Quyết định 2236/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 1934/QĐ-BTP ngày 09/10/2008 về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2236/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2236/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hà Hùng Cường |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/10/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2236/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP Số: 2236/QĐ-BTP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 3 CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 1934/QĐ-BTP NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2008 VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG
--------
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 337/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH
"Điều 3. Phân công công tác cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Hà Hùng Cường:
a) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm;
- Công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh, quốc phòng;
- Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;
- Công tác kế hoạch, tài chính toàn ngành;
- Cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính thuộc phạm vi, quyền hạn của Bộ;
- Phối hợp công tác giữa Bộ Tư pháp, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan của Trung ương Đảng, trừ những cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương được phân công cho các Thứ trưởng trực tiếp phụ trách công tác phối hợp;
- Thực hiện nhiệm vụ của Thành viên Chính phủ, thành viên hội đồng các ban và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
c) Phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
d) Chỉ đạo công tác tư pháp của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thứ trưởng Hoàng Thế Liên:
a) Làm nhiệm vụ Thứ trưởng Thường trực.
b) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Xây dựng và theo dõi chung việc thi hành pháp luật về hình sự, hành chính và pháp luật quốc tế;
- Hợp tác quốc tế;
- Nghiên cứu khoa học pháp lý;
- Đào tạo đại học và sau đại học luật;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Phối hợp công tác của Bộ Tư pháp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ và các địa phương được phân công phụ trách.
d) Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng các ban và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
đ) Phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội.
e) Chỉ đạo công tác tư pháp của các tỉnh, thành phố phía Bắc, bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa.
3. Thứ trưởng Đinh Trung Tụng:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Xây dựng và theo dõi chung việc thi hành pháp luật về dân sự, kinh tế;
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Hành chính tư pháp;
- Đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Con nuôi;
- Trợ giúp pháp lý;
- Công nghệ thông tin;
- Công tác Đảng.
b) Phối hợp công tác của Bộ Tư pháp với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, các cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ và các địa phương được phân công phụ trách.
c) Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
d) Phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Hành chính tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Con nuôi, Cục Công nghệ thông tin.
đ) Chỉ đạo công tác tư pháp của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, bao gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, Đắk Nông.
4. Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Công tác Văn phòng;
- Thi hành án dân sự;
- Bổ trợ tư pháp;
- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phòng, chống tham nhũng.
b) Phối hợp công tác của Bộ Tư pháp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ và các địa phương được phân công phụ trách.
c) Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
d) Phụ trách các đơn vị: Văn phòng Bộ, Cục Thi hành án dân sự (gồm cả các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương), Vụ Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Bộ, Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
đ) Chỉ đạo công tác tư pháp của các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ.
5. Thứ trưởng Nguyễn Thuý Hiền:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thi đua, khen thưởng;
- Đào tạo trung học luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các chức danh tư pháp;
- Xuất bản, báo chí;
- Thực hiện quy chế dân chủ;
- Công tác đoàn thể, vì sự tiến bộ phụ nữ, đời sống cán bộ, công chức.
b) Phối hợp công tác của Bộ Tư pháp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ và các địa phương được phân công phụ trách.
c) Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
d) Phụ trách các đơn vị: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Thi đua - khen thưởng, Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Trường Trung cấp luật Buôn Ma Thuột.
đ) Chỉ đạo công tác tư pháp của các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên, bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đà Nẵng".
|
BỘ TRƯỞNG |