Thông tư 96/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 3/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cho người trồng và bán nguyên liệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 96/2001/TT-BTC

Thông tư 96/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 3/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cho người trồng và bán nguyên liệu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:96/2001/TT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:23/11/2001Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 96/2001/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2001/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 69/2001/QĐ-TTG NGÀY 03/5/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  VỀ VIỆC BÁN CỔ PHẦN ƯU ĐÃI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHO NGƯỜI TRỒNG VÀ BÁN NGUYÊN LIỆU

Thi hành Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cho người trồng và bán nguyên liệu; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỰC HIỆN MUA VÀ BÁN CỔ PHẦN THEO GIÁ ƯU ĐÃI
1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá được bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người trồng và bán nguyên liệu là các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nông sản, lâm sản ( bao gồm sản phẩm của các loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm) vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp chế biến).
2. Những cá nhân, hộ nông dân thực hiện nhận khoán sử dụng đất theo qui định của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp và bán cho doanh nghiệp chế biến (sau đây gọi chung là người cung cấp nguyên liệu), được mua cổ phần theo giá ưu đãi của các doanh nghiệp chế biến khi doanh nghiệp này thực hiện cổ phần hoá, nếu có đủ các điều kiện sau:
a- Trực tiếp sản xuất ra nông sản, lâm sản và đã bán sản phẩm này cho doanh nghiệp chế biến được ổn định ít nhất 3 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá.Trường hợp doanh nghiệp chế biến có thời gian hoạt động dưới 3 năm mà thực hiện cổ phần hoá, thì những người trực tiếp sản xuất ra nông lâm sản phẩm và đã bán cho doanh nghiệp chế biến kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập.
b- Thực tế có sử dụng đất được giao theo qui định của Nhà nước để trồng, sản xuất hàng nông sản, lâm sản và bán cho doanh nghiệp chế biến.
c- Khi bán nông sản, lâm sản cho doanh nghiệp chế biến phải thông qua hợp đồng kinh tế theo các qui định của pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng mua bán nguyên liệu do người cung cấp nguyên liệu trực tiếp ký kết với doanh nghiệp chế biến.
Trường hợp do đặc điểm hình thành vùng nguyên liệu không tập trung, phân tán với qui mô nhỏ, các hợp đồng mua bán nguyên liệu giữa người cung cấp nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến không thực hiện ký kết trực tiếp được, phải thông qua Nông trường, Hợp tác xã nông nghiệp, Hiệp hội nghề nghiệp ...(gọi chung là người Đại diện) trên địa bàn thì phải có sự uỷ quyền của người cung cấp nguyên liệu cho người đại diện ký hợp đồng.
3. Theo qui định tại Điều 4 Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước có qui trình sản xuất kinh doanh khép kín từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến, khi thực hiện cổ phần hoá bộ phận chế biến; những người thuần tuý chỉ thu gom nguyên liệu nông, lâm sản phẩm bán cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
II. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI VÀ XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN THEO GIÁ ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI CUNG CẤP  NGUYÊN LIỆU
1. Chế độ ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu:
- Giá trị Nhà nước ưu đãi trong mỗi cổ phần bán cho người cung cấp nguyên liệu được giảm 30% so với các đối tượng khác không được hưởng chế độ ưu đãi. Tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không được vượt quá 10% giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Tổng giá trị ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu qui định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ không vượt quá 3% giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và được trừ vào phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá.
- Mức ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không tính vào mức khống chế giá trị cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong doanh nghiệp qui định tại Điều 14 Nghị định số 44/1998/ NĐ-CP ngày 29/ 6/1998 của Chính phủ.
2. Xác định số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu được căn cứ vào:
- Diện tích đất được giao hợp pháp và thực tế được sử dụng vào trồng nguyên liệu để bán ổn định cho doanh nghiệp chế biến.
- Tổng giá trị cổ phần ưu đãi.
- Sản lượng nông, lâm sản mà người cung cấp trực tiếp sản xuất và đã bán cho doanh nghiệp chế biến trong thời gian 3 năm trước khi doanh nghiệp chế biến cổ phần hoá. Trường hợp người cung cấp nguyên liệu vừa trực tiếp sản xuất vừa thu mua nguyên liệu để bán cho doanh nghiệp chế biến, thì sản lượng nguyên liệu thu mua không được tính để xác định số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu.
Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi được tính theo số lượng nông sản, lâm sản do người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất bán cho doanh nghiệp chế biến. Doanh nghiệp chế biến căn cứ vào số liệu thu mua nguyên liệu thực tế hàng năm, diện tích đất trồng, năng suất cây trồng do UBND xã và cơ quan quản lý chuyên ngành nông, lâm nghiệp của địa phương xác nhận để xác định sản lượng nông, lâm sản phẩm do người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất bán cho doanh nghiệp, loại trừ sản lượng thu gom.  
Ví dụ về việc xác định số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu:  
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền là:   20.000.000.000 đồng thì:
+ Tổng giá trị cổ phần ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến mức tối đa là :  20.000.000.000 đ ( 10% =  2.000.000.000 đồng.
+ Tổng giá trị ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến là:  2.000.000.000 ( 30% = 600.000.000 đồng .
+ Tổng số cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không vượt quá 20.000 cổ phần (2.000.000.000đ : 100.000đ = 20.000 cổ phần). 
+ Tổng sản lượng nông, lâm sản phẩm mà người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất đã bán cho doanh nghiệp 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá là 200.000 tấn thì cứ bán 10 (mười) tấn sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến, người cung cấp nguyên liệu được mua 01(một) cổ phần theo giá ưu đãi.   
+ Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu như sau:        
Ông A có số nguyên liệu bán cho Nhà máy trong 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá là 100 tấn
Ông A được mua số cổ phần ưu đãi là 100 tấn: 10 tấn  = 10 cổ phần ưu đãi.
Ông A được hưởng giá trị ưu đãi là 10 ( 100.000 đ ( 30% = 300.000 đồng.
Nếu mua hết số cổ phần ưu đãi thì Ông A chỉ phải trả:
10 ( 100.000 đ ( 70% = 700.000 đồng.
Với cách tính tương tự như của Ông A, doanh nghiệp xác định số lượng cổ phần ưu đãi cho những người cung cấp nguyên liệu khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành nông lâm nghiệp địa phương nơi người cung cấp nguyên liệu cư trú để xác định diện tích đất trồng nguyên liệu ổn định và các đối tượng có đủ điều kiện được mua cổ phần theo giá ưu đãi theo qui định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này .
2. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá có bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu, phải lập phương án cổ phần hoá theo trình tự qui định tại Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/ 6/ 1998 của Chính phủ. Phương án bán cổ phần của doanh nghiệp phải có đầy đủ: căn cứ xác định số cổ phần ưu đãi và tổng giá trị ưu đãi sẽ bán cho người lao động trong doanh nghiệp và người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. 
3. Thẩm quyền phê duyệt Phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu thực hiện theo qui  định tại Điều 17 Nghị định số 44/1998/ NĐ-CP ngày 29/ 6/1998 của Chính phủ.
4. Giám đốc doanh nghiệp chế biến phê duyệt số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.
Trường hợp bán không đúng đối tượng, xác định không đúng số lượng gây thất thoát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì giá trị thất thoát sẽ trừ vào lợi tức sau thuế của Công ty cổ phần.
5. Các doanh nghiệp đã thực hiện bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu trước thời điểm ban hành Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì không điều chỉnh lại số lượng cổ phần ưu đãi theo quy định này.
IV.  ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 5 năm 2001 (kể từ ngày Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực).
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2001/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 69/2001/QĐ-TTG
NGÀY 03/5/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BÁN
CỔ PHẦN ƯU ĐàI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
CHO NGƯỜI TRỒNG VÀ BÁN NGUYÊN LIỆU

 

Thi hành Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cho người trồng và bán nguyên liệu; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỰC HIỆN MUA VÀ BÁN
CỔ PHẦN THEO GIÁ ƯU ĐàI

 

1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá được bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người trồng và bán nguyên liệu là các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nông sản, lâm sản ( bao gồm sản phẩm của các loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm) vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp chế biến).

2. Những cá nhân, hộ nông dân thực hiện nhận khoán sử dụng đất theo qui định của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp và bán cho doanh nghiệp chế biến (sau đây gọi chung là người cung cấp nguyên liệu), được mua cổ phần theo giá ưu đãi của các doanh nghiệp chế biến khi doanh nghiệp này thực hiện cổ phần hoá, nếu có đủ các điều kiện sau:

a- Trực tiếp sản xuất ra nông sản, lâm sản và đã bán sản phẩm này cho doanh nghiệp chế biến được ổn định ít nhất 3 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá.Trường hợp doanh nghiệp chế biến có thời gian hoạt động dưới 3 năm mà thực hiện cổ phần hoá, thì những người trực tiếp sản xuất ra nông lâm sản phẩm và đã bán cho doanh nghiệp chế biến kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập.

b- Thực tế có sử dụng đất được giao theo qui định của Nhà nước để trồng, sản xuất hàng nông sản, lâm sản và bán cho doanh nghiệp chế biến.

c- Khi bán nông sản, lâm sản cho doanh nghiệp chế biến phải thông qua hợp đồng kinh tế theo các qui định của pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng mua bán nguyên liệu do người cung cấp nguyên liệu trực tiếp ký kết với doanh nghiệp chế biến.

Trường hợp do đặc điểm hình thành vùng nguyên liệu không tập trung, phân tán với qui mô nhỏ, các hợp đồng mua bán nguyên liệu giữa người cung cấp nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến không thực hiện ký kết trực tiếp được, phải thông qua Nông trường, Hợp tác xã nông nghiệp, Hiệp hội nghề nghiệp ...(gọi chung là người Đại diện) trên địa bàn thì phải có sự uỷ quyền của người cung cấp nguyên liệu cho người đại diện ký hợp đồng.

3. Theo qui định tại Điều 4 Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước có qui trình sản xuất kinh doanh khép kín từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến, khi thực hiện cổ phần hoá bộ phận chế biến; những người thuần tuý chỉ thu gom nguyên liệu nông, lâm sản phẩm bán cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

 

II. CHẾ ĐỘ ƯU ĐàI VÀ XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN THEO
GIÁ ƯU ĐàI CHO NGƯỜI CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU

 

1. Chế độ ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu:

- Giá trị Nhà nước ưu đãi trong mỗi cổ phần bán cho người cung cấp nguyên liệu được giảm 30% so với các đối tượng khác không được hưởng chế độ ưu đãi. Tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không được vượt quá 10% giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Tổng giá trị ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu qui định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ không vượt quá 3% giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và được trừ vào phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá.

- Mức ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không tính vào mức khống chế giá trị cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong doanh nghiệp qui định tại Điều 14 Nghị định số 44/1998/ NĐ-CP ngày 29/ 6/1998 của Chính phủ.

2. Xác định số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu được căn cứ vào:

- Diện tích đất được giao hợp pháp và thực tế được sử dụng vào trồng nguyên liệu để bán ổn định cho doanh nghiệp chế biến.

- Tổng giá trị cổ phần ưu đãi.

- Sản lượng nông, lâm sản mà người cung cấp trực tiếp sản xuất và đã bán cho doanh nghiệp chế biến trong thời gian 3 năm trước khi doanh nghiệp chế biến cổ phần hoá. Trường hợp người cung cấp nguyên liệu vừa trực tiếp sản xuất vừa thu mua nguyên liệu để bán cho doanh nghiệp chế biến, thì sản lượng nguyên liệu thu mua không được tính để xác định số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu.

Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi được tính theo số lượng nông sản, lâm sản do người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất bán cho doanh nghiệp chế biến. Doanh nghiệp chế biến căn cứ vào số liệu thu mua nguyên liệu thực tế hàng năm, diện tích đất trồng, năng suất cây trồng do UBND xã và cơ quan quản lý chuyên ngành nông, lâm nghiệp của địa phương xác nhận để xác định sản lượng nông, lâm sản phẩm do người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất bán cho doanh nghiệp, loại trừ sản lượng thu gom.

Ví dụ về việc xác định số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu:

Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền là: 20.000.000.000 đồng thì:

+ Tổng giá trị cổ phần ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến mức tối đa là : 20.000.000.000 đ ´ 10% = 2.000.000.000 đồng.

+ Tổng giá trị ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến là: 2.000.000.000 ´ 30% = 600.000.000 đồng .

+ Tổng số cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không vượt quá 20.000 cổ phần (2.000.000.000đ : 100.000đ = 20.000 cổ phần).

+ Tổng sản lượng nông, lâm sản phẩm mà người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất đã bán cho doanh nghiệp 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá là 200.000 tấn thì cứ bán 10 (mười) tấn sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến, người cung cấp nguyên liệu được mua 01(một) cổ phần theo giá ưu đãi.

+ Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu như sau:

Ông A có số nguyên liệu bán cho Nhà máy trong 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá là 100 tấn

Ông A được mua số cổ phần ưu đãi là 100 tấn: 10 tấn = 10 cổ phần ưu đãi.

Ông A được hưởng giá trị ưu đãi là 10 ´ 100.000 đ ´ 30% = 300.000 đồng.

Nếu mua hết số cổ phần ưu đãi thì Ông A chỉ phải trả:

10 ´ 100.000 đ ´ 70% = 700.000 đồng.

Với cách tính tương tự như của Ông A, doanh nghiệp xác định số lượng cổ phần ưu đãi cho những người cung cấp nguyên liệu khác.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành nông lâm nghiệp địa phương nơi người cung cấp nguyên liệu cư trú để xác định diện tích đất trồng nguyên liệu ổn định và các đối tượng có đủ điều kiện được mua cổ phần theo giá ưu đãi theo qui định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này .

2. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá có bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu, phải lập phương án cổ phần hoá theo trình tự qui định tại Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/ 6/ 1998 của Chính phủ. Phương án bán cổ phần của doanh nghiệp phải có đầy đủ: căn cứ xác định số cổ phần ưu đãi và tổng giá trị ưu đãi sẽ bán cho người lao động trong doanh nghiệp và người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp.

3. Thẩm quyền phê duyệt Phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu thực hiện theo qui định tại Điều 17 Nghị định số 44/1998/ NĐ-CP ngày 29/ 6/1998 của Chính phủ.

4. Giám đốc doanh nghiệp chế biến phê duyệt số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.

Trường hợp bán không đúng đối tượng, xác định không đúng số lượng gây thất thoát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì giá trị thất thoát sẽ trừ vào lợi tức sau thuế của Công ty cổ phần.

5. Các doanh nghiệp đã thực hiện bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu trước thời điểm ban hành Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì không điều chỉnh lại số lượng cổ phần ưu đãi theo quy định này.

 

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 5 năm 2001 (kể từ ngày Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi