Quyết định 147-TCTK/QĐ của Tổng cục Thống kê về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động công nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 147-TCTK/QĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thống kê | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 147-TCTK/QĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Văn Toàn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/12/1994 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 147-TCTK/QĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ SỐ 147-TCTK/QĐ NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Pháp lệnh kế toán và thống kê công bố theo lệnh số 06-LCT/HĐNN ngày 20 tháng 5 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Nghị định số 23-CP ngày 23 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.
Để đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý Nhà nước trong giai đoạn mới.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động công nghiệp; khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, thuộc các loại hình: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có hạch toán kinh tế độc lập.
Điều 2: Chế độ báo cáo thống kê này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 và thay thế các chế độ báo cáo thống kê đã ban hành theo Quyết định số 183-TCTK và số 184-TCTK ngày 22-11-1990 của Tổng cục Thống kê.
Điều 3: Các giám đốc doanh nghiệp thuộc các loại hình ghi ở Điều 1 có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời những thông tin theo biểu mẫu ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 4: Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quyết định này tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Điều 5: Vụ trưởng Vụ công nghiệp và Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ thống kê có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quyết định này.
DANH MỤC
BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 147-TCTK/QĐ ngày 20-12-1994
của Tổng cục Thống kê)
Ký hiệu |
Tên biểu |
Kỳ báo cáo |
Ngày gửi báo cáo |
Đơn vị nhận báo cáo |
||
|
|
|
|
Cục TK tỉnh, thành phố |
Cơ quan tài chính |
Cơ quan chủ quản cấp trên |
a |
b |
c |
d |
e |
g |
h |
01/CNCS |
Giá trị sản xuất công nghiệp Doanh thu sản phẩm |
12 kỳ (12 tháng) |
Ngày 12 tháng sau |
|
|
|
02/CNCS |
Lao động và thu nhập của người lao động trong DN công nghiệp |
2 kỳ (6 tháng và năm) |
Ngày 15-8 và 15-2 năm sau |
|
|
|
03/CNCS |
Giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của công nghiệp |
2 kỳ (6 tháng và năm) |
Ngày 15-8 và 15-2 năm sau |
|
|
|
04/CNCS |
Tình hình doanh nghiệp công nghiệp |
1kỳ (năm) |
Ngày 15-2 năm sau |
|
|
x |
Biểu số 01/CNCS |
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP DOANH THU - SẢN PHẨM |
Biểu này áp dụng cho Các DNNN, HTX, DNTN, Cty TNHH, Cty cổ phần |
Chỉ tiêu |
Mã số |
Đơn vị tính |
Cộng dồn từ đầu năm đến |
Năm nay |
||
|
|
|
cuối tháng báo cáo năm trước |
Tháng báo cáo |
Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo |
Ước tính thực hiện tháng tiếp theo |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
I. giá trị SX công nghiệp (tính theo cố định) II. Doanh thu: Tổng số + Doanh thu công nghiệp + Doanh thu xuất khẩu III. Sản phẩm sản xuất - ...... - ...... |
10 20 2.1 2.2 |
Triệu đ
" " |
|
|
|
|
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRONG THÁNG
a) Tiêu thụ 1 số sản phẩm chính trong thánh:
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính |
Số lượng tiêu thụ |
Đơn giá bán bình quân (1.000) |
Tồn kho cuối tháng báo cáo |
|
|
|
Tổng số |
T. Đó: XK |
|
|
- .... - .... |
|
|
|
|
|
b) Tình hình khác:
Người lập biểu Ngày..... tháng....năm......
(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Biểu số 02/CNCS |
LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 6 tháng đầu năm, năm.... |
-Biểu này áp dụng cho DNNN |
|
Mã số |
Lao động (người) |
Thu nhập của người lao động (Triệu đồng) |
||||||
|
|
Tổng số có đến |
Trong tổng số |
Bình quân trong kỳ |
Tổng số |
Chia ra |
|||
|
|
ngày cuối kỳ báo cáo |
Nữ |
Hợp đồng |
báo cáo |
|
Tiền lương và các khoản có T/C lương |
BHXH trả thay lương |
Các khoản khác |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Tổng số Chia theo ngành kinh tế cấp 2 (1) - Ngành...... - Ngành...... |
|
Chỉ tiêu bổ sung: 1. Lao động tăng trong kỳ:.... người 2. Lao động giảm trong kỳ:....người Trong đó: Nghỉ hưu, nghỉ mất sức:..... người |
Người lập biểu Ngày.... tháng.....năm......
(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Ghi theo danh mục ngành kinh tế cấp 2 được quy định trong chế độ báo cáo này.
Biểu số 03/CNCS |
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHI PHÍ TRUNG GIAN VÀ GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA CÔNG NGHIỆP (Tính theo giá thực tế ) |
-Biểu này áp dụng cho DNNN |
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung chỉ tiêu |
Mã số |
Kỳ báo cáo |
||||
|
|
Tổng số |
Chia theo ngành cấp 2 |
|||
|
|
|
Ngành..... |
Ngành... |
Ngành... |
|
1. Giá trị sản xuất |
100 |
|
|
|
|
|
2. Chi phí trung gian: |
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
200 |
|
|
|
|
|
2.1. Chi phí vật chất |
210 |
|
|
|
|
|
Chia ra: - Nguyên vật liệu |
211 |
|
|
|
|
|
- Nhiên liệu |
212 |
|
|
|
|
|
- Đông lực |
213 |
|
|
|
|
|
- Chi phí vật chất khác |
214 |
|
|
|
|
|
2.2. Chi phí dịch vụ |
220 |
|
|
|
|
|
3. Giá trị tăng thêm |
300 |
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
Chi a ra: - Thu nhập người lao động |
310 |
|
|
|
|
|
- Thuế sản xuất |
320 |
|
|
|
|
|
- Khấu hao tài sản cố định |
330 |
|
|
|
|
|
- Lợi nhuận và các khoản khác |
340 |
|
|
|
|
|
Người lập biểu Ngày.... tháng..... năm.....
(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
Biểu số 04/CNCS |
TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP năm 199........ |
-Biểu này áp dụng cho DNNN, HTX, DNTN, Cty TNHH, Cty cổ phần. |
1. Tên doanh nghiệp........................................................................................
Tên viết tắt ...............Tên giao dịch quốc tế.....................................................
2. Thuộc loại hình:
DNNN ¯, HTX ¯, DNTN ¯, Cty TNHH ¯, Cty cổ phần ¯....
3. Cơ quan quản lý cấp trên:
4. Địa chỉ: Xã (phường)
Huyện (quận)
Tỉnh (thành phố)................................................... ¯
5. Số điện thoại..... FAX.....
6. Giấy phép thành lập doanh nghiệp số: ......ngày ...tháng....năm.....
Cơ quan cấp:
7. Ngành nghề kinh doanh:................................... ¯
8. Họ và tên giám đốc:..........................................
Năm sinh ..... ¯ Trình độ chuyên môn.................. ¯
9. Sản phẩm sản xuất
Tên sản phẩm |
Mã số |
Đơn vị tính |
Khả năng SX theo thiết kế |
Thực tế SX năm này |
A |
B |
C |
1 |
2 |
1. Sản phẩm 2. ............ |
|
|
|
|
10. Kết quả kinh doanh (triệu đồng)
|
Mã số |
Doanh thu |
giá thành tiêu thụ |
Chi phí lưu thông |
Thuế tiêu thụ |
Lãi (+) Lỗ (-) |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5=1-2-3-4 |
Tổng số Chia theo ngành kinh tế cấp 2 (1) - Ngành - Ngành |
|
|
|
|
|
|
(1) Ghi theo danh mục ngành kinh tế cấp 2 được quy định trong chế độ báo cáo này.
11. Lao động và tài sản.
|
Mã số |
ĐVT |
Thực hiện |
1. Lao động 1.1. Tổng số lao động có đến 31-12 Trong tổng số: - Lao động ngành công nghiệp - Lao động nữ - Lao động hợp đồng - Lao động làm công tác quản lý - Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên 1.2. Lao động bình dân Trong đó: - Ngành... - Ngành... - Ngành... 1.3. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng trong năm 2. Tài sản 2.1. Tổng giá trị tài sản có đến 31-12 2.2. Hao mòn tài sản cố định đến 31-12 2.3. Tổng giá trị TSLD có đến 31-12 3. Tổng số vốn đầu tư trong năm Trong đó: - Mua sắm thiết bị máy móc - Xây lắp |
110 111 112 113 114 115 120 130 20 21 22 23 30 31 32 |
Người " " " " " " 1.000 đồng Triệu đồng " " " " |
|
12. Nộp ngân sách
Đơn vị tính: Triệu đồng
|
Mã số |
Số phải nộp |
Số đã nộp |
||
|
|
Năm trước |
Năm nay |
Năm trước |
Năm nay |
Tổng số Trong đó: - Thuế doanh thu - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất khẩu - Thuế nhập khẩu - Thuế lợi tức |
10 11 12 13 14 15 |
- |
|
|
|
Người lập biểu Ngày.....tháng..... năm....
(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Biểu số 01- CNCS
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP DOANH THU - SẢN PHẨM
Biểu này báo cáo hằng tháng (năm 12 kỳ) nhằm thu thập số liệu chính thức tháng và dự tính cho tháng tiếp theo về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tổng hợp đánh giá tình hình tăng trưởng sản xuất công nghiệp qua các tháng, quý, 6 tháng và năm.
Đối tượng thực hiện biểu báo cáo này là các: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Hợp tác xã (HTX), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH), Công ty cổ phần (Cty CP).
PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ GHI BIỂU
Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu báo cáo:
MỤC I: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (TÍNH THEO GIÁ CỐ ĐỊNH)
1. Khái niệm.
Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong thời gian nhất định, nó bao gồm: giá trị của nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động và giá trị mới sáng tạo ra trong cấu thành giá trị của sản phẩm công nghiệp.
Những sản phẩm công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp bao gồm:
+ Thành phẩm đạt tiêu chuẩn quy cách phẩm chất đã được nhập kho, không phân biệt thành phẩm đó sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay từ nguyên vật liệ của khách hàng đưa đến gia công.
+ Công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài.
+ Bán thành phẩm, thứ phẩm, phế phẩm và phế liệu được tiêu thụ.
+ Phụ phẩm (hay còn gọi là sản phẩm song song) của hoạt động sản xuất công nghiệp đã được tiêu thụ.
+ Bán thành phẩm và sản phẩm đang chế tạo dở dang (chỉ tính phần tăng thêm so với đầu kỳ).
+ Kết quả hoạt động cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc tính.
Nguyên tắc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được quy định như sau:
1. Tính theo phương pháp công xưởng, lấy đơn vị có hạch toán độc lập làm đơn vị để tính toán.
2. Chỉ được tính kết quả trực tiếp, cuối cùng của hoạt động sản xuất công nghiệp trong đơn vị hạch toán độc lập. Nghĩa là chỉ được tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra và chỉ được tính một lần; không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp và không được tính những sản phẩm mua vào rồi lại bán ra không qua chế biến gì thêm ở doanh nghiệp.
3. Nội dung và phương pháp tính.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định gồm các yếu tố và phương pháp tính từng yếu tố như sau:
Yếu tố 1: giá trị thành phẩm.
Yếu tố này gồm:
+ Giá trị của những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp và những sản phẩm sản xuất từ nguyên vât liệu của khách hàng đưa đến gia công; những sản phẩm trên phải kết thúc khâu chế biến cuối cùng tại doanh nghiệp và đã làm xong thủ tục nhập kho.
+ Giá trị của những bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, phụ tùng do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài doanh nghiệp, hoặc cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp, nhưng có hạch toán riêng. Ví dụ như: Trạm điều dưỡng, nhà nghỉ mát, bộ phận trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng.
Tuy bán thành phẩm chưa phải là thành phẩm, nhưng vì đã bán ra ngoài, kết thúc khâu chế biến tại doanh nghiệp, nên được coi như thành phẩm.
Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho như: Sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá... thì quy định tính như sau:
- Đối với một số ngành điện sản xuất nước sạch, hơi nước: Tính theo sản lượng thương phẩm (không tính theo sản lượng sản xuất ra).
- Đối với sản xuất nước đá và các ngành khác không có nhập kho thành phẩm thì tính theo sản lượng thực tế đã tiêu thụ.
Công thức chung để tính yếu tố 1 là:
Giá trị thành phẩm |
|
Số lượng thành phẩm từng loại |
|
Đơn giá cố định của từng loại thành phẩm tương ứng |
Trường hợp những thành phẩm chưa có trong bảng giá cố định, thì phải căn cứ vào giá thực tế để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn ở phần sau.
Yếu tố 2: giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài:
Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nó biểu hiện ở việc khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm.
Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác (không phải là hoạt động công nghiệp) trong doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng. Còn đối với giá trị công việc có tính chất công nghiệp phục vụ cho sản xuất công nghiệp tại doanh nghiệp như: Sửa chữa thiết bị máy móc, sửa chữa sản phẩm hỏng.. không được tính, vì giá trị của nó đã được thể hiện vào giá trị thành phẩm của doanh nghiệp.
Công việc có tính chất công nghiệp không sản xuất ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó chỉ được tính vào giá trị sản xuất phần giá trị của bản thân công việc có tính chất công việc, không được tính giá trị ban đầu của sản phẩm.
Ví dụ: Sửa chữa 1 xe ô tô, chỉ được tính chi phí sửa chữa (gồm vật tư, phụ tùng, tiền lương chi phí quản lý, thuế và lợi nhuận), không được tính giá trị của xe ô tô đưa vào sửa chữa. Ví dụ khác đối với công việc đánh bóng, mạ, sơn chỉ được tính giá trị của những công việc trên, không được tính giá trị của bản thân sản phẩm đưa vào đánh bóng, mạ, sơn.
Cách tính yếu tố 2 như sau:
Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài |
|
Khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài đã hoàn thành |
|
Đơn giá cố định của khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc có tính chất công nghiệp |
Trường hợp công việc có tính chất công nghiệp không thống kê được khối lượng sản phẩm hiện vật cụ thể hoặc chưa có trong bảng giá cố định thì phải căn cứ vào doanh thu thực tế để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn ở phần sau.
Yếu tố 3: Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi.
Yếu tố này bao gồm:
- Giá trị của những phụ phẩm (hay còn gọi là sản phẩm song song) được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ: Hoạt động xay xát, sản phẩm chính là gạo, đồng thời thu được cám; sản xuất đường sản phẩm chính là đường, đồng thời thu được rỉ đường; cám và rỉ đường gọi là những phụ phẩm (hay sản phẩm song song).
- Giá trị của những thứ phẩm: Là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn quy cách phẩm chất và không được nhập kho thành phẩm (trường hợp là sản phẩm thứ phẩm, nhưng vẫn được nhập kho và tiêu thụ như thành phẩm chỉ khác là giá bán thấp hơn, thì không tính vào yếu tố này, mà tính vào yếu tố 1 "giá trị thành phẩm").
- Giá trị của những phế phẩm, phế liệu thu hồi do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra.
Vì tất cả các loại sản phẩm được tính ở yếu tố 3 không phải làm mục đích trực tiếp của sản xuất, mà chỉ là những sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy quy định chỉ được tính những sản phẩm thực tế đã tiêu thụu và thu được tiền.
Nói chung thì sản phẩm tính ở yếu tố 3 thường không có trong bảng giá cố định, do vậy phải căn cứ vào doanh thu để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn ở phần sau.
Yếu tố 4: giá trị của hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê (không phân biệt cho thuê có công nhân vận hành hay không có công nhân vận hành kèm theo).
Thường thì hoạt động cho thuê thiết bị máy móc không có trong bảng giá cố định. Vì vậy phải căn cứ vào doanh thu để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn ở phần sau.
Yếu tố 5: giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong công nghiệp.
Yếu tố này tính trên cơ sở số dư cuối kỳ trừ (-) số dư đầu kỳ của chi phí sản xuất dở dang trên tài khoản kế toán "Giá thành sản xuất" để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn ở phần sau.
Trong thực tế ở phần lớn các ngành, yếu tố 5 chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi việc tính yếu tố này theo giá cố định lại rất phức tạp. Bởi vậy quy định tính yếu tố "giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo "vào giá trị sản xuất theo giá cố định chỉ áp dụng đối với ngành chế tạo thết bị máy móc có chu kỳ sản xuất dài. Còn các doanh nghiệp thuộc những ngành khác không tính yếu tố này.
4. Tính đổi về giá cố định đối với sản phẩm chưa có giá cố định.
Về nguyên tắc giá trị sản xuất theo giá cố định là tất cả các yếu tố đều phải tính thống nhất theo mặt bằng bảng giá cố định. Đối với những sản phẩm chưa có giá cố định thì phải tính đổi từ giá thực tế về giá cố định theo 1 trong 2 cách sau:
Cách thứ nhất: Dựa vào sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định.
Cách tính này được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chọn sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định; xác định giá cố định (PCĐ) và giá thực tế (P1) của những sản phẩm đó. Số phẩm cần chọn tuỳ theo tình hình thực tế, nếu chọn càng nhiều thì việc tính đổi càng chính xác.
Bước 2: Tính hệ số quy đổi bình quân (H) của những sản phẩm đã chọn ở bước 1.
ồ PCĐq1
H =
ồ p1q1
q1 là sản lượng sản xuất ở kỳ báo cáo của mỗi loại sản phẩm được chọn ở bước 1.
Bước 3: Tính đổi từ giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định về giá cố định.
a) Nếu sản phẩm tính được số lượng hiện vật và có đơn giá thực tế thì tính đổi theo công thức:
Giá trị tính đổi về giá cố định của những sản phẩm chưa có giá trị cố định |
|
Đơn giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định |
|
|
|
Số lượng sản phẩm đã sản xuất |
(Đơn giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định x H) chính là đơn giá cố định của sản phẩm cần tính đổi. Giá cố định này sẽ được sử dụng để tính cho sản phẩm đó ở các kỳ báo cáo tiếp sau.
Ví dụ: Có 1 sản phẩm đồ nhựa gia dụng A không có trong bảng giá cố định, nhưng trong tháng 1 năm 1995 doanh nghiệp sản xuất được 100 cái, giá bán bình quân là 10.000đ/cái. Trong bảng giá cố định nhóm sản phẩm đồ nhựa gia dụng ta chọn được 2 loại sản phẩm trong doanh nghiệp có sản xuất, cụ thể:
Tên sản phẩm |
Giá cố định (đồng) |
Giá bán thực tế bình quân (đồng) |
Sản lượng sản xuất tháng 1-1995 |
- Sản phẩm B (cái) - Sản phẩm C (cái) |
3000 5000 |
4500 6000 |
50 60 |
Tính hệ số quy đổi (H):
ồ PCĐq1 (3000đ x 50) + (5000đ x 60) 450.000
H = = = = 0,769
ồ p1q1 (4500đ x 50) + (6000đ x 60) 585.000
Giá trị tính theo giá cố định của sản phẩm A = (10.000đ x 0,769) x 100 = 769.000đ.
(10.000đ x 0,769) = 7690đ chính là giá cố định của sản phẩm A và được sử dụng để tính cho các tháng về sau.
b) Trường hợp sản phẩm không có giá cố định, nhưng không thống kê được khối lượng hiện vật và đơn giá thực tế, thì tính theo công thức sau:
Giá trị tính đổi về giá cố Tổng giá trị tính theo giá
định của sản phẩm chưa có = thực tế của sản phẩm chưa x H
giá cố định có giá cố định
Cách thứ hai: Căn cứ vào hệ số tính đổi được công bố chung cho từng ngành.
Cách thứ hai áp dụng cho các trường hợp không thể dựa vào sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định. Công thức tính đổi như sau:
Giá trị tính đổi về giá cố định của sản phẩm chưa có giá cố định |
|
Tổng giá trị tính theo giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định |
|
Hệ số tính đổi của ngành tương ứng |
Tổng giá trị tính theo giá thực tế của sản phẩm trong các yếu tố 2, yếu tố 3 và yếu tố 4 là doanh thu; trong yếu tố 5 là chênh lệch chi phí sản xuất dở dang giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ.
Hệ số tính đổi của ngành tương ứng do Tổng cục Thống kê quy định cho từng thời kỳ (có thể 6 tháng hoặc 1 năm) và áp dụng thống nhất trong ngành công nghiệp cả nước.
MỤC II: DOANH THU
Là tổng số thu nhập thực tế bằng tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thu từ liên doanh và các hoạt động nghiệp vụ tài chính.
Trong trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam để ghi vào biểu này.
Trong tổng số doanh thu, ghi riêng:
- Doanh thu công nghiệp.
- Doanh thu xuất khẩu.
Doanh thu công nghiệp: Là doanh thu do tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (như giải thích ở mục I). Cụ thể gồm:
+ Doanh thu tiêu thụ thành phẩm, bán thành phẩm do hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra.
+ Doanh thu bán các phụ phẩm (sản phẩm song song) thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi.
+ Doanh thu của các công việc có tính chất công nghiệp.
+ Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
Doanh thu xuất khẩu: Là doanh thu do doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác cho đơn vị khác xuất khẩu.
MỤC III: SẢN PHẨM SẢN XUẤT
Sản phẩm ghi ở mục này là những thành phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, không phân biệt thành phảm đó sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay gia công cho khách hàng; đã làm xong thủ tục nhập kho trước 24h ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
Đối với những ngành đặc thù, sản phẩm không có nhập kho thì quy ước tính sản phẩm sản xuất như sau:
+ Sản xuất điện: Tính sản lượng điện phát ra theo đồng hồ đặt tại máy phát điện.
Tính sản lượng điện thương phẩm: Theo số tiêu thụ của khách hàng.
+ Sản xuất nước sạch: Tính sản lượng nước sản xuất theo đồng hồ đặt tại các nhà máy nước.
Tính sản lượng nước thương phẩm: Theo số đã tiêu thụ của khách hàng.
+ Sản xuất nước đá: Tính theo sản lượng nước đá đã tiêu thụ.
Không tính vào mục này những sản phẩm sau:
- Sản phẩm mua vào với mục đích bán ra, không qua chế biến gì thêm trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
- Sản phẩm đi gia công ở bên ngoài, khi nhập về không có chế biến gì thêm trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
- Những sản phẩm chưa làm xong thủ tục nhập kho.
- Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn quy cách phẩm chất, nhưng chưa được sửa chữa lại.
Danh mục sản phẩm ghi vào mục này là những sản phẩm có trong bảng danh mục sản phẩm ban hành trong chế độ báo cáo, không phân biệt là sản phẩm chính hay sản phẩm phụ của doanh nghiệp. Và những sản phẩm không có trong danh mục, nhưng lại là sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Cột B: Mã số: Ghi mã số theo biểu quy định.
Cột C: Đơn vị tính: Theo đơn vị tính trong biểu quy định.
Riêng mục sản phẩm sản xuất: Ghi tên sản phẩm, mã số, đơn vị tính của sản phẩm đúng như trong bảng danh mục sản phẩm quy định. Trường hợp sản phẩm không có trong bảng danh mục sản phẩm thì cột mã số để trống và cột tên sản phẩm và đơn vị tính ghi theo thực tế doanh nghiệp đang dùng.
Cột 1: Ghi số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của năm trước. Ví dụ: Báo cáo tháng 4 năm 1994 ghì ghi số thực hiện từ tháng 1 đến hết tháng 4 (4 tháng) của năm 1993. Số này lấy theo báo cáo năm trước, trường hợp số liệu có điều chỉnh thì ghi theo số được điều chỉnh.
Từ cột 2 đến cột 4: Ghi số thực hiện của năm nay.
Cột 2: Tháng báo cáo: Ghi số liệu thực hiện chính thức của tháng báo cáo. Theo ví dụ trên thì ghi số liệu của tháng 4-1994.
Cột 3: Ghi số liệu cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo. Theo ví dụ trên thì ghi số liệu cộng dồn từ tháng 1 đến hết tháng 4 (tháng) của năm 1994.
Cột 4: Ước tính thực hiện tháng tiếp theo: Theo ví dụ trên ghi số ước tính thực hiện của tháng tiếp theo là tháng 5-1994.
Ngoài phần báo cáo 3 chỉ tiêu là: giá trị sản xuất, doanh thu và sản phẩm sản xuất, doanh nghiệp báo cáo phần tình hình sản xuất và tiêu thụ trong tháng.
a) Tiêu thụ một số sản phẩm chính của tháng báo cáo:
+ Tên sản phẩm: Chỉ báo cáo một số sản phẩm chính thức của doanh nghiệp.
+ Đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của sản phẩm.
+ Số lượng tiêu thụ: Ghi số lượng hiện vật đã tiêu thụ trong tháng, trong đó xuất khẩu (nếu có).
+ Đơn giá bán bình quân: Tính đơn giá bán bình quân như sau:
Đơn giá bán bình quân Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm đó
của sản phẩm =
Số lượng sản phẩm đó đã tiêu thụ
Trường hợp tính doanh thu của từng loại sản phẩm quá khó khăn phức tạp, thì có thể ghi bán phổ biến của sản phẩm đó trong tháng.
+ Tồn kho cuối tháng báo cáo: Ghi số tồn kho đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
b) Tình hình khác: Ghi tóm tắt những tình hình khó khăn, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tình hình thu nộp ngân sách của doanh nghiệp.
Biểu số 02/CNCS
LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Biểu này báo cáo một năm 2 kỳ: 6 tháng đầu năm và cả năm, nhằm thu thập số liệu về lao động và tổng quỹ thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.
Đối tượng thực hiện báo cáo biểu này là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành công nghiệp.
Phương pháp tính và ghi biểu:
1. Lao động: Lao động ghi trong biểu này là tổng số lao động mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương trong kỳ báo cáo. Những lao động mà doanh nghiệp chỉ quản lý, nhưng không phải trả lương và ngược lại đều không tính vào số lao động của doanh nghiệp như:
- Lao động gia đình làm gia công cho doanh nghiệp.
- Học sinh của các trường đào tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà doanh nghiệp không phải trả lương hoặc đài thọ sinh hoạt phí.
- Phạm nhân của các trại cải tạo gửi đến lao động cải tạo.
- Lao động của các đơn vị liên doanh gửi đến nhưng doanh nghiệp không quản lý và trả lương mà chỉ sử dụng số lao động đó.
- Những người làm công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể do quỹ của Đảng, đoàn thể chi trả (số lao động này do ngành dọc của Đảng, đoàn thể báo cáo).
2. Thu nhập của người lao động: Bao gồm:
2.1. Tiền lương: Là các khoản thuộc thành phần quỹ lương theo quy định hiện hành bao gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương.
- Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ lương khoán, lương sản phẩm, thì tính theo lương khoán sản phẩm đó.
- Đối với doanh nghiệp áp dụng lương khoán gọn một khối lượng công việc cho một hoặc nhóm, (tổ) lao động mà trong đó không phân biệt được cụ thể tiền lương và các chi phí vật chất và dịch vụ khác.
Ví dụ: Khoán gọn sửa chữa một xe ô tô, một con tàu, một tổ máy.... Trong đó người nhận khoán phải chịu toàn bộ chi phí về sửa chữa (tiền lương và các chi phí về nguyên vật liệu phụ tùng...) .
Trường hợp này việc trích tiền lương quy ước như sau:
Tiền lương phí |
= |
Tiền khoán (Tiền lương + chi phí khác) |
- |
Các khoản chi phí không có tính chất lương |
Các khoản chi phí không có tính chất lương gồm chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, khấu hao máy móc dụng cụ đồ nghề... Tính các khoản chi phí này, căn cứ vào định mức của doanh nghiệp khi giao khoán.
2.2. Các khoản có tính chất lương: Là những khoản chi trực tiếp cho người lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất như:
- Chi bữa ăn giữa ca.
- Chi phụ cấp về phương tiện đi làm hằng ngày.
- Tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác chưa tính ở mục tiền lương.
2.3. Bảo hiểm xã hội trả thay lương.
Bao gồm các khoản sau đây:
- Tiền trả cho công nhân viên chức trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp.
-Tiền trả cho nữ công nhân viên chức trong thời gian nghỉ đẻ, sẩy thai con ốm mẹ nghỉ và các ngành nghỉ theo chế độ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Chú ý: Các khoản chi khác thuộc quỹ bảo hiểm xã hội ngoài hai khoản trên không ghi vào phần này.
2.4. Các khoản thu nhập khác từ doanh nghiệp: Là những khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất như:
- Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.
- Phụ cấp khuyến khích sản xuất lấy từ quỹ phúc lợi.
- Các khoản thưởng khác từ nguồn hoạt động đời sống của công đoàn, căng tin.
- Thưởng liên doanh liên kết, .v.v...
Chú ý: Những khoản thu nhập của cá nhân người lao động từ các hoạt động ngoài sản xuất ở doanh nghiệp thì không tính vào thu nhập của người lao động trong biểu này.
Ví dụ:
- Thu về lợi tức tiền góp cổ phần, cho vay.
- Thu nhập về các hoạt động làm thêm ngoài thời gian tham gia sản xuất tại doanh nghiệp.
- Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ bên ngoài doanh nghiệp (nếu của doanh nghiệp thì tính vào thu nhập của người lao động).
3. Cách tính và ghi các cột của biểu mẫu báo cáo
Cột A: Dòng 1: Ghi tổng số phát sinh của toàn doanh nghiệp.
Các dòng tiếp theo: Ghi riêng cho từng ngành kinh tế cấp 2 (nếu doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhiều ngành kinh tế mà có tổ chức hạch toán riêng cho từng ngành); ngành kinh tế cấp 2 ghi đúng theo quy định trong chế độ báo cáo này.
Cột 3: Mã số: Ghi theo mã số ở bảng danh mục ngành:
Cột 1: Tổng số có đến cuối kỳ báo cáo: Là tổng số lao động của doanh nghiệp có đến ngày cuối kỳ báo cáo (báo cáo sáu tháng là ngày 30-6, báo cáo năm là ngày 31-12...) không phân biệt ngày hôm đó họ đi làm hoặc tạm thời vắng mặt (đi học, đi họp, đi công tác, ốm đau sinh đẻ...).
Trong tổng số lao động ở cột 1, ghi riêng số lao động là nữ vào cột 2 và số lao động làm việc theo chế độ hợp đồng (hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn, hợp đồng không thời hạn ) vào cột 3.
Cột 4: Lao động bình quân là số lao động trung bình trong kỳ báo cáo.
Để đơn giản việc tính lao động bình quân, quy định lao động bình quân 6 tháng hoặc năm tính trên cơ sở số liệu bình quân các tháng, số liệu bình quân tháng tính trên cơ sở số lao động ở một số thời điểm trong tháng.
Cách tính cụ thể như sau:
Lao động bình quân tháng |
= |
Số lao động có trong danh sách ngày đầu tháng (ngày 1) |
+ |
Số lao động có trong danh sách ngày 15 của tháng |
+ |
Số lao động có trong danh sách của ngày cuối tháng 28, 29, 30, 31 |
3
Tổng số lao động bình quân của 6 tháng
Lao động bình quân 6 tháng =
6
Tổng số lao động bình quân của 12 tháng
Lao động bình quân năm =
12
Hoặc:
Lao động bình quân Lao động bình quân
Lao động bình 6 tháng đầu năm + 6 tháng cuối năm
quân năm =
2
Chú ý: Đối với doanh nghiệp không hoạt động đủ 6 tháng, hoặc 12 tháng thì chỉ cộng số lao động bình quân của các tháng có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng bình quân 6 tháng vẫn phải chia cho sáu. Và bình quân năm vẫn phải chia cho 12.
Từ cột 5 đến cột 8 ghi số thu nhập của người lao động. Số liệu ghi ở các cột này là số phải thanh toán cho người lao động được tính trên cơ sở số phát sinh trong kỳ báo cáo chứ không phải số thực tế đã thanh toán.
Cột 5: Ghi tổng số thu nhập của người lao động:
Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8
Cột 6: Ghi tiền lương và các khoản có tính chất lương (theo giải thích ở mục 21 và 22 của biểu này).
Cột 7: Ghi bảo hiểm xã hội trả thay lương (theo giải thích ở mục 2.3 của biểu này).
Cột 8: Ghi các khoản thu nhập khác từ doanh nghiệp (theo giải thích ở mục 2.4 của biểu này). Các cột từ 1 đến 8 đều phải ghi dòng tổng số và ghi riêng số liệu của từng ngành kinh tế cấp 2 theo các dòng tương ứng.
Chỉ tiêu bổ sung:
1. Lao động tăng trong kỳ: Ghi tổng số lao động tăng do tuyển dụng trong thời gian của kỳ báo cáo.
2. Lao động giảm trong kỳ: Ghi tổng số lao động giảm trong thời gian của kỳ báo cáo do tất cả các nguyên nhân giảm.
Trong đó: Ghi riêng số lao động giảm do nghỉ hưu và nghỉ mất sức.
Biểu số 03 - CNCS
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHI PHÍ TRUNG GIAN VÀ
GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA CÔNG NGHIỆP
(Tính theo giá trị thực tế)
Biểu này báo cáo 1 năm 2 kỳ: 6 tháng đầu năm và cả năm; nhằm thu thập thông tin từ doanh nghiệp về giá trị sản xuất, chi phí vật chất và dịch vụ; giá trị tăng thêm của hoạt động sản xuất công nghiệp. Số liệu báo cáo ở biểu này là số chính thức. Đối tượng thực hiện báo cáo là các doanh nghiệp Nhà nước.
Phương pháp tính và ghi biểu:
Biểu này tính theo giá thực tế của kỳ báo cáo. Đơn vị tính là triệu đồng, không lấy số lẻ.
Cột A: Ghi nội dung các chỉ tiêu báo cáo.
Mục 1: giá trị sản xuất.
(Xem giải thích ở mục I biểu số 01-CNCS "giá trị sản xuất" tính theo giá cố định).
Do giá thực tế của sản phẩm rất khác nhau, lại biến động pháp tạp. Do đó chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế được tính bằng tổng các yếu tố sau đây:
Yếu tố 1: Doanh thu do tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Doanh thu công nghiệp). Cụ thể gồm:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm và bán thành phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra.
- Doanh thu của công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài.
- Doanh thu bán các sản phẩm thứ phẩm, phế phẩm, phụ phẩm và phế liệu thu hồi.
- Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
Trong trường hợp có phát sinh doanh thu của các hoạt động kinh doanh khác ngoài công nghiệp, nhưng không hạch toán riêng để tách ra cho ngành tương ứng, thì quy ước tính cả vào ngành sản xuất chính và được tính vào yếu tố này.
Yếu tố 2: Cộng (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của thành phẩm tồn kho.
Yếu tố này được tính theo giá thành sản phẩm nhập kho và tính bằng cách: Lấy số dư cuối kỳ báo cáo - số dư đầu kỳ báo cáo của tài khoản "thành phẩm".
Yếu tố 3: Cộng (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ trừ của sản phẩm gửi bán nhưng chưa thu được tiền.
Yếu tố này chỉ phát sinh đối với doanh nghiệp có mở tài khoản kế toán theo dõi hàng gửi bán hoặc gửi đại lý.
Tính yếu tố này bằng cách: Lấy số dư cuối kỳ báo cáo - số dư đầu kỳ báo cáo của tài khoản "hàng gửi bán".
Yếu tố 4: Cộng (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang.
Tính yếu tố này bằng cách: Lấy số dư cuối kỳ báo cáo - số dư đầu kỳ báo cáo của tài khoản "giá thành sản xuất".
Yếu tố 5: giá trị nguyên vật liệu của người gia công.
Yếu tố này chỉ phát sinh đối với các doanh nghiệp có hoạt động gia công.
Trong thực tế giá trị nguyên vật liệu của người gia công thường không được theo dõi trên sổ sách kế toán, vì vậy cách tính yếu tố này quy định như sau:
Cách thứ nhất: Lấy số lượng nguyên vật liệu của người gia công nhân (x) đơn giá bình quân của loại vật liệu đó ở doanh nghiệp hoặc đơn giá thực tế tại thị trường địa phương.
Cách thứ hai: Lấy chi phí nguyên vật liệu của 1 đơn vị sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của xí nghiệp nhân (x) số lượng sản phẩm gia công.
Cách thứ ba: Lấy giá bán của cùng sản phẩm trừ (-) giá gia công nhân (x) số lượng sản phẩm gia công.
Tùy theo thực tế của mỗi doanh nghiệp có hoạt động gia công, mà áp dụng 1 trong 3 cách tính trên, sao cho phù hợp với số liệu sẵn có của doanh nghiệp, bảo đảm tính toán đơn giản, số liệu có thể chấp nhận được.
Công thức chung để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế là:
Giá trị sản xuất công nghiệp = Doanh thu công nghiệp ± giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ đầu kỳ tồn kho thành phẩm ± giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ đầu kỳ sản phẩm gửi bán chưa thu được tiền ± giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ đầu kỳ bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang + giá trị nguyên vật liệu của người gia công.
Mục 2: Chi phí trung gian.
Chi phí trung gian là một bộ phận của chi phí sản xuất nói chung, nó được cấu thành trong giá trị sản phẩm và được thể hiện dưới dạng vật chất như nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng. Và dưới dạng dịch vụ phục vụ sản xuất.
Chi phí trung gian được tính như nguyên tắc tính chi phí sản xuất, nghĩa là chỉ tính 1 lần vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, không được tính trùng phần chu chuyển nội bộ. Và không phải trừ đi giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi.
Nội dung của chi phí trung gian gồm các chi phí sau:
2.1. Chi phí vật chất bao gồm:
+ Nguyên vật liệu mua ngoài gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ không phải là tài sản cố định đã tiêu dùng vào sản xuất.
Trường hợp doanh nghiệp có gia công sản phẩm cho khách hàng thì cộng thêm giá trị nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Số liệu này lấy bằng yếu tố thứ 5 "giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng" ở chỉ tiêu giá trị sản xuất.
+ Nhiên liệu mua ngoài như: Xăng, dầu, mỡ, than, củi, khí đốt...
+ Năng lượng mua ngoài như điện, năng lượng nguyên tử.
+ Chi phí vật chất khác: Là toàn bộ những chi phí được thể hiện trực tiếp dưới dạng vật chất cụ thể như: Thiết bị, dụng cụ quản lý văn phòng, vật tư văn phòng phẩm và các loại vật tư khác chưa được tính ở các yếu tố trên.
Những yếu tố của chi phí vật chất nói trên chỉ được tính 1 lần những chi phí thực tế đã dùng vào hoạt động sản xuất công nghiệp trong kỳ, theo giá thành thực tế, kể cả phần phân bổ hao hụt, mất mát vào giá thành sản phẩm (nếu có).
2.2. Chi phí dịch vụ:
Là những chi phí phải trả cho các dịch vụ thuê ngoài và được hạch toán vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm công nghiệp (những chi phí dịch vụ chi ra nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất công nghiệp, mà do người lao động tự thanh toán hoặc do nguồn tài chính khác ngoài công nghiệp thanh toán thì không tính vào yếu tố này).
Nội dung của chi phí dịch vụ gồm:
- Chi về tuyên truyền, quảng cáo.
- Chi về bảo vệ sản xuất, môi sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy phải thuê ngoài.
- Chi tiền tàu xe cho cán bộ đi công tác (không kể tiền lưu trú).
- Chi về dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề mà doanh nghiệp phải trả cho cơ quan đào tạo bên ngoài (kể cả chi phí cho chuyên gia).
- Chi mua bảo hiểm Nhà nước.
- Chi thường xuyên về y tế, giáo dục văn hóa, thể dục thể thao.
- Chi về các dịch vụ pháp lý, tài chính, marketing, quản trị kinh doanh, .v.v...
- Các chi phí dịch vụ khác như: Hội nghị, tiếp khách (trừ chi về quà biếu, tặng phẩm), thuê sửa chữa thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ văn phòng, thuê máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất, chi hoa hồng đại lý, chi các thủ tục lệ phí hành chính, v.v...
Riêng chi về dịch vụ tài khoản ngân hàng, tín dụng là chi phí dịch vụ sản xuất, nhưng trong thực tế doanh nghiệp khó tách được phần trả lãi tiền vay ra thành 2 khoản là: Dịch vụ phí của ngân hàng để đưa vào chi phí trung gian và phần lợi tức tiền vay đưa vào giá trị tăng thêm. Bởi vậy quy ước toàn bộ lãi trả tiền vay tính vào giá trị tăng thêm.
Mục 3: giá trị tăng thêm.
Giá trị tăng thêm là bộ phận của giá trị sản xuất, sau khi trừ đi phần chi phí trung gian.
Giá trị tăng thêm gồm các yếu tố sau:
1. Thu của người lao động: Là tổng các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động trong quá trình họ tham gia sản xuất, như:
- Tiền lương và tiền thưởng trong lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (theo số phát sinh đã trích) chỉ tính phần mà doanh nghiệp phải nộp cho người lao động, không tính phần mà người lao động tự nộp từ tiền lương của mình. Phụ cấp ăn trưa, ca 3, phụ cấp đi lại và các khoản phụ cấp thường xuyên khác cho người lao động (nếu có) với điều kiện các khoản phụ cấp này được hạch toán vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Các khoản thu trực tiếp khác của người lao động như: Tiền lưu trú đi công tác, quà tặng, tiền mặt lại chi cho người lao động trong hội nghị...
2. Thuế sản xuất: Là các loại thuế phát sinh do kết quả tiêu thụ sản phẩm của hoạt động công nghiệp trong doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Thuế doanh thu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu (nếu doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác).
Số liệu lấy theo số phát sinh phải nộp trong kỳ tương ứng với doanh thu tiêu thụ.
3. Khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ giá trị khấu hao tài sản cố định đã trích trong kỳ.
4. Lợi nhuận và các khoản khác: Yếu tố này bao gồm:
- Lợi nhuận thực hiện trước khi nộp thuế lợi tức. Lợi nhuận thực hiện được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ (-) giá thành tiêu thụ (-) phí lưu thông (chi phí ngoài sản xuất) trừ (-) thuế tiêu thụ. Kết quả dương (>0) là lãi (+) được cộng vào giá trị tăng thêm, kết quả âm (<0) nghĩa là lỗ (-), phải trừ bớt trong giá trị tăng thêm.
- Lợi tức phải trả tiền vay (quy ước tính toàn bộ vào giá trị tăng thêm).
- Các khoản thuế và lệ phí phải nộp khác ngoài thuế sản xuất như: Thuế vốn, thuế tài nguyên, thuế môn bài, các loại lệ phí và thủ tục phí.
- Nộp cơ quan quản lý cấp trên.
Sau khi tính được tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, phải kiểm tra lại và bảo đảm nguyên tắc.
Giá trị sản xuất = Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm.
Nếu thấy 2 vế không bằng nhau, thì phải kiểm tra lại giá trị sản xuất, sau khi đã xác định chính xác số liệu về giá trị sản xuất, thì điều chỉnh chi phí trung gian và giá trị tăng thêm tương ứng với phạm vi của giá trị sản xuất công nghiệp, để bảo đảm chi phí sản xuất cộng (+) giá trị tăng thêm phải bằng giá trị sản xuất.
Cột B: Mã số: Theo mã số đã quy định trong biểu.
Từ cột 1 đến cột 4: Ghi số thực hiện trong kỳ báo cáo của các chỉ tiêu ở cột A.
Cột 1: Ghi tổng số các hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp.
- Từ cột 2 đến cột 4: Ghi riêng cho từng ngành công nghiệp cấp 2 (Theo danh mục ngành kinh tế cấp 1 và 2 quy định trong chế độ báo cáo này).
Ví dụ: Một doanh nghiệp vừa sản xuất đường, rượi vùa sản xuất thuốc lá.
Nếu doanh nghiệp có tổ chức hạch toán riêng từ chi phí sản xuất đến tiêu thụ và lãi (lỗ) của 2 hoạt động sản xuất đường, rượu và thuốc lá, thì cách ghi biểu như sau:
Cột 1: Ghi số liệu của tổng số các hoạt động công nghiệp chế biến gồm: Đường, rượu và thuốc lá theo các chỉ tiêu tương ứng ở cột A.
Cột 2: Ghi riêng số liệu của ngành công nghiệp chế biến cấp 2 thứ nhất là "sản xuất thực phẩm và đồ uống" gồm số liệu của sản xuất đường và rượu.
Cột 3: Ghi riêng số liệu của ngành công nghiệp chế biến cấp 2 thứ hai là "sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào" gồm số liệu của sản xuất thuốc lá.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất có một ngành công nghiệp cấp 2 thì cũng phải ghi rõ tên ngành vào cột thứ 2 để giúp cơ quan tổng hợp có thể phân tổ dược theo ngành công nghiệp cấp 2.
Biểu số 04 - CNCS
TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
Biểu này báo cáo 1 năm 1 lần, nhằm thu thập những thông tin cơ bản trong mối quan hệ thống nhất về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau 1 năm.
Số liệu ghi ở biểu này là số liệu chính thức cả năm hoặc số chính thức có đến ngày cuối năm báo cáo.
Đối tượng thực hiện báo cáo biểu này là các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Phương pháp tính và ghi biểu
1. Tên doanh nghiệp: Ghi tên đầy đủ của doanh nghiệp đã được khắc trên con dấu hoặc trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp có tên viết tắt hoặc tên giao dịch quốc tế (tên tiếng Anh), thì ghi thêm cả tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng Anh.
2. Trước loại hình: Đánh dấu gạch chéo (x) vào ô trống của 1 trong 5 loại hình tương ứng với loại hình của doanh nghiệp.
3. Cơ quan quản lý cấp trên:
- Doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, thì ghi tên Bộ hoặc cơ quan chủ quản.
- Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý, thì ghi tên sở chủ quản hoặc tên quận quản lý.
- Các loại hình khác ghi tên cơ quan cấp giấy phép hành nghề, nếu không có giấy phép hành nghề thì ghi tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Địa chỉ: Ghi địa chỉ của văn phòng nơi đầu mối giao dịch và làm việc của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Địa chỉ cần ghi cụ thể thôn, xã hoặc đường phố, phường; huyện (quận); tỉnh (thành phố).
5. Số điện thoại và số Fax: Mục đích để liên hệ nhanh (khi cần thiết) giữa cơ quan nhận thông tin với doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp có nhiều số điện thoại thì chỉ ghi 2 số theo thứ tự: Số của giám đốc (ghi trước) và số của phòng kế toán tài chính (ghi sau).
6. Giấy phép thành lập doanh nghiệp: Ghi rõ số, ngày, tháng, năm cấp và tên cơ quan cấp.
7. Ngành nghề kinh doanh: Ghi cụ thể những ngành nghề mà doanh nghiệp đã hoạt động trong năm báo cáo. Trường hợp trong năm báo cáo, doanh nghiệp hoạt động quá nhiều ngành, thì quy ước ghi tối đa 3 ngành chính nhất.
8. Ghi rõ họ và tên giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp (chủ nhiệm hợp tác xã), năm sinh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giám đốc hoặc người đứng đầu. Trường hợp người đó có nhiều bằng thì ghi trình độ chuyên môn theo bằng cao nhất.
Ví dụ: Vừa có bằng trung cấp kế toán; đại học chế tạo máy Bách khoa, thì chỉ ghi: Đại học chế tạo máy.
Nếu có nhiều bằng cao nhất thì ghi tất cả các bằng cao nhất đã có.
Ví dụ: Vừa đại học chế tạo máy Bách khoa, đại học Tài chính kế toán, đại học ngoại ngữ, thì ghi cả 3 bằng đại học của 3 nghiệp vụ chuyên môn.
9. Sản phẩm sản xuất:
Cột A: Ghi tên những sản phẩm doanh nghiệp đã sản xuất trong năm, bao gồm những sản phẩm của hoạt động sản xuất công nghiệp và những sản phẩm của hoạt động các ngành kinh tế khác như: Nông nghiệp, thủy sản... (nếu có).
Cột B: Ghi mã số của sản phẩm.
Cột C: Ghi đơn vị tính của sản phẩm.
Các cột A, B, C yêu cầu ghi đúng theo bảng danh mục sản phẩm trong chế độ báo cáo này.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì ghi báo hết các loại sản phẩm có trong bảng danh mục và ghi những sản phẩm không có trong bảng danh mục, nhưng là sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Những sản phẩm không có trong bảng danh mục, thì cột mã số để trống, cột đơn vị tính ghi theo đơn vị tính của doanh nghiệp đang dùng.
Cột 1: Khả năng sản xuất theo thiết kế: Ghi số lượng sản phẩm (theo đơn vị tính ở cột C) có thể sản xuất được trong 1 năm theo thiết kế hoặc khả năng cao nhất của doanh nghiệp.
Trường hợp trong năm có đầu tư tăng thêm năng lực sản xuất hoặc giảm năng lực, thì ghi theo khả năng hiện có ở thời điểm cuối năm báo cáo.
Cột 2: Thực tế sản xuất trong năm báo cáo: Ghi số lượng sản phẩm (theo đơn vị tính ở cột C) đã được sản xuất và hoàn thành thủ tục nhập kho trong năm báo cáo. (Xem giải thích cụ thể về phương pháp tính sản phẩm sản xuất ở mục III biểu số 01 - CNCS của chế độ báo cáo này).
10. Kết quả kinh doanh:
Tất cả số liệu phát sinh trong mục này đều ghi theo đơn vị tính triệu đồng (không lấy số lẻ).
Cột A: Dòng 1: Ghi tổng số toàn doanh nghiệp. Các dòng tiếp theo ghi riêng cho hoạt động sản xuất của từng ngành kinh tế cấp 2 có hạch toán riêng.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất một ngành chính, đồng thời kinh doanh một số ngành phụ khác, nhưng hoạt động của các ngành phụ không hạch toán riêng hoặc chưa tổ chức hạch toán riêng được, thì quy ước tính tất cả vào ngành sản xuất chính.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A có hoạt động sản xuất chính là chế tạo máy công cụ, nhưng lại có bộ phận sản xuất quạt điện và bộ phận kinh doanh hàng ăn uống.
Nếu 3 hoạt động sản xuất kinh doanh trên được tổ chức hạch toán riêng, thì sau dòng tổng số, ghi 3 hoạt động vào 3 ngành:
- Ngành sản xuất thiết bị máy móc chưa được phân vào đâu.
- Ngành sản xuất máy móc và thiết bị điện.
- Ngành khách sạn và nhà hàng.
Trường hợp không hạch toán riêng được thì quy ước 2 hoạt động phụ là sản xuất quạt điện và kinh doanh hàng ăn uống, đều tính vào ngành sản xuất chính là "Sản xuất thiết bị máy móc chưa được phân vào đâu".
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có hoạt động sản xuất của 1 ngành cấp 2, thì sau dòng tổng số vẫn phải ghi dòng của ngành kinh tế cấp 2, mặc dù số liệu 2 dòng như nhau, nhưng phải ghi dòng kinh tế cấp 2, để cơ quan tổng hợp số liệu có căn cứ phân bổ chi tiết theo ngành kinh tế cấp 2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi cho từng ngành kinh tế cấp 2, theo đúng bảng danh mục ngành cấp 2 được quy định trong chế độ báo cáo này.
Cột B: Mã số: Dùng cho cơ quan tổng hợp, doanh nghiệp không phải ghi cột này.
Cột 1: Doanh thu (xem giải thích cụ thể về nội dung doanh thu ở mục II, biểu số 01-CNCS của chế độ báo cáo này).
Cột 2: Gía thành tiêu thụ: Là tổng giá thành hoặc chi phí của bộ phận sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã được tiêu thụ trong năm, tương ứng với doanh thu ghi ở cột 1.
Cột 3: Chi phí lưu thông: Là những chi phí cho quá trình tiêu thụ sản phẩm như: Bao bì đóng gói, lương công nhân bốc vác, chi phí vận chuyển đến kho người mua, mà bên bán phải chịu... Những chi phí đó tương ứng với số sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ được tính doanh thu ở cột 1, nhưng chưa tính vào giá thành tiêu thụ ở cột 2.
Cột 4: Thuế tiêu thụ: Là toàn bộ các khoản thuế phát sinh do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, bao gồm:
- Thuế doanh thu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu.
Cột 5: Lãi (+), lỗ (-): Là kết quả thu nhập cuối cùng của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đem lại.
Cột 5 = cột 1 - cột 2 - cột 3 - cột 4.
Nếu kết quả dương (+) là lãi.
Kết quả âm (-) là lỗ.
Từ cột 1 đến cột 5 yêu cầu ghi tổng số phát sinh trong năm của toàn doanh nghiệp vào dòng thứ nhất. Và ghi riêng số liệu phát sinh của từng hoạt động sản xuất kinh doanh (nếu có hạch toán riêng được) và các dòng tương ứng ở cột A.
11. Lao động và tài sản:
Cột A:
Mục 1: Lao động: Lao động ghi ở biểu này là tổng số lao động mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, và trả lương (chi tiết cụ thể xem giải thích ở biểu số 02 - CNCS của chế độ báo cáo này).
Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, thì số lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả chủ doanh nghiệp và lao động là người trong gia đình tham gia sản xuất.
1.1: Tổng số lao động có đến 31-12: Ghi tổng số lao động của doanh nghiệp có đến ngày cuối năm (31-12).
Trong tổng số đó ghi số lao động theo mỗi mục sau:
+ Lao động ngành công nghiệp: Là tổng số lao động tham gia trong các hoạt động thuộc ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến nói chung và trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
+ Lao động là nữ.
+ Lao động làm theo chế độ hợp đồng (gồm hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn và hợp đồng không thời hạn).
+ Lao động làm công tác quản lý: Là những lao động làm các chức năng lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp như:
Giám đốc, phó giám đốc, các thành viên trong ban quản trị nhưng không trực tiếp sản xuất (trường hợp là thành viên trong ban quản trị nhưng trực tiếp đứng máy thì không ghi vào mục này); Quản đốc, đốc công, nhân viên hành chính, quản trị, thư ký, kế hoạch, kế toán, thủ quỹ, thống kê, quản lý kỹ thuật.
+ Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên: Là số lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo bằng cấp từ cao đẳng, đại học trở lên.
1.2: Tổng số lao động bình quân: Là số lao động bình quân trong năm báo cáo. Phương pháp tính số lao động bình quân xem giải thích ở biểu số 02 - CNCS của chế độ báo cáo này.
Trong đó ghi riêng số lao động bình quân của từng ngành cấp 2 (nếu doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất thuộc nhiều ngành có hạch toán riêng được).
Ngành cấp 2 ghi theo danh mục ngành kinh tế được quy định trong chế độ báo cáo này.
1.3: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng trong năm: Là tổng số thu nhập từ sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp của 1 người 1 tháng trong năm báo cáo.
Công thức tính như sau:
Tổng số tiền doanh nghiệp phải
Thu nhập bình quân chi cho người lao động trong năm
1 người 1 tháng =
Tổng số lao động bình quân
(mục 1.2) x 12
Mục 2: Tài sản.
2.1. Tổng giá trị tài sản cố định có đến 31-12: Là tổng giá trị tài sản cố định của toàn doanh nghiệp theo giá ban đầu có đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (31-12):
2.2. Hao mòn tài sản cố định đến 31-12: Là số khấu hao tài sản cố định cộng dồn cho đến cuối kỳ báo cáo (31-12).
2.3. Tổng giá trị tài sản lưu động có đến 31-12: Là toàn bộ giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp có ở thời điểm cuối kỳ báo cáo (31-12).
Số liệu ở các mục 2.1, 2.2, 2.3 lấy theo số liệu ở bảng tổng kết tài sản của chế độ báo cáo kế toán.
Mục 3: Tổng số vốn đầu tư trong năm
Là tổng số tiền đầu tư trong năm của doanh nghiệp với mục đích đổi mới kỹ thuật, công nghệ, đồng bộ dây chuyền sản xuất, tăng thêm năng lực sản xuất mới hoặc bổ sung thêm tài sản lưu động.
Nguồn vốn đầu tư có thể từ vốn tự có (vốn của chủ sở hữu), vốn đi vay, vốn liên doanh liên kết, riêng với doanh nghiệp Nhà nước có thể là vốn của ngân sách cấp.
Trong tổng số vốn đầu tư trong năm, ghi riêng số vốn dùng cho các mục đích:
+ Mua sắm thiết bị máy móc: Là số vốn dùng vào việc mua các thiết bị máy móc, chi phí cho vận chuyển (nếu có).
+ Xây lắp: Là số vốn đầu tư đã chi vào việc xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc phục vụ cho sản xuất và quản lý, chi cho việc lắp đặt thiết bị, chi phí chạy thử.
Cột B: Mã số: Ghi theo mã số quy định trong biểu.
Cột C: Đơn vị tính: Ghi theo đơn vị tính đã quy định trong biểu. Chú ý không lấy số lẻ.
Cột 1: Thực hiện: Ghi số liệu thực tế thực hiện trong năm báo cáo của các chỉ tiêu ở cột A.
12. Nộp ngân sách: Là số phát sinh phải nộp và đã nộp của doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước theo luật định hiện hành và liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh như:
- Thuế doanh thu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất, nhập khẩu.
- Thuế lợi tức.
- Thuế tài nguyên.
- Thuế vốn (với doanh nghiệp Nhà nước).
- Thuế môn bài.
- Nộp khấu hao cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước (nếu có).
- Các khoản lệ phí.
Không tính vào nộp ngân sách của doanh nghiệp các khoản nộp sau:
- Nộp thuế thu nhập của người lao động (đối tượng phải nộp là người lao động, do vậy việc doanh nghiệp nộp coi như phần nộp cho người lao động).
- Nộp thuế trước bạ, nộp về quyền sử dụng đất.
- Nộp cho cơ quan quản lý cấp trên.
- Nộp cho các cơ quan khác dưới các hình thức từ thiện, đóng góp nghĩa vụ...
Dòng 1: Ghi tổng số các khoản nộp ngân sách.
Các dòng tiếp theo: Ghi nộp của 1 số loại thuế chính cần nghiên cứu:
- Thuế doanh thu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu.
- Thuế lợi tức.
Cột B: Mã số: Ghi theo mã số quy định trong biểu.
Cột 1 và cột 2: Ghi số phải nộp trong năm: Số phải nộp bao gồm số phát sinh phải nộp năm trước, nhưng còn nợ chuyển sang năm nay và số phát sinh phải nộp trong năm nay.
Cột 1: Ghi số phải nộp của năm trước chuyển sang.
Cột 2: Ghi số phải nộp của năm nay.
Cột 3 và cột 4: Ghi số đã nộp: Là số thực tế đã nộp vào kho bạc Nhà nước, được kho bạc Nhà nước xác nhận. Số đã nộp bao gồm cả phần nộp cho năm trước và nộp cho phát sinh của năm nay.
Cột 3: Ghi số đã nộp cho năm trước.
Cột 4: Ghi số đã nộp cho năm nay.
Từ cột 1 đến cột 4 ghi tổng số ở dòng 1 và ghi số liệu của từng loại thuế tương ứng với các dòng ở cột A.
DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CÔNG NGHIỆP
Số TT |
Tên quy cách sản phẩm |
Mã số |
Đơn vị tính |
|
A |
B |
C |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 |
Than sạch khai thác Trong đó: Than cục các loại Than cám Than bùn Dầu mỏ khai thác Khí đốt thiên nhiên Quặng sắt Quặng crômmít Quặng man gan Quặng Emênhít Zrcon Bentônít Quặng Vônfram Quặng Rutin Quặng thiếc Quặng nhôm |
1001 1002 1003 1004 1101 1102 1301 1302 1303 1304 1305 1306 1307 1308 1309 1310 |
1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Tấn 1000 tấn 1000 m3 Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn |
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 50 60 61 |
Quặng đồng Quặng chì Quặng kẽm Đá khai thác các loại Đá chẻ Cát sỏi các loại Đá chịu lửa Cao lanh Purơlan Muối Quặng Pirít Đá quý Nguyên liệu đá mài Quặng Amiăng Quặng Apatít Thịt hộp Thủy sản hộp Thủy sản đông lạnh Nước mắm Rau quả hộp các loại Rau quả đông lạnh Dầu thực phẩm Sữa hộp đặc có đường Sữa bột Bơ các loại Gạo ngô xay xát Bột mì Thức ăn gia súc Đường glucô bột Đường glucô nước Bột dinh dưỡng Mì ăn liền Bánh các loại Đường mật các loại Trong đó: - Đường kính RS - Đường luyện RE Mứt kẹo các loại Miến dong Đậu phụ Nước chấm Bột canh Chè chế biến Cà phê bột Rượu trắng Rượu mùi các loại |
1311 1312 1313 1401 1402 1403 1404 1405 1406 1407 1408 1409 1410 1411 1412 1501 1502 1503 1504 1505 1506 1507 1508 1509 1510 1511 1512 1513 1514 1515 1516 1517 1518 1519 1520 1521 1522 1523 1524 1525 1526 1527 1528 1529 1530 |
Tấn Tấn Tấn 1000 m3 1000 viên 1000 m3 Tấn Tấn Tấn 1000 tấn 1000 tấn Kg Tấn Tấn 1000 tấn Tấn Tấn Tấn 1000 lít Tấn Tấn Tấn 1000 hộp Tấn Tấn 1000 tấn Tấn Tấn Tấn 1000 lít Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 1000 lít Tấn Tấn Tấn 1000 lít 1000 lít |
62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 |
Rượu vang các loại Bia các loại Nước ngọt các loại Nước khoáng Nước đá Thuốc lá điếu Thuốc lào Sợi toàn bộ Len đan Len dệt thảm Sợi đay Vải lụa thành phẩm Vải màn sợi bông Vải màn tuyn Vải bạt áo len Khăn mặt các loại Bao tải đay Thảm len Vải mành Thảm đay Chăn dệt các loại Khăn bông Chỉ khâu Quần áo dệt kim Hàng thêu Hàng ren Găng tay các loại Bít tất các loại Lưới đánh cá Quần áo may sẵn Da cứng Da mềm Bóng chuyền+bóng đá Valy các loại Cặp túi da các loại Giầy dép da các loại Giầy cao su Giầy dép nhựa Ủng các loại Gỗ xẻ các loại Gỗ đồ mộc các loại Ván sàn Gỗ lạng Gỗ dán ván ép Chiếu cói nội địa |
1531 1532 1533 1534 1535 1601 1602 1701 1702 1703 1704 1705 1706 1707 1708 1709 1710 1711 1712 1713 1714 1715 1716 1717 1718 1719 1720 1721 1722 1723 1801 1901 1902 1903 1904 1905 1906 1907 1908 1909 2001 2002 2003 2004 2005 2006 |
1000 lít 1000 lít 1000 lít 1000 lít Tấn 1000 bao Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 1000 m 1000 m 1000 m 1000 m Tấn 1000 cái 1000 cái 1000 m2 1000 m2 1000 m2 1000 cái 1000 cái Tấn 1000 cái 1000 bộ 1000 m2 1000 đôi 1000 đôi Tấn 1000 cái Tấn 1000 bia 1000 quả 1000 cái 1000 cái 1000 đôi 1000 đôi 1000 đôi 1000 đôi 1000 m3 1000 m3 m3 1000 m3 m3 1000 chiếc |
108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118
120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 |
Chiếu xe đan Mành tre, nứa Mành trúc Bột giấy Giấy bìa các loại Trong đó: - Giấy viết - Giấy in báo - Giấy xi măng - Giấy bao gói Giấy than Trang in các loại (quy 13 x 19cm) Trong đó: - Trang in typô - Trang in ốp xét In tráng phim các loại Sao băng nhạc Sao băng VIDIO Than cốc Xăng dầu các loại Trong đó: - Xăng các loại - Dầu hỏa - Dầu điêzen (DO) - Dầu mazút (PO) Dầu nhờn các loại Mỡ bôi trơn Oxy Đất đèn Axít các loại Xút (NaOH) Thuốc nhuộm Thuốc trừ sâu Phân hóa học Trong đó: - Urê - Supe lân - Lân nung chảy Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ Sơn hóa học các loại Mực in Mực viết Thuốc ống các loại Thuốc viên các loại Thuốc nước Thuốc cốm Cao xoa Vác xin trâu bò Vác xin lợn Vác xin gia cầm |
2007 2008 2009 2101 2102 2103 2104 2105 2106 2107 2201 2202 2203 2204 2205 2206 2301 2302 2303 2304 2305 2306 2307 2308 2401 2402 2403 2404 2405 2406 2407 2408 2409 2410 2411 2412 2413 2414 2415 2416 2417 2418 2419 2420 2421 2422 2423 |
1000 m2 1000 m2 1000 m2 Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 1000 hộp Triệu trang Triệu trang Triệu trang 1000 m Băng Băng Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 1000 m3 Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 1000 lít 1000 ống 1000 viên 1000 lít Tấn 1000 hộp 1000 liều 1000 liều 1000 liều |
155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 |
Vác xin chó dại Xà phòng giặt các loại Xà phòng tắm Thuốc đánh răng Thuốc tẩy rửa các loại Phèn chua Bột nhẹ Lốp ô tô Xăm ô tô Lốp xe máy Xăm xe máy Lốp xe đạp Xăm xe đạp Lốp ô tô đắp lại ống cao su các loại ống nhựa Màng mỏng PE Màng mỏng PVC (khổ 1,5m) Nhựa gia dụng các loại Tấm lợp bằng nhựa Thủy tinh các loại Kính xây dựng Ruột phích Phích hoàn chỉnh Tấm lợp Phibrô xi măng Vôi các loại Sứ công nghiệp Sứ dân dụng Sứ vệ sinh Sứ mỹ nghệ Đồ dùng bằng sứ các loại Xi măng các loại Trong đó: Xi măng trắng Đá hoa granitô Đá ốp nát Gạch nung Gạch chịu lửa Ngói lợp Ngói vẩy Gạch trang trí Gạch nát hoa (gạch bông) Gạch men sứ Gạch lá nem Bê tông đúc sẵn Đá mài các loại Hạt mài |
2424 2425 2426 2427 2428 2429 2430 2501 2502 2503 2504 2505 2506 2507 2508 2509 2510 2511 2512 2513 2601 2602 2603 2604 2605 2606 2607 2608 2609 2610 2611 2612 2613 2614 2615 2617 2618 2619 2620 2621 2622 2623 2624 2625 2626 2627 |
1000 liều Tấn Tấn 1000 ống Tấn Tấn Tấn 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 m 1000 m Tấn 1000 m Tấn 1000 m2 Tấn 1000 m2 1000 cái 1000 cái 1000 m2 Tấn 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 tấn 1000 tấn 1000 m2 1000 m2 1000 viên 1000 viên 1000 viên 1000 viên 1000 viên 1000 viên 1000 viên 1000 viên 1000 m2 Tấn Tấn |
201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 |
Gang đúc Thép đúc thép thỏi Thép cán và sản phẩm kéo dây Vàng tiêu chuẩn 99,9% Thiếc thỏi 99,7% Antymon 99% Cửa xếp Cửa sắt hoa Nông cụ cầm tay Dao kéo Cày bừa Khóa các loại Xe cải tiến Xe trâu bò Đồ sắt xây dựng Đồ tôn sắt tây Đồ nhôm các loại Đồ sắt tráng men Hàng quy chế Máy bơm nông nghiệp Đầu máy bơm nước Máy bơm công nghiệp Bơm thuốc trừ sâu Máy kéo và xe vận chuyển 12CV Vòng bi các loại Cân bàn Cân xách tay Máy tuốt lúa có động cơ Máy tuốt lúa không có động cơ Máy xay xát Máy chế biến mỳ màu Máy chế biến thức ăn gia súc Máy nhào trộn đất làm gạch Máy trộn bê tông Máy trộn vữa Cần cẩu thiếu nhi Dụng cụ cắt gọt kim loại Máy công cụ các loại Trong đó: Máy cắt gọt kim loại Máy đột dập kim loại Máy búa Máy ép Phụ tùng máy công cụ Máy chế biến gỗ Động cơ Điezen Động cơ xăng 4 CV Bút máy các loại |
2701 2702 2703 2704 2705 2706 2801 2802 2803 2804 2805 2806 2807 2808 2809 2810 2811 2812 2813 2901 2902 2903 2904 2905 2906 2907 2908 2909 2910 2911 2912 2913 2914 2915 2916 2917 2918 2919 2920 2921 2922 2923 2924 2925 2926 2927 3001 |
1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Kg Tấn Tấn 1000 m2 1000 m2 1000 cái 1000 cái 1000 cái 1000 cái Cái Cái Tấn Tấn 1000 cái 1000 cái Tấn Cái Cái Cái Cái Cái 1000 vòng Cái 1000 cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Tấn Cái Cái Cái Cái Cái Tấn Cái C/CV Cái 1000 cái |
248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 |
Bút bi các loại Động cơ điện các loại Máy biến thế các loại Tổng dung lượng ắc quy Pin tiêu chuẩn Dây điện quy loại đơn Dây cáp điện các loại Dây điện từ Lắp ráp tivi các loại Trong đó: Tivi màu Lắp ráp radio catsette Loa truyền thanh Máy tăng âm Máy vi ba Máy điện thoại các loại Máy khâu các loại Đồng hồ các loại Đóng mới ôtô ca Đóng bệ xe ca Sản xuất nhíp ôtô các loại Phụ tùng ôtô máy kéo Trung đại tu ôtô Lắp ráp ôtô các loại Đóng mới tàu hàng Đóng mới toa xe Tàu vận tải Xà lan Sửa chữa phương tiện thủy Sửa chữa lớn các đầu máy Sửa chữa toa xe Sửa chữa xe máy Xe đạp hoàn chỉnh Khung xe đạp Nhựa tái sinh Điện phát ra Điện thương phẩm Nước máy sản xuất Nước máy thương phẩm |
3002 3101 3102 3103 3104 3105 3106 3107 3201 3202 3203 3204 3205 3206 3207 3301 3302 3401 3402 3403 3404 3405 3406 3501 3502 3503 3504 3505 3506 3507 3508 3509 3510 3701 4001 4002 4101 4102 |
1000 cái Cái Cái 1000 kw/h 1000 viên 1000 m 1000 m Tấn Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Tấn Tấn Cái Cái Cái Cái Cái Cái/tấn Tấn trọng tải Xe Xe Xe Cái Cái Tấn 1000 kw/h 1000 kw/h 1000 m3 1000 m3 |
HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN CẤP II
A. NÔNG NGHIỆP VÀ LÂM NGHIỆP
01. Nông nghiệp và các dịch vụ có liên quan.
02. Lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan.
B. THỦY SẢN
05. Đánh bắt thủy sản, ươm, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ có liên quan.
C. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ
10. Khai thác than cứng, than non, than bùn.
11. Khai thác dầu thô, khí tự nhiên, và các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác dầu khí (trừ điều tra tham dò).
12. Khai thác quặng Uranium và quặng Thorium.
13. Khai thác quặng kim loại.
14. Khai thác đá và khai thác mỏ khác.
D. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
15. Sản xuất thực phẩm và đồ uống.
16. Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào.
17. Dệt.
18. Sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú.
19. Thuộc sơ chế da, sản xuất vali, túi xách.
20. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện.
21. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy.
22. Xuất bản, in và sao bản ghi các loại.
23. Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu hạt nhân.
24. Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
25. Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic.
26. Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác.
27. Sản xuất kim loại.
28. Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị).
29. Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu.
30. Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính.
31. Sản xuất máy móc thiết bị điện chưa được phân vào đâu.
32. Sản xuất rađiô, tivi và thiết bị truyền thông.
33. Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại.
34. Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc.
35. Sản xuất phương tiện vận tải khác.
36. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, sản xuất các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu.
37. Tái chế.
E. SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT VÀ NƯỚC
40. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nước, nước nóng.
41. Khai thác và phân phối nước.
F. XÂY DỰNG
45. Xây dựng.
G. THƯƠNG NGHIỆP, SỬA CHỮA XE CÓ ĐỘNG CƠ, MÔTÔ, XE MÁY,
ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
50. Bán bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và môtô, xe máy, bán lẻ nhiên liệu, động cơ.
51. Bán buôn và bán đại lý (trừ xe có động cơ và môtô, xe máy).
52. Bán lẻ (trừ xe có động cơ, môtô, xe máy) sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.
H. KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG
55. Khách sạn và nhà hàng.
I. VẬN TẢI, KHO BàI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
60. Vận tải đường bộ, đường ống.
61. Vận tải đường thủy.
62. Vận tải hàng không.
63. Các hoạt động phụ trợ cho vận tải, hoạt động của các tổ chức du lịch.
64. Bưu chính và viễn thông.
J. TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG
65. Trung gian tài chính (trừ bảo hiểm và trợ cấp hưu trí).
66. Bảo hiểm và trợ cấp hưu trí (trừ bảo hiểm xã hội bắt buộc).
67. Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài chính, tiền tệ.
K. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
70. Hoạt động khoa học và công nghệ.
L. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN KINH DOANH TÀI SẢN
VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN
71. Các hoạt động liên quan đến bất động sản.
72. Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển) cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình.
73. Các hoạt động liên quan đến máy tính.
74. Các hoạt động kinh doanh khác.
M. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG
BẢO ĐẢM Xà HỘI BẮT BUỘC
75. Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc.
N. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
80. Giáo dục và đào tạo.
O. Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ Xà HỘI
85. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.
P. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
90. Hoạt động văn hóa và thể thao.
Q. HOẠT ĐỘNG ĐẢNG, ĐOÀN THỂ, VÀ HIỆP HỘI
91. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội.
T. HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CÁ NHÂN VÀ CÔNG CỘNG
92. Hoạt động thu dọn vật thải, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng và các hoạt động tương tự.
93. Hoạt động dịch vụ khác.
U. HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH TRONG
CÁC HỘ TƯ NHÂN
95. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân.
V. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ ĐOÀN THỂ QUỐC TẾ
99. Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế.