Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993 Sơn-Phương pháp xác định độ bóng của màng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993 Sơn-Phương pháp xác định độ bóng của màng
Số hiệu:TCVN 2101:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1993Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2101:1993

SƠN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BÓNG CỦA MÀNG

Paints

Measurement of specular gloss of film

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo độ bóng của màng với các góc độ hình học 200 , 600.

- Loại góc hình học 600 áp dụng cho tất cả các loại sơn nói chung có độ bóng từ 30 đến 70 đơn vị.

- Loại góc hình học 200 áp dụng cho loại sơn có độ bóng cao từ 60 đơn vị đến 100 đơn vị.

1. Thiết bị

1.1. Tấm nền. Ngoại trừ các qui định khác, nền phải là một tấm kính phẳng (có thẻ làm gương được), có độ dày ít nhất 3 mm và diện tích ít nhất là 150 x 100 mm.

1.2. Thiết bị đo độ bóng

Thiết bị đo độ bóng bao gồm: một nguồn sáng và một thấu kính (I) chiếu thẳng một chùm tia sáng song song lên bề mặt phủ sơn cần thử. Một bộ phận nhận gồm: một thấu kính, một máy thu ảnh có tế bào quang điện để nhận chùm sáng phản chiếu qua thấu kính (II).

Khi đo độ bóng, trục quang học của hệ thống chiếu sáng và máy thu ảnh phải ở dưới một góc bằng nhau (e1 = e2 theo hình vẽ0, góc này có thể là 20 ± 0,50, 60 ± 0,50

Phải định kỳ kiểm tra độ nhạy của máy bằng tấm kính chuẩn.

2. Tiến hành thử

Màng sơn phải được gia công nhiệt ở nhiệt độ 20 ± 20C và độ ẩm tương đối là 70 ± 5%

Trước hết phải khuấy kỹ mẫu sơn trước khi gia công màng. Sau đó rót khoảng 2 ml sơn theo chiều ngang ở một đầu của tấm kính mẫu và kéo dàn thành một màng sơn mượt mà bằng hộp kéo mẫu với tốc độ 100 mmm/s.

Để khô tấm mẫu, ở điều kiện tự nhiên hoặc sấy, để tấm mẫu nằm ngang trong môi trường không có bụi, ở nhiệt độ 25 ± 20C và độ ẩm tương đối 70 ± 5% ít nhất trong 16h ở chỗ có luồng không khí lưu chuyển tự do và không có nguồn ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Sau đó tiến hành kiểm tra càng sớm càng tốt.

2.2. Đo độ dày của màng sơn bằng micromet sao cho đạt độ phủ theo qui định của từng loại sơn.

2.3. Đo độ bóng của màng

Trước tiên kiểm tra máy đo độ bóng bằng tấm kính tiêu chuẩn, đọc trực tiếp một cách chính xác giá trị độ bóng của tấm kính chuẩn đo ở 3 vị trí khác nhau trên tấm kính chuẩn sao cho các giá trị không chêng lệch nhau 1 đơn vị độ bóng. Nếu không đạt thì phải chỉnh lại máy đo.

Sau khi đã lấy được giá trị độ bóng của tấm kính chuẩn, đo 3 giá trị độ bóng của tấm mẫu phải kiểm tra ở 3 vị trí khác nhau, và nếu kết quả của các độ bóng không chênh lệch nhau 2 đơn vị thì coi như kết quả thử là đúng.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi