Thông tư 06-LĐTBXH-TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 06-LĐTBXH-TT

Thông tư 06-LĐTBXH-TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06-LĐTBXH-TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
04/04/1995
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 06-LĐTBXH-TT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 06-LĐTBXH-TT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 06/LĐTBXH-TT NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM Xà HỘI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/CP NGÀY 26/01/1995 CỦA CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số của Điều lệ Bảo hiểm xã hội như sau:

 

A. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Các đối tượng quy định tại Điều 3 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội nếu làm hợp đồng theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định mà thời hạn dưới 3 tháng thì không thuộc diện bắt buộc áp dụng Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

 

B. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI

 

I. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU

 

1. Người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau hoặc trợ cấp chăm sóc con ốm đau quy định tại Điều 6 và Điều 8 là người đang làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (kể cả trường hợp ngừng việc, chờ việc có hưởng lương) và có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian để tính hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định tại Điều 7 là tổng số thời gian làm việc có đóng góp bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ ốm. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng thì được cộng dồn.

3. Người lao động được tính thời gian hưởng trợ cấp ốm đau theo khoản 2 Điều 7 quy định như sau:

- Đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại phải thường xuyên làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương của các nghề hoặc công việc đó;

Đối với người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên phải làm việc thường xuyên và đóng bảo hiểm xã hội phải tính cả phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

4. Thời gian nghỉ ốm theo các mức 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày, 60 ngày quy định tại Điều 7 tính theo ngày làm việc (không kể ngày chủ nhật, ngày nghỉ theo quy định tại Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ).

Ví dụ:

Một người nghỉ ốm 7 ngày, trong đó 1 ngày chủ nhật, 1 ngày nghỉ lễ thì thời gian nghỉ ốm hưởng trợ cấp tính 5 ngày.

5. Về chế độ chăm sóc con ốm đau quy định tại Điều 8, nếu chỉ có người bố tham gia bảo hiểm xã hội, mà trực tiếp nuôi con thì cũng được nghỉ việc hưởng trợ cấp để chăm sóc con ốm.

6. Thời gian nghỉ việc để thực hiện các biện pháp về kế hoạch hoá dân số theo khoản 4 Điều 8 quy định như sau:

- Lao động nữ nạo thai được nghỉ việc hưởng trợ cấp 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên;

- Nam thắt ống dẫn tinh, nữ thắt ống dẫn trứng được nghỉ việc hưởng trợ cấp 15 ngày;

- Lao động nữ đặt vòng hoặc hút điều hoà kinh nguyệt được nghỉ việc hưởng trợ cấp 7 ngày.

7. Mức trợ cấp ốm đau nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số quy định tại Điều 9 được tính như sau:

 

Mức

 

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm

 

 

trợ cấp

=

 

x

75%

1 ngày

 

26 ngày

 

 

 

8. Tiền lương để làm căn cứ đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ ốm bao gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, thâm niên chức vụ dân cử, hệ số chênh lệch bảo lưu, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).

 

II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN

 

1. Đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con lần thứ nhất, thứ hai, quy định tại Điều 10 bao gồm:

- Lao động nữ sinh lần thứ nhất 1 con, sinh lần thứ hai 1 con;

- Lao động nữ sinh lần thứ nhất 1 con, sinh lần thứ hai từ 2 con trở lên;

- Lao động nữ sinh lần thứ nhất từ 2 con trở lên;

- Lao động nữ đã có con riêng, sau đó lấy chồng thì được hưởng trợ cấp khi sinh con lần thứ nhất với người chồng đó;

- Lao động nữ chưa có con riêng, nếu lấy chồng đã có con riêng thì được trợ cấp khi sinh con lần thứ nhất;

- Lao động nữ không có chồng mà có con thì được hưởng trợ cấp khi sinh con lần thứ nhất;

Trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai thuộc các đối tượng trên mà con chết thì lần sinh sau được tính hưởng trợ cấp thai sản theo quy định trên.

2. Đối tượng được áp dụng thời gian nghỉ đẻ 4 tháng, 5 tháng hoặc 6 tháng quy định tại khoản 1 Điều 12, cụ thể như sau:

- 4 tháng tính theo lịch đối với người làm việc trong điều kiện bình thường;

- 5 tháng tính theo lịch đối với người làm việc thường xuyên trong các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại theo chế độ 3 ca, ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 và 0,7 và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương ứng với các công việc hoặc điều kiện khu vực đó;

- 6 tháng tính theo lịch đối với người làm việc thường xuyên trong các nghề hoặc công việc đặc biệt hoặc thường xuyên làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1 và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương ứng với các nghề hoặc điều kiện khu vực đó.

3. Thời gian nghỉ sau khi sinh con mà con bị chết quy định tại khoản 2 Điều 12 là thời gian tính theo lịch, cụ thể là:

30 ngày tính 1 tháng,

75 ngày tính 2,5 tháng,

15 ngày tính nửa tháng.

4. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu đi làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ đẻ quy định tại khoản 4 Điều 12 nhưng người sử dụng lao động chưa bố trí được công việc thì tiếp tục nghỉ đến khi hết thời hạn quy định.

5. Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp nuôi con nuôi quy định tại Điều 13 áp dụng đối với người lao động nhận nuôi một con nuôi.

6. Mức trợ cấp thai sản quy định tại Điều 14 tính như sau:

a)

Trợ cấp khi nghỉ việc sinh

 

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước
khi nghỉ

 

 

 

 

con hoặc

=

 

x

100%

x

Số ngày nghỉ

nuôi con nuôi

 

26 ngày

 

 

 

 

 

b)

Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi

=

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước
khi nghỉ sinh con, nuôi con nuôi

x

Số tháng nghỉ sinh con hoặc nuôi con nuôi

 

Cơ cấu tiền lương để tính trợ cấp thai sản tính như hướng dẫn tại điểm 8 mục I Thông tư này.

 

III. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP

 

1. Các khoản chi phí y tế và tiền lương do người sử dụng lao động phải trả cho người bị tai nạn lao động tại Điều 16 quy định như sau:

- Chi phí y tế bao gồm tiền khám, chữa trị, tiền viện phí, bồi dưỡng theo bệnh lý (nếu có);

- Tiền lương trả trong thời gian chữa trị được tính theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi bị tai nạn lao động.

2. Trợ cấp tại nạn lao động theo quy định tại Điều 17 và Điều 22 được tính theo mức lương tối thiểu hiện nay là 120.000đ,00 quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

3. Trường hợp người bị tại nạn lao động nghỉ việc được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Điều 18 là người nghỉ việc ra khỏi biên chế hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (không còn làm việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).

4. CHế độ trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt của người bị tai nạn lao động theo Điều 20 quy định như sau:

a. Tiêu chuẩn trang cấp:

- Người bị cụt chân thì được cấp chân giả, niên hạn sử dụng là 3 năm và hàng năm được cấp 2 chiếc bọc mỏm cụt bằng sợi, 1 đôi giày, 1 đôi bít tất chân. Trong trường hợp không sử dụng được chân giả thì được cấp 1 đôi nạng gỗ, niên hạn sử dụng là 2 năm.

- Người bị cụt tay được cấp tay giả, niên hạn sử dụng là 5 năm và hàng năm được cấp 2 chiếc bọc mỏm cụt bằng sợi, 1 đôi tất tay.

- Người bị hỏng mắt được cấp mắt giả, niên hạn sử dụng là 3 năm;

- Người bị mất răng được cấp răng giả, niên hạn sử dụng là 3 năm. - Người bị liệt toàn thân, hoặc liệt nửa người, hoặc liệt 2 chân thì được cấp 1 lần 1 chiếc xe lăn hoặc xe lắc và hàng năm được cấp 1 bộ săm, lốp, 1 đệm ngồi; được thay thế các phụ tùng khi bị hỏng.

- Người bị điếc cả 2 tai được cấp 1 lần máy trợ thính.

Trường hợp phương tiện trang cấp bị hư, hỏng trước thời gian do lỗi của người sử dụng phương tiện thì họ phải tự chi phí sửa chữa; nếu do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp không đảm bảo chất lượng thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải sửa chữa hoặc thay thế phương tiện khác cho người được cấp.

b. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc trang cấp:

+ Cấp giấy giới thiệu cho người bị tại nạn lao động thuộc diện được trang cấp đi làm các phương tiện phù hợp với chức năng bị tổn thương;

+ Trả tiền mua các phương tiện được trang cấp; tiền tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp.

5. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí tại Điều 23 quy định cụ thể như sau:

- Người đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ thời gian hưởng chế độ lương hưu thì được trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 28;

- Người đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng thì vừa được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, vừa được hưởng lương hưu hàng tháng.

6. Đối tượng hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại Điều 24 là người mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục kèm theo Thông tư này.

 

IV. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

 

1. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu theo quy định tại các Điều 25 và 26 là thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội liên tục ứng với thời gian đó, nếu làm việc và đóng bảo hiểm xã hội dứt quãng thì được cộng dồn lại.

2. Thời gian làm việc trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 tính để giảm tuổi nghỉ hưu như sau:

a. Thường xuyên làm việc đủ 15 năm trong các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương của nghề hoặc công việc đó nếu đứt quãng thì được cộng dồn;

b. Thường xuyên làm việc đủ 15 năm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương có tính cả phụ cấp khu vực, nếu đứt quãng thì được cộng dồn;

c. Thời gian công tác đủ 10 năm ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975, ở Campuchia trước ngày 31/8/1989 áp dụng đối công nhân, viên chức nhà nước, quân nhân trong lực lượng vũ trang chuyển ngành được quy định cụ thể như sau:

+ Có thời gian đủ 10 năm công tác ở một chiến trường;

+ Có thời gian công tác ở 2 chiến trường mà cộng lại đủ 10 năm;

+ Có thời gian công tác ở 3 chiến trường mà cộng lại đủ 10 năm.

Người có đủ 2 hoặc 3 trường hợp nêu trong các điểm a, b, c thì chỉ tính 1 trường hợp có lợi nhất để thực hiện giảm tuổi đời nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 25.

3. Mức lương hưu hàng tháng tại khoản 1 Điều 27 quy định như sau: a. Người có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 1:

+ Người về hưu có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội:

15 năm đầu tính bằng 45%

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20: 5 năm, tính thêm 10%.

Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45% + 10% = 55%.

Ví dụ 2:

+ Người về hưu có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội:

15 năm đầu tính bằng 45%

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30: 15 năm, tính thêm 30%.

Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45% + 30% = 75%.

Ví dụ 3:

+ Người về hưu có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội:

15 năm đầu tính bằng 45%

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 35: 20 năm, tính thêm 40%.

Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45% + 40% = 85%.

Trường hợp này lương hưu hàng tháng chỉ tính bằng 75%.

b. Người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 được tính như sau:

- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 26 quy định nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 20 năm thì cách tính như diểm a trên, cụ thể: Đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, từ năm thứ 16 đến năm thứ 19 mỗi năm tính thêm 2%, tối đa không quá 53% mức bình quân của tiền lương tháng dóng bảo hiểm xã hội;

- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 26 quy định nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì thực hiện cách tính như điểm a trên. Nhưng do nghỉ hưu trước tuổi theo quy định nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nên mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm đi 2%. Tính số tỷ lệ lương hưu phải giảm bằng số năm nghỉ hưu trước tuổi nhân với 2%. Sau đó lấy tỷ lệ phần trăm đã tính như điểm a trên trừ đi tỷ lệ % phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi sẽ được tỷ lệ lương hưu hàng tháng.

Ví dụ:

Ông A là công nhân có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 50 tuổi.

Tỷ lệ lương hưu hàng tháng tính như sau:

+ Tính tỷ lệ theo hướng dẫn tại điểm a trên:

15 năm tính bằng 45%

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 tính thêm 30%.

Tổng cộng: 75%.

+ Tính số tỷ lệ phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi quy định:

Số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định: 60 tuổi - 50 tuổi = 10 tuổi.

Tỷ lệ giảm là 10 x 2% = 20%.

+ Lương hưu hàng tháng của ông A được hưởng:

75% - 20% = 50%

+ Đối với những người nghỉ hưu trước tuổi theo khoản 3 Điều 26 và những người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 26 mà trong quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội có 1 trong các trường hợp giảm tuổi quy định tại khoản 2 Điều 25 là nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi thì tính lương hưu như hướng dẫn ở điểm a trên, nhưng lấy mốc tuổi đời của nam là 55, của nữ là 50 để tính tỷ lệ lương hưu như hướng dẫn ở điểm a trên, nhưng lấy mốc tuổi đời của nam là 55, của nữ là 50 để tính tỷ lệ lương hưu phải giảm do nghỉ trước độ tuổi đó.

Ví dụ 1:

Ông Nguyễn Văn A có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 40 tuổi.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông A như sau:

+ Tính tỷ lệ lương hưu hàng tháng nếu đủ 55 tuổi:

15 năm được tính bằng 45%.

Thêm 7 băn đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm:

7% x 2% = 14%

Tổng cộng: 59%.

Do ông A nghỉ hưu trước độ tuổi 55 nên tỷ lệ lương hưu của ông A phải giảm là:

Số năm nghỉ hưu trước tuổi: 55 - 40 = 15 năm

Tỷ lệ giảm: 15 x 2% = 30%.

+ Vì vậy lương hưu hàng tháng của ông A là:

59% - 30% = 29%

Ví dụ 2:

Ông B có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 10 năm làm việc ở miền Nam trước 30/4/1975 bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 50 tuổi.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tính như sau:

+ Tính tỷ lệ theo cách tính đủ tuổi nghỉ hưu là:

28 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 71%

+ Tính tỷ lệ phải giảm đi do nghỉ hưu trước tuổi quy định là:

Số năm nghỉ hưu trước tuổi: 55 - 50 = 5 năm

Tỷ lệ giảm: 5 x 2% = 10%

+ Tỷ lệ % để tính lương hưu hàng tháng: 71% - 10% = 61%

Những người nghỉ hưu trước tuổi theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 26 (theo các trường hợp hướng dẫn trên) nếu thuộc diện đi làm công ăn lương có đóng bảo hiểm xã hội hoặc tham gia công tác coi như đã đóng bảo hiểm xã hội trước 16 tuổi thì tuỳ theo số năm trước 16 tuổi được tính mỗi năm bằng 2% mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để khấu trừ vào tổng số tỷ lệ phần trăm mức bình quân của tiền lương phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi. Nhưng số khấu trừ nhiều nhất cũng chỉ bằng tỷ lệ phần trăm tiền lương phải giảm.

Ví dụ: Ông A tham gia hoạt động cách mạng năm 14 tuổi, do mất sức lao động 61% nên nghỉ hưu ở độ tuổi 54. Ông A có 40 năm làm việc đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính lương hưu hàng tháng của ông A như sau:

15 năm đầu = 45% 15 năm sau mỗi năm 2% = 30% Cộng = 75%

Do ông A nghỉ hưu trước tuổi quy định (60) là 6 năm nên tỷ lệ phần trăm mức bình quân tiền lương phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi là: 6 x 2% = 12%

Nhưng ông A có 2 năm công tác trước 16 tuổi, ông A được tính 4% mức bình quân tiền lương để khấu trừ vào tổng số tỷ lệ phần trăm phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi là 12%. Như vậy còn lại 8% phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi.

Lương hưu hàng tháng của ông A là 75% - 8% = 67%.

c. Tất cả những người đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 25, 26, sau khi tính cụ thể mức lương hưu hàng tháng nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được điều chỉnh bằng mức tiền lương tối thiểu (nay là 120.000 đồng).

4. Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 28 áp dụng đối với tất cả những người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 25 và 26 (nghỉ hưu với mức lương thấp hơn) nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm. Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu là từ năm thứ 31 trở lên, mỗi năm (đủ 12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được nhận bằng một nửa tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 5 tháng.

Ví dụ 1:

Ông X nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi và có 42 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu của ông X như sau: Từ năm thứ 31 trở lên ông X có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội. Vì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng một nửa mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nên bằng 6 tháng mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng quy định tối đa không quá 5 tháng. Do đó ông X được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bằng 5 tháng mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 2:

Ông Y nghỉ hưu ở độ tuổi 53 (thiếu 7 tuổi) và có thời gian công tác là 33 năm 8 tháng.

Tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu của ông Y như sau: Từ năm thứ 31 trở lên ông Y có 3 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Vì mỗi năm tính đủ 12 tháng nên ông Y được tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bằng 3 năm, mỗi năm bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 1,5 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

5. Tiền trợ cấp 1 lần theo Điều 28 được tính bằng cách lấy số năm đóng bảo hiểm xã hội nhân với mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (mức bình quân của tiền lương theo tiết a và b điểm 6 của mục này).

Trường hợp người chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, mà không hưởng chế độ trợ cấp 1 lần để chờ hưởng chế độ hưu hàng tháng thì phải đủ các điều kiện sau:

a. Người có đủ 15 năm làm việc trong điều kiện bình thường thì nam chờ đến khi đủ 60 tuổi, nữ chờ đến khi đủ 55 tuổi.

b. Người có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại; hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; hoặc đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước 30/4/1995, ở Campuchia trước 31/8/1989 thì nam chờ đến khi đủ 55 tuổi, nữ chờ đến đủ 50 tuổi.

c. Người nghỉ việc chờ đủ tuổi để giải quyết chế độ lương hưu hàng tháng phải có đơn tự nguyện chờ giải quyết chế độ hưu trí, có xác nhận của công đoàn và thủ trưởng đơn vị. Sau đó thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải lập đủ hồ sơ như người về hưu gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, theo dõi và giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời.

Trong thời gian người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng nếu lại được tuyển dụng vào làm việc thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 3 thì thời gian làm việc sau khi chờ giải quyết chế độ hưu trí được cộng với thời gian làm việc trước đó để tính hưởng lương hưu hàng tháng. Trường hợp nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 26 hoặc nếu chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất quy định tại Mục V Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

6. Mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 27 và trợ cấp 1 lần quy định tại Điều 28; cụ thể tính như sau:

a. Đối với người đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện cách tính dưới đây:

 

Mức bình quân của tiền lương tháng

 

Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 60 tháng
(5 năm cuối) trước khi nghỉ hưu

đóng bảo hiểm

=

 

xã hội

 

60 tháng

 

- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ sộ chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Ví dụ:

Một Vụ phó có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 12/1998, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu là:

+ Từ 1/12/1993 đến 31/11/1995 và hưởng lương hệ số: 4,19

và phụ cấp chức vụ: 0,6

+ Từ 1/12/1995 đến 30/11/1998 và hưởng lương hệ số: 4,47

và phụ cấp chức vụ: 0,6

Cách tính mức bình quân của tiền lương để tính lương hưu như sau:

- Từ 1/12/1993 đến 30/11/1995: 24 tháng

Lương tính theo hệ số 4,19 x 120.000đ = 502.800 đồng

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,6 x 120.000đ = 72.000 đồng

Cộng: 574.800 đồng

574.800 đồng x 24 tháng = 13.795.200 đồng

- Từ 1/12/1995 đến 30/11/1998: 36 tháng

Lương tính theo hệ số 4,47 x 120.000đ = 536.400 đồng

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: 0,6 x 120.000đ = 72.000 đồng

Cộng: 608.400 đồng

608.400 đồng x 36 tháng = 21.902.400 đồng

Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng là:

13.795.200 đồng + 21.902.400 đồng = 35.697.600 đồng

Mức bình quân của tiền lương tháng để tính lương hưu là:

35.697.600 đồng: 60 tháng = 594.960 đồng

- Đối với người nghỉ hưu mà trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu có đóng bảo hiểm xã hội theo cả chế độ lương cũ và lương mới thì chuyển đổi lương cũ sang mới để tính bình quân như sau:

+ Trước ngày 01/4/1993: Lấy các mức tiền lương đã hưởng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 và Quyết định số 58/QĐ-TW để chuyển đổi tương ứng theo bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới ban hành kèm theo Thông tư số 10/LB-TT. Thông tư số 12/LB-TT ngày 2/6/1993 và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Tài chính;

+ Từ 01/4/1993 trở đi tính theo mức tiền lương mới (mức tiền lương tính đủ) quy định tại quyết định số 35/NQ-UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993, 26/CP ngày 23/5/1993, 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ.

Ví dụ:

Một vụ trưởng có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 10/1995 khi đủ 60 tuổi, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu là:

+ Từ 01/10/1990 đến 31/3/1993 hưởng lương 621đ

+ Từ 01/4/1993 đến 31/12/1993 tính theo lương mới hệ số 5,23

+ Từ 01/01/1994 đến 30/9/1995 nâng bậc lương hệ số 5,54.

Cách tính mức bình quân của tiền lương để tính lương hưu như sau:

- Từ 01/10/1990 đến 31/3/1993: 30 tháng.

Lương 621 đ chuyển đổi hệ số 5,23 x 120.000đ + phụ cấp chức vụ 0,8 x 120.000 đ = 723.600 đ x 30 tháng = 21.708.000 đ.

- Từ 01/4/1993 đến 31/12/1993: 9 tháng

(5,23 + 0,8) x 120.000 đ x 9 tháng = 6.512.400 đ

- Từ 01/1/1994 đến 30/9/1995: 21 tháng

(5,54 + 0,8) x 120.000 đ x 21 tháng = 15.976.800 đ

Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối là:

21.708.000đ + 6.512.400đ + 15.976.800đ = 44.197.200đ

Mức bình quân của tiền lương tháng để tính lương hưu là:

44.197.200 đ

 

 

=

736.620 đ

60 tháng

 

 

- Đối với người mà 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo một mức tiền lương thì mức lương đó chính là mức bình quân.

b. Đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương tháng không theo thang lương bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện cách tính mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu như sau:

 



Mức bình quân tiền

 

Tổng số TL làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số TL làm căn cứ đóng BHXH không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định

lương tháng

=

 

 

 

để tính lương hưu

 

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

Cụ thể là trước hết, tính tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo tháng lương, bảng lương do Nhà nước quy định bằng cách lấy mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối (như hướng dẫn tại điểm a trên) nhân với tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo tháng lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

Sau đó, tính tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không theo tháng lương, bảng lương do Nhà nước quy định bằng cách cộng tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của từng tháng trong khu vực liên doanh, tư nhân, v.v... rồi cộng tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của cả 2 giai đoạn rồi đem chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội của cả 2 giai đoạn.

Trường hợp người lao động hưởng tiền lương bằng ngoại tệ thì được chuyển đổi sang tiền Việt Nam ở thời điểm nghỉ hưu, tính theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Ví dụ:

Một công chức Nhà nước tham gia công tác từ tháng 01/1962 đến 30/11/1990, có mức bình quân mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trong khu vực Nhà nước là 300.000 đồng. Từ 01/12/1990 chuyển sang làm việc tại Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, đến 01/6/1998 đủ 60 tuổi được nghỉ hưu. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong Xí nghiệp liên doanh là:

- Từ 01/12/1990 đến 30/11/1992: 50 đôla/tháng

- Từ 01/12/1992 đến 30/11/1995: 65 đôla/tháng

- Từ 01/12/1995 đến 30/11/1998: 80 đôla/tháng

Mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

+ Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định:

300.000 đồng x 347 tháng = 104.100.000 đồng

+ Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong Xí nghiệp liên doanh:

- Từ 01/12/1990 đến 30/11/1992: 24 tháng x 50 đôla = 1.200 đôla.

- Từ 01/12/1992 đến 30/11/1995: 36 tháng x 65 đôla = 2.340 đôla

- Từ 01/12/1995 đến 30/5/1998: 30 tháng x 80 đôla = 2.400 đôla

Cộng: 90 tháng = 5.940 đôla

Tính theo tỷ giá 1 đôla = 11.000 đồng tiền Việt Nam

5.940 đôla x 11.000 đồng = 200.536.500 đồng

+ Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 2 giai đoạn:

104.100.000đ + 200.536.500đ = 304.636.500đ

+ Mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

304.636.500đ: 437 tháng = 697.108,69đ

 

V. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

 

1. Tiền lương tối thiểu để tính tiền mai táng quy định tại Điều 31 thực hiện như hướng dẫn tại điểm 2 mục III Thông tư này.

2. Thân nhân do người lao động trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điều 32 là người ở chung 1 hộ. Trong trường hợp không ở chung 1 hộ nhưng người lao động khi còn sống phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chính thì thân nhân đó cũng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

3. Tiền tuất hàng tháng đối với con còn đi học được hưởng đến khi 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều 32 là con học tại các trường phổ thông; các trường, lớp đào tạo hoặc dạy nghề quốc lập, dân lập, tư thục.

4. Số lượng thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng tại khoản 2 Điều 33 quy định như sau:

Ngoài 4 thân nhân, nếu gia đình còn có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng mà bị tàn tật, ốm đau bệnh tật kinh niên hoặc kinh tế quá khó khăn dưới mức sống chung của nhân dân địa phương thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

5. Những thân nhân của người lao động thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng có thu nhập ổn định bảo đảm mức sống tối thiểu (mức lương tối thiểu) thì không áp dụng hưởng tiền tuất hàng tháng.

6. Tiền tuất 1 lần quy định tại Điều 34 được áp dụng cho gia đình của người lao động chết mà không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng.

7. Tiền lương để làm cơ sở tính mức trợ cấp tiền tuất 1 lần quy định tại Điều 35 thực hiện theo cách tính tại điểm 6 Mục IV Thông tư này.

 

C. QUỸ BẢO HIỂM Xà HỘI, MỨC ĐÓNG
VÀ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG BẢO HIỂM Xà HỘI

 

1. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn quy định tại Điều 36 bao gồm:

a. Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này là tổng số tiền lương tháng của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị với cơ cấu như sau: Tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu và khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).

b. Người lao động trích 5% tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: Tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu, và các khoản phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).

2. Việc đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 37 do người sử dụng lao động có trách nhiệm trích từ tiền lương của từng người lao động để đóng cùng một lúc với phần đóng bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội.

 

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Việc thu, chi bảo hiểm xã hội:

a. Việc thu bảo hiểm xã hội của 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp vẫn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đảm nhiệm, theo quy định tại Thông tư số 05/LB-TT ngày 12/01/1994 của Liên Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Việc thu bảo hiểm xã hội của 2 chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định tại các Thông tư số 19/LB-TT ngày 7/3/1994 và số 33/LB-TT ngày 14/4/1994 của Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến khi tổ chức bảo hiểm xã hội mới hoạt động.

b. Việc chi các chế độ bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đảm nhiệm.

- Việc chi các chế độ hưu trí, tử tuất và mất sức lao động (trước đây) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, thực hiện theo các Thông tư số 22/LB-TT ngày 16/6/1989 và số 29/LB-TT ngày 25/7/1990 của Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội.

c. Việc giám định khả năng lao động để hưởng các chế độ hưu trước tuổi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội thực hiện theo Thông tư số 32/BYT-TT ngày 23/8/1976 của Bộ Y tế.

2. Về thủ tục hồ sơ để hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất quy định theo các nguyên tắc sau đây:

a. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (gọi chung là người sử dụng lao động) phải lập đầy đủ hồ sơ của người lao động khi giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất, theo quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung ghi trong hồ sơ.

Để kịp thời giải quyết chế độ hưu trí, các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp có người về hưu đã lập đầy đủ hồ sơ của người được nghỉ hưu theo đúng quy định, bảo đảm các căn cứ pháp lý, trong trường hợp người được nghỉ hưu không có ý kiến và không ký vào hồ sơ đã được lập thì hồ sơ đó được coi là đã đủ thủ tục hành chính Nhà nước.

Ngoài hồ sơ hưu trí, tử tuất của người lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải gửi kèm theo lý lịch gốc và những văn bản gốc của người lao động liên quan đến tuổi đời, thời gian làm việc, địa bàn làm việc, tính chất công việc, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, thân nhân của người lao động để Sở Lao động - Thương bình và Xã hội làm căn cứ đối chiếu với các quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp không còn lý lịch gốc do thiên tai, hoả hoạn hoặc bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có liên quan bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác nhận đó. Đồng thời gửi kèm các giấy tờ có liên quan như: Giấy khai sinh, lý lịch Đảng, lý lịch Đoàn, sổ Công đoàn, sổ Lao động, lý lịch Quân nhân. .. để làm căn cứ xét hưởng bảo hiểm xã hội.

b. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu với lý lịch gốc và những văn bản gốc của người lao động liên quan đến tuổi đời, thời gian làm việc, tính chất công việc, địa bàn làm việc, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và thân nhân của người lao động để xem xét giải quyết cấp sổ và trả lương hưu, trợ cấp cho người lao động.

Nếu xét thấy hồ sơ của người lao động chưa bảo đảm đúng quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa tiếp nhận và hướng dẫn cho cơ quan, đơn vị có người về hưu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ đúng theo quy định.

3. Hồ sơ để giải quyết chế độ:

a. Hồ sơ hưu trí:

- Hai bản quyết định của người sử dụng lao động cho người lao động về hưu.

- Hai bản kê khai quá trình làm việc, thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (kèm theo quyết định).

Mẫu quyết định và kê khai quá trình làm việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 215/LĐTBXH ngày 31/3/1994.

- Hai biên bản giám định suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, nếu người lao động nghỉ hưu theo khoản 2, 3 Điều 26.

Đối với người nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu thì nội dung quy định và kê khai quá trình công tác như quy định trên, nhưng chưa ghi ngày tháng hưởng lương hưu.

b. Hồ sơ trợ cấp 1 lần

Hai bản quyết định của người sử dụng lao động kèm theo 2 bản khai quá trình làm việc đóng bảo hiểm xã hội (như người về nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng).

c. Hồ sơ tử tuất:

- Giấy báo tử, hoặc chứng nhận từ trần;

- Hai bản khai quá trình làm việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chết (nếu người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng chết thì thay bản kê khai bằng hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý);

- Tờ khai của gia đình về các thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng.

- 1 biên bản bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).

- 1 công văn của người sử dụng lao động đề nghị giải quyết chế độ tử tuất.

- 1 đơn của gia đình có xác nhận của chính quyền cơ sở kèm theo hồ sơ tử tuất (nếu là người đang hưởng lương hưu, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết).

d. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản và hồ sơ giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo các Thông tư số 12/TT-LB ngày 3/6/1971 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Y tế và Thông tư số 34/TT-TLĐ ngày 13/7/1994 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

4. Danh mục các bệnh cần chữa dài ngày trong phụ lục kèm theo Thông tư này.

5. Danh mục hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, tạm thời vẫn thực hiện theo các văn bản quy định sau đây:

- Quyết định 278/LĐ-QĐ ngày 13/11/1976;

- Nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1985;

- Thông tư 19/LĐTBXH-TT ngày 31/12/1990 và các văn bản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành.

6. Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 trở lên theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày 2/6/1993.

7. Đối với những người đã hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 43/CP thì giải quyết như sau:

- Người hưởng lương hưu hàng tháng nay được tính lại mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính mức lương hưu theo Thông tư này và được hưởng từ 01/01/1995.

- Người hưởng hưu trí 1 lần nhưng khi về nghỉ đã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trở lên) nay được tính hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 26 và phải hoàn trả số tiền trợ cấp 1 lần đã nhận.

- Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 60% đã giải quyết trợ cấp 1 lần từ 01/7/1994 trở đi, được trợ cấp hàng tháng theo Điều 17 và phải hoàn trả số tiền trợ cấp 1 lần.

- Lao động nữ sinh con từ ngày 01/01/1995 đến nay được áp dụng thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản theo Thông tư này.

- Người lao động chết từ 01/01/1995, gia đình được trợ cấp mai táng theo mức quy định tại Thông tư này,

- Người đang hưởng tiền tuất hàng tháng trước ngày thi hành Điều lệ bảo hiểm xã hội được điều chỉnh mức lương bằng 40% mức tiền lương tối thiểu từ 01/1995.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995. Các quy định trước đây về bảo hiểm xã hội trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

 

 

I. DANH MỤC CÁC BỆNH CẦN NGHỈ VIỆC
ĐỂ CHỮA BỆNH DÀI NGÀY

(Theo quy định tại Thông tư số 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ Y tế
và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

 

1. Bệnh lao các loại;

2. Bệnh tâm thần;

3. Bệnh sang chấn hệ thần kinh, động kinh;

4. Suy tim mãn, tâm phế mạn;

5. Bệnh phong (cùi);

6. Thấp khớp mãn có biến chứng phần xương cơ khớp;

7. Ung thư các loại ở tất cả các phủ tạng;

8. Các bệnh về nội tiết;

9. Di chứng do tai biến mạch máu não;

10. Di chứng do vết thương chiến tranh;

11. Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị;

12. Suy nhược cơ thể do bị tra tấn tù đày trong hoạt động cách mạng;

 

II. DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Theo quy định tại Thông tư số 08/TT-LB ngày 19/5/1976 và số 29/TT-LB ngày 25/12/1991 của Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh
và Xã hội - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)

 

1. Nhiễm độc chì và các hợp chất chì;

2. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng;

3. Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân;

4. Bụi phổi do Silic;

5. Bụi phổi do Amiăng;

6. Nhiễm độc Manggan và các hợp chất của Manggan;

7. Nhiễm các tia phóng xạ và tia X;

8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;

9. Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, tràn tiếp xúc;

10. Bệnh xạm da;

11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;

12. Bệnh bụi phổi bông;

13. Bệnh lao nghề nghiệp;

14. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp;

15. Bệnh do leptospira nghề nghiệp;

16. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitolucne).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi