Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 638/QĐ-TCTK 2023 Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 638/QĐ-TCTK
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thống kê | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 638/QĐ-TCTK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thị Hương |
Ngày ban hành: | 17/07/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 638/QĐ-TCTK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG CỤC THỐNG KÊ Số: 638/QĐ-TCTK | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024
______________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-BKHĐT ngày 20 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định ban hành phương án điều tra thống kê được phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-TCTK ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2024 của Tổng cục Thống kê;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 2. Giao Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, các đơn vị có liên quan của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện điều tra đúng Phương án quy định.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo); - Lãnh đạo Tổng cục Thống kê; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để phối hợp chỉ đạo); - Lưu: VT.TTDL (5). | TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hương |
PHƯƠNG ÁN
Điều tra doanh nghiệp năm 2024
(Kèm theo Quyết định số 638/QĐ-TCTK ngày 17 tháng 7 năm 2023
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
__________________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA
1. Mục đích điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 thu thập các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) nhằm mục đích:
- Phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương;
- Phục vụ tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP) năm 2023, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế;
- Biên soạn “Sách trắng doanh nghiệp năm 2024” và “Sách trắng hợp tác xã năm 2024”;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp;
- Đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác.
2. Yêu cầu điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Phương án điều tra. Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ, thống nhất và không trùng chéo với các điều tra khác;
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả;
- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
1. Phạm vi điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố) đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành sau:
- Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc.
- Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
- Ngành T - Hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.
Do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này.
2. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra: Cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi một ngành kinh tế tại một địa điểm (đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn) của tất cả ngành kinh tế quốc dân (trừ ngành O, ngành U và ngành T trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân).
3. Đơn vị điều tra
Các tập đoàn; Tổng công ty; doanh nghiệp; hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và các chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán, ...
Chi nhánh hạch toán độc lập:
Là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền;
Có mã số thuế riêng 13 số; có con dấu riêng; tài khoản ngân hàng riêng, sử dụng hóa đơn và báo cáo tài chính sử dụng hóa đơn tại chi nhánh; trực tiếp kê khai thuế tại chi nhánh; có tổ chức bộ máy kế toán; tự lập và nộp Báo cáo tài chính tại chi nhánh.
Tập đoàn, tổng công ty gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 03 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng - danh sách kèm theo tại Phụ lục I).
III. LOẠI ĐIỀU TRA
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
1. Điều tra toàn bộ
Áp dụng đối với toàn bộ doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động.
2. Điều tra chọn mẫu
Áp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu. Các đơn vị điều tra mẫu sẽ thực hiện điền thêm thông tin Phiếu số 1/DN-MAU và các phiếu chuyên ngành.
Tiêu chí và phương pháp chọn mẫu:
- Tiêu chí chọn mẫu dựa vào 03 tiêu chí: loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế cấp 4 và doanh thu thuần.
- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
- Suy rộng kết quả: Mẫu chọn đại diện cho cấp tỉnh, thành phố theo ngành cấp 4 để suy rộng kết quả cho cấp tỉnh, thành phố đến ngành kinh tế cấp 4,
- Quy trình chọn mẫu được quy định tại Phụ lục II.
IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Thời điểm điều tra
Các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra.
2. Thời kỳ thu thập thông tin
Thời kỳ thu thập thông tin đối với các chỉ tiêu của cuộc điều tra là số liệu năm 2023. Các chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ như: Kết quả sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư thực hiện, sản lượng sản phẩm sản xuất và một số chỉ tiêu khác.
3. Thời gian điều tra
- Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2024 đến hết ngày 31/7/2024;
- Các tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp từ 5.000 doanh nghiệp trở lên: thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2024 đến hết ngày 30/6/2024;
- Các tỉnh, thành phố còn lại: thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2024 đến hết ngày 30/5/2024.
4. Phương pháp điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến.
Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê - Cục TTDL).
V. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 thu thập các thông tin sau:
- Thông tin nhận dạng: Thông tin định danh của đơn vị điều tra; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp;
- Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: số lao động; thu nhập của người lao động;
- Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;
- Thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Phiếu điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sử dụng 16 loại phiếu điều tra sau:
(1) Phiếu 1/DN-TB: Phiếu thu thập thông tin năm 2023 đối với doanh nghiệp.
(2) Phiếu số 1/DN-MAU: Phiếu thu thập thông tin năm 2023 đối với doanh nghiệp.
(3) Phiếu số 1.1/DN-MAUCN: Kết quả hoạt động công nghiệp năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động công nghiệp.
(4) Phiếu số 1.2/DN-MAUXD: Kết quả hoạt động xây dựng năm 2023 - Áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động xây dựng.
(5) Phiếu số 1.3/DN-MAUVTKB: Kết quả hoạt động dịch vụ vận tải, kho bãi năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động dịch vụ vận tải, kho bãi.
(6) Phiếu số 1.4/DN-MAULT: Kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động dịch vụ lưu trú.
(7) Phiếu số 1,5/DN-MAULH: Kết quả hoạt động dịch vụ từ hành năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động dịch vụ lữ hành.
(8) Phiếu số 1.6/DN-MAUDVGC: Kết quả hoạt động gia công hàng hóa với đối tác nước ngoài năm 2023 - Áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa trực tiếp cho nước ngoài.
(9) Phiếu số 1.7/DN-MAUFATS: Tình hình thực hiện góp vốn điều lệ năm 2023 - Áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
(10) Phiếu số 1.8/DN-MAUTCTD; Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính năm 2023 - Áp dụng cho doanh nghiệp/chi nhánh thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(11) Phiếu số 1.9/DN-MAUBH: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 - Áp dụng cho các công ty/chi nhánh kinh doanh bảo hiểm.
(12) Phiếu số 1.10/DN-MAUVĐT: vốn đầu tư thực hiện năm 2023 - Áp dụng cho doanh nghiệp trong năm 2023 có thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định... phục vụ hoạt động SXKD.
(13) Phiếu số 1.11/DN-MAUNL: Sản xuất kinh doanh và tiêu dùng năng lượng trong doanh nghiệp năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra về tiêu dùng năng lượng.
(14) Phiếu 1.12/QN-MAUTN: Kết quả hoạt động thương nghiệp năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp /Chi nhánh có hoạt động bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
(15) Phiếu 1.13/DN-MAUDVK: Kết quả hoạt động dịch vụ khác năm 2023 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh hoạt động dịch vụ khác.
(16) Phiếu số 2/DN-XNKDV: Phiếu thu thập thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2023 - Áp dụng cho doanh nghiệp được chọn vào mẫu điều tra xuất, nhập khẩu dịch vụ.
VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sử dụng các bảng phân loại thống kê sau:
1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ (VSIC 2018).
2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.
4. Danh mục công trình, hạng mục công trình xây dựng và năng lực mới tăng ban hành kèm theo phương án điều tra.
5. Danh mục các nước và vùng lãnh thổ do Tổng cục Thống kê quy định.
VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA
1. Quy trình xử lý thông tin
- Thông tin trên phiếu điều tra điện tử được lưu trữ trên hệ thống máy chủ của Tổng cục Thống kê ngày sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc cung cấp thông tin. Dữ liệu được kiểm tra, duyệt bởi giám sát viên các cấp (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương) và tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác làm sạch và xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin theo quy định của Phương án điều tra;
- Xử lý dữ liệu Điều tra doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử: Tổng cục Thống kê (Cục TTDL) xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và xử lý, phổ biến thông tin tập trung trên trang Thông tin điện tử của Điều tra doanh nghiệp;
- Kiểm tra, xử lý và chuyển đổi dữ liệu báo cáo tài chính của Tổng cục Thuế (TCT) sang dữ liệu Điều tra doanh nghiệp, gồm các việc:
(1) Nghiên cứu cấu trúc, nội dung các trường dữ liệu từ Tổng cục Thuế.
(2) Xây dựng các bảng danh mục, ánh xạ để chuyển đổi dữ liệu từ TCT sang cơ sở dữ liệu (CSDL) Tổng cục Thống kê.
(3) Xây dựng metadata, phần mềm chuyển đổi dữ liệu từ TCT vào CSDL điều tra doanh nghiệp.
(4) Kiểm tra, xác minh số liệu thực tế tại Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế và các Cục Thống kê cấp tỉnh.
(5) Tổng hợp số liệu từ CSDL thuế vào kết quả điều tra doanh nghiệp.
Tính toán các tham số chọn mẫu, tích hợp báo cáo tài chính vào dữ liệu điều tra, chuẩn hóa dữ liệu qua các bước kiểm tra logic theo không gian, thời gian và giữa các nguồn dữ liệu để phục vụ việc tính toán, tổng hợp, hiệu chỉnh và gán dữ liệu.
2. Tổng hợp kết quả điều tra
Kết quả của cuộc điều tra được tổng hợp theo:
- Hệ thống biểu đầu ra chung cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp, HTX theo cấp toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hệ thống biểu đầu ra của các chuyên ngành, nhằm tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện của khu vực doanh nghiệp và các chỉ tiêu trong báo cáo chính thức hằng năm của ngành Thống kê.
VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA1
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 được thực hiện theo kế hoạch sau:
Nội dung | Thời gian | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
I. Công tác chuẩn bị điều tra |
|
|
|
1. Xây dựng Phương án điều tra | Tháng 7-8/2023 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
2. Thiết kế và hoàn thiện phiếu điều tra | Tháng 7-8/2023 | Cục TTDL | Các đơn vị có liên quan |
3. Xây dựng các loại tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra | Tháng 10/2023 - 01/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
4. Xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra | Tháng 10/2023- 01/2024 | Các đơn vị liên quan | Cục TTDL |
5. Lập dàn chọn mẫu | Tháng 01- 02/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
6. Chọn mẫu | Tháng 02/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
7. Rà soát, hoàn thiện danh sách đơn vị điều tra | Tháng 02- 3/2024 | CTK | Cục TTDL |
8. Xây dựng các phần mềm phục vụ điều tra thu thập thông tin; kiểm tra, xử lý, làm sạch số liệu; tổng hợp kết quả đầu ra | Tháng 9/2023- 02/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
9. In tài liệu | Tháng 02- 3/2024 | CTK | Cục TTDL |
10. Tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên, quản trị hệ thống | Tháng 02- 3/2024 | CTK |
|
11. Tập huấn cáp trung ương và cấp tỉnh | Tháng 02- 3/2024 | Cục TTDL, CTK | Các đơn vị liên quan |
12. Tuyên truyền các cấp về cuộc điều tra | Tháng 03- 4/2024 | Vụ PCTT | Cục TTDL, CTK |
II. Triển khai thu thập thông tin |
|
|
|
1. Thu thập thông tin | Từ ngày 01/4 - ngày 31/7/2024 (quy định chi tiết tại mục 3, phần IV) | CTK | Cục TTDL, các đơn vị liên quan |
2. Kiểm tra, duyệt dữ liệu | Tháng 4 - 7/2024 | CTK | Cục TTDL, các đơn vị liên quan |
III. Xử lý thông tin điều tra và tích hợp với dữ liệu quản lý Thuế |
|
|
|
1. Xử lý thông tin điều tra |
|
|
|
1.1. Kiểm tra, làm sạch dữ liệu điều tra | Tháng 4-8/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
1.2. Chuẩn hóa và tích hợp các nguồn dữ liệu | Tháng 4-9/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
2. Xử lý, chuyển đổi dữ liệu khai thác thông tin từ dữ liệu quản lý thuế của Tổng cục Thuế |
|
|
|
2.1. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung các trường dữ liệu trong dữ liệu của TCT | Tháng 4-5/2024 | Cục TTDT | Các đơn vị liên quan |
2.2. Xây dựng các bảng danh mục, ánh xạ chỉ tiêu để chuyển đổi dữ liệu từ TCT sang cơ sở dữ liệu (CSDL) TCTK | Tháng 4-5/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
2.3. Xây dựng metadata, cập nhật phần mềm chuyển đổi dữ liệu từ TCT vào CSDL của TCTK. | Tháng 4-7/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
2.4. Kiểm tra, xác minh số liệu thực tế từ nguồn CSDL của TCT và kết quả điều tra doanh nghiệp. | Tháng 4-9/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
2.5. Tích hợp dữ liệu từ CSDL thuế vào kết quả điều tra doanh nghiệp. | Tháng 5-9/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
IV. Kiểm tra, giám sát, các hoạt động điều tra | Tháng 4-9/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
V. Nghiệm thu kết quả điều tra các cấp | Tháng 7-8/2024 | Cục TTDL | Các đơn vị liên quan |
VI. Tổng hợp và công bố kết quả : điều tra |
|
|
|
6.1. Biên soạn sách trắng doanh nghiệp, sách trang hợp tác xã | Tháng 12/2024- 3/2025 | Vụ CNXD | Cục TTDL |
6.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả chính thức điều tra doanh nghiệp | Tháng 12/2024- 3/2025 | Vụ CNXD | Cục TTDT |
6.3. Công bố kết quả chính thức điều tra và đưa lên cổng thông tin của TCTK | Tháng 12/2024 - 3/2025 | Vụ CNXD | Vụ TKTH Cục TTDL |
_______________________________
1 Các chữ viết tắt trong bảng: Vụ CNXD: Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng; Vụ TKQG: Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia; Vụ PCTT: Vụ pháp chế và Thanh tra thống kê; Vụ TKTH: Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê: CTK: Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA
1. Công tác chuẩn bị
a) Chọn mẫu, cập nhật danh sách đơn vị điều tra.
* Lập danh sách đơn vị điều tra
Cục TTDL chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan chọn mẫu các đơn vị điều tra; chủ trì phối hợp với Cục Thống kê rà soát, cập nhật đơn vị điều tra phục vụ công tác thu thập thông tin.
Danh sách đơn vị điều tra được lập dựa vào các nguồn sau:
- Danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra đã thu thập thông tin trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2023.
- Danh sách các doanh nghiệp đã thành lập trước năm 2023 nhưng điều tra doanh nghiệp năm 2023 chưa thu được phiếu.
- Danh sách doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 (do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thuế cấp).
- Danh sách chi nhánh hạch toán độc lập từ nguồn đăng ký thuế, kết quả tổng điều tra kinh tế 2021 và kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2023.
* Rà soát danh sách doanh nghiệp tăng mới trong năm 2023
Cục Thống kê tiến hành rà soát doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 tại địa bàn tỉnh, thành phố. Tiến hành xác minh các thông tin chủ yếu có liên quan gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và một số thông tin khác để làm cơ sở xác định đơn vị điều tra cho cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024 và phục vụ cho quy trình thực hiện phiếu điều tra web-form (phiếu điều tra trực tuyến).
b) Tuyển chọn giám sát viên và điều tra viên thống kê
- Cục Thống kê chủ trì tuyển chọn Điều tra viên (viết gọn là ĐTV) phục vụ công tác thu thập thông tin của cuộc điều tra. Trách nhiệm của ĐTV:
+ Tham dự đầy đủ và nghiêm túc lớp tập huấn dành cho điều tra viên;
+ Liên hệ với doanh nghiệp để cung cấp tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu) và hướng đăng nhập vào trang Web thu thập thông tin doanh nghiệp;
+ Hướng dẫn qui trình kê khai và giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp cung cấp thông tin theo yêu cầu của phương án điều tra;
+ Kiểm soát tiến độ, đôn đốc, nhắc nhở, hỗ trợ doanh nghiệp trả lời chính xác và đầy đủ các chỉ tiêu trong bảng hỏi phù hợp với thực tế của doanh nghiệp;
+ Kiểm tra thông tin do doanh nghiệp cung cấp và liên hệ lại nếu cần xác minh, chỉnh sửa và cập nhật lại thông tin;
+ Báo cáo cho giám sát viên phụ trách những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thu thập thông tin nằm ngoài qui định của phương án điều tra;
+ Định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả công việc được phân công.
- Giám sát viên (viết gọn là GSV) là lực lượng thực hiện công việc giám sát các hoạt động của ĐTV và hồ trợ chuyên môn cho GSV cấp dưới (nếu có) và các ĐTV trong quá thực hiện điều tra. Nhiệm vụ của GSV:
+ Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của điều tra viên;
+ Kiểm tra thông tin trên phiếu điều tra để thông báo cho điều tra viên những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh lại;
+ Thông báo cho điều tra viên những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý hoặc trả lời những câu hỏi của điều tra viên liên quan đến nghiệp vụ;
+ Trao đổi với giám sát viên cấp trên về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong quá trình điều tra.
c) Tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm
Cấp trung ương: Cục TTDL phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho GSV, công chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; lãnh đạo Cục Thống kê và giảng viên cấp tỉnh. Thời gian tổ chức hội nghị 01 ngày.
Cấp tỉnh: Cục Thống kê tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho GSV và ĐTV. Thời gian tập huấn là 02 ngày, trong đó tập huấn nghiệp vụ điều tra: 01 ngày; tập huấn sử dụng phần mềm điều tra và giám sát: 01 ngày.
d) Tài liệu điều tra
Tài liệu điều tra bao gồm các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng phần mềm do Tổng cục Thống kê biên soạn. Cục Thống kê chủ động in và phân phối theo khối lượng thực tế của đơn vị.
đ) Chương trình phần mềm
Chương trình phần mềm sử dụng trong điều tra bao gồm: chương trình phần mềm thu thập thông tin Web-form; chương trình chọn mẫu đơn vị điều tra; các chương trình quản lý giám sát, kiểm tra và duyệt phiếu điều tra điện tử, chương trình tổng hợp quả điều tra,... do Cục TTDL chủ trì xây dựng.
2. Công tác thu thập thông tin
Cục Thống kê chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác thu thập thông tin tại địa bàn, bảo đảm tiến độ và chất lượng thông tin thu thập.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra.
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: kiểm tra, giám sát việc tổ chức các lớp tập huấn, thu thập thông tin của đơn vị điều tra, số lượng và chất lượng thông tin do đơn vị cung cấp, ...
Hình thức kiểm tra, giám sát: kiểm tra, giám sát trực tuyến trên Trang Web điều hành tác nghiệp; kiểm tra, giám sát trực tiếp công tác tập huấn và thu thập thông tin.
Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, công tác kiểm tra giám sát chất lượng phiếu điều tra được thực hiện ngày trong quá trình thu thập thông tin, GSV thường xuyên kiểm tra dữ liệu trên chương trình phần mềm và thông báo đề nghị đơn vị, ĐTV xác minh hoàn thiện phiếu điều tra.
a. Đối với GSV cấp huyện
- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của ĐTV được phân công phụ trách;
- Kiểm tra chất lượng thông tin, thông báo cho ĐTV những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh để hoàn thành phiếu;
- Thông báo cho ĐTV những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý hoặc trả lời những câu hỏi của ĐTV liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng phần mềm;
- Báo cáo với GSV cấp tỉnh về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh hoặc những vấn đề kỹ thuật sử dụng phần mềm trong quá trình điều tra để thống nhất thực hiện.
b. Đối với GSV cấp tỉnh
- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của cấp huyện, ĐTV được phân công phụ trách.
- Kiểm tra chất lượng thông tin trên phiếu điều tra khi chương trình kiểm tra báo lỗi phiếu điều tra của các doanh nghiệp và thông báo tới GSV cấp huyện về những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh lại để hoàn thành phiếu;
- Thông báo cho GSV cấp huyện những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý; trả lời những câu hỏi của GSV cấp huyện liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng phần mềm,
- Báo cáo với GSV cấp Trung ương về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh hoặc những vấn đề kỹ thuật sử dụng phần mềm trong quá trình điều tra để thống nhất thực hiện tại địa phương.
c. Đối với GSV cấp Trung ương
Thực hiện giám sát, kiểm tra với các nhiệm vụ chính sau:
- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của các địa phương.
- Kiểm tra chất lượng thông tin trên phiếu điều tra khi chương trình kiểm tra báo lỗi phiếu điều tra của các doanh nghiệp và thông báo tới GSV cấp tỉnh về những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh lại để hoàn thành phiếu.
- Thông báo cho GSV cấp tỉnh những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý, trả lời những câu hỏi của GSV cấp tỉnh liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng phần mềm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
4. Nghiệm thu và xử lý thông tin
a) Nghiệm thu phiếu điều tra
Cục TTDL chủ trì nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục Thống kê chủ trì việc nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi tỉnh, thành phố.
b) Xử lý thông tin
Cục TTDL chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả điều tra; thực hiện tính quyền số và tổng hợp kết quả đầu ra theo yêu cầu của các đơn vị.
5. Chỉ đạo thực hiện
a. Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê
Chủ trì, phối hợp với Vụ CNXD, Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê và các đơn vị liên quan xây dựng phương án điều tra; xây dựng chương trình phần mềm xử lý việc thu thập thông tin, xử lý kết quả điều tra, trực tiếp chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, giám sát điều tra ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổng hợp kết quả cuộc điều tra.
b. Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng
Chủ trì xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra, kiểm tra hệ biểu tổng hợp kết quả đầu ra và phân tích kết quả điều tra. Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, phiếu điều tra; xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra; tổ chức tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu;..
c. Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ
Chủ trì thực hiện xây dựng mẫu biểu đầu ra, phân tích số liệu và biên soạn báo cáo liên quan lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
d. Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
Chủ trì thực hiện xây dựng mẫu biểu đầu ra liên quan quan đến tính toán giá trị sản xuất và các lĩnh vực phụ trách; phân tích số liệu và biên soạn báo cáo liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
đ. Các đơn vị chuyên ngành khác có liên quan trong Tổng cục Thống kê
Vụ Thống kê Nông Lâm nghiệp và Thủy sản, vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, ... xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra gửi Cục TTDL phục vụ xây dựng chương trình phần mềm; kiểm tra kết quả tổng hợp biểu điều tra, phân tích, công bố kết quả điều tra theo quy định.
e. Vụ Kế hoạch tài chính
Chủ trì, phối hợp với Cục TTDL dự toán kinh phí điều tra; phân bổ kinh phí; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao theo đúng chế độ hiện hành và duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị.
f. Văn phòng Tổng cục Thống kê
Chủ trì thanh toán đối với nội dung công việc do các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê thực hiện. Phối hợp với Cục TTDL tổ chức tập huấn nghiệp vụ cấp trung ương, tổ chức công tác kiểm tra, giám sát và các công việc khác liên quan đến cuộc điều tra.
g. Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê
Chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền và thanh tra đối với cuộc điều tra trên phạm vi cả nước theo đúng quy định, đồng thời hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra để các Cục Thống kê tổ chức kiểm tra, thanh tra thực hiện Phương án điều tra.
h. Cục Thống kê cấp tỉnh
Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện các công việc liên quan đến cuộc điều tra trên phạm vi tỉnh, thành phố.
Tổ chức, chỉ đạo toàn diện cuộc điều tra trên địa bàn tỉnh, thành phố từ khâu rà soát cập nhật đơn vị điều tra; tuyển chọn; tập huấn cho ĐTV và GSV; thu thập thông tin; giám sát, kiểm tra; nghiệm thu phiếu điều tra; ...
Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê thực hiện: Kiểm thử các loại phần mềm; hỗ trợ các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra cấp trung ương.
Để tạo sự ủng hộ của các cấp, các ngành và người dân đối với cuộc điều tra, Cục Thống kê xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân các cấp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều tra.
X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA
Kinh phí Điều tra doanh nghiệp năm 2024 do Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22/6/2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các quy định có liên quan.
Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra theo đúng quy định của văn bản hiện hành.
Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc Điều tra doanh nghiệp năm 2024 theo đúng nội dung của Phương án điều tra, văn bản hướng dẫn của Tổng cục và các chế độ tài chính hiện hành.
Các điều kiện vật chất khác: Sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành thống kê./.
Phụ lục I
DANH SÁCH CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP
CÓ HOẠT ĐỘNG HẠCH TOÁN TOÀN NGÀNH
1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
2. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
3. Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-Vinaphone);
4. Công ty cổ phần FPT;
5. Tổng công ty Viễn thông Mobiphone;
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
7. Tập đoàn Bảo Việt;
8. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh;
9. Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam;
10. Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam;
11. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife;
12. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex;
13. Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI);
14. Công ty TNHH bảo hiểm Dai - Ichi life;
15. Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam);
16. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
17. Tổng công ty Hàng không Việt Nam;
18. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam;
19. Công ty cổ phần Hàng không Vietjet;
20. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
21. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
22. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
24. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu;
25. Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín;
26. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam;
27. Ngân hàng TMCP Á Châu;
28. Ngân hàng TMCP Đông Á;
29. Ngân hàng TMCP Sài gòn;
30. Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội;
31. Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố HCM;
32. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng;
33. Ngân hàng TNHH một thành viên Dầu khí toàn cầu;
34. Ngân hàng TNHH một thành viên Đại Dương;
35. Ngân hàng TNHH một thành viên Xây dựng;
36. Ngân hàng TMCP An Bình;
37. Ngân hàng TMCP Bảo Việt;
38. Ngân hàng TMCP Bản Việt;
39. Ngân hàng TMCP Bắc Á;
40. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt;
41. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam;
42. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á;
43. Ngân hàng TMCP Hàng Hải;
44. Ngân hàng TMCP Kiên Long;
45. Ngân hàng TMCP Nam Á;
46. Ngân hàng TMCP Phương Đông;
47. Ngân hàng TMCP Quốc Tế;
48. Ngân hàng TMCP Quốc dân;
49. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín;
50. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương;
51. Ngân hàng TMCP Tiên Phong;
52. Ngân hàng TMCP Việt Á;
53. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex;
54. Ngân hàng Chính sách xã hội;
55. Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
56. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam;
57. Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông;
58. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
59. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội;
60. Tập đoàn công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel);
61. Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel;
62. Ngân hàng TMCP Quân đội;
63. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
64. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phụ lục II
QUY TRÌNH CHỌN MẪU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2024
A. CHỌN MẪU ĐIỀU TRA
I. LẬP DANH SÁCH TOÀN BỘ DOANH NGHIỆP
1. Danh sách các đơn vị điều tra được lập dựa trên các nguồn
- Danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra đã thu thập thông tin trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2023.
- Danh sách các doanh nghiệp đã thành lập trước năm 2023 nhưng điều tra doanh nghiệp năm 2023 chưa thu được phiếu.
- Danh sách doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 (do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thuế cấp).
- Danh sách chi nhánh hạch toán độc lập từ nguồn đăng ký thuế, kết quả Tổng điều tra kinh tế 2021 và kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2023.
2. Rà soát danh sách doanh nghiệp tăng mới trong năm 2023
- Dựa vào các nguồn trên Tổng cục Thống kê tiến hành lập danh sách các đơn vị điều tra và gửi về Cục Thống kê cấp tỉnh.
- Cục Thống kê cấp tỉnh tiến hành rà soát doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thành phố và tiến hành xác minh các thông tin chủ yếu của doanh nghiệp, bao gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và một số thông tin khác để làm cơ sở xác định đơn vị điều tra cho cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024 và phục vụ cho quy trình thu thập thông tin phiếu điều tra qua hình thức web-form (phiếu điều tra trực tuyến).
II. CHỌN MẪU ĐIỀU TRA PHIẾU 1/DN-MAU
Dàn mẫu doanh nghiệp và dàn mẫu hợp tác xã được xây dựng và tiến hành chọn mẫu độc lập theo cùng một phương pháp chọn mẫu.
Các tiêu chí xác định doanh nghiệp điều tra toàn bộ và doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra, bao gồm:
- Ngành kinh tế cấp 4.
- Doanh thu thuần theo ngành kinh tế cấp 4, loại hình doanh nghiệp, theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố).
Kết hợp kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thu thập được từ cuộc Điều tra doanh nghiệp năm 2023 với thông tin về doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2023 thu thập được từ Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng của Tổng cục Thuế.
1. Chọn mẫu điều tra phiếu 1/DN-Mau không suy rộng
Lập danh sách doanh nghiệp điều tra toàn bộ:
Dựa trên Danh sách các đơn vị điều tra được lập từ mục I, tiến hành cập nhật thông tin về doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2023 thu thập được từ Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng của Tổng cục Thuế... Sau đó, áp dụng cơ cấu doanh thu thuần theo ngành sạch từ kết quả Điều tra doanh nghiệp năm 2023 để phân bổ lại doanh thu thuần theo ngành sạch cho tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2023 theo Tờ khai Thuế hàng tháng.
Doanh thu thuần theo ngành sạch được phân bổ lại sẽ được sử dụng làm tiêu chí xác định doanh nghiệp tiến hành điều tra toàn bộ.
Bước 1: Sắp xếp các doanh nghiệp có doanh thu thuần ngành sạch giảm dần theo từng ngành kinh tế cấp 4 và theo tỉnh, thành phố.
+ Đối với ngành thương mại: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có tổng doanh thu thuần cộng dồn từ cao xuống thấp chiếm 40% tổng doanh thu thuần của từng ngành kinh tế cấp 4, của từng tỉnh, thành phố.
+ Đối với các ngành kinh tế khác ngành thương mại: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có tổng doanh thu thuần cộng dồn từ cao xuống thấp chiếm 50% tổng doanh thu thuần của từng ngành kinh tế cấp 4, của từng tỉnh, thành phố.
Bước 2: Chọn toàn bộ các doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp nhà nước có quyền chi phối chưa được chọn ở bước 1.
Bước 3: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được chọn ở bước 1.
Bước 4: Chọn toàn bộ các doanh nghiệp có chi nhánh/văn phòng đại diện trong đó có ít nhất 1 chi nhánh/văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2022 đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với tỉnh của trụ sở chính chưa được chọn ở bước 1, 2, 3.
Bước 5: Chọn toàn bộ các doanh nghiệp có hoạt động trong các ngành: vận tải (hàng không, đường biển và đường sắt); dịch vụ lưu trú; dịch vụ tài chính (64190, 64910) ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân chưa được chọn ở bước 1, 2, 3, 4 và đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh trong năm
Bước 6: Chọn toàn bộ các doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên đang hoạt động và có kết quả sản xuất kinh doanh trong năm chưa được chọn ở tất cả các bước trên.
2. Chọn mẫu điều tra Chọn mẫu điều tra phiếu 1/DN-Mau để tính hệ số suy rộng.
Bước 1: Lập dàn mẫu
Dàn mẫu bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp được lập danh sách tại mục I nhưng chưa được chọn mẫu ở mục I phần II. Dàn mẫu doanh nghiệp từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lập theo quy mô lao động (dưới 10 lao động, từ 10-49 lao động, từ 50-99 lao động) và theo ngành kinh tế cấp 4; trong mỗi ngành kinh tế thuộc dàn mẫu các doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của chỉ tiêu doanh thu năm 2023 (được lấy từ tờ khai thuế của Tổng cục Thuế).
Bước 2: Xác định số lượng mẫu điều tra
Nhóm lao động từ 50 - 99 người:
+ Chọn 30% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với 2 thành phố là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
+ Chọn 40% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với 5 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa.
+ Chọn 50% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với các tỉnh/thành phố còn lại.
Nhóm lao động từ 10 - 49 người:
+ Chọn 10% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với 2 thành phố là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
+ Chọn 15%) số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với 5 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa.
+ Chọn 20% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với các tỉnh/thành phố còn lại.
Nhóm lao động dưới 10 người:
+ Chọn 2% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với 2 thành phố là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
+ Chọn 4% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với 5 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa.
+ Chọn 6% số doanh nghiệp theo ngành kinh tế cấp 4 đối với các tỉnh/thành phố còn lại.
Bước 3: Chọn mẫu
Chọn mẫu doanh nghiệp điều tra dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Dựa trên số lượng dàn mẫu và số lượng mẫu điều tra, tiến hành xác định khoảng cách tổ k cho từng nhóm lao động và ngành kinh tế cấp 4 của từng tỉnh, thành phố
Công thức:
Trong đó:
- ni: số lượng doanh nghiệp được chọn mẫu của ngành kinh tế cấp 4 thứ i trong từng nhóm lao động.
- Ni: số lượng doanh nghiệp của ngành kinh tế cấp 4 thứ i trong từng nhóm lao động.
Sắp xếp các doanh nghiệp của từng nhóm lao động theo độ dốc giảm dần của doanh thu thuần theo ngành kinh tế cấp 4 của từng tỉnh, thành phố. Chọn ngẫu nhiên một doanh nghiệp tại vị trí i trong tổ đầu tiên của danh sách doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế cấp 4. Các doanh nghiệp mẫu được chọn tiếp theo là doanh nghiệp tại vị trí có thứ tự lần lượt là i+k, i+2k, i+3k... cho đến khi đủ số doanh nghiệp mẫu cần chọn.
3. Chọn mẫu Phiếu 1.11/DN- MAUNL
Dựa trên Danh sách các đơn vị điều tra được lập từ mục I, tiến hành cập nhật thông tin về doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2023 thu thập được từ Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng của Tổng cục Thuế... Sau đó, áp dụng cơ cấu doanh thu thuần theo ngành sạch từ kết quả Điều tra doanh nghiệp năm 2023 để phân bổ lại doanh thu thuần theo ngành sạch cho tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2023 theo Tờ khai Thuế hàng tháng.
Doanh thu thuần theo ngành sạch được phân bổ lại sẽ được sử dụng làm tiêu chí chọn mẫu.
Bước 1: Sắp xếp các doanh nghiệp có doanh thu thuần ngành sạch giảm dần theo từng ngành kinh tế cấp 4 toàn quốc
+ Chọn 100% doanh nghiệp tiêu thụ Khí thiên nhiên (CNG) và Nhiên liệu sinh khối (Gỗ nhiên liệu, bã mía, rơm, trấu ...)
+ Đối với ngành 23, 24, 25, 49, 50: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có tổng doanh thu thuần cộng dồn từ cao xuống thấp chiếm 70% tổng doanh thu thuần của từng ngành kinh tế cấp 4 toàn quốc.
+ Đối với ngành công nghiệp còn lại: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có tổng doanh thu thuần cộng dồn từ cao xuống thấp chiếm 30% tổng doanh thu thuần của từng ngành kinh tế cấp 4 toàn quốc.
+ Đối với các ngành kinh tế khác ngành công nghiệp: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có tổng doanh thu thuần cộng dồn từ cao xuống thấp chiếm 10% tổng doanh thu thuần của từng ngành kinh tế cấp 4 toàn quốc.
Bước 2: Chọn toàn bộ các doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp nhà nước có quyền chi phối chưa được chọn ở bước 1.
Bước 3: Chọn toàn bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
III. LẬP DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA PHIẾU 1/DN-TB
Doanh nghiệp thuộc diện điều tra phiếu 1/DN-TB thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp không được chọn điều tra phiếu 1/DN-MAU;
- Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD;
- Doanh nghiệp tạm ngừng để đầu tư đổi mới công nghệ hoặc tạm ngừng dưới một năm có đăng ký với Thuế;
- Doanh nghiệp mới thành lập đang đầu tư chưa đi vào SXKD;
- Doanh nghiệp trong năm không có kết quả SXKD nhưng có phát sinh chi phí SXKD (mua nguyên vật liệu, thuế VAT).
IV. CHỌN MẪU ĐIỀU TRA PHIẾU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU DỊCH VỤ (PHIẾU 2/DN-XNKDV)
Danh sách các đơn vị có xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ được lập như sau:
1. Các Tập đoàn, Tổng công ty: Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam; tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone); Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
Công ty cổ phần FPT; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); điều tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của toàn bộ Tập đoàn, Tổng công ty thông qua Văn phòng Tập đoàn và Tổng công ty, không điều tra các công ty độc lập trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty.
2. Các doanh nghiệp của một số ngành dịch vụ đặc thù sẽ được thực hiện theo danh sách doanh nghiệp mẫu điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2022, bao gồm:
+ Nhóm 1: DN có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ cảng hàng không và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải hàng không;
+ Nhóm 2: DN có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng hải và các dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải đường biển;
+ Nhóm 3: DN có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ bưu chính, chuyển phát và dịch vụ viễn thông;
+ Nhóm 4: DN có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm, dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến bảo hiểm;
+ Nhóm 5: DN có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính.
3. Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ khác (nhóm 6) sẽ thực hiện chọn mẫu như sau.
Dàn mẫu bao gồm các doanh nghiệp của 25 tỉnh/thành phố trên cơ sở kết hợp danh sách từ các nguồn sau:
- Danh sách các doanh nghiệp có phát sinh giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ với nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2023;
- Danh sách doanh nghiệp từ điều tra doanh nghiệp năm 2023.
Phương pháp chọn mẫu gồm 3 bước theo thứ tự ưu tiên như sau:
Bước 1: Chọn toàn bộ Danh sách các doanh nghiệp có phát sinh giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ với nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ kỳ gần nhất.
Bước 2: Sử dụng danh sách doanh nghiệp từ Điều tra doanh nghiệp năm gần nhất chọn ra các doanh nghiệp có đầy đủ 3 tiêu chí sau:
(1) Doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp (ngành C)
(2) Có thu chi về dịch vụ với nước ngoài;
Sắp xếp theo độ dốc doanh thu từ cao xuống thấp;
Tiếp tục chọn doanh nghiệp điều tra theo thứ tự doanh thu từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng mẫu quy định.
3. Số lượng mẫu
STT | Tỉnh/thành phố | Tổng số | Vận tải hàng không (nhóm 1) | Vận tải hàng hải (nhóm 2) | Bưu chính, viễn thông (nhóm 3) | Bảo hiểm (nhóm 4) | Tài chính ngân hàng (nhóm 5) | Dịch vụ khác (nhóm 6) |
| Tổng số | 2.408 | 5 | 123 | 10 | 14 | 125 | 2.131 |
1 | TĐ TCT khối ngân hàng | 38 |
|
|
|
| 38 |
|
2 | Hà Nội | 500 | 2 | 3 | 5 | 10 | 36 | 444 |
3 | Quảng Ninh | 40 |
| 6 |
|
|
| 34 |
4 | Bắc Giang | 30 |
|
|
|
|
| 30 |
5 | Vĩnh Phúc | 30 |
|
|
|
|
| 30 |
6 | Bắc Ninh | 50 |
|
|
|
|
| 50 |
7 | Hải Dương | 50 |
|
|
|
|
| 50 |
8 | Hải Phòng | 110 |
| 57 |
|
|
| 52 |
9 | Hưng Yên | 40 |
|
|
|
|
| 40 |
10 | Hà Nam | 50 |
|
|
|
|
| 50 |
11 | Thanh Hoá | 50 |
|
|
|
|
| 50 |
12 | Nghệ An | 20 |
| 1 |
|
|
| 19 |
13 | Hà Tĩnh | 10 |
| 2 |
|
|
| 8 |
14 | Thừa Thiên Huế | 20 |
| 1 |
|
|
| 19 |
15 | Đà Nẵng | 60 |
| 7 | 1 |
|
| 52 |
16 | Quảng Nam | 50 |
| 1 |
|
|
| 49 |
17 | Bình Định | 20 |
|
|
|
|
| 20 |
18 | Khánh Hòa | 20 |
| 1 |
|
|
| 19 |
19 | Lâm Đồng | 20 |
|
|
|
|
| 20 |
20 | Tây Ninh | 30 |
|
|
|
|
| 30 |
21 | Bình Dương | 180 |
|
|
|
| 1 | 179 |
22 | Đồng Nai | 150 |
|
|
|
| 2 | 148 |
23 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 90 |
| 9 |
|
|
| 81 |
24 | Thành phố Hồ Chí Minh | 680 | 3 | 31 | 3 | 4 | 48 | 591 |
25 | Long An | 30 |
|
|
|
|
| 30 |
26 | Cần Thơ | 40 |
| 4 |
|
|
| 36 |
B. SUY RỘNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
I. SUY RỘNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2024
Kết quả suy rộng được thực hiện cho từng tỉnh, TP và được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Suy rộng đối với các chi tiêu tổng số (hoặc chỉ có một chi tiêu đơn) suy rộng theo công thức:
Trong đó:
- Qn(SR-T): Giá trị chỉ tiêu n được suy rộng cho một ngành cấp 4 của tỉnh.
- : Tổng giá trị chỉ tiêu n tổng hợp từ mẫu điều tra của ngành cấp 4 trong phiếu số 1/DN-MAU.
- L(M): Tổng số lao động của ngành cấp 4 được chọn mẫu điều tra phiếu số 1/DN-MAU.
- Tổng số lao động của ngành cấp 4 được suy rộng.
Bước 2: Suy rộng đối với các chỉ tiêu chi tiết thuộc tổng số theo công thức:
Cn(SR-CT) = iq x Qn(SR-T) (2)
iq = qn(M)/Qn(M) (3)
Trong đó:
- Cn(SR-CT): Giá trị chỉ tiêu chi tiết suy rộng của chỉ tiêu n của ngành cấp 4.
- iq: Tỷ trọng giữa tổng giá trị chỉ tiêu chi tiết so với tổng giá trị của chỉ tiêu tổng số của các DN được chọn mẫu điều tra phiếu số 1/DN-MAU của ngành cấp 4.
- Qn(SR-T): Tổng giá trị chỉ tiêu tổng số được suy rộng của ngành cấp 4 tính được từ công thức (1).
- qn(M) : Tổng giá trị chỉ tiêu chi tiết của chỉ tiêu n tổng hợp từ các DN được chọn mẫu điều tra phiếu số 1/DN-MAU của ngành cấp 4.
- Qn(M) : Tổng giá trị chỉ tiêu tổng số n tổng hợp từ các DN được chọn mẫu điều tra phiếu số 1/DN-MAU của ngành cấp 4.
1. Suy rộng phiếu 1/DN-MAU và phiếu 1/DN-TB:
Hệ số suy rộng được tính riêng cho 2 khu vực doanh nghiệp và hợp tác xã.
1.1. Suy rộng phiếu số 1/ĐN-MAU
Đối tượng suy rộng là toàn bộ các doanh nghiệp đã được điều tra.
Trường hợp doanh nghiệp có báo cáo tài chính: Các chỉ tiêu đã được thu thập trong phiếu điều tra sẽ sử dụng kết quả thu thập từ điều tra để tính toán, tổng hợp. Các chỉ tiêu chưa được thu thập trong phiếu điều tra sẽ được kết nối và lấy thông tin từ BCTC thuế.
Trường hợp doanh nghiệp không có báo cáo tài chính đã thu thập được phiếu điều tra: Các chỉ tiêu đã được thu thập trong phiếu điều tra sẽ sử dụng kết quả thu thập từ điều tra để tính toán, tổng hợp; Các chỉ tiêu chưa được thu thập trong phiếu điều tra SC được tiến hành suy rộng theo công thức (1), (2), (3) cho từng nhóm lao động và ngành cấp 4.
1.2. Suy rộng phiếu số 1/DN-TB
Đối tượng suy rộng: là toàn bộ các doanh nghiệp đã được điều tra bao gồm:
Toàn bộ doanh nghiệp, HTX có TTHĐ =1,2
Những doanh nghiệp, HTX có tình trạng hoạt động khác 1, 2 nhưng có doanh thu thuần hoạt động SXKD (trong BCTC) lớn hơn 0.
Những doanh nghiệp, HTX có TTHĐ=5 và có tham gia tổng hợp kết quả đầu ra và sách trắng trong điều tra doanh nghiệp năm 2022.
Chỉ tiêu suy rộng:
Đối với các DN thu được phiếu và có BCTC: Các chỉ tiêu chưa được thu thập trong phiếu điều tra sẽ được kết nối và lấy thông tin từ BCTC thuế.
Đối với các DN thu được phiếu nhưng không có BCTC: Suy rộng toàn bộ các chỉ tiêu (theo toàn bộ các chỉ tiêu lấy từ BCTC) đối với doanh nghiệp có mã tình trạng hoạt động 1; Chỉ suy rộng các chỉ tiêu thu nhập của người lao động, tài sản, không suy rộng kết quả sản xuất kinh doanh (các chỉ tiêu doanh thu, trị giá vốn, lợi nhuận...) đối với doanh nghiệp thuộc mã tình trạng hoạt động là 2 và 5. Công thức suy rộng theo công thức (1), (2), (3).
2. Suy rộng phiếu 1.2/DN-MAUXD
2.1. Phạm vi suy rộng
Phạm vi suy rộng: Bao gồm toàn bộ doanh nghiệp 1/DN-TB có doanh thu lớn hơn 0 trong BCTC (không phân biệt tình trạng hoạt động) có mã ngành 41, 42,43.
2.2. Cách suy rộng
Suy rộng theo từng chỉ tiêu, từng ngành kinh tế cấp 4 của phiếu 1.2/DN-MAUXD và theo từng nhóm lao động (dưới 10 lao động, từ 10 đến 49 lao động và từ 50 đến 99 lao động) được chọn mẫu theo phương án điều tra doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Suy rộng đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất xây dựng
Công thức:
Trong đó:
- GODnjNi(SR-T): Giá trị sản xuất xây dựng của doanh nghiệp j trong nhóm lao động I của tỉnh/TP.
- : Tổng giá trị sản xuất xây dựng của từng ngành cấp 4 được tổng hợp từ Cột 5 Mục 3 trong phiếu 1.2/DN-MAUXD của tình/TP.
- : Tổng số lao động của tùng ngành cấp 4 được chọn mẫu điều tra phiếu số 1/DN-MAU. Phạm vi tính là toàn bộ DN tham gia tính từ phiếu 1.2/DN-MAUXD.
- : Tổng số lao động của từng ngành cấp 4 của DNj được suy rộng của phiếu 1/DN-TB.
Suy rộng đối với các chỉ tiêu chi tiết thuộc tổng số
Suy rộng đối với các chỉ tiêu chi tiết thuộc mục 2 của phiếu 1.2/DN- MAUXD
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu chi tiết suy rộng của chỉ tiêu n của DNj ngành cấp 4 của phiếu 1/DN-TB.
- : Tổng giá trị chỉ tiêu chi tiết của chỉ tiêu n tổng hợp từ các DN được chọn mẫu điều tra phiếu số 1.2/DN-MAUXD của ngành cấp 4.
- : Tổng giá trị sản xuất xây dựng tổng hợp từ mẫu điều tra phiếu 1.2/DN-MAUXD.
- : Được tính từ công thức (4)
Suy rộng đối với các chỉ tiêu của mục 3 của phiếu 1.2/DN-MAUXD
Đối với nhóm DN dưới 10 lao động gắn mã sản phẩm theo 1 ngành chính hoạt động trong phiếu 1/DN-TB.
Đối với các nhóm DN từ 10 lao động trở lên suy rộng theo mã sản phẩm theo tỷ trọng giá trị sản phẩm được tổng hợp từ mẫu 1.2/DN-MAUXD theo nhóm lao động:
Tên công trình: suy rộng.
Loại công trình: 1
Mã công trình: Theo ngành sân phẩm của phiếu 1.2/DN-MAUXD mục 3 tương ứng như sau:
41010 (SR nhà để ở)
41020 (SR nhà không để ở)
42 (SR công trình kỹ thuật dân dụng)
43 (SR hoạt động chuyên dụng)
Địa điểm XD: lấy địa điểm của tỉnh điều tra trong phiếu 1/DN-TB
Năm khởi công = Năm hoàn thành = 2023
(Tổng giá trị công trình, giá trị công trình từ khi khởi công đến hết năm 2023) = Giá trị sản xuất xây dựng trong năm 2023 và “Trong đó: Giá trị nhà thầu phụ thi công” sẽ được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
- : Giá trị sản xuất xây dựng thực hiện trong năm 2023 suy rộng của công trình mã ngành cấp 4 n của DNj của phiếu 1/DN-TB.
- : Tổng giá trị sản xuất xây dựng thực hiện trong năm 2023 của các công trình mã ngành cấp 4 (đối với ngành 41) và ngành cấp 2 (đối với ngành 42,43) n tổng hợp từ các DN được chọn mẫu điều tra phiếu số 1.2/DN- MAUXD. (Phần này tổng hợp lấy từ Mục 3 trong phiếu 1.2/DN-MAUXD).
- : Tổng giá trị sản xuất xây dựng tổng hợp từ mẫu điều tra phiếu 1.2/DN-MAUXD.
- : Được tính từ công thức (4).
Diện tích nhà ở mới tăng thêm: không suy rộng.
3. Suy rộng phiếu 1.3/DN-MAUVTKB
3.1. Suy rộng doanh thu theo công thức sau
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu n được suy rộng cho một ngành cấp 4 của tỉnh.
- : Tổng giá trị chỉ tiêu n tổng hợp từ mẫu điều tra của ngành cấp 4 trong phiếu số 1/DN-MAU.
- : Tổng số lao động của ngành cấp 4 được chọn mẫu điều tra phiếu số 1/DN-MAU.
- : Tổng số lao động của ngành cấp 4 được suy rộng.
3.2. Suy rộng cho chỉ tiêu sản lượng
a) Suy rộng cho Hành khách (492, 4931, 4932, 5021)/ Hàng hóa (4933, 5022) luân chuyển như sau
Bước 1: Tính đơn giá bình quân cho ngành cấp 4 dựa vào Mẫu của phiếu 1 -3/DN-MAUVTKB
Trong đó:
- Đgbqi: Đơn giá bình quân của ngành i.
- : Tổng doanh thu mẫu của ngành i.
- : Tổng doanh thu mẫu của ngành i.
- : Tổng khối lượng luân chuyển của ngành i.
Bước 2: Suy rộng cho các doanh nghiệp không thực hiện phiếu 1.3/DN- MAUVTKB:
Lưu ý: Chỉ tính suy rộng cho ngành cấp 4.
b) Suy rộng cho Hành khách (492. 4931, 4932, 5021)/Hàng hóa (4933, 5022) vận chuyển như sau:
Bước 1: Tính cự ly bình quân cho ngành cấp 4 dựa vào mẫu của phiếu I.3/DN-MAUVTKB.
Trong đó:
- Kmbqi: Cự ly bình quân của ngành i (i đến ngành cấp 4).
- : Tổng số luân chuyển mẫu.
-: Tổng số vận chuyển mẫu.
Bước 2: Tính suy rộng cho các doanh nghiệp không thực hiện phiếu 1/DN-MAU và phiếu 1.3/DN-MAUVTKB:
c) Suy rộng khối lượng bốc xếp hàng hóa thông qua cảng (ngành 52):
Bước 1: Dựa vào phiếu 1.3/DN-MAUVTKB để tính đơn giá bình quân cho 1 tấn bốc xếp.
Bước 2: Khi có đơn giá bình quân của mẫu thì tính suy rộng cho ngành cấp 4 của những doanh nghiệp/Chi nhánh không làm phiếu 1/DN-MAU và phiếu 1,3/DN-M.AUVTKB có hoạt động ngành 52 bằng cách:
Khối lượng hàng bốc xếp = Doanh thu suy rộng của những DN không làm phiếu 1/DN-MAU và phiếu 1,3/DN-MAUVTKB có hoạt động ngành 52/đơn giá bình quân.
d) Suy rộng số lượng phương tiện và tải trọng
Suy rộng số lượng phương tiện hành khách (ô tô dưới 9 chỗ mã sản phẩm 4932) dòng 07 mục I phần I phiếu 1.3/DN-MAUVTKB, ô tô trên 9 chỗ (4932) dòng 06 mục I phần I phiếu 1.3/DN-MAUVTKB, tàu ca nô chở khách (5021), hàng hóa (ô tô tải (49331, 49332), tàu ca nô chở hàng (5022)).
Bước 1. Tính doanh thu bq 1 phương tiện = Tổng doanh thu ngành i/Tổng số phương tiện ngành i) từ phiếu 1.3/DN-MAUVTKB.
Bước 2, Suy rộng số phương tiện = Doanh thu suy rộng của những DN không làm phiếu 1/DN-MAU và phiếu 1.3/DN-MAUVTKB có hoạt động ngành i/Doanh thu bình quân một phương tiện đã tính ở trên.
Suy rộng trọng tải hành khách (ô tô dưới 9 chỗ (4932) dòng 07 mục I phần I phiếu 1.3/ DN-MAUVTKB, ô tô trên 9 chỗ (4932) dòng 06 mục I phần I phiếu 1.3/ DN-MAUVTKB, tàu ca nô chở khách (5021), hàng hóa (ô tô tải (49331,49332), tàu ca nô chở hàng (5022)).
Bước 1, Tính doanh thu bq 1 trọng tải = Tổng doanh thu ngành i/tổng trọng tải ngành i từ phiếu 1.3/DN-MAUVTKB.
Bước 2. Suy rộng trọng tải = Doanh thu suy rộng của những DN không làm phiếu 1/DN-MAU và phiếu 1.3/DN-MAUVTKB có hoạt động ngành i/Doanh thu bình quân một trọng tải đã tính ở trên.
4. Thuật toán suy rộng phiếu 1.10/DN-MAUVĐT
Suy rộng và phân bổ riêng cho khu vực HTX và khu vực doanh nghiệp của từng tỉnh, thành phố theo nguyên tắc sau:
- DN phiếu 1/DN-TB có giá trị vốn đầu tư >0 thuộc tình trạng đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh sẽ phân bổ trên phần mềm ĐTDN và chuyển kết quả sau phân bổ sang phần mềm VĐT: phân bổ theo từng nhóm LHDN và từng nhóm lao động (dưới 10 lao động và trên 10 lao động)
- DN phiếu 1/DN-TB có giá trị vốn đầu tư >0 thuộc tình trạng đang hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phân bố và suy rộng trên phần mềm ĐTDN và chuyển kết quả suy rộng sang phần mềm VĐT, cách tính như sau:
+ Các DN được xác định trong nhóm điều tra toàn bộ theo phương án điều tra ở phiếu 1.10/DN-MAUVĐT không dùng để suy rộng và phân bổ cho phiếu 1/DN-TB
+ Các DN được chọn mẫu suy rộng theo phương án điều tra được chia thành hai nhóm lao động để thực hiện suy rộng và phân bổ, gồm: (1) Nhóm DN dưới 10 lao động; (2) nhóm từ 10 lao động trở lên
+ Các DN điều tra phiếu 1/DN-TB dưới 10 lao động phân bổ và suy rộng các chỉ tiêu của phiếu căn cứ vào phiếu 1.10/DN-MAUVĐT của các DN được chọn mẫu điều tra suy rộng theo phương án thuộc nhóm DN dưới 10 lao động.
+ Các DN điều tra phiếu 1/DN-TB từ 10 lao động trở lên phân bổ và suy rộng các chỉ tiêu của phiếu căn cứ vào phiếu 1.10/DN-MAUVĐT của các DN được chọn mẫu điều tra suy rộng theo phương án thuộc nhóm DN từ 10 lao động trở lên.
Quy trình phân bổ và suy rộng cho các chỉ tiêu như sau:
1. Phân bổ từng chỉ tiêu của phiếu 1/DN-TB đối với doanh nghiệp có giá trị vốn đầu tư >0 thuộc tình trạng đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh (5.3) như sau: phân bổ theo từng nhóm LHDN (nhà nước, ngoài nhà nước, FDI), theo nhóm lao động (dưới 10 lao động, trên 10 lao động) và theo ngành kinh tế cấp 2:
a, Phân bổ đối với các DN, HTX có phiếu 1/DN-TB tại câu A4 có giá trị vốn đầu tư >0 cho các chỉ tiêu khoản mục đầu tư: (xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản)
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu khoản mục thứ i của doanh nghiệp i được phân bổ theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị chỉ tiêu khoản mục thứ i của các doanh nghiệp tại phiếu 11.10/DN-MAUVĐT theo từng nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản không qua xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp có phiếu 1.10/DN-MAUVĐT theo từng nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp i tại câu A4 của phiếu 1/DN-TB được phân bổ theo từng nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
b, Phân bổ đối với các chỉ tiêu phần nguồn vốn
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu nguồn vốn i của doanh nghiệp i được phân bổ theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị chỉ tiêu nguồn vốn i của các doanh nghiệp tại phiếu 1.10/DN-VĐT theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng vốn của các doanh nghiệp thực hiện phiếu 1.10/DN- MAUVĐT theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng vốn của doanh nghiệp i sau suy rộng VLD theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
2. Suy rộng và phân bổ từng chi tiêu của phiếu 1/DN-TB đối với doanh nghiệp có giá trị vốn đầu tư >0 thuộc tình trạng thuộc các tình trạng hoạt động khác
Suy rộng và phân bổ cho từng chỉ tiêu của phiếu theo nhóm LHDN (nhà nước, ngoài nhà nước, FDI), theo nhóm lao động và theo ngành kinh tế cấp 2 đối với doanh nghiệp điều tra phiếu 1/DN-TB căn cứ vào phiếu 1.10/DN-MAUVĐT của các DN được chọn mẫu điều tra suy rộng theo phương án, cụ thể như sau:
(1) Phân bổ đối với các DN, HTX có phiếu 1/DN-TB tại câu A4 có giá trị vốn đầu tư >0 cho các chỉ tiêu khoản mục đầu tư: (xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định) theo nhóm LHDN (DN nhà nước, ngoài nhà nước, FĐ1), theo nhóm lao động và theo từng ngành cấp 2. (tức là: Doanh nghiệp thuộc nhóm loại hình nào thì được phân bổ theo cơ cấu khoản mục của DN thuộc nhóm loại hình đó cho từng nhóm lao động và ngành cấp 2 của phiếu 1.10VĐT được chọn mẫu để suy rộng)
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu khoản mục thứ i của doanh nghiệp i được phân bổ theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị chỉ tiêu khoản mục thứ i của các doanh nghiệp tại phiếu 11.10/DN-MAUVĐT theo từng nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản không qua xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định của các doanh nghiệp có phiếu 1.10/DN-MAUVĐT theo từng nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản không qua xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định của doanh nghiệp i tại câu A4 của phiếu 1/DN-TB được phân bổ theo từng nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
Lưu ý: Doanh nghiệp được tính phân bổ là DN thỏa mãn điều kiện: Có giá trị tại câu A4 phiếu 1/DN-TB >0.
Trong trường hợp phiếu 1.10/DN-MAUVĐT không có hệ số phân bổ của ngành cấp 2 thì mượn hệ số phân bổ của ngành cấp 1 của cùng nhóm LHDN và cùng nhóm lao động.
(2) Suy rộng đối với chỉ tiêu bổ sung vốn lưu động bằng hiện vật từ vốn tự có của phiếu 1/DN-TB có giá trị vốn đầu tư: căn cứ vào phiếu 1.10/DN- MAUVĐT các DN được chọn mẫu suy rộng để phân bổ giá trị vốn lưu động cho các DN điều tra phiếu 1/DN-TB có giá trị vốn đầu tư >0 theo từng loại hình doanh nghiệp, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2 tương ứng. Trong trường hợp nhóm mẫu ngành cấp 2 không có hệ số suy rộng thì mượn hệ số suy rộng ngành cấp 1 của cùng nhóm LHDN, cùng nhóm lao động của tỉnh.
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu vốn lưu động được suy rộng của doanh nghiệp i theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị chỉ tiêu vốn lưu động của các doanh nghiệp tại phiếu 1.10/DN-MAUVĐT theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- N(M): Tổng số DN thuộc nhóm LHDN, nhóm lao động và ngành cấp 2 tương ứng thực hiện phiếu 1.10/DN-MAUVĐT
Lưu ý:
- Doanh nghiệp được suy rộng là DN thỏa mãn điều kiện: Có giá trị tại câu A.4 phiếu ,1/DN-TB >0
- Trong trường hợp phiếu 1.10/DN-MAUVĐT không có DN điều tra ngành cấp 2 theo nhóm LHDN thì quy ước không cần suy rộng vốn lưu động cho phiếu 1TB.
(3) Phân bổ đối với các chỉ tiêu phần nguồn vốn theo nhóm loại hình doanh nghiệp và ngành cấp 2
Trong đó:
- : Giá trị chỉ tiêu nguồn vốn i của doanh nghiệp i được phân bổ theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng giá trị chỉ tiêu nguồn vốn i của các doanh nghiệp tại phiếu L12/DN-VĐT theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng vốn của các doanh nghiệp thực hiện phiếu 1.10/DN-MAUVĐT theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
- : Tổng vốn của doanh nghiệp i sau suy rộng VLD theo nhóm LHDN, theo nhóm lao động và theo ngành cấp 2
Lưu ý:
Doanh nghiệp được tính phân bổ là DN thỏa mãn điều kiện: (1) Có giá trị tại câu A.4 phiếu 1/DN-TB > 0.
Trong trường hợp phiếu 1.1,0/DN-MAUVĐT không có hệ số phân bổ của ngành cấp 2 thì mượn hệ số phân bổ của ngành cấp 1 của cùng nhóm lao động và cùng nhóm LHDN. Nếu không có hệ số của nhóm lao động đó thì không tính phân tổ theo nhóm lao động
(4) Giá trị vốn đầu tư của các DN có phiếu 1/DN-TB có giá trị vốn đầu tư >0 phân theo ngành mục đích đầu tư: DN ghi nhận ngành kinh doanh chính là ngành nào thì ghi nhận ngành đó là ngành mục đích đầu tư của DN (theo ngành cấp 2)
(5) Giá trị vốn đầu tư của các DN có phiếu 1/DN-TB có giá trị vốn đầu tư >0 phân theo tỉnh thành phố: DN kê khai địa chỉ thuộc tính/thành phố nào được tính đó là tỉnh/thành phố được đầu tư
5. Suy rộng phiếu 1.11/DN-MAUNL
Phạm vi suy rộng
Bao gồm toàn bộ doanh nghiệp điều tra phiếu 1/DN-TB (tất cả loạt hình) có tình trạng hoạt động 1,2,5 và DN điều tra phiếu 1/DN-MAU (không làm phiếu năng lượng).
Ghi chú: THHD = 5 giống như phạm vi suy rộng chung của phiếu 1/DN- TB bao gồm:
DN có DT thuần trong BCTC > 0
DN có BCTC, doanh thu thuần trong BCTC = 0 và thuộc phạm vi tổng hợp sách trắng năm 2022)
Hệ số suy rộng được tính trên toàn bộ phiếu 1/DN-TB và phiếu 1/DN-MAU ko làm phiếu 1.11/DN-MAUNL và suy rộng cho toàn bộ các loại năng lượng.
Cách suy rộng:
Suy rộng theo ngành cấp 4 và theo 3 nhóm lao động: Dưới 10 lao động, từ 10 đến 49 lao động và từ 50 lao động trở lên (bao gồm cả những DN trên 100 lao động) (ngành là ngành chỉnh của DN và lao động của DN lấy tại câu A3.2 (tổng số) của phiếu 1/DN-TB, phiếu 1/DN-MAU).
Trong trường hợp nhóm mẫu ngành cấp 4 không có hệ số suy rộng thì mượn hệ số suy rộng ngành cấp 3, cấp 2, cấp 1 của toàn quốc.
Trong trường hợp mẫu không có nhóm lao động để suy rộng thì hệ số suy rộng không tính theo nhóm lao động. Các chỉ tiêu cần suy rộng:
- Tồn kho đầu kỳ;
- Khối lượng mua vào;
- Khối lượng tiêu dùng phi năng lượng;
- Khối lượng tiêu dùng cho vận tải;
- Khối lượng tiêu dùng cho tiêu dùng cuối cùng (Hoạt động SXKD khác);
- Tồn kho cuối kỳ;
- Giá trị năng lượng mua vào;
- Đối với 2 chỉ tiêu khối lượng năng lượng đầu vào dùng để chuyển đổi sang năng lượng khác và khối lượng năng lượng thu được từ quá trình sản xuất chỉ lấy theo kết quả phiếu 1.11/DN-MAUNL, không suy rộng 2 chỉ tiêu này.
Suy rộng đối với các chỉ tiêu tổng số (hoặc chỉ có một chỉ tiêu đơn) theo công thức:
Trong đó:
- Qn(SR-T): Giá trị chỉ tiêu n được suy rộng cho một ngành cấp 4 và một nhóm lao động của toàn quốc.
- : Tổng giá trị chỉ tiêu n tổng hợp từ Phiếu 1.11/DN-MAUNL của ngành cấp 4 và nhóm lao động.
- L(M): Tổng số lao động của ngành cấp 4 và theo nhóm lao động của DN thực hiện phiếu 1.11/DN-MAUNL.
- L: Số lao động của doanh nghiệp được suy rộng
Ghi chú: Lao động của DN lấy tại câu A3.2 (tổng số) của phiếu 1/DN-TB hoặc phiếu 1/DN-MAU (không làm phiếu năng lượng).
II. SUY RỘNG KẾT QUẢ PHIẾU 2/DN-XNKDV
Suy rộng kết quả điều tra cho từng ngành được tiến hành theo các bước như sau:
(1) Kết nối Danh sách doanh nghiệp có phát sinh giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ kỳ điều tra liền kề trước đó (kỳ gốc) và kỳ điều tra hiện tại (kỳ báo cáo);
(2) Xác định giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có phát sinh kỳ gốc mà kỳ báo cáo không phát sinh;
(3) Xác định giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp mới phát sinh ở kỳ báo cáo.
Lấy chênh lệch phát sinh được cộng/trừ vào kết quả ở bước (1) để tính tốc độ tăng trưởng (It) về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
* Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu kỳ báo cáo so với kỳ gốc của các doanh nghiệp mẫu điều tra được tính như sau:
Trong đó:
- It: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
- dt: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp mẫu kỳ báo cáo.
- d0: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp mẫu kỳ gốc.
* Suy rộng kết quả: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ kỳ báo cáo được tính như sau:
Dt = D0 x It
Trong đó:
- Dt: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của dịch vụ kỳ báo cáo.
- D0: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của dịch vụ kỳ gốc.
- It: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
* Trường hợp doanh nghiệp mới được chọn trong kỳ điều tra này có trị giá xuất khẩu, nhập khẩu bằng 0 (không phát sinh) và toàn bộ doanh nghiệp được chọn đã điều tra kỳ trước có trị giá xuất khẩu, nhập khẩu khác 0 (toàn bộ các doanh nghiệp đều phát sinh trị giá xuất khẩu, nhập khẩu) thì bỏ qua bước (2) và thực hiện bước (3).