Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-1:1998 An toàn đối với thiết bị điện gia dụng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-1:1998
Số hiệu: | TCVN 5699-1:1998 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Điện lực | |
Ngày ban hành: | 01/01/1998 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5699-1:1998
IEC 335-1:1991
AND AMENDEMENT 1:1994
AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Safety of household and similar electrical appliances - Part 1: General requirements
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các vấn đềan toàn của các thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện có mục đích sử dụng tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với thiết bị một pha và 480 V đối với các thiết bị khác.
Thiết bị có thể có động cơ, các phần tử nhiệt hoặc tổ hợp của chúng.
Thiết bị không nhằm sử dụng bình thường trong gia đình nhưng có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng, ví dụ các thiết bị cho những người không có chuyên môn sử dụng trong các cửa hàng, trong ngành công nghiệp nhẹ và trong các trang trại cũng là đối tượng của tiêu chuẩn này.
Chú thích 1 - Vídụ vềcác loại thiết bị như vậy là các thiết bị cung cấp thực phẩm, thiết bị làm sạch dùng trong công nghiệp và thuơng mại, và các thiết bị dùng trong các tiệm làm đầu.
Ở chừng mực có thể, tiêu chuẩn này có đềcập đến những mối nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho tất cả những ngườiởbên trong và xung quanh nhà ở.
Tiêu chuẩn này nói chung không xét đến:
-việc trẻ em hoặc những người già yếu, bệnh tật sử dụng thiết bị mà không có sự giám sát;
-việc trẻ em đùa nghịch với thiết bị.
Chú thích
2) Lưu ý là:
-đối với thiết bị sử dụng trên xe,tàu thủy hoặc máy bay có thể cần thiết phải có nhữngyêu cầubổ sung; đối với thiết bị dùng để sử dụngởnướccó khí hậu nhiệt đới có thể cần có những yêu cầu đặc biệt:
-ở nhiềunước,các yêu cầu bổ sungđượcqui định bởi cơ quan quốc gia cóthẩm quyềnvềy tế, chịu trách nhiệm vềbảo hộ lao động, cơ quan có thẩm quyền vềcung cấpnướcvà các cơ quan cóthẩm quyền tươngtự.
3)Tiêu chuẩn này không ápdụng cho:
-các thiết bị được thiết kế chỉsử dụngchomục đích công nghiệp;
-các thiết bị dùng ở những nơi cóđiều kiện môi trường đặc biệt nhưănmòn,dễ nổ,(bụi,hơi hoặc khí):
-các máy thu thanh, thu hình,cát sét, đầuvideo và các thiết bịtương tự (IEC65):
-các thiết bị phục vụ cho mục đích y tế (IEC 601);
-các dụng cụ điện kiểu cầm tay truyền động bằng động cơ điện (IEC 745);
-các máytính cá nhân và các thiết bị tương tự (IEC 950):
-chăn, đệm và các thiết bịsưởiấm gấpđượctương tự (IEC 967);
-các nguồn phát năng luợng bảo vệ bằng điện (IEC 1011);
-các dụng cụ điện di động truyền động bằng động cơ điện(IEC 1029).
2. Định nghĩa
Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho tiêu chuẩn này.
2.1.Thuật ngữ điện áp và dòng điện được hiểu là giá trị hiệu dụng (r.m.s), nếu không cóqui định nào khác.
2.2.1.Điện áp danh định: Điện áp mà nhà chế tạo ấn định cho thiết bị.
Chú thích – Đối với nguồn điệnba pha thìđólà điện áp giữa các pha.
2.2.2.Dải điện áp danh định: Dải điện áp mà nhà chếtạo ấn địnhchothiếtbị,đượcbiểu thị bằng giớihạndưới và giới hạn trên của điện áp.
2.2.3.Điện áp làm việc: Điện áp lớn nhất mà bộ phận cần xem xétphảichịukhi thiếtbị vậnhànhởđiệnápdanh định và trong điều kiện vận hành bình thường.
Chú thích - Khi xem xét điện áp làm việc, bỏ qua ảnh hưởng của điện áp quá độ.
2.2.4.Công suất danh định: Công suất vào mà nhà chế tạo ấn định cho thiết bị.
2.2.5.Dải công suất vào danh định: Dải công suất vào mà nhà chếtạo ấn định cho thiết bị được biểu thị bằng giới hạn trên và giới hạn dưới.
2.2.6.Dòng điện danh định: Dòng điện mà nhà chế tạo ấn định cho thiết bị.
Chú thích - Nếu trị số dòng điện không được ấn định cho thiết bị thìdòng điện danh định sẽ là:
- dòng điện tính ra từ công suất tiêu thụ danh định và điện áp danh định, đối với thiếtbị nhiệt:
-dòng điện đo được khi thiết bị hoạtđộng trong điều kiện hoạt động bình thườngởđiệnáp danh định, đối với thiết bị truyền động bằng động cơ điện;
-dòng điện đođượckhi thiết bị vận hành trong điều kiện làm việc bình thườngởđiện áp danh định, đối với thiết bị hỗn hợp.
2.2.7.Tần sốdanh định: Tần số mà nhà chế tạo ấn định cho thiết bị.
2.2.8.Dải tầnsốdanh định: Dài tần sốmà nhà chế tạo ấn định cho thiết bị, được biểu thị bởi giới hạn trên và giới hạn dưới.
2.2.9.Điều kiện làm việc bình thường: Những điều kiện trong đó thiết bị được vận hành để sử dụng bình thường khiđượcnối vào nguồn điện.
2.3.1.Dây dẫn tháo rời được: Dây dẫn mềm, dùng để nối với nguồn hoặc nối liên kết đến thiết bị, nhờ các bộ nối thích hợp.
2.3.2.Dây dẫn liên kết: dây dẫn mềm bên ngoài được cấp như là một phần của một thiết bị hoàn chỉnh được sử dụng vìnhững mục đích khác không phải để nối với nguồn điện.
Chú thích - Bộ phận đóng ngắt cầm tay tác độngtừ xa, dây dẫn liên kết bên ngoài giữa hai bộ phận của một thiết bị vàdây dẫn nối bộ phận phụ đến thiết bị hoặc đến một mạchtínhiệu riêng biệt là một sốvídụ vềdây dẫn liên kết.
2.3.3.Dây nguồn: Dây dẫn mềm gắn cố định với thiết bị dùng cho mục đích nối đến nguồn điện.
2.3.4.Nối dây kiểu X: Phương pháp nối dây nguồn sao cho nó có thể thay thế được một cách dễ dàng.
Chú thích
1)Dây nguồn có thể được chế tạo đặc biệt và chỉcó sẵnởnơi chế tạo hoặc các đại lý dịch vụ.
2)Dâyđượcchế tạo đặc biệt cũng có thể bao gồm mộtphần của thiết bị.
2.3.5.Nối dây kiểu Y: Phương pháp nối dây nguồn sao cho khi thay thế nó phải do nhà chế tạo, đại lý dịch vụ hoặc những người có trình độ tương đương thực hiện.
Chú thích - Nối dây kiểu Y có thểsử dụngdây dẫn mềmthông dụng hoặc dây dẫn đặc biệt.
Nối dây kiểu Z: Phương pháp nối dây nguồn sao cho không thể thay thế nó được mà không làm hỏnghoặcphá hủy thiết bị.
2.3.7.Đầu nối nguồn: Bộ dây dùng để nối thiết bị vào hệ thống cố định và được đặt trong một ngăn bên trong thiết bị hoặc gắn vào thiết bị.
2.4.1.Cách điện chính: Cách điện các phần mang điện đểđảm bảo bảo vệ chính chống điện giật.
Chú thích - Cách điện chính không nhất thiết bao hàm cách điện dùng riêng cho mục đích chức năng.
2.4.2.Cách điện phụ: Cách điện độc lập được đặt bổ sung vào cách điện chính để đảm bảo chống điện giật trong trường hợp hỏng cách điện chính.
2.4.3.Cách điện kép: Hệthống cách điện gồm cả hai cách điện chính và cách điện phụ.
2.4.4.Cách điện tăng cường: Cách điện đơn áp sát với các phần mang điện có khả năng đảm bảo chống điện giật tương đương với cách điện kép trong các điều kiện qui định của tiêu chuẩn này.
Chú thích - Cách điện không có nghĩa là một chi tiết đồng nhất. Cách điện có thể gồm nhiều lớp, các lớp này không thểthửmột cách riêng biệt như cáchđiện phụ hoặccáchđiện chính.
2.4.5.Thiết bịcấp 0: Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật được thực hiện nhờ cách điện chính, điều này có nghĩa là không có biện pháp nối các bộ phậndẫn điện có thể chạm tới được, nếu có, đến dây dẫn bảo vệ của hệ thống lắp đặt cố định, hoặc là trong trường hợp hỏng cách điện chính việc bảo vệ này được thực hiện nhờ môi trường bao quanh.
Chú thích - Thiết bị cấp 0 có vỏ bọc bằng vật liệu cách điện, vỏ này cóthểtạo nên một phần hoặc toàn bộ cách điện chính, hoặc cóvỏbằng kim loại được cách ly với các phần mang điện nhờlớp cách điệnthích hợp.Nếu một thiết bịcó vỏ bọc bằng vật liệu cách điện lại có bộphận bên trong để nốiđất thìnó được coi là thiết bịcấpIhoặc cấp0I.
2.4.6.Thiết bịcấp0I: Thiết bị ít nhất có cách điện chính đầyđủvà có sẵn đầu nối đất nhưng dây nối nguồn không có dây nối đất và phích cắm điện không có tiếp đất.
2.4.7.Thiết bị cấp I: Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giậtkhôngchỉ dựa vào cách điện chính mà còn có thêm biện pháp an toàn bằng cách nối các bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được với dây nối đất bảo vệ của hệ thống lắp đặt cố định sao cho khi hỏng cách điện chính thìcác bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được không bị mang điện.
Chú thích - Qui định này bao hàm cảdâydẫn bảo vệtrong dâynguồn.
2.4.8.Thiết bịcấp II: Thiết bị,trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉdựa vào cách điện chính mà còn có thêm biện pháp an toàn nhờ có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường. Ở đây không có đầu để nối đất bảo vệhoặc dựa vào điều kiện lắp đặt.
Chú thích
1) Các thiết bị như vậy có thể là mộttrong sốcác loại sau đây:
a)thiết bị cóvỏ bọc bền chắc vềcơ bản liên tục bằng vật liệu cách điện bao phủtoàn bộcác bộ phận kim loại ngoại trừnhững bộ phận nhỏ như: nhãn,ốc vít đãđượccách điện với bộ phận mang điệnít nhất cũngtương đươngvới cách điệntăng cường. Thiết bị như vậy được gọi là thiết bị cấp II có vỏbọccách điện.
b)Thiết bị có vỏ bọc vềcơ bản liên tục bằng kim loại,trong đó cách điện kép hoặc cách điện tăng cườngđược sử dụngở mọi nơi. Thiết bị như vậyđượcgọi là thiết bị cấp II cóvỏ bọc kim loại.
c)Thiết bị có kết cấu hỗn hợp kiểu a) vàb).
2)Vỏ bọc của thiết bị cấp II có vỏbọc cách điện cóthểtạo thành một phầnhoặctoànbộ cách điệnphụhoặccách điện tăngcường.
3)Nếu mộtthiết bị có cách điện kép hoặc cách điện tăngcường đầy đủmà lạicó sẵn đầu nối đất thì nó được coi là thiết bịcấp I hoặc cấp 0I.
4)Thiết bị cấp II có thểcóphương tiệnduy trìliên tục mạch bảo vệ vớiđiều kiệnlàphương tiệnđó nằm bêntrongthiết bị vàđượccách điện với các bộ phận dẫn điện cóthểchạmtới được bằng cách điện phụ.
2.4.9.Kết cấu cấp II: Bộ phận của thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
2.4.10.Thiết bị cấp III: Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn điện có điện áp cực thấp an toàn, và trong đó điện áp lớn hơn điện áp cực thấp an toàn không được tạo ra.
Chú thích - Thiết bị hoạt động ở điện áp cực thấp an toàn nhưng lại có mạch điện bên trong hoạt độngởmộtđiện áp không phải là điện áp thấp an toàn thìkhông thuộc phân loại này và phải có những yêu cầu bổsung.
2.4.11.Kếtcấucấp III: bộ phận của thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào điệnáp cực thấp an toàn và trong đóđiện áp lớn hơn điện áp cực thấp an toàn không được tạo ra.
2.4.12.Chiều dài đường rò: đoạn đường ngắn nhất giữa hai bộ phận dẫn điện hoặc giữa một bộ phận dẫn điện và bềmặt có thể chạm tới được của thiết bị đo theo bềmặt của vật liệu cách điện.
2.4.13.Khe hở: khoảng cách ngắn nhất giữa hai bộ phận dẫn điện hoặc giữa một bộ phận dẫn điện và bềmặt có thể chạm tới được của thiết bị,đo qua khoảng không khí.
2.5.1.Điện áp cựcthấp: điện áp cung cấp từ nguồn trong thiết bị và, khi thiết bị hoạt động ở điện áp danh định, không lớn hơn 50 V giữa các dây dẫn điện và giữa các dây dẫn điện và đất.
2.5.2.Điện áp cực thấp an toàn: điện áp không lớn hơn 42 V giữa các dây dẫn và giữa các dây dẫn và đất, điện áp không tải không lớn hơn 50 V.
Khi điện áp cực thấp an toàn được lấy từ lưới điện thì phải thông qua biến áp cách ly an toàn hoặc máy biến đổi có các cuộn dây riêngbiệt, cách điện của chúng phải phù hợp với yêu cầu của cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
Chú thích - Giới hạn điện áp qui định ở trên dựa trên giả thiết là máy biến áp cách ly an toànđượccấp điện ở điện áp danh định của nó.
2.5.3.Máy biến áp cách ly an toàn: Máy biến áp có cuộn dây vào cách ly vềđiện với cuộn dây ra bằng lớp cách điện ít nhất cũng phải tương đương với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường và được thiết kế để cấp cho thiết bị hoặc mạch điện một điện áp cực thấp an toàn.
2.6.1.Thiết bị di động: Thiết bị được thiết kế đểcó thể di chuyển được khi nó đang hoạt động hoặc thiết bị không phải là thiết bị đặt cốđịnh có khối lượng nhỏ hơn 18 kg.
2.6.2.Thiết bị cầm tay: thiết bị di động được thiết kế để cầm bằng tay trong quá trình sử dụng bình thường, động cơ điện, nếu có, là bộ phận hợp bộ với thiết bị.
2.6.3.Thiết bị đặt tĩnh tại: thiết bị lắp cốđịnh hoặc thiết bị không di động.
2.6.4.Thiết bị lắp cố định: thiết bị được thiết kếđểsử dụng khi đã được cố định với giá đỡhoặc được giữ chặt bằng cách nào đóởmột vị trí qui định.
Chú thích - Chất keo dính khôngđượccoi là phương tiệngắnchặt các thiết bịlắpcố định vào giáđỡ.
2.6.5.Thiết bị lắp trong: Thiết bị lắp cố định được thiết kếđể lắp đặt trong tủ, trong hốc bốtrítrongtườnghoặc vị trí tương tự.
2.7.1.Bộ phận không tháo rời: Bộ phận chỉcó thể tháo hoặc mở được khi có dụng cụ tháo lắp hoặc bộ phận thỏa mãn thử nghiệm 22.11.
2.7.2.Bộ phận tháo rời: Bộ phận có thể tháo rời hoặc mởđược mà không cần đến dụng cụ tháo lắp,bộ phận mà nhà chế tạo hướng dẫn cho người sử dụng cách tháo cho dù để tháo có cần đến dụng cụ, hoặc bộ phận không thỏa mãn thửnghiệm 22.11.
Chú thích
1)Nếu vìmục đích lắp đặt,một bọphận nàođó buộcphải tháo rathì bộ phậnđó khôngđượcxem làbộ phậntháo rời cho dù nhà chế tạo đãchỉdẫn chongườisử dụng là cầntháo rời.
2) Các chi tiết có thểtháorời không cần đến dụng cụtháo lắpđượccoi làcácbộ phận tháo rời.
2.7.3.Dụng cụ: Tuốc nơ vít, chìavặn hoặc vật dụng khác có thể sử dụng để vặn ốc vít hoặccácphươngtiện kẹp chặt tương tự.
2.8.1.Cảm biến nhiệt: Thiết bị nhạy cảm với nhiệt độ,nhiệt độ tác động của nó có thể đặt cố định hoặcđiều chỉnh và trong quá trình hoạtđộng bình thường giữ cho nhiệt độcủa bộphận cần khống chế trong giới hạn nhất định bằng cách tự độngngắtvà đóng một mạch điện.
2.8.2.Bộ hạn chế nhiệt: Thiết bịnhạy cảm với nhiệt độ,nhiệt độtácđộngcủanócó thể đặt cố định hoặc điều chỉnh và trong quá trình hoạt động bình thường tác động bằng cách ngắt hoặc đóng một mạch điện khi nhiệt độ của bộ phận cần khống chếđạt tới một giá trị xác định.
Chú thích - Nó không tác độngngược trở lạitrong chutrình làm việc bình thường của thiết bị. Nó có thể đòi hỏihoặckhông đòi hỏi việc thiết lập lại bằngtay.
2.8.3.Thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt: Thiết bị màởchếđộlàm việc không bìnhthườnghạn chếnhiệt độ của bộ phận cần khống chếbằng cách cắttự độnghoặcgiảm dòng điện và được kết cấu sao cho người sử dụng không thể thay đổi giá trị đãchỉnhđịnh.
2.8.4.Thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt tự phục hồi: Thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt tự động khôi phục dòng điện sau khi bộphận liên quan của thiết bị đã đủnguội.
2.8.5.Thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt không tự phục hồi: Thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt đòi hỏi phải tác động bằng tay để khôi phục lại hoặc phải thay thế một bộ phận mới khôi phục lại được dòng điện.
Chú thích - Tác động bằng tay bao gồm cả việc ngắt mạch nguồn.
2.8.6.Thiết bị bảo vệ: Thiết bị có tác dụng ngăn ngừa nguy cơrủi ro trong điều kiện làm việc không bình thường.
2.8.7.Cầu nhiệt: thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt chỉ tác động một lần và sau đó đòi hỏi phải thay thế mộtphần hoặc toàn bộ.
2.9.1.Ngắt tất cả các cục: Đối với thiết bị một pha, việc ngắt cả hai dây nguồn bằng một tác động ban đầu duy nhất, hoặc đối với thiết bị ba pha, việc ngắt tất cả các dây nguồn trừ dây nối đất bằng một tác động ban đầu duy nhất.
Chú thích - Dây nối đất bảo vệ không dược coi là dây nguồn.
2.9.2.Vị trí cắt: Vị trí ổn định của thiết bị đóng cắt màởvị trí đó mạch diện được khống chế bởi thiết bị đóng cắt được cắt khỏi nguồn điện.
Chú thích – Vịtrí cắt không hàm ý việc cắttất cả các cực.
2.9.3.Bộ phận chạm tới được: Bộ phận hay bềmặt có thể chạm tới được nhờ que thửchỉ ra trên hình 1, kể cả những bộ phận dẫn điện được nối tới những bộ phận bằng kim loại có thể chạmtới được.
2.9.4.Bộ phận mang điện: Dây dẫn hay bộ phận dẫn điện có mang điện trong khi sử dụng bình thường, kểcả dây trung tính, nhưng theo qui ước, không kể đến dây PEN.
Chú thích
1)Bộ phận có thể chạmtới được hoặc không chạm tới được, phùhợp với 8.1.4 khôngđượccoi là bộ phận mang điện.
2)Dây PEN là dây trungtính nốiđất bảo vệ,kết hợp cả hai chức năng của dây dẫnbảo vệvà dây dẫn trungtính.
2.9.5.Phần tử nhiệt nóng đỏnhìn thấy được: Phần tử đốt nóng có thể nhìn thấy được toàn bộ hoặc từng phần từ phía ngoài của thiết bị và có nhiệt độ ít nhất là 650°C khi thiết bị hoạt động bình thường ở công suất vào danh định cho đến khi đạt chế độ ổn định.
2.9.6.Thiết bị đốt nóng: Thiết bị có chứa các phần tử đốt nóng nhưng không có động cơ điện.
2.9.7.Thiết bị truyền động bằng động cơ điện: Thiết bị có chứa động cơ điện nhưng không có phần từ đốt nóng.
Chú thích - Các thiết bị truyền động bằng từtrường cũng được coi là thiết bịtruyềnđộng bằng động cơ điện.
2.9.8.Thiết bị hỗn hợp: Thiết bị có chứa cả phần từ đốt nóng lẫn động cơ điện.
2.9.9.Bảo dưỡng của ngườisử dụng: Mọi hoạtđộng bảodưỡng được ghi trong bản hướng dẫn sử dụng hoặc trên thiết bị mà nhà chế tạo thiết bị yêu cầu người sử dụng phải thực hiện.
2.10.1.Linh kiện điện tử: Bộ phận trong đó sự truyền điện đượcthựchiện chủyếu bởi các điện tửdi chuyển qua chân không, khí hoặc chất bán dẫn.
Chú thích - Đèn chỉ thị nêông khôngđượccoi là linh kiện điện tử.
2.10.2.Mạch điện tử: Mạch điện có chứa ít nhất một linh kiện điện tử.
2.10.3.Trở kháng bảo vệ: Trởkhángđượcnối giữa các bộ phân mang điện và các bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được của kết cấu cấp II sao cho khisử dụngbình thường và trong điều kiện sự cố có thể xảy ra trong thiết bị, dòng điện được hạn chế đến một giá trị an toàn.
2.10.4.Phần tửđốt nóng PTC: Phầntửdùng đểđốtnóng,về cơ bản gồmnhững điện trởcó hệ số nhiệt dương, nhạy cảm với nhiệt độ và có mức tăng điện trởphituyến rất nhanh khi nhiệt độtăng trong một phạm vi nhất định.
3. Yêu cầu chung
Thiết bị phải có kết cấu sao chotrong khi sử dụng bình thường chúng hoạt động một cách an toàn để không gây nguy hiểm cho con người và các vật xung quanh.Ngay cảkhi thiếu cẩn thậncó thể xảy ra trong quá trìnhsử dụngbình thường.
Nhìn chung nguyên tắc này cóthể đạt được bằng cách thực hiện các yêu cầu có liên quan được qui định trong tiêu chuẩn này và sự phù hợp được kiểm tra bằng cách thực hiện toàn bộ các thử nghiệm có liên quan.
Chú thích
1)Sản phẩm phù hợp với nội dung của tiêu chuẩn này không nhất thiết là sẽ được đánh giá phù hợp với các nguyêntắcan toàn của tiêu chuẩn nếu như khi xem xét và thử nghiệm thấy có những đặc điểm khácảnh hưởngxấu đến độ an toàn đã đềcập đến trong cácyêu cầunày.
2)Sản phẩm sử dụng vật liệuhoặccó dạng kết cấu khác với những loạiđượcnêu chi tiếttrong cácyêu cầucủa tiêu chuẩn này cóthể đượcxem xét và thửnghiệm theo nội dung của cácyêu cầuvà nếu như thấy vềcơ bảnlàtương đươngthìcó thể đánh giá là phùhợp với tiêu chuẩn này.
3)Tiêu chuẩn này thừanhận mức chấp nhận quốc tế về bảo vệchống những rủi ro vìcác nguyên nhân như điện,cơ,nhiệt,cháy và bứcxạ của cácthiết bị điện gia dụng và các thiết bịđiện tươngtựđượcvận hành trong điều kiện sử dụng bình thường có lưu ý đến những chỉdẫncủa nhà chế tạo; nócũngđề cập đến tìnhtrạngkhông bình thường có thể xảycó ra trongthực tế.
4. Điều kiện chung đối với các thử nghiệm
4.1.Các thử nghiệmtheo tiêu chuẩn này là các thử nghiệm điển hình.
4.2.Nếu không có qui định nào khác, các thử nghiệm được tiến hành trên một thiết bị và phải chịu được tất cảcácthử nghiệmcó liên quan. Tuy nhiên các thửnghiệmtừ điều 22 đến 26 và 28 có thể tiến hành trên các mẫu riêng biệt.
Chú thích
1)Có thể yêu cầu mẫu bổ sung, vídụ, nếu nhưthiết bị có thể có những loại điện áp nguồn khác nhau.
Nếu phảitiến hành thử nghiệm ở phụ lụcCthìcần có sáu mẫu động cơ điện.
Việc thử nghiệm các linh kiện có thể đòi hỏi phải nộp mẫu bổsung của các linh kiện này.
2)Tránh những tác động cộng dồn gây ra do nhữngthử nghiệm liên tiếp đối với mạch điện tử. Có thể cần thiết phảithaythế các linh kiện hoặc sử dụng mẫu bổsung. Số lượng mẫu bổsung cần giữởmứctối thiểu theo như đánh giá mạch điện tử liên quan.
3)Nếu phải tháo dỡ thiết bị đểtiến hành mộtthửnghiệmthì cầnthậntrọng để đảm bảo lắpđượctrởlại như nguyênthủy. Nếu có nghi ngờ thìcác thử nghiệm sau có thểtiến hành trên mộtmẫu riêng biệt.
4.3.Nếu không có qui định nào khác, các thử nghiệm được tiến hành theo thứtự của các điều. Tuy nhiênthử nghiệm 22.1 trên thiết bịởnhiệt độ phòng được thực hiện trước các thử nghiệmởđiều 8.
Nếu căn cứ theo thiết kếcủa thiết bị có thể thấy hiển nhiên rằng một thử nghiệm cụ thể nào đó không phải thực hiện thì không tiến hành thửnghiệm đó.
4.4.Khi thử nghiệm thiết bị cũng được cung cấp bởi những nguồn năng lượng khác ví dụ như khí đốt, thìảnh hưởng của việc tiêu thụ các năng lượng này phải được tính đến.
4.5.Các thử nghiệm được tiến hành với thiết bịhoặc những bộ phận di động bất kỳ của thiết bị được đặtởvị trí bất lợi nhất có thể xảy ra trong quá trìnhsử dụngbình thường.
4.6.Thiết bị có bộ không chế hoặc cơ cấu đóng cắt được thử nghiệm với các bộ khống chế hoặc cơ cấu được điều chỉnh đến vị trí chỉnh định bất lợi nhất nếu như người sử dụng có thể thay đổi mức chỉnh định.
Chú thích
1)Nếu phương tiện điều chỉnh bộ khống chế có thể tiếp cậnđượcmà không cần đến dụng cụ thìđiều này được áp dụng nếunhư mức chỉnh định có thểthay đổi bằng tay hay bằng dụng cụ. Nếu phương tiện điều chỉnh khôngthể tiếp cậnđượcnếukhông có dụng cụ, và nếungười sử dụngkhông được phép thay đổi mức chỉnh định thìkhông áp dụng điều này.
2)Niêm phong một cách cẩn thậnđượcxem là biện pháp ngăn ngừa người sử dụngthay đổi mức chỉnh định.
4.7.Các thử nghiệm được tiến hànhởnơi không có gió lùa và nói chung ở nhiệt độ môi trường 20°C ± 5°C.
Nếu nhiệt độ đạt được trên bất kỳ bộ phận nào bị hạn chế bởi một cơ cấu nhạy cảm với nhiệt độ hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ màởnhiệt độ đó xảy ra sự thay đổi trạng thái, ví dụ khi nước sôi thì nhiệt độ môi trường được duy trì ở 23°C ± 2°C trong trường hợp có nghi ngờ.
4.8.1.Thiết bị điện chỉsử dụngdòngđiện xoay chiềuđượcthửnghiệm với dòng điện xoay chiềuởtần sốdanhđịnh, nếu có ghi trên nhãn, còn thiết bị điệnsử dụngcảđiện áp xoay chiềulẫnmộtchiều thì thử bằng nguồnbất lợi nhất.
Thiết bị điện xoay chiều không có ghi tần sốdanhđịnh trên nhãnhoặc ghi dải tần số 50 Hzđến60Hzthìđược thửhoặcởtần số 50 Hzhoặc 60 Hz tùy thuộc tần sốnàobất lợi hơn.
4.8.2.Thiết bị điện được thiết kếvớinhiều điệnáp danh định thìđượcthửtrên cơsởđiệnáp danh định bất lợi nhất.
Đối với thiết bị truyềnđộng bằng độngcơ điện vàthiết bịhỗn hợp trên nhãn cóghi dải điệnáp danh định, nếu có qui định điện áp nguồn bằng điện áp danh định nhân với một hệ số thì điện ápnguồn sẽ bằng:
-giới hạn trên của dải điện áp danh định nhân vớihệ sốđó nếu hệ sốlớn hơn 1;
-giới hạn dưới của dải điện áp danh định nhân với hệ sốđó nếuhệ số nhỏ hơn 1.
Nếu không có qui định hệ số thìđiện áp nguồn là điện áp bất lợi nhất trongphạm vi của dải điện áp danh định.
Chú thích
1) Nếu một thiết bịđốt nóng đượcthiết kếvớimột dải điện áp danh định thì giới hạn trên của dải điệnápthường là điện ápbất lợi nhất trong dải đó.
2) Đối với thiết bịhỗn hợp vàthiết bị truyền động bằng động cơ điện và đối với thiết bị được thiết kế với nhiều điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định, có thể phải tiến hành một số thử nghiệm ở giá trị nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất của điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định để tìm ra điện áp bất lợi nhất.
4.8.3.Đối với thiết bị đốt nóng vàthiết bị hỗn hợp có ghi trên nhãn dải công suấtvào danh định,nếu có quy địnhcông suất vào bằng với công suất vàodanh định nhân với hệsố thìcông suất vào sẽbằng:
-giới hạn trên của dải công suất vào danh định nhân với hệ sốđó,nếuhệ sốđó lớn hơn 1;
-giới hạn dưới của dảicông suất vớidanh định nhân với hệsốđó,nếu hệ số đó nhỏhơn 1.
Nếu khôngcó qui định hệsốthìcôngsuất vào là côngsuất bất lợi nhất trongphạm vicủadảicông suất vào danh định.
4.8.4.Đối với thiết bị có ghi trên nhãn môt dải điện áp danh định và công suất vào danh định tương ứng với giá trịtrung bình của dải điện áp danh định, nếu có qui định rằng công suất vào bằng công suất vào danh định nhân với một hệ số thì công suất vào sẽ bằng:
-công suất vào tính toán tương ứngvớigiới hạn trêncủa dải điện áp danh định nhân với hệ sốđó nếu hệsốnày lớn hơn 1;
-công suất vào tính toán tươnq ứng với giới hạn dưới của dảiđiện áp danh định nhân với hệsốđó nếu hệ số này nhỏ hơn 1.
Nếukhôngcó qui định hệ sốthìcôngsuất vào tương ứng với côngsuất vào ởđiện áp bất lợi nhất trong dảiđiện áp danh định.
4.9.Nếu thiết bị được nhà chế tạo sản xuất với nhiều kiểu phần tử đốt nóng hoặc phụ kiện thay thế khác nhau thì thiết bị được thửnghiệm với những phần tử hay phụ kiện gây ra kết quả bất lợi nhất.
4.10.Các thử nghiệm được tiến hành trên thiết bị như khi được giao. Tuy nhiên, một thiết bị được thiếtkếnhư một thiết bị duy nhất nhưng lại giao ở dạng một sốbộ phậnthì đượcthửnghiệm sau khi lắp ráp theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
Nếu không có qui định nào khác, thiết bịlắp trong và thiết bịlắp cố định được lắp đặt phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo trước khi thử nghiệm.
4.11.Nếu không có qui định nào khác, thiết bị điện dự kiến được cung cấp điện bằng dây dẫn mềmđượcthử nghiệm với dây dẫn mềm đã nối vào thiết bị.
4.12.Đối với thiết bị hỗn hợp và thiết bị đốt nóng, nếu có qui định rằng thiết bị phải hoạt độngởcông suất vào nhân với một hệ số, thì điều này chỉ áp dụng đối với phần tử đốt nóng không có hệ số nhiệt điện trở dương đáng kể.
Đối với các phần tử đốt nóng khác, không phải là phần tửđốt nóng PTC, điện áp cung cấp được xác định bằng cách cung cấp cho thiết bị ở điện áp danh định cho đến khi phần tử đốt nóng đạt tới nhiệt độ làm việc. Điện áp cung cấp sau đó được tăng nhanh đến giá trị cần thiết để cung cấp một công suất vào theo yêu cầu của thử nghiệm có liên quan, giá trị này của điện áp cung cấp được duy trìtrong suốt thử nghiệm.
Chú thích - Nhìn chung, hệ số nhiệt được coi là đáng kể nếu ở điện áp danh định, công suất vào củathiết bị trong điều kiện nguội sai khác quá 25% so với công suất vào ở nhiệt độ làm việc.
4.13.Các thửnghiệm đối với thiết bị có phần tửđốt nóng PTC được thực hiện ở điện áp tương ứng công suất vào qui định. Khi công suất vào được qui định lớn hơn công suất vào danh định thìhệ số nhân điện áp sẽ bằng căn bậc hai của hệ sốnhân công suất vào.
4.14.Nếu thiết bị cấp0I hoặc cấp I có các bộ phận kim loại có thể chạm tới được mà không nối đất và không được cách ly với bộ phận mang điện bằng bộ phận kim loại trung gian đã được nối đất thìcác bộ phận như vậy được kiểm tra vềsự phù hợp với các yêu cầu thích hợp được qui định cho kết cấu cấp II.
Nếu thiết bị cấp0I hoặc cấp I có các bộ phận không phải là kim loại chạm tới được, thìcác bộ phận đó được kiểm tra vềsự phù hợp với các yêu cầu thích hợp được qui định đối với kết cấu cấp II trừ khi các bộ phận này được cách ly với các bộ phận mang điện bằng bộ phận kim loại trung gian đã được nối đất.
4.15.Nếu thiết bị có các bộ phận hoạt động ở điện áp cực thấp an toàn, thìcác bộ phận đó được kiểm tra về sự phù hợp với các yêu cầu thích hợp được qui định đối với kết cấu cấp III.
4.16.Khi thử nghiệm mạch điện tửthìnguồn cung cấp không được có nhiễu từ các nguồn ngoài có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thửnghiệm.
4.17.Thiết bị chạy bằng ắcqui (pin nạp) được thửnghiệm theo phụ lục B.
5. Chưa có.
6. Phân loại
6.1.Thiết bị phải thuộc một trong các cấp bảo vệ chống điện giật sau đây: cấp 0,0I,cấp I, cấp II, cấp III.
Sự phù hợp được kiểm tra bằng cách xem xét và các thử nghiệm có liên quan.
6.2.Thiết bị phải có cấp bảo vệ thích hợp chống sự thâm nhập có hại của nước.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và các thử nghiệm có liên quan.
Chú thích - Cấp bảo vệchống sựthâm nhập có hại của nước được cho trongIEC 529 (TCVN4255-1986).
7. Ghi nhãn và hướng dẫn
7.1.Thiết bị phải được ghi nhãn với những nội dung sau:
-điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định tính bằng vôn;
-ký hiệu loại nguồn, trừ khi cóghi tần số danh định:
-công suất vào danh định tính bằng oáthoặc kilôoát hoặc dòng điện danhđịnh tính bằng ampe;
-tên, nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu nhận biết của nhà chế tạo hoặc đạilý bán hàng chịu trách nhiệm;
-kiểu, hoặc số tham chiếu chung loại;
-ký hiệu riêng đối với kết cấu cấp II,thiết bị cấp II;
-số IP theo cấp bảo vệ chống sự thâm nhập có hại của nước, trừ IPXO.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích
1)Chữ số thứ nhất của sốIP không cần phải ghi trên thiết bị.
2)Được phép ghi thông tin bổsungtrên nhãn miễn là không gây ra nhầm lẫn.
3)Nếu các thành phần được ghi nhãn riêng biệt thìviệc ghi nhãn đối với thiết bị và đối với các thành phần phải sao cho không gây nghi ngờ vềsự ghi nhãn của chính thiết bị.
7.2.Thiết bị đặt tĩnh tạisử dụngnhiều nguồn cung cấp phải được ghi nhãn với nội dung sauđây:
Chú ý: Trước khi tiếp xúc với các đầu cực phải ngắt điện tất cả các mạch nguồn.
Chúýnày phải đặtởgần nắp đậy hộp đầu cực.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.3.Thiết bị có một dải các giá trị danh định và có thể hoạt động trong toàn dải mà không cần điều chỉnh phải được ghi trên nhãn các giới hạn trên và giới hạn dưới của dải, cách nhau bằng đầu dấu gạch ngang.
Chú thích 1 - Vídụ115 V - 230 V: Thiết bịthích hợp với mọi giá trị trong dải đãghi trên nhãn (kẹp uốn tóc cóphầntửđốt nóng PTC).
Thiết bịcónhiều giá trị điện áp danh định khác nhau, để sử dụng cần đến sự điều chỉnh của người sử dụng hay thợ lắp đặt vềmột giá trị cụ thể, phải được ghi trên nhãn các giá trị khác nhau này, cách nhau bằng một gạch chéo.
Chú thích
2)Ví dụ 115 V/230 V: Thiết bị chỉthích hợp với những giátrị ghi trên nhãn (máy cạo râu có côngtắcchuyển mạch để chọn điệnáp làm việc).
3)Yêu cầu này cũng áp dụng cho các thiết bị đấuđượcvới nguồn một pha và nguồnnhiềupha.
Vídụ: 230 V/400 V: Thiết bị chỉthích hợp với các giá trị điện ápđãchỉra,trong đó 230 V là để hoạt động với điện áp một pha còn 400 V là để hoạt động với điện áp ba pha (máy rửa bát đĩa cócác đầu cực cho cả hai nguồn cung cấp).
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.4.Nếu thiết bị có thể điều chỉnh được vềcác điện áp danh định khác nhau, thìphải thấy rõ được thiết bị đã được điều chỉnh vềđiện áp nào.
Chú thích – Đối với thiết bị không đòi hỏi phải thay đổi điện áp đạt một cáchthường xuyên, yêu cầu này được coi là thỏa mãn nếu điện áp danh định mà thiết bịđược điều chỉnhđến cóthể xác địnhđượcnhờ mộtbiểu đồđi dây gắn cố định vàothiết bị; sơ đồnối dây có thể gắn vào phía trong của nắp đậy mà nắp này phải tháo ra để nối dây dẫn nguồn. Sơ đồnày khôngđược đểtrên nhãn, treo lỏng lẻo vào thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.5.Đối với thiết bị ghi trên nhãn nhiều điện áp danh định hoặc nhiều dải điện áp danh định thìcông suất vào danh định đối với mỗi điện áp đó hay mỗi dải điện áp đó phải được ghi trên nhãn. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch giữa các giới hạn của dải điện áp danh định không vượt quá 10% giá trị trung bình của dải thìgiá trị ghi nhãn đối với công suất vào danh định có thể tương ứng với giá trị trung bình của dải.
Giới hạn trên và giới hạn dưới của công suất vào danh định phải được ghi trên thiết bị sao cho mối tương quan giữa công suất và điện áp được rõràng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.6.Khi sử dụng các ký hiệu thìphải sử dụng các ký hiệu sau đây:
V………………………………….Vôn
A.............................................ampe
Hz...........................................héc
W............................................oát
F.............................................fara
l..............................................lít
g.............................................gam
Pa...........................................pascal
bar..........................................bar (xem chú thích 4)
h.............................................giờ
min..........................................phút
s.............................................giây
hoặc d.c........................dòng một chiều
~hoặc a.c...............................dòng xoay chiều
2~..........................................dòng xoay chiềuhaipha
2N ~........................................dòng xoay chiềuhaipha có dây trung tính
3~..........................................dòng xoay chiềubapha
3N ~........................................dòng xoay chiềubapha có dây trung tính
.....................................dòng điện danh định của cầu chảy tương ứng, tính bằng ampe
.....................................cầu chảy tác động chậm kiểu nhỏ, trong đó X là ký hiệu của đặc tính thờigian / dòng điện được cho trong IEC 127
.........................................nối đất bảo vệ
........................................thiết bị cấp II
IP XX.......................................sốIP
Nếu bỏ qua chữ số thứ nhất của cấp bảo vệ IP thìchữ sốthiếu đó được thay bằng chữ cáiX, ví dụIPX3.
Ký hiệu vềloại nguồn phải được đặt ngay sau giá trị điện áp danh định.
Kích thước của ký hiệuthiết bịcấp II phải sao cho chiều dài của các cạnhhình vuông bên ngoài bằng khoảng hai lần chiều dài của các cạnh hình vuông bên trong.
Ký hiệu của thiết bị cấp II phải được đặt sao cho có thể thấy rõ ràng đó là phần thông tin kỹ thuật và không thể nhầm lẫn với các thông tin khác.
Khi sử dụng các đơn vị khác thìcác đơn vị này vàký hiệụ của chúng phải phù hợp vớihệ tiêuchuẩn quốc tế.
Kiểm trasự phù hợp bằng cách xem xét và đo.
Chú thích
1)Các đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn suất đềuđượcphép sử dụng.
2) Đượcphép sử dụng các ký hiệu bổsung miễn là chúng khônggây nhầm lẫn.
3)Cóthể sử dụngcác ký hiệu qui định trong IEC 417.
4) Đơn vịbar có thể sử dụngnhưngphảiđể trong ngoặc cạnh đơn vịPascal.
7.7.Thiết bị được nối vào có nhiều hơn hai dây dẫn nguồn và thiếtbịdùngvớinhiềunguồnphải có sơ đồđấu nốigắntrênthiết bị trừ khi cách đấu nối đúng là quá hiển nhiên.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích
1)Cách đấu nối đúngđượccoi là hiển nhiên,nếu đối vớithiết bị ba pha,các dầunốivớidây dẫnnguồnđượcchỉrõbằngcác mũi tên chỉ vàphía các đầu nối. Dây nối đất không phảilà dây nguồn.
2)Có thể chấp nhận ghi nhãn bằng chữ.
3)Sơ đồđấu nối có thể là sơ đồđi dây đềcập ở 7.4.
7.8.Trừ nối dây kiểuZ, các đầu nối dùng để nối với nguồn cung cấpphảiđược chỉdẫnnhư sau:
-các đầu nối chỉdùng đểnối với dây trung tính phải được ghichữ N;
-các đầu nối đất bảo vệ phải được ghi ký hiệu
Các chỉ dẫn này không được ghi trên ốc vít, vòng đệm tháo ra được hoặc các bộ phận khác cóthể tháo ra được khi đấu nối dây dẫn.
Đối với thiết bịcấp I một phađượcthiết kếđể đấu nối lâu dài với hệ thống dây cốđịnh, nếu có, một thiết bị bảo vệ một pha được phépởtrên dây pha bên trong thiết bị thìđầu nối tương ứng phải được chỉ ra một cách rõ ràng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.9.Trừ khi thực sự không cần thiết, những công tắc khi tắt bật có thể gây nguy hiểm phải được đánh dấu hoặc bốtríđể chỉ ra một cách rõ ràng nó khống chế bộ phận nào của thiết bị.
Khi có thể, các chỉ dẫn dùng cho mục đích này phải nhận biết được mà không cần đến những kiến thức vềngôn ngữ hay các tiêuchuẩn quốc gia.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.10.Các vị trí khác nhau của công tắc trên thiết bị đặt tĩnh tại và các vị trí khác nhau của cơ cấu khống chếtrên thiết bị phải được chỉra bằng con số, chữ viết hoặc các phương tiện khác nhìnthấy được.
Chú thích 1 — Yêu cầu này cũngáp dụngđối với các công tắc là một bộ phận của cơ cấu khống chế.
Nếusốđượcsử dụngđểchỉ các vị tríkhác nhau thì vị trí ngắt phải được chỉ ra bằng số 0 và vị trí dùng cho công suất ra, vào, tốc độ, mức độ làm mát lớn hơn, v.v... phải được chỉ ra bằng số lớn hơn.
Số0 không được sử dụng cho các chỉ thị khác, trừ khi nó được đặt và kết hợp với các con số khác đãkhông gây ra nhầm lẫn với chỉ dẫn của vị trí ngắt.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích 2 –số0 có thể, vídụ,cùngđược sử dụngtrên các bàn phím của chương trình số
7.11.Cơcấu khống chế có thể điều chỉnh trong quá trìnhlắp đặt hoặc trong khi sử dụng bình thường phải có chỉ dẫn về hướngđiều chỉnh.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chúthích - Chỉ dẫnbằngdấu + và dấu - là đủ.
7.12.Hướng dẫn sử dụng phảiđượccung cấp cùng thiết bị để việc sử dụng thiết bị được an toàn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích –Hướng dẫn sử dụngcó thể ghi trên thiết bị vớiđiều kiệnlà chúng có thể nhìn thấy được trong khisử dụngbình thường.
7,12,1,Nếu cần thiết phải có biệnpháp đềphòng đặc biệt trong lắp đặt hoặc khingườisử dụng bảo dưỡng, thìphải cung cấp đầy đủ các thông tin đó.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xemxét.
7.12.2.Nếu thiết bị đặt tĩnh tại không có dây nguồn và phích cắm hay các phương tiện khác để ngắt khỏi nguồn điện có khoảng phân cách các tiếp điểmít nhất là 3 mm ở tất cả các cực thìbản hướng dẫn phải ghi rõ là các phương tiện để ngắt đó phải được lắp vào hệ thống dây cố định.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.12.3.Nếu cách điện củadâynguồn của một thiết bị được thiết kế để đấu nối lâu dài vào hệ thống dây cốđịnh có thểtiếp xúc với nhữnc bộ phận có độ tăng nhiệt vượt quá 50°C khi thử nghiệm theo điều 11 thìhướng dẫn phải ghi rõ là thiết bị phải được nối bằng dây dẫn có ký hiệu nhiệt độ T thích hợp.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong khi thử nghiệm ở điều 11.
Chúthích –Yêu cầunày sẽđượcáp dụng ngay khi cótiêu chuẩn IEC đối với dây dẫn chịunhiệt độ cao.
7.12.4.Hướng dẫn đối với thiết bịlắp trong phải có những thông tin rõ ràng vềnhững khía cạnh sau đây:
-kích thước của không gian cần thiết cho thiết bị;
-kích thước và vị trí của phương tiện dùng để đỡ và cốđịnh thiết bị bên trong không gian đó;
-khoảng cách nhỏ nhất giữacác bộ phận khác nhau của thiết bị và các phần bao quanh củadụngcụ điện;
-kích thước nhỏnhất của cáccửa thông gió và cách bố trí hợp lý của các cửa này;
-việc nối thiết bị đến nguồn cung cấp và nốiliên kết giữa các bộ phận cấu thành riêng biệt;
-yêu cầu phải với tớiđượcphích cắm điện sau khi lắp đặt, trừ khi thiết bị có công tắc phù hợp với24.3.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.12.5.Hướng dẫn phải có những nội dung chính sau đây:
-đối với thiết bị nối dây kiểu X có dây nối được chếtạo đặc biệt:
Nếu dây nguồn bị hỏng thìphải thay thếbằng dây đặc biệt hoặcdây lắp rápsẵncủanhàchếtạohoặc đại lý dịch vụ.
-đối với thiết bị nối dây kiểu Y:
Nếu dây nguồn bị hỏng thìphải nhờ nhà chế tạo hoặc đại lý dịch vụhoặcnhữngngười cótrìnhđộtương đương thay thế nhầm tránh xảy ra sự cố.
-đối với thiết bị nối dây kiểu Z:
Dây nguồn không thể thay thế được. Nếu dây nguồn bị hỏng thìnên vứt bỏthiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.13.Hướng dẫn và những tài liệu khác mà tiêu chuẩn này qui định phải được viết bằng ngônngữchínhthức của nước nơi bán thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.14.Nhãntheo yêu cầu của tiêu chuẩn này phải rõràng và bền.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và dùng tay chà xát trong 15 s bằng giẻ ướtđẫmnước vàsauđótrong 15 s nữa bằng giẻ ướt đẫm xăng nhẹ.
Sau tất cả các thử nghiệm của tiêu chuẩn này nhãn vẫn phải rõ ràng và không thể dễ dàng bóc ra được và không có biểu hiện bị cong, quăn.
Chú thích
1)Trong khi xem xét độ bền của nhãn, những ảnh hưởng trong quá trình sử dụng bìnhthườngcũng cầnđượclưu ý. Vídụ, ghi nhãn bằng sơn hoặc men, trừ men cứng, trên các dụng cụ chứa có thể phải lau chùi thường xuyên, không được coi là đảm bảo độ bền.
2)Xăng nhẹ dùng chothử nghiệm là loại dung môi hécxan cóhàm lượngchất thơm lớn nhất là 0,1% thể tích, chỉ sốkauri butanol là 29, điểm sôi ban đầu xấp xỉ65°C,điểm khô xấp xỉ69°C và khối luợng riêng xấp xỉ0,86 kg/1.
7.15.Nhãn được qui địnhở7.1 đến 7.5 phải được đặtởbộ phận chính của thiết bị.
Nhãn trên thiết bị phải có thể thấy rõđượctừ phía ngoài của thiết bị, hoặc, nếu cần thiết sau khi tháo nắpđậyra.
Đối với thiết bị di động phải có thể tháo hoặc mở nắp ra mà không cần dùng đến dụng cụ.
Đối với thiết bị đặt tĩnh tại,ít nhất tên hoặc ký hiệu của hãng hay dấu hiệu nhận biết của nhà chế tạo hoặc người chịu trách nhiệm bán hàng và kiểu dáng của mẫu hàng phải nhìn thấy được khi thiết bị lắp đặt như lúc sử dụng bình thường. Nhãn phải nắm ở phía dưới nắp đậy có thểtháo ra được. Các nhãn khác chỉcó thể nằm dưới nắp đậy nếu chúng ở gần các đầu nối.
Đối với thiết bị lắp cố định, yêu cầu này áp dụng sau khi đã lắp đặt thiết bị theo chỉ dẫn của nhà chếtạo.
Các chỉ dẫn đối với công tắc và các bộ khống chế phảiđượcbốtrí trên hoặc gắn các linh kiện đó. Khôngđượcđặt chúng trên những bộ phận mà khi định vị hoặc thay đổi vịtrí lại có thểlàm cho nhãn bịhiểu sai.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
7.16.Nếu sự phù hợp với tiêu chuẩn này phụ thuộc vào sự tác động của cầu nhiệt hoặc cầu chảy có thể thay thếđượcthì thông sốtham khảohoặcnhững thông tin khác để xác định cầu nối phảiđượcghi nhãn ở một nơinào đó sao cho nhìn thấyđượcnó một cách rõràng khi thiết bịđượctháo ra tới mức cần thiếtđểthay thếcầu nối.
Chú thích - Được phép ghinhãnlên trên cầu nối vớiđiều kiện làphải đọcđượcnhãn sau khi nó đãtác động.
Yêucầu này không áp dụng cho các cầu nối mà nó chỉ có thể thay thế cùng vớimột bộ phận của thiếtbị. Kiểm tra sự phù hợp bằng cáchxem xét.
8. Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện
8.1.Thiết bị phải có kết cấuvàche chắn để bảo vệ một cách chắc chắn chống chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và cácthử nghiệmở8.1.1 đến 8.1.3 khi phải áp dụng, có chú ýđến8.1.4.và 8.1.5.
8.1.1.Yêu cầu ở 8.1 áp dụng cho tất cả các vị trí của thiết bị khi nóhoạtđộng trong khi sử dụngbìnhthường, thậm chí cả sau khi mờ các nắp đậy và các cửa và tháo các bộ phận có thể tháo rời.
Chú thích – Điều này loại trừ việc:sử dụngcác cầu chảy kiểuvặn ốcvà áptômátloại nhỏkiểu vặn ốc có thể chạmtớiđượcmà không cần đếndụng cụ.
Không tháo các bóng đèn nằm phía sau nắp cóthể tháo rời với điều kiệnthiết bịcó thểđượccách lyvớinguồn nhờ phích cắm hoặc côngtắc ngắt điện tất cả các cực. Tuy nhiên, khi lắp hoặc tháobóng đènnằmphía sau nắp có thể tháo rời, phải đảm bảo chống chạm vào các phần mangđiệncủa đầu đèn.
Que thử cho trên hình 1được ấn với một lực không đáng kể. Thiết bị được đặt ở mọi ví trí có thể, riêng những thiết bị khi sử dụng bìnhthườngđặttrên sàn nhà và có khối lượng lớn hơn 40 kg thì không được đặt nghiêng. Qua các khe hở, que thử được đặt vào ở mọi độ sâu có thể và xoayđihoặc gập lạitrước, trong khi và sau khi đặt vào đến bất kỳ vị trí nào. Nếu các khe hở không cho phép que thử lọtqua, thì lực ấntrênque thử ở vị tríthẳngđượctăng đến 20 N. Nếu sau đó que thử lọt qua khe hởthìthử nghiệmđượclặp lại với que thửởvị trígấp lại.
Que thửkhông được chạm tới các bộ phận mang điện hoặc các bộ phận mang điện chỉ được bảo vệ bằng sơn, men, giấy thông thường, cốt tông, màng ôxít, hạt cườm hoặc hợp chất gắn trừ các loại nhựa tự cứng.
8.1.2.Que thử cho trên hình 2 được ấn với một lực không đáng kể qua các khe hở trên các thiết bị cấp 0, cấp II hoặc kết cấu cấp II trừ những khe qua đó chạm tới đầu đèn và các bộ phận mang điệnởổ cắm.
Chú thích - Que thử cũngđượcđặt vào các khe lỗ trong vỏkim loại nối đất có lớp phủ như là men hoặc vécni.
Que thử không được chạm tới các bộ phận mang điện.
8.1.3.Đối với thiết bị không phải là thiết bị cấp II, thay cho que thửởhình 1 và hình 2, que thửcho trên hình 3 được ấn với một lực không đáng kểvềphía các bộ phận mang điện của các phần từ nhiệt nóng đỏnhìn thấy được mà tất cả các cực của chúng có thể được ngắt mạch nhờmột thao tác ngắt mạch duy nhất, mũi thử cũng được ấn vềphía các bộ phận đỡ các phần tử đó với điều kiện là từphía ngoài thiết bị nhưng không cần tháo các nắp hoặc các bộ phận tương tự có thể thấy rõ là các bộ phận đỡ này tiếp xúc với phần tửnóng đỏ.
Mũi thử không được chạm tới các bộ phận mang điện đó.
Chú thích - Đối vớithiết bị có dây nguồn và không cóthiết bịđóng ngắt trong mạch nguồn, việc rút phích cắm ra khỏiổcắmđượccoi là một thao tác ngắt mạch duy nhất.
8.1.4.Một bộ phận chạm tới được không được xem là mangđiện nếu:
-bộ phận này được cung cấp bằng nguồn điện áp cực thấp antoàn với điều kiện là:
·đối với nguồn xoay chiều, giá trị đỉnh của điện áp không lớn hơn 42,4 V;
·đối với nguồn một chiều điện áp không lớn hơn 42,4 V; hoặc:
-bộ phận này được cách ly với bộ phận mang điện bằng một trở kháng bảo vệ.
Trongtrường hợpsử dụng trởkháng bảo vệ, dòng điện giữa bộ phận này và nguồn điện phải không lớn hơn 2 mA đối với điện một chiều và giá trị đỉnh của nó không lơn hơn 0,7 mA đối với điện xoaychiều,ngoàira:
-đối với điện áp có giá trịđỉnh lớn hơn 42,4 V đến và bằng 450 V, điện dung khôngđượclớn hơn 0,1mF;
-đối với điện áp có giá trị đỉnh lớn hơn 450 V đến và bằng 15 kV, điện tích phóng điện không được lớn hơn 45mC.
Kiểm tra sự phù hợp bằngcách đo khi thiết bị được cung cấp điện ở điện áp danh định.
Điện áp và dòng điện được đo giữa các bô phận có liên quan và từng cực của nguồn cung cấp. Điện tích phóng điện được đo ngay sau khi cắt nguồn điện.
Chú thích - Chi tiết vềmạch đo thích hợp đối với dòng diện ròđượccho trong phụ lục G.
8.1.5.Các bộ phận mang điện của các thiết bị lắp trong, thiết bị lắp cố định và thiết bị được giao thành các cụm riêng biệt phải được bảo vệ ít nhất bằng cách điện chính trước khi lắp đặt hoặc lắp ráp.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
8.2.Thiết bị cấp II và kết cấu cấp II phải có kết cấu và che chắn để đảm bảochốngchạm ngẫu nhiên vớicách điện chính và các bộ phận kim loại được cách ly với các bộ phận mangđiện chỉbằng cách điện chính.
Chỉcó thể chạm tới các bộ phậnđượccách ly với phần mang điện bằng cách điện kép hoặc cách điệntăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách ấn que thử cho trên hình 1, như đãmô tảở8.1.1.
Chú thích
1)Yêu cầu này áp dụng cho mọivị trícủathiết bị khinóđượcvận hành trong điều kiện sử dụng bình thường,thậm chí sau khi đã mở các nắp che và các cửavàtháo ra các bộ phận có thể tháorời được.
2)Các thiết bị lắp trong và các thiếtbị lắp cố định được thửnghiệm sau khi đãlắp đặt.
9. Khởi động các thiết bị truyền động bằng động cơ điện
Các yêu cầu và thửnghiệmđược quy định ởphần 2 khi cần thiết.
10. Công suất vào và dòng điện
10.1.Công suất vào của thiết bịởđiện áp danh định và ở nhiệt độ làm việc bình thường không được khác với công suất vào đanh định quá mức sai lệch cho trong bảng 1.
Bảng 1 - Sailệch công suất vào
Kiểu thiết bị | Công suất vào danh định W | Sai lệch |
Tất cả các thiết bị | ≤25 | +20% |
Thiết bị đốt nóng và thiết bị hỗn hợp | >25 và≤200 | ±10% |
>200 | +5% hoặc 20W | |
Thiết bị truyền động bằng động cơ điện | >25 và≤300 | +20% |
>300 | +15% hoặc 60W |
Sai lệch đối với thiết bị truyền động bằng động cơ điện áp dụng cho các thiết bịhỗn hợp nếucông suất vào của động cơ điện lớn hơn 50% tổng công suất vào danh định.
Chú thích 1 - Trong trường hợp có nghi ngờthìcông suất vào của động cơđiện đượcđo riêng biệt.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo khi công suất vào đã ổn định:
-tất cả các mạch cóthể hoạt động đồng thời phảiởtrạng thái hoạt động;
-thiết bị được cung cấpởđiện áp danh định;
-thiết bị hoạt động trong điều kiện làm việc bình thường.
Nếu công suất vào thay đổi trong toàn bộ chu trình làm việc thì công suất vào được xác định theo giá trị trung bình của công suất vào trong một chu kỳ đại diện.
Chú thích
2)Thử nghiệmđượctiến hànhởcả hai giới hạn trên và giới hạndướicủa các dảiđiệnáp đối với thiết bị có ghi trên nhãn một hoặc nhiều dải điện áp danhđịnh, trừkhi cóghicông suất vào danh địnhtương ứngvới giá trị trung bình của dải điện áptương ứng, trong trường hợp này thử nghiệmđượctiến hànhởđiện áp bằng giá trị trung bình của dải đó.
3)Sai lệch cho phép áp dụng cho cả hai giới hạn của dải đối với thiết bị có ghi trên nhãn một dảiđiệnápdanhđịnhcógiớihạn sai khác lớn hơn 10% giá trị trung bình của dải.
4)Không cóhạn chếvềsai lệch âm đối với các thiết bị truyền động bằng động cơ điện và đối với tất cả các thiết bịcó côngsuất vào danh định bằng 25Whoặc nhỏhơn.
10.2.Nếu một thiết bị có ghi trên nhãn dòng điện danh định thì dòng điện ở điều kiện nhiệt độ làm việc bình thường không được khác với dòng điện danh định quá mức sai lệch tương ứng cho trong bảng 2
Bảng 2 - Sailệch dòng điện
Kiểu thiết bị | Dòng điện vàodanh định A | Sailệch |
Tất cả các thiết bị | ≤0,2 | +20% |
Thiết bị đốt nóng và thiết bị hỗn hợp | >0,2 và≤1,0 | ±10% |
> 1,0 | +5% hoặc 0,10 A - 10% | |
Thiết bị truyền động bằng động cơ điện | >0,2 và≤1,5 | +20% |
> 1,5 | +15% hoặc 0,30 A |
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo khi dòng điện đãổn định:
-tất cả các mạch có thể hoạt động đồng thời phải ở trạng thái hoạt động;
-thiết bị được cung cấpởđiện áp danh định;
-thiết bị hoạt động trong điều kiện làm việc bình thường.
Nếu dòng điện thay đổi trong toàn bộ chu trình làm việc thìdòng điện được xác định theo giá trị trung bình của dòng điện trong một chu kỳ đại diện.
Chú thích
1)Thửnghiệmđượctiến hành ở cả hai giới hạn trên vàdướicủa dải điện áp đối với thiết bị có ghi trên nhãn một hoặc nhiều dải điện áp danh định, trừkhi có ghidòngđiệndanh địnhtươngứng với giá trị trung bình của dảiđiện áp tương ứng, trong trường hợp đó thửnghiệmđược tiếnhành ở điện áp bằng giá trịtrung bình của dải đó.
2)Sai lệch cho phép áp dụng cho cả hai giới hạn của dải đối với thiết bị cóghi trên nhãn một dải điện áp danh định có giới hạn sai khác lớn hơn 10% giá trị trung bình của dải đó.
3)Không có hạn chế vềsai lệch âm đối với các thiết bịtruyềnđộng bằng động cơ điện và cho tất cả các thiết bị códòng điện danh định bằng 0,2 A hoặc nhỏ hơn.
11. Phát nóng
11.1.Thiết bị và các bộ phận xung quanh chúng không được đạt tới nhiệt độ quá mức trongkhi sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xác định độ tăng nhiệt của các bộ phận khác nhau theođiều kiệnqui địnhở 11.2đến 11.7 nhưng nếu độ tăng nhiệt của cuộn dây động cơ vượt quágiá trị qui địnhởbảng 3hoặc nếu có nghi ngờ vềsự phân loại hệ thống cách điện sử dụng trong động cơ điện thìphải tiến hành các thửnghiệm ở phụ lụcC.
11.2.Các thiết bị cầm tay được giữởvị trí sử dụng bình thường.
Các thiết bị lắp trong được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các thiết bị nhiệt khác và các thiết bị hỗn hợp khác được đặt ở vị trí thử nghiệm như sau:
-thiết bị bình thường đặt trên sàn nhà hay trên bàn khi sử dụng thìđược đặt trên sàn càng gần các tường càng tốt;
-thiết bị, bình thường được cố định trên tường thìđược cố định trên một trong hai bức tường, gần bức tường kia và, gần sàn nhà hoặc trần nhàởmức có thể xảy ra trong khisử dụngbình thường, trừ khi nhà sản xuất có đưa ra những hướng dẫn khác có liên quan đến việc lắp đặt chúng;
-thiết bị, bình thường cố định lên trần nhà thìđược cố định trên trần nhà, gần cácbức tường ở mức có thể xảy ra trong khi sử dụng bình thường, trừ khi nhà sản xuất có đưa ra những hướng dẫn khác cóliên quan đến việc lắp đặt chúng.
Cácthiết bị truyền động bằng động cơ điện khác được bốtrí như sau:
-thiết bị, bình thường đặt trên sàn nhà hay trên bàn đểsử dụngthì được đặt trêngiá đỡnằm ngang;
-thiết bị, bình thường được cốđịnh vào tường thì được cố định trên giá đỡ thẳng đứng;
-thiết bị, bình thường được cố định trên trần nhà thì được cố định phía dưới một giá đỡ nằm ngang.
Gỗdán sơn màu đen mờ có chiều dày khoảng 20 mm được sử dụng cho khu vực thử, giá đỡ và cho việc lắp đặt các thiết bị lắp trong.
Đối với thiết bị cóống quấn dây nguồn tự động thì một phần ba chiều dài của dây dẫn không được cuộn vào. Độtăng nhiệt của vỏ bọc dâydẫnnguồn sau đó được xác định ở càng gần với tang của ống quấn dây càng tốt vàởgiữa hai lớp ngoài cùng của dây dẫn trên ống quấn dây.
Đối với loại dụng cụ quấn dây khác với loại quấntự động dùng để chứa một phần dây nguồn trong khi thiết bị hoạt động, thì phần để lại không được cuộn vào là 50 cm. Độ tăng nhiệt của phần dây nguồn quấn bên trong được xác định ở vị trí bất lợi nhất.
11.3.Độ tăng nhiệt khác với độ tăng nhiệt của cuộn dây đươc xác định bằng cặp nhiệt độ kiểu sợi dây mảnh được bố trí sao cho ít gây ảnh hưởng nhất đến nhiệt độ của bộ phận đang thử nghiệm.
Chú thích - Cặp nhiệt kiểu sợi dây cóđườngkính không lớn hơn 0.3 mmđượccoi là cặp nhiệt độkiểu sợidây mảnh.
Cặp nhiệt dùng để xác định độ tăng nhiệt của bềmặt tường, trần nhà và sàn nhà được gắn vào phía sau của những miếng nhỏ hình tròn bằng đồng hoặc đồng thau đã sơn đen đường kính 15 mm và dày 1 mm. Mặt trước của miếng này đượcbố trí bằng mặt với bề mặt của gỗdán.
Ở chừng mực có thể, thiết bị được bốtrí để cặp nhiệt độ đo được nhiệt độ cao nhất.
Độ tăng nhiệt của cách điện không phải là cách điện của cuộn dây được xác định trên bềmặt của cách điện,ởnhững vị trí mà hỏng cách điện có thể gây ra ngắn mạch, gây ra chạm chập giữa các bộ phận mang điện và các bộ phận kim loại có thể chạm tới được, nốitắt qua cách điện hoặc làm giảm chiều dài đường rò hoặc khe hở xuống dưới mức qui địnhở29.1.
Độ tăng nhiệt của cuộn dây được xác định bằng phương pháp điện trở trừ khi các cuộndây không đồng nhất hoặc nếu khó thực hiện các đấu nối cần thiết, trong trường hợp đó độ tăng nhiệt được xác định bằng cặp nhiệt.
Chú thích
1)Nếu cần thiết phảitháo dở thiết bị để bốtrí cặpnhiệt độ thìphải lưu ý đểđảm bảo rằng thiết bị đãđượclắp ráp lại đúng và phải đo lại công suất vào.
2)Điểm tách của các ruột của dâydẫn nhiềuruột và điểm mà dây cách điện chui vào đui đèn là những vídụ vềnhững vị trícần bố trí cặp nhiệt độ.
11.4.Các thiết bị nhiệtđượcvận hành trong điều kiện hoạt động bìnhthường,ở1,15 lần công suất vào danh định.
11.5.Thiết bị truyền động bằng động cơ điện được vận hành trong điều kiện hoạt động bình thường, được cung cấp điện áp bất lợi nhất trong khoảng từ 0,94 lần đến 1,06 lần điện áp danh định.
11.6.Thiết bị hỗn hợp phải được vận hành trong điều kiện hoạt độngbình thườngđược cung cấp điện áp bất lợi nhất trong khoảng từ 0,94 lần đến 1,06 lần điện áp danh định.
11.7.Thiết bị được vận hành trong khoảng thời gian tương ứng với những điềukiệnbất lợinhất khisử dụngbình thường.
Chú thích - Khoảng thời gian thử nghiệm có thể dài hơn một chu kỳ hoạt động.
11.8.Trong quá trình thử nghiệm, độ tăng nhiệt phải đượctheo dõi liên tụcvàkhông được vượt quágiátrịqui địnhởbảng 3, thiết bị bảo vệ không được tác động và các hợp chất keo gắn không được chảy mềm ra.
Bảng 3 - Độtăng nhiệt bình thường lớn nhất
Bộ phận | Độ tăng nhiệt °C |
Cuộn dây1), nếu cách điện của cuộn dâytheo IEC 85 là: |
|
- Cấp A | 75 (65) |
- Cấp E | 90 (80) |
- Cấp B | 95 (85) |
- Cấp F | 115 |
- Cấp H | 140 |
- Cấp 200 | 160 |
- Cấp 220 | 180 |
- Cấp 250 | 210 |
Chân của các chi tiết cắm của thiết bị |
|
- đối với điều kiện rất nóng | 130 |
-đối với điều kiện nóng | 95 |
-đối với điều kiện lạnh | 40 |
Đấu nối, kể cả đấu nối đất dùng cho các dây dẫn ngoài củathiết bịđặttĩnh tại, trừ khichúng códây nguồn | 60 |
Nhiệt độmôi trườnggần các công tắc, bộ ổn nhiệt, bộ hạn chế nhiệt độ2) |
|
-không có ký hiệu T | 30 |
-có ký hiệu T | T-25 |
Cách điện bằng cao su hoặc PVC của dâydẫn bên trong và bên ngoài kể cả dây nối nguồn: |
|
-không có ký hiệu T3) | 60 |
-có ký hiệu T | T-25 |
Vỏbọc dây dẫn được sử dụng làm cách điện phụ | 35 |
Các mối tiếp xúctrượtcủa bộ phận quấn dây dẫn | 65 |
Cao su, trừ cao su tổng hợp, dùng làm các miếng đệm hoặc các bộ phận khác mà nếu hỏng có thể ảnh hưởng đến antoàn: |
|
-khi sử dụng làm cách điện phụ hoặc cách điện tăngcường | 40 |
- trong các trường hợp khác | 50 |
Đui đèn E26 và E27 |
|
- kiểu bằng gốm hoặc bằng kim loại | 160 |
- kiểu được cách điện, trừgốm | 120 |
- có ký hiệu T | T-25 |
Đui đèn E14, B15và B22 |
|
-kiểu bằng gốm hoặc bằng kim loại | 130 |
- kiểu được cách điện, trừ gốm | 90 |
-có ký hiệu T | T-25 |
Vật liệu đượcsử dụnglàm cách điện trừ những loại quiđịnh cho dâydẫn và cuộn dây4) |
|
- sợi, giấy hoặc tấm ép được tẩm hoặc tráng vécni | 70 |
- các tấm được liên kếtbằng: |
|
• nhựa melamin -formalđehyd, phenol-formalđehyd hoặc phênol-furural | 85 (175) |
• nhựa urê-formaldehyd | 65(150) |
- tấm mạch in được liên kết bằng nhựa epoxy | 120 |
- vật liệu đúc bằng: |
|
• phenol-formaldehyd có chất độn bằng sợi | 85 (175) |
• phenol-formaldehyd có chất độn bằng chất khoáng | 100 (200) |
• melamin-tormaldehyd | 75(150) |
• ure-formaldehyd | 65(150 |
- polyester cốt sợi thủy tinh | 110 |
-cao su silicôn | 145 |
- polytetrafloethylen | 265 |
- mica tinh khiết và vật liệu gồm thiêu kếtchặt khi được sử dụng làm cách điện phụ hoặc cáchđiện tăng cường | 400 |
-vậl liệu nhiệt dẻo5) | - |
Gỗnói chung6) | 65 |
- khung, vách (tường), trần và sàn gỗ của khu vực thử nghiệm và tủgỗ: |
|
• có thiết bịđặt tĩnh tại có thể làm việc liên lục dài hạn | 60 |
• các thiết bị khác | 65 |
Bềmặt bên ngoài của cáctụ điện7) |
|
- có ký hiệu nhiệt độ làm việc cực đại (T)8) | T-25 |
-không có ký hiệu nhiệt độ làm việc cực đại: |
|
• tụ gốm cỡ nhỏ dùng để giảm nhiễu radio và truyền hình | 50 |
• tụ phù hợp với IEC 384-14 hoặc điểm 14-2 của IEC 65 | 50 |
• các loại tụ khác | 20 |
Vỏngoài của các thiết bị truyền động bằng động cơđiện,trừ cán được cầm nắm khi sử dụng bình thường Tay cầm, núm, cán và các bộ phận tương tự được cầmnắm liêntục khi sử dụngbình thường(vídụ như mỏhàn) | 60 |
-bằng kim loại | 30 |
- bằng sứ hoặc vật liệu thủy tinh | 40 |
-bằng vật liệu đúc, cao su hoặc gỗ | 60 |
Tay cầm, núm, cán và các bộ phậntương tựchỉđược cầm nắm trong thời gian ngắn trong sử dụng bìnhthường(vídụ như công tắc) |
|
-bằng kim loại | 35 |
-bằng sứ hoặc vật liệu thủy tinh | 45 |
-bằng vật liệu đúc, cao su hoặc gỗ | 60 |
Các bộ phận tiếp xúc với dầu có điểm bắt cháy ở t°C | t-50 |
Mọi điểm mà cách điện của dây dẫn có thể bị tiếp xúc với các bộphận của khối hoặc hộp đấu nỗidành cho dây dẫn cốđịnh của thiết bị đặt tĩnh tại không có dây nguồn: |
|
- khi bản chỉ dẫn yêu cầu sử dụng dây dẫn nguồn có ký hiệu T | T-25 |
- trong cáctrườnghợp khác3) | 60 |
Chú thích cho bảng 3 |
|
1) Để xét tới thựctế là nhiệtđộ trung bình của các cuộn dây của các động cơ vạn năng, rơle,cuộn kháng và các thànhphần tương tự, cao hơn nhiệt độởnhững điểmtrêncác cuộn dây màởđó đặtcặp nhiệt độ,những sốkhông nằm trongngoặc áp dụng khisử dụng phương phápđiện trở,còn những số nằm trong ngoặc áp dụng khi sử dụng cặp nhiệt độ. Đốivới máy rung và động cơ xoay chiều,những sốkhông nằmtrong ngoặcđượcáp dụng cho cả haitrườnghợp.Đối với những động cơ có kết cấu làm cản trở sựtuần hoàn không khígiữa bên trong và bên ngoài của vỏ nhưng khôngkín đến mức bị coi là kín khi thì giới hạn độtăng nhiệtcó thểtăng thêm 5°C. | |
2) T là nhiệtđộ môi trường cực đại màởđó linh kiện hay đầu của côngtắc của nó cóthể làm việc. Nhiệt độmôi trườnglà nhiệt độ của không khí ở điểm nóng nhất cáchbề mặtcủa linh kiện 5 mm. Riêng đối với thử nghiệm này, các công tắc và bộ ổn nhiêt có ghi giá trị danh định riêng có thể được xem làkhông có kýhiệunhiệt độ làm việc lớn nhất, nếu điều này do nhà chếtạoyêu cầu. | |
3) Giới hạn này áp dụng chodây nguồnvà dây dẫn phù hợp với các tiêu chuẩn IECtươngứng.Đối vớicác loại khác,giới hạn này cóthểkhác. | |
4) Các giá trị trong ngoặc áp dụng nếuvật liệu được dùngchotây cầm,núm,cán và các bộ phận tươngtự và cótiếp xúcvới các phần kim loại nóng. | |
5) Không có giới hạn riêng chovật liệu nhiệt dẻo. Tuy nhiên độtăngnhiệtphảiđượcxác định để cóthểtiến hành thửnghiệm 30.1. | |
6) Giới hạn qui định liên quan đến sựhư hỏng của gỗ mà khôngtính đến sự hư hỏng của lớp gia công bềmặt. | |
7) Không có giới hạn đối với độ tăng nhiệt của các tụ điện bị ngắn mạch ở 19.11. | |
8) Ký hiệu nhiệt độ đối với tụ điệnđượclắp trên mạch in có thểđượccho trongtờ tính năng kỹ thuật. Nếu vật liệu này hoặcvậtliệu khác đượcsử dụngthì chúng không phải chịu nhiệt độvượt quá khả năngchịu nhiệtnhưđượcxác định bởi cácthử nghiệm lãohóa đối vớivật liệuđó. |
Chú thích
1) Các giá trị trong bảng dựa vào nhiệt độmôi trườngkhôngthường xuyênvượt quá 25°C nhưng đôi khi vẫn đạttới giá trị35°C. Tuy nhiên, giá trị độ tăng nhiệt qui định dựa vào giátrị 25°C.
2) Độ tăng nhiệtcủa cuộn dâyđượctínhtheo công thức:
trong đó:
Dt là độtăng nhiệt của cuộn dây
R1là điện trở lúcbắt đầuthử nghiệm
R2là điện trở lúc kết thúcthử nghiệm
k bằng 234,5 đốivới cuộn dây bằng đồng và 225 đối với cuộndây bằng nhôm
t1là nhiệt độ phòng lúcbắt đầuthửnghiệm
t2là nhiệt độ phòng lúc kết thúcthử nghiệm.
Vào lúc bầt đầu thử nghiệm, các cuộn dây phải ở nhiệt độ trong phòng. Điện trởcuộn dây lúc kết thúc thử nghiệm nên xác định bằng cách đo điệntrở càng sớm càng tốt sau khi ngắt điện và sau đó đonhiều lầncách nhau một khoảng thời gian ngắn để vẽ đượcđườngcong điện trở theo thời gian từđócó thể xác định chính xác điện trởởthời điểm ngắtđiện.
12. Chưa có.
13. Dòng rò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc
13.1.Ở nhiệt độ làm việc dòng rò của thiết bị không được vượt quá mức qui định và thiết bị phải đủđộ bền điện. Kiểm tra sự phù hợp bằng các phép thử ở 13.2 và 13.3.
Thiết bị làm việc trong điều kiện bình thường trong khoảng thời gian qui định ở 11.7.
Thiết bị đốt nóng được vận hànhở1,15 lần công suất vào danh định.
Thiết bị truyền động bằng động cơ điện và thiết bị hỗn hợp được cung cấp điện áp bằng 1,06 lần điện áp danh định.
Những thiết bị ba pha mà theo hướng dẫn của nhà chế tạo, cũng phù hợp với nguồn một pha thì được thử nghiệm như thiết bị một pha có ba mạch điện đấu song song.
Điện kháng bảo vệ và bộ lọc nhiễu radio được ngắt mạch trước khi tiến hành thử nghiệm.
13.2.Đo dòng điện rò bằng mạch được mô tả trong phụ lục G, giữa một cực bất kỳ của nguồn cung cấp và những phần kim loại chạm tới được được nối với lá kim loạicódiệntích không vượt quá 20 cmx10 cm, lá kim loại này tiếp xúc với những bềmặt chạm tới được của các vật liệu cách điện.
Đối với thiết bị một pha, mạch đo được chỉra trong các hình sau:
-hình4, nếu là thiết bị cấp II;
-hình5, nếu không phảilà thiếtbịcấpII.
Đo dòng điện rò ứng với bộ chuyển mạch chọn ở các vị trí1 và 2.
Đối với thiết bị ba pha, mạch đo được chỉ ra trong các hình sau:
-hình6, nếu là thiết bị cấp II;
-hình7, nếu không phải là thiếtbịcấpII.
-Đối với thiết bị ba pha, dòng điện rò được đo với các chuyển mạch a, b và c,ởvị trí đóng. Sau đó lặp lại phép đo với lần lượt một trong các chuyển mạch a, b và cởvị trí mở, còn hai chuyển mạch kia vẫn giữở vị trí đóng. Đối với thiết bị chỉ nối hình sao thì không nối trung tính.
Sau khi thiết bị đã được vận hànhtrong khoảng thời gian như qui định trong 11.7, dòng điện rò khôngđượcvượt quá các giá trị sau:
-đối vớithiết bịcấp 0; cấp0I và cấpIII0,5 mA;
-đối vớithiết bịdi động cấp I0,75 mA;
-đối vớithiết bịtruyền động bằng động cơ điện, đặt tĩnh tại cấp I3,5 mA;
-đối với thiết bị đốt nóng, đặt tĩnh tạicấp I0,75 mA hoặc 0,75 mA cho một kW công suất đấuvào danh định của thiết bị,lấy giá trị lớn hơn, giá trị lớn nhất là 5 mA;
-đối vớithiết bịcấp II0,25 mA.
Đối với thiết bị hỗn hợp, dòng điện rò tổng được phép nằm trong giới hạn qui định cho thiết bịđốt nóng hoặc cho thiết bị truyền động bằng động cơ điện, lấy giá trị lớn hơn mà không cộng hai giới hạn này với nhau.
Nếu thiết bị có chứa tụ điện và lắp công tắc một cực thì lắp lại các phép đo với chuyển mạchởvị trí cắt.
Nếu thiết bị có một bộ không chế nhiệt tác động trong quá trình thử nghiệm của điều 11, dòng điện rò được đo ngay trước khi bộ khống chếcắt mạch.
Chú thích
1)Thử nghiệm với công tắcởvị trícắtđược thực hiện đểxác minh rằng các tụđượcnối phía sau chuyển mạch một cực không gây ra dòng điện rò quá mức.
2)Thiết bị nênđượccấp nguồn qua biến áp cáchly, nếu không biến áp cầnđượccáchly với đất.
3)Lá kim loại có diệntích lớn nhấtcó thể áp lên bềmặt cầnthử nghiệm nhưng không đượcvượtquá kíchthướcquiđịnh. Nếu diện tích của lá kim loại nhỏ hơn bềmặt cần thử nghiệmthìdi chuyển nó để thử nghiệm tất cả các phần của bềmặt.
Lá kim loại không được gây ảnh hưởng đến sự tỏa nhiệt của thiết bị.
13.3.Cách điện phải chịu thử nghiệm trong 1 min một điện áp có dạng sóng vềcơbản là hình sin và có tầnsố50 Hz hoặc 60 Hz. Đối với thiết bị một pha, cách đấu nối được cho trong hình 8.Động cơ và thiết bị ba phađược thử nghiệm ngay sau khi cắt thiết bị ra khỏi nguồn cung cấp.
Điện áp thử nghiệm được đặt giữa các bộ phận mang điện và các bộ phận chạm tớiđược, các bộ phận phi kim loại được bọc lá kim loại. Đối với kết cấu cấpIIcó kim loại trung gian giữa các bộ phận mang điện và các bộ phậnchạm tới được, điện áp được đặt trên cách điện chính và cách điện phụ.
Giá trị của điện áp thử nghiệm là:
-500 V đối với cách điện chính trongsử dụngbình thường phải chịuđiện ápcực thấp antoàn;
-1 000 V đối với cách điện chính khác;
-2 750 V đối với cách điện phụ;
-3 750 V đối với cách điện tăng cường.
Ban đầu đặt không quá một nửa điện áp thử, sau đó tăng nhanh đến giá trị điện áp thử.
Chú thích - "Tăng nhanh" được coilàvớitốc độxấp xỉ1 000 V/s.
Không được xuất hiện hỏng hóc trong quá trình thử nghiệm.
Chú thích
1)Phóng điện phát sáng nhưng không làm sụt áp thìđượcbỏ qua.
2)Nguồn điện cao áp dùng để thử nghiệm phải cókhảnăng cung cấp dòngđiện ngắn mạchlsgiữa các đầu cực ra sau khiđiện áp đầu ra được điều chỉnh tới điện ápthửthích hợpU.Thiếtbịcắtquátải không đượctác động đối vớibất kỳ dòngđiệnnào thấp hơn dòng điện cắtlrVonmét dùng để đo giá trị hiệu dụng r.m.s của điện áp thử nghiệmítnhất phải có cấp chính xác cấp 2,5 tương ứng với IEC 51-2. Các giá trị củalsvàlrđược cho trong bảng 4 với nguồn điện cao áp khác nhau.
Bảng 4 - Các đặc tính của nguồn điện cao áp
Điện áp thử nghiệmU V | Dòng điện nhỏ nhất mA | |
ls | lr | |
U< 4 000 4 000≤U <10 000 10 000≤U≤20 000 | 200 80 40 | 100 40 20 |
1)Các dòng điện được tính toán trên cơ sở của công suất ngắn mạch và côngsuất cắt tươngứng là 800 VA và 400 VA tạigiá trị trên cùng của dẫy điện áp. 2)Độ tản mạn của phép đođiện cao áp không được vuợt quá ± 3% của điện áp đo đượcđối vớidòng điện rò đến 50% củalr. |
3)Nếu cuộn dây thứ cấp của máy biến áp cách ly không có đầu ra ở điểm giữa thì cuộn dây ra của máy biến áp cao áp có thểnốitới điểm giữa của một chiết áp cótổng trởkhông vượt quá 2000Wvà đượcnối qua cuộn dây ra của máy biến áp cáchly.
4)Phải chú ý đểtránh quá áp cho các linh kiện của mạch điện tử.
14. Chưa có.
15. Khả năng chống ẩm
15.1.Vỏ bọc của thiết bị phải có mức độ bảo vệ chống lại độẩm tương ứng với sự phân cấp của thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp như qui định trong 15.1.1, cần chú ý đến 15.1.2, thiết bị không được nối vào nguồn cung cấp.
Ngay sau khi xử lý thích hợp, thiết bị phải chịu được thử nghiệm độbền điện qui định trong 16.3 và kiểm tra cho thấy rằng không có dấu vết của nước trên cách điện dẫn đến giảm chiều dài đường rò và khe hởxuống thấp hơn các giá trị qui định trong 29.1.
15.1.1.Thiết bị khác với IPXO phải chịu các thử nghiệm của IEC 529 như sau:
-đối với thiết bị IPX1 thử nghiệm như mô tả trong 14.2.1;
-đối với thiết bị IPX2 thử nghiệm như mô tả trong 14.2.2;
-đối với thiết bị IPX3 thử nghiệm như mô tảtrong 14.2.3;
-đối với thiết bị IPX4 thử nghiệm như mô tả trong 14.2.4;
-đối với thiết bị IPX5 thử nghiệm như mô tả trong 14.2.5;
-đối với thiết bịIPX6 thử nghiệm như mô tả trong 14.2.6;
-đối với thiết bị IPX7 thử nghiệm như mô tả trong 14.2.7.
Đối với thử nghiệm này, thiết bị được thả trong nước chứa 1% NaCI.
15.1.2.Thiết bị cầm tay được xoay liên tục qua các vị tríbấtlợi nhất trong quá trìnhthử nghiệm.
Thiết bị lắp sẵn được lắp phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo.
Thiết bịbình thườngdùng trên sàn hoặcởtrên bàn thì được đặt trên giá đỡkhông có lỗ nằm ngang có đường kính gấp hai lần bán kính ống dao động trừ đi 15 cm.
Thiết bị thông thường được cố định vào tường thì được lắp đặt như sử dụng bình thường vào trungtâm một tấm gỗcó kích thước lớn hơn 15 cm ± 5 cm hình chiếu vuông góc của thiết bị lên tấm gỗ. Tấm gỗđược đặt tại trung tâm của ống dao động.
Đối với IPX3, đế của thiết bị lắp đặt trên tường được đặt cùng độ cao với trục xoay của ống dao động.
Đối với IPX4, đường tâm nằm ngang của thiết bị được đặt thẳng hàng với trục xoay của ống dao động, trừ đối với thiết bị bình thường sử dụng trên sàn nhà hoặc đứng trên sàn nhà hoặc trên bàn, thì giá đỡ được đặtởcùng độ cao với trục xoay của ống dao động. Chỉ được dịch chuyển hai lần với góc 90° từ vị trí thẳng đứng với thời gian là 5 min.
Đối với thiết bị lắp trên tường nếu nhà sản xuất chỉra rằng thiết bị phải được đặt gần mặt sàn nhà và qui định khoảng cách này thì đặt một tấm gỗởcách khoảng cách đó bêndướithiết bị. Kích thước tấm gỗlớn hơn hình chiều bằng của thiết bị 15 cm.
Thiết bị với nối dây kiểu X, trừ loại có dây chế tạo đặc biệt, được lắp với loại dây mềm nhẹ nhất cho phép có diện tích mặt cắt nhỏ nhất qui định trong bảng 11.
Những bộ phận cóthể tháo rời thì phải tháo ra và nếu cần, phải qua bước xử lý liên quan, ứng với phần chính.
15.2.Thiết bị trong sử dụng bình thường có thểbịchất lỏng tràn lên trên thìphải cókết cấu sao cho chất lỏng tràn không ảnh hưởng đến cách điện của thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằngthử nghiệmsau.
Thiết bịvới nốidây kiểu X, trừ loại có dây chếtạo đặc biệt,đượclắpvớiloạidây mềm nhẹnhấtcho phépcó diện tíchmặt cắtnhỏ nhấtquy địnhtrong bảng 11.
Thiết bị cóổcắm điện đầu vào trên thiết bịthì được thử nghiệm cóhoặc không cóbộ nối phùhợpcắmvào đó, chọn trường hợpbất lợinhất.
Các bộ phận có thểtháo rờiđược thì phải tháo ra.
Bình, nồi chứa chất lỏng củathiết bịđược đổ đầy nước chứakhoảng 1% NaCI và sau đóđổthêmmột lượng bằng 15% thể tích bình, nối chứa hoặc 0,25 I, lấy giá trị lớn hơn,đều đềutrong thời gian 1 min.
Ngay saubướcxử lý này, thiết bị phải chịu được thử nghiệmđộ bền điện ở 16.3 và quan sát phải cho thấy không có dấu vếtnướcnào trên cách điện có thể dẫn đến giảm chiều dàiđườngrò và khe hởxuống thấp hơn giá trị qui định trong 29.1.
15.3.Thiết bị phải chịu được điều kiệnẩm có thểxuất hiện trong sử dụngbình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xửlý độẩm sau.
Thiết bị phải chịu các thử nghiệm 15.1hoặc15.2, được đặt trong phòng thử nghiệm có không khí bìnhthườngtrong 24 h truớc khi bắt đầu thử nghiệm.
Lối cáp vào, nếu có, thìđể hở, nếu có vách đột thìđột thủng một trong các vách đột đó.
Các bộ phậncó thể tháo rời đượcthì phải tháo ra và nếu cần thiết thìphải xử lý độ ẩm cùng vớiphầnchính.
Xử lý độ ẩmđượcthực hiện trong 48 h trong tủẩm, không khí bên trong có độ ẩm tương đối (93 ± 2)%, nhiệt độ không khí được duy trìtrong phạm vi 1°C xung quanh giátrị thích hợp bất kỳ giữa 20°C và 30°C.Trướckhi đặtvào trong tủẩm, mẫu thử được đưa vềnhiệtđộ°C.
Ngay sau xử lý này, thiết bị phải chịuđượcthử nghiệm của điều 16 trong tủẩm hoặc trong phòngở đómẫu thửđãđượcđưa vềnhiệt độ qui định ở trên sau khilắp lại cácbộ phận mà cóthểđãtháo ra.
Chú thích
1)Trong đại đa sốcác trường hợp, mẫu thử có thể được đưa vềnhiệtđộ quyđịnh bằng cáchgiữ nóở nhiệt độ nàyít nhất là4 h trước khi xử lý độ ẩm.
2)Độẩmtươngđối (93 ± 2)% có thể đạt được bằng cách đặt trong tủẩm dung dịchbão hòaNa2SO4hoặcKNO3trong nuớc, bình chứacầncó bềmặt tiếp xúc đủ rộngvớikhôngkhí.
3)Điều kiện qui định cóthể đạtđượcbằng cách đảm bảo sựtuầnhoàn liên lục của không khí bên trong tủ cách nhiệt.
16. Dòng điện rò và độ bền điện
16.1.Dòng điện rò của thiết bị phải không được quá mức và độ bền điện phải đủ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm 16.2 và 16.3.
Điện kháng bảo vệ được tháo khỏi phần mang điện trước khi tiến hành thử nghiệm.
Thử nghiệm được thực hiện trên thiết bị ở nhiệt độphòng và không được nối tới nguồn cung cấp.
16.2.Điện áp thử nghiệm xoay chiều được đặt vào các hạng mục 1 và 3 qui định trong bảng 5, lá kim loại có kích thước không vượt quá 20 cmx10 cm và dịch chuyển, nếu cần thiết, sao cho tất cả các bộ phận của bềmặt đều được thử nghiệm.
Điện áp thử bằng:
-1,06 lần điện áp danhđịnh đối với thiếtbị một pha:
-1,06 lần điện áp danhđịnh chia cho √3 đối với thiết bị ba pha.
Đo dòng điện rò trong phạm vi 5 s kể từ khi đặtđiện áp thử vào thiết bị.
Dòngđiện rò không được vượt quá các giá trị sau:
-đối vớithiết bịcấp 0; cấp0I và cấpIII0,5 mA;
-đối vớithiết bịdi động cấp I0,75 mA;
-đối vớithiết bịtruyền động bằng động cơ đặt tĩnh tại cấp I3,5 mA;
-đối với thiết bị đốt nóng, đặt tĩnh tạicấp I0,75 mA hoặc 0,75 mA cho một kW công suất vào danh định của thiết bị,lấy giá trị lớn hơn, giá trị lớn nhất là 5 mA;
-đối vớithiết bịcấp II0,25 mA.
Giá trị qui địnhởtrên được nhân đôi nếu tất cả các bộ khống chếđều có vị trícắt ở tất cả các cực. Chúng cũng được nhân đôi nếu:
-thiết bị không có bộ khống chếnào ngoài thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt, hoặc
-tất cả các bộ ổn nhiệt, bộ hạn chế nhiệt độ và các bộ điềuchỉnh năng luợngđều không có vị trí cắt, hoặc
-thiết bị có bộ lọc nhiễu radio. Trong trường hợp nàydòngđiệnrò với bộlọc được tháo rời khôngđượcvượt quá các giới hạn qui định.
Đối với thiết bị hỗn hợp, dòng điện rò tổng được phép nằm trong giới hạnqui định cho thiết bị đốtnóng hoặc cho thiết bị truyền động bằng động cơ điện, lấy giá trị lớn hơn mà không cộng hai giới hạn này với nhau.
16.3.Ngay sau thử nghiệm 16.2, cách điệnđượcthử trong 1 min một điện áp có dạng sóng vềcơ bản là hình sin và có tần số 50 Hz hoặc 60 Hz. Giá trị điện áp thử và các điểm đặt điện ápđượcchỉra trong bảng 5.
Những phần chạm tới được của vật liệu cách điện được bọc bằng lá kim loại.
Bảng 5 - Điện áp thử nghiệm
Cácđiểmđặtđiện áp | Điện áp thử nghiệm V | ||
Thiết bịcấp III và kết cấu cấp III | Thiết bịcấp II và kết cấu cấp II | Các thiết bịkhác | |
1) Giữa các phần mang điện và các phần chạm tới được được cách ly với phần mang điện |
|
|
|
- chỉbằng cách điện chính | 500 | - | 1 250 |
- bằng cách điệntăng cường | - | 3 750 | 3 750 |
2) Đối với các phần có cách điện kép giữa các phần kim loại được cách ly với phần mang điện chỉbằng cáchđiện chính và |
|
|
|
- các phần mang điện | - | 1 250 | 1250 |
- các phần chạm tới được | - | 2 500 | 2 500 |
3) Giữa vỏ bọc hoặc nắp bằng kim loại được lót bằng vậtliệu cách điện và lá kim loại khitiếpxúc với bềmặt trong của lớp lót, nếu khoảng cách giữa các phần mang điện và vỏ bọc hoặc nắp bằng kim loại được đo qua lớp lót nhỏhơn khe hở thích hợp như qui định trong 29.1 | - | 2 500 | 1 250 |
4) Giữa lá kim loại tiếp xúc với tay cầm, núm, cán và các bộ phậntương tựvà trục của chúng, nếu các trục này có thể mang điện, trong trường hợp hỏng cách điện1) | - | 2 500 | 2 500 (1 250) |
5) Giữa các phần chạm tới được và dây nguồn được bọc lá kim loại,ởchỗ dây nguồn được lắp vàoống lót đầu dẫn diện vào bằng vật liệu cách điện, tấm chặndây, kẹp dây và các phầntương tự2),3) | - | 2 500 | 1 250 |
6) Giữa điểm nối cuộn dây với tụ điện, nếu điện áp cộng huởngUxuất hiện giữa điểm này và đầu nối bất kỳ cho ruột dẫn ngoài, và - các phần chạm tớiđược | - | - | 2U+ 1 000 |
- các phần kim loại được cách ly với phần mang điện chỉ bằng cách điện chính4) |
| 2U+ 1 000 |
|
1)Giá trị trong ngoặc áp dụng cho thiết bị cấp 0. 2)Mặt ngoài củatấm chắn dây không được phủlá kim loại. 3)Mômen xoắn đặtvào vít kẹp của miếng kẹp dây bằng 2/3 của mômenđược qui địnhtrong 28.1 4)Thử nghiệm giữađiểmnối cuộn dây với tụ điện và các phần chạmtớiđượchoặc cácphần kim loại chỉ được thực hiện khi màcáchđiện phải chịu điện áp cộnghưởngkhi vận hành bình thường. Ngắnmạch các phần khác và ngắn mạch tụ điện. |
Giá trị 1 250 V được giảm xuống còn 1 000 V đối với thiết bị có điện áp danh định không vượt quá 130 V.
Ban đầu đặt không quá một nửa điện áp thử qui định, sau đó tăng nhanh đến giá trị điện áp thử đó.
Chú thích –“Tăng nhanh"đượccoi là với tốc độ xấp xỉ1 000 v/s.
Không được xuất hiện hỏng hóc trong quá trình thử nghiệm.
Chú thích
1)Phải chú ý cẩn thận để lá kim loại đượcđặtsao cho không xảy ra phòng điện bềmặt tại các gờcủa cách điện.
2)Nguồn điện cao áp dùng đểthử nghiệm được môtả trong chú thích 2 của 13.3.
3)Đối với kếtcấu cấp II kết hợp với cả hai cách điệntăng cườngvà cách điện kép,phải chú ý cẩn thận để điện áp đặt lên cách điện tăngcường khônggây ứng suất điện quá lớn lên cách điện chính hoặc cách điện phụ.
4)Kết cấu mà ở đó cách điện chính và cách điện phụ không thể thử nghiệm biệt lập, cách điện này phải chịu điện áp thử nghiệm qui định cho cách điệntăng cường.
5)Khi thử nghiệm lớp phủcách điện, lá kim loại có thểđược ép vào cách điện bằng túi cắt sao cho lực ép xấp xỉbằng 5 kPa. Thử nghiệm này có thểđượcgiới hạn ở những chỗ mà ở đó cách điện có nhiều khả năng bị yếu, ví dụởchỗ có gờ kim loại sắc bêndướicách điện.
6)Nếuthựchiệnđượcthìcác lớp lót cách điện được thử nghiệm riêng biệt.
7)Cần chú ý tránh quá áp các linh kiện của mạch điện tử.
17. Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan
Thiết bị có mạch điện được cấp nguồn từ máy biến áp phải có kết cấu sao cho trongtrườnghợp ngắn mạch có thể xảy ra khisử dụngbình thường, máy biến áp hoặc mạch liên quan với máy biến áp không bị nóng quá mức.
Kiếm tra sự phù hợp bằng cách gây ngắn mạch hoặc quátải bất lợi nhất cóthể xuất hiện trong sử dụng bình thường, thiết bị được cung cấp điện áp bằng 1,06 lần hoặc 0,94 lần điện áp danh định, lấy giá trị bất lợi nhất.
Độ tăng nhiệt của cách điện dây dẫn của mạch điện áp cực thấp an toàn không được vượt quá 15°C so với giá trị tương ứng qui định trong bảng 3.
Nhiệt độ của cuộn dây không được vượt quá giá trị được qui định trong bảng 6. Máy biến áp phù hợp với IEC 742 thì không phải thử nghiệm.
Chú thích
1)Các vídụ ngắn mạch có thể xuất hiện trong sử dụng bìnhthườnglà ngắn mạch của dây dẫn trầnhoặccách điện không thích hợp trong mạch điện áp cựcthấp antoàn có thể chạmtới được.
2)Hỏng cách điện chính khó cóthể xảy ra trong sử dụng bình thường.
3)Bảo vệ cuộn dây máy biến áp có thể đạtđượcnhờ điện kháng của chính cuộn dâyhoặcbằng cầu chì,bộkhống chế tựđộng, thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt hoặc các thiết bị tuơng tựđượckết hợp trong máy biến áp hoặcđượcđặt bêntrong thiết bị,với điều kiện làcác thiết bị này chỉtiếp cận được khi có dụng cụ.
18. Độ bền
Các yêu cầu và thử nghiệm được qui định trong phần 2 khi cần thiết.
19. Thao tác không bình thường
19.1.Thiết bị phải có kết cấu sao cho ngăn ngừa trong phạm vi có thể những rủi ro vềlửa cháy, hư hại cơ khí phương hại đến an toàn hoặc bảo vệ chống điện giật do kết quả của thao tác không bình thường hoặc không chú ý.
Mạch điện tử phải được thiết kế và đặt sao cho điều kiện hỏng hóc sẽ không làm cho thiết bị mất an toàn liên quan tới điện giật, nguy cơ hỏa hoạn, nguy hiểm vềcơ học hoặc trục trặc nguy hiểm.
Thiết bị có bộ phận đốt nóng phải chịu các thử nghiệm 19.2 và 19.3. Ngoài ra, những thiết bị có bộkhốngchếhạn chếnhiệt độ trong điều 11,còn phải chịu thử nghiệm của 19.4 và có trường hợp phải chịu cả thửnghiệm của 19.5. Thiết bị có bộ phận đốt nóng PTC còn phải chịu thử nghiệm 19.6.
Thiết bị có môtơ phải chịu các thử nghiệmtừ 19.7 đến 19.10 khi thuộc đối tượng áp dụng.
Thiết bị có mạch điện tử cũng phải chịu các thử nghiệm 19.11 và 19.12 khi thuộc đối tương ápdụng.
Nếu không có qui định nào khác, thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi bộ phận cắt không tự đóng lặp lại tác động hoặc đến khi điều kiện ổn định được xác lập. Nếu một bộphận đốt nóng hoặc bộ phận yếu định trước bị đứt mạch thì lặp lại thử nghiệm tương ứng trên mẫu thứ hai. Thử nghiệm thứ hai phải được thực hiện đến cùng theo phương thức nhưtrên, trừ khi thử nghiệm này được thực hiện thỏa mãn theo cách khác.
Mỗi lần chỉmôphỏng một điều kiện không bình thường.
Nếu không có qui định nào khác, sự phù hợp với thử nghiệm của điều này được kiểm tra như mô tảở19.13.
Chú thích
1)Bộ phận yếu địnhtrướclà bộ phậnđượcthiết kế đểđứt ởđiều kiệnthao tác không bình thường nhằm ngăn ngừa xảy ra điều kiện không an toàn theo ý nghĩa củatiêu chuẩnnày. Bộ phận này cóthể là một linh kiện cóthểthaythế đượcnhư là điện trở hoặc tụ điện hoặc một phần của linhkiệncần thay thế như cầu nhiệt không chạm tới được bố trí bên trong động cơ điện.
2)Có thểsử dụng cầu chảy, thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt, thiết bị bảo vệ quá dòng hoặc thiết bị tương tự,đượckết hợp trongthiết bị để tạo ra sự bảo vệcầnthiết. Thiết bị bảo vệ đặtở dây cốđịnh không tạo ra được sự bảo vệ cần thiết.
3)Nếu nhiều hơn một thử nghiệmđượcáp dụng cho cùng thiết bị,các thử nghiệm này được thực hiệnlần lượtsau khi thiết bị có nhiệt độ nguội đến nhiệt độ trong phòng.
4)Đối với thiết bị hỗn hợp,thử nghiệm được thực hiện với các động cơ điện và bộ phận đốt nónghoạt độngđồng thời trong điều kiện làm việc bình thường,thử nghiệm thích hợpđược áp dụng mỗi lần cho một động cơ điện hoặc một bộ phận đốt nóng.
19.2.Thiết bị với bộ phận đốt nóng được thử nghiệmởđiều kiện qui định trong điều 11 nhưng với sự tản nhiệt hạn chế. Điện áp nguồn được xác định trước khi thử nghiệm là điện áp cần thiết để tạo ra một công suất vào bằng 0,85 lần công suất vào danh định khi vận hành bình thường và công suất vào đã ổn định. Điện áp này được duy trìtrong suốt thời gian thử nghiệm.
19.3.Thử nghiệm 19.2 được lặp lại nhưng với điện áp nguồn được xác định trước khi thử nghiệm bằng điện áp cần thiết đểtạo ra một công suất đầu vào bằng 1,24 lần công suất vào danh định trong điều kiện vận hành bình thường khi công suất vào đã ổn định. Điện áp này được duy trì trong suốt thời gian thử nghiệm.
19.4.Thiết bị được thử nghiệm ở điều kiện qui định trong điều 11, công suất vào bằng 1,15 lần công suất vào danh định. Các bộ khống chếbất kỳ để giới hạn nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm của điều 11 đều được ngắn mạch.
Chú thích - Nếu thiết bị có nhiều bộ khống chếthìnhững bộkhống chế đóđượcngắn mạchlần lượt.
19.5.Thử nghiệm 19.4 được lặp lại với thiết bị cấp0I và thiết bịcấp I có các bộ phận đốt nóngcóvỏ bọchìnhống hoặc chèn chìm. Tuy nhiên, các bộ khống chế không được ngắn mạch, nhưng một đầu của phần tử được nói với vỏbọc của bộ phận đốt nóng.
Thử nghiệm này được lặp lại với cực của nguồn cung cấp thiết bị được đảo ngược và với đầu kia của phần tử được nối tới vỏ.
Thử nghiệm không thực hiện trên thiết bị dùng để nối cố định với dây cố định và trên thiết bị mà trong quá trình thử nghiệm của 19.4 xảy ra cắt mạch tất cả các cực.
Chú thích
1)Các thiết bị có trung tính được thử nghiệm với trung tính nối với vỏ.
2)Đối với bộ phận đốt nóng chèn chìm, vỏ bao che kim loại được coi như là vỏ bọc.
19.6.Thiết bị với bộ phận đốt nóng PTC thì được cung cấp điện áp danh định đến khi đạttrạngthái ổnđịnh vềcông suất vào và vềnhiệt độ.
Sau đó tăng điện áp lên 5% và vận hành thiết bị cho đến khi điều kiện ổn địnhđược thiết lậptrởlại.Thửnghiệm này được lặp lại đến khi đạtđược1,5 lần điện áp danh định hoặc đến khibộ phậnđốtnóngđứt,tùytheo hiện tượng nào xuất hiện trước.
19.7.Thiết bị được vận hành trong điều kiện ổn định như;
-hãm rôto nếu mômen khởi động nhỏ hơn mômen tải toàn phần;
-hãm các bộ phận chuyển động đối với các thiết bị khác.
Chú thích
1)Nếu thiết bị có nhiều động cơ điện thìthử nghiệm được tiến hành riêng biệt cho từng độngcơ điện.
2)Thử nghiệm thay thế đối với bộ động cơ điện có bảo vệđượccho trong phụ lục D.
Thiết bị có động cơ điện và có tụ trong mạch của cuộn dây phụ thì được cho vận hành với rôto bị hãm, các tụ được cho hở mạch mỗi lần một chiếc, trừ khi chúng phù hợp với IEC 252.
Chú thích 3 - Thử nghiệm này được thực hiện với rôto bị hãm bởi vìmột sốđộng cơ điện có tụ cóthể hoặckhôngcóthể khởi độngdo vậy có thể dẫn đến những kết quả khác nhau.
Đối với mỗi thử nghiệm, những thiết bị có bộ hẹn giờ hoặc bộ điều khiển theochương trình thìđược cấp điệnởđiện áp danh định trong thời gian bằng thời gian lớn nhất đạtđượccủa bộhẹn giờ hoặc bộ điều khiển chương trình.
Các thiết bị khác được cung cấpởđiện áp danh định trong thời gian là:
-30 s đối với:
·thiết bị cầm tay;
·thiết bị muốn cho chạy phải dùng taybóp hoặc chânấn vào công tắc;
·thiết bị được cấp tảiliên tụcbằng tay;
-5 min đối với những thiết bị khác khi hoạt động phải có người trông nom:
-cho đến khi điều kiện ổn định được xác lập, đối với thiết bị khác.
Chú thích 4 - Thiết bị được thử nghiệm trong 5 minđượcchỉra trong phần 2 có liên quan.
Trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ của cuộn dây không được vượt quá giá trị cho trong bảng 6.
Bảng 6 - Nhiệt độ lớn nhất của cuộn dày
Loại thiết bị | Nhiệt độ °C | |||||||
Cấp A | Cấp E | Cấp B | Cấp F | CấpH | Cấp 200 | Cấp 220 | Cấp 250 | |
Thiết bị không thuộc loạiđược vậnhành cho đến khi điều kiện ổn địnhđượcxác lập | 200 | 215 | 225 | 240 | 260 | 280 | 300 | 330 |
Thiết bị hoạt động cho đến khi điều kiệnổn định được xác lập - nếu đượcbảo vệ bằng điện kháng | 150 | 165 | 175 | 190 | 210 | 230 | 250 | 280 |
-nếu được bảo vệ bằng thiết bị bảo vệ •giá trị lớn nhất trong suốt giờ đầu tiên | 200 | 215 | 225 | 240 | 260 | 280 | 300 | 330 |
• giá trị lớn nhất sau giờ đầu tiên | 175 | 190 | 200 | 215 | 235 | 255 | 275 | 305 |
• giá trị trung bình số học sau giờ đầu tiên | 150 | 165 | 175 | 190 | 210 | 230 | 250 | 280 |
19.8.Ngắt mạch một pha của thiết bị có lắp động cơ điện ba pha. Sau đó cho thiết bị làm việc trong chếđộ hoạt động bình thường và cấp nguồnởđiện áp danh định trong thời gianđượcqui địnhở19.7.
19.9.Tiến hành thử nghiệm quá tải liên tục đối với thiết bịcó động cơ điện được thiết kếđểđiều khiển từ xa hay là điều khiển tự động hoặc có thể sẽ phải vận hànhliên tục.
Thiết bị được vận hành trong chếđộ làm việc bìnhthườngvàởđiện áp nguồn danh định cho đến khi điều kiện ổn định được xác lập. Sau đó tăng tải lên sao cho dòng điện qua cuộn dây của động cơ tăng 10% và cho thiết bị vận hành trởlại cho đến khi điều kiện ổn định được xác lập, điện áp nguồn cung cấp vẫn duy trìở giá trị ban đầu. Lại tăng tải lên và lặp lại thửnghiệm cho đến khi thiết bị bảo vệ tác động hoặc động cơ điện không chạyđược.
Trong quá trình thử nghiệm nhiệtđộcuộn dây phải không được vượt quá:
-140°C đối với cấp A;
-155°C đối với cấp E;
-165°C đối với cấp B;
-180°C đối với cấp F;
-200°C đối với cấp H;
-220°C đối với cấp 200;
-240°C đối với cấp 220;
-270°C đối với cấp 250.
Chú thích
1)Nếu không thể tăng tảitừng nấc thích hợp thìtháo động cơ điện ra khỏi thiết bị và thửriêng biệt.
2)Thử nghiệm thay thếđối với các bộ động cơ điện có bảo vệ được cho trong phụ lục D.
19.10.Thiết bịcóđộng cơ nối tiếp được vận hành với tải nhỏnhất có thể và được cấp nguồn bằng 1,3 lần điện áp danh định trong 1 min.
Sau thử nghiệm này, an toàn của thiết bị không bị phương hại, đặc biệt là các cuộn dây và mối nối không được lỏng ra.
19.11.Đối với mạch điện tử kiểm tra sự phù hợp bằng cách đánh giá những điều kiện hỏng hóc được qui định trong 19.11.2 cho tất cả các mạch điện hoặc các phần của mạch điện, trừ khi chúng phù hợp với các điều kiện qui định trong 19.11.1.
Nếu sự an toàn của thiết bị trong bất kỳ điều kiện hỏng hóc nào phụ thuộc vào tác động của cầu chảy loại nhỏ phù hợp với IEC 127 thì tiến hành thử nghiệm 19.12.
Trong quá trình và sau mỗi thử nghiệm, nhiệt độ của các cuộn dây không được vượt quá những giá trị qui định trong bảng 6 và thiết bị phải phù hợp với những điều kiện qui địnhở19.13. Đặc biệt, không thểdùng que thửhình 1 hoặc que thử hình 2 chạm tới được các phần mang điện như qui định trong điều 8. Dòng điện bất kỳ nào chạy qua điện kháng bảo vệ phải không được vượt quá các giới hạn qui định trong 8.1.4.
Nếu một mạch dẫn của tấm mạch in bị đứt thì thiết bị được coi như đã chịu được thử nghiệm cụ thể này, với điều kiện là phải thỏa mãncả ba điều kiện sau:
-vật liệu của tấm mạch in phải chịu được thử nghiệm đốt cháy của 20.1 theo IEC 65;
-bất kỳ dây dẫn nào bị lỏng ra đều không được làm giảm chiều dài đường rò và khehở giữacácphầnmang điện và phần kim loại chạm tới được, thấp hơn những giá trị qui định trong điều 29;
-thiết bị phải chịu được các thử nghiệm 19.11.2 với mạch dẫn đứt được chập lại.
Chú thích
1)Trừ khi cần thiết phải thay thế các linh kiện sau thử nghiệm bất kỳ nào, thử nghiệm độ bềnđiện19.13chỉcầnđượcthực hiệnsau thử nghiệm cuối cùng trên mạch điện tử.
2)Nói chung, chỉ cần xem xét thiết bị và sơ đồmạch là có thể phát hiện những điều kiện hỏng hóc cần phải mô phỏng, do vậy thử nghiệm này có thể chỉ giới hạn ở nhữngtrường hợp dự kiến có thểdẫn tới những hậu quả bất lợi nhất.
3)Nói chung, các thử nghiệm cứ tính đến mọi hỏng hóc có thể nảy sinh do nhiễu ở nguồn cung cấp. Tuy nhiên, khi có nhiều linh kiện có thể bịảnh hưởng đồng thời, có thể phải tiến hành những thử nghiệm bổ sung hiện đang được xem xét.
19.11.1.Những điều kiện hỏng hóc từ a) đến f) qui định trong 19.11.2 không được áp dụng cho những mạch hoặc phần của mạch khi cả hai điều kiện sau đểu thỏa mãn:
-mạch điện tử là mạch công suất nhỏ như mô tảdướiđây;
-bảo vệ chống điện giật;nguy cơ hỏa hoạn, nguy hiểm vềcơ học hoặc trục trặc nguyhiểmởcácphầnkhác của thiết bị không dựa vào sự hoạt động đúng đắn của mạch điện tử.
Mạch công suất thấp được xác định như sau; một ví dụ được cho ở hình 9.
Thiết bị được cấp nguồn ở điện áp danh định và một điện trở biến thiên được điều chỉnh đến giá trị điện trở lớn nhất được nối giữa điểm cần khảo sát và cục đối diện của nguồn cung cấp.
Sau đó giảm điện trở cho đến khi công suất tiêu thụ trên điện trở đạt đến cực đại. Những điểm gần nguồn nhất mà ở điểm đó công suất lớn nhấttruyềnđến điện trở này không vượt quá 15Wsau 5 s thì được gọi là những điểm công suất nhỏ. Phần của mạch cách nguồn cung cấp xa hơn những điểm công suất thấp đượccoi là mạch công suất thấp.
Chú thích
1)Các phép đo chỉđược thựchiện từ một cực của nguồn cung cấp tốt nhất là cực nào có số điểm công suất nhỏ làít nhất.
2)Khi xác định các điểm công suất nhỏ, nên bắt đầu từ các điểm gần nguồn cung cấp.
3)Công suất tiêu thụ trên điện trở biến thiên được đo bằng oát mét.
19.11.2.Các điều kiện sự cố sau được xem xét và, nếu cần, mỗilầnáp dụngmộtđiềukiện.Các sự cố hậuquả cần được xét đến.
a)Ngắn mạch chiều dài đường ròvà khe hởgiữa các phần mangđiệncó điện thế khác nhau,nếu cáckhoảng cách này nhỏ hơn các giá trịqui địnhở29.1, trừ khi phần liênquanđược bọc kín.
b)Hởmạch tại đầu nối của bất kỳ linh kiện nào.
c)Ngắn mạch các tụ điện, trừ khi chúng phù hợp với IEC 384-14 hoặc 14.2 của IEC 65.
d)Ngắn mạch bất kỳ hai đầu nối nào của một linh kiện điện tử, không kể vi mạch. Điều kiện sựcốnàykhông áp dụng giữa hai mạch của bộ cặp quang điện tử.
e)Hỏng hóc triac ở chế độ đi ốt.
f)Hỏng hóc của vi mạch. Trong trường hợp này, cần đánh giá tìnhtrạng nguy hiểm cóthể xảyra đối vớithiết bị đểđảm bảo rằng sự an toàn không phụ thuộc vào tình trạng của linh kiện.
Tấtcảcác tín hiệu đầu ra có thể có, đềuđượcxem xét trong điều kiện sự cố bên trong vi mạch. Nếu có thểchỉra rằng một tín hiệu đầu ra cụ thể khó có thể xuất hiện thì khi đó không cần xem xét sự cốliên quan.
Chú thích
1)Các linh kiện nhưthyristo vàtriacđượcxem xétở cácđiều kiệnsự cố b) và d).
2)Các bộ vi xử lý được thử nghiệm nhưđối với các vi mạch.
Thêm vào đó, mỗi một mạch công suất nhỏđềuđược ngắn mạch bằng cách nối điểm công suất thấp tới cực của nguồn cung cấp mà từ đó đã thực hiện phép đo.
Đểmô phỏng các điều kiện sự cố, thiết bị được vận hành ở điều kiện qui định trong điều 11, nhưng được cấp nguồnởđiện áp danh định.
Khi mô phỏng bất kỳ điều kiện sự cố nào, thời gian thử nghiệm là:
-như qui định trong 11.7, nhưng chỉ trong một chu kỳ hoạt động và chỉ khi người sử dụng không thể nhận ra được là có sự cố, ví dụ, sự thay đổi nhiệt độ;
-như qui định trong 19.7, nếu người Sử dụng có thể nhận ra được là có sự cố, vídụ, khi động cơ điện của thiết bị nhà bếp ngừng hoạt động;
-cho đến khi điều kiện ổn định được xác lập, đối với mạch được nối liên tục vớilưới điện, vídụ, mạch chờ.
Trong mỗi trường hợp,thử nghiệm được kết thúc nếu ngắt khỏi nguồn cung cấp bên trong thiết bị.
Nếu thiết bị có mạch điện tử hoạt động để đảm bảo phù hợp với điều 19, thử nghiệm liên quan được lập lại với một sự cốduy nhất được mô phỏng, như chỉra trong a) đến f) ở trên.
Điều kiện sự cố f) được áp dụng với các linh kiện được bọc kín và các linh kiện tương tự nếu không thể đánh giá mạch bằng phương pháp khác.
Các điện trởcó hệ số nhiệt dương (PTC), điện trởcó hệ số nhiệt âm (NTC) và điện trởphụ thuộc vào điện áp (VDR) không được ngắn mạch nếu chúng đượcsử dụngtrong phạm vi tính năng mà nhà chế tạo đưa ra.
19.12.Đối với bất kỳ điều kiện sự cố nào được qui định trong 19.11.2, nếu sự an toàn của thiết bị phụ thuộc vào tác động của ống dây chảy cỡnhỏ phù hợp vớiIEC 127 thì thử nghiệm được lặp lại, nhưng dây chảy cỡ nhỏđược thay bằng một ampemét.
Nếu dòng điện đo được không vượt quá 2,1 lần dòng điện danh định của ống dây chảy thì mạch khôngđượccoi là được bảo vệ đủvà thử nghiệm được thực hiện với dây chảy được ngắn mạch.
Nếu dòng điện đo đượcít nhất 2,75 lần dòng điện danh định củaống dây chảy, mạch được coi làđượcbảo vệ đủ.
Nếudòng điện đo được vượt quá 2,1 lần dòng điện danh định của ống dây chảy nhưng không vượt quá 2,75 lần dòng điện danh định thì ống dây chảy được ngắn mạch và thử nghiệm được tiến hành:
-đối với ống dây chảy tác động nhanh, với khoảng thời gian thích hợp hoặc 30 min, lấy giá trị nhỏ hơn;
-đối vớiống dây chảy tác động chậm, với khoảng thời gian thích hợp hoặc 2 min, lấy giá trị nhỏ hơn.
Chú thích
1)Trong trường hợp có nghi ngờ,điện trởlớn nhất của dây chảy phảiđược tínhđến khi xác định dòng điện.
2)Việc xác minh liệu ống dây chảy cótác dụng như một thiết bị bảo vệhay không dựa trên đặc tính dây chảy được qui địnhtrong IEC 127. Đặc tính này cũng cho những thông tin cần thiết để tính điện trởlớn nhất củaống dây chảy.
3)Cáccầu chảykhác được coi như bộ phận yếu phù hợp với 19.1.
19.13.Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị không được phát ra ngọn lửa, kim loại nóng chảy, các chất khí độc hoặc khí bắt lửa với lượng nguy hiểm và độ tăng nhiệt độ phải không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 7.
Sau thử nghiệm này và khi thiết bị nguội tới xấp xỉnhiệt độ trong phòng, vỏ bọc không được biến dạng đến mức phương hại đến yêu cầu phù hợp với điều 8, và nếu thiết bị vẫn có thể hoạt động thì phải phù hợp với 20.2.
Bảng 7 - Độ tăng nhiệt cực đạiở chế độ không bình thường
Bộ phận | Độ tăng nhiệt độ °C |
Tường, trấn và sàn của góc thử nghiệm1) Cách điện của dây dẫn nguồn1) Cách điện phụ và cách điện tăng cường không phải là vật liệu nhiệt dẻo3) | 150 150 1,5 lần giá trị liên quan được qui định trong bảng 32) |
Chú thích bảng 7 1)Đối với thiết bịtruyền động bằng động cơ điện, không qui định các độ tăng nhiệt độ này. 2)Giá trị này đang được xem xét. 3)Không qui định giới hạnđặc trưng cho cách điện phụ và cách điện tăngcườngbằng vật liệu nhiệt dẻo. Tuy nhiên, độ tăng nhiệt độ phải được xác định sao chothử nghiệm 30.1 có thể thực hiệnđược. |
Sau các thử nghiệm này,cách điện không phải là của thiết bị cấp III, khi nguội đến xấp xỉnhiệt độ trong phòng, phải chịu được thử nghiệm độ bền điện trong 16.3, tuy nhiên điện áp thử nghiệm là:
-1000 V đốivới cáchđiện chính;
-2750 V đốivới cáchđiện phụ;
-3750 V đốivới cáchđiện tăng cường.
Đối với thiết bị được ngâm trong hoặc đổđầy dung dịch dẫn điện trong sử dụng bình thường, thiết bị được ngâm trong hoặc đổ đầy nước trong 24 h trước khi thửđộ bền điện.
Chú thích - xử lý độ ẩm của 15,3 không được áp dụng trước khi thử nghiệm độ bền điện này.
20. Sự ổn định và sự nguy hiểm cơ học
20.1.Thiết bị không phải là loại lắp cố định và cầm tay, dự kiến dùng trên bềmặt như là sàn nhà hoặc mặt bàn phải có đủ độ ổn định.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau, thiết bị có ổ cắm điện đầu vào trên thiết bị thì được lắp với bộ nối phù hợp và dây dẫn mềm.
Thiết bị được đặtởbất kỳ vị trí sử dụng bình thường nào trên một mặt nghiêng một góc 10° so với mặt phẳng nằm ngang, dây cấp nguồn đặt lên trên mặt nghiêng đóởvị trí bất lợi nhất. Tuy nhiên, đối với thiết bị khi đặt trên mặt phẳng nằm ngang nếu bị nghiêng đi một góc 10° mà có một phần của nó bình thường không tiếp xúc với bềmặt giá đỡ lại chạm vào mặt phẳng nằm ngang, thì thiết bị đó được đặt trên giá đỡ nằm ngang và nghiêng đi theo hướng bất lợi nhất một góc 10°.
Chú thích
1)Thiết bị khôngđược nối với nguồn cung cấp.
2)Thử nghiệmtrên mặt phẳng nằm ngang có thể cần thiết cho các thiết bị có bánh xe,con lăn hoặc chân.
Thiết bịcócửa được thử nghiệm với cửa mởhoặc đóng, lấy theo trường hợp bất lợi nhất.
Thiết bị được thiết kế để người sử dụng đổ đầy chất lỏng trong sử dụng bình thường, thì được thử nghiệm khi không có nước hoặc đổ lượng nước bất lợi nhất trong phạm vi dung tích mà nhà sản xuất đã chỉra.
Thiết bị phải không bị lật.
Thử nghiệm được lặp lại trên thiết bị có bộ phận đốt nóng với góc nghiêng tăng đến 15°. Nếu thiết bị bị lật trong một hoặc nhiều vị trí thì nó phải chịu thử nghiệm điều 11ởmỗi vị trí bị lật đó.
Trong quá trình thử nghiệm, độ tăng nhiệt độ phải không được vượt quá giá trị chỉ ra trong bảng 7.
Chú thích 3 - Các con lăn hoặc bánh xe được chèn hãm đểthiếtbị khỏi lăn.
20.2.Những bộ phận dịch chuyển của thiết bịtrong phạm vi thích hợp với việc sử dụng và làm việc của thiết bị, phải được bố trí hoặc che chắn để đủ bảo vệ không gây thương tích cho conngườitrong sử dụng bình thường.
Vỏbảo vệ, cái chắn và các bộ phận tương tự phải là những bộ phận không thể tháo rời và phải có đủ độ bền cơ học.
Việc đóng trở lại bất ngờ của thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt tự thiết lập lại và thiết bị bảo vệ quá dòng phải không được gây ra nguy hiểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng các thử nghiệm ở điều 21 và bằng cách đặt một lực không vượt quá 5 N bằng que thử tương tự như chỉratrong hình 1 nhưng có tấm chặn hình tròn đường kính 50 mmthay vìtấm không tròn.
Đối với thiết bị có các bộ phận di động như là bộ phận dùng để thay đổi độ căng của dây đai, thử nghiệm với que thử trên hình 1 được thực hiện với các bộ phận này được điều chỉnh tới vị trịbất lợi nhất trong phạmvi điều chỉnh của chúng, nếu cần thiết,tháo dây đai ra.
Bằng que thử này không thể chạm tới được những phần dịch chuyển nguy hiểm.
Chú thích
1)Đối với một sốthiết bị,bảo vệ trọn bộlà khôngthểthực hiện được, vídụ máy khâu, máy trộn thứcăn vàdao điện.
2)Các vídụ vềthiết bịtrong đó có thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệttựthiết lập lại và có bộ bảo vệquá dòngđiệncó thể gây nguy hiểmlà máy trộnthức ănvà máy ép vắt quần áo.
21. Độ bền cơ học
Thiết bị phải có đủđộ bền cơ học và phải được kết cấu để chịu được những thao tác nặng tay có thể xảy ra trong sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách dùng thiết bị thử nghiệm vađậpbằng lò xo được mô tả trong IEC 817, đập nhiều lần vào thiết bị.
Thiết bị được chèn đỡ chặt và tác động va đập ba lần vào tất cả những điểm có thể là yếu của vỏvới năng lượng va đập là 0,5 J ± 0,04 J.
Nếu cần, cũng tác dụng những va đập vào tay cầm, cần gạt, núm và những bộ phận tương tự và vào các đèn hiệu và nắp che của chúng nhưng chỉ khi đèn hoặc nắp che nhô ra khỏi vỏ quá 10 mm hoặc nếu bềmặt của chúng rộng hơn 4 cm2. Các đèn bên trong thiết bị và các nắp che của chúng chỉ được thử nghiệm nếu chúng có khả năng bị hư hại trong điều kiện sử dụng bình thường.
Sau thử nghiệm này, thiết bị phải không bị hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này; đặc biệt không được ảnh hưởng đến yêu cầu phù hợp với 8.1; 15.1 và 19.1. Trong trường hợp có nghi ngờ, cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường phải chịu thử nghiệm độ bền điện của 16.3.
Nếu có nghi ngờ như không biết có khuyếttật xuất hiện trong thiết bịdo tác dụng của lần va đập trước không, khuyết tật này được bỏqua và nhóm ba lần va đập được cho tác dụngởcùng một chỗtrên mẫu mới, khi đó mẫu mới phải chịu được thử nghiệm này.
Chú thích
1)Khi đặt đầu côn nhảtớitấm chắn của bộ phận đốt nóng đỏnhìn thấyđược,cần thậntrọng để đầu côn chọcqua tấm chắn không được đâm vào bộ phận đốt nóng.
2)Những hư hỏng lớp sơn phủ, những vết lõm nhỏ không làm giảm chiều dài đường rò và khe hở xuống thấp hơn giá trịqui định trong 29.1 và những chỗ sứt nhỏkhông có ảnh hưởng bất lợiđến bảo vệchống điệngiật hoặcđộẩm thìđượcbỏ qua.
3)Những vết nứt không nhìn thấy được bằng mắt thường và vết nứt bềmặt nứt bềmặt trên vật đúc cốt sợi và những vật liệu tương tự thìđượcbỏqua.
4)Nếu phía sau nắp trang trícòn có nắp đỡ bên trong,thìkhe nứt nắp trang tríđượcbỏ qua,nếu nắp bên trong chịuđượcthử nghiệm sau khi tháo rời nắp trang trí.
5).Đểđảm bảo thiết bị được chèn đỡ chặt, có thể cần thiết phải đặt nótựavào bứctườngchắc bằng gạch, bêtônghoặc vật liệu tươngtự,bọc bằng tấm nhựapolyamidđượccốđịnh với tường, chú ý không được có khe hởkhông khí đáng kể giữa tấm đó vàtường. Tấm nhựa polyamid có độ cứng Rockwell HR 100, chiều dày ítnhất 8 mm vàdiện tích bềmặt sao cho không phần nào của thiết bị phải chịu đượcứng suất cơ học quá lớn do diện tích đỡ không đủ.
22. Kết cấu
22.1.Nếu thiết bị được ghi nhãn với số thứ nhất của hệ thống IP, các yêu cầu tương ứng của IEC 529 phải được thỏa mãn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng những thửnghiệm tương ứng.
22.2.Đối với các thiết bị tĩnh tại phải có phương tiện đảm bảo ngắt khỏi nguồn điện trên tất cả các cực. Phương tiện này phải thuộc những loại sau:
-dây nguồn lắp với phích cắm;
-chuyển mạch phù hợp với 24.3;
-qui định trong tờ huớng dẫn là phải lắp thiết bị cắt điệnởphần dây cố định;
-bộ nối thiết bị.
Nếu thiết bị cấp I một pha với bộ phận đốt nóng dùng để nối lâu dài với dây cố định, có công tắc một cực hoặc thiết bị bảo vệ một cực dùng để ngắt bộ phận đốt nóng ra khỏi nguồn cung cấp, thì công tắc và thiết bị bảo vệ này phải được lắp trên dây pha.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.3.Thiết bị có phích cắm để cắm vào ổ cắm phải khôngđượctác động quá mức lên các ổ cắm này.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cắm phích cắm của thiết bị vào trong ổ cắm không có tiếp điểm nối đất như sử dụng bình thường, ổ cắm cótrục quay nằm ngang ở cách 8 mm sau mặt tiếp giáp của ổ cắm và nằm trong mặt phẳng chứa ống tiếp điểm.
Mômen xoắn cần đặt để giữmặttiếp giápcủa ổcắm trong mặt thẳng đứng phải không được vượt quá 0,25 Nm.
Chú thích - Mômen xoắn cần đặt vào ổ cắm khi không có thiết bị không bao gồmtrong giá trị này.
22.4.Thiết bị dùng để đốtnóng chất lỏng và thiết bịgây sự rung lắc quá mức không được có các chân cắm để cắm vàoổcắm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.5.Thiết bị được thiết kế để nối tới nguồn cung cấp bằng phích cắm phải có kết cấu sao cho trong sử dụng bình thường không có rủi ro điện giật do các tụ điện nạp điện khi chạm vào các chân cắm của phích cắm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau, thử nghiệm được thực hiện 10 lần.
Thiết bịđược cấpởđiện áp danh định, sau đó chuyển tất cả các công tắc sang vị trí cắt và ngắt thiết bị khỏi nguồn cung cấp. Sau khi ngắt một giây, điện áp giữa các chân cắm của phích cắm được đo bằng dụng cụ không gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị được đo.
Điện áp phải không được vượt quá 34 V.
Chú thích - Tụ điện có điện dung danh định nhỏ hơn hoặc bằng 0,1mF không đượccoilàcó thểgây rủiro điện giật.
22.6.Thiết bị phải có kết cấu sao cho cách điện của chúng không bị ảnh hưởng do nước cóthể ngưng tụ trên bềmặt lạnh hoặc do chất lỏng có thể rò rỉtừ bình, nồi, ống, chỗ nối và các bộ phận tuơng tự của thiết bị. Ngoài ra, cách điện của thiết bị cấp II và kết cấu cấp II phải không bị ảnhhưởngnếu có ống bị vỡ hoặc gioăng bị rò.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét trong trường hợp có nghi ngờ kiểm tra bằng thử nghiệm sau:
Dùng bơm tiêm rỏdung dịch nước màu vào những bộ phận bên trong thiết bị nơi rò rỉ chất lỏng có thể xảy ra và ảnh hưởng đến cách điện. Thiết bị đang hoạt động hoặc ngừng hoạt động, chọn điều kiện bất lợi nhất.
Sau thử nghiệm này, xem xét phải thấy rằng không có dấu vết của chất lỏng trên cuộn dây hoặc cách điện có thể dẫn tới giảm bớt chiều dài đường rò xuống thấp hơn giá trị qui định trong 29.1.
22.7.Thiết bị chứa chất lỏng hoặc khí trongsử dụngbìnhthườnghoặc có dụng cụ sinh ra hơinướcphải đủ an toàn để chống lại rủi ro áp suất quá mức.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, nếu cần thiết, kiểm tra bằng thử nghiệm thích hợp.
22.8.Đối với thiết bị có ngăn có thể tiếp cận mà không cần sự giúp đỡ của dụng cụ và có thể cần làm sạch trong sử dụng bình thường,đườngnối điện phảiđượcbố trí sao cho không bị kéo giật trong quá trình lau sạch.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
22.9.Thiết bị phải có kết cấu sao cho các bộ phận như cách điện, dây dẫn bêntrong,cuộndây, cổgóp vàvành trượt không bị dính dầu, mỡ hoác các chất tương tự.
Tuy nhiên, nếu như kết cấu khiến cách điện bị dính các chất như dầu hoặc mỡthìcácchất đóphải có đủđặctính cách điện để không ảnh hưởng đến yêucầuphù hợp với tiêu chuẩn này.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm của tiêu chuẩn này.
22.10.Các núm phục hồi của bộ khống chế không tự phục hồi phải được bốtrí hoặc bảo vệ sao cho không xảy ra việc khôi phục chúng một cách ngẫu nhiên nếu điều này có thểgây ra nguy hiểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích - Ví dụ. yêu cầu này không cho phép bốtrínúm phục hồiởphía sau của thiết bị khiến cho chúng cóthểphục hồi do đẩy thiết bị áp vàotường.
22.11.Các bộ phận không tháo rời, có mục đích tạo ra mức độ bảo vệ cần thiết chống điện giật,độẩm hoặc tiếp xúc với những phần chuyển động, thì phải được cố định chắc chắn và phải chịu được ứng suất cơ học xuất hiện trong sử dụng bình thường.
Chốt khóa sập dùng để cố định các bộ phận nói trên phải có vị trí khóa rõ ràng. Đặc tính cố địnhcủachốtkhóa sập dùng trong các bộ phận có thểsẽ phải tháo ra khi lắp đặt hoặc bảo dưỡng phải bền.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.
Các bộ phận sẽ phải tháo ra khi lắp đặt hoặc bảo dưỡng được tháo ra và lắp vào 10 lần trước khitiến hành thử nghiệm.
Chú thích - Việc bảodưỡngbao gồm cả thay thếdây nguồn.
Thiết bị ở nhiệt độ trong phòng. Tuy nhiên, trongtrường hợpyêu cầu phù hợp có thểbị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thì thử nghiệm cũng được thực hiện ngay sau khi thiết bị được vận hành trongđiều kiệnqui địnhởđiều 11.
Thử nghiệm áp dụng cho tất cả các bộ phận tháo rời cho dù chúng có được cố định hay không bằng vít, đinh tán hay các chi tiết tương tự.
Lực được đặt không đột ngột trong 10 s theo phương bất lợi nhất vào những vùng của nắp hoặc bộ phận yếu. Các lực như sau:
-Lực đẩy 50 N
-Lực kéo:
a)nếu hình dạng của các bộ phận này khiến cho đầu que thử không dễ dàng trượt khỏi 50N
b)nếu phần nhô ra của bộ phận được bám vào nhỏ hơn 10 mm theo hướng tháo ra30N
Lực đẩy được đặt qua quethửcứng có kích thước tương tự với que thử chỉ ra trong hình 1.
Lực kéo được đặt bằng phươngtiện phù hợp như đầu mút sao cho kết quả thử nghiệm không bị ảnh hưởng.
Trong khi tác dụng lực thửkéo a) hoặc b), đầu que thử chỉra trong hình 10 được ấn vào bất kỳ lỗhoặc chỗ ghép nàovới lực 10 N. Sau đó rê que thửnày sang một bên với lực 10 N, không được xoắn hoặc dùng như cần gạt.
Nếu hình dạng của các bộ phận này khiến cho ít có khả năng đặt lực kéo theo hướng trục thìkhông đặt lực kéo nhưng đầu que thửchỉra ở hình 10 được ấn vào lỗ hoặc chỗ ghép bất kỳ nào với lực 10 N và sau đó dùng vòng kéo với lực 30 N trong 10 s theo hướng tháo ra.
-Nếu nắp hoặc bộ phận có thể phải chịu lực xoắn thìđồng thời với lực kéo hoặc lực đẩy tác dụng mômen nhưsau:
-đối với kích thước nhỏ hơn và bằng 50 mm 2 Nm;
-đối với kích thước lớn lớn hơn 50 mm4 Nm.
Mômen này cũng được đặt khi đầu que thửđược kéo bằng cái vòng.
Nếu chỗ nhô ra của bộ phận được nắm nhỏhơn 10 mm thì mômenởtrên được giảm đến 50% giá trị.
Các bộ phận không được rời ra và vẫn phảiởtrong vị trí khóa.
22.12.Tay cầm, núm, tay hãm, cần gạt và các bộ phận tương tự phải được cố định một cách tin cậy sao cho chúng không bị lỏng ra trong sử dụng bìnhthường nếu sự nới lỏng có thể gây ra nguy hiểm.
Nếu tay cầm, núm và các bộ phận tương tựđược dùng để chỉvịtrí của chuyển mạch hoặc thành phấntươngtự thì chúng phải không thể cố định ở vị trí sai, nếu điều này có thể gây ra nguy hiểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, thử nghiệm bằng tay và bằng cách cố gắng tháo tay cầm, núm,tay nắmhoặc cần gạt bằng cách đặt trong 1 minlực hướngtrục như sau:
-nếu hình dạng của các bộ phận này khiến cho ít có khả năng đặt lực kéo theo hướng trục trongsử dụngbình thường thì lực đặt là 15 N;
-nếu hình dạng khiến cho có thể đặt được lực kéo theo hướng trục thìlực đặt là 30 N.
Chú thích - Hợp chất chèn và các vật liệutương tự,khác với nhựatựcứng, khôngđượccoi là đủ để ngăn ngừasự nới lỏng.
22.13.Tay cầm phải có kết cấu sao cho khi nắm vào như trong sử dụng bình thường, khó có thể có sự tiếp xúc giữa tay củangườithao tác và những bộ phận có độ tăng nhiệt độ vượt quá giá trị qui định cho tay cầm, những bộ phận này chỉđược giữ trong thời gian ngắn trongsử dụngbình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, và nếu cần,bằng cách xác định độ tăng nhiệt độ.
22.14.Thiết bị phải khôngđượccó gờ cạnh sần sùi hoặc sắc nhọn, trừkhi cần thiết cho chức năng của thiết bị hoặc phụ tùng, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng trong sử dụng bình thường hoặc trong quá trình người sử dụng tiến hành bảo dưỡng.
Vít tự cắt ren hoặc chi tiết kẹp chặt khác phải không có đầu nhọn nhô ra khiếnngười sử dụngtrong sử dụng bình thường hoặc tiến hành bảodưỡngcó thể chạm tới.
Kiểmtra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.15.Móc quấn dây và những chi tiếttươngtự đểquấn dây mềm phải nhẵn và đủ lượn tròn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.16.Quấn dây tự động phải có kết cấu sao cho chúng không gây ra:
-xước mòn quá mức hoặc hỏng vỏ bọc dây dẫn mềm:
-đứt ruột dẫn bện nhiều sợi;
-mòn quá mức các tiếp điểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng phép thửsau,phép thử được thực hiện không có dòng điện chạy qua dây dẫn mềm.
Kéo ra ngoài hai phần ba tổng chiều dài dây dẫn. Sau đó kéo thêm 75 cm và và đểlô tự cuốn lại 6 000 lần với tốc độ khoảng băng 30 lần/min hoặc với tốc độ lớn nhất cho phép của kết cấu quấn dây nếu tốc độ này nhỏ hơn.
Dây dẫn được kéo theo hướng sao cho mài mòn vỏbọc là nhiều nhất, có chú ý tới vị trí bình thường khi sử dụng của thiết bị. Ở chỗdây dẫn ra khỏi thiết bị, góc giữa trục của dây dẫn trong quá trình thử nghiệm và trục của dây dẫn khi nó được kéo ra mà không có cản trở đáng kể phải bằng khoảng 60°.
Chú thích
1)Nếudây dẫn khôngtự cuốn lạiởgóc 60°,góc nàyđượcđiều chỉnh đến góc lớn nhấtcho phépdâytự cuốnlại
2)Có thểphải ngừng thử nghiệm đểchodây dẫn nguộitrở lai.
Nếu tổng chiều dài có thểrút ra của dây dẫn nhỏ hơn 225 cm thì đoạn dây dẫn kéo ra ban đầu phải sao cho còn lại 75 cm trong lô, sau đó thử nghiệm đoạn dây này như được qui định.
Sau thử nghiệm này, dây dẫn và cuộn dây dẫn được xem xét kỹ,trong trường hợp có nghi ngờ thì dây dẫn phải chịu thử nghiệm độ bền điệnở16.3. Điện áp thử nghiệm 1 000 V được đặt giữa ruột dẫn nối với nhauvàlá kim loại bọc xung quanh dây dẫn.
22.17.Những miếng đệm dùng để ngăn không cho thiết bị làmnóngtường quá mức, phải được cốđịnh sao cho không thể tháo chúng ra từ phía bên ngoài thiết bị bằng tay,bằng tuốc nơ vít hoặc chìa vặn đai ốc.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay
22.18.Những bộ phận mang dòng và các bộ phận kim loại khác, mà nếu bịăn mòn có thể gây ra nguy hiểm, phải chống chịu được sự ăn mòn trong điều kiệnsử dụngbình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thẩm tra sau thử nghiệm 19. Các bộ phân liên quan không được códấu hiệu bị ăn mòn.
Chú thích
1)Cần chú ýtớitính tương thíchcủa các vậtliệu của các đầu nối vàthiết bị đầunối và ảnh hưởng của nhiệt.
2)Thép không gỉvà các hợp kim chốngăn mòntươngtự vàmạ đượccoi làthỏamãnyêu cầunày.
22.19.Không được dựa vào dây đai kéo để tạo ra mức cách điện yêu cầu.
Yêu cầu này không áp dụng nếu thiết bị có dây đaiđượcthiết kế để không thể thay thế bằng loại không phù hợp. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.20.Sự tiếp xúc trực tiếp giữa các phần mang điện và chất cách nhiệt phảiđượcngănngừa một cáchhiệuquả, trừ khi các vật liệu này khôngăn mòn, không hút ẩm và không cháy.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng thử nghiệmđiều15 và 16 vànếu cần,bằngcác thử nghiệm hóahọc hoặc thử nghiệm khả năng cháy.
Chú thích
1)Bông thủy tinh làmột vídụ vềcách nhiệtthỏa mãn yêu cầu này.
2)Bông xỉ khôngthấm nước làvídụ vềcách nhiệt ăn mòn.
22.21.Gỗ, vải bông, lụa, giấy thông thường và vật liệu sợi hoặc vật liệu hút ẩm tương tự không được dùng làm cách điện, trừ khi đã ngâm tẩm.
Chú thích - Vật liệu cách điện được coi làđượcngâm tẩm nếunhư khoảng trống giữa các sợi củavật liệuvềcăn bảnđược điền đầy chất cách điện phù hợp.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.22.Không đượcsử dụngamiăngtrong kết cấu của thiếtbị, trừkhikhảnăng bay bụi của amiăng ngâmtẩm hoặc của sợi amiăng vào không khí xung quanh được ngăn ngừathích đáng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích - Mục đích của yêu cầu này là tránh rủi ro hít phải sợihoặcbụi amiăng.
22.23.Dầu chứa chất polyclorin biphenyl (PCB) khôngđượcsử dụng trong thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.24.Các phần tử đốt nóng đểhở phải được đỡ sao cho nếubịđứtthìdây điện trởkhó có thể tiếp xúc vớiphần kim loại nối đất hoặc phần kim loại chạm tới được.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, sau khi cắt dây điệntrở ởchỗbấtlợi nhất.
Chú thích
1)Không đặtlực vào dây điệntrở sau khi nó đãbị cắt.
2)Thử nghiệm này được thực hiện sauthửnghiệm của điều 29.
22.25.Thiết bị không phải là thiết bị cấp III phải có kết cấu sao cho dây điện trởkhi võng xuống không tiếp xúc với phần kim loại chạm tới được.
Kiểm Ira sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chúthích -Yêu cầunày có thểđượcđáp ứng bằng cách bổ sung cách điện phụ hoặckhung đỡ nhằm ngăn ngừa dây điện trở khỏi bị võng xuống một cách hiệu quả.
22.26.Thiết bị cấp II có một số bộ phận kết cấu cấp IIIphảicó kết cấu sao cho cách điện giữa các bộ phận làm việcởđiện áp cực thấp an toàn và những bộ phận mang điện khác đáp ứng các yêu cầu đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thửnghiệm qui định cho cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
22.27.Các bộ phận được nối bằng điện kháng bảo vệ phải được cách ly bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
Kiểmtra sự phù hợpbằng các thử nghiệm qui định cho cách điện képhoặc cách điện tăng cường.
22.28.Đối với thiếtbị cấp II trong sử dụng bình thường được nối vớiđường ống dẫn khí hoặc đường ốngdẫnnước thì những bộ phận kim loại được nối điện đến ống dẫn khí hoặc tiếp xúc với nước phải được cách ly với những phần mang điện bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.29.Thiết bị cấp II dùng để nối lâu dài với dây cố định phải có kết cấu sao cho mức độ yêu cầu về bảo vệ chống điện giật được duy trì sau khi lắp đặt thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích - Bảo vệ chống điện giặt có thểbị ảnh hưởng. vídụ,do lắp đặt ống kim loại hoặc cáp cóvỏ vọc kim loại.
22.30Các bộ phận của kết cấu cấp II có tác dụng như cách điện phụ hoặc cách điệntăng cườngvà có thể bỏ sót khi lắp trởlại sau khi bảo dưỡng phải:
-được cố định sao cho chúng không thểtháo ra mà không bị hư hại nghiêm trọng,hoặc
-được kết cấusao cho chúng không thể lắp lạiởvị trí khôngđúng và sao cho nếu bỏ sótchúngthìthiết bị không vận hành được hoặc hiển nhiên là chưa hoàn chỉnh.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
Chú thích - Việc bảo dưỡng bao gồm cả việc thay thế mộtsố thành phần nhưdây nguồn và công tắc.
22.31.Chiều dài đường rò và khe hở qua cách điện phụ và cách điệntăng cường phải không được giảm xuống nhỏ hơn giá trị qui định trong 29.1 do mòn gây ra. Nếu bất kỳ dây kim loại, vít bắt, đai ốc, vòng đệm, lò so hoặc bộ phận tương tự bị nới lỏng hoặc rơi ra khỏi vị trí thì chiều dài đường rò và khe hởqua cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường không được giảm thấp hơn 50% giá trị qui định trong 29.1.
Kiểmtra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và thử nghiệm bằng tay.
Chú thích - Đối vớiyêu cầunày:
-chỉxét đến vị trísử dụngbình thường của thiết bị;
-không tính đếntrườnghợp hai mối lắp ghép độc lập bị nới lỏng cùng một lúc;
-các bộ phậnđượccố định bằng vít hoặc đai ốc có vòng đệm hãm được coi như không cókhảnăng bị lỏng, vớiđiều kiệnlàcác vít hoặc đai ốc này khôngyêu cầuphải tháo ra khithay thế dâynguồn hoặc khi bảodưỡng vàsửa chữakhác:
-dây dẫn được nối bằng cách hàn thiếc không được coi là đủ cốđịnh, trừkhi chúng được giữ ở đúng vị trí, đặtởchỗ gần đầu nối, độc lập với mối hàn;
-dây dẫn nối với đầu nối không được coi làđủchắc chắn, trừ khiđượccố định bổ sungởgần đầunối sao cho trong trường hợp ruột dẫn mềm nhiều sợi cố định này được kẹp cả cách điện và ruột dẫn:
-dây dẫn cứng ngắn không bị coi là có khả năng tuột rakhỏi đầunối nếu chúng vẫnởvị trí khivítbắt đầunối bị nớilỏng.
22.32.Cách điện phụ và cách điện tăng cường phải được thiết kếhoặc bảo vệ sao cho sự bám bụi hoặc chất bẩn do bong, mòn các bộ phận bên trong thiết bị không làm giảm chiều dàiđườngrò và khe hở thấp hơn giá trị qui định trong 20.1.
Vật liệu gốm không được thiêu kết chặt, các vật liệutươngtự hoặc hạt cườm không đượcsử dụngnhư cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường.
Các bộ phận bằng cao su tự nhiên hoặc cao sutổng hợp dùng làm cách điện phụ phải có khả năng chống lão hóa hoặc được bố trí và có kích thước sao cho chiều dài đường rò không được giảm xuống nhỏ hơn giá trị qui định trong 29.1, thậm chí nếu có vết nứt xuất hiện.
Chú thích 1 - Vật liệu cáchđiện bọc dây điệntrở được coi là cách điện chính, không phải là cách điện tăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và đối với cao su, kiểm tra bằng thử nghiệm sau.
Các bộ phận bằng cao su được lão hóa trong khí ôxy dưới áp lực. Mẫu được treo tự do trong bình ôxy, dung lượng hữu ích của bình ít nhất là bằng mười lần thể tích của mẫu thử. Bínhđượcnạp ôxy thương phẩm, không dưới 97% ôxy nguyên chất; với áp lực 2,1 MPa ± 0,07 MPa.
Mẫu thử được giữ trong bình ở nhiệt độ 70°C ± 1°C trong 96 h. Ngay sau đó chúng đượctháo khỏi bình và để tại nhiệt độ trong phòng, tránh tia nắng mặt trời trực tiếp trong ít nhất là 16 h.
Sau thử nghiệm này, mẫu được kiểm tra và phải không có vết nứt nhìn thấy được bằng mắt thường.
Chú thích
2)Trong trường hợp có nghi ngờ đối với vật liệu không phải là cao su, có thểphải thực hiện cácthửnghiệm khác.
3)Sử dụng bình oxy có ít nhiều nguy hiểm trừkhi sử dụng cẩn thận. Cần đềphòngtránh rủi ro bị nổ do ôxy hóađột ngột.
Chú thích - Trong trường hợp cónghi ngờ tiến hành thử nghiệm sau để xác định xem vật liệu gốm có được thiêu kết chặt không.
Miếng vật liệu gốmđượcđập ra thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó ngâm trong dung dịch chứa 1 gfuchsin ứng với 100 g cồn mêthyl hóa. Dung dịch được giữ ởáp suấtkhôngdưới15 MPa (150 bar) trong thời gian sao cho tích của thời gian thử nghiệm tính bằng giờ với áp suất tính bằng MPa không nhỏ hơn 180.
Lấy các mảnh ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô và đập ra thành mảnh nhỏ hơn.
Xem xét bềmặt mới đập vỡ. Không được có bấtcứ vết chất mầu nào.
22.33.Chất lỏng dẫn điện chạm tới được hoặc có lúc có thể chạm tới được trong sử dụng bình thường phải không được tiếp xúc trực tiếp với phần mang điện.
Đối với kết cấu cấp II, chất lỏng dẫn điện chạm tới được hoặc có lúc có thểchạm tới được phải không được tiếp xúc trực tiếp với cách điện chính hoặc cách điện tăng cường.
Đối với kết cấu cấp II, chất lỏng dẫn điện tiếp xúc với những phần có điện phải không được tiếp xúc trực tiếp với cách điện tăng cường.
Chú thích - Chất lỏng tiếp xúc với những phần kim loại khôngđượcnối đất thìđược coi là chạm tới được.
Kiểm tra sự phùhợp bằng cách xem xét.
22.34.Trục của núm, tay cầm, cần gạt dùng để thao tác và các bộphận tương tự phải không được mang điện trừkhi trục đó không có khả năng chạm tới được khi bộ phận đó được tháo ra.
Kiểm tra sự phùhợp bằng cách xem xét và bằng cách dùng que thử như qui định trong 8.1 sau khi tháo rời bộ phận đó, thậm chí khi phải cần đến dụng cụ.
22.35.Đối với các kết cấu khác với kết cấu cấp III, tay cầm, cần gạt và các númđược nắm giữ hoặc tác động trongsử dụngbình thường phải không được mang điện trong trường hợphỏng cách điện. Nếu tay cầm, cần gạt hoặc númlà bằng kim loại, và nếu trục hoặc bộ phận cốđịnh chúng có khả năng mang điện trong trường hợp hỏng cách điện thìchúng phảiđượcbọc thích hợp bằng vật liệu cách điện hoặc các bộ phận chạm tới được của chúng phải được cách ly với trục hoặc bộ phận cố định chúng bằng cách điện phụ.
Chú thích - Vật liệu cách điệnđượccoi là thích hợp nếu nó phù hợp với thử nghiệm 6.3,bảng 5. điểm 4.
Đối với thiết bị đặt tĩnh tại, yêu cầu này không áp dụng đối với tay cầm, cần gạt và núm không phải là của các linh kiện điện với điều kiện hoặc là chúng được nối một cách tin cậy với đầu nối đất hoặc tiếp điểm nối đất hoặc là được cách ly với những phần mang điện bằng kim loại nối đất.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và nếu cần, bằng thử nghiệm thích hợp.
22.36.Đối với các thiết bị không phải là thiết bị cấp III, những tay cầm được giữ liên tục trong tay khi sử dụng bình thường phải có kết cấu sao cho khi nắm vào như trong sử dụng bình thường, tay của người thao tác khó có thể chạm tới các bộ phận kim loại, trừ khi chúng được cách ly với các phần mang điện bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cứờng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.37.Đối với thiết bị cấp II, tụ điện phải khôngđượcnối tới những phần kim loại chạm tới được, và vỏ bọc của chúng, nếu bằng kim loại, thì phải được cách ly với phần kim loại chạm tớiđượcbằng cách điện phụ.
Yêu cầu này không áp dụng đối với các tụ điện phù hợp với những yêucầuđối với điện kháng bảo vệ được qui định trong 22.42.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm thích hợp.
22.38.Không được nối tụ điện giữa các tiếp điểm của thiết bị ngắt theo nguyên lý nhiệt.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.39.Đui đèn chỉ được dùng cho việc nối điện bóng đèn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.40.Những thiết bị truyền động bằng động cơ điện và những thiết bị hỗn hợp được thiết kế để dịch chuyển trong khi vận hành phải có công tắc điéu khiển động cơ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.41.Công tắc thủy ngân phải được lắp sao cho bầu thủy ngân không được rơi ra khỏi vị trí hoặc bị phương tiện kẹp làm nứt vỡ và chúng phải được bốtrí sao cho nếu không may bầu thủy ngân bị vỡ, thủy ngân lỏng hoặc hơi thủy ngân không thể vương vãi hoặc bay ra làm ô nhiễm xung quanh.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
22.42.Điện kháng bảo vệ phải gồm ít nhất hai thành phần riêng biệt có điện kháng ít có khả năng thay đổi đáng kể trong suốt tuổi thọ của thiết bị. Nếu bất kỳ một trong hai thành phần bị ngắn mạch hoặc hở mạch thì các giá trịđượcqui định trong 8.1.4 phải không được vượtquá.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.
Chú thích - Các điện trở phù hợp với 14.1 và tụđiện phù hợp với 14.2 của IEC 65 được coi là những linh kiện thích hợp.
22.43.Thiết bị có thể điều chỉnh được vềnhững điện áp khác nhau phải có kết cấu sao cho việc thay đổi ngẫu nhiên vị trí đặt là không thể xảy ra được.
Kiểm tra sự phù hợp với thử nghiệm bằng tay.
23. Dây dẫn bên trong
23.1.Đường đi dây phải nhẵn và không có gờsắc.
Dây dẫn phải được bảo vệ sao cho chúng không chạm tới gờ ráp cánh tản nhiệt và các gờ tương tự có thể gây hỏng cách điện của chúng.
Lỗ qua các phần bằng kim loại có dây cách điện đi qua phải nhẵn, đủ lượn tròn hoặc có đặt ống lót.
Dây phải được ngăn ngừa có hiệu quả, không tiếp xúc với các bộ phận chuyển động.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
23.2.Hạtcườm và những vật cách điện bằng gốm tương tự trên dây dẫn mang điện phải được cố định hoặc được đỡ sao cho chúng không thểthay đổi vị trí; chúng không được tìvào gờsắc hoặc góc sắc. Nếu các hạt cườm nằm bên trong ống mềm kim loại thì chúng phải được đặt bên trongống cách điện,trừ khi ống kim loại không thểxê dịch trong sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
23.3.Các bộ phận khác nhau của thiết bị có thểxê dịch tương đối với nhau trong sử dụng bình thường hoặc trong quá trình bảo dưỡngcủa ngườisử dụng thì phải không gâyứngsuất quá mức đến các mối nối điện và dây dẫn bên trong, kể cả những phần trong mạch nối đất liên tục.Ống mềm kim loại phải không được gây hư hại phần cách điện của dâydẫn ở bên trong.
Không được sử dụng lò so xoắn hở để bảo vệ ruột dẫn. Nếu lò so xoắn có các vòng quấn sát nhau được dùng cho mục đích bảo vệ thì phải có lớp lót cách điệnthích hợp đểbổsung cho cách điện của dây dẫn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau.
Nếu sự uốn cong xảy ra trongsử dụngbình thường thì thiết bị được đặtởvị trí sử dụng bình thường và được cấp điện áp danh định khi hoạt động bình thường.
Bộ phận di chuyển được được đưa đi đưa vềsao cho dây dẫn được uốn góc lớn nhất mà kết cấu cho phép.Số lầnuốn của những dây dẫn được uốn trong sử dụng bình thường là 10 000 và tốc độuốn là 30 lần/min. Đối với ruột dẫn được uốn trong quátrình ngườisử dụngbảo dưỡng thìsố lần là 100 với cùngtốc độ uốn.
Sau thử nghiệm này, thiết bị phải không có sự hư hỏng nào theo nghĩa của tiêu chuẩn này và không có hư hỏng ảnh hưởng đến việcsử dụng sau này. Đặc biệt, dây dẫn và các mối nối của nó phải chịu đượcthử nghiệm độ bền điện ở 16.3, tuy nhiên, điện áp thử nghiệm được giảm xuống còn 1 000 V và chỉđược đặtgiữa những phần mang điện và các phấn kim loại khác.
Chú thích
1)Uốn cong làmột động tác hoặc đưa đi hoặc đưa về.
2)Vỏbọc của dây dẫn mềm phù hợp với IEC 227hoặcIEC 245đượccoi là một lớp lót cách điện thích hợp.
23.4.Dây dẫn trần bên trong phải cứng vững và được cố định sao cho trong sử dụng bình thường, chiều dài đường rò và khe hở khôngthể giảm xuống nhỏ hơn các giá trị qui định trong 29.1.
Kiểm tra sự phù hợp trong quá trình thử nghiệm của 29.1.
23.5.Cách điện của dây dẫn bên trong phải chịuđược ứng suất điện có khả năng xuất hiện trongsử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp như sau:
Cách điện phải tương đương về mặt điện với cách điện, của dây nguồn phù hợp IEC 227 hoặc IEC 245 hoặcphù hợp với thử nghiệm độ bền điện sau:
Điện áp thử nghiệm 2 000 V được đặt trong 15 min giữa ruột dẫn và lákim loạibọcxung quanhcáchđiện.Không được xảy ra đánh thủng cách điện.
Chú thích
1)Nếu cách điện của dây dẫn không đápứng một trong cácđiều kiệnnày thì dâydẫn được coi như là dâytrần.
2)Thử nghiệm này chỉ áp dụng chodây phải chịu điện áp nguồn.
23.6.Khiống bọc ngoài được dùng như là cách điện phụ của dây dẫn bên trong, nó phảiđượcgiữ ở đúng vị trí một cáchchắc chắn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
Chú thích - ống bọc ngoài coi như được cố định một cách chắc chắn nếu như,chỉ có thểtháo bỏbằng cáchpháhoặccắt hoặc nếu như nó được kẹp ở cả hai đầu.
23.7.Dây dẫn được đánh dấu bằng màu xanh kết hợp với màu vàng, chỉđược dùng làm dây dẫn nối đất.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
23.8.Không được dùng dây nhôm làm dây dẫn bên trong.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích - Cuộn dây của động cơ điệnkhông được coi là dây dẫnbên trong.
23.9.Dây dẫn nhiều sợi không được gắn chặt bằng cách hàn chì- thiếc ở những chỗ chúng phải chịu lực ép tiếp xúc,trừ khi phương tiện kẹp được kết cấu sao cho không cỏ rủi ro tiếp xúc kém do chảy nguội mối hàn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích
1) Yêu cầunày có thểđáp ứngbằng cách dùng đầu nối lò so. Chỉ riêng cốđịnh vít kẹp không được coi là đủđểkẹp chặt.
2)Được phép hàn đầu của dây dẫn nhiều sợi.
24. Các phụ kiện bổ trợ
24.1.Các phụ kiện bổ trợ phải phù hợp với yêu cầuan toàn được qui định trong các tiêu chuẩn IEC trongphạm vi áp dụng hợp lý.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm từ 24.1.1 đến 24.1.5.
Chú thích - Việc phù hợp với các tiêu chuẩn IEC đối với phụ kiện bổ trợtươngứng chưa hẳn đãđảm bảo phùhợp với cácyêu cầucủa tiêu chuẩn này.
24.1.1.Các tụ điện cố định để triệt nhiễu radio phải phù hợp với IEC 384-14.
Đui đèn nhỏ tương tự như đui đèn E10 phải phù hợp với các yêu cầu đối với đui đèn E10; chúng không buộc phải lắp vừa với đầu đèn E10 phù hợp với tiêu chuẩn 7004-22 hiện hành của IEC 61-1.
Máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn phải phù hợp với IEC 742.
Các bộ nối thiết bị dùng cho các thiết bị IPXO phải phù hợp với IEC 320. Các bộ nối thiết bị khác phải phù hợp với IEC 309.
Các bộ khống chế tự động phải phù hợp với IEC 328 trừ khi chúng được thử nghiệm cùng với thiết bị.
24.1.2.Những bộ khống chế tự động chưa được thử nghiệm riêng biệt và chưa nhận thấy phù hợp với IEC 730 thì phảiđượcthử nghiệm theo tiêu chuẩn này và theo các điểm 11.3.5 đến 11.3.8 và điều 17 của IEC 730 như những bộ điều chỉnh kiểu 1.
Các thử nghiệm theo IEC 730 được thực hiện ở điều kiện xảy ra trong thiết bị.
Đối với các thử nghiệm ở điều 17 của IEC 730, sốchu kỳ tác động là:
-bộ ổn nhiệt10 000
-bộ hạn chế nhiệt độ 1 000
-thiết bị cắt theo nguyên lýnhiệt tự phục hồi300
-thiết bị cắt theo nguyên lýnhiệt không tự phụchồi30
Chú thích
1)Các thử nghiệm ởcác điều 12.13 và 14 không đượcthực hiệntruớc khi thực hiện thử nghiệm ở điều 17 của IEC 730.
2)Thử nghiệmởđiều 17 của IEC 730 khôngđượcthực hiện trên những bộ khống chế tự động tác động trong khi thử nghiệm ở điều 11 nếu thiết bị đápứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này khi chúng được ngắn mạch.
3)Bộ khống chế tự động có thểđượcthử nghiệm riêng biệt đối vớithiết bị.
24.1.3.Các công tắc chưa được thử nghiệm riêng biệt và chưa nhận thấy phù hợp với IEC 328và cáccôngtắcphù hợp với IEC 328 nhưngsử dụng không phù hợp với nhẫn của chúng thì đượcthử nghiệmtheocácđiềukiện xảy ra bên trong thiết bị.
Dòng điện và hệ số công suất tươngứng được đo khi đóng mạch và trong khi thiết bị hoạt động bình thường.
Công tắc có thể thử riêng biệt theo IEC 328 với 10 000 chu trình thaotác. Dòng điện khi đóng mạch và hệ số công suất tương ứng được sử dụng cho thử nghiệm khả năng cắt qui địnhởđiều 15 của IEC 328. Dòng điện và hệ số công suất tương ứng đo được khi hoạt động bình thường thì được sử dụngchothửnghiệmhoạtđộngbình thường được qui địnhởđiều 16 của IEC 328.
Các công tắc dùng đểthao tác trongđiều kiệnkhông tải và chỉ có thể thao tác với sự hỗtrợ của dụng cụ thìkhông phải chịu thử nghiệmởcácđiều15 và 16 của IEC 328. Điều này cũng áp dụng cho những công tắc thao tác bằng tay có khóa liên động để khôngthể thao tác được khi cótải, còn cáccôngtáckhôngcó khóa liênđộng thì phải chịu thử nghiệm của điều 16 với 100 chu trình thao tác.
Chú thích — Các thử nghiệm ởđiều16 của IEC 328 không phải thực hiện đối với công tắc nếu thiết bịđáp ứngcác yêu cầucủa tiêu chuẩn này khi công tắcđược ngắn mạch.
24.1.4.Nếu các phụ kiện bổ trợ có ghi các đặc tính tác động của chúng thì những điều kiện sử dụng trong thiết bị phải phù hợp với những đặc tính được ghi đó, nếu không có qui định nào khác.
Chú thích - Đối với thiết bị khống chếtự động,thuậtngữ "ghi"bao gồmcả các tài liệu dưới dạngvăn bảnvànhững công bốnhư đãqui địnhởđiều 7 của IEC 730.
Việc thử nghiệm các phụ kiện bổ trợ yêu cầu phải phù hợp với các tiêu chuẩn khác, nói chung,đượcthực hiện riêng biệt, theo tiêu chuẩn tương ứng.
Nếu phụ kiện bổtrợđượcsử dụng trong phạm vi các đặc tính được ghi thì nó đượcthửnghiệmtheo cácđiềukiện xảy ra bên trong thiết bị, sốlượng mẫu theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng.
Khi không có tiêu chuẩn IEC cho phụ kiện bổ trợtương ứng,khi phụ kiện bổ trợ không có ghi đặc tính kỹ thuật hoặc không đượcsử dụng phù hợp với đặc tính được ghi của nó thì nó đượcthửnghiệmtrongđiềukiệnnhưtrong thiết bị. Số lượng mẫu nói chung được yêu cầu trong qui định kỹ thuật.
Các phụ kiện bổtrợ không nêu trong bảng 3 được thử nghiệm như làmột bộ phậncủathiết bị.Kýhiệu cóchữT của chúng, nếu có, cần được xét đến.
24.1.5.Đối với các tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn dây của động cơ, phải xác minh rằng khi thiết bị được cung cấp điện áp bằng 1,1 lần điện áp danh định và tải nhỏ nhất thì điện áp trên tụ điện không vượt quá 1,1 lần điện áp danh định của tụ điện.
Chú thích - Các tụ điện trên các cuộn dây phụcủa động cơ phảiđượcghi nhãn vớiđiện áp danh định và điện dung danh định.
24.2.Thiết bị không được có
-công tắc hoặc bộ khống chếtự động lắp trên dây dẫn mềm;
-các khí cụ làm tác động các khí cụ bảo vệ lắp trên hệ thống dây cố địnhtrongtrườnghợpcó sự cốtrong thiết bị;
-các thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt có thể phục hồi bằng biện pháp hàn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
24.3.Các cầu dao nhằm đảm bảo cắt mạchởtất cả các cực của thiết bị đặt tĩnh tại, như yêu cầu ở 22.2 phải được nối trực tiếp đến đầu cực của nguồn và phải có khe hởcách ly ít nhất là 3 mm trên tất cả các cực.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và đo.
24.4.Phích cắm và ổ cắm được dùng làm chi tiết đầu nối cho các phần tử đốt nóng và phích cắm và ổ cắm cho mạch có điện áp cực thấp phải không lắp lẫn được với phích cắm và ổ cắm được liệt kê trong IEC 83 hoặc với các bộ nối và các ổ đầu vào thiết bị phù hợp với các tiêu chuẩn của IEC 320.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
24.5.Phích cắm, ổ cắm và các khí cụ nối khác của các dây nối liên kết phảikhông lắp lẫn được với phích cắmvà ổ cắm được liệt kêtrong IEC 83 hoặc với cácbộ nối và các ổ đầu vào thiết bị phù hợpvớicác tiêu chuẩncủa IEC 320 nếu việc cung cấp trực tiếp cho các bộ phận đó từ nguồn điện lướicó thể gây nguy hiểm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử bằng tay.
24.6. Những động cơ được nối vào nguồn điện lưới và có cách điện chính màkhông phùhợp vớiđiện ápdanhđịnh của thiết bị thì phải phù hợp với các yêu cầu ở phụ lục F.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệmởphụlục F.
25. Đấu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
25.1.Các thiết bị, không phải là những thiết bị dùng để nối thườngxuyên với hệthống dâycố định, phảicómột trong những phương tiện sau đây để nối vào nguồn điện:
-dây nguồn được lắp ráp với phích cắm;
-ổ đầu vào thiết bị ít nhất có cùng cấp bảovệ chống ẩm như yêu cầucủa thiết bị;
-các chân cắm dùng để cắm vào ổ cắm.
Kiểm tra sự phú hợp bằng cách xem xét.
25.2.Các thiết bị, không phải là thiết bị đặt tĩnh tại dùng nhiềunguồn điện phải không được có nhiều hơn mộtphương tiện nối nguồn. Thiết bị đặt tĩnh tại dùng nhiều nguồn điện có thể cónhiều phươngtiệnnối nguồnmiễnlà các mạch tương ứng được cách điện với nhau một cách đầy đủ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm sau đây.
Một điện áp bằng 1 250 V có dạng vềcơ bản là hình sin và có tần số 50 Hzhoặc 60 Hz được đặtvàotrong 1 min giữa các phương tiện nối nguồn, mỗicông tắc được đặt ở vị trí bấtlợi nhất.
Trong khi thử nghiệm không được xẩy ra hỏng hóc.
Chú thích
1)Nhiều nguồn đo yêu cầu, vídụ,đượccung cấp ban ngày và ban đêm với biểu giá khác nhau.
2)Thử nghiệm này cóthể kết hợp vớithửnghiệmở16.3.
25.3.Các thiết bị dự định nối lâu dài vào hệ thống dây cố định phải cho phép nối với dây dẫn nguồn sau khi đã cốđịnh thiết bị vào giá lắp và phải có một trong những phương tiện để nối vào nguồn sau đây:
-một bộ đầu nối cho phép nối cáp của hệ thống dây cốđịnh có mặt cắt danh định như qui địnhở26.3;
-một bộ đầu nối cho phép nối với dây dẫn mềm;
Chú thích 1 - Trongtrường hợpnày cho phép nối dây nguồntrướckhi thiết bị được cố định vào giá lắp. Thiết bị có thể có dây dẫn mềm.
-một bộ dây nguồn được bốtrí trong một khoang thích hợp, hoặc
-một bộ đầu nối và lối vào cáp, lối vào ống lồng, lỗ đột hoặc vòng bít cho phép nối với các loại cáp vàống lồng thích hợp.
Chú thích 2 - Nếu một thiết bị lắp cố định được kết cấu sao cho một số bộ phận có thể tháo rời nhằm dễ dàng cho việc lắpđặtthìyêu cầu này được xem như đáp ứng nếu có thể nối dây dẫn nguồn mà không cókhó khăn gìsau khi đãlắp một bộ phận của thiết bị vào giá lắp. Trong trường hợp này các bộ phận tháo rờiđượcphải có kết cấu đểcó thểlắp lại môt cách dễ dàng vào bộ phận đãđược cố định vào vị trímà không gây sự lắp ráp sai hoặc làm hư hại dây dẫn và không tạo raứng suất lên dây dẫn cóthể làm hư hại các đầu nối hoặc cách điện của dâydẫn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và nếu cần bằng cách lắp các đấu nối thích hợp.
25.4.Đối với thiết bị có dòng điện danh định không quá 16 A, cáp vàống lồng phải phù hợp với cáp và ống lồng có đường kính bao lớn nhất cho trong bảng 8.
Bảng 8 - Đường kính của cáp vàống lồng
Sốlượngruộtdẫn kể cả dây nối đất | Đường kính bao lớn nhất mm | |
Cáp | Ống lồng1) | |
2 | 13,0 | 16,0 (23,0) |
3 | 14,0 | 16,0 (23,0) |
4 | 14,5 | 20,0 (23,0) |
5 | 15,5 | 20,0 (29,0) |
1)Trị số trong ngoặc được áp dụngởMỹ và Canađa. |
Lỗvào ống lồng, lỗ vào cáp và lỗđột phải có kết cấu và được bốtrí sao cho đưa ống lồng hoặc cáp vào không làm ảnh hưởng đến mức bảo vệ chống điện giật hoặc làm giảm chiều dài đường rò và khe hởđến mức thấp hơn giá trị qui địnhở29.1.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và đo.
25.5.Dây nguồn phải được lắp ráp cùng thiết bị bằng một trong các phương pháp sau đây:
-kiểu nối X;
-kiểu nối Y;
-kiểu nốiZ, nếu cho phépởphần 2.
Kiểu nối X, trừ các kiểu có dây dẫn được chế tạo đặc biệt, không được sử dụng cho dây đôi lá dẹt.
Kiểmtra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.6.Phích cắm chỉ được lắp ráp với một dây dẫn mềm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.7.Dây nguồn không được nhẹ hơn:
-dây bện (mã hiệu 245 IEC 51);
-dây có vỏbọc cao su dai thông thường(mã hiệu 245 IEC 53);
-dây đôi lá dẹt (mã hiệu 227 IEC 41).;
-dây có vỏ bọc nhựa PVC nhẹ (mã hiệu 227 IEC 52), đối với thiết bị có khối lượng không quá 3 kg;
-dây có vỏ bọc nhựa PVC thông thường (mã hiệu 227IEC 53), đối với thiết bị có khốilượnglớn hơn 3 kg.
Chú thích 1 - Dây bện và dây đôi lá dẹt chỉsử dụng nếu cho phép ở phần 2.
Dây có cách điện bằng nhựa PVC không được sử dụng đối với thiết bị có độ tăng nhiệt của các bộ phận bằng kim loạiởbên ngoài lớn hơn 75°C khi thử nghiệm theo điều 11. Tuy nhiên chúng có thể sử dụng nếu:
-thiết bị có kết cấu sao cho dây nguồn khó có thể chạm tới các bộ phận kim loại như nêu ở trên trong sử dụng bình thường;
-dây dẫn nguồn dành riêng cho loại nhiệt độ cao hơn. Trong trường hợp này, kiểu nối Y hoặcZphải được sử dụng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và đo.
Chú thích 2 – Sốthấp hơn trong mãhiệu trong IEC 227hoặc IEC 245 có nghĩa là loại nhẹ hơn.
25.8.Ruột dẫn điện của dây nguồn phải có mặt cắt danh định không nhỏhơn giá trị trong bảng 9.
Bảng 9 - Mặt cắt nhỏnhất của ruột dẫn điện
Dòng điện danh định của thiết bị A | Mặt Cắt danh định mm2 | |||
|
| ≤ | 0,2 | dâylá mỏng1) |
> 0,2 | và | ≤ | 3 | 0,51) |
> 3 | và | ≤ | 6 | 0,75 |
> 6 | và | ≤ | 10 | 1 |
> 10 | và | ≤ | 16 | 1,5 |
> 16 | và | ≤ | 25 | 2,5 |
> 25 | và | ≤ | 32 | 4 |
> 32 | và | ≤ | 40 | 6 |
> 40 |
| ≤ | 63 | 10 |
1) Các dây dẫn này chỉsử dụng nếu chiều dài của chúng không quá 2 m tính từ điểmdây dẫn hoặc điểm chặn dây dẫn vào thiết bị đến điểm nối vào phích cắm. |
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo.
25.9Dây nguồn không được chạm đến các điểm, các mép sắc nhọn của thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.10Dây nguồn của thiết bị cấp I phải có mộtdây màu xanh/vàng được nối tới đầu nối đấtcủa thiết bịvà tớicực nối đất của phích cắm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.11.Ruột dẫn điện của dây nguồn không được giữ cố định bằng cách hàn chì-thiếc ở nhữngnơi chịu áplực tiếp xúc trừ các phương tiện kẹp được kết cấu để không có nguy cơ tiếp xúckém dodòngchảynguộicủa mối hàn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích
1)Các yêu cầu này có thể đạtđượcbằng cách sử dụng các đầu nối kiểu đàn hồi. Chỉkhóa chặt các vít kẹp thìkhôngđượcxem là đảm bảo.
2)Được phép hàn phần đầu của các ruộtdẫn bện nhiều sợi.
25.12.Cách điện củadây nguồn không được hư hại khi đúc vỏ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.13.Miệng của các lỗra vào phải cóống lót hoặc có kết cấu để không làm hư hại vỏ bọccủadây nguồn khiluồn dây dẫn đi qua.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét vàthửnghiệm bằng tay.
25.13.1.Ống lótởlỗ ra vào phải
- đượctạo hình đểtránh làm hư hỏng dây nguồn;
-lànhững bộphận không tháo rời.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
25.13.2Ở miệng lỗ vào,cách điện giữa ruột dẫn của dây nguồn và vỏ thiết bị phải gồm cách điện của một dẫn và được bổ sung thêm:
-đối với thiết bị cấp 0, ít nhất một lớp cách điện riêngbiệt;
-đối với các thiết bị khác, ít nhất hai lớp cách điện riêng biệt.
Chỉyêu cầu một lớp cách điện riêng biệt nếuvỏ thiết bịởchỗ miệng lỗvào bằng vật liệu cách điện.
Cách điện riêng biệt phải gồm:
-vỏbọc của dây nguồn, ít nhất làtương đương với vỏbọc dây dẫn phù hợp với IEC 227 hoặc IEC 245. hoặc
-lớp lóthoặc ống lót bằng vât liệu cách điện phù hợpvới yêu cầu của 29.2 đối với cách điện phụ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.14.Thiết bịcó dây nguồn chuyển động trong quá trình làm việc phải được kết cấu để dây dẫn được bảo vệ đầy đủtránh sự bẻ gập quá mứcởchỗ dây dẫn đi vào thiết bị.
Chú thích 1 – Điều này không áp dụng đối với thiết bịcó tự độngquấn dâydẫn,đượcthử nghiệm 22.16 thaythế.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau. Thử nghiệm nàyđượctiến hành trên máy thử có thanh lắc chỉra trên hình 11.
Phần của thiết bị bao gồm lỗ vào dây,bảo vệ dây,nếu có, và dây nguồn được cố định lên thanh lắc sao cho khi thanh lắcởvị trí giữa của hành trình lắc thìtrục của dâyởchỗdây đi vào bộ phận bảo vệ dây hoặc lỗ vào phảiởvị trí thẳng đứng và đi qua trục lắc. Trục chính của mặt cắt dây dẫn dẹt phải song song với trục lắc.
Dây dẫn chịu tải trọng với lực đặt vào là:
-10 N đối với dây có mặt cắtdanh định lớn hơn 0,75 mm2;
-5 N đối với các dây dẫn khác.
Khoảng cách A như chỉra trên hình, giữa trục lắc và điểm mà dây dẫn hoặc bộ phận bảo vệ dây đi vào trong thiết bị đượcđiều chỉnh sao cho khi thanh lắc di chuyển trong suốtphạm vi của nó thì sự dịch chuyển theochiều ngangcủadâydẫnvàvật nặng lànhỏ nhất.
Thanh lắc được cho chuyển động một góc 900(450về mỗi phía so với đường thẳng đứng) số lần bẻ gập đối với kiểu nối Z là 20 000 lần và với kiểu nối khác là 10 000 lần, tốc độ bẻ gập là 60 lần/min.
Chúthích 2 – Một lần bẻgập là mộtlần dịch chuyển 90°.
Dây dẫn vàcácbộphận liên kếtđượcxoay đi một góc 90° sau một nửa sốlần bẻ gập, trừdây dẫn kiểu dẹt. Trongquá trình thử nghiệm, ruột dẫn phải chịu dòng điện danh định của thiết bịởđiện áp danh định.
Chú thích 3 - Không cho dòng diện chạy qua ruột dẫn nối đất.
Thử nghiệm không được gây ra:
-ngắn mạch giữa các ruột dẫn;
-đứt quá 10% số sợi bện của bất kỳ ruột dẫn nào;
-ruột dẫn tuột ra khỏi đầu nối của nó;
-làm lỏng bất kỳ bộ phận bảo vệ dây nào;
-hư hại, theo nghĩa của tiêu chuẩn này, đối với dây dẫn và bộ phận bảo vệ dây dẫn:
-sợi bị đứt xuyên qua cách điện và chạm tớiđược.
Chú thích
4)Ruột dẫn bao gồm cả ruột dẫn nối đất.
5)Ngắn mạch giữa các ruột dẫn của dây dẫnđượccoi là xảy ra nếu dòngđiện lớnhơn hai lần dòng điện danh định củathiết bị.
25.15.Thiết bị có dây nguồn phải có chi tiết chặn dây dẫn sao cho ruột dẫn không chịu lực kéo căng, kể cả lực xoắn khi dây dẫn được nối trong phạm vi của thiết bị và sao cho cách điện của ruột dẫn được bảovệ tránh bị mài mòn. Yêu cầu này cũng áp dụng cho các thiết bị được nối liên tục vớilướiđiện cố định bằng dây dẫn mềm.
Không thể đẩy dây dẫn vào trong thiết bị đếnmức dâydẫn hoặc các bộ phận bên trong thiết bị có thểbị hư hại.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, thử nghiệm bằng tay và thử nghiệm sau.
Đánh dấu trên dây dẫn trong lúc nó đang chịu lực kéo như chỉra trên bảng 10,ởkhoảng cách khoảng 2 cm tính từ điểm chặn dày hoặc một điểm thích hợp khác.
Sau đó dây dẫnđượckéo 25 lầnvới cùng lực kéo. Lực kéo được đặttheohướngbất lợi nhất nhưngkhông đượcgiật,mỗi lầntrong thời gian 1 s.
Dây dẫn,trừ loại được quấn tự động, ngay sau đó phải chịu một mômen xoắn được đặt càng gần thiết bị càng tốt. Mômen lực qui định trong bảng 10 được đặt vào dây dẫn trong thời gian 1 min.
Bảng 1.0 - Lực kéo và mômen xoắn
Khối lượng của thiết bị | Lực kéo | Mômen xoắn |
kg | N | Nm |
≤1 | 30 | 0,1 |
>1 và≤4 | 60 | 0,25 |
>4 | 100 | 0,35 |
Trong quá trình các thử nghiệm, dây dẫn không được hư hại.
Sau các thử nghiệm, dây dẫn không được dịch chuyển theo chiều dọc quá 2 mm và ruột dẫn không được trượt đi một đoạn quá 1 mmởcác đầu nối. Không được có sự kéo căng thấy rõ đượcởchỗ nối và khe hởkhông khí và chiều dài đường rò khôngđượcgiảm thấp hơn giá trị qui định ở 29.1.
Chú thích –Độ dịchchuyển của dấu trên dây dẫn so với điểm chặn dây hoặcmộtđiểm thích hợp khácđược đo trong khi dây dẫn chịu lực kéo.
25.16.Chặn dây đối với mối nối kiểu X phải có kết cấu và bốtrí sao cho:
-có thể dễ dàng thay thế dây dẫn;
-cách giảm bớt sức căng và ngăn ngừa xoắn dây phải rõ ràng, dễ hiểu;
-thích hợp với các loại dây dẫn khác nhau có thể được nối vào trừ loại dâyđược chế tạo đặcbiệt;
-dây dẫn khôngđượcchạm tới các ốc vít kẹp của cái chặn dây nếu cácốc vít này là bộ phận có thể chạm tới được,trừ khi chúng được cách ly với các bộ phận kim loại có thể chạm tớiđượcbằng cách điện phụ;
-dây dẫn không được kẹp bằngốc vít kim loại đè trực tiếp lên dây dẫn;
-ít nhất một phần của cái chặn dây dẫnđược cố định chắc chắn vào thiếtbị, trừ khi nólà bộphận củadây dẫn được chế tạo đặc biệt;
-ốc vít buộc phải nhả khi thay thế dây dẫn thì không được cố định bất kỳ chi tiết nào khác. Tuy nhiên, điều này không áp dụng nếu:
·không có ốc vít hoặc có những bộ phận không được định vị đúng thì thiết bị trởnên không hoạt động được hoặc rõ ràng là không hoàn chỉnh;
·những bộphận theo thiết kế được kẹp chặt bằng các ốc vít đó thì không thể tháo ra được nếu khôngdùng đến dụng cụ khi thay thế dây dẫn.
-dù không dẫn quađườngchữ chi thì vẫn chịu được thử nghiệm 25.15;
- đối vớicác thiết bị cấp0,cấp0I và cấp I,chúng phải làm bằngvật liệu cáchđiện hoặcđượclót cách điện, trừ khi cho dù cách điện của dây dẫn bị hư hại thì các bộ phận bằng kim loại có thể chạm tới khôngphảivì thế mà mangđiện;
-đối với thiết bị cấp II,chúng phảilàm bằng vật liệu cách điện hoặc nếu làm bằng kim loại thì chúngphảiđượccách điện với các bộ phận kim loại có thể chạm tới bảngcách điện phụ.
Chú thích
1)Nếu cái chặn dây đối với kiểu nối X bao gồm một hoặc nhiềumá kẹpnhận lựcép từcác đaiốc bắtren vớivít cấy đượcghép chắc chắn vào thiết bị, thì cái chặn dâyđượcxem như có một bộ phậnđược cốđịnhchắc chắn vàothiết bịchodùmákẹp có thể tháo rời khỏi vít cấy.
2)Nếu lực ép lên các má kẹpđược tạo ra nhờmộthoặc nhiềuvít bắt ren với các đai ốc riêngbiệt hoặc phầncó renliền với thiết bị,cái chặn dâyvẫn khôngđược coi là có một bộ phận cố định chắc chắn với thiết bị.Điều nàykhôngáp dụng nếu một trongcác má kẹpđược cố địnhvào thiết bị hoặc bềmặt của thiết bị bằng vật liệu cáchđiện và được tạohình đểbềmặt này hiển nhiên là một má kẹp.
3)Ví dụ vềnhữngkết cấu chấp nhận được và không chấp nhận được đối với cái chặn dâyđượccho trên hình 13.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệmở25.15 trong các điều kiện sau.
Thử nghiệm được thực hiện với loại dây nhẹ nhất cho phép có mặt cắt nhỏ nhất qui địnhởbảng 11 và sau đó tiến hành với loại dây liền đó nặng hơn có mặt cắt lớn nhất qui định. Tuy nhiên, nếu thiết bị được lắp ráp với dây dẫn được chế tạo đặc biệt thì thử nghiệmđượcthực hiện với dây dẫn này.
Các ruột dẫn được đặt vào trong các đầu nối và tất cả các vít đầu nốiđượcxiết đủ chặt để ngăn ngừa ruột dẫn điện di chuyển khỏi vị trí của chúng. Các vít kẹp của cái chặn dây dẫn được xiết chặt với mômen bảng 2/3 giá trị qui định trong 28.1.
Vít bằng vật liệu cách điện ép trực tiếp lên dây dẫn được xiết chặt với mômen lực bằng 2/3 giá trị qui định ở cột1bảng 12, chiều dài rãnh trên mũ vít được lấy bằngđườngkính danh định của vít.
25.17.Đối với kiểu nối Y vàZ, các chi tiết chặn dây dẫn phải đúng yêu cầu.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm 25.15.
Chú thích - Thử nghiệm được tiến hành trên dây dẫnđi cùngvới thiết bị.
25.18.Các chi tiết chặn dây dẫn phải bố trí sao cho chỉ có thể tiếp cậnđượckhi dùng đến dụng cụ hoặc có kết cấu sao cho chỉ có thể lắpđượcdây dẫn khi có sử dụng đến dụng cụ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.19.Đối với kiểu nối X không được sử dụng các nắp bịt làm cái chặn dây dẫn trong các thiết bị di động. Không được phép thắt nút dây dẫn hoặc buộc chặt dây dẫn bằng dây ngoài.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
25.20.Ruột dẫn được cách điện của dây dẫn nguồn kiểu nối Y vàZphảiđượccách điện bổ sung với các bộ phận bằng kim loại có thể chạm tới được bằng cách điện chính đối với thiết bị cấp 0, cấp0I và cấp I và bằng cách điện phụ đối với thiết bịcấp II. Cáchđiện này có thể cóđượcnhờ vỏ bọc của dây dẫn nguồn hoặc các phương tiện khác.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm có liên quan.
25.21.Khoảng trống để nối dây cáp nguồn đối với việc lắp đặt cố định hoặc để nối dây nguồn dùng cho kiểu nối X phải có kết cấu:
-cho phép kiểm tra xemdây nguồn có được đặt và nối đúng hay không, trước khi lắp nắp vào;
-sao cho mọi nắp đậy có thể lắp vào mà không có nguy cơ làm hỏng ruột dẫn hoặc cách điện của chúng:
-đối với các thiết bị di động, sao cho đầu ruột dẫn không có cách điện nếu có bị bong khỏi đầu nối thì vẫn không thể tiếp xúc với các bộ phận kim loại có thể chạm tới được, trừ khi đầu dây dẫn là loại khó có thểtuột ra được.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng một thử nghiệm lắp đặt với cáp hoặc dây dẫn mềm có mặt cắt lớn nhất được qui địnhởbảng 11.
Các thiết bị di động phải chịu thử nghiệm bổ sung sau.
Đối với các đầu nối kiểu cọc (trụ) màdây nguồn khôngđượckẹpởkhoảng cách 30 mm hoặc ngắn hơn tính từ đầu nối và đối với các đầu nối kiểu kẹp bằng vít thì lần lượt nới lỏng các vít hoặc đại ốc kẹp. Sau đó đặt một lực2N vào ruột dẫn theohướngbất kỳ ở vị trí gần kềvới đầu nối. Đầu không được cách điện của ruột dẫn khôngđượctiếp xúc với các bộ phận bằng kim loại có thể chạm tới được.
Chú thích
1)Thử nghiệm này không tiến hành trên các thiết bị có các đầu nối kiểu cọc mà dây nguồnđượckẹpởkhoảng cách 30 mm hoặc ngắn hơn tính từ đầu nối.
2)Dây nguồn có thểđượckẹp bằng chi tiết chặn dây.
25.22.Các lỗ cắm của thiết bị phải
-được bố trí hoặc bịt kín sao cho không thể chạm tới được các bộ phận mang điện trong quá trình cắm hoặc rút bộ nối;
-được bố trí sao cho có thể cắm bộ nối vào một cách dễ dàng;
-được bốtrí sao cho sau khi cắm bộ nối thì thiết bị không đè lên bộ nối khi đặt thiếtbịởtất cảcácvị trísử dụng bình thường trên một bềmặt phẳng;
-không phải là lỗ cắm của thiết bị dùng trong các điều kiện lạnh nếu độ tăng nhiệt của một số bộ phận bằng kim loạiởbên ngoài của thiết bị vượt quá 75°C khi thử nghiệm theo điều 11, trừ khi thiết bị là loại mà dây nguồn khó có thể chạm tới các bộ phận kim loại này trong sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích - Các thiết bị có lỗ cắm thiết bị phù hợp với IEC 320đượccoi là phùhợp với yêu cầu thứ nhất.
25.23.Các dây dẫn liênkết phải phù hợp với các yêu cầu đối với dây nguồn,ngoại trừ các điểm sau:
-mặt cắt của ruột dẫn của dây dẫn liên kết được xác định dựa trên dòng điện cựcđạichạytrongruộtdẫn khi thử nghiệm theo điều 11 mà không phải là dòngđiệndanh định của thiết bị:
-chiều dầy cách điện của ruột dẫn có thể giảm nếu điện áp của ruột dẫn nhỏ nơn điện áp danh định.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và nếu cần thìbằng các thử nghiệm nnưthử nghiệmđộ bền điệnở16.3.
25.24.Các dây dẫn liên kết có thể tháo rời được khôngđượccó phương tiện nối làm cho các bộ phận bằng kim loại có thểchạm tới được mang điện khi đầu nối để hởdo tháo một trong các phương tiện nối.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và nếu cần thìdùng que thử cho trên hình 1.
25.25.Các dây dẫn liên kết phải không tháo rời được nếu không sử dụng đến dụng cụ nếu như khitháo ra thì sẽ khiến cho thiết bị không còn đáp ứng với tiêu chuẩn này nữa.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và nếu cần thìbằng các thử nghiệm thích hợp.
26. Đầu nối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài
26.1.1.Thiết bị nối dây kiểu X và thiết bị để nối với hệ thống dây cố định phải có các đầu nối, việc đấu nối được thực hiện bằng vít, đai ốc hoặc bằng phương tiện có tác dụng tương đương. Yêu cầu này không áp dụng với những thiết bị có dây nguồn hoặc có nối dây kiểu X có dãy chế tạo riêng.
Vít hoặc đai ốc không dùng để cốđịnh thành phần bất kỳ nào khác, ngoại trừ chúng có thể kẹp các ruột dẫn trong, nếu các ruột dẫn nàyđượcđặt sao cho chúng khó có thể dịch chuyển khi lắp ráp ruột dẫn nguồn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích
1)Nhữngyêu cầuan toàn đối với những bộ kẹp loại bắt vít vàloại không bắt vít dùng cho các ruộtdẫn điện bằng đồng hiện đang được xem xét. Bộ kẹp loại không bắt vít theo 2.10 của IEC 999 có phần tử tácđộngđượccoi như những thiết bị có hiệu quảtương đương.
2)Nhữngyêu cầu đối với đầunối không bắt vít được cho trang IEC 685-2-1.
26.1.2.Đối với thiết bị nối dây kiểu X, được phép sử dụng các mối hàn thiếc để nối ruột dẫn ngoài, với điều kiện làruộtdẫn được định vị hoặc được cố định sao cho việc giữ ruột dẫn ở đúng vị trí không chỉdựa vào mối hàn thiếc. Tuy nhiên,đượcphép sử dụng riêng mối hàn thiếc nếu có các gân ngăn cách sao cho chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các phần mang điện và các phần kim loại khác không được giảm xuống nhỏhơn 50% các giá trị qui định trong 29.1, nếu ruột dẫn tuột ra khỏi mối hàn thiếc.
Đối với thiết bị nối dây kiểu Y hoặc kiểuZ,đượcphép sử dụng các mối hàn thiếc, hàn điện, kẹp và các mốinối tương tự để nối các ruột dẫn ngoài. Đối với thiết bị cấp II, ruột dẫn phải được định vị hoặc cố định sao cho việc giữ ruột dẫnởđúng vị trí không chỉdựa vào mối hàn thiếc, hàn điện hoặc kẹp. Tuy nhiên, được phép sử dụng chỉ riêng mối hàn thiếc, hàn điện hoặc kẹp nếu có các gân ngăn cách sao cho chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các phần mang điện và các phần kim loại khác khôngđượcgiảm xuống nhỏ hơn 50% các giá trị qui định trong 29.1 nếu ruột dẫn tuột ra khỏi mối hàn thiếc, hàn điện hoặc mối kẹp.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.
Chú thích
1)Không xét trường hợp hai mối ghép cốđịnh độc lậpvới nhau bị lỏng ra cùng một lúc.
2)Ruột dẫnđượcnối chỉ riêng bằng cách hàn thiếckhôngđượccoi làđược cốđịnh chắc chắn, ngoại trừ chúng được giữ đúngvị trí ởgần đầu nối. Tuy nhiên, móc vào sau đó mới hànđượccoi là phương pháp thích hợp để giữ ruột dẫn đúngvị trí. trừ đối với loại dây dẫnlá mỏng, miễn làluồnruột dẫn qua khôngđượcquá rộng.
3)Ruột dẫnđượcnối với đầu nối bằng cácphươngtiện khác không được coilàđược cốđịnh chắc chắn, ngoài trừ cóthêm cốđịnh bổ sungởgần đầu nối. Cách cốđịnh bổ sung này là kẹp đồng thời cả cách điện và ruột dẫn củadây dẫn mềm.
4)Các đầu nối của một linh kiện, ví dụ của công tắc, có thể dùng như đầu nối cho ruộtdẫn ngoài, nếu chúng phù hợp với những yêu cầu của hạng mục này.
26.2.Đầu nối dùng cho nối dây kiểu X và để nối với hệ thống dây cố định phải cho phép nối các ruột dẫn có diện tích mặt cắt danh định cho trong bảng 11. Tuy nhiên, nếu dùng dây dẫn chếtạo đặc biệt thì đầu nối chỉcần thích hợp cho việc nối dây đó.
Bảng 11- Mặt cắt danh định của ruột dẫn
Dòng điện danh định của thiết bị A | Mặt cắt danh định mm2 | |||||||
Dây mềm | Cáp cho dây cố định | |||||||
|
| ≤3 | 0,5 | và | 0,75 | 1 | đến | 2,5 |
> 3 | và | ≤6 | 0,75 | và | 1 | 1 | đến | 2,5 |
> 6 | và | ≤10 | 1 | và | 1,5 | 1 | đén | 2,5 |
> 10 | và | ≤16 | 1,5 | và | 2,5 | 1,5 | đến | 4 |
> 16 | và | ≤25 | 2,5 | và | 4 | 2,5 | đến | 6 |
> 25 | và | ≤32 | 4 | và | 6 | 4 | đến | 10 |
> 32 | và | ≤40 | 6 | và | 10 | 6 | đến | 16 |
> 40 | và | ≤63 | 10 | và | 16 | 10 | đến | 25 |
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và bằng cách lắp ráp cáp hoặc dây có diện tích mặt cắt lớn nhất và nhỏnhất được qui định.
26.3.Đầu nối với dây nguồn phải phù hợp với mục đích của chúng. Đầu nối có kẹp bắt vít và đầu nối không bắt vít không được dùng để nối ruột dẫn của dây đôi lá dẹt, trừ khi đầu của ruột dẫn được lắp vớiphươngtiện phù hợp để dùng với đầu bắt vít.
Kiểm tra sự phù hợpbằng cách xem xét và bằng cách đặt một lực kéo bằng 5 N vào chỗ nối.
Sau khi thử nghiệm, mối nối phải không bị hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này.
26.4.Đầu nối dùng cho nối dây kiểu X và đầu nối dùng để nối với dây cố định phải được cố định sao cho khi xiết chặt hoặcnới lỏngphương tiện kẹp:
-đầu nối không được nới lỏng;
-dây dẫn bên trong khôngphải chịu tác dụng ứng suất:
-chiều dài đường rò vàkhehởkhôngkhíkhông giảm xuống thấp hơn giá trị qui định trong 29.1.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm theo 8.6 của IEC 999, mômen xoắn đặt vào bằng 2/3 mômen xoắn qui định.
Chú thích
1)Cóthểngănngừa đầu nốibị nới lỏng bằng cách cốđịnh với hai vít, hay bằng cách cố định bằng một vít trong chỗlõm, sao cho không có sự dịch chuyển đáng kểhoặc bằng các phương tiện phù hợp khác.
2)Phủhợp chất gắn xi mà không cóphương tiệncố định khác khôngđượccoi là đủ chắc chắn. Tuy nhiên có thểdùng nhựa tự cứng đểđịnh vị đầu nối nếu các đầu nối đó không phải chịu xoắn khi sử dụng bìnhthường.
26.5.Đầu nối dùng cho nối dây kiểu X và dùng để nối với dây cố định phải có kết cấu sao cho chúng kẹp ruột dẫn giữa các bềmặt kim loại với lực ép tiếp xúc đủ đồng thời không làm hư hại ruột dẫn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét đầu nối và ruột dẫn sau thử nghiệm 26.4.
26.6.Đầu nối dùng cho nối dây kiểu X, trừ những đầu nối với dâyđượcchế tạo đặc biệt và những đầunối để nối với dây cố định phải khôngyêu cầucó sự chuẩn bị đặc biệt đối với ruột dẫn. Chúng phải có kết cấu hoặc được đặt sao cho ruột dẫn không thể tuột ra ngoài khi xiết víthoặcđai ốc kẹp.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét các đầu nối và ruột dẫn sau thử nghiệm 26.3.
Chú thích
1)Thuật ngữ “sự chuẩn bị đặc biệt đối với ruột dẫn”bao gồm việc hàn thiếc các sợi, sử dụng tại kéo cáp, lỗ xâu hoặc dụng cụ tương tự nhưng không bao gồm việc sửa lại dạng ruộtdẫn trước khi đút vào trong đầu nốihoặc xoắn thêmruột dẫn bện đểđầu ruột dẫn được chắc.
2)Ruột dẫn coi như bị hư hại nếu chúng có vết lõm sâu hoặc sắc cạnh.
26.7.Đầu nối kiểu trụ phải có kết cấu và đặtởvị trísao cho có thể nhìn thấy được đầu của ruột dẫn được đưa vào trong lỗ hoặc sao cho có thể đưa đầu ruột dẫn qua bên kia của lỗ ren một đoạn ít nhất bằng một nửa đường kính danh định của vít hoặc bằng 2,5 mm, lấy theo giá trị lớn hơn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.
26.8.Đầu nối, kể cả đầu nối đất, dùng để đầu nối với hệ thống dây cố định phải được bố trí gần nhau.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
26.9.Đầu nối dùng cho nối dây kiểu X phải có thể tiếp cận sau khi tháo nắp hoặc một phần vỏ thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
2.10.Đầu nối phảikhôngchạm tớiđượckhikhôngcó dụng cụ, ngay cả khi phần mang điện của chúng không chạm tới được.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
26.11.Đầu nối dùng cho nối dây kiểuXphảiđượcđặtởvị trí hoặc phải đượcchechắn sao chonếucó sợidây của ruột dẫn bện bị tuột ra khi lắp ráp ruột dẫn, không cónguy cơ chập điệnngẫunhiêngiữa phầnmangđiện và phần kim loại chạm tớiđượcvà, đối với kết cấu cấp II, giữa phần mang điện và phần kim loại cách ly với phần kimloại chạmtớiđượcchỉ bằng cách điện phụ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau.
Tách phần cách điện của đoạn cuối dây dẫn mềm có diện tích danh định như qui định trong bảng 9 một đoạn dài 8 mm.
Một sợi của ruột dẫn bênđượctách riêng ra, còn các sợi khácđượclồng hoàn toànvà đượckẹp trong đấu nối.
Sợi dây tách riêng được uốn cong, nhưng không làm rách cách điệnởphíasautheomọi hướngcó thểnhưng không được làm bẻgập vòng qua vách ngăn.
Chú thích - Thử nghiệm cũngđượcáp dụng đối với ruột dẫn nối đất.
27. Qui định cho nối đất
27.1.Những phần kim loại chạm tới được của thiết bị có bảo vệ cấp 01 và cấp 1 có thể mang điện trong trường hợp cách điện bị hỏng, phải được nối cốđịnh và tin cậy tới đầu nối đất bên trong thiết bị hoặc tới tiếp điểm nối đất của ổ đầu vào của thiết bị.
Đầu nối đất và tiếp điểm nối đất phải khôngđượcnối tới đầu trung tính.
Thiết bị có cấp bảo vệ 0, cấp II và cấp III phải khôngđượccó đầu nốiđất.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích
1)Nếu những phần kim loại chạm tớiđược đượcngăn cách khỏi những phần mang điện bằng những phần kim loại mà phần kim loại nàyđượcnối tới đầu nối đấthoặc tiếpđiểm nối đất thìkhôngđượccoi như có thể trởthành mang điện, trong trường hợp hỏng cách điện.
2)Phầnkim loại bềndướilớp vỏ trang tríkhông chịu đượcthử nghiệmở điều21 thi coi như là phần kimloạichạm tớiđược.
27.2.Đầu nối với kẹp bắt vít phải phù hợp với những yêu cầu liên quan trong điều 26. Đầu nối không bắt vít phải phù hợp với IEC 685-2-1.
Đầu nối để nối ruột dẫn liên kết đẳng thếngoài phải cho phép nối các ruột dẫn có mặt cắt danh định từ 2,5 mm2đến 6 mm2và không được phép sử dụng tạo nối đất liên tụcgiữa các phần khác nhau của thiết bị. Không thểtháo được ruột dẫn khi không có dụng cụ.
Phương tiệnkẹp của đầu nối đất phải được hãmchắc chắn đểkhông bị nới lỏng một cách ngẫu nhiên.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng thử nghiệm bằng tay và, đối với đầu nối không bắt vít,bằng thửnghiệm qui định trongIEC 685-2-1.
Chú thích
1)Ruột dẫn nối đất trong dây nguồn khôngđượcxem như là ruộtdẫn liên kết đẳng thế.
2)Nói chung, những kết cấu thường dùng cho đầu nối mang dòng điện, khác với một vàiđấunối kiểu trụ,có độ đàn hồiđủ đểphù hợp vớiyêu cầusau. Đối với nhữngkếtcấu khác, cóthể phải có những dự phòngđặcbiệt như làdùng phần tử đủ đànhồiít có khả năng bị tháo ra một cách vôý.
27.3.Nếu một bộ phận tháođượcđược cắm vào bộ phận khác của thiết bị và có mối nối đất thì mối nối đất này phải được khép mạch trước các mối nối mangdòng điện, khi lắp bộ phậnđó vào vị trívà các mối nối mang dòng điện phải được tách ra trước khi mạch nối đất bị cắt khi tháo bộ phận đó ra.
Đối với thiết bị có dây nguồn, cách bố trí các đầu nối hoặc chiều dài của các ruột dẫn giữa cái chặn dây và các đầu nối phải sao cho các ruột mang dòng điện bị kéo căng trước ruột nối đất, nếu dây bị trượt ra khỏi cái chắn dây.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.
27.4.Tất cảcác phần của đầu nối nối đất dùng để nối ruột dẫn ngoài phải sao cho để không có nguy cơ bị ăn mòn do tiếp xúc giữa những phần đó và đồng của ruột dẫn nối đất hoặc bất kỳ kim loại khác tiếp xúc với những phần đó.
Những phần tạo nối đất liên tục, khác với những phần thuộc khung hoặc vỏ bọc kim loại, phải bằng kim loại, có hoặc không có lớp phủ, đủ độ bền chịuăn mòn. Nếu những phần đó là bảng thép, chúng phải được mạ điệnở nhữngchỗ thiết yếu với độ dày ít nhất là 5mm.
Những phần bằng thép, có hoặc không có lớp phủ, chỉ dùng để tạo ra hoặc truyền lực ép tiếp điểm thì phải được bảo vệ đủđể chống gỉ.
Nếu thân của đầu nối nối đất là một phần của khung hoặc vỏ bọc bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm thì phải có biện pháp dự phòng để tránh nguy cơ bị ăn mòn do tiếp xúc giữa đồng và nhôm hoặc hợp kim nhôm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.
Chú thích
1)Những phần bằng đồng hoặc bằng hợp kim đồng chứa ít nhất là 58% đồng đối vớinhữngphần được gia công nguội vàít nhất 50% đồng đối với những phần kim loại khác và những phần bằng thép khônggỉ chứaít nhất 12% crôm,thìxem là đủ bềnchịu ănmòn.
2)Những phầnđượcxửlý như phủlớp cromat hóa,nói chung,không đượcxem như đủ đểbảo vệchốngăn mòn nhưng chúng có thể dùng để tạo ra hoặc truyền lực éptiếp điểm.
3)Ví dụvềnhững phần tạo ra nối đất liên tục và những phầnchỉ dùngđể tạo ra hoặctruyền lực ép tiếp điểmđượcchoởhình 14.
4) Những chỗthiết yếu của những phần bằng thép cụ thểlà những phầndẫn dòngđiện. Trong việc đánh giá những chỗ như vậy cần xét đến độdày của lớp phủtrong mối tương quan với hình dáng của phần đó. Trongtrườnghợp nghi ngờ, độ đáy lớp phủphảiđượcđo như mô tả trong ISO 2178 hoặc trong ISO 1463.
27.5.Mối nối giữa đầu nối nối đất hoặc tiếp điểm nối đất và những phần kim loại được nối đất phải có điện trở nhỏ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau.
Dòng điện được lấy từ nguồn có điện áp không tải không lớn hơn 12 V (xoaychiềuhoặc một chiều) và bằng1,5lần dòng điện danh định của thiết bị hoặc bằng 25 A, lấy theo giá trị lớn hơn, được dẫn qua đầu nối nối đất hoặc tiếp điểm nối đất và lần lượt tới từng phần kim loại chạm tới được.
Đo điện áp rơi giữa đầu nối nối đất của thiết bị hoặc tiếp điểm nối đất của ổ đầu vào của thiết bị và phần kim loại chạm tới được. Điện trởtính theo dòng điện và điện áp rơi này không được lớn hơn 0,1W.
Chú thích
1)Trong trường hợp nghi ngờ,thử nghiệmđược thực hiện đến khiđiều kiệnổn địnhđược thiếtlập.
2) Điện trởcủa dây dẫn nguồn khôngđượctính vào trong phép đo.
3)Phải chú ý để điện trởtiếp xúc giữa đầu củadụng cụ đo và phần kim loại đangđượcthử nghiệm không ảnhhưởng đếnkết quả thử nghiệm.
28. Vít và các mối nối
28.1.Các mối ghép cố định mà nếu như bị nhả có thể làm ảnh hưởng đến sự phù hợp với tiêuchuẩn nàyvànhững mối nối điện phải chịuđượcnhững ứng suất cơ học xuất hiện trong sử dụng bình thường.
Vít dùng cho các mục đích này phải khôngđượclà kim loại mềm hoặc dễ dão như kẽm hoặc nhôm. Nếu là vật liệu cách điện thì chúng phải cóđườngkính danh định ít nhất là 3 mm và chúng khôngđượcdùng để nối điện.
Vít truyền lực ép tiếp điểm thìphải được vít vào trong kim loại.
Vít không được làm bằng vật liệu cách điện nếu sự thay thếcủa chúng bằng vít kim loại có thể phương hại đến cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường. Những vít có thể phải tháo ra khi thay thế dây nguỗn có nối dây kiểu X hoặc trong quá trình người sử dụng bảo dưỡng phải không được là vật liệu cách điện nếu sự thay thế của chúng bằng vít kim loại có thểphương hại đến cách điện chính.
Chú thích – Mối nốiđiện bao gồm cả mối nối đất;
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Các vít và đai ốc truyền lực ép tiếp điểmhoặccó thể phải xiết chặt trong quá trình ngườisử dụng bảo dưỡng hoặc khi lắp đặtđượcthử nghiệm như sau.
-Xiết và tháo vít hoặc đaiốc đều tay, không giật:
- 10 lần đối với các vít bắt vào ren bằng vật liệu cách điện;
-5 lần đối với đaiốc vànhữngvít khác.
Vít bắtvào ren bằngvật liệu cách điện thì được tháo ra hoàn toàn và cắm lại mỗi một lần.
Khi thử nghiệm vít và đai ốcởphần đầu nối, đặt một sợi cáp hoặc dây mềm có mặt cắt danh định lớn nhấtđược qui định trong bảng 11 vào trong đầu nối.Đặt lại vị trí của cáp hoặc dây dẫn trước mỗi lần xiết chặt.
Thử nghiệm được thực hiện bằng tuốc nơ vít, chìa vặn đaiốc hoặc chìa khóa thích hợp bằng cách đặt mômen xoắn cho trong bảng 12.
Cột I áp dụng cho vít kim loại không có mũ nếu vít không nhô ra khỏi lỗ khi được xiết chặt.
Cột II áp dụng cho:
-các vít kim loại khác và cho đai ốc;
-vít bằng vật liệu cách điện
·có mũ sáu cạnh, khoảng cách giữa các mật đối diện lớn hơn đường kính ren ngoài;
·có mũ hình trụ và lỗchìm cho chìa khóa, khoảng cách giữa các đỉnh đối diện lớn hơn đường kính ren ngoài;
·có mũ có rãnh hoặc rãnh chữ thập chiều dài của rãnh lớn hơn 1,5 lầnđườngkính ren ngoài.
Cột III áp dụng cho các vít khác bằng vật liệu cách điện.
Bảng 12 - Mômen xoắn để thử nghiệm vít và đai ốc
Đường kính danh định của vít (đường kính ren ngoài) mm | Mômen xoắn Nm | ||||
I | II | III | |||
|
| ≤2,8 | 0,2 | 0,4 | 0,4 |
> 2,8 | và | ≤3,0 | 0,25 | 0,5 | 0,5 |
> 3,0 | và | ≤3,2 | 0,3 | 0,6 | 0,5 |
> 3,2 | và | ≤3,6 | 0,4 | 0,8 | 0,6 |
> 3,6 | và | ≤4,1 | 0,7 | 1,2 | 0,6 |
> 4.1 | và | ≤4,7 | 0,8 | 1,8 | 0,9 |
> 4,7 | và | ≤5,3 | 0,8 | 2,0 | 1,0 |
> 5,3 |
|
| - | 2,5 | 1,25 |
Mối ghép cố định hoặc mối nối điện khôngđượchư hại đến mứcảnh hưởngđến việc sử dụng sau này.
Chú thích
1)Các vít ren cách nhau cóđườngkính danh định 2,9 mmđượccoi nhưtương đươngvới các vít có ren theo hệmét tiêu chuẩn ISOđườngkính 3 mm.
2)Hình dáng của đầu tuốc nơ vít phải phù hợp với mũ vít
28.2.Các mối nối điện phải có kết cấu sao cho lực ép tiếp điểm không truyền qua vật liệu cách điện có khả năng co ngót hoặc biến dạng trừkhi có đủ độđàn hồi trong phần kim loại để bù cho bất kỳ sựcongót hoặc biến dạng có thể xảy ra của vậtliệu cách điện.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Chú thích – Vật liệu gốmkhông thểbị co ngóthoặcbiến dạng.
28.3.Vít có ren cách nhau khôngđượcdùng để nối những phần mang dòng, trừ khi chúng kẹp những phần trực tiếp tiếp xúc với nhau.
Vít cắt ren khôngđượcdùng để nối điện những phần mangdòng trừ khi nó tạo ra ren vít máy chuẩn đầy đủ. Các vít như vậy không được dùng nếu chúng có khả năng được thao tác bởingười sử dụng hoặc người lắp đặt trừkhi renđượctạo thành bằng cách ép dập.
Vít cắt ren và vít có ren cách nhau có thể dùng để nối đất liên tục, với điều kiệnlà trong sử dụng bình thường không buộc phải tháo lắp mối nối đó và ít nhất hai vít được dùng cho mỗi mối nối.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
28.4.Vít và đai ốc thực hiện nối cơ khí các phần khác nhau của thiết bị phải đượcđảm bảochống lại sự nới lỏng, nếu chúng cũng đồng thời thực hiện mối nối điện hoặc tạo ra nối đất liên tục.
Chú thích
1) Yêu cầunày không áp dụngđối vớicác vít trong mạch nối đất,nếu ítnhất sửdụng hai vít để nối hoặc nếu đã có mạch nối đất dự phòng.
2)Vòng đệm đàn hồi,vòng đệm hãm và các loại hãm thuộc mũ vít là những phương tiện có thể đảm bảo đủ độan toàn.
3)Hợp chất gắn mềm ra khi có nhiệt chỉđảm bảo đủ an toàn cho các mối nối dùng vít không chịu xoắn trong sửdụng bìnhthường.
Vítcấy dùng cho các mối nối điện phải được đảm bảo chống lại sự nới lỏng nếu các mối nối đó phải chịu lực xoắn trong sử dụng bình thường.
Chú thích
1) Yêu cầunày không hàm ý là cần phải có hai vítcấytrởlên cho việc nối đất liên tục.
2)Cổ vít không trònhoặckhía hình chữ V phù hợp có thểlà đủ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.
29. Chiều dài đường rò, khe hở và khoảng cách qua cách điện
29.1. Chiều dài đường rò và khe hởphải khôngđượcnhỏhơn các giá trị cho trong bảng 13, tính bằng milimét.
Nếu điện ápcộnghưởng xuất hiện giữa điểm nối một cuộn dây với một tụ điện và những phần kim loại được cách lyvới những phần mang điện chỉ bằng cách điệnchính, thìchiều dàiđườngrò vàkhe hởphải khôngđượcnhỏhơn các giá trị qui định đối với giá trị điện áp gây ra do cộng hưởng, các giá trị này còn phải tăng thêm 4 mm nữa trong trường hợp cách điện tăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo.
Đối với thiết bị cóổcắm đầu vào, các phép đo được thực hiện với bộnối thích hợp. Đối với thiết bị nối dây kiểu X không phải loại có dây nối chế tạo đặc biệt, các phép đo được thực hiện với ruột dẫn nguồn có diện tích mặt cắt lớn nhất được qui định trong bảng 11 và cả khi không có ruột dẫn. Đối với những thiết bị khác, các phép đo được thực hiện trên thiết bị như khi được giao.
Đối với thiết bị có dây đai, thì các phép đo được thực hiện với các dây đai đã lắp sẵn và các thiết bị bất kỳ dùng để thay đổi độ căng dây đai thìđượcđiều chỉnh vềvị trí bất lợi nhất trong phạm vi điều chỉnh và cả khi đã tháo cácdây đai.
Những phần chuyển động được được đặt ở vị trí bất lợi nhất. Đai ốc và vít có mũ không phải hình tròn coi như được xiết chặtởvị trí bất lợi nhất.
Khe hởgiữa các đầu nối và những phần kim loại chạm tớiđượccũng được đo khi vít hoặc đai ốc được vặn ra hết cỡ, nhưng khi đó khe hởphải khôngđượcnhỏhơn 50% các giá trị chỉra trong bảng 13.
Khoảng cách qua các khe hoặc lỗ ở các phần bên ngoài bằng vật liệu cách điện được đo tới lá kim loại tiếp xúc với bềmặt chạm tới được. Lá kim loại nàyđượcấn vào trong các góc và các vị trítươngtự bằng que thử cho ở hình 1, nhưngkhôngđược nhét vào trong các lỗ.
Nếu cần, lực được đặt vào điểm bất kỳ trên ruột dẫn trần, trừ của các phần tử nhiệt, vào điểm bất kỳ trên ống mao dẫn bằng kim loại không cách điện của bộ ổn nhiệt và các dụng cụ tương tự, và lên phía bên ngoài vỏ kim loại với mục đích làm giảm chiều dài đường rò và khe hởtrong khi thực hiện phép đo.
Lực được đặt vào bằng que thử như chỉ ra trong hình 1 và có giá trị là:
-2 N đối với ruột dẫn trần, ống mao dẫn không cách điện của bộ ổn nhiệt, ống bằng vật liệu dẫn điện, lá kim loại bên trong thiết bị và các phần tương tự.
-30 N đối với vỏ.
Chú thích
1)Phương pháp đo chiều dài đường rò và khe hởđượcchỉraởphụ lục E.
2)Khe hởđượcđo vòng bên trên các vách ngăn.Nếu vách ngăn nằm trên hai phầnkhôngđượcgắn với nhau, thì chiều dàiđườngrò và khehở đượcđo qua chỗ ghép nối.
3)Đối với thiết bị có những phần được cách điệnkép,ởnhững chỗ khôngcó kim loại giữa cáchđiện chính và cách diện phụ, các phépđođược thực hiện như là có lá kim loại giữa hai cách điện.
4)Khi đánh giá chiều đài đường rò và khe hở, cần xét đến ảnh hưởng của những lớp lót cáchđiện của vỏhoặcnắp bằng kim loại.
5)Các phương tiện dùng đểcốđịnh thiết bịvới giá đỡđượccoi là có thể chạm tớiđược.
6)Các giá trị qui định trong bảng không áp dụng cho nhữngđiểmbắt chéo cuộn dây của động cơ.
Bảng 13 - Chiều dàiđườngrò và khe hởnhỏnhất
Khoảng cách mm | Kết cấu vàthiết bị cấp III | Thiết bị khác | ||||||
Điện áp làm việc≤130 V | Điện áp làm việc >130 V và≤250 V | Điện áplàm việc > 250 V và≤480 V | ||||||
Chiều dài đường rò | Khe hở | Chiều dài đường rò | Khe hở | Chiều dàiđườngrò | Khe hở | Chiều dài đường rò | Khe hở | |
Giữanhữngphần mang điện có điện thếkhác nhau1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
-nếu đượcbảo vệ chống lắng đọng của bẩn2) | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 2,0 |
- nếu khôngđược bảo vệchống lắng đọng của bẩn | 2,0 | 1,5 | 2,0 | 1,5 | 3,0 | 2,5 | 4,0 | 3,0 |
- nếu làcác cuộn dây được sơn hoặc tráng men | 1,0 | 1,0 | 1,5 | 1,5 | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 3,0 |
-Đối vớicác điện trởcó hệ sốnhiệt dương (PTC)kểcả những sợi dây nối của chúng,nếu được bảo vệchống lắng đọng của bẩn2) | - | - | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | - | - |
Giữa các phần mang điện và các phầnkim loại khác trên cách điện chính: -nếu cách điện chính được bảo vệchống lắng đọng của bẩn2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
-nếu cách điện chính là gốm, mica nguyên chất vàvật liệutươngtự | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,53) | 2,53) | - | - |
- nếu cáchđiện là vật liệu khác | 1,5 | 1,0 | 1,5 | 1,0 | 3,0 | 2,53) | - | - |
- nếu khôngđượcbảo vệchống lắng đọngcủa bẩn | 2,0 | 1,5 | 2,0 | 1,5 | 4,0 | 3,0 | _ |
|
- nếu những phần mang điện là các cuộn đâyđượcsơn hoặc tráng men | 1,0 | 1,0 | 1,5 | 1,5 | 2,0 | 2,0 | - | - |
- ở đầu của phần tử nhiệt kiểu vỏ bọc hình ống | - | - | 1,0 | 1,0 | 1,05) | 1,04) | - | - |
Giữa các phần mangđiệnvà phần kim loạikhác trên cách điệntăng cường |
|
|
|
|
|
|
|
|
- nếucác phần mangđiện là các cuộn dây được sơnhoặc trángmen | - | - | 6,0 | 6,0 | 6,0 | 6,0 | - | - |
- đối với những phần mang điện khác | - | - | 8,0 | 8,0 | 8,0 | 8,0 | - | - |
Giữa các phần kim loại cách ly bằng cách điện phụ | - | - | 4,0 | 4,0 | 4,0 | 4,0 | - | - |
Giữa các phần mang điện bên trong hốc của bề mặt lắp đặt thiết bị và mặt phẳng mà nó được cố định | 2,0 | 2,0 | 6,0 | 6,0 | 6,0 | 6,0 | - | - |
Chú thích cho bảng 13 1)Khehởqui địnhởđâykhông áp dụng cho khe hở không khígiữa các tiếp điểm của các bộ khống chế tự động, các ngắt điện có kết cấu khe hở nhỏ vàcác khí cụ tương tự, không áp dụng cho khe hởkhông khígiữa các bộ phận mangdòng điện của những khícụởđókhe hởthay đổi theo sự chuyển động của tiếp điểm. 2)Nói chung,phần bêntrong của thiết bị có vỏ bọc chốngđượcbụi vừa phải thì coi như được bảo vệchống lắng đọng của bẩn, vớiđiều kiệnthiết bị không tự sinh ra bụi;không yêu cầu gắnxi kín. 3)Nếu các phầnđó cứng vữngvàđược cốđịnh bằng cách đúc hoặc nếukết cấu sao cho khoảng cách khó có thể bị giảm do sự biến dạng hoặc dịch chuyển của các phần, giá trị này có thể giảm xuống còn 2,0 mm. 4)Nếu được bảo vệ chống lắng đọng của bẩn. 5)Nếu cáchđiện bằng vật liệu gốm,mica nguyên chất và các vật liệu tương tựđượcbảo vệ chống lắng đọng của bẩn. Đối với chú thích 4) và 5) Chiều dàiđườngrò1,0 mm làđượcphép nếu đáp ứng haiđiều kiệnsau: -vật liệu cáchđiện ở đầucủa phần từ có vỏ bọc hình ống chịuđượcphóngđiệnbềmặt (CTI > 250). Vật liệu này cóthểlàbộtoxít magiêhoặcvật liệu gắnkín. -môitrường ở đầucủa phần tử cóvỏ bọc hìnhốngđược bảo vệchống lắng đọng bụi bẩn nhờ có nắp che. Nắp che phải gắn với đầu củaphần tử nhưng khôngnhất thiết phải tiếp xúc với phần tử. ·Nói chung, vỏbọc thiết bị không đủđể bảo vệ. ·Nếu có mũ chụp hoặc nút bằng sứ hoặc bằng cao su silicôn đượclắp vào đầucủa phần tử,thì giá trịbình thườngcủa chiều dài đường rò và khehởáp dụngchobề mặtngoài của mũ chụphoặcnút. |
Đối với các đường dẫn điện trên tấm mạch in,trừởngoài gờ, các giá trị trong bảng giữa những phần cócựctính khác nhau có thểđượcgiảm với điều kiện là giá trị đỉnh củaứng suất điện ápkhôngđược vượtquá
-150 V trên mm với khoảng cách nhỏ nhất 0,2 mm, nếu được bảo vệ chống lắng đọng của bẩn;
-100 Vtrên mm với khoảng cách nhỏ nhất 0,5 mm, nếu không có bảo vệ chống lắng đọng của bẩn.
Đối với điện áp định vượt quá 50 V, chiều dài đường rògiảm chỉđược áp dụngnếunhưchỉsốchịu phóngđiện bềmặt (PTI) của tấm mạch in lớn hơn 175 khi đo phù hợp với phụ lục N.
Các khoảng cách này có thể giảm nữa, với điều kiện là thiết bị phù hợp với các yêu cầu của điều 19 khikhoảng cáchđượcngăn mạch lần lượt.
Chú thích 7 - Khi các giới hạn qui địnhởtrên dẫn đến những giá trị cao hơn các giá trị cho trong bảng, thìáp dụng các giá trị cho trong bảng
Chiều dàiđượcrò và khe hởtrong bộ ghép quang điện không phải đo.
Đối với những phần mang điện có điện thế khác nhau chỉđượccách ly bằng cách điện chính, được phép áp dụng chiều dài đường rò và khe hởnhỏhơn những giá trị qui địnhởtrong bảng với điều kiện các yêu cầu trongđiều19 được đáp ứng nếu chiều dài đường rò và khe hởđược ngắn mạch lần lượt.
29.2.Cách điện bảo vệ để không chạm tới những phần mang điện với điện áp làm việc đến 250 V phải có bềdày ít nhất là 1,0 mm nếu đó là cách điện phụ vàít nhất là 2,0 mm nếu đó là cách điệntăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.
Chú thích
1)Điều này không hàm ý là khoảng cách chỉđượcqua cáchđiện rắn mà thôi. Cách điện này có thể gồm vật liệu rắn cộng thêm mộthoặc một số lớp không khí.
2)Đối với thiết bị có những phầnđượccáchđiệnkép,ởnhững chỗ không có kim loại giữa cách điện chính và cách điện phụ,các phépđođược thực hiện nhưlàcó lá kim loại giữa hai lớp cách điện.
29.2.1.Yêu cầu này không áp dụng nếu cách điệnđượcbọcởdạng lá mỏng, không phải là mica hoặc vật liệu có dạng vẩy tương tự, và
-đối với cách điện phụ, phải bao gồm ít nhất là hai lớp, với điều kiện là mỗi lớp này phải chịu được thử nghiệm độ bền điện của 16.3 cho cách điện phụ;
-đối với cách điện tăng cường phải bao gồm ít nhất ba lớp, vớiđiều kiện là hai lớp bất kỳ nào ghép với nhau cũng phải chịu được thử nghiệm độ bền điện của 16.3 cho cách điện tăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
29.2.2. Yêu cầunày cũng không ápdụng nếucách điện phụ hoặc cách điện tăng cường là không chạm tới được và đáp ứng mộttrong nhưngđiều kiện sau:
-độ tăng nhiệt độ lớn nhấtxác địnn trong quá trình thử nghiệm của điều 19 không được vượt quá giá trị qui định trong 11.8:
-cách điện, sau khi để 168 giờ trong lò được duy trìởnhiệt độ vượt quá 50°C độ tăng nhiệt độlớn nhất được xác định trongquá trìnhthử nghiệmcủa điều 19 phải chịu đượcthử nghiệmđộ bền điện của 16.3: thửnghiệm này được thực hiện trên cách điệnởnhiệt độ trong lò và cả sau khi nguội xuống nhiệt độ xấpxỉ với nhiệt độ trong phòng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm.
Đối với bộ ghép quang điện, qui trình bình ổn được tiến hành tại nhiệt độvượt quá 50°C độ tăng nhiệt độlớn nhất đo được trên bộ ghép quang điện trong quá trình thử của điều 11 hoặcđiều19, bộ ghép quang diện được vận hànhởđiều kiện bất lợi nhất xảy ra trong quá trình thử nghiệm này.
30. Độ chịu nhiệt, chịu cháy và chịu phóng điện bề mặt
Chú thích - Các thử nghiệm qui định trong điều này dựa trên cơsởcác tiêu chuẩn IEC hiện hành liên quan tới vấn đềnày. Những khái niệm khác để xác định độ bền chịu cháy, như là thử nghiệm lựa chọn trướccòn đangđượcxem xét.
Phụlục H chỉ ra cách lựa chọn và trình tự cho thử nghiệmtrongđiềunày.
30.1.Những phần bên ngoài bằng vật liệu phi kim loại, những phần bằngvật liệu cách điệnđỡ các phần mangđiện bao gồm các mối nối và các phần bằng vật liệu nhiệt dẻo tạo nêncáchđiệnphụhoặc cáchđiệntăngcường, mà nếu như bị hỏng có thể khiến cho thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn này, phải có đủ độ bền chịu nhiệt.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách áp dụng thử nghiệm ép viên bi lên các phần có liên quan bằng thiết bị chỉ ra trong hình 12.
Trước khi thử nghiệm, bộ phận này được giữ 24 h trongmôi trườngcó nhiệt độ từ 15°C đến 35°C và độ ẩm tương đối từ 45% đến 75%.
Bộ phận được đỡ sao cho bềmặt trên của nó nằm ngang và phần hình cầu của thiết bị được ép lênbề mặtnày với lực bằng 20 N. Bề dàycủa bộ phậnđượcthử nghiệm ít nhất phải bằng 2,5 mm.
Chú thích 1 – Nếu cần thiết, bềdày yêu cầu có thể đạtđượcbằng cáchdùnghai hoặc nhiều phần của bộ phận đó.
Thử nghiệm đượcthực hiệntrong buồng nhiệt tại nhiệt độ 40°C ± 2°C cộng với độ tăng nhiệt lớn nhấtđượcxác định trong quá trình thử nghiệm của điều 11, nhưng ít nhất phải bằng:
-đối với những bộ phận ngoài75°C ± 2°C
-đối với những bộ phận đỡcác phần mang điện 125°C ± 2°C
Tuy nhiên, đối với những bộ phận nhiệt dẻo tạo nên cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường, thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 25°C ± 2°C cộng với độ tăng nhiệt lớn nhấtđượcxác định trong quá trình thử nghiệm củađiều19 nếu giá trị này cao hơn. Các độ tăng nhiệt của 19.4 không được xét tới với điều kiện là thử nghiệm 19.4 đươc kết thúc do tác động của thiết bị bảo vệ không tự phục hồi và để phục hồi cần phải tháo lắphoặcdùng đến dụng cụ.
Trướckhi bắt đầu thử nghiệm, thiết bịđược đưa lên nhiệt độ đãđượcxác định ở trên.
Sau 1 h, lấy thiết bị ra và ngay lập tức nhúng bộ phận này vàonướclạnh sao cho nó nguội xuống xấp xỉ nhiệt độ phòng trong 10 s.Đườngkính của vết lõm không được vượt quá 2mm.
Chú thích
2) Đối vớicác bộ phận đỡ các cuộn dây, chỉ các bộ phận đỡhoặc giữ đầu nối đúng vị trímới phảichịu thử nghiệm này.
3)Thử nghiệm không thực hiện đối với các bộ phận bằng vật liệu gốm.
30.2.Những bộ phận bằng vật liệu phi kim loại phải chống đượclửa mớivà lửa lan ra.
Yêu cầu này không áp dụng cho các chi tiết trang trí,núm và các bộ phận khácít có khả năng bị bốc cháy hoặc lan truyền lửa bắt nguồn từ bên trong thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thửnghiệm 30.2.1; 30.2.4 và thử nghiệm 30.2.2 hoặc 30.2.3, tùy theotrường hợpphải áp dụng.
30.2.1.Những mẫu đúc riêng biệt của các phần liên quan phải chịu thử nghiệm đốtcháy của phụ lụcJ. Tuy nhiên, thay vì thử nghiệm đốt cháy, thử nghiệm sợi dây nóng đỏ của phụ lục K được thực hiệnởnhiệt độ 550°C trên những phần tương ứng của thiết bị nếu:
-không có những mẫu đúc riêng biệt;
-không có bằng chứng là vật liệu chịu được thử nghiệm đốt cháy;
-các mẫu đúc riêng biệt không chịuđượcthử nghiệm đốt cháy.
30.2.2.Đối với những thiết bịđượcvận hành khi có người trông coi, những phần bằng vật liệu cách điện dùngđể đỡcác mối nối mang dòng điện trên 0,5 A trong vận hành bình thường, thì phải chịu thử nghiệm sợi dâynóng đỏ của phụ lục K, thử nghiệm này được thực hiệnởnhiệt độ 650°C. Thử nghiệm này cũng thực hiện trên các phần tiếp xúc với, hoặc gần sát với các mối nối như vậy.
Thử nghiệm này không thực hiện đối với các thiết bị cầm tay, đối với các thiết bị mà muốn giữởvị trí đóng mạch phải dùng tay hay chân hoặc đối với các thiết bị được đưa tải liên tục bằng tay.
Chú thích
1)Thử nghiệm này không thực hiện trên các phần đỡ các mối nối hàn điện.
2)Được coi là "gần sát“ khi khoảng cách khôngvượtquá 3 mm.
30.2.3.Đối với các thiết bị khác, những mối nối được đỡ bằng các phần bằng vật liệu cách điện vàmangdòng điện trên 0,5 A trong vận hành bình thường, thì phải chịu thử nghiệm mối nối chất lượng kém của phụlục L. Nếu thử nghiệm này không thể thực hiện được do thiết kế của mối nối. thì những phầnbằng vật liệucách điện dùng để đỡ mốinối phải chịu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ của phụ lục K,thử nghiệm nàyđượcthực hiệnởnhiệt độ750°C. Trongtrường hợp này, thử nghiệm cũngđược thực hiệntrên các phầntiếpxúc vớihoặc gầnsát với mối nối.
Chú thích
1)Thử nghiệm này khôngthực hiệntrên các phầnđỡcác mối nối hànđiện.
2)Được coi là“gần sát” khi khoảng cách khôngvượtquá 3 mm.
Trong quá trình áp sợi dây nóng đỏ, đo độ cao và thời gian cháy của ngọn lửa.
Thêm vào đó, đối với những phần chịuđượcthử nghiệm sợi dây nóng đỏ, nhưng lại cháytrong thờigianáp sợidây nóng đỏ, thì các phần xung quanh phải chịu thử nghiệm ngọn lửa hình kim của phụ lụcMtheothờigiancháy đo được của ngọn lửa nếu:
-chúng được đặt ở trong khoảng cách bằng chiều cao ngọn lửa, và
-chúng có nhiều khả năng bị tác động bởi ngọn lửa.
Tuy nhiên, những phần được chắn bằng tấm ngăn riêng biệt đáp ứng thử nghiệm ngọn lửa hình kim thì không cần thử nghiệm.
Thử nghiệm ngọn lửa hình kim không thực hiện trên các phần làmbằng vật liêu cấpFV-0hoặc FV-1 theo IEC707. Mẫu vật liệu chịu thử nghiệm của IEC 707 phải khôngđượcdàyhơn phần cóliênquan.
Chú thích 3 - Được coi là những phầncó nhiều khả năngbị ngọnlửatác độnglà nhữngphầnnằmbêntrongkhônggian hình trụ thẳng đứng có bán kính 10 mm và chiều cao bằng chiềucao của ngọnlửa, đặt bên trên điểmđặt của sợi dâynóng đỏ.
30.2.4.Nếu các phần không chịu được thử nghiệm 30.2.2 hoặc 30.2.3, thử nghiệm ngọn lửa hình kim của phụ lục M được thực hiện trên tất cả các phần khác bằng vật liệu phi kim loại nằm trong khoảng cách 50 mm. Tuy nhiên, những phầnđượcchắn bằng tấm ngăn riêng biệt đáp ứng thử nghiệm ngọn lửa hìnhkim thì không phải thử nghiệm.
Thử nghiệm ngọn lửa hình kim không thực hiện trên các phần bằng vật liệu cấp FV-0 hoặc FV-1theo IEC 707. Mẫu vật liệu chịu thử nghiệm theo IEC 707 phải không được dày hơn phần có liên quan.
30.3.Vật liệu cách điện qua nó có thể xuất hiện cácđườngđiện bò nhỏ phải có đủ độ bền chịu phóng điện bềmặt, có chú ý đến mức độ ngặt nghèo củađiều kiệnlàm việc.
Đường điện bò có thể xuất hiện:
-giữa các phần mang điện có điện thế khác nhau;
-giữa các phần mang điện và các phầnkim loạinối đất;
-qua vật liệu cách điện của cổ góp và các đầu đỡ chổi than.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm chịu phóng điện bềmặt của phụ lục N.
Những phần bằng vật liệu cách điện sử dụng trongđiều kiện làm việc bình thường và các phần bằng vặt liệu gốm không phải thử nghiệm.
Điện áp thử nghiệm là 175 V đối với các phần bằng vật liệu cách điện dùng trong điều kiện làm việc ngặt nghèo. Nếu vật liệu không chịu được thử nghiệm này và không có rủi ro nào khác ngoài lửa thì các phần xung quanh phải chịu thử nghiệm ngọn lửa hình kim của phụ lục M.
Điện áp thử là 250 V đối với các phầnbằngvật liệu cách điện dùng trongđiều kiệnlàm việcđặc biệtngặt nghèo. Nếu vật liệu không chịuđượcthửnghiệm này nhưng chịuđượcthửnghiệm với điện ápthử nghiệm175 V và không có rủi ro nào khác ngoài lửa thì các phần xung quanh phải chịu thử nghiệm ngọn lửa hình kimcủa phụ lục M.
Thử nghiệm ngọnlửa hìnhkim không thực hiện trên các phầnđượclàm bằng vật liệu cấp FV-0 hoặc FV-1 theo IEC 707. Mẫu vật liệu chịu thử nghiệm của IEC 707 phải khôngđược dàyhơn phần có liên quan.
Chú thích
1)Thử nghiệm ngọn lửa hình kimđược thực hiện trêncác phần bằng vật liệu phi kim loại nằm trong phạm vi 50 mm tính từ bất kỳ chỗnào màởđóđường điện bò có thể xuấthiện. Tuy nhiên,những phần được che chắn bằng tấm chắn riêng biệtđáp ứng thử nghiệm ngọn lửa hình kim thìkhông phải thử nghiệm.
2) Điều kiệnlàm việc ngặt nghèo của vật liệu cáchđiệnđượccho trong phu lụcP.
31. Chống gỉ
Các bộ phận bằng sắt thép, mà nếu bị gỉcó thể khiến thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn này, thìphải được bảo vệ đủ để chống gỉ.
Chú thích - Các thử nghiệmđượcqui định trong phần 2 khi cần thiết.
32. Bức xạ, tính độc hại và các rủi ro tương tự
Thiết bị phải không đượcphát ra bức xạ có hại hoặc gây rủi ro độc hại hoặc các rủi ro tương tự.
Chú thích - Các thử nghiệmđượcqui định trong phần 2 khi cần thiết.
Vật liệu: Kim loại, trừkhi có qui định khác
Kích thướctính bằng milimét
Dung sai cáckích thước khôngcó ghi dung sai:
đối với góc: 0/-10
đối với kích thướcdài:
đến 25 mm: 0/ -0,05
trên 25 mm: ± 0,2
Cả hai khớp cho phép xoay trong cùng mặt phẳng và cùng vềmộthướngtrong phạm vi 90° với dung sai từ0đến +10°
Hình 1 - Que thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình2- Que thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 3 - Que thử
Hình 4 - Sơ đồđo dòng rò ở nhiệt độ làm việc cho việc nối một pha thiết bị cấp II
Hình 5 - Sơ đồ đo dòng ròởnhiệt độ làm việc cho việc nối một pha thiết bị khác với thiết bị cấp II
Hình 6 - Sơ đồ đo dòng ròởnhiệt độ làm việc cho việc nối ba pha thiết bị cấp II
Hình 7 - Sơ đồđo dòng ròởnhiệt độ làm việc cho việc nối ba pha các thiết bị khác với thiết bị cấp II
Hình 8 - Sơ đồthử nghiệm độ bền điệnởnhiệt độ làm việc
D là điểmởxa nguồn cung cấp nhất, nơi công suất lớn nhất cung cấp cho phụ tải ngoài vượt quá 15W.
A và B là các điểmởgần nguồn cung cấp nhất, nơi công suất lớn nhất cung cấp cho phụ tải ngoài không vượt quá 15W. Đó là các điểm công suất thấp.
Các điểm A và B được ngắn mạch riêng biệt vớiC.
Cácđiều kiệnsự cốtừ a) tới f) qui địnhở19.11.2được áp dụngriêngbiệtchoZ1;Z2;Z3, Z6và Z7khi phải áp dụng.
Hình 9 - Vídụ vềmạch điện tử vớicác điểm công suất thấp
Hình 10 – Đinh thử
Hình 11 - Thiết bị thử uốn
Hình 12 - Thiết bị thử nén bằng viên bi
Kết cấu được chấp nhận
Bộ phận của thiết bị bằng vật liệu cách điện và đượctạo hình sao cho có thể thấy rõ nó là một phần của kẹp dây. | Một trong các má kẹp được cố định vớithiẽt bị. |
Vít kẹp có thể bắt xuyên qua lỗ ren trong thiết bị, hoặc đút qualỗ khe hở, sau đóđượccố định bằng đai ốc.
Kết cấu khôngđượcchấp nhận
Vít bắt xuyên qua lỗren trong thiết bị (hoặc vít đút qua lỗtrong thiết bị và được cố định bằng đai ốc) đềukhông được chấp nhận.
Hình 13 - Ví dụ về các cách chặn dây
1)Bộ phận mang dòng
2)Bộ phận tạo hoặc truyền lực ép tiếpđiểm.
Hình 14 - Ví dụ vềcác phần của đầu nối đất
PHỤ LỤC A
Tiêu chuẩn tham khảo
Các tiêuchuẩn dưới đây bao gồmnhững điều khoản mà, thông qua những tham khảo trong phần văn bản, đã trởthành những điều khoản của tiêu chuẩn này. Tại thời điểm công bố, các tiêu chuẩn này là có hiệu lực vớinhững sửa đổi bổ sung. Tất cả các tiêu chuẩn đều có thể được rà soát lại và các bên cóthỏa thuận dựa trên cơ sởtiêu chuẩn quốc tế này, nên nghiên cứu khả năng áp dụng những xuất bản mới nhất của các tiêu chuẩn nêu ra dưới đây. Các thành viên của IEC và ISO lưu giữ danh mục các tiêu chuẩn quốc tế đang có hiệu lực.
Tiêu chuẩn IEC:
61-1:1969 Đầu đèn
65 : 1985 Yêu cầu vềan toàn đối với các thiết bị điện tử cấp điện từ lưới điện và các thiết bị có liên quan dùng trong gia đình và các mục đích chung tương tự.
68-2-32 : 1975 Thử nghiệm rơi tự do.
83 :1975 Phích cắm và ổ cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự. Các tiêu chuẩn.
85 :1984 Đánh giá các chỉ tiêu vềnhiệt và phân cấp cách điện.
112 : 1979 Phương pháp xác định các chỉ số so sánh và chỉ số chịu phóng điện bềmặt của vật liệu cách điện rắnởđiều kiện ẩm ướt.
127:1974Ống dây chảy dùng cho cầu chảy loại nhỏ.
227 : 1979 Cáp cách điện bằng clorua polivinylcó điện áp danh định đến và bằng 450/750 V.
245 :1985 Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V.
252 :1975 Tụ cho động cơ xoay chiều.
309 :1988 Phích cắm, ổ cắm và bộ nối dùng trong công nghiệp.
320 :1981 Bộ nối thiết bị dùng trong gia đình và các mục đích tương tự.
328 : 1972 Chuyển mạch dùng cho thiết bị.
384-14 : 1981 Tụ điện cố định dùng cho thiết bị điện tử. Phần 14: Tính năng riêng: Tụ điện cố định dùng để triệtnhiễuradio. Lựa chọn phương pháp thử nghiệm vàyêu cầuchung.
529 : 1989 cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (ký hiệu IP).
685-2-1 : 1980 Bộ phận nối dùng cho các thiết trí điện trong gia đình và các thiết trí điện đặt cố định tương tự. Phần 2: Yêu cầu đặc biệt. Đầu nối không dùng vít để nối các ruột dẫn bằng đồng không cần có sự chuẩn bị đặc biệt.
695-2-1 : 1980 Thử nghiệm rủi ro cháy. Phần 2: Phương pháp thử. Thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏvàhướngdẫn.
695-2-2 :1980 Thử nghiệm bằng ngọnlửahình kim.
695-2-3 :1984 Thửnghiệm mối nối chất lượng kém với các bộ gia nhiệt.
707 : 1981 Phương pháp thử để xác định khả năng cháy của vật liệu cách điện rắn khi đặt vào nguồn đốt mồi.
730 Bộ khống chếđiện tự động dùng trong gia đình và các mục đích tương tự.
730-1 : 1986 Phần 1: Yêu cầu chung.
742 :1983 Máy biến áp cách ly và máy biến áp cách ly an toàn. Các yêu cầu.
817:1984 Thiết bị thử nghiệm va đập thao tác kiểu lò xo và cách hiệu chuẩn thiết bị.
999 :1990 Thiết bị đấu nối. Các yêu cầu vềan toàn cho các bộ kẹp loại bắt vít và loại không bắt vít, dùng cho ruột dẫn điện bằng đồng.
Tiêu chuẩn ISO
1463 :1962 Lớpphủ kim loại và ôxit. Đo bềdày lớp phủ. Phương pháp kính hiển vi.
2178 : 1982 Lớp phủ không từ tính trên nền từ tính. Phép đo độ dày lớp phủ. Phương pháp từ tính.
PHỤ LỤC B
Thiết bị chạy bằng ắc quy (pin nạp)
B.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này áp dụng cho những thiết bị chạy bằng pin nạp được nạp điện bên trong thiết bị.
Chú thích - Phụ lục này không áp dụng cho các bộ nạpắc quy (IEC 335-2-29).
Áp dụng tất cả các điều trong tiêu chuẩn này trừkhi có qui định khác trong phụ lục này.
B.2 Các định nghĩa
B.2.2.9 Vận hành bình thường: Thiết bị được vận hành trong những điều kiện sau:
-thiết bị được cấp nguồn từ các pin nạp của nó đã nạp đầy và được vận hành như qui địnhởphần 2;
-thiết bị được nạp, trước đó, pin nạp phải được phóng điện tới mức thiết bị không thể hoạt động được;
-nếu có thể, thiết bị được cấp nguồn từ lưới điện, thông qua bộ nạp ắc quy của nó, trước đó, pin nạp phải được phóng điện tới mức thiết bị không thểhoạt động được. Thiết bị được vận hành như qui định ở phần 2.
B.2.7.2
Chú thích – Nếu một bộ phận phảiđượctháo ra để lấyđượcpin ratrước khi vứt bỏthiết bị thì bộ phận đókhông được coilàbộ phận tháođược, cho dù trong bản hướng dẫn có ghi rõ là phải tháo bộ phận đó.
B.4 Điều kiện chung để thử nghiệm
B.4.101 Nếu không có qui định nào khác, khi thiết bị được cấp nguồn từ lưới điện, chúng được thử nghiệm như qui định đối với thiết bị được truyền động bằng động cơ điện.
B.7 Ghi nhãn và hướng dẫn
B.7.1.Khoang chứa pin của những thiết bị lắp pin, màsau này người sử dụng sẽ phải thay, phải ghi rõđiện áp của pin và cực tính của các đầu cực.
Chú thích
1)Nếusử dụngmàu sắc, đầu cựcdương phải đượcđánh dấu bằng màu đỏvà đầu cựcâmbằng màu đen.
2)Khôngđượcdùng màu sắc như làphương tiệnduy nhất để chỉthịcực tính.
B.7.12 Bảnhướng dẫnphải có thông tin vềviệc lắp pin.
Bản hướng dẫn sử dụng những thiết bị lắp pin, mà sau này người sử dụng sẽ phải thay, phải có nhữnghạng mục sau:
-sổtham khảo kiểu pin:
-hướngđặt pinliên quan đến cực tính:
-phương pháp thay pin;
-các chi tiết liên quan đến việc loại bỏan toàn những pin đã hết điện;
-cảnh báo không được sử dụng các loại pin dùng một lần, khôngnạp lại được;
-cách xử lý đối với pin bị rò.
Bản hướng dẫn sử dụng những thiết bị lắp pin có chứa những vật liệu nguy hiểm cho môi trường phải nêu chi tiết cách tháo pin ra và phải ghi rõ rằng:
-phải tháo bỏpin khỏi thiếtbị trước khi vứt bỏ thiết bị:
-pin phảiđượcloại bỏmột cách an toàn;
-phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện khi tháo pin ra.
B.7.15 Ghi nhãn, trừ những điều chỉ liên quan đến pin, phải được đặt trên phần của thiết bịnối với lưới điện.
B.8 Bảo vệ chống chạm tới những phần mang điện
B.8.2 Nhữngthiết bịcó pin mà người sử dụng có thể thay thế được và không thểvận hành nếu không có pinđượclắp vào vị trí thì chỉyêu cầu có cách điện chính giữa những phần mang điện và những phầnchạmtới được trong khi và sau khi tháo pin.
B.11Phát nóng
B.11.7 Pin được nạp trong khoảng thời gian được ghi trong bản hướng dẫn sử dụng hoặc trong 24 h,lấy theo giá trị lớn hơn.
B.19 Thao tác không bình thường
B.19.1 Thiết bị cũngcòn phải chịu cácthử nghiệm ởB.19.101, B. 19.102 và B.19.103.
B.19.10 Khôngápdụng.
B.19.101Thiết bị đượccấpởđiện ápdanh định và nạp điện trong168 h.
B.19.102 Đối với những thiết bị cópin tháo rađược mà không cần đến dụng cụ, có các đầu có thể nối ngắn mạch bằng một que thẳng và mỏngthì nối ngắn mạch các đầu cực của pin, pin khi đó đã được nạp đầy.
B.19.103 Thiết bị có pin mà người sử dụng cóthể thay thế được thì được cấp ở điện áp danh định và cho vận hành ở chế độbình thường nhưng pin đã được tháo ra hoặc được đặtởbất kỳ vị trí nào mà kết cấu chophép.
B.21 Độ bền cơ
B.21.101 Thiết bị có chân cắm dùng để cắm vào ổ cắm thì phải có đủ độ bền cơ.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cho bộ phận của thiết bị có lắp các chân cắm chịu thử nghiệm rơi tự do, qui trình 2 theo IEC 68-2-32.
Số lần rơi là:
-100 lần, nếu khối lượng bộ phận đó không lớn hơn 250 g;
-50 lần, nếu khối lượng bộ phận đó là trên 250 g.
Sau thử nghiệm này, phải đáp ứng các yêu cầu của 8.1, 15.1.1, 16.3 và 29.1.
B.22 Kết cấu
B.22.3
Chú thích - Những thiết bị có chân cắm đế cắm vào ổ cắm thìkhi thử nghiệm phảiđượclắp ráp càng đầy đủ càng tốt.
B.25 Đầu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
B.25.13.2
Chú thích - Yêu cầu này không áp dụng cho các dây dẫn liên kết chịu điện áp cực thấp an toàn.
B.30 Độ chịu nhiệt, chịu cháy và chịu phóng điện bề mặt
B.30.2 Đối với những phần của thiết bị được nối tới lưới điện trong thời gian nạp thì áp dụng 30.2.3. Đối với những phần khác thì áp dụng 30.2.2.
PHỤ LỤC C
Thử nghiệm lão hóa động cơ
Thử nghiệmnày có thể thực hiện khi có nghi ngờvềphân cấphệ thốngcáchđiệncủa cuộn dâyđộng cơ điện,ví dụ:
-khisử dụngnhững vật liệu cách điện quen thuộc không theo qui tắc truyền thông:
-khisử dụng tổhợp của những vật liệu cách điện có cấp chịu nhiệt khác nhau, ở nhiêt độ cao hơn nhiệt độ cho phép đối với cấp thấp nhấtđược sử dụng;
-sử dụng những vật liệu khi còn chưa có đầy đủ kinh nghiệm hiểu biết vềchúng, ví dụ trongđộng cơcó cách điện toàn bộkhung từ.
Thử nghiệmnàyđượclàm trên 6 mẫu củađộng cơ.
Hãm rôto của mỗi động cơ và cho dòng điện riêng biệt chạy qua cuộn dây rôto và cuộn dây stato. cường độ dòng điện này phải sao cho nhiệt độ của cuộn dây tương ứng bằng độ tăng nhiệt độ lớn nhất đo được trong quá trình thử nghiệmởđiều 11,cộng thêm 25°C. Nhiệt độ này được tăng thêm một lượng bằng một trong các giá trị được chọn từ bảng sau. Thời gian tổng tương ứng của những khi có dòng điện chạy qua được chỉra trong bảng sau.
Độ tăng nhiệt độ °C | Thời gian tổng h |
0 ± 3 | p1) |
10 ± 3 | 0,5 p |
20 ±3 | 0,25 p |
30 ±3 | 0,125 p |
1)p là bằng 8 000 nếu không có qui định nào khác trong phần 2. |
Chú thích 1 – Độtăng nhiệt độđượcchọn theo sự thỏa thuận với nhà chếtạo.
Thờigian tổng đượcchia thành bốn chu kỳ bằng nhau, sau mỗi chu kỳ làkhoảng thời gian48 hđộng cơ phải chịuxử lýẩm như qui định trong 15.3. Sau lần xử lý ẩm cuối cùng, cách điệnphải chịu được thử nghiệmđộ bềnđiện như qui định trong 16.3,tuy nhiên điện áp thửnghiệm được giảm xuống còn 50%giá trị quy định ởmục 1 của bảng 5.
Sau mỗi chukỳtrong bốnchu kỳ và trước khi xử lý ẩm tiếp theo, dòng điện rò của hệthốngcách điện đượcđo như quiđịnh trong 13.2, bất kỳ một thành phần không thuộc vào hệ thống cách điện đang đượcthử nghiệmthì được tách ra trước khi thực hiện phép đo.
Dòng điện rò không được vượt quá 0,5 mA.
Nếuchỉ mộttrong sáu động cơ bị hỏng trong chu kỳ đầu tiên của bốn chu kỳ thử nghiệm thì hư hỏng nàyđượcbỏqua.
Nếu một trong sáu động cơ bị hỏng trong chu kỳ thử nghiệm thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư, thì năm động cơ còn lại phải chịu chu kỳ thứ năm sau đó là xử lý ẩm và thử nghiệm độ bền điện.
Năm động cơ còn lại phải hoàn thành thử nghiệm này.
Chú thích 2 - Để kiểm tra xemhệ thốngcách điện có thuộc cấp chịu nhiệt mà nhà chế tạo khẳng định hay không, nhiệt độcuộndây khi thử nghiệm lấy bằng giới hạn nhiệt độ cho cấp cách điện cộng thêm độ tăng nhiệt độđượcchọn trong bảng.
PHỤ LỤC D
Các yêu cầu riêng đối với bộ động cơ có bảo vệ
Bộ động cơ có bảo vệ của những thiết bị dùngđể làm việc không có ngườitrôngphải chịu cácthử nghiệmsau.
Bảo vệ động cơ loại có thể phục hồi bằng tay phải có cơcấu đóng ngắt khó nhả.
Thử nghiệm 19.7 được thực hiện trên một mẫu riêng biệt hoặc ở trong thiết bị hoặc vớiđộngcơ đượclắpđặttrên bàn thử. Thời gian thử nghiệm như sau:
-động cơ với bộ bảo vệ tự phục hồiđượccho vận hành theo chu kỳ với rôto bị hãm trong thời gianlà 72 h đối với thiết bị có thời gian ứng suất điện ngắn và432 h đối với thiết bị có thời gianứng suất điện dài;
-động cơ với bộ bảo vệ loại có thể phục hồi bằng tayđượcthao tác 60 lần với rôto bị hãm,bộ bảo vệđượcphục hồi lại càng sớm càng tốt sau mỗi lần tác động để giữ nóởvị trí đóng nhưng không trước 30 s.
Nhiệt độ được theo dõi đều đặn trong 72 h đầu đối với động cơ có bộ bảo vệ tự phục hồi hoặc trong khoảng thời gian 10 lần tác động đầu tiên đối với động cơ với bộ bảo vệ loại có thể phục hồi bằng tay. Nhiệt độ phải khôngđượcvượt quá giá trị qui định trong 19.7.
Trong quá trình thử nghiệm, bộ bảo vệ động cơ phải tác động tin cậy và phải phù hợp với các yêu cầu của điều 8. Không được xảy ra cháy.
Sau thời gian qui định cho việc đo nhiệt độ, động cơ phải chịu được thử nghiệm độbền điện của16.3,tuynhiên, điện áp thử nghiệm theo như qui định trong 19.13.
PHỤ LỤC E
Đo chiều dài đường rò và khe hở
Cácphương pháp đo chiều dàiđườngrò và khe hở qui định trong 29.1 đượcchỉ ra trongtrường hợptừ 1 đến 10. Những trường hợp này không phân biệt giữa khe hởvà rãnh, hoặc giữa các loại cáchđiện.
Các giả thiết sau được chấp nhận:
-rãnh có thể có các cạnh bên song song, thu lại hoặc rộng ra;
-rãnh bất kỳ có cạnh bên rộng ra, chiều rộng nhỏ nhất trên 0,25 mm, chiều sâu trên 1,5 mm và chiều rộng tại đáy bằng hoặc lớn hơn 1 mm thì được coi là khe hở không khí, qua nó không tồn tạiđườngrò (trường hợp 8);
-góc cạnh bất kỳ bao gồm góc nhỏ hơn 80°đượcgiả thiết là bắc cầu vớimột cầu nối cách điện rộng 1 mm (0,25 mm chotrường hợpkhông có bụi bẩn)đượcđặt vào vị trí bất lợi nhất (trường hợp3);
-khi khoảng cách quá đỉnh của rãnh là 1 mm (0,25 mm cho trường hợp không có bụibẩn hoặclớn hơn, chiều dàiđườngrò không tồn tại qua khe hở không khí (trường hợp2);
-chiều dàiđườngrò và khe hởđược đo giữa các phần dịch chuyểntương đối vớinhau được đo khi những phần này được đặtởvị trí tĩnh bất lợi nhất của chúng;
-khe hở không khí bất kỳ nào chiều rộng nhỏhơn 1 mm (0,25 mm chotrường hợpkhông có bụi bẩn) được bỏqua trong tính toán tổng khe hở.
Điều kiện: Đường ròởđáy bao gồm một rãnh có các cạnh bên song song hoặc thu lại cóđộ sâu bất kỳ, với bềrộng nhỏhơn 1 mm.
Qui tắc:Chiềudàiđườngròvàkhehởđượcđotrực tiếpquarãnhnhưđãchỉra.
Trường hợp1
Điều kiện: Đường rò ở đây bao gồm một rãnh có các cạnh bên song song, có độ sâu bất kỳ, với bềrộng bằng hoặc lớn hơn 1 mm.
Qui tắc: Khehở làkhoảngcách theođườngthẳng.Đườngròđimentheođườngbiêncủarãnh.
Trường hợp 2
Điều kiện:Đườngròởđây bao gồm rãnh hình chữ V, góc đỉnh nhỏ hơn 80° và bềrộnglớn hơn 1 mm
Quitắc: Khe hởlà khoảng cách theođường thẳng. Đường rò đi men theođườngbiên của rãnhnhưngbịrút ngắnởđáy rãnh bởi cầu nối bằng 1 mm (0,25 mm trongtrườnghợp khôngcó bụi bẩn).
Trường hợp 3
Điều kiện: Đường ròởđây bao gồmđường gân.
Qui tắc: Khe hởlà đường thẳng ngắn nhất qua đỉnh của gân.Đườngròđi men theođườngbiên của gân.
Trường hợp 4
Điều kiện: Đường ròởđây bao gồm phần mối ghép không được gắn kín, hai bên có các đường rãnh, chiều rộng nhỏ hơn 1 mm (0,25 mm cho trong trường hợp không có bụi bẩn).
Qui tắc:Đườngrò và khe hởlà khoảng cách theo đường thẳng như chỉra trên hình vẽ.
Trường hợp 5
Điều kiện: Đường ròởđây bao gồm phần mối ghép không được gắn kín, hai bên có các đường rãnh, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 1 mm.
Qui tắc: Khehởlà khoảng cách theo đường thẳng. Đường ròđi men theo đường biên của rãnh.
Trường hợp 6
Điều kiện: Đường ròởđây bao gồm phần mối ghép không được gắn kín, một bên cóđườngrãnh, chiều rộng nhỏ hơn 1 mm, phía bên kia có đường rãnh rộng bằng hoặc lớn hơn 1 mm.
Qui tắc: Khe hởvà đường rò nhưđã chỉ ra trên hình vẽ.
Trường hợp 7
Điều kiện: Đường ròởđây bao gồm một rãnh các cạnh rộng ra, độ sâu bằng hoặc lớn hơn 1,5 mm, chiều rộng lớn hơn 0,25 mmởphần hẹp nhất và bằng hoặc lớn hơn 1 mm ở đáy.
Quitắc: Khe hởlà khoảng cách theođường thẳng. Đường rò đi mentheo đường biên củarãnh.
Trường hợp số3 cũng áp dụng với các góc trong nếu chúng nhỏ hơn 80°
Trường hợp8
Không xét đến vìkhe hở giữa mũi vít và mặt bêncủa hốc là quá hẹp.
Trường hợp 9
Khe hởgiữa mũi vít và mặt bên của hốc đủ rộng nên cần phải tính.
Trường hợp 10
PHỤ LỤC F
Các động cơ không được cách ly với lưới điện và có cách điện chính không được thiết kế cho điện áp danh định của thiết bị
F.1 Phạm vi áp dụng
F.1.1 Phụ lục này áp dụng cho các loại động cơcó điện áp làm việc không vượt quá 42 V vàkhông đượccách ly với lưới điện và có cách điện chính khôngđượcthiết kếcho điện áp danh định của thiết bị.
Tất cả các điều của tiêu chuẩn này áp dụng cho các động cơ này, nếu không có qui định nào khác trong phụ lục này.
F.8 Bảo vệ chống chạm tới phần mang điện
F.8.1
Chú thích - Các phần kim loại của động cơđượcxem như là phần mang điện để trần.
F.11 Phát nóng
F.11.3 Xác định độ tăng nhiệt của thân động cơ thay vì độ tăng nhiệt độ của cuộn dây.
F.11.8 Độ tăng nhiệt của thân động cơ nơi nó tiếp xúc với vật liệu cách điện phải không được vượt quá các giá trị chỉra trong bảng 3 cho vật liệu cách điện có liên quan.
F.16 Dòng điện rò và độ bềnđiện
F.16.3 Cách điện giữa các phần mang điện của động cơ và các phần kim loại khác của nókhông phải chịu thử nghiệm này.
F.19 Thao tác không bình thường
F.19.1 Không thực hiện các thử nghiệm từ 19.7 đến 19.9.
Các thiết bịcũng phải chịu thử nghiệm của F.19.101.
F.19.101 Thiết bịđượcvậnhànhởđiện áp danh định với một trong các hỏng hóc sau:
-ngắn mạchởđầu nối động cơ, kể cả tụ điện bất kỳ đi kèm trong mạch động cơ:
-hở mạchnguồncấp tới động cơ;
-hở mạch điện trởsun bất kỳ nào trong quá trìnhlàmviệc của động cơ.
Mỗi lầnchỉmôphỏng một hỏng hóc, thực hiện các thửnghiệm tiếp nối nhau.
F.22 Kết cấu
F.22.101 Đối với thiết bị cấp I có động cơ điện đượccấpbằng mạch chỉnh lưu, mạch một chiều phải được cách ly khỏi các bộ phận chạm tới được của thiết bị bằng cách điện kép hoặc cách điện tăngcường.
Kiểm tra sựphùhợp bằng các thử nghiệm qui định cho cách điện kép và cách điện tăng cường.
F.29 Chiều dài đường rò, khe hở và khoảng cách qua cách điện
F.29.1
Chú thích - Các gíá trị qui định trong bảng 13 không ápdụng cho khoảng cách giữa các phần mangđiệncủa động cơ và các phần kim loại khác của nó.
Mạch nối ban đầu
Ngắn mạch
Hở mạch
A ngắn mạchởđầu nối động cơ
D hở mạch của điện trởsun
Chởmạch của nguồn cấp chođộng cơ
Hình F.1 - Mô phỏng các hỏng hóc
PHỤ LỤC G
Mạch đo dòng điện rò
Mạch phù hợp để đo dòng điện rò được chỉraởhình G.1.
Mạch bao gồm bộ chỉnh lưuvới các điốtGécmani D, đồng hồđo cókhung quay M, các điện trởvàtụ điệnCđể điều chỉnh các đặc tính của mạch và chuyển mạch đóng rồi mới ngắt"Sđiều chỉnh dải dòng điện của dụng cụ.
Mạch đo có tổng điện trở1 750W± 250Wvà có tụ điện mắc sun sao cho hằng số thời gian của mạch là 225ms ± 15ms.
Dải độ nhạy cao nhất của dụng cụ trọn bộ không được vượt quá 1,0 mA, dải dòng lớn hơnđạt đượcbằng cách mắc sun cuộn dây của đồng hồđo bằng điện trởthuần Rsvà đồng thờiđiều chỉnhđiện trởnối tiếpRvsao cho duy trì tổng điện trởR1+Rv+ Rmcủa mạchởgiá trị được qui định.
Các điểm hiệu chuẩn cơ bảnởtần sốcông nghiệp 50 Hz hoặc 60 Hz là 0,25 mA, 0,5 mA va 0,75 mA.
Chú thích
1)Mạch có thểđượcbảo vệ chống quá dòng nhưngphươngphápđượcchọn khôngđược ảnh hưởng đếnđặc tính của mạch.
2)Điện trởRmđược tính toán từ điện áp rơiđượcđo trên chỉnh lưuđiều chỉnhtại dòng 0,5 mA. sau đó điều chỉnh điện trở Rv, để đạtđượctổng trởcủa mạch cho mỗi dải.
3)Các điốt giécmaniđược sử dụngvìchúng có điện áp rơi thấp hơn các điốt loại khác do đó thang đotuyến tính hơn, ưu tiênchọn loại mối hàn bằng vàng. Các giá trịdanh định củađiốt phảiđượcchọn phù hợp với dải cực đại mong muốn củadụng cụ trọnbộ. Tuy nhiên,dải này không được vượt quá 25 mA vìcác điốt phù hợp với dòng điện lớn hơn có sụt áp cao.
4)Chuyển mạch nên lắp sao cho nó tự động trởvềvị trícho dải dòngđiện lớn nhất để tránh hư hỏng dụng cụ do vôý.
5)Tụđiện cóthểđượcghép nối bằng cách lựa chọn một số tụ điện có giá trị ưu tiên và lắp song song hoặc nối tiếp.
Hình G.1 - Mạch đo dòng điện rò
PHỤ LỤC H
Lựa chọn và trình tự các thử nghiệm của điều 30
Độ bền chịu nhiệt và chịu cháy
PHỤ LỤC J
Thử nghiệm đốt cháy
Thử nghiệm đốt cháy được thực hiện tương ứng với IEC 7070.
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng phương pháp FH: mẫu thử nằm ngang ngọn lửa.
Để đánh giá kết quả thử nghiệm, áp dụng loại FH3, tốc độ đốt cháy lớn nhất là 40 mm/min.
Nếu nhiều hơn một mẫu thử không chịu được thử nghiệm thì vật liệu không đạt yêu cầu.
Nếu một mẫu thử không chịu được thử nghiệm thì thử nghiệm được lặp lại trên bộ năm mẫu thử khác, tất cả các mẫu thử phải chịu được thử nghiệm này.
PHỤ LỤC K
Thử nghiệm sợi dây nóng đỏ
Thử nghiệm sợi dây nóng đỏđược thực hiện tương ứng vớiIEC 695-2-1.
Những điều sau được áp dụng cho tiêu chuẩn này.
4.Mô tả thiết bị thử nghiệm
Đoạn cuối trước chú thích được thay bằng:
Trong trường hợp các phần tử cháy hoặc nóng đỏ có thểrơi từ mẫu thửlên trên một bềmặt ngoài nằmở bêndướithiết bị, thử nghiệm được thực hiện với tấm gỗ thông trắng dày xấp xỉ 10 mm và được bọc một lớp giấy bản, tấm gỗ đó được đặtởkhoảng cách 200 mm ± 5 mm thấp hơn so với chỗ đầu sợi dây nóng đỏđược áp vào mẫu thử. Nếu thiết bị thử nghiệm trọn bộthì nóđượcđặt ở vị trí bình thường như trongsử dụngphía trên tấm gỗ thông được bọc bởi một lớp giấy bản. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, tấm gỗ được xử lý như được môtả trong điều 7 cho mẫu thử.
5.Độ ngặt nghèo
Khoảng thời gian áp đầu sợi dây nóng đỏ vào mẫu thử là 30s ±1s.
10.Quan sát và các phép đo
Điểm c) không áp dụng.
PHỤ LỤC L
Thử nghiệm mối nối chất lượng kém với các bộ gia nhiệt
Thửnghiệm mối nối chất lượng kém với các bộ gia nhiệt được thực hiện tương ứng với IEC 695-2-3.
Các điều sau được áp dụng cho tiêu chuẩn này.
3.Mô tả chung củathử nghiệm
Bổ sung những chỉ tiêu sau:
Các mối nối uốn kẹp không phải chịu thử nghiệm này nếu
-mối nối chất lượng kém không thể gây ra rủi ro cháy;
-dòng điện liên tục nhỏ hơn 0,5 A;
-ruột dẫn được chọntươngứng với bảng sau và sử dụng cùng với mối nối phù hợp, chính xác.
Dòng điện liên tục A | Mặt cắt danh định mm2 | |||||
a | b | |||||
≥ | 0,5 | và | ≤ | 4,0 | - 0,75 1,0 1,5 2,5 | 0,5 1,0 1,5 2,5 4,0 |
> | 4,0 | và | ≤ | 6,0 | ||
> | 6,0 | và | ≤ | 10,0 | ||
> | 10,0 | và | ≤ | 16,0 | ||
> | 16,0 | và | ≤ | 25,0 | ||
Cột aáp dụng cho mối nối xoắn tráng thiếc. Cột b áp dụng cho mối nối xoắn khác. |
Các mối nối bằng cách uốn kẹp khôngđược coi là gây rủi ro cháy nêu chất cách điện giữ các mối nối chịu được thử nghiệm sợi dây nóng đỏcủa phụlục K tại nhiệt độ thử nghiệm được qui định trong 30.2.2hoặc30.2.3. tùy theotrường hợpáp dụng.
Măng sông trên đầu của ruột dẫn bên dùng để lồng vào đầu nối bắt vít không được xem như là mối nốibằngcách uốn kẹp.
Khi thiết lập giá trị dòng điện liên tục, bỏ qua dòng điện tức thời.
4.Mô tả trang bị thử nghiệm
Đoạn văn cuối liên quan tới việc đánh giákhả năng cháy lan bao gồm ba đoạn có gạch đầu dòng vàđoạn đầu tiên của chú thích được thay bằng:
Trong trường hợp cácphần tửcháy hoặc nóng đỏ có thể rơi từ mẫu thửlêntrênmột bềmặt ngoàinằm ở bên dướithiết bị, thử nghiệm được thực hiện với tấm gỗ thông trắng,dàyxấp xỉbằng 10 mm vàđượcdọc một lớp giấy bản, tấm gỗ đó được đặt ở khoảng cách 200 mm ± 5 mm thấp hơn so với chỗ bộ gia nhiệtthử nghiệmđượcápvào mẫu thử. Nếu thiết bị thử nghiệm trọn bộ thì nó được đặtởvị tríbình thường trongsử dụngphíatrên tấm gỗ thôngđượcbọc một lớp giấy bản. Trước khi bắt đầu thửnghiệm,tấmgỗ được xử lýnhưđược môtả trong điều 6 cho mẫu thử.
5.Độ ngặt nghèo
Thời gian đưa công suất thử nghiệm vào là 30 min ± 1 min.
8.Qui trình thử nghiệm
Thay 8.6 bằng:
Thử nghiệm được thực hiện trên một mẫu thử. Nếu mẫu thử không chịu được thử nghiệm này thì thử nghiệm được lặp lại trên hai mẫu thử khác, khi đó cả hai mẫu thử phải chịu được thử nghiệm.
11.Thông tin được cho trong chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp
Đoạn có gạch đầu dòng đầu tiên trong mục h) không áp dụng.
PHỤ LỤC M
Thử nghiệm ngọn lửa hình kim
Thử nghiệmngọnlửa hình kim đượctnực hiện tươngứng với IEC 695-2-2.
Nhữngđiềusau được áp dụng cho tiêu chuẩn này.
4.Mô tả trang bị thử nghiệm
Đoạn văn thứ sáu được thay bằng:
Trong trường hợp các phần tử cháy hoặc nóng đỏrơi từ mẫu thử lên trên một bềmặt ngoài nằmởbên dưới thiết bị thử nghiệm được thực hiện với tấm gỗ thông trắng dày xấp xỉ 10 mm và được bọc một lớp giấy bản, tấm gỗ đó được đặt ở khoảng cách 200 mm ± 5 mm thấp hơn so với chỗ ngọn lửa thử nghiệmđượcdí vào mẫu thử. Nếu thiết bị thử nghiệm trọn bộ thì nó được đặtởvị trí bình thường trong sử dụng phía trên tấm gỗ thôngđượcbọc bởi một lớp giấy bản. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, tấm gỗ được xửlý nhưđượcmô tả trongđiều6 cho mẫu thử.
5.Độ ngặt nghèo
Khoảng thời gian đặt ngọn lửa thử nghiệm là 30 s ± 1 s.
8.Qui trình thử nghiệm
8.4Trong đoạn đầu tiên, các từ "hoặc từ nguồn mồi lửa bất kỳ đặt vào ngẫu nhiên" không áp dụng.
Thay hai đoạn cuối bằng:
Tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm, ngọn lửa thử nghiệm được đặt sao cho ít nhất đầu ngọn lửa tiếp xúc với mặt mẫu thử.
Trong khi đặt ngọn lửa thử nghiệm, đèn không được dịch chuyển. Ngọn lửa thử nghiệm được rút ra ngay sau khichu kỳ qui định đã trôi qua. Ví dụ vị trí thử nghiệm, xem hình 1.
Thay 8.5 bằng:
Thử nghiệm được thực hiện trên một mẫu thử. Nếu mẫu thửkhông chịu được thử nghiệm thìthử nghiệmđượclặp lại trên hai mẫu thửkhác, cảhai mẫu thửnày phải chịu đượcthử nghiệmtrên.
10.Đánh giá kết quảthử nghiệm
Bổ sung:
Khi sử dụng lớp giấy bản, giấy bản không được cháy, tấm gỗthông trắng không được bịxém,sựđổi màu không đángkểcủa tấm gỗ thông trắngđượcbỏqua.
PHỤ LỤC N
Thử nghiệm chịu phóng điện bề mặt
Thử nghiệm chịu phóng điện bềmặt được thực hiện tương ứng với IEC 112.
Những điều sau áp dụng cho tiêu chuẩn này.
3.Mẫu thử
Không áp dụng câu cuối cùng của đoạn thứ nhất.
5.Thiết bị thử nghiệm
Không áp dụng chú thích ở 5.1.
Chú thích 4 trong 5.3 không áp dụng và sử dụng dung dịch thử nghiệm A được mô tả trong 5.4.
6.Qui trình
Điện áp nêuở6.1 đượcđiều chỉnhđến 175 V hoặc 250 V tùy từng trường hợp.
Không áp dụng 6.2 và thử nghiệm chịu phóng điện bềmặt của 6.3 được thực hiện năm lần. Cũng áp dụng chú thích 2 và 3 của điều 3 cho thử nghiệm sau cùng.
PHỤ LỤC P
Độ ngặt nghèo của điều kiện làm việc của vật liệu cách điện liên quan tới rủi ro phóng điện bề mặt
Độ ngặt nghèo của điều kiện làm việc của vật liệu cách điện liên quan tới rủi ro phóng điện bềmặt phụ thuộc vào tốc độ tích lũy sự lắng đọng các vật liệu dẫn điện bất kỳ vàphụ thuộc vào thời gian mà vật liệu cách điện chịu ứng suất điện.
Đối với yêu cầu này, công nhận nhữngđiều kiệnlàm việc sau:
1.Điều kiện làm việc bình thường: trên thực tế không có sự lắng đọng của vậtliệudẫn điện và thời gian ứng suất điện dài hoặc sự lắng đọng nhẹ của vật liệu dẫn điện và thời gianứng suất điện ngắn.
Vật liệu cách điện dùng ởnhiều thiết bịtronggia đình không được coilà phải chịu sự lắng đọng của vậtliệu dẫn điện.
Vật liệu cách điện dùng trong động cơ tạo ra bụi than hoặc dùng trong khícụ đóng cắt mà chúng phải chịu sự lắng đọng của vật liệu dẫn nhưng chịuđượcthử nghiệm độ bền điện có liên quan sau thử nghiệm chịu đựng phù hợp, thì được coi như làphải chịu sự lắng đọng nhẹ của vật liệu dẫn.
Vật liệu cách điện có chỉsố chịu phóng điện bềmặt nhỏ hơn 175 được coi như thích hợp đối vớisử dụng trong điều kiện làm việcbình thường.
2.Điều kiện làm việc ngặt nghèo: cósự lắng đọng nhẹ của vật liệu dẫn điện và thời gian ứng suất điện dài hoặc sự lắng đọng nặng của vật liệu dẫn điện và thời gianứng suất điện ngắn.
Vật liệu cách điện được sử dụng trong các thiết bị đốt nóng nơi không khí sinh ra từ các nhàở. thổi qua các vật liệu này ví dụ trong các dụng cụ đốt nóng dạng có quạt được xem là phải chịu hạ bậc vềvật liệu dẫn điện và phải chịu ứng suất một khoảng thời gian dài về điện.
3.Điều kiện làm việcđặc biệt ngặtnghèo: có sự lắng đọng nặng của vật liệu dẫn điện và thời gian ứng suất điện dàihoặcsự lắng đọng đặc biệt nặng của vật dẫn điện và thời gianứng suất điện ngắn.
Ví dụcủavật liệu cách điện được dùngdưới điều kiện làm việcđặc biệt ngặtnghèo là:
-các vật liệucách điện đượcdùng cho những phần của tủ lạnh, chúng phải chịu sựngưng hoặc sự lắng động nặngcủa vật liệu dẫn điện,tủ lạnhđược cắm điện liên tục trong thời gian dài;
-cácvật liệucách điện được dùng cho các phần của máy giặt hoặc rửa bát đĩa,chúng phải chịu sựônhiễm củabột giặt vàthời gian ứng suất điện ngắn.
Chúthích -Thời gian dài củaứng suất điện được coi như tồn tại giữa các phần mang điện có điện thếkhác nhau và giữa các phần mang điệnvà các phần kim loại nối đất trong trường hợp:
- thiết bị dùng đểvận hành liên tục;
- phía dòngđiện vào của công tắc nguồn của thiết bịkhôngđược chế tạođể vận hành liên tục;
- thiếtbị cócông tắcmột cực hoặckhí cụtươngtự vàđượcnối tới nguồn bằng phích cắm không phân cực.
Nếukhôngcócông tắcmột cực, giảthiết rằng thiết bịkhông được thiếtkếđể vận hành liên tục, chúngđượcngắt khỏi nguồn tại tất cả các cực bằng cầu dao lắp trên dây cố định hoặc phích cắm và do vậy thời gian dài củaứng suất điện sẽkhông xảy ra.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng ……………………………………………………………………………………
2.Định nghĩa…………………………………………………………………………………………..
3.Yêu cầu chung……………………………………………………………………………………..
4.Điều kiện chung đối với các thửnghiệm………………………………………………………..
5.Chưa có…………………………………………………………………………………………….
6.Phân loại……………………………………………………………………………………………
7.Ghi nhãn và hướng dẫn …………………………………………………………………………..
8.Bảo vệ chống chạm vào các bộ phận mang điện……………………………………………..
9.Khởi động các thiết bị truyền động bằng động cơ điện……………………………………….
10.Công suất vào và dòng điện……………………………………………………………………
11.Phát nóng…………………………………………………………………………………………
12.Chưacó…………………………………………………………………………………………..
13.Dòng rò và độ bềnđiện ở nhiệt độ làm việc………………………………………………….
14.Chưa có…………………………………………………………………………………………..
15.Khả năng chống ẩm……………………………………………………………………………..
16.Dòng điện rò và độ bền điện……………………………………………………………………
17.Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan…………………………………………
18.Độ bền…………………………………………………………………………………………….
19.Thao tác không bình thường……………………………………………………………………
20.Sựổn định và sự nguy hiểm cơ học…………………………………………………………..
21.Độ bền cơ học……………………………………………………………………………………
22.Kếtcấu…………………………………………………………………………………………….
23.Dây dẫn bên trong………………………………………………………………………………..
24.Các phụ kiện bổ trợ………………………………………………………………………………
25.Đấu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài……………………………………………………
26.Đấu nối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài……………………………………………………..
27.Qui định cho nối đất………………………………………………………………………………
28.Vít và các mỗi nối…………………………………………………………………………………
29.Chiều dài đường rò, khe hởvà khoảng cách qua cách điện………………………………
30.Độ chịu nhiệt, chịu cháy và chịu phóng điện bềmặt………………………………………..
31.Chống gỉ…………………………………………………………………………………………
32.Bứcxạ, tính độc hại và các rủi ro tương tự………………………………………………….
Các hình vẽ…………………………………………………………………………………………..
Phụ lục A Tiêu chuẩn tham khảo……………………………………………………………
Phụ lục B Thiết bị chạy bằng ắc qui (pin nạp)……………………………………………
Phụ lụcCThử nghiệm lão hóa động cơ…………………………………………………..
Phụ lục D Các yêu cầu riêng đối với bộ động cơ có bảo vệ…………………………….
Phụ lục EĐo chiều dài đường rò và khe hở………………………………………………
Phụ lục FCác động cơ không được cách ly với lưới điện và có cách điện chínhkhôngđược thiếtkế cho điện áp danh định của thiết bị…………………………………………………
Phụ lục GMạchđo dòng điện rò…………………………………………………………….
Phụ lục HLựa chọn và trình tự các thử nghiệm của điều30………………………………..
Phụ lục JThử nghiệm đốt cháy…………………………………………………………….
Phụ lục KThử nghiệm mối nối chất lượng kém với các bộ gia nhiệt…………………..
Phụ lục LThử nghiệm mối nối chất lượng kém với các bộgia nhiệt…………………..
Phụ lục MThửnghiệm ngọn lửa hình kim…………………………………………………
Phụ lục NThử nghiệm chịu phóng điện bềmặt…………………………………………..
Phụ lụcPĐộ ngặt nghèo của điều kiện làm việc của vật liệu cách điện liên quan tới rủi ro phóng điện bềmặt……………………………………………………………………………………