Quyết định 172/2006/QĐ-UBND TP.HCM Chương trình hành động chấn chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________

Số: 172/2006/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2006

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHẤN CHỈNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

_________________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”;

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Ban Thường vụ Thành ủy về chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1914/GD-ĐT ngày 18 tháng 11 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động chấn chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Lê Hoàng Quân

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VỀ CHẤN CHỈNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 172/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII với mục tiêu chấn hưng giáo dục và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo một cách toàn diện;

Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”;

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05-CT/TU ngày 22 tháng 01 năm 1997 của Thành ủy khóa VI thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Ban Thường vụ Thành ủy về chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động “chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố” từ nay đến năm 2010 như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được của ngành giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu suất đào tạo; phấn đấu hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục; đồng thời khắc phục có hiệu quả những tồn tại yếu kém của ngành, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, chạy trường, chạy lớp tiêu cực và lạm thu trong trường học.

2. Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

3. Thực hiện tốt chủ đề tư tưởng “Sống có trách nhiệm” trong toàn ngành giáo dục, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các tổ chức xã hội trong nhà trường ra sức xây dựng môi trường học tập tích cực, sáng tạo; lấy mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy chữ, dạy làm người làm phương châm hành động; phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu phát triển của các cấp học, ngành học theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ thành phố nhằm đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, sáng tạo trong học tập, lao động, có sức khỏe và hiểu biết, chấp hành tốt quy định của pháp luật.

4. Tiếp tục huy động các nguồn lực trong xã hội, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang bị phương tiện giảng dạy từng bước hiện đại, đảm bảo điều kiện học tập tốt, với sĩ số học sinh hợp lý; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về lượng và cơ cấu, có phẩm chất và chuyên môn giỏi.

5. Quy hoạch phát triển ngành giáo dục toàn diện, vững chắc; cân đối ở các cấp học, ngành học, thực hiện liên thông, công bằng trong giáo dục; không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, tạo môi trường và điều kiện xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và thành phố.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, bậc học

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và thành phố về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng trong trường học; ngành giáo dục - đào tạo cần quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức đầy đủ tình hình của đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển, tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp học, ngành học, coi giáo dục - đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”; ra sức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục - đào tạo thành phố.

b) Thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành; thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực phát huy tính năng động và sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức, có biện pháp giảm tải chương trình học, tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhà trường, xây dựng dữ liệu trên mạng, thực hiện giáo trình, học liệu điện tử.

c) Tiếp tục đổi mới công tác thi cử, đánh giá học sinh thông qua giáo viên dạy lớp; đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học; giảm thiểu những kỳ thi mang tính hình thức. Đổi mới quy chế tuyển sinh các lớp đầu cấp; không mở các lớp chuyên, lớp dự bị trong các trường công.

d) Ngành giáo dục - đào tạo thành phố và các địa phương có biện pháp khắc phục ngay những tiêu cực của ngành về dạy thêm, học thêm tràn lan, chạy trường tiêu cực, lạm thu và bệnh thành tích trong giáo dục; có cơ chế khuyến khích động viên phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” để mỗi trường học là một điểm sáng văn hóa, với môi trường sư phạm trong sạch, mô hình quản lý tiên tiến, một tập thể đoàn kết, gắn bó vì sự nghiệp trồng người và mỗi thầy giáo, cô giáo là gương sáng cho học sinh noi theo.

2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

a) Xây dựng đề án cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu cho các ngành học, bậc học và các môn học.

b) Xây dựng cơ cấu chức danh, tổ chức bộ máy, biên chế trong các trường học theo yêu cầu thực tiễn của thành phố và địa phương; trên cơ sở đó, có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ tu nghiệp cho giáo viên.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra, phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức ngành giáo dục; thực hiện tốt kế hoạch luân chuyển cán bộ quản lý, thuyên chuyển giáo viên.

c) Có biện pháp và chính sách cụ thể đưa ra khỏi ngành những cán bộ, giáo viên yếu kém về năng lực, mất phẩm chất; không để giáo viên yếu kém chuyên môn đứng lớp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực trên địa bàn thành phố như thời gian vừa qua.

d) Đẩy mạnh việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong tổ chức điều hành hoạt động của nhà trường, nâng cao điều kiện làm việc, học tập, rèn luyện của cán bộ quản lý và giáo viên; có cơ chế chính sách đặc thù trợ cấp cho giáo viên ngoại thành các địa phương thật sự khó khăn.

e) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể ở từng trường học; trước nhất là trách nhiệm của Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm, Ban Đại diện cha mẹ học sinh... chăm lo sự nghiệp giáo dục ở từng đơn vị, tránh lãng phí trong sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, trường lớp.

3. Hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường học tại các địa phương và quận - huyện, đảm bảo điều kiện học tập của học sinh và nâng cao chất lượng đào tạo

a) Từ nay đến hết quý I năm 2007, Ủy ban nhân dân quận - huyện phải hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2010 - 2020 (theo Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố) trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân quận - huyện, trên cở sở quy hoạch đã được duyệt, khẩn trương lập dự án, đề ra lộ trình thực hiện các dự án một cách tích cực để sớm đưa các công trình vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thành phố; đảm bảo các yêu cầu học 02 buổi/ngày, về sĩ số trong lớp và yêu cầu học tập, hoạt động của học sinh cả ngày trong trường học vào năm 2010 theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

c) Có giải pháp đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng đào tạo đồng đều giữa các trường, giữa các địa phương, giữa các quận nội thành với các quận mới và các huyện ngoại thành; tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, tiếp cận nhanh với phương pháp giảng dạy tiên tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của thành phố ngang tầm với khu vực và thế giới; phát huy tính sáng tạo của học sinh.

d) Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề trên địa bàn thành phố, gắn đào tạo nghề theo địa chỉ, theo yêu cầu của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn của các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung của thành phố và khu vực.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập

a) Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng trường lớp, tăng cường trang thiết bị dạy học, mở rộng hệ các trường ngoài công lập; dành ngân sách để miễn giảm học phí cho học sinh nghèo; thực hiện tốt công bằng trong giáo dục.

b) Các cơ sở giáo dục công lập triển khai thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định.

c) Triển khai đề án “xây dựng xã hội học tập”; xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng đô thị, tận dụng cơ sở vật chất ở địa phương chăm lo điều kiện học tập, nâng cao dân trí, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người học tập.

d) Củng cố hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh ở các trường học, từ việc giới thiệu cử Ban Đại diện đến việc xây dựng cơ chế hoạt động và phát huy dân chủ trong phụ huynh học sinh để góp phần xây dựng nhà trường.

5. Tiếp tục nâng cao vai trò hệ thống chính trị, tổ chức xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

a) Tăng cường và phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức Đảng trong trường học đối với quá trình hoạt động của nhà trường, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội tại các cơ sở giáo dục; lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức tốt Hội nghị công nhân viên chức trong các trường học, cam kết thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể giữa Hiệu trưởng và cán bộ viên chức các trường.

b) Củng cố Hội đồng giáo dục các cấp, có cơ chế phối hợp để huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội về việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố.

c) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong trường học, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm, xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực, đẩy lùi các tiêu cực trong và xung quanh nhà trường.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các biện pháp cụ thể

a) Khẩn trương kiến nghị điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải trong chương trình giáo dục; giáo án giảng dạy phải bảo đảm tính khoa học, phù hợp tâm lý từng lứa tuổi, tránh chạy theo bệnh thành tích, chỉ tiêu, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

b) Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học về các quyết sách đổi mới phát triển sự nghiệp giáo dục về nội dung, chương trình dạy và học, về cơ cấu đầu tư; chính sách đối với giáo viên; đào tạo cán bộ quản lý. Ngành giáo dục và đào tạo cần chọn những vấn đề trọng tâm của ngành đăng ký thành những đề tài khoa học để tập trung giải quyết một cách căn cơ cho định hướng phát triển của ngành.

c) Tổ chức quán triệt nội dung Chưong trình hành động chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên, sinh viên, học sinh và các bậc phụ huynh, đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn, cam kết và có lộ trình khắc phục những yếu kém, tồn tại của nhà trường.

d) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động chấn chỉnh nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cấp thành phố do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Phó Trưởng Ban Thường trực và Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan làm thành viên Ban Chỉ đạo, nhằm tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng tâm của ngành giáo dục - đào tạo và ở các địa phương; Ban Chỉ đạo định kỳ tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Chương trình hành động.

2. Phân công thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo cùng với Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các đoàn thể xây dựng kế hoạch công tác cụ thể để thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố “về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố”. Chủ động phối hợp với các sở - ngành liên quan, nghiên cứu đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định cơ chế chính sách để thực hiện tốt nội dung Chương trình hành động này.

b) Thủ trưởng các Sở - ngành có liên quan phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nội dung sau:

- Sở Văn hóa và Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố đẩy mạnh tuyên truyền bằng việc nêu gương những điển hình, những mô hình giáo dục mới, tiên tiến của ngành giáo dục thành phố; có chuyên đề về giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về các chủ trương có liên quan đến sự phát triển của giáo dục - đào tạo thành phố.

- Sở Nội vụ đề xuất các chủ trương, biện pháp và phối hợp thực hiện các nội dung tại điểm 2 mục II.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính đề xuất các chủ trương biện pháp và phối hợp thực hiện các nội dung tại điểm 3 mục II.

- Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chủ trương, biện pháp và phối hợp thực hiện các nội dung tại điểm 4 mục II.

c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nội dung tại điểm 5 mục II.

d) Ủy ban nhân dân các quận - huyện có kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động này đến các Phòng, Ban chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. 

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Tháng 12 năm 2006: Triển khai Chương trình hành động đến các địa phương, ban ngành đoàn thể; Ủy ban nhân dân quận - huyện xây dựng chương trình hành động đến năm 2010, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương đến năm 2020 phù hợp với ngành và địa phương để triển khai đến các cơ sở trực thuộc thực hiện.

Các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục tổ chức thảo luận chương trình hành động, xem xét lại kế hoạch hoạt động của nhà trường, xem xét các điểm mạnh yếu, cần khắc phục để có giải pháp, cam kết và tiến độ giải quyết một cách cơ bản, kịp thời các tiêu cực mới nảy sinh.

2. Hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường học vào quý I năm 2007; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các trường học và kế hoạch đầu tư của Trung ương và thành phố theo các Chương trình mục tiêu quốc gia và trọng điểm của thành phố.

3. Tháng 8 năm 2007: Tổng kết năm học 2006 - 2007 và sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy. Các đơn vị tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động hàng năm để đánh giá, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo thực hiện ở những năm tiếp theo; cơ bản chấm dứt việc chạy trường tiêu cực và lạm thu trong nhà trường.

4. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học trong toàn thành phố vào năm 2008.

5. Tháng 8 năm 2010: Tổng kết thực hiện Chương trình hành động từ cấp cơ sở đến thành phố; đánh giá, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của thành phố. Xây dựng thành công các mô hình đào tạo tiên tiến, giải quyết triệt để tiêu cực trong nhà trường về dạy thêm, học thêm tràn lan, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục - đào tạo; đưa ngành giáo dục - đào tạo thành phố vươn lên đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Lê Hoàng Quân

 

 

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi