Quyết định 39/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành giáo dục tiểu học trình độ đại học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 39/2006/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 39/2006/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/10/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 39/2006/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ
39/2006/QĐ-BGDĐT NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2006
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ
ĐẠI HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày
05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn
cứ Nghị định số 85/2003/ NĐ-CP ngày 18 tháng 7
năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn
cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục;
Căn cứ kết quả thẩm định
của Hội đồng thẩm định Chương
trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu
học trình độ đại học các ngày 27 tháng 5 năm
2006 và ngày 06 tháng 6 năm 2006;
Xét đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học
và Sau Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định
này Chương trình khung giáo dục đại học ngành
Giáo dục tiểu học trình độ đại học
(bao gồm cả Phụ lục I và II).
Điều
2. Quyết định này có hiệu
lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương
trình khung ban hành kèm theo quyết định này được
dùng trong các đại học, học viện và các trường
đại học có nhiệm vụ đào tạo ngành Giáo dục
tiểu học trình độ đại học.
Điều
3. Căn cứ vào Chương trình
khung quy định tại Quyết định này Giám đốc
các đại học, học viện, Hiệu trưởng
các trường đại học xác định chương
trình giáo dục của trường mình; tổ chức biên
soạn và duyệt các giáo trình các môn học để sử
dụng chính thức trong trường, trên cơ sở thẩm
định của Hội đồng thẩm định
giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trương thành
lập.
Điều
4. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ
trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,
thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu
trưởng các trường đại học chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Thiện
Nhân
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo : Đại học
Ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học (Primary
Education)
Mã
ngành :
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 39 /2006/QĐ-BGDĐT
ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1 Mục tiêu chung
Đào tạo
cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng
những yêu cầu đổi mới của giáo dục
tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Sinh viên tốt
nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm
chất đạo đức tốt, có đủ sức
khoẻ, có năng lực dạy học, giáo dục
học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo
dục tiểu học, có khả năng dạy tốt
chương trình tiểu học, nghiên cứu khoa học
giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục
tiểu học trong những thập kỷ tới.
Sinh viên tốt nghiệp hệ
đào tạo này có thể tiếp tục học lên các
trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo
dục tiểu học, Quản lí giáo dục và có khả
năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp
tiểu học.
1.2 Mục tiêu cụ
thể
Sinh viên tốt nghiệp phải
đạt được các yêu cầu cụ thể là:
1.2.1. Về phẩm chất đạo đức:
- Yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, là công dân tốt, chấp hành
các chủ trương chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và của ngành.
- Yêu nghề dạy học,
thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử
công bằng với mọi học sinh, được
học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong
công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản
dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn
học hỏi đồng nghiệp, có quan hệ tốt
với gia đình học sinh và cộng đồng,
biết vận động các lực lượng trong và
ngoài nhà trường thực hiện xã hội hoá giáo
dục.
- Có ý thức chủ động
tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ,
thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
1.2.2. Về kiến thức
- Có kiến thức giáo dục
đại cương đủ rộng, nắm vững
các kiến thức chuyên môn, bảo đảm dạy
tốt các môn học và các hoạt động giáo dục
trong chương trình tất cả các lớp cấp
tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng
Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu
(Toán/ Tiếng Việt/ Sư phạm Âm nhạc/Sư
phạm Mĩ thuật/ Giáo dục Thể chất/Giáo
dục chuyên biệt/Công tác Đội/Tiếng dân tộc),
tạo điều kiện để sinh viên tốt
nghiệp có thể học tiếp lên các trình độ cao
hơn.
- Có kiến thức cơ bản
về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp
dạy học, về đánh giá kết quả học
tập ở tiểu học, bước đầu
biết vận dụng các kiến
thức này vào thực tiễn dạy học, giáo
dục học sinh ở trường tiểu học.
- Có kiến thức cơ bản
về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, hiểu biết những chính sách, chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hoá của
đất nước.
- Có hiểu biết về Quản
lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành. Có kiến
thức phổ thông về môi trường, dân số, an
ninh - quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em,
y tế học đường để có thể
thực hiện giáo dục tích hợp.
- Có hiểu biết về tình hình
kinh tế - văn hoá - xã hội, đời sống, phong
tục tập quán của địa phương
để có thể hoà nhập và góp phần phát triển
cộng đồng.
- Được trang bị
những thông tin cập nhật về đổi mới giáo
dục tiểu học trong nước và khu vực, có
khả năng vận dụng đổi mới
phương pháp dạy học các môn học ở tiểu
học.
1.2.3. Về kỹ năng
- Biết lập kế hoạch
giáo dục cho từng học kỳ và năm học,
biết lập kế hoạch bài học theo định
hướng đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở tiểu học.
- Biết tổ
chức các hoạt động dạy học phù hợp
với điều kiện cụ thể của học
sinh và địa phương nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong học tập. Biết dạy cho học sinh phương pháp học tập,
đặc biệt biết tự học, phát triển
ở
học sinh năng lực tự
đánh giá. Biết sử dụng các phương tiện
công nghệ dạy học, đặc biệt là công
nghệ thông tin, vào quá trình dạy học ở tiểu
học.
- Khi có nhu cầu, có thể dạy
lớp ghép, dạy tiếng Việt cho học sinh dân
tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo
hướng hoà nhập.
- Biết làm công tác chủ
nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi
đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh. Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng
lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản.
Có khả năng giáo dục học sinh cá biệt. Biết
lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ
về quá trình học tập rèn luyện đạo
đức của học sinh.
- Biết giao tiếp và ứng
xử thích hợp với học sinh, gia đình học
sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân
dân trong cộng đồng.
2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Khối lượng kiến
thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo
thiết kế
210 đơn vị học
trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo
dục Thể chất (5đvht) và Giáo dục Quốc phòng
(165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc
kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 |
Kiến thức giáo dục
đại cương tối thiểu (Chưa kể các nội dung
về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc
phòng) |
50 |
|
2.2.2 |
Kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp tối thiểu Trong
đó tối thiểu: |
160 |
|
|
Kiến thức cơ sở
của khối ngành và của ngành |
24 |
|
|
Kiến thức ngành (kể
cả kiến thức chuyên ngành) |
78 |
|
|
Kiến
thức bổ trợ
|
|
|
|
Thực tập, thực tế |
23 |
|
|
Khoá
luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
3. KHỐI KIẾN THỨC
BẮT BUỘC
3.1.
Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1.
Kiến thức giáo dục đại cương 43 đvht *
1 |
Triết học Mác-Lênin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác-Lênin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa
học |
4 |
4 |
Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam |
4 |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
6 |
Ngoại ngữ |
10 |
7 |
Quản lý hành chính Nhà nước
và quản lý ngành |
2 |
8 |
Giáo dục thể chất |
5 |
9 |
Giáo dục quốc phòng |
165 tiết |
10 |
Toán học 1 |
2 |
11 |
Nhập môn lý thuyết xác
suất và thống kê toán |
2 |
12 |
Cơ sở văn hoá Việt
Nam |
3 |
13 |
Giáo dục môi trường |
2 |
* Không
tính các học phần 8 và 9
3.1.2. Kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp 100 đvht
a. Kiến thức cơ
sở của khối ngành và của ngành 24 đvht
1 |
Tâm lý học đại
cương |
3 |
2 |
Sinh lý học trẻ em |
2 |
3 |
Tâm lý học lứa tuổi và
Tâm lý học sư phạm |
4 |
4 |
Những vấn đề chung
của Giáo dục học |
2 |
5 |
Lý luận giáo dục tiểu
học và Lý luận dạy học tiểu học |
4 |
6 |
Đánh giá kết quả giáo
dục ở tiểu học |
3 |
7 |
Phương pháp nghiên cứu
Khoa học giáo dục |
2 |
8 |
Phương tiện kỹ
thuật dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học
ở tiểu học |
4 |
b. Kiến thức ngành 53 đvht
1 |
Tiếng Việt 1 |
3 |
2 |
Tiếng Việt 2 |
3 |
3 |
Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học 1 |
2 |
4 |
Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học 2 |
4 |
5 |
Văn học 1 |
5 |
6 |
Toán học 2 |
4 |
7 |
Phương pháp dạy học
Toán ở tiểu học 1 |
2 |
8 |
Phương pháp dạy học
Toán ở tiểu học 2 |
4 |
9 |
Phương pháp dạy học
Tự nhiên và Xã hội ở
tiểu học |
6 |
10 |
Đạo đức và phương
pháp giáo dục đạo đức ở tiểu
học |
3 |
11 |
Phương pháp dạy học
Thủ công và Kỹ thuật ở tiểu học |
2 |
12 |
Âm nhạc 1 |
3 |
13 |
Phương pháp dạy học Âm
nhạc ở tiểu học |
3 |
14 |
Mỹ thuật 1 |
3 |
15 |
Phương pháp dạy học
Mỹ thuật ở tiểu học |
3 |
16 |
Phương pháp dạy học Thể
dục ở tiểu học |
3 |
c. Thực hành, thực tập sư phạm
23 đvht
1 |
Rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên |
5 |
2 |
Thực hành
tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp; Thực hành Công tác Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng |
3 |
3 |
Thực
tập sư phạm |
15 |
3.2. Mô tả
nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác-Lênin
6 đvht
Nội dung môn
học được ban hành tại Quyết định
số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung môn học được ban hành tại Quyết
định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT
ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 đvht
Nội dung môn học được ban hành tại Quyết
định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
4 đvht
Nội dung môn học được ban hành tại Quyết
định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 đvht
Nội dung môn học được ban hành tại Quyết
định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
6. Ngoại ngữ 10 đvht
Đây
là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang
bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản
về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng
sử dụng trong giao tiếp thông thường. Yêu
cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate
Level) đối với những sinh viên đã hoàn tất
chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo
dục phổ thông.
7. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành 2 đvht
Nội dung môn học
được ban hành tại Quyết định số
33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
8. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung môn học
được ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và
Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Giáo dục Quốc phòng
165 tiết
Nội dung môn học
được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT
ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
10. Toán học 1
2 đvht
Điều kiện tiên
quyết: không
Bao gồm: kiến thức cơ
bản về cơ sở lý thuyết tập hợp
(tập hợp và các phép toán trên tập hợp, quan hệ,
ánh xạ); cơ sở logic toán (mệnh đề và các
phép logic, công thức và quy tắc suy luận, suy luận và
chứng minh trong dạy học toán ở tiểu học);
suy luận và các phép tiền chứng minh trong dạy
học toán ở tiểu học.
11. Nhập môn lý
thuyết xác suất và
thống kê toán 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Bao
gồm các khái niệm cơ bản về xác suất.
Biến ngẫu nhiên và hàm phân phối. Kiến thức
đại cương về thống kê toán học.
Một số phương pháp thống kê trong nghiên cứu
khoa học giáo dục.
12. Cơ sở văn hoá Việt
Nam
3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Bao gồm
các kiến thức cơ bản về văn hoá học và
văn hoá Việt Nam: khái niệm văn hoá Việt Nam,
tiến trình văn hoá Việt Nam; các thành tố của
văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá
tổ chức đời sống tập thể, cá nhân,
văn hoá ứng xử môi trường tự nhiên, xã
hội.
13. Giáo dục môi trường
2 đvht
Điều kiện tiên
quyết: không
Giới thiệu một số
khái niệm về môi trường, sinh quyển; các môi
trường sống chính; nguồn năng lượng,
nguồn nước và nguồn khoáng; tác động gây ô
nhiễm môi trường của con người; giáo
dục bảo vệ và phát triển bền vững môi
trường trong nhà trường và trong cộng
đồng; luật bảo vệ môi trường.
14. Tâm lý học đại
cương
3 đvht
Điều kiện
tiên quyết:
không
Giới thiệu
khái quát về khoa học tâm lý; các khái niệm cơ bản
về tâm lý học như: tâm
lý, ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách;
các hoạt động tâm lý cơ bản.
15. Sinh lý học trẻ em 2 đvht
Điều kiện
tiên quyết:
không
Các giai đoạn tăng
trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em.
Cấu tạo, đặc điểm sinh lý lứa
tuổi và vệ sinh bảo vệ các hệ cơ quan:
hệ Thần kinh và hoạt động thần kinh
cấp cao; hoạt động của các Cơ quan phân tích;
hệ Nội tiết và hệ Sinh dục; hệ Hô
hấp; hệ Tuần hoàn; hệ Tiêu hoá và trao đổi
chất của trẻ em lứa tuổi tiểu học.
16. Tâm lý học lứa tuổi và
Tâm lý học sư phạm 4
đvht
Điều kiện tiên
quyết:
Tâm lý học đại cương, Sinh lý học trẻ
em.
Bao gồm những kiến
thức chung về sự phát triển tâm lý của trẻ
em, những đặc điểm tâm lý cơ bản, các
hoạt động cơ bản của học sinh
tiểu học; một số nội dung cơ bản
về tâm lý học dạy học và tâm lý học giáo
dục tiểu học; nhân cách người giáo viên tiểu
học: đặc trưng lao động sư phạm,
phẩm chất và năng lực của người giáo
viên tiểu học.
17. Những vấn đề chung
của Giáo dục học 2
đvht
Điều kiện tiên quyết : Tâm lý học đại
cương, Sinh lý học trẻ em.
Giới thiệu
cho sinh viên về đối tượng và nhiệm vụ
của Giáo dục học; Hệ thống khái niệm và
phạm trù của Giáo dục học; Giáo dục và sự
phát triển; Mục đích và nhiệm vụ của giáo
dục: những nhiệm vụ giáo dục ở nhà
trường, quản lý giáo dục…
18. Lý luận giáo dục tiểu học
và Lý luận dạy học tiểu học 4 đvht
Điều kiện tiên quyết : Tâm lý học đại
cương, Sinh lý học trẻ em, Tâm lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm, Giáo dục học
đại cương.
Bao gồm
các kiến thức cơ bản về lý luận giáo
dục: bản chất của quá trình giáo dục, nội dung, nguyên tắc và phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục ở trường tiểu
học.
Các kiến thức
cơ bản về quá trình dạy học ở trường
tiểu học: bản chất, nhiệm vụ,
động lực, nguyên tắc, nội dung, phương
pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy
học, phương tiện dạy học và các
đặc điểm của hoạt động dạy
học ở trường tiểu học.
19. Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu
học 3
đvht
Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Lý luận
giáo dục học tiểu học và Lý luận dạy
học tiểu học.
Giới thiệu một số kiến thức cơ
bản về đánh giá kết quả học tập
ở tiểu học bao gồm các kiến thức và
kỹ năng cơ bản về đánh giá kết quả
học tập ở tiểu học: khái niệm và chức
năng của đánh giá kết quả học tập
ở tiểu học; nguyên tắc đánh giá, phân loại
kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ở
tiểu học; nội dung và kỹ thuật đánh giá
kết quả học tập ở tiểu học.
20. Phương pháp nghiên cứu
Khoa học giáo dục 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại
cương, Lý luận giáo dục tiểu học và Lý
luận dạy học tiểu học.
Giới thiệu kiến thức về khoa học giáo
dục và nghiên cứu khoa học giáo dục; quan
điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục; lô gic tiến hành một đề
tài khoa học giáo dục; đánh giá một công trình khoa học
giáo dục.
21. Phương tiện kỹ thuật dạy học và
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
ở tiểu học 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lý luận giáo dục tiểu học và Lý luận
dạy học tiểu học
Bao gồm một số kiến thức cơ bản
về sử dụng các phương tiện kỹ
thuật trong dạy học ở tiểu học; giới
thiệu một số ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở tiểu học (chủ yếu
đề cập đến việc thiết kế và trình
bày bài giảng bằng Power Point, sử dụng phần
mềm giáo dục để dạy học tiểu học
và khai thác internet, dạy học
logo).
22. Tiếng Việt 1
3 đvht
Điều kiện tiên
quyết : không
Học phần bao gồm các
nội dung sau : đại cương về tiếng
Việt (nguồn gốc, đặc điểm Tiếng
Việt); ngữ âm tiếng Việt (âm tiết, hệ
thống âm vị và chữ viết tiếng Việt);
từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt (đặc
điểm của từ tiếng Việt, các lớp
từ tiếng Việt xét trên bình diện: cấu tạo, ngữ nghĩa,
nguồn gốc).
23.Tiếng Việt 2
3 đvht
Điều
kiện tiên quyết : Tiếng Việt 1
24. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học 1 2 đvht
Điều kiện tiên
quyết : Tiếng Việt 1, Tiếng
Việt 2, các học
phần cơ sở của ngành.
Bao gồm các kiến thức đại cương
về phương pháp dạy học tiếng Việt
ở tiểu học ; những kiến thức, kỹ
năng tổ chức quá trình dạy học các phân môn
Học vần, Tập viết; Luyện từ và câu ở
tiểu học.
25. Phương pháp dạy học tiếng
Việt ở tiểu học 2
4 đvht
Điều kiện tiên quyết : Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học 1, các học phần cơ sở của ngành.
Trang bị cho sinh viên các
kiến thức và cách rèn
luyện kỹ năng tổ chức quá trình dạy
học các phân môn Chính tả, Tập đọc, Kể
chuyện, Tập làm văn.
26. Văn học
1 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Hệ thống hoá một
số kiến thức, kỹ năng về Văn học
viết Việt Nam đã học ở trung học phổ
thông. Giới thiệu một số kiến thức về
Lý luận văn học, Văn học dân gian Việt Nam,
Văn học thiếu nhi Việt Nam, Văn học
nước ngoài.
27. Toán học 2
4 đvht
Điều kiện tiên
quyết : Toán học 1.
Bao gồm một số
kiến thức về cấu trúc đại số, xây
dựng tập hợp số tự nhiên, xây dựng
tập hợp số hữu tỉ theo sơ đồ NQ+Q,
xây dựng tập hợp số thực dựa trên khái
niệm số thập phân và vận dụng kiến
thức các tập hợp số vào dạy học các
tập hợp số ở tiểu học.
28.
Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
1
2 đvht
Điều kiện tiên
quyết : Toán học 1, Toán
học 2, các học phần
cơ sở của ngành.
Giới thiệu những
vấn đề chung về phương pháp dạy
học Toán ở tiểu học, bao gồm: Những
đặc điểm tâm lý của trẻ em tiểu
học khi học toán; các phương pháp và hình thức dạy học toán
ở tiểu học; phương pháp kiểm tra đánh
giá; sử dụng thiết bị dạy học toán ở
tiểu học.
29. Phương pháp dạy học Toán
ở tiểu học 2 4
đvht
Điều kiện
tiên quyết: Toán học 1, Toán học 2, Phương pháp dạy học
Toán ở tiểu học
1
Giới thiệu các phương pháp dạy học
Toán cụ thể ở tiểu học như: dạy
học số và các phép tính, đại lượng và đo
đại lượng, dạy học các yếu tố
hình học, các yếu tố thống kê, dạy học
giải toán có lời văn...
30. Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã
hội ở tiểu
học 6 đvht
Điều
kiện tiên quyết: Giáo dục môi trường, Sinh
lý học trẻ em, Các học
phần cơ sở của
ngành.
Phần 1: Những vấn
đề chung về Phương pháp dạy Tự nhiên -
Xã hội ở tiểu học:
giới thiệu mục tiêu, nội dung, chương
trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học, môn Lịch sử
và Địa lí; một số
phương pháp, hình thức tổ chức, phương
tiện dạy học Tự nhiên- Xã hội; kiểm
tra đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và
Xã hội, môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lý.
Phần 2 :
Hướng dẫn dạy học các môn học ở
tiểu học: Hướng dẫn dạy môn Tự nhiên
và Xã hội ; Hướng dẫn dạy môn Khoa học;
Hướng dẫn dạy môn Lịch sử và Địa
lý.
31. Đạo
đức và phương pháp giáo dục Đạo
đức ở tiểu học 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm
lý học sư phạm, Giáo dục học đại
cương.
Giới thiệu một số kiến thức cơ
bản về giáo dục đạo
đức và dạy học đạo đức trong
chương trình môn Đạo đức ở tiểu
học, phương pháp giáo dục đạo đức
và phương pháp dạy học môn Đạo đức
ở tiểu học, trách nhiệm rèn luyện đạo
đức của người giáo viên tiểu học
để thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học.
32. Phương pháp dạy học
Thủ công và Kỹ thuật ở tiểu học 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: các học phần cơ
sở của ngành.
Giới
thiệu kiến thức chung về phương pháp
dạy học Thủ công - Kỹ thuật ở
trường tiểu học; mục tiêu, nội dung
chương trình Thủ công - Kỹ thuật ở tiểu
học; các phương pháp dạy học và đánh giá
kết quả học tập Thủ công - Kỹ thuật
ở tiểu học; thực hành một số bài tập
về: xây dựng kế hoạch bài học, tổ
chức dạy học theo chương trình, sách giáo khoa
tiểu học.
33. Âm nhạc
1 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết : không
Giới thiệu một số khái niệm về ca
hát (sơ lược bộ máy phát âm, hơi thở – hơi
thở ca hát, bài tập luyện thanh, tư thế ca hát
thông thuờng); động tác giữ nhịp, dàn dựng
bài hát; học các bài hát trong chương trình tiểu
học mới.
Giới
thiệu sơ lược về phím đàn điện
tử (sơ lược về cấu trúc, nhận
biết các nốt trên phím đàn, chức năng và cách
sử dụng, bảo quản đàn và tư thế
tập); luyện các gam; bước đầu tập
sử dụng một nhạc cụ để phục
vụ cho dạy học tiểu học.
34. Phương pháp dạy học
Âm nhạc ở tiểu học 3 đvht
Điều kiện tiên quyết : các học phần cơ sở của ngành, Âm
nhạc 1.
Giới thiệu chung về
vai trò của âm nhạc, đặc điểm và khả
năng tiếp thụ âm nhạc của học sinh
tiểu học; chương trình, sách giáo khoa âm nhạc
ở tiểu học; phương pháp dạy học hát,
nghe nhạc, tập đọc nhạc, cách xây dựng
kế hoạch bài học âm nhạc và vận dụng vào
việc dạy học âm nhạc theo chương trình, sách
giáo khoa tiểu học mới.
35. Mỹ thuật 1
3 đvht
Điều kiện tiên quyết
: không
Giới
thiệu một số kiến thức cơ bản về
vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng (khái niệm, vai
trò, một số phương pháp thể hiện, một
số thể loại tranh, tượng); khái niệm
về bố cục tranh và điêu khắc trong mĩ
thuật; Một số hình thức bố cục tranh và
thể loại của điêu khắc; hướng
dẫn phương pháp thực hành thông qua các bài ứng
dụng giúp sinh viên thực hiện bài tập có tính sáng
tạo.
36. Phương pháp dạy học
Mỹ thuật ở tiểu học 3 đvht
Điều
kiện tiên quyết:
Mỹ thuật 1, các học phần cơ sở của ngành.
Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa mỹ
thuật ở tiểu học; tiếp cận, làm quen
với phương pháp giới thiệu, phân tích tác
phẩm mĩ thuật cổ và dân gian Việt Nam; một
số hoạ sỹ hiện đại tiêu biểu của
nghệ thuật cách mạng Việt Nam cùng các tác phẩm
của họ; giới thiệu tranh thiếu nhi; một
số vấn đề chung về phương pháp
dạy học mỹ thuật ở trường tiểu
học; các phương pháp dạy- học các phân môn
Mỹ thuật ở tiểu học; xây dựng kế
hoạch bài học theo các phân môn Mỹ thuật ở tiểu
học.
37. Phương pháp dạy học
Thể dục ở tiểu học 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Giáo dục thể chất, các học phần cơ sở của ngành.
Giới thiệu một số
kiến thức chung về phương pháp dạy học
thể dục ở tiểu học gồm: những
vấn đề chung, nguyên tắc, các phương pháp,
phương tiện dạy học và các hình thức tổ
chức dạy học thể dục; các phương pháp
dạy học cụ thể các phân môn thể dục:
Thể dục, Nhảy dây, Điền kinh, Đá cầu,
Bơi lội, Trò chơi vận động.
38. Rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm thường xuyên 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: các học phần cơ sở của ngành,
Phương pháp dạy học các môn học ở tiểu
học.
Bao gồm
một số biện pháp chung về rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm thường xuyên: phương pháp,
biện pháp tổ chức rèn luyện các kỹ năng
sư phạm, các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết (viết chữ, viết
bảng...), giao tiếp... và rèn luyện kỹ năng
dạy các môn học, nghiên cứu khoa học giáo dục;
tổng kết đánh giá
hoạt động thực hành sư phạm
thường xuyên.
39. Thực hành tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp-Thực hành Công tác Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng 3
đvht
Điều kiện tiên quyết: các học phần cơ sở của ngành, Đạo
đức và Phương pháp giáo dục Đạo
đức ở tiểu học.
Ý nghĩa, vai trò của
việc tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở tiểu học; rèn luyện các
kỹ năng tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu
học.
Thực hành tổ chức
các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh (cắm trại, trò chơi, các bài múa, hát
của thiếu nhi, kể
chuyện); thực hành tổ chức các sinh hoạt Sao nhi
đồng.
40. Thực tập sư
phạm
15 đvht
Điều kiện tiên
quyết: các học phần
kiến thức cơ sở của ngành, các học
phần kiến thức ngành, Rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên.
Thực tập sư phạm
bao gồm:
- Các
hoạt động tìm hiểu thực tế địa
phương; tìm hiểu thực tế giáo dục.
-
Kiến tập dạy các môn học và kiến tập
các hoạt động giáo dục ở trường
tiểu học.
- Thực tập dạy
học và các hoạt động giáo dục ở
trường tiểu học trên cơ sở chuẩn
nghề nghiệp GVTH; sinh viên thực hiện các nhiệm
vụ như giáo viên tiểu học ở cơ sở
thực tập.
-
Đánh giá hoạt động thực tập sư
phạm.
Tổ chức thực tập:
thực tập sư phạm có thể thực hiện theo
hai phương án:
Phương án 1: thực
tập liên tục một học kì 15 đvht, thực
hiện toàn bộ các nội dung của thực tập
sư phạm.
Phương án 2: bố trí
thực tập theo hai đợt:
- Đợt 1: kiến tập
ở trường tiểu học 4 đvht, bao gồm: các hoạt động tìm hiểu
thực tế địa phương; tìm hiểu thực
tế giáo dục, kiến tập dạy các môn học và
kiến tập các hoạt động giáo dục ở
trường tiểu học; tổng kết, đánh giá
kiến tập sư phạm.
- Đợt 2: Thực tập
ở trường tiểu học 11 đvht, sinh viên
thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên tiểu
học ở trường thực tập: thực tập
dạy học và các hoạt động giáo dục ở
trường tiểu học trên cơ sở chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học; tổng kết,
đánh giá thực tập sư phạm.
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO CỤ THỂ
Chương trình khung giáo dục
đại học quy định về cấu trúc,
khối lượng và nội dung kiến thức tối
thiểu cho từng ngành đào tạo và ứng với
từng trình độ đào tạo, là cơ sở giúp
Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất
lượng của quá trình đào tạo đại
học.
4.1. Những định hướng xây dựng
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo
dục tiểu học trình độ đại
học
Chương
trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục
tiểu học trình độ đại học cần xây
dựng dựa trên trên các định hướng sau:
4.1.1. Liên thông với
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu học trình
độ cao đẳng
Chương
trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục
tiểu học trình độ đại học cần
được thiết kế liên thông với Chương
trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục
tiểu học trình độ cao đẳng nhằm
tạo thuận lợi cho sinh viên khi có nhu cầu nâng cao
trình độ học vấn. Định hướng này
đòi hỏi khi thiết kế Chương trình khung giáo
dục đại học ngành Giáo dục tiểu học
trình độ đại học phải lấy
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo
dục tiểu học trình độ cao đẳng làm nền,
bổ sung vào đó các học phần nâng cao với
thời lượng thích hợp. Với cách thiết
kế như vậy, cùng một lúc các trường
đại học có thể mở đồng thời
cả hai hệ đào tạo: hệ dài hạn tuyển
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và
hệ liên thông ngắn hạn tuyển giáo viên tiểu
học trình độ cao đẳng.
4.1.2. Có nền kiến
thức giáo dục đại cương rộng
Xu hướng
của giáo dục đại học hiện nay là
chuyển từ đào tạo theo chuyên môn quá hẹp sang
bảo đảm một nền kiến thức
đại cương rộng, tạo điều kiện
cho sinh viên tiếp thu tốt các môn học chuyên môn,
chuẩn bị cho họ tiềm lực để thích
ứng với sự phát triển mới của ngành
nghề hoặc thuận lợi cho sự chuyển
đổi nghề nghiệp. Chương trình đào
tạo giáo viên tiểu học trình độ đại
học không nằm ngoài xu hướng trên.
Định
hướng này đòi hỏi thời lượng dành cho
mảng kiến thức giáo dục đại cương
tối thiểu phải đạt khoảng 25% thời lượng toàn khoá,
mặt khác đòi hỏi chương trình giáo dục
đại cương phải bao gồm các nội dung thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau như: Lý luận Mác-Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh, ngoại ngữ, giáo dục
quốc phòng, giáo dục thể chất, khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội- nhân văn,...
4.1.3. Có các nội dung nâng cao.
Đặc
điểm lao động của giáo viên tiểu học
đòi hỏi họ phải dạy được tất
cả các môn học trong chương trình tiểu học
trong đó có các môn học công cụ (Tiếng Việt,
Toán), các môn học năng khiếu (Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thể dục), các môn học có tính kỹ
thuật (Thủ công, Kỹ thuật), các môn học khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội- nhân văn
(Tự nhiên và Xã hội, Địa lý, Lịch sử, Khoa
học, Đạo đức). Chương trình khung giáo
dục đại học ngành Giáo dục tiểu học
trình độ đại học một mặt cần
tạo cho người giáo viên tương lai các năng
lực đa dạng để dạy được
tất cả các môn học ở cấp tiểu học,
mặt khác cần chuẩn bị năng lực chuyên sâu
theo một hoặc hai môn học để họ có
điều kiện học lên chương trình đào
tạo thạc sĩ, hoặc dạy chuyên các môn học
đó ở tiểu học.
Khối
kiến thức nâng cao này được bố trí một
cách mềm dẻo bởi hệ thống chuyên đề
mở, mang tính hành dụng cao, do nhà trường hoặc
sinh viên lựa chọn dựa trên năng lực bản
thân cũng như điều kiện giảng viên và cơ
sở vật chất của cơ sở đào tạo.
4.1.4. Coi trọng việc
tập dượt nghiên cứu khoa học
Một
đặc điểm của Chương trình khung giáo
dục đại học ngành Giáo dục tiểu học
trình độ đại học phải tạo
điều kiện để sinh viên nắm
được phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục và tập dượt các kỹ năng nghiên cứu
cần thiết, thông qua việc tiến hành làm các bài
tập lớn, việc thực hiện các chuyên đề
nghiên cứu, tiểu luận, khoá luận... Nhờ tập
dượt nghiên cứu khoa học giáo dục, sinh viên
được rèn luyện năng lực giải quyết
các vấn đề đặt ra trong thực tiễn
dạy học và giáo dục học sinh ở tiểu học.
4.1.5. Chú trọng rèn
luyện các kỹ năng sư phạm, kỹ năng
thuộc các môn học.
Chương
trình tiểu học hiện nay không chỉ chú trọng
truyền thụ kiến thức mà còn đòi hỏi
phải rèn luyện nhiều loại kỹ năng cho
học sinh. Vì thế việc đào tạo giáo viên tiểu
học ở tất cả các trình độ cần chú
trọng rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, bao gồm các
kỹ năng sư phạm (kỹ năng dạy học,
kỹ năng giáo dục), kỹ năng thuộc các môn
học.
Định
hướng này đòi hỏi Chương trình khung giáo dục
đại học ngành Giáo dục tiểu học trình
độ đại học phải
tăng thời gian và cải tiến công tác thực tập
sư phạm ở trường tiểu học (tổ
chức thực tập trọn vẹn một học
kỳ), chú trọng rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên, thực hành công tác Đội và
Sao nhi đồng, tăng thời gian thực hành bộ môn
trong chương trình các học phần.
Trong
phương pháp đào tạo, cần chú ý phát huy tính tích
cực của sinh viên, phát triển diễn giảng nêu
vấn đề, nâng cao chất lượng các buổi
xê-mi-na, tăng cường các bài tập tình huống sư
phạm, vận dụng dạy học vi mô (micro-teaching),
ứng dụng công nghệ thông tin.
4.1.6. Chuẩn
bị để sinh viên có tiềm lực trở thành giáo
viên cốt cán của cấp học khi về công tác ở
trường tiểu học.
Giáo viên cốt
cán của cấp tiểu học là những giáo viên có
kiến thức chuyên môn vững và sâu ở một hoặc
hai bộ môn, có trình độ sư phạm giỏi khi
giảng dạy trên lớp và giáo dục học sinh, có
năng lực hướng dẫn giúp đỡ
đồng nghiệp trong chuyên môn. Đào tạo ở trình
độ đại học cần tạo cho sinh viên có
tiềm lực và kiến thức chuyên môn của môn
học, có kỹ năng sư phạm, kỹ năng
thực hành bộ môn tương đối thành thạo
làm cơ sở để rút ngắn quá trình rèn luyện,
phấn đấu trở thành giáo viên cốt cán khi họ
về công tác ở trường tiểu học.
4.1.7.
Đổi mới đánh giá kết quả đào
tạo
- Công khai hoá, khách quan hoá quá trình
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
sinh viên, chú ý khuyến khích tư duy sáng tạo và khả
năng vận dụng linh hoạt kiến thức đã
học, chuyển dần từ đánh giá chủ yếu
về kiến thức sang đánh giá các năng lực.
- Nâng
cao chất lượng các phương pháp kiểm tra truyền
thống, phát triển các phương pháp trắc nghiệm
khách quan, xây dựng năng lực tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau trong sinh viên.
- Tăng cường sử
dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong
việc đánh giá hiệu quả trong và quan tâm hơn
đến hiệu quả ngoài của công tác đào
tạo.
4.2. Chương trình khung trình
độ đại học ngành Giáo dục tiểu
học thiết kế như
sau:
Chương
trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục
tiểu học trình độ đại học được
thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc
phát triển các chương trình có cấu trúc kiểu
đơn ngành (Single Major) hoặc có cấu trúc kiểu hai
ngành (Major-Minor) trong đó có một ngành chính là Giáo dục
tiểu học và một ngành phụ như Sư phạm
Âm nhac, Sư phạm Mỹ thuật, Công tác Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh…Danh mục những học
phần và khối lượng đưa ra ở mục 3
chỉ là những quy định bắt buộc tối
thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào
tạo, khối lượng và cơ cấu kiến
thức quy định tại các mục 1 và 2, sau khi tham
khảo những hướng dẫn ở mục 4.1 và
những gợi ý đưa ra ở phần phụ
lục, các trường bổ sung thêm những học
phần cần thiết vào khối kiến thức giáo dục đại cương
(tối thiểu 7 đvht), khối kiến thức ngành
(tối thiểu 25 đvht) và khối kiến thức
bổ trợ, để xây dựng thành chương trình
đào tạo cụ thể của trường mình
với tổng thời lượng kiến thức không
dưới 210 đơn vị học trình (chưa kể
các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo
dục Quốc phòng).
4.3.
Phần kiến thức bổ trợ trong khối kiến
thức Giáo dục chuyên nghiệp gồm
tối thiểu 25 đvht có thể
được trường thiết kế theo một
trong hai hướng sau:
-
Bố trí các học phần thuộc một ngành đào
tạo thứ hai cũng thuộc khu vực sư phạm
như: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ
thuật, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Chuyên
biệt, Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh, Tiếng dân tộc, Thư viện- Thông tin,...
để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy
hoặc tham gia hoạt động ở hai lĩnh vực,
trong đó lĩnh vực dạy chính là Giáo dục tiểu
học. Nội dung các học phần ngành đào tạo
thứ hai này được lựa chọn từ
chương trình khung của ngành đó.
- Bổ sung thêm
một số học phần cũng thuộc ngành Giáo
dục tiểu học, nhằm tạo cơ sở cho sinh
viên có tiềm lực thành những giáo viên tiểu học
có khả năng trở thành giáo viên cốt cán các môn
Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội ở các
địa phương, có khả năng giúp đỡ
đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và
nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết
vấn đề để không ngừng tự phát
triển trong sự phát triển chung của cộng đồng,
đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục.
4.4. Thiết kế
chương trình đào tạo liên thông ngành Giáo dục
tiểu học từ trình độ cao đẳng lên trình
độ đại học:
Căn cứ vào cơ cấu
kiến thức quy định ở Chương trình
đào tạo ngành Giáo dục tiểu học trình
độ đại học, so sánh với Chương
trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học trình
độ cao đẳng và những gợi ý ở phần
phụ lục, các trường bổ sung thêm những học phần còn
thiếu trong khối kiến thức đại
cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
để xây dựng chương trình đào tạo liên
thông ngành Giáo dục tiểu học từ trình độ
cao đẳng lên trình độ đại học.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân
Phụ lục I
CÁC NỘI DUNG TỰ CHỌN
(Kèm theo Quyết định
Số.39../2006/QĐ-BGDĐT ngày 02.tháng 10.năm 2006
của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
1. Danh mục
các học phần tự chọn
1.1 .Kiến thức Giáo dục
đại cương đvht
1 |
Ngôn ngữ học đại cương |
4 |
2 |
Lịch sử văn minh thế giới |
3 |
3 |
Tiếng Việt thực hành |
3 |
4 |
Pháp luật đại cương |
3 |
5 |
Nhập môn khoa học giao tiếp
|
3 |
6 |
Ngoại ngữ chuyên ngành
|
5 |
1.2. Kiến thức ngành Giáo dục tiểu học đvht
1 |
Tiếng Việt 3 |
3 |
2 |
Tiếng Việt 4 |
2 |
3 |
Phương pháp dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học 3 |
2 |
4 |
Văn học 2 |
2 |
5 |
Toán học 3 |
3 |
6 |
Toán học 4 |
3 |
7 |
Phương pháp dạy
học Toán ở tiểu học 3 |
3 |
8 |
Cơ
sở Tự nhiên và Xã hội
1 |
4 |
9 |
Cơ
sở Tự nhiên và Xã hội
2 |
3 |
10 |
Cơ
sở Tự nhiên và Xã hội
3 |
4 |
11 |
Thủ công- Kỹ
thuật |
4 |
12 |
Âm nhạc 2 |
4 |
13 |
Mĩ thuật 2 |
4 |
14 |
Thể dục
|
4 |
15 |
Phương pháp công tác
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
|
2 |
16 |
Giáo dục hoà nhập
học sinh khuyết tật, tàn tật ở tiểu
học |
3 |
17 |
Dạy học lớp ghép |
3 |
18 |
Phương pháp dạy
học tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở
tiểu học |
3 |
1.3. Các phương án lựa
chọn kiến thức nâng cao đvht
1 |
Nâng cao 3 môn: - Tiếng Việt, Văn học,
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học. - Toán
và Phương pháp dạy học Toán ở tiểu
học -
Cơ sở Tự nhiên và Xã hội |
25 9 9 7 |
2 |
Nâng cao môn Tiếng Việt |
25 |
3 |
Nâng cao môn Toán |
25 |
2. Mô
tả nội dung các học phần tự chọn
1. Ngôn ngữ học đại cương
4 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Bao
gồm đại cương về ngôn ngữ: bản
chất của ngôn ngữ, chức năng của ngôn
ngữ; đại cương về ngữ âm, từ
vựng (ý nghiã của từ, các lớp từ vựng và
vấn đề hệ thống hoá từ vựng trong
từ điển); ngữ nghĩa; ngữ pháp học; phong cách học; ngữ dụng học.
2. Lịch sử văn minh thế
giới
3 đvht
Điều
kiện tiên quyết: không
Khái
quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá
vật chất và tinh thần của những nền
văn minh lớn trong lịch sử thế giới từ
cổ đại đến thế kỷ XX; sự phát
triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên;
sự phát triển về tư tưởng.
3. Tiếng Việt thực hành
3 đvht
Điều kiện tiên quyết
: không
Rèn luyện các kỹ năng
sử dụng tiếng Việt cho sinh viên, gồm: kỹ
năng tạo lập và tiếp nhận văn bản;
kỹ năng đặt câu, đặt từ; kỹ
năng về chính tả: chữa các lỗi thông
thường về câu, chữa các lỗi thông
thường về dùng từ, viết hoa và phiên âm
tiếng nước ngoài.
4. Pháp luật
đại cương 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Giới thiệu hhững
kiến thức cơ bản về Nhà nước: nguồn
gốc, chức năng, bộ máy và hình thức của Nhà
nước; kiến thức cơ bản về pháp
luật: khái niệm pháp luật, bản chất của pháp
luật, quan hệ giữa pháp luật và các hiện
tượng xã hội khác; các loại văn bản quy
phạm pháp luật; thực hiện pháp luật; Pháp
chế.
5. Nhập môn khoa
học giao tiếp
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung và hình thức giao
tiếp: giao tiếp và việc nghiên cứu vấn
đề giao tiếp; vai trò của giao tiếp trong xã
hội; bản chất xã
hội và hiệu quả giao tiếp: giao tiếp như
một phương tiện xã hội, giao tiếp là quá
trình trao đổi thông tin; các đặc điểm giao
tiếp của người Việt.
6. Tiếng
Việt 3
3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt 1, Tiếng
Việt 2 .
Sinh viên lựa chọn trong các
chuyên đề thuộc phân ngành ngôn ngữ học do khoa và
trường quy định. Sau đây là tên một số
lĩnh vực có tính chất gợi ý để các
trường xem xét lựa chọn chuyên đề :
- Ngữ âm tiếng
Việt
- Từ vựng
tiếng Việt
- Ngữ pháp tiếng Việt
- Ngôn ngữ học văn bản
-
Phong cách học tiếng Việt
-
Ngữ pháp chức năng
7.
Tiếng Việt 4
2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng
Việt 3
Sinh viên lựa
chọn trong các chuyên đề thuộc ngữ
dụng học do khoa và trường qui định. Sau
đây là tên một số lĩnh vực có tính chất
gợi ý để các trường xem xét lựa chọn
chuyên đề:
- Ngữ dụng học
- Ngữ nghĩa học
- Từ Hán – Việt
-
Hoạt động giao tiếp
- Lý
thuyết hội thoại
8. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở
tiểu học 3 2 đvht
Điều kiện tiên
quyết: Tiếng
Việt 3
Sinh viên lựa chọn trong các
chuyên đề về Phương pháp dạy học
tiếng Việt do khoa và trường quy định. Sau
đây là tên một số lĩnh vực có tính chất
gợi ý để các trường xem xét lựa chọn
chuyên đề:
-
Dạy học Chữ quốc ngữ trong trường
tiểu học
-
Dạy học Chính tả ở tiểu học
-
Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu
học
-
Dạy học Tập đọc ở tiểu học
-
Dạy học Tập làm văn ở tiểu học
-
Dạy học Kể chuyện ở tiểu học
-
Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá
tiếng Việt
-
Thực hành giải bài tập tiếng Việt ở
tiểu học
-
Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
-
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn
học cho học sinh tiểu học
-
Sử dụng phương tiện dạy
học tiếng Việt ở tiểu học
-
Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên
bình diện ngữ âm
9. Văn học 2
2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn học 1
Sinh viên lựa
chọn trong các chuyên đề do khoa và trường quy
định. Sau đây là tên một số lĩnh vực có
tính chất gợi ý để các trường xem xét
lựa chọn chuyên đề:
-
Văn học dân gian
-
Văn học Việt Nam
-
Văn học nước ngoài
-
Thi pháp học
10.
Toán học 3 3 đvht
Điều
kiện tiên quyết: Toán học 1, Toán học 2
Bao gồm
một số kiến thức cơ bản về:
Phép chia hết và phép chia số dư, đồng dư
thức và phương trình đồng dư; liên phân
số, đồng thời có liên hệ đến
những kiến thức có liên quan đến chương
trình tiểu học.
11. Toán
học 4
3 đvht
Điều
kiện tiên quyết: Toán học 1, Toán
học 2, Toán học 3
Sinh
viên lựa chọn trong các chuyên đề do khoa và
trường quy định. Sau đây là tên một số lĩnh vực có
tính chất gợi ý để các trường xem xét :
- Toán
sơ cấp
-
Đại lượng và đo đại
lượng
-
Ứng dụng giải tích tổ hợp để
giải một số dạng toán
-
Cơ sở toán học của chương trình môn
toán ở tiểu học
12. Phương pháp dạy học
Toán ở tiểu học 3 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Toán học 3, Phương pháp dạy học Toán ở
tiểu học 1, Phương
pháp dạy học Toán ở tiểu học 2
Sinh viên lựa chọn trong các
chuyên đề do khoa và trường quy định. Sau
đây là tên một số lĩnh vực có tính chất
gợi ý để các trường xem xét lựa
chọn chuyên đề :
- Ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học Toán ở tiểu
học
- Các phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực hoạt động
nhận thức của học sinh tiểu học
- Các phương pháp
đánh giá kết quả học tập môn toán của
học sinh tiểu học.
- Thực hành giải toán ở tiểu học
- Phát triển kỹ năng dạy
học toán
-
Nghiên cứu sách giáo khoa tiểu học
13. Cơ sở Tự nhiên và Xã hội
1
4 đvht
Điều kiện tiên
quyết : Cơ sở văn hoá Việt Nam, Giáo dục môi
trường, Sinh lý học trẻ em.
Giới thiệu một số
kiến thức cơ bản về sinh học, vật lý,
hoá học, lịch sử, địa lý và kiến thức
về cuộc sống xã hội hiện tại làm cơ
sở để dạy các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa
học, Lịch sử và Địa lý ở tiểu
học.
14. Cơ sở Tự nhiên và Xã
hội 2
3 đvht
Điều kiện tiên
quyết : Cơ
sở văn hoá Việt Nam, Giáo dục môi trường,
Sinh lý học trẻ em, Cơ sở Tự nhiên- Xã hội
1.
Bao gồm các các
kiến thức và kỹ năng về sống khoẻ
mạnh và kỹ năng sống: khái niệm sống
khoẻ mạnh, vấn đề sức khoẻ của
vị thành niên, đặc điểm lứa tuổi
vị thành niên, những nhân tố nguy cơ và nhân tố
bảo vệ đối với lứa tuổi vị thành
niên; khái niệm về kỹ năng sống, một số
kỹ năng sống cơ bản, giáo dục sống
khoẻ mạnh và kỹ năng sống trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học ở
tiểu học.
15.
Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 3
4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ sở văn hoá Việt Nam, Giáo dục môi
trường, Sinh lý học trẻ em. Cơ sở Tự
nhiên- Xã hội 1.
Sinh viên lựa chọn trong các chuyên đề về
Cơ sở Tự nhiên – Xã hội 3 do khoa và trường
quy định. Sau đây là một số lĩnh vực có
tính chất gợi ý để các trường xem xét
lựa chọn :
-
Địa lý (2 đvht)
- Lịch sử (2 đvht)
-
Sinh học (2đvht)
-
Vật lý và Hoá học (2đvht)
16.Thủ công- Kỹ thuật
4 đvht
Điều kiện tiên
quyết : không
Giới thiệu một
số kiến thức về kỹ thuật tạo hình
bằng giấy, bìa : kỹ thuật xé, gấp hình cắt
dán, phối hợp gấp, cắt dán giấy, đan
giấy bìa, làm đồ chơi; kỹ thuật phục
vụ đơn giản : cắt, khâu, thêu và nấu
ăn đơn giản: kỹ thuật trồng cây và
chăn nuôi : kĩ thuật trồng rau, hoa và chăn
nuôi gà, thỏ; lắp ghép mô hình kỹ thuật : mô hình
cơ và điện
17. Âm nhac 2
4 đvht
Điều kiện tiên
quyết: không
Giới thiệu những kiến thức sơ
giản về nhạc lý phổ thông: cao độ âm thanh, trường độ âm thanh, các
kí hiệu ghi cao độ, trường độ ;
nhịp, phách. Các loại nhịp;
Cung, quãng. Dấu hoá, hoá biểu...; Điệu thức; rèn luyện đọc các bản
nhạc và đọc ứng dụng các bài hát trong
chương trình âm nhạc ở trường tiểu
học.
18. Mỹ thuật 2
4 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Giới thiệu một
số kiến thức chung về trang trí và màu sắc;
luyện tập khả năng quan sát, luyện tập một số
kỹ năng vẽ các vật mẫu thông qua cấu trúc,
hình thể, tỉ lệ và các tương quan đậm
nhạt, màu sắc... của
vật mẫu, cung cấp một
vài kỹ năng vẽ các mẫu vật. giới thiệu
một số kiến thức cơ bản về
trang trí và màu sắc trong trang trí; vẽ các bài trang trí cơ
bản (hình vuông, hình tròn, đường diềm); chép và
thể hiện các hoạ tiết trang trí dân tộc.
19. Thể dục
4 đvht
Điều kiện tiên quyết
: Giáo dục thể chất
Bao gồm các kiến thức và kỹ năng cơ
bản về: đội hình đội ngũ, thể
dục tay không, thể dục thực dụng, thể
dục với dụng cụ đơn giản, thể
dục đồng diễn, nhảy dây, điền kinh và
bơi lội.
20. Phương pháp tổ chức công tác
Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh 2 đvht
Điều kiện tiên
quyết: không
Giới thiệu mục đích, tính chất, vị
trí, vai trò, nhiệm vụ của Đội thiếu niên
tiền phong Hồ chí minh; một số nội dung, nguyên
tắc, nội dung, hình thức và phương pháp công tác
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; công tác
Sao nhi đồng ở trường tiểu học.
21. Giáo dục
hoà nhập học sinh khuyết tật ở tiểu
học 3 đvht
Điều kiện tiên quyết : Tâm lý học lứa tuổi và
Tâm lý học sư phạm, Lý luận giáo dục ở
tiểu học và Lý luận dạy học ở tiểu
học.
Bao
gồm những kiến thức cơ bản về các
loại tật, một số kỹ năng cần
thiết giúp sinh viên có thể tổ chức hoạt
động giáo dục hoà nhập cho học sinh bị các
loại tật khác nhau.
22. Dạy
học lớp ghép
3 đvht
Điều kiện tiên
quyết: Tâm lý
học lứa tuổi và Tâm lý sư phạm, Lý luận giáo
dục tiểu học và Lý luận dạy học tiểu
học.
Giới thiệu chung về lớp ghép, môi
trường dạy học lớp ghép và hình thức
tổ chức dạy học ở lớp ghép. Kế hoạch
dạy học, kế hoạch bài học lớp ghép. Dạy
học nhóm và dạy học sinh cách học trong môi
trường học tập lớp ghép.
23. Phương pháp
dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc
ở tiểu học 3 đvht
Điều kiện tiên quyết : Tiếng Việt 1, Tiếng
Việt 2, Phương pháp dạy học tiếng Việt
1, Phương pháp dạy học tiếng Việt 2.
Giới thiệu một số nội dung dạy
tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở tiểu
học; dạy âm vần,
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt
và phương pháp dạy các kỹ năng này phù hợp với
các đối tượng học sinh dân tộc.
Phụ
lục II
KHỐI KIẾN THỨC LIÊN THÔNG
TỪ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG LÊN TRÌNH ĐỘ
ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO
DỤC TIỂU HỌC
(Kèm theo Quyết định
Số.39./2006/QĐ-BGDĐT. ngày 02.tháng 10..năm 2006
của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo )
1.Đối
tượng đào tạo :
Đào tạo những giáo viên tiểu học từ
trình độ cao đẳng lên trình độ đại
học ngành Giáo dục tiểu học.
2.Khối
lượng kiến thức toàn khoá :
61 đvht
61 đơn vị học
trình (đvht) chưa kể nội dung kiến thức Giáo
dục quốc phòng.
Trong đó :
2.1. Kiến thức
giáo dục đại cương tối thiểu : 15 đvht
- Các học phần
bắt buộc:
8đvht*
1 |
Các học phần lí luận
Mác – Lênin |
5 |
2 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam
|
3 |
* Chưa
kể Giáo dục quốc phòng
- Các
học phần tự chọn: 7đvht
Lựa
chọn trong các học phần sau :
1 |
Ngôn
ngữ học đại cương |
4 |
2 |
Lịch
sử văn minh thế giới |
3 |
3 |
Pháp
luật đại cương |
3 |
4 |
Nhập môn khoa
học giao tiếp
|
3 |
2.2.Kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp tối thiểu : 46 đvht
a.Kiến thức ngành
31đvht
- Các hoc phần bắt
buộc: 25 đvht
1 |
Tiếng Việt 3 |
3 |
2 |
Tiếng Việt 4 |
2 |
3 |
Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học 3 |
2 |
4 |
Văn học 2 |
2 |
5 |
Toán học 3 |
3 |
6 |
Toán học 4 |
3 |
7 |
Phương pháp dạy học
Toán ở tiểu học 3 |
3 |
8 |
Cơ sở
Tự nhiên và Xã hội 2 |
3 |
9 |
Cơ sở
Tự nhiên và Xã hội 3 |
4 |
- Các học phần tự
chọn : 6 đvht
Lựa chọn
trong các học phần sau :
1 |
Giáo
dục hoà nhập học sinh khuyết tật, tàn tật
ở tiểu học |
3 |
2 |
Dạy học lớp ghép |
3 |
3 |
Phương pháp dạy học
tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở tiểu
học |
3 |
b.Thực tập sư
phạm:
5 đvht
2.3. Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) 10 đvht