Chỉ thị 10/CT-TTg 2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 10/CT-TTg

Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:10/CT-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/03/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025

Ngày 25/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

1. Quan điểm phát triển:

  • Thống nhất cao nhận thức về vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội;
  • Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị;
  • Phát huy vai trò hiệp hội ngành nghề làm cầu nối với cơ quan quản lý nhà nước;..

2. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

- Hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính:

  • Cắt giảm tối thiểu 30% thời gian, chi phí và điều kiện kinh doanh trong năm 2025;
  • Chuyển mạnh quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”;
  • Rà soát, sửa đổi các luật liên quan: Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Khoa học & Công nghệ;...

 - Quy hoạch, phát triển hạ tầng:

  • Phát triển các hành lang kinh tế, công nghiệp - đô thị - dịch vụ mới;
  • Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 95% kế hoạch được giao, đặc biệt ưu tiên các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án hạ tầng chiến lược và các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia;
  • Hoàn thiện Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế với chính sách ưu đãi đặc thù;
  • Đẩy mạnh thương mại hoá 5G, nghiên cứu công nghệ 6G, phát triển vệ tinh viễn thông và nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia;..

3. Tổ chức thực hiện:

- Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả;

- Giao các Phó Thủ tướng theo lĩnh vực phụ trách chỉ đạo và xử lý vướng mắc;

- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc triển khai.

Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Chỉ thị 10/CT-TTg tại đây

tải Chỉ thị 10/CT-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Chỉ thị 10/CT-TTg PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 10_CT-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________

Số: 10/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2025

 

 

CHỈ THỊ

Về thúc đẩy phát trin doanh nghiệp nhỏ và vừa

_____________

 

Khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế) luôn có vai trò rt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm (chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nn kinh tế). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng chủ yếu khai thác các thị trường ngách, huy động tối đa nguồn lực trong dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt ở hu hết các ngành ngh, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Với tính cht quy mô nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn thể hiện sự linh hoạt, năng động, đi mới sáng tạo, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo. Ngay cả trong những thời kỳ khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vn n lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, th hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng và đt nước.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức để phát triển nhanh, bền vững cả về số lượng, quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Mặc dù chiếm số lượng đông đảo nhưng cht lượng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao (khoảng 90% là quy mô nhỏ, số vốn dưới 10 tỷ đồng), năng lực cạnh tranh còn hạn chế, phn lớn chưa tham gia được vào hoạt động xuất khẩu và chuỗi giá trị, chưa có công nghệ gốc và tiềm lực để số hóa hoạt động kinh doanh; quản trị doanh nghiệp chưa tiệm cận với các chun mực và thông lệ quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, kinh tế nước ta đã có sự phục hồi nhanh và rõ nét, là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong khu vực và trên thế giới. Năm 2024, nước ta đã hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu. Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then cht, tạo nn tảng đ đt nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc. Cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng đ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% vào năm 2025 và tiến tới tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.

Nhm tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện tối đa đdoanh nghiệp nhỏ và vừa bứt phá, Thủ tướng Chính phủ yêu cu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan (gọi tt là các bộ, ngành, địa phương) tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đ ra, trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Thống nhất cao nhận thức về vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.

2. Ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; nâng cao năng lực cạnh tranh tham gia chuỗi giá trị; chuyển đổi số, chuyn đổi xanh, phát triển các mô hình kinh doanh mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

3. Các bộ, ngành, địa phương có liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, doanh nghiệp là khó khăn của mình đ chủ động hỗ trợ, đồng hành, tháo gỡ trên tinh thn “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm ”, “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự”’, quyết tâm cao, n lực lớn, hành động quyết liệt; giao nhiệm vụ cụ thể trên tinh thn “ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thm quyn, rõ thời gian, rõ kết quả”.

4. Phát huy vai trò của các tổ chức hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; thường xuyên đối thoại, trao đổi thông tin, giải quyết khó khăn, vướng mc cho doanh nghiệp trong hoạt động đu tư, kinh doanh.

5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục phát huy truyền thống tự hào, tự tôn dân tộc, huy động tối đa các nguồn lực; chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới, tinh thn đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám mạo him, có khát vọng đ phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho bản thân và cho xã hội.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Về hoàn thiện chính sách, pháp lut, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Các bộ, ngành, địa phương:

- Tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ... nhm tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào tăng trưởng, phát trin kinh tế.

- Cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Chuyển mạnh quản lý từ “tiền kiểm ” sang “hậu kim ”, gn với tăng cường công tác kim tra, giám sát.

- Tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mc cho doanh nghiệp, dự án. Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đ giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và các dịch vụ công thuận lợi, nhanh chóng.

b) Bộ Tài chính:

- Khẩn trương hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; trình Chính phủ bảo đảm kịp trình Quc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo quy định đ khc phục triệt đ các bt cập, vướng mc hiện nay.

- Trong năm 2025, đánh giá tình hình triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đ xuất, báo cáo Chính phú bảo đảm kịp trình Quc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sớm nhất có thể về sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghip nhỏ và vừa theo hướng đổi mới thực chất các chính sách hỗ trợ; quy trình, thủ tục hỗ trợ...

- Nghiên cứu, đ xuất khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tài sản mã hóa, tiên kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ:

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Tiêu chun và quy chun kỹ thuật sửa đổi, trình Chính phủ bảo đảm kịp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo quy định.

d) Bộ Công Thương:

Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lnh của Quc hội năm 2025 về dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; báo cáo Chính phủ trong Quý II năm 2025.

đ) Bộ Nông nghiệp và Môi trường:

- Khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trao đổi với Hoa Kỳ gia hạn thời gian hoàn thiện hồ sơ và đánh giá tương đương, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo Đạo luật Bảo vệ động vật có vú ở biển của Hoa Kỳ (MMPA) đảm bảo không ảnh hưởng đến khai thác, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 4 năm 2025.

- Chủ động rà soát, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý khai thác, sản xuất, xuất khẩu thủy sản phù hợp các sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu; triển khai các phương án ngoại giao và hỗ trợ ngư dân khai thác hợp pháp đ xử lý dứt điểm cảnh báo thẻ vàng khai thác thủy sản bt hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU) đi với thủy sản khai thác của Việt Nam.

- Nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp nguyên liệu phụ phm nhm gia tăng giá trị nông sản, xây dựng ngành công nghiệp nguyên liệu mới, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho kinh tế nông nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.

2. Về công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

a) Các bộ, ngành, địa phương:

- Tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch đã ban hành; phát triển các hành lang kinh tế, vành đai công nghiệp - đô th - dch vụ gn với các trung tâm mới (sân bay Long Thành, trung tâm tài chính quốc tế); chủ động đề xuất các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp mới (bán dẫn, chip...), qua đó dẫn dắt, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 95% kế hoạch được giao, đặc biệt ưu tiên các dự án quan trọng, cp bách, các dự án hạ tầng chiến lược và các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia. Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư các dự án cho giai đoạn 2026 - 2030, nhât là các dự án hạ tng chiến lược, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị, các cảng biển trung chuyển quốc tế...; đặc biệt thúc đẩy đầu tư của các tp đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn đ tạo động lực dẫn dắt, lan tỏa, kích hoạt đu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Bộ Tài chính:

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó nghiên cứu, đ xut các cơ chế, chính sách ưu đãi mới, đặc thù, vượt trội đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế nhm phát triển các mô hình khu công nghiệp có tính chuyên môn, chuyên biệt và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; các mô hình khu kinh tế mới để thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đt nước; hoàn thiện trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2025.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ:

Đẩy mạnh thương mại hoá 5G, nghiên cứu công nghệ 6G, phát triển vệ tinh viễn thông và nâng cấp hạ tầng trục vin thông quốc gia. Tiếp tục đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao; nghiên cứu, đề xuất cơ chế; chính sách ưu tiên thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghiệp công nghệ số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính, tín dụng

a) Bộ Tài chính:

- Có giải pháp hiệu quả đẩy mạnh hoạt động cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhm tạo kênh huy động vốn với chi phí hợp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thực hiện triệt để việc đơn giản hoá quy trình, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ ưu đãi thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp; nghiên cứu áp dụng phương thức hậu kim đ doanh nghiệp nhỏ và vừa không bị ảnh hưởng về dòng tin và hoạt động kinh doanh.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên giữ ổn định lãi sut; điều hành chính sách tin tệ chủ động, linh hoạt nhưng phải phù hợp, hiệu quả, tạo nim tin cho doanh nghiệp; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...); kim soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; đẩy mạnh hình thức cho vay thế chp dựa trên tài sản hình thành trong tương lai phù hợp với quy định của pháp luật nhm đa dạng hóa, khơi thông nguồn vốn phục vụ sản xut kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi số, tăng năng sut lao động, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Việt đ mở rộng thị trường và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị

a) Các bộ, ngành, địa phương:

- Triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng ngh nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp; đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu; đào tạo theo nhu cu thực tế tại doanh nghiệp; đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp.

- Thúc đẩy triển khai các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển các mô hình kinh tế mới (kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ), các ngành, lĩnh vực mới nổi (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, năng lượng mới, y sinh học, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí...).

- Hỗ trợ nâng cấp các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tiêu chuẩn liên kết với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu chuỗi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; phát triển dịch vụ logistics, mở rộng vận tải hàng không, đường biển; tăng cường hội nhập quốc tế về dịch vụ và ký kết các hiệp định kinh tế số, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.

b) Bộ Tài chính:

Chủ trì tổ chức thi hành triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực cht, hiệu quả.

c) Bộ Công Thương:

- Nghiên cứu, xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử; tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển bn vững, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các nn tảng hiện đại đ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phm, hàng hoá.

- Thúc đy kết nối giữa nhà sản xuất trong nước và các kênh phân phối hin đại đ mở rộng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; phát triển hệ thống logistics thông minh, kết hợp kho bãi hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa khâu vận chuyn, giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp.

- Thường xuyên cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu; cập nhật, đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam đ cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa v những mặt hàng có khả năng bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các vụ kiện chống bán phá giá.

- Tiếp tục triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng, phát triển được các thương hiệu mạnh, thúc đẩy phát triển ngoại thương, xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với giá trị “Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong”.

- Hoàn thiện Đ án hệ sinh thái tận dụng các FTA đ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 FTA đã ký kết; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nguồn cung ứng thay thế; tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng (Trung Đông, Mỹ La-tinh, Châu Phi, Trung Á, Ai Cập, Halal,...); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2025.

d) Bộ Tư pháp:

- Tăng cường đổi mới công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động xã hội.

- Triển khai hiệu quả Đ án “ng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật” được phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, tập trung xây dựng, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị v văn bản quy phạm pháp luật đ kịp thời phát hiện, nghiên cứu, đ xut sửa đi, hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc về th chế nhằm bảo đảm mục tiêu kiến tạo, thúc đy phát triển.

đ) Bộ Nông nghiệp và Môi trường:

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, quy định mới, đột phá, cơ chế “luồng xanh ” cho các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ chuyn giao công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xut, chế biến sản phm nông nghiệp nhm cải thiện năng sut, nâng cao cht lượng, giá trị sản phẩm, tăng cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy xut khu.

e) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách khuyến khích, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cht lượng cao cho các ngành lĩnh vực ưu tiên, mới nổi. Rà soát, đánh giá, đổi mới căn bản các chương trình đào tạo theo hướng khuyến khích lồng ghép nội dung về tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

- Cải tiến nội dung giáo dục đại học, giáo dục dạy nghề theo hướng thực chất, bám sát nhu cu của doanh nghiệp, đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Thúc đẩy thành lập các trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học đđẩy mạnh thương mại hóa các ý tưởng, công trình nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

5. Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng

- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp; phát huy tính đại diện cho doanh nghiệp hội viên trong việc tham gia góp ý, xây dựng, phản biện chính sách; theo dõi, giám sát, đánh giá độc lập quá trình xây dựng và thực thi pháp luật và các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; đại diện bảo vệ quyền lợi hội viên trong các tranh chấp.

- Đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển đội ngũ doanh nhân; tiên phong thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam; tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; tăng cường hoạt động kết nối, hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp và hội viên, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, hùng mạnh vì một Việt Nam hùng cường.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tập trung quán triệt, xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này; chịu trách nhiệm toàn diện trước Th tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của bộ, ngành, địa phương.

2. Giao các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực được phân công chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả các nhim vụ, giải pháp tại Chỉ thị này; kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh theo thẩm quyn.

3. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Chỉ thị này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Hiệp hội DNNVV Việt Nam;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, TGĐ Cổng TTĐT;

- Lưu: VT, ĐMDN (2).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi