Chỉ thị 04/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa Công ty nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 04/2005/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2005/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/03/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Cổ phần hoá doanh nghiệp - Theo Chỉ thị số 04/2005/CT-TTg ra ngày 17/3/2005 về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa Công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ nhận định: tiến độ cổ phần hóa vẫn còn chậm, nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vẫn tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp còn thấp. ở một số nơi, nhận thức về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ và thống nhất, vướng mắc trong quá trình thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời. Một số quy định của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa phù hợp, thời gian cổ phần hóa một doanh nghiệp còn dài. Khi chuyển thành công ty cổ phần, chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một số công ty cổ phần chưa cao. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn rất ít... Do đó, khi xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho năm 2005 và những năm tiếp theo, cần chú trọng xây dựng lộ trình cổ phần hóa các Tổng công ty nhà nước, trừ những Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng hoặc chưa tiến hành cổ phần hóa được. Những Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa đa số các doanh nghiệp thành viên thì tiến hành cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty. Những Tổng công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trước mắt chưa cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty, nhưng phải tiến hành cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để công ty mẹ thực sự làm chủ vốn nhà nước ở công ty con. Sau khi hoạt động ổn định sẽ xem xét, tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ một cách vững chắc...
Xem chi tiết Chỉ thị 04/2005/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 04/2005/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 04/2005/CT-TTG
NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ ĐẨY NHANH VỮNG CHẮC
CỔ PHẦN HOÁ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Hơn mười năm qua, việc
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thực hiện từng bước vững
chắc, theo đúng đường lối, nghị quyết của Đảng. Chính phủ đã cụ thể hoá các chủ
trương của Đảng, ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy, có chính sách khá toàn
diện và phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề đặt ra trong sắp xếp, cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc xử lý nợ tồn đọng, lao động dôi dư. Các
Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước đã
nhận thức việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng
tâm nên đã tích cực chỉ đạo với chương trình, biện pháp cụ thể và đã đạt được
kết quả quan trọng. Sau khi có Nghị quyết Trung
ương 3 khoá IX, công tác cổ phần hoá đã được đẩy mạnh hơn nhiều, cơ bản đạt
được mục tiêu đề ra. Qua cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước đã chuyển thành
doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động; huy
động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh doanh; hiệu quả, sức
cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên. Thực tiễn khẳng
định cổ phần hoá đã trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấu lại, đổi
mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hoá vẫn còn chậm,
nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vẫn tiếp tục duy trì 100% vốn
nhà nước, tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp còn thấp. ở một số nơi, nhận
thức về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ và thống nhất, vướng
mắc trong quá trình thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời. Một số quy định của
cơ quan quản lý nhà nước còn chưa phù hợp, thời gian cổ phần hoá một doanh
nghiệp còn dài. Khi chuyển thành công ty cổ phần, chưa quan tâm đúng mức đến
đổi mới phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của một số công ty cổ phần chưa cao. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán còn rất ít.
Để đẩy nhanh vững chắc
cổ phần hoá công ty nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết
Trung ương 9 khoá IX và Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng
Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty nhà nước cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
a) Tiếp tục quán triệt sâu sắc và đẩy mạnh việc tuyên truyền Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 và Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị nhằm tạo ra sự thống nhất cao hơn nữa trong các cấp, các ngành, trong cán bộ, đảng viên về đường lối phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu, thời cơ và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; trong đó, cổ phần hoá là khâu then chốt nhất, là giải pháp cơ bản và quan trọng để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính và đấu tranh chống tham nhũng; đồng thời nâng cao ý thức chấp hành Nghị quyết của Đảng, pháp luật, kỷ cương hành chính của Nhà nước; nghiêm chỉnh thi hành các quy định, chương trình, kế hoạch của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
b) Trong tháng 4 năm 2005 hoàn thành việc trình bổ sung phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX và Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước.
Khi xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho năm 2005 và những năm tiếp theo, cần chú trọng xây dựng lộ trình cổ phần hoá các Tổng công ty nhà nước, trừ những Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng hoặc chưa tiến hành cổ phần hoá được. Những Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hoá đa số các doanh nghiệp thành viên thì tiến hành cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty. Những Tổng công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trước mắt chưa cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty, nhưng phải tiến hành cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để công ty mẹ thực sự làm chủ vốn nhà nước ở công ty con. Sau khi hoạt động ổn định sẽ xem xét, tiến hành cổ phần hoá công ty mẹ một cách vững chắc.
c) Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tập huấn, phổ biến và tuyên truyền sâu, rộng Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ quản lý các cấp, các ngành và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
d) Chỉ đạo kiên quyết cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước theo phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện nghiêm Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo nguyên tắc thị trường trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các tổ chức có chức năng định giá; không cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện bán đấu giá cổ phần công khai;...
đ) Căn cứ Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, rà soát để bán tiếp cổ phần của Nhà nước ở công ty cổ phần có vốn nhà nước. Chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước sử dụng quyền của cổ đông để thực hiện niêm yết ra thị trường chứng khoán đối với những công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp nhà nước giải quyết các tồn tại về tài chính và lao động trước khi thực hiện cổ phần hoá theo quy định hiện hành, tránh tình trạng đến thời điểm cổ phần hoá mới xử lý dẫn đến chậm trễ hoặc không cổ phần hoá được do không còn vốn nhà nước. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp theo quy định hiện hành hoặc phá sản doanh nghiệp.
g) Tiếp tục kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đảm bảo có bộ phận chuyên trách để thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc cổ phần hoá các công ty nhà nước.
h) Hàng tháng, các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà nước đánh giá kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo và đề ra các biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Cuối năm, khi bình xét, đánh giá cán bộ, đảng viên phải có nội dung kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
2. Các Bộ, cơ quan hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa; khẩn trương ban hành đầy đủ và chỉ đạo triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, trong quá trình thực hiện, xử lý kịp thời và có hiệu quả các vấn đề phát sinh.
a) Trong tháng 4 năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hướng dẫn thủ tục chuyển hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.
b) Trong tháng 4 năm 2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn các nội dung liên quan đến nợ vay ngân hàng tồn đọng của công ty nhà nước cổ phần hóa; việc kế thừa các hợp đồng tín dụng và duy trì cơ chế tín dụng như đối với công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá; việc xử lý Quỹ dự phòng rủi ro khi cổ phần hoá ngân hàng thương mại.
c) Bộ Tài chính:
- Trong tháng 3
năm 2005, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng
12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà
nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, trong đó quy định rõ
số lượng người đại diện và phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại
diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.
- Tổ chức để Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sớm đi vào hoạt động theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm khuyến khích phát triển các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đầu tư cổ phần, hình thành một số trung tâm bán đấu giá cổ phần tại các thành phố, đô thị lớn. Nghiên cứu bổ sung danh sách các công ty chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện dịch vụ định giá doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp cổ phần hóa những doanh nghiệp đang triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, vay vốn từ các nguồn khác nhau.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn, quyết định để trong năm 2005 niêm yết được khoảng 200 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
- Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty cổ phần mà các cổ đông là các công ty nhà nước; bán đấu giá doanh nghiệp khi không cổ phần hóa được.
- Trong quý II năm 2005 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi
Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số
146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2003
về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo
hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần không hạn
chế và tham gia cổ đông chiến lược đối với các doanh nghiệp không thuộc danh
mục hạn chế tối đa 30% vốn đầu tư.
d) Bộ Nội vụ, trong quý II năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ phần.
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý II năm 2005 trình Thủ tướng Chính phủ chế độ phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.
e) Bộ Kế hoạch và
Đầu tư:
- Trong tháng 4
năm 2005 công bố Danh mục ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham
gia tối đa 30% vốn đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong
nước; đối với các ngành và lĩnh vực khác thì không hạn chế.
- Nghiên cứu, đề
xuất nâng tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam lên trên 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đối với một số ngành,
lĩnh vực khi soạn thảo Luật Đầu tư chung.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu; khuyến khích áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất; hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin, chính sách chế độ mới… tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh sau cổ phần hoá.
3. Ban Chỉ đạo
Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm:
- Kiểm tra, đôn
đốc, hướng dẫn, theo dõi và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình cổ
phần hoá các công ty nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà
nước; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình
thực hiện đề nghị Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết hoặc kiến nghị các cơ
quan giải quyết theo thẩm quyền.
- Tham gia ý kiến
với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hướng dẫn về hoạt động của tổ chức Đảng
trong công ty cổ phần.
- Theo dõi và
định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo Đổi mới và
Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước chịu trách
nhiệm thi hành Chỉ thị này.