Công văn 1641/BHXH-PT của Bảo hiểm Thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn truy thu, điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1641/BHXH-PT

Công văn 1641/BHXH-PT của Bảo hiểm Thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn truy thu, điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Tp. Hà NộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1641/BHXH-PTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Huỳnh Thị Mai Phương
Ngày ban hành:15/05/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------------------------
Số: 1641/BHXH-PT
V/v: Hướng dẫn truy thu, điều chỉnh Phụ cấp thâm niên nhà giáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
 
 
Kính gửi:     - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã
                                                   - Các phòng nghiệp vụ
 
 
Thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ Giáo dục đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh & xã hội về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, công văn số 1177/BHXH-CSXH ngày 04/4/2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
1. Thời điểm đóng và tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo (thâm niên nghề) theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ
1.1. Đối tượng áp dụng, thời điểm đóng và hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.
1.2. Tiền phụ cấp thâm niên nghề của các đối tượng thuộc diện áp dụng được truy đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định đối với người hưởng chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2011 trở đi. Cụ thể:
- Những trường hợp nghỉ hưởng các chế độ BHXH từ 01/5/2011 trở về trước thì không truy thu phụ cấp thâm niên nghề và không điều chỉnh.
- Những trường hợp nghỉ hưởng các chế độ BHXH từ 01/6/2011 trở đi (trừ trường hợp tính tiền lương tháng đóng BHXH chỉ bao gồm các tháng trước ngày 01/5/2011) được thực hiện truy đóng phụ cấp thâm niên nghề và điều chỉnh mức hưởng.
 2. Trách nhiệm và trình tự thực hiện
2.1. Đối với người lao động đã nghỉ việc thuộc đối tượng được áp dụng hưởng phụ cấp thâm niên nghề
2.1.1. Đối với người hưởng do BHXH tỉnh khác xét duyệt hồ sơ
- Nhận lại sổ BHXH tại BHXH quận, huyện, thị xã nơi đang nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, để chuyển sổ BHXH cho đơn vị (nơi cuối cùng quản lý người lao động) trước khi nghỉ việc;
- Nhận lại sổ BHXH đã ghi điều chỉnh mức đóng phụ cấp thâm niên nghề do đơn vị chuyển trả để xuất trình cho cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã nơi đang nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và truy lĩnh phần chênh lệch mức hưởng (nếu có).
2.1.2. Đối với người hưởng do BHXH Thành phố Hà Nội xét duyệt
- Nhận sổ hoặc tờ rời sổ BHXH (nếu có) đã ghi điều chỉnh mức đóng phụ cấp thâm niên nghề do đơn vị quản lý cuối cùng trả để chuyển đến BHXH quận, huyện, thị xã nơi đang nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, hoặc nơi giải quyết chế độ BHXH 1 lần;
- Nhận 01 bản phiếu điều chỉnh mức hưởng và truy lĩnh phần chênh lệch (nếu có).
2.1.3. Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Chuyển sổ BHXH cho đơn vị (nơi cuối cùng quản lý người lao động) trước khi nghỉ việc;
- Nhận lại sổ BHXH đã ghi điều chỉnh mức đóng phụ cấp thâm niên nghề do đơn vị chuyển trả để xuất trình cho TTGTVL điều chỉnh và nhận lại 01 bản phiếu điều chỉnh mức hưởng TCTN (nếu có);
- Truy lĩnh phần chênh lêch TCTN (nếu có) tại cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã nơi đã nhận TCTN.
2.2. Đối với các đơn vị có người được hưởng phụ cấp thâm niên nghề
- Căn cứ Danh sách và mức phụ cấp được hưởng của từng người được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị lập 02 bản Danh sách truy đóng phụ cấp thâm niên nghề theo mẫu D02-TS, trong đó lập riêng:
+ Danh sách của người lao động đang làm việc;
+ Danh sách những người đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưởng chế độ BHXH hàng tháng, ghi rõ: số sổ, ngày nghỉ hưởng chế độ, chế độ được hưởng, nơi đang nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc nơi giải quyết chế độ (đối với trường hợp hưởng 1 lần) chuyển đến cơ quan BHXH nơi trực tiếp quản lý thu đối với đơn vị;
- Thực hiện truy đóng, đối chiếu, ghi sổ và nhận lại sổ BHXH hoặc tờ rời sổ BHXH (đối với trường hợp đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưởng chế độ BHXH hàng tháng) đã được ghi điều chỉnh mức đóng tiền phụ cấp thâm niên nghề để chuyển cho cơ quan BHXH hoặc trả cho người lao động.
- Sau đó, đơn vị có văn bản đề nghị điều chỉnh mức hưởng kèm theo:
+ 01 bản Danh sách đề nghị điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động đang làm việc tại đơn vị (nếu có).
+ Danh sách đề nghị điều chỉnh mức hưởng hưu trí, TNLĐ-BNN, BHXH 1 lần, tử tuất (nếu có) kèm theo sổ hoặc tờ rời sổ BHXH đã được ghi điều chỉnh mức truy đóng phụ cấp thâm niên nghề của người lao động trong đơn vị đã nghỉ hưởng các chế độ BHXH.
2.3. Cơ quan BHXH nơi quản lý đơn vị
- Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận bổ sung sổ BHXH (nếu có) hoặc in tờ rời điều chỉnh phụ cấp thâm niên nghề đối với các trường hợp người lao động đã nghỉ việc để chuyển về BHXH Thành phố (phòng Chế độ BHXH) hoặc trả cho đơn vị.
- Xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản bổ sung (nếu có) và thanh toán cho đơn vị.
2.4. BHXH quận, huyện, thị xã nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc nơi giải quyết chế độ BHXH 1 lần đối với người lao động được truy đóng phụ cấp thâm niên nghề
- Nhận sổ BHXH từ phòng Tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho đối tượng đến nhận lại sổ BHXH (đối với trường hợp do BHXH tỉnh khác xét duyệt);
- Nhận sổ BHXH (nếu có) hoặc tờ rời sổ BHXH đã được ghi điều chỉnh mức đóng do đơn vị hoặc người lao động chuyển đến;
- Thực hiện lập 03 bản phiếu điều chỉnh mức hưởng (01 bản lưu hồ sơ, 01 bản trả đối tượng và 01 bản đóng dấu xanh để lưu cùng phiếu chi) và chi trả phần chênh lệch đối với trường hợp hưởng chế độ BHXH 1 lần (mẫu số 2-NĐ54);
- Chuyển sổ hoặc tờ rời sổ BHXH (đối với trường hợp hưởng chế độ BHXH hàng tháng) về BHXH Thành phố (phòng Chế độ BHXH) và nhận lại 02 bản phiếu điều chỉnh mức hưởng hàng tháng (01 bản lưu hồ sơ huyện, 01 bản trả đối tượng). Thực hiện chi trả truy lĩnh chênh lệch cho đối tượng theo Danh sách chi trả.
2.5. BHXH thành phố
2.5.1. Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ:
- Căn cứ Danh sách chi trả do phòng Chế độ BHXH cung cấp, rút hồ sơ và sổ BHXH của từng đối tượng chuyển phòng Chế độ BHXH hoặc BHXH quận, huyện, thị xã đối với các trường hợp do BHXH tỉnh khác xét duyệt;
- Nhận lại hồ sơ, sổ BHXH kèm theo phiếu điều chỉnh mức hưởng để lưu hồ sơ và chuyển BHXH Việt Nam 01 bản theo quy định.
2.5.2. Phòng Chế độ BHXH
- Nhận sổ BHXH hoặc tờ rời sổ đã ghi điều chỉnh mức đóng do BHXH quận, huyện, thị xã chuyển về để ghim cùng hồ sơ và sổ BHXH của từng đối tượng do phòng Tiếp nhận hồ sơ chuyển sang;
- Thực hiện lập phiếu điều chỉnh mức hưởng: 04 bản (đối với người hưởng hàng tháng để gửi BHXH Việt Nam 01 bản, 01 bản lưu BHXH TP, 01 bản lưu BHXH quận, 01 bản trả đối tượng), hoặc 03 bản (đối với người hưởng 1 lần để lưu hồ sơ 01 bản, trả đối tượng 01 bản và lưu cùng phiếu chi 01 bản có dấu xanh), đồng thời báo tăng điều chỉnh trong bảng lương hàng tháng cho đối tượng (bao gồm cả tổng số tiền chênh lệch được truy lĩnh) theo mẫu số 1, 3, 4, 5 - NĐ 54/2011/NĐ-CP.
- Tách phiếu điều chỉnh để trả BHXH quận, huyện, thị xã (02 bản) kèm Danh sách và dữ liệu chi trả; ghim cùng hồ sơ (01 bản) và 01 bản để báo cáo BHXH Việt Nam trước khi chuyển lại cho phòng Tiếp nhận hồ sơ lưu trữ.
- Thực hiện báo điều chỉnh và truy lĩnh (nếu có) vào Danh sách chi trả theo quy định.
2.5.3. Phòng Kế hoạch - Tài chính
Thực hiện chi trả phần chênh lệch cho đối tượng hoặc thanh toán bổ sung cho đơn vị (nếu có).
 Lưu ý: Việc điều chỉnh mức hưởng có thể căn cứ sổ BHXH hoặc tờ rời sổ đã ghi điều chỉnh mức đóng do đơn vị hoặc BHXH tỉnh khác chuyển về, không nhất thiết phải trực tiếp người lao động chuyển đến.
Yêu cầu các phòng nghiệp vụ, Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã thực hiện các nội dung nêu trên, trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Bảo hiểm xã hội để xem xét giải quyết./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BHXH VN (báo cáo);
- GĐ; các PGĐ (để chỉ đạo);
- Website BHXHTP;
- Lưu: VT; PT; KT.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
 
(Đã ký)
 
Huỳnh Thị Mai Phương
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi