, người học trong các hoạt động.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận; hướng dẫn người học làm bài tập theo nhóm hoặc cá nhân. Giảng viên nên tổ chức cho người học báo cáo kết quả học tập trước lớp và tổ chức đánh giá.
- Người học: Chủ động nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo sản phẩm.
6.3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Quá trình hướng dẫn người học thực hiện nhiệm vụ học tập về lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục.
E. MÔ-ĐUN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 05
Thời gian thực hiện mô-đun: 56 giờ (Lý thuyết 18 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 34 giờ; Thi/kiểm tra 04 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, được thực hiện sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPCĐ 01, 02, 03, 04 và trước khi thực hiện các mô-đun MĐSPCĐ 06, 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng phát triển chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình đào tạo; phân tích các bước xác định mục tiêu chương trình đào tạo, quy trình xây dựng chương trình đào tạo; trình bày được những nội dung của hoàn chỉnh và thẩm định chương trình đào tạo. Thực hiện được việc xác định mục tiêu chương trình đào tạo; thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo, đề cương chi tiết; biên soạn được chương trình đào tạo và chương trình chi tiết một mô-đun, môn học. Có kỹ năng hoàn chỉnh chương trình đào tạo, kỹ năng bảo vệ chương trình đào tạo tại Hội đồng thẩm định. Phối hợp với giáo viên có cùng chuyên môn thực hiện được nhiệm vụ phát triển chương trình đào tạo của ngành/nghề nhất định.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Xác định mục tiêu chương trình đào tạo |
08 |
4 |
4 |
|
2 |
Bài 2: Xây dựng chương trình đào tạo |
24 |
6 |
18 |
|
3 |
Bài 3: Hoàn chỉnh, thẩm định chương trình đào tạo |
4 |
2 |
2 |
|
4 |
Bài 4: Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo |
4 |
2 |
2 |
|
5 |
Bài 5: Biên soạn giáo trình đào tạo |
16 |
4 |
8 |
4 |
|
Cộng |
56 |
18 |
34 |
04 |
3.2. Nội dung chi tiết của mô-đun
Bài 1: Xác định mục tiêu chương trình đào tạo |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, cơ sở, các phương pháp và quy trình phát triển chương trình đào tạo; phân tích được mục tiêu đào tạo; trình bày được các bước xác định mục tiêu đào tạo. Xác định được mục tiêu đào tạo của một ngành/nghề theo đúng các bước xây dựng. Độc lập trong việc xác định, chỉnh sửa mục tiêu đào tạo của một ngành/nghề.
* Nội dung
1. Khái quát chung về phát triển chương trình đào tạo
2. Xác định mục tiêu chương trình đào tạo
3. Thực hành xác định mục tiêu chương trình đào tạo
Bài 2: Xây dựng chương trình đào tạo |
Thời gian: 24 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Phân tích được cấu trúc chương trình đào tạo; trình bày được các nội dung chủ yếu của đề cương chi tiết theo mẫu quy định. Thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo của ngành/nghề, đề cương chi tiết các môn học, mô-đun. Phối hợp với giáo viên có cùng chuyên môn để thiết kế được cấu trúc chương trình đào tạo của ngành/nghề, đề cương chi tiết các môn học, mô-đun của ngành/nghề đào tạo.
* Nội dung
1. Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo.
2. Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo
3. Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô-đun theo chương trình đào tạo.
4. Biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô-đun
5. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia
6. Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo
Bài 3: Hoàn chỉnh, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được những nội dung của xin ý kiến các bên liên quan, quy trình thẩm định chương trình đào tạo. Thiết kế được nội dung xin ý kiến các bên liên quan; có kỹ năng trình bày, bảo vệ được chương trình đào tạo ở Hội đồng thẩm định. Chủ động làm việc với giáo viên cùng chuyên môn, chuyên gia của các trường, cơ sở sử dụng lao động.
* Nội dung
1. Hoàn chỉnh chương trình đào tạo
2. Thẩm định, ban hành chương trình đào tạo
Bài 4: Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Người học trình bày được sự cần thiết của đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo, quy trình đánh giá chương trình đào tạo. Đánh giá và cập nhật được chương trình đào tạo. Chủ động phối hợp với giáo viên cùng chuyên môn để thực hiện cập nhật chương trình đào tạo.
* Nội dung
1. Đánh giá chương trình đào tạo
2. Cập nhật chương trình đào tạo
Bài 5: Biên soạn giáo trình đào tạo |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được các nội dung của biên soạn giáo trình. Biên soạn được giáo trình các môn học, mô-đun trong giáo dục nghề nghiệp. Chủ động phối hợp với giáo viên có cùng chuyên môn để biên soạn giáo trình đào tạo các môn học, mô-đun của ngành/nghề đào tạo.
* Nội dung
1. Khái niệm chung về giáo trình đào tạo
2. Các bước biên soạn giáo trình đào tạo
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Tài liệu Phát triển chương trình đào tạo, giấy A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ cao đẳng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Những nội dung lý thuyết về chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình đào tạo; các bước xác định mục tiêu chương trình đào tạo, quy trình xây dựng chương trình đào tạo.
- Xác định mục tiêu chương trình đào tạo, thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, đề cương chi tiết; biên soạn chương trình đào tạo và chương trình chi tiết một mô-đun, môn học.
- Năng lực phối hợp làm việc với đồng nghiệp, chuyên gia trong việc xây dựng, hoàn chỉnh chương trình đào tạo.
5.2. Phương pháp: Đánh giá bằng phương pháp thi tự luận. Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
Phát triển chương trình đào tạo là mô-đun nhằm hình thành kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết cho giảng viên dạy trình độ cao đẳng có khả năng tham gia vào phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, động não,...
- Trao đổi/đàm thoại/trình bày về các công việc cần phải tiến hành khi thực hiện đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Trao đổi, chia nhóm thảo luận từng công việc, chú trọng phần nội dung công việc và quy trình thực hiện công việc.
- Hướng dẫn và thực hiện các nội dung thực hành.
Giảng viên xây dựng các bài tập cụ thể, sát thực với đào tạo trình độ cao đẳng.
6.3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Xác định mục tiêu chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo.
G. MÔ-ĐUN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 06
Thời gian thực hiện mô-đun: 52 giờ (Lý thuyết 20 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 28 giờ; Thi/kiểm tra 04 giờ).
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, được thực hiện sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPCĐ 01, 02, 03, 04, 05 và trước khi thực hiện mô-đun MĐSPCĐ 07.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình bày được kiến thức về lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học, bảo vệ và công bố kết quả nghiên cứu. Thực hiện được các giai đoạn nghiên cứu một đề tài: Lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học, bảo vệ và công bố kết quả nghiên cứu. Chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tiến độ, chất lượng.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu |
12 |
06 |
06 |
|
2 |
Bài 2: Thu thập và xử lý dữ liệu |
08 |
04 |
04 |
|
3 |
Bài 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu |
08 |
04 |
04 |
|
4 |
Bài 4: Tổ chức hội thảo khoa học |
04 |
01 |
03 |
|
5 |
Bài 5: Bảo vệ kết quả nghiên cứu |
04 |
01 |
03 |
|
6 |
Bài 6: Công bố kết quả nghiên cứu |
16 |
04 |
08 |
04 |
Cộng |
52 |
20 |
28 |
04 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được khái niệm các khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu, khái niệm và cấu trúc của đề cương, các điều kiện để thực hiện đề tài khoa học. Đặt tên đề tài và xây dựng được đề cương nghiên cứu, dự kiến đầy đủ các điều kiện nghiên cứu. Chủ động thực hiện nhiệm vụ lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, dự kiến các điều kiện nghiên cứu đảm bảo tiến độ, chất lượng.
* Nội dung
1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
3. Chuẩn bị các điều kiện nghiên cứu
Bài 2: Thu thập và xử lý dữ liệu |
Thời gian: 12 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được tầm quan trọng, các nguồn tài liệu và cách sử dụng các phương pháp để thu thập tài liệu lý luận, thực tiễn, các bước xử lý và kiểm tra tài liệu. Thu thập, xử lý đầy đủ, chính xác tài liệu, kiểm tra được kết quả nghiên cứu. Chủ động, cẩn thận trong việc thu thập, xử lý và kiểm tra tài liệu đảm bảo đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu.
* Nội dung
1. Thu thập dữ liệu
2. Xử lý dữ liệu
3. Kiểm tra dữ liệu đã xử lý
Bài 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu |
Thời gian: 08 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được về cấu trúc, hình thức của báo cáo và tóm tắt kết quả nghiên cứu. Viết được một số nội dung cơ bản của báo cáo và tóm tắt kết quả nghiên cứu. Chủ động thực hiện việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu đảm bảo đúng yêu cầu về cấu trúc, hình thức, tiến độ và chất lượng.
* Nội dung
1. Hoàn thiện dàn ý công trình nghiên cứu
2. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
3. Viết tóm tắt
Bài 4: Tổ chức hội thảo khoa học |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được nội dung các công việc chuẩn bị, tổ chức hội thảo khoa học và tham gia hội thảo khoa học. Lập được kế hoạch cho một hội thảo khoa học cụ thể và viết được bài tham luận để tham gia hội thảo khoa học. Chủ động trong việc chuẩn bị, tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nhà trường để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.
* Nội dung
1. Chuẩn bị tổ chức hội thảo khoa học
2. Tổ chức hội thảo khoa học
3. Tham gia hội thảo khoa học
4. Thực hành tổ chức hội thảo khoa học
Bài 5: Bảo vệ kết quả nghiên cứu |
Thời gian: 04 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được các công việc cần thực hiện để chuẩn bị, bảo vệ và đánh giá kết quả nghiên cứu. Thực hiện được việc chuẩn bị, trình bày kết quả nghiên cứu khoa học của bản thân. Chủ động, linh hoạt trong việc chuẩn bị bảo vệ và thực hiện bảo vệ kết quả nghiên cứu đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt, đánh giá kết quả nghiên cứu của bản thân và người khác.
* Nội dung
1. Chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu
2. Bảo vệ kết quả nghiên cứu
3. Đánh giá kết quả nghiên cứu
4. Thực hành bảo vệ và đánh giá kết quả nghiên cứu
Bài 6: Công bố kết quả nghiên cứu |
Thời gian: 16 giờ |
* Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích được các yêu cầu, cách thức của viết bài đăng tạp chí, biên soạn sách chuyên khảo, giáo trình và chuyển giao kết quả nghiên cứu. Viết được bài đăng tạp chí khoa học, tham gia chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học. Công bố được kết quả nghiên cứu khoa học đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt.
* Nội dung
1. Công bố trên các tạp chí khoa học
2. Công bố bằng các sách chuyên khảo, giáo trình
3. Chuyển giao kết quả nghiên cứu
4. Thực hành viết bài đăng tạp chí khoa học
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm.
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector.
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Các mẫu biểu về đề cương nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học tham khảo, giáo trình Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp, giấy A4.
4.4. Nguồn lực khác: Chương trình và tài liệu dạy học trình độ cao đẳng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Kiến thức về lựa chọn vấn đề và xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý tài liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học, bảo vệ và công bố kết quả nghiên cứu.
- Thực hiện các giai đoạn nghiên cứu một đề tài: Xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý tài liệu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo khoa học, bảo vệ và công bố kết quả nghiên cứu.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tiến độ, chất lượng.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
- Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận, hướng dẫn nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp. Giảng viên nên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
- Người học: Nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo sản phẩm.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Xây dựng đề cương nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cho một đề tài cụ thể.
H. MÔ-ĐUN THỰC TẬP SƯ PHẠM
Mã mô-đun: MĐSPCĐ 07
Thời gian mô-đun: 120 giờ (Lý thuyết: 07 giờ; Thực hành, thảo luận: 109 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ).
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, được thực hiện sau khi người học học xong các mô-đun MĐSPCĐ 01, 02, 03, 04, 05, 06.
- Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành năng lực sư phạm.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
Phân tích được các nội dung hoạt động của giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp; đánh giá bài giảng; tổ chức hoạt động giáo dục. Tự rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT |
Tên các bài trong mô-đun |
Thời gian (giờ) |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận, bài tập |
Thi/kiểm tra |
||
1 |
Bài 1: Tìm hiểu về thực tập sư phạm |
02 |
01 |
01 |
|
2 |
Bài 2: Đánh giá bài giảng |
02 |
01 |
01 |
|
3 |
Bài 3: Thực tập giảng dạy ở lớp cao đẳng |
80 |
01 |
79 |
|
4 |
Bài 4: Thực tập giáo dục ở trường cao đẳng |
12 |
02 |
10 |
|
5 |
Bài 5: Thực tập công tác giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập, hoạt động giáo dục toàn diện |
24 |
02 |
18 |
04 |
Cộng |
120 |
07 |
109 |
04 |
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Tìm hiểu về thực tập sư phạm |
Thời gian: 02 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được khái quát chung thực tập sư phạm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc điểm các nghề đào tạo trình độ cao đẳng. Phân tích được tình hình đào tạo của cơ sở thực tập sư phạm và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm. Chủ động và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ.
* Nội dung
1. Khái quát về thực tập sư phạm
2. Tìm hiểu cơ sở thực tập sư phạm
3. Tìm hiểu về nghề đào tạo trình độ cao đẳng tại địa phương
4. Thực hành
Bài 2: Đánh giá bài giảng |
Thời gian: 02 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm và phương pháp đánh giá bài giảng. Phân biệt được các tiêu chí đánh giá đối với các bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp; ghi chép bài dự giảng. Áp dụng được những kiến thức, kỹ năng vào quá trình đánh giá bài giảng đảm bảo tính chính xác, khách quan.
* Nội dung
1. Khái niệm chung về đánh giá bài giảng
2. Phương pháp đánh giá bài giảng
3. Các tiêu chí đánh giá bài giảng
4. Ghi chép bài dự giảng và đánh giá bài giảng
5. Thực hành: Tập ghi chép và đánh giá bài giảng theo tiêu chí
Bài 3: Thực tập giảng dạy ở lớp cao đẳng |
Thời gian: 80 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Phân tích nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, sử dụng phương tiện, hoạt động của giáo viên và học sinh khi thực hiện bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp.
Thực hiện được các giờ dạy theo giáo án được phân công. Chủ động và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào quá trình giảng dạy cho người học trình độ cao đẳng.
* Nội dung
1. Giảng dạy giáo án lý thuyết
2. Giảng dạy giáo án thực hành
3. Giảng dạy giáo án tích hợp
Bài 4: Thực tập giáo dục ở trường cao đẳng |
Thời gian: 12 giờ |
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình bày được đặc điểm hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng. Thiết kế, tổ chức và đánh giá được hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng. Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các bên liên quan để thực hiện thành công hoạt động giáo dục học sinh cao đẳng.
* Nội dung
1. Tìm hiểu hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng
2. Thiết kế các hoạt động giáo dục
3. Tổ chức hoạt động giáo dục
4. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
5. Thực hành: Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng
Bài 5: Thực tập công tác giáo viên chủ nhiệm, hoạt động giáo dục toàn diện |
Thời gian: 24 giờ |
* Mục tiêu
Trình bày được công tác giáo viên chủ nhiệm, hoạt động giáo dục toàn diện, viết báo báo thu hoạch. Hình thành kỹ năng xây dựng, triển khai kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục toàn diện. Tôn trọng, gần gũi học sinh, phát triển lý tưởng nghề nghiệp về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục toàn diện.
* Nội dung
1. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp - cố vấn học tập
2. Hoạt động giáo dục toàn diện
3. Viết báo cáo thu hoạch
4. Thực hành
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1. Phòng học chuyên môn: Phòng học lý thuyết, thực hành, tích hợp.
4.2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, projector, camera.
4.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình Thực tập sư phạm, các dụng cụ và vật liệu theo yêu cầu của từng bài trình giảng, từng hoạt động giáo dục.
4.4. Nguồn lực khác: Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm là những giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1. Nội dung
- Hoạt động dạy học, giáo dục, đánh giá bài giảng của giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
- Kỹ năng trình giảng theo giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục, kỹ năng đánh giá bài giảng và đánh giá hoạt động giáo dục.
- Tính tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục người học; trung thực, khách quan trong đánh giá bài giảng, hoạt động giáo dục người học.
5.2. Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được đánh giá kết quả học tập mô-đun này thông qua bài trình giảng hoặc bài thu hoạch.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1. Phạm vi áp dụng của mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
6.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun: Có thể thực hiện đan xen nội dung của Bài 02, Bài 03, Bài 04 và Bài 05 để đảm bảo tính linh hoạt trong thực tập sư phạm.
6.3. Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Kỹ năng thiết kế và thực hiện giảng dạy trình độ cao đẳng, đặc biệt là bài dạy tích hợp.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phương thức tổ chức thực hiện chương trình
- Chương trình có thể thực hiện tập trung liên tục một đợt hoặc hai đợt theo phương thức tích lũy kết quả các mô-đun.
- Chương trình có thể tổ chức dạy toàn bộ tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức dạy kết hợp một phần dạy học trực tuyến và một phần dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tùy theo từng nội dung cụ thể.
2. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương trình
Mô-đun Thực hiện dạy học được bố trí sau khi học xong mô-đun Thiết kế dạy học. Mô-đun Đánh giá trong dạy học được bố trí sau khi học xong mô-đun Thực hiện dạy học. Mô-đun Thực tập sư phạm thực hiện sau khi đã hoàn thành các mô-đun 01; 02; 03; 04; 05; 06 của chương trình.
3. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
- Kết quả học tập của người học được đánh giá thông qua các bài thi, bài thu hoạch, trình diễn kỹ năng hoặc bài trình giảng. Điểm đánh giá kết quả các mô-đun (sau đây gọi là điểm thi) được tính theo thang điểm 10.
Điểm thi các mô-đun là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo xét cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Người học học xong chương trình này nếu điểm thi của các mô-đun đạt từ 5.0 điểm trở lên thì được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Kết quả xếp loại ghi trong Chứng chỉ thực hiện theo quy định sau:
Loại giỏi: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 9,0 đến 10.
Loại khá: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 7,0 đến dưới 9,0.
Loại trung bình: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 5,0 đến dưới 7,0. (Điểm trung bình chung của khóa học là điểm trung bình cộng của 07 mô-đun có trong chương trình bồi dưỡng).
- Học viên thi không đạt kết quả mô-đun nào (điểm < 5.0) sẽ phải thi lại mô-đun đó. Kết quả xếp loại sẽ là trung bình chung của các mô-đun đã đạt yêu cầu với mô-đun thi lại (đạt điểm từ 5.0 trở lên).
4. Các lưu ý khác
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng đảm bảo tính liên thông với chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp.
- Nhà giáo đã có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm sơ cấp được công nhận kết quả học tập của mô-đun 01, 02, 03 (không phải học lại). Học các mô-đun Tổ chức hoạt động giáo dục, Phát triển chương trình đào tạo, Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp. Học bổ sung nội dung của các Bài 3, Bài 4, Bài 5 của mô-đun Thực tập sư phạm.
- Nhà giáo đã có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp khi có nhu cầu dạy trình độ cao đẳng sẽ được tổ chức học thêm một số nội dung:
Mô-đun Phát triển chương trình đào tạo: Học bổ sung Bài 5
Mô-đun Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp: Học bổ sung Bài 6
Mô-đun Thực tập sư phạm: Học bổ sung nội dung của các Bài 3, Bài 4, Bài 5.
PHỤ LỤC 03
MẪU CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CÁCH GHI NỘI DUNG TRÊN CHỨNG CHỈ, BẢN SAO CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(1) Ghi chức danh của người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp “HIỆU TRƯỞNG/VIỆN TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC”; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(2) Ghi tên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(3) Ghi họ và tên người được cấp chứng chỉ theo giấy khai sinh; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(4) Ghi ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 4 chữ số (Ví dụ: 05/01/1985); chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(5) Ghi nguyên quán theo Chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân); chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(6) Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu đến ngày, tháng, năm kết thúc khóa bồi dưỡng; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(7) Ghi Giỏi, Khá hoặc Trung bình; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(8) Ghi số Quyết định tốt nghiệp (bao gồm cả phần số và phần chữ); chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(9) Ghi ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(10) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ đặt trụ sở và ngày, tháng, năm cấp chứng chỉ; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
(11) Ghi chức danh của người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp “HIỆU TRƯỞNG/VIỆN TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC”; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.
(12) Ghi tên cơ quan chủ quản của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng.
(13) Ghi tên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(14) Ghi số hiệu chứng chỉ do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
(15) Ghi số vào sổ cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ghi vào sổ cấp chứng chỉ khi cấp chứng chỉ; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
(16) Ghi ngày vào sổ cấp chứng chỉ; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
Ghi chú: Cách ghi nội dung trên bản sao chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp giống như ghi trên chứng chỉ.
PHỤ LỤC 04
MẪU CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CÁCH GHI NỘI DUNG TRÊN CHỨNG CHỈ, BẢN SAO CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(1) Ghi chức danh của người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp “HIỆU TRƯỞNG/VIỆN TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC”; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(2) Ghi tên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(3) Ghi họ và tên người được cấp chứng chỉ theo giấy khai sinh; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(4) Ghi ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 4 chữ số (Ví dụ: 05/01/1985); chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(5) Ghi nguyên quán theo Chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân); chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(6) Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu đến ngày, tháng, năm kết thúc khóa bồi dưỡng; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(7) Ghi Giỏi, Khá hoặc Trung bình; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(8) Ghi số Quyết định tốt nghiệp (bao gồm cả phần số và phần chữ); chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(9) Ghi ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(10) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ đặt trụ sở và ngày, tháng, năm cấp chứng chỉ; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
(11) Ghi chức danh của người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp “HIỆU TRƯỞNG/VIỆN TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC”; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.
(12) Ghi tên cơ quan chủ quản của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng.
(13) Ghi tên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(14) Ghi số hiệu chứng chỉ do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
(15) Ghi số vào sổ cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ghi vào sổ cấp chứng chỉ khi cấp chứng chỉ; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
(16) Ghi ngày vào sổ cấp chứng chỉ; chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng.
Ghi chú: Cách ghi nội dung trên bản sao chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng giống như ghi trên chứng chỉ.
PHỤ LỤC 05
MẪU BẢN SAO CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 06
MẪU BẢN SAO CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 07
MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN ……………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG CẤP CHỨNG CHỈ
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM ………….
STT |
Họ và tên |
Số Quyết định công nhận tốt nghiệp |
Ngày cấp |
Số hiệu chứng chỉ |
Ngày vào sổ cấp |
Trình độ giảng dạy |
Cơ quan cấp |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày ……. tháng ….. năm ……. |