Quyết định 09/2021/QĐ-UBND Đắk Nông Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng đất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 09/2021/QĐ-UBND

Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk NôngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:09/2021/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Trọng Yên
Ngày ban hành:16/06/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở

tải Quyết định 09/2021/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 09/2021/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 09/2021/QĐ-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH ĐẮK NÔNG

__________

Số: 09/2021/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Đắk Nông, ngày 16  tháng 6 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

_________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 113/TTr-STNMT ngày 19 tháng 4 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 7 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Các cơ quan Trung ương

  đóng trên địa bàn tỉnh;

- TT. Lưu trữ - Sở Nội vụ;

- Đài PT&TH tỉnh, Báo Đắk Nông;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CTTĐT, KTN(LVT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Trọng Yên

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH ĐẮK NÔNG

__________

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

(Kèm theo Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Đắk Nông)

_______________

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu (thuộc biện pháp khắc phục hậu quả) của đất trước khi vi phạm đối với từng hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây viết tắt là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể:

1. Sử dụng đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật.

3. Lấn, chiếm đất.

4. Hủy hoại đất (trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất).

5. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định.

 

Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 3. Đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, được quy định tại Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đủ các điều kiện khác để chuyển sang mục đích đất đang sử dụng thì buộc phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

2. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì buộc thực hiện di dời tài sản trên đất vi phạm (nếu có) và thực hiện cải tạo, phục hồi lại mặt bằng và chất lượng đất tương đương thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất trồng lúa liền kề để có thể sử dụng trồng lúa.

Điều 4. Đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, được quy định tại Điều 10 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đủ các điều kiện khác để chuyển sang mục đích đất đang sử dụng thì buộc phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

2. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì:

a) Nếu chuyển sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp và thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất không có rừng thì xem xét cho phép sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp, đảm bảo tỉ lệ trồng rừng theo quy định của pháp luật.

b) Nếu chuyển sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp và thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất có rừng thì buộc trồng lại rừng và chăm sóc đến khi thành rừng theo quy định của pháp luật.

c) Nếu chuyển sang mục đích đất phi nông nghiệp thì buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trên đất (nếu có) và cải tạo đất, thực hiện trồng rừng thay thế (nếu hiện trạng đất trước khi vi phạm có rừng). Trong trường hợp buộc phải trồng rừng thay thế, loại cây trồng theo loại rừng trồng trước khi vi phạm đối với rừng trồng hoặc loại cây do cơ quan nhà nước chỉ định phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương đối với rừng tự nhiên.

Điều 5. Đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013

1. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đủ các điều kiện khác để chuyển sang mục đích đất đang sử dụng thì buộc phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

2. Trường hợp diện tích đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì:

a) Nếu chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì buộc phải phục hồi lại mặt bằng và cải tạo đất tương đương thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất trồng cây hàng năm liền kề để sử dụng đất đúng mục đích.

b) Nếu chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp thì buộc phải tháo dỡ các công trình xây dựng trên đất, phục hồi lại mặt bằng và cải tạo đất tương đương thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất trồng cây hàng năm liền kề để sử dụng đất đúng mục đích.

Điều 6. Đối với hành vi sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, quy định tại Điều 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đủ các điều kiện khác để chuyển sang mục đích đất đang sử dụng thì buộc phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

2. Trường hợp vị trí đất chuyển mục đích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì buộc thực hiện tháo dỡ công trình, di dời tài sản trên đất vi phạm và buộc sử dụng đất đúng mục đích quy định.

Điều 7. Đối với hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định, quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

Buộc di dời hoặc phá bỏ cây trồng không đúng cơ cấu và thực hiện cải tạo, phục hồi lại mặt bằng, chất lượng đất tương đương thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất trồng lúa liền kề để có thể sử dụng trồng lúa.

Điều 8. Đối với hành vi lấn, chiếm đất, quy định tại Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Trường hợp có hồ sơ, căn cứ xác định được hiện trạng diện tích đất trước khi bị lấn, chiếm thì buộc người vi phạm thực hiện các biện pháp khôi phục lại hiện trạng đất trước khi vi phạm.

2. Trường hợp không có căn cứ để xác định hiện trạng đất trước khi bị lấn, chiếm thì buộc người vi phạm tháo dỡ công trình, di dời tài sản trên đất và trả lại diện tích đất lấn, chiếm; giao cho chủ sử dụng đất thực hiện quản lý, sử dụng đất phù hợp với hiện trạng đất khi được trả lại đất, đảm bảo quy định của pháp luật.

Điều 9. Đối với hành vi hủy họai đất, quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Đối với hành vi làm biến dạng địa hình trong trường hợp hạ thấp bề mặt đất do lấy đất dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề

a) Trong trường hợp có thể thực hiện san lấp lại độ cao ban đầu và việc san lấp lại độ cao ban đầu không gây nguy hiểm cho người, các công trình xây dựng xung quanh thì buộc phải thực hiện san lấp, trả lại độ cao ban đầu của đất hoặc bằng các thửa đất liền kề và thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng (đối với đất nông nghiệp).

b) Trong trường hợp không thể thực hiện san lấp lại độ cao ban đầu hoặc khi thực hiện san lấp lại độ cao ban đầu có thể gây nguy hiểm cho người, các công trình xây dựng xung quanh, thì buộc phải thực hiện các biện pháp và xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất đã bị hủy hoại về trạng thái an toàn.

2. Đối với hành vi làm biến dạng địa hình trong trường hợp san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề (trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận): Buộc phải thực hiện thu hồi vật liệu đã san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu đối với đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước; Buộc phải hạ thấp, trả lại mặt bằng ban đầu hoặc bằng các thửa đất liền kề và cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề khi thực hiện hành vi san lấp nâng cao bề mặt của đất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.

3. Đối với hành vi làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng thì buộc thu hồi toàn bộ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác đã đưa vào bề mặt đất; thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.

4. Đối với hành vi làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp: Buộc thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, san lấp và cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.

Điều 10. Đối với hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, quy định tại Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: Buộc thu hồi toàn bộ vật liệu xây dựng hoặc các vật khác đã đưa lên thửa đất, đồng thời, buộc thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.

2. Trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: Buộc thu hồi các chất thải, chất độc hại đã đưa lên thửa đất, đồng thời, buộc thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.

3. Trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: Buộc thực hiện san lấp lại diện tích đất đã đào bới, tháo dỡ các công trình xây dựng, tường và hàng rào, đồng thời, buộc thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.

 

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 11. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này.

2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định có trách nhiệm thực hiện nghiêm Quy định này.

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung quy định

Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung theo quy định./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

Lê Trọng Yên

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 18/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2019/QĐ-UBND ngày 08/07/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Quyết định 18/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2019/QĐ-UBND ngày 08/07/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Đất đai-Nhà ở

Quyết định 2035/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn 4 xã, thị trấn gồm: Xã Xuân Sinh, xã Xuân Phú, xã Xuân Hưng và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân

Quyết định 2035/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn 4 xã, thị trấn gồm: Xã Xuân Sinh, xã Xuân Phú, xã Xuân Hưng và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân

Đất đai-Nhà ở

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi