Quyết định 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 28/2004/QĐ-TTg

Quyết định 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2004/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:04/03/2004Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Tổ chức lại sản xuất - Ngày 04/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg, về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường, có hiệu lực kể từ ngày 31/3/2004. Theo đó sẽ căn cứ thực trạng về công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu và tình hình tài chính, thực hiện phân loại các nhà máy đường theo 3 nhóm như sau: các Nhà máy đang hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục duy trì hiện trạng và có chính sách hỗ trợ để phát triển tốt hơn (nhóm 1), các Nhà máy phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hoá (nhà nước không nhất thiết phải giữ cổ phần) hoặc thí điểm: bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp (nhóm 2), các Nhà máy phải di chuyển đến địa điểm mới hoặc dừng sản xuất (nhóm 3). Đối với nhóm 1: thực hiện việc xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường... Đối với nhóm 2: khi thực hiện cổ phần hoá, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp, ngoài các biện pháp xử lý tồn tại và hỗ trợ tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, được áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau: áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, xác định lại thời hạn vay vốn đối với các khoản vay sau khi đã điều chỉnh lãi suất và vay ngoại tệ chuyển thành nội tệ, thời gian tối đa là 15 năm... Đối với nhóm 3: thực hiện thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy chế tài chính hiện hành, đối với các khoản lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất đường, sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp để xử lý...

Xem chi tiết Quyết định 28/2004/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 28/2004/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/2004/QĐ-TTG

NGÀY 04  THÁNG 3 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ

THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI

CÁC NHÀ MÁY VÀ CÔNG TY ĐƯỜNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nuớc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường (trong Quyết định này gọi chung là Nhà máy), nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đường tiếp tục phát triển, thực hiện mục tiêu 1 triệu tấn đường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Điều 2. Căn cứ thực trạng về công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu và tình hình tài chính, thực hiện phân loại các nhà máy đường theo 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các Nhà máy đang hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục duy trì hiện trạng và có chính sách hỗ trợ để phát triển tốt hơn;
Nhóm 2: Các Nhà máy phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hoá (nhà nước không nhất thiết phải giữ cổ phần) hoặc thí điểm : bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp;
Nhóm 3: Các Nhà máy phải di chuyển đến địa điểm mới hoặc dừng sản xuất.
Danh sách phân loại cụ thể nhóm các Nhà máy nêu tại phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Thực hiện các giải pháp xử lý khó khăn cho các Nhà máy sau khi phân loại.
1. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 1:
a/ Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.
b/ Đối với Nhà máy là công ty cổ phần vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng nhà máy hoặc Nhà máy thuộc doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước để góp vốn pháp định trong các liên doanh sản xuất chế biến đường, ngoài việc xoá nợ khoản nộp ngân sách nêu trên còn được áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2003.
Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 2: Khi thực hiện cổ phần hoá, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp, ngoài các biện pháp xử lý tồn tại và hỗ trợ tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, được áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau:
a/. áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2003, kể cả khoản vay nhận nợ bắt buộc phát sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2004 của các dự án đầu tư xây dựng nhà máy.
Đối với các khoản nợ vay ngoại tệ từ nguồn ngoài nước (ODA, vay thương mại) để nhập khẩu thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển vùng nguyên liệu của các Nhà máy đường cho phép chuyển đổi thành vay nội tệ tương ứng từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; tỷ giá chuyển đổi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc điều chỉnh lại lãi suất vay sau khi chuyển thành nội tệ tương ứng đối với từng nguồn ngoại tệ vay của các nhà máy đường theo nguyên tắc không vượt quá mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước.
Xác định lại thời hạn vay vốn đối với các khoản vay sau khi đã điều chỉnh lãi suất và vay ngoại tệ chuyển thành nội tệ, thời gian tối đa là 15 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; trường hợp thời gian vay trong các hợp đồng tín dụng đã ký trên 15 năm thì thực hiện theo thời gian trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức  tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b/ Xoá nợ lãi tiền vay đối với các khoản vay trong nước, các khoản nợ phí bảo lãnh, phí tái bảo lãnh phát sinh từ các khoản vay nước ngoài (bằng ngoại tệ, vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) do các tổ chức tín dụng trong nước bảo lãnh cho các nhà máy đường tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003. Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán và xử lý các khoản xoá nợ trên theo chế độ tài chính, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng.
c/ Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.
d/ Cấp bù chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vay nhập khẩu thiết bị (kể cả nợ vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) phát sinh đến ngày 31 tháng 12 năm 2003  nhưng chưa được xử lý. Bộ Tài chính căn cứ số liệu cụ thể của từng nhà máy đường để giải quyết.
đ/ Các khoản lỗ của các Nhà máy khi thực hiện cổ phần hoá hoặc thí điểm bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp được xử lý theo quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Đối với các Nhà máy đã hoàn thành  chuyển đổi sở hữu đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, khoản lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển sang công ty cổ phần được điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
e/ Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nuớc, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, thì Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay với lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. Thời hạn cho vay vốn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.
3. Đối với  các Nhà máy thuộc nhóm 3:
a/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc di chuyển Nhà máy Đường Quảng Bình, Nhà máy Đường Quảng Nam đến địa điểm mới phù hợp với quy hoạch phát triển ngành mía đường và vùng nguyên liệu. Việc di chuyển Nhà máy phải trên cơ sở Dự án đầu tư di chuyển nhà máy, phương án tài chính, sắp xếp lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo 2 Nhà máy đường lập Dự án đầu tư di chuyển, chính sách hỗ trợ, phương án xử lý nợ của Nhà máy và vùng nguyên liệu. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo  Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b/ Dừng sản xuất chế biến đường của Công ty Đường rượu bia Việt Trì (nay là Công ty Bia rượu VIGER), thực hiện các giải pháp tài chính, lao động như sau:
- Thực hiện thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy chế tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với các khoản lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất đường, sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp để xử lý. Đối với các khoản vay ngân hàng để đầu tư sản xuất chế biến đường của doanh nghiệp còn tồn đọng thực hiện phương án xử lý nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của các  ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với các khoản vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp, giao Quỹ Hỗ trợ phát triển xây dựng phương án xử lý các khoản nợ đầu tư xây dựng Nhà máy và vùng nguyên liệu của Nhà máy trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
- Cơ chế  hỗ trợ đối với lao động dôi dư sau khi dừng sản xuất áp dụng theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ đối với người lao động.
c/ Các doanh nghiệp nhà nước khác có sản xuất chế biến đường phải dừng sản xuất  để thực hiện sắp xếp lại, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cũng được xử lý tài chính và chính sách cho người lao động dôi dư của doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản này.
Điều 4. Về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Nhà máy đường phải tập trung chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng: trồng đủ diện tích theo quy hoạch, nhân nhanh diện tích mía giống mới có năng suất, chữ đường cao; đẩy mạnh thâm canh, nhất là áp dụng phương pháp trồng có tưới để nâng cao năng suất. Từ năm 2006 năng suất mía bình quân phải đạt trên 60 tấn/ha, chữ đường đạt trên 10 CCS đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc và năng suất đạt trên 90 tấn/ha, chữ đường đạt trên 8 CCS đối với các tỉnh phía Nam, bảo đảm có đủ nguyên liệu mía cho nhà máy ép đạt công suất thiết kế.
Chỉ đạo các Nhà máy lập dự án đầu tư phát triển giống mía, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông) vùng nguyên liệu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các dự án phát triển vùng nguyên liệu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước do Quỹ Hỗ trợ phát triển hướng dẫn và xử lý cụ thể. Nếu vay vốn tín dụng thương mại để đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu được áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ:  nhập khẩu và nhân giống mới; đầu tư hồ chứa nước, công trình thủy lợi đầu mối (kênh cấp 1,2) và giao thông trong vùng nguyên liệu. ủy ban nhân dân các tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài Nhà máy và ngoài vùng nguyên liệu.
3. Các nhà máy phải có kế hoạch và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía và ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Các Nhà máy thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía được áp dụng các chính sách ưu đãi quy định tại Quyết định về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Điều 5. Tổ chức chỉ đạo thực hiện.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể chương trình mía đường, trước mắt duy trì mức sản xuất 1,0 triệu tấn đường; việc mở rộng, tăng công suất nhà máy phải được xem xét từng trường hợp cụ thể.
- Hướng dẫn các địa phương giải pháp hỗ  trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm đối với nơi có vùng  nguyên liệu mà Nhà máy phải dừng sản xuất hoặc di chuyển.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các Nhà máy trên phạm vi cả nước trong việc sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu và đường, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá thị trường gây thiệt hại cho nhà máy và người trồng mía.
2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn xử lý khó khăn về tài chính và nội dung có liên quan cho các Nhà máy đường theo Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh có nhà máy đường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các Nhà máy đường xây dựng phương án sắp xếp lại và phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các Nhà máy đường theo nội dung Quyết định này, thời gian hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 2004.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện và chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường tổng hợp kết quả, triển khai, thực hiện Quyết định này, định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc triển khai, thực hiện phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các Nhà máy.
6. Thời gian thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi các Nhà máy đường trong 2 năm 2004 - 2005.
Bổ sung
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 7. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Nhà máy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

DANH SÁCH

PHÂN LOẠI, TỔ CHỨC LẠI CÁC NHÀ MÁY, CÔNG TY ĐƯỜNG
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2004)

I. NHÓM 1: CÁC NHÀ MÁY TIẾP TỤC DUY TRÌ HIỆN TRẠNG VÀ CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN TỐT HƠN.

1) Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn.

2) Công ty cổ phần Mía đường La Ngà.

3) Công ty cổ phần Đường Bình Định.

4) Công ty liên doanh Mía đường Nghệ An Tate and Lyle.

5) Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan.

6) Công ty TNHH Quốc tế Nagarjuna Long An.

7) Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam.

8) Công ty TNHH Mía đường Bourbon Tây Ninh.

9) Công ty liên doanh Mía đường Bourbon - Gia Lai.

II. NHÓM 2: CÁC NHÀ MÁY PHẢI TIẾN HÀNH SẮP XẾP LẠI, THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ HOẶC THÍ ĐIỂM BÁN, KHOÁN KINH DOANH VÀ CHO THUÊ DOANH NGHIỆP.

1) Công ty Đường Sơn Dương thuộc Tổng công ty Mía đường I.

2) Công ty Đường Nông Cống thuộc Tổng công ty Mía đường I.

3) Công ty Mía đường Trà Vinh thuộc Tổng công ty Mía đường I.

4) Công ty Mía đường Tuy Hoà thuộc Tổng công ty Mía đường II.

5) Công ty Mía đường Đồng Xuân thuộc Tổng công ty Mía đường II.

6) Công ty Đường Bình Dương thuộc Tổng công ty Mía đường II.

7) Công ty Đường Hiệp Hoà thuộc Tổng công ty Mía đường II.

8) Nhà máy Đường Quảng Phú thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

9) Nhà máy Đường An Khê thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

10) Nhà máy Đường Phổ Phong thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

11) Nhà máy Đường Kon Tum thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

12) Công ty Mía đường Hoà Bình.

13) Công ty Mía đường Cao Bằng.

14) Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang (Công ty mía đường).

15) Công ty Mía đường Sơn La.

16) Công ty Mía đường Sông Lam.

17) Công ty Mía đường Sông Con - Nghệ An

18) Công ty Mía đường Đắc Nông.

19) Công ty Mía đường 333.

20) Nhà máy Đường Ninh Hoà thuộc Công ty Đường Khánh Hoà.

21) Công ty Mía đường Phan Rang.

22) Công ty Mía đường Trị An.

23) Công ty Mía đường Tây Ninh.

24) Nhà máy Đường thô Tây Ninh thuộc Công ty CP Đường Biên Hoà.

25) Công ty Đường Bến Tre.

26) Xí nghiệp Đường Vị Thanh thuộc Công ty Mía đường Cần Thơ.

27) Xí nghiệp Đường Phụng Hiệp thuộc Công ty Mía đường Cần Thơ.

28) Công ty Mía đường Sóc Trăng.

29) Công ty Mía đường Kiên Giang.

30) Nhà máy Đường Thới Bình.

31) Nhà máy Đường Cam Ranh thuộc Công ty Đường Khánh Hoà.

32) Công ty Đường Bình Thuận thuộc Tổng công ty Mía đường II.

III. NHÓM 3: CÁC NHÀ MÁY PHẢI DI CHUYỂN HOẶC DỪNG SẢN XUẤT.

1) Công ty mía đường Quảng Nam thuộc Tổng công ty Mía đường II.

2) Công ty đường Quảng Bình thuộc Tổng công ty Mía đường I.

3) Công ty Bia rượu VIGER thuộc Tổng Công ty Mía đường I.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/2004/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ
THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI
CÁC NHÀ MÁY VÀ CÔNG TY ĐƯỜNG

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nuớc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển,

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường (trong Quyết định này gọi chung là Nhà máy), nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đường tiếp tục phát triển, thực hiện mục tiêu 1 triệu tấn đường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

 

Điều 2. Căn cứ thực trạng về công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu và tình hình tài chính, thực hiện phân loại các nhà máy đường theo 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các Nhà máy đang hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục duy trì hiện trạng và có chính sách hỗ trợ để phát triển tốt hơn;

Nhóm 2: Các Nhà máy phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hoá (nhà nước không nhất thiết phải giữ cổ phần) hoặc thí điểm : bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp;

Nhóm 3: Các Nhà máy phải di chuyển đến địa điểm mới hoặc dừng sản xuất.

Danh sách phân loại cụ thể nhóm các Nhà máy nêu tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Thực hiện các giải pháp xử lý khó khăn cho các Nhà máy sau khi phân loại.

1. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 1:

a/ Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.

b/ Đối với Nhà máy là công ty cổ phần vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng nhà máy hoặc Nhà máy thuộc doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước để góp vốn pháp định trong các liên doanh sản xuất chế biến đường, ngoài việc xoá nợ khoản nộp ngân sách nêu trên còn được áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2003.

Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 2: Khi thực hiện cổ phần hoá, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp, ngoài các biện pháp xử lý tồn tại và hỗ trợ tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, được áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau:

a/. Áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2003, kể cả khoản vay nhận nợ bắt buộc phát sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2004 của các dự án đầu tư xây dựng nhà máy.

Đối với các khoản nợ vay ngoại tệ từ nguồn ngoài nước (ODA, vay thương mại) để nhập khẩu thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển vùng nguyên liệu của các Nhà máy đường cho phép chuyển đổi thành vay nội tệ tương ứng từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; tỷ giá chuyển đổi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc điều chỉnh lại lãi suất vay sau khi chuyển thành nội tệ tương ứng đối với từng nguồn ngoại tệ vay của các nhà máy đường theo nguyên tắc không vượt quá mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước.

Xác định lại thời hạn vay vốn đối với các khoản vay sau khi đã điều chỉnh lãi suất và vay ngoại tệ chuyển thành nội tệ, thời gian tối đa là 15 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; trường hợp thời gian vay trong các hợp đồng tín dụng đã ký trên 15 năm thì thực hiện theo thời gian trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b/ Xoá nợ lãi tiền vay đối với các khoản vay trong nước, các khoản nợ phí bảo lãnh, phí tái bảo lãnh phát sinh từ các khoản vay nước ngoài (bằng ngoại tệ, vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) do các tổ chức tín dụng trong nước bảo lãnh cho các nhà máy đường tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003. Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán và xử lý các khoản xoá nợ trên theo chế độ tài chính, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng.

c/ Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.

d/ Cấp bù chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vay nhập khẩu thiết bị (kể cả nợ vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) phát sinh đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 nhưng chưa được xử lý. Bộ Tài chính căn cứ số liệu cụ thể của từng nhà máy đường để giải quyết.

đ/ Các khoản lỗ của các Nhà máy khi thực hiện cổ phần hoá hoặc thí điểm bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp được xử lý theo quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Đối với các Nhà máy đã hoàn thành chuyển đổi sở hữu đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, khoản lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển sang công ty cổ phần được điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

e/ Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nuớc, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, thì Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay với lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. Thời hạn cho vay vốn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.

3. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 3:

a/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc di chuyển Nhà máy Đường Quảng Bình, Nhà máy Đường Quảng Nam đến địa điểm mới phù hợp với quy hoạch phát triển ngành mía đường và vùng nguyên liệu. Việc di chuyển Nhà máy phải trên cơ sở Dự án đầu tư di chuyển nhà máy, phương án tài chính, sắp xếp lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo 2 Nhà máy đường lập Dự án đầu tư di chuyển, chính sách hỗ trợ, phương án xử lý nợ của Nhà máy và vùng nguyên liệu. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b/ Dừng sản xuất chế biến đường của Công ty Đường rượu bia Việt Trì (nay là Công ty Bia rượu VIGER), thực hiện các giải pháp tài chính, lao động như sau:

- Thực hiện thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy chế tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với các khoản lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất đường, sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp để xử lý. Đối với các khoản vay ngân hàng để đầu tư sản xuất chế biến đường của doanh nghiệp còn tồn đọng thực hiện phương án xử lý nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với các khoản vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp, giao Quỹ Hỗ trợ phát triển xây dựng phương án xử lý các khoản nợ đầu tư xây dựng Nhà máy và vùng nguyên liệu của Nhà máy trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Cơ chế hỗ trợ đối với lao động dôi dư sau khi dừng sản xuất áp dụng theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ đối với người lao động.

c/ Các doanh nghiệp nhà nước khác có sản xuất chế biến đường phải dừng sản xuất để thực hiện sắp xếp lại, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cũng được xử lý tài chính và chính sách cho người lao động dôi dư của doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản này.

 

Điều 4. Về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Nhà máy đường phải tập trung chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng: trồng đủ diện tích theo quy hoạch, nhân nhanh diện tích mía giống mới có năng suất, chữ đường cao; đẩy mạnh thâm canh, nhất là áp dụng phương pháp trồng có tưới để nâng cao năng suất. Từ năm 2006 năng suất mía bình quân phải đạt trên 60 tấn/ha, chữ đường đạt trên 10 CCS đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc và năng suất đạt trên 90 tấn/ha, chữ đường đạt trên 8 CCS đối với các tỉnh phía Nam, bảo đảm có đủ nguyên liệu mía cho nhà máy ép đạt công suất thiết kế.

Chỉ đạo các Nhà máy lập dự án đầu tư phát triển giống mía, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông) vùng nguyên liệu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các dự án phát triển vùng nguyên liệu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước do Quỹ Hỗ trợ phát triển hướng dẫn và xử lý cụ thể. Nếu vay vốn tín dụng thương mại để đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu được áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ: nhập khẩu và nhân giống mới; đầu tư hồ chứa nước, công trình thủy lợi đầu mối (kênh cấp 1,2) và giao thông trong vùng nguyên liệu. ủy ban nhân dân các tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài Nhà máy và ngoài vùng nguyên liệu.

3. Các nhà máy phải có kế hoạch và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía và ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Các Nhà máy thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía được áp dụng các chính sách ưu đãi quy định tại Quyết định về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

 

Điều 5. Tổ chức chỉ đạo thực hiện.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể chương trình mía đường, trước mắt duy trì mức sản xuất 1,0 triệu tấn đường; việc mở rộng, tăng công suất nhà máy phải được xem xét từng trường hợp cụ thể.

- Hướng dẫn các địa phương giải pháp hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm đối với nơi có vùng nguyên liệu mà Nhà máy phải dừng sản xuất hoặc di chuyển.

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các Nhà máy trên phạm vi cả nước trong việc sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu và đường, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá thị trường gây thiệt hại cho nhà máy và người trồng mía.

2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn xử lý khó khăn về tài chính và nội dung có liên quan cho các Nhà máy đường theo Quyết định này.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh có nhà máy đường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các Nhà máy đường xây dựng phương án sắp xếp lại và phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các Nhà máy đường theo nội dung Quyết định này, thời gian hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 2004.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện và chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường tổng hợp kết quả, triển khai, thực hiện Quyết định này, định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

5. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc triển khai, thực hiện phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các Nhà máy.

6. Thời gian thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi các Nhà máy đường trong 2 năm 2004 - 2005.

 

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

 

Điều 7. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Nhà máy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


DANH SÁCH PHÂN LOẠI, TỔ CHỨC LẠI CÁC NHÀ MÁY,
CÔNG TY ĐƯỜNG

(Phụ lục kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 3 năm 2004)

 

I. Nhóm 1: các nhà máy tiếp tục duy trì hiện trạng và có chính sách hỗ trợ để phát triển tốt hơn.

1) Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn.

2) Công ty cổ phần Mía đường La Ngà.

3) Công ty cổ phần Đường Bình Định.

4) Công ty liên doanh Mía đường Nghệ An Tate and Lyle.

5) Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan.

6) Công ty TNHH Quốc tế Nagarjuna Long An.

7) Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam.

8) Công ty TNHH Mía đường Bourbon Tây Ninh.

9) Công ty liên doanh Mía đường Bourbon - Gia Lai.

II. Nhóm 2: các nhà máy phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hoá hoặc thí điểm bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp.

1) Công ty Đường Sơn Dương thuộc Tổng công ty Mía đường I.

2) Công ty Đường Nông Cống thuộc Tổng công ty Mía đường I.

3) Công ty Mía đường Trà Vinh thuộc Tổng công ty Mía đường I.

4) Công ty Mía đường Tuy Hoà thuộc Tổng công ty Mía đường II.

5) Công ty Mía đường Đồng Xuân thuộc Tổng công ty Mía đường II.

6) Công ty Đường Bình Dương thuộc Tổng công ty Mía đường II.

7) Công ty Đường Hiệp Hoà thuộc Tổng công ty Mía đường II.

8) Nhà máy Đường Quảng Phú thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

9) Nhà máy Đường An Khê thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

10) Nhà máy Đường Phổ Phong thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

11) Nhà máy Đường Kon Tum thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

12) Công ty Mía đường Hoà Bình.

13) Công ty Mía đường Cao Bằng.

14) Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang (Công ty mía đường).

15) Công ty Mía đường Sơn La.

16) Công ty Mía đường Sông Lam.

17) Công ty Mía đường Sông Con - Nghệ An

18) Công ty Mía đường Đắc Nông.

19) Công ty Mía đường 333.

20) Nhà máy Đường Ninh Hoà thuộc Công ty Đường Khánh Hoà.

21) Công ty Mía đường Phan Rang.

22) Công ty Mía đường Trị An.

23) Công ty Mía đường Tây Ninh.

24) Nhà máy Đường thô Tây Ninh thuộc Công ty CP Đường Biên Hoà.

25) Công ty Đường Bến Tre.

26) Xí nghiệp Đường Vị Thanh thuộc Công ty Mía đường Cần Thơ.

27) Xí nghiệp Đường Phụng Hiệp thuộc Công ty Mía đường Cần Thơ.

28) Công ty Mía đường Sóc Trăng.

29) Công ty Mía đường Kiên Giang.

30) Nhà máy Đường Thới Bình.

31) Nhà máy Đường Cam Ranh thuộc Công ty Đường Khánh Hoà.

32) Công ty Đường Bình Thuận thuộc Tổng công ty Mía đường II.

III. Nhóm 3: các nhà máy phải di chuyển hoặc dừng sản xuất.

1) Công ty mía đường Quảng Nam thuộc Tổng công ty Mía đường II.

2) Công ty đường Quảng Bình thuộc Tổng công ty Mía đường I.

3) Công ty Bia rượu VIGER thuộc Tổng Công ty Mía đường I.

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi