THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
Số: 314/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) giai đoạn 2012 - 2015” với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, có cơ cấu hợp lý; tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
II. NỘI DUNG
1. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than.
- Công nghiệp khoáng sản - luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản.
- Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn.
- Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Công nghiệp cơ khí.
- Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng.
- Quản lý, khai thác cảng; vận tải, kho bãi.
- Xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông.
- Thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; đào tạo; y tế.
c) Ngành, nghề kinh doanh khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Vốn điều lệ của Vinacomin: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Công Thương và thẩm định của Bộ Tài chính.
3. Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ:
- Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1 - Vinacomin.
- Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 - Vinacomin.
- Công ty Tuyển than Cửa Ông - Vinacomin.
- Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin.
- Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin.
- Công ty Kho vận Hòn Gai - Vinacomin.
- Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinacomin.
- Công ty Tư vấn quản lý dự án - Vinacomin.
- Công ty Tuyển than Khe Chàm - Vinacomin.
- Công ty Tuyển than Khe Thần - Vinacomin.
- Công ty Chế biến than Quảng Ninh - Vinacomin.
- Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng - Vinacomin.
- Ban Quản lý dự án nhà điều hành Vinacomin.
- Khách sạn Heritage Hạ Long - Vinacomin.
- Trung tâm cấp cứu mỏ - Vinacomin.
- Trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin.
4. Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên hiện có của Vinacomin giai đoạn 2012 - 2015:
a) Doanh nghiệp chuyển thành đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ:
- Công ty Than Mạo Khê - Vinacomin.
- Công ty Than Nam Mẫu - Vinacomin.
- Công ty Than Dương Huy - Vinacomin.
- Công ty Than Quang Hanh - Vinacomin.
- Công ty Than Thống Nhất - Vinacomin.
- Công ty Than Khe Chàm - Vinacomin.
- Công ty Than Hồng Thái - Vinacomin.
- Công ty Than Uông Bí - Vinacomin.
- Công ty Than Hòn Gai - Vinacomin.
- Công ty Than Hạ Long - Vinacomin.
b) Doanh nghiệp do Vinacomin nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Công ty mẹ - Tổng công ty Đông Bắc (Quản lý cùng Bộ Quốc phòng).
- Công ty mẹ - Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường - Vinacomin.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải - Vinacomin.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Địa chất mỏ - Vinacomin.
c) Doanh nghiệp do Vinacomin nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Doanh nghiệp do Vinacomin nắm giữ từ 65% đến 75% vốn điều lệ:
+ Công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Cao Sơn - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Mộng Dương - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin.
- Doanh nghiệp do Vinacomin nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ:
+ Công ty cổ phần Chế tạo máy - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Miền Trung - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Than Miền Nam - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu than - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Chế biến kinh doanh than Cẩm Phả - Vinacomin
+ Công ty cổ phần Giám định - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và Công nghiệp - Vinacomin.
+ Công ty cổ phần sắt Thạch Khê - Vinacomin
+ Công ty cổ phần Địa chất và Khoáng sản - Vinacomin
d) Doanh nghiệp do Vinacomin nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ:
- Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại.
- Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ.
- Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô.
- Công ty cổ phần Thiết bị điện.
- Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí.
- Công ty cổ phần Cơ khí Mạo Khê.
- Công ty cổ phần Cơ khí Hòn Gai.
- Công ty cổ phần Cơ khí ô tô Uông Bí.
- Công ty cổ phần Vận tải thủy.
- Công ty cổ phần Đại lý hàng hải.
- Công ty liên doanh Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Vinacomin Reththy (Campuchia).
đ) Doanh nghiệp cổ phần hóa trong giai đoạn 2012 - 2015:
- Vinacomin nắm giữ trên 75% vốn điều lệ:
+ Công ty mẹ - Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin.
- Vinacomin nắm giữ từ 51% đến 65% vốn điều lệ:
+ Công ty mẹ - Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin.
+ Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực - Vinacomin.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật tư - Vận tải và xếp dỡ - Vinacomin.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên (trực thuộc Công ty mẹ - Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin).
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhôm Lâm Đồng - Vinacomin.
- Vinacomin nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí đóng tàu - Vinacomin.
e) Thực hiện sáp nhập, giải thể, phá sản:
- Sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Địa chất Việt Bắc - Vinacomin vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Địa chất mỏ - Vinacomin.
- Giải thể:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Đồng Vông.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đá quý Việt - Nhật.
- Phá sản: Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Ninh - Vinacomin.
g) Các đơn vị sự nghiệp khoa học và giáo dục - đào tạo:
- Duy trì mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp:
+ Trung tâm Y tế lao động - Vinacomin.
+ Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam.
+ Viện Khoa học công nghệ mỏ - Vinacomin.
+ Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - Vinacomin.
- Hợp nhất các Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hữu Nghị - Vinacomin, Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - Vinacomin thành Trường Cao đẳng nghề Mỏ - Vinacomin.
5. Thoái hết vốn của Vinacomin tại các doanh nghiệp:
- Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm SHB - VINACOMIN.
- Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
- Công ty cổ phần Chứng khoán SHS.
- Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển khu Kinh tế Hải Hà.
- Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV - VN Partners.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển Nhà và Hạ tầng - Vinacomin.
- Công ty cổ phần Bóng đá Việt Nam.
6. Tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ;
b) Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành;
c) Hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực;
d) Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ;
đ) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
e) Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo của Vinacomin đối với người đại diện vốn của Vinacomin tại doanh nghiệp khác;
g) Kiện toàn tổ chức của các tổ chức đảng, đoàn thể trong Vinacomin.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương:
a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt quá thẩm quyền;
b) Trình Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
2. Bộ Tài chính: Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Vinacomin.
3. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Phần III Điều 1 Quyết định này.
4. Hội đồng thành viên Vinacomin:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2012;
b) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh; phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này và để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp nêu ở Khoản 5 Phần II Điều 1 Quyết định này. Xây dựng phương án thoái vốn đối với các doanh nghiệp nêu tại mục c Khoản 4 Điều 1 Quyết định này;
d) Tập trung thực hiện tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại Khoản 6 Phần II Điều 1 Quyết định này.
Xây dựng, triển khai thực hiện các quy chế, quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, của cán bộ quản lý theo quy định;
đ) Xây dựng phương án thành lập mới các doanh nghiệp để triển khai các dự án thực hiện theo quy định của pháp luật;
e) Chuyển nhượng, thoái vốn tại các dự án kém hiệu quả của Tập đoàn đang đầu tư tại nước ngoài theo quy định của nước sở tại;
g) Căn cứ Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học công nghệ, xây dựng lộ trình và quyết định, chuyển đổi các Viện thành doanh nghiệp khoa học công nghệ theo quy định; xây dựng đề án hợp nhất các trường, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để thành lập Trường cao đẳng nghề mỏ - Vinacomin theo quy định;
h) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTN, KTTH, PL, V.III;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Văn Ninh
|