Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 59/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lân thương mại, hàng giả
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 59/2008/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 59/2008/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 04/07/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quản lý và sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật - Ngày 04/7/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 59/2008/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lân thương mại, hàng giả. Theo đó, đối với các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, cơ quan chống buôn lậu, gian lận thương mại (CBL, GLTM) được phép sử dụng từ số thu, nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ để phục vụ công tác bao gồm: chi phí điều tra, xác minh, bắt giữ; chi phí mua tin (nếu có): mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa là 10% số thu từ xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự của vụ việc đó nhưng không vượt quá 50 triệu đồng… Ðối với những vụ việc mà tài sản tịch thu là hàng giả, hàng hóa phải tiêu hủy hoặc có giá trị thấp thì không khống chế chi phí mua tin theo tỷ lệ trên số thu nhưng tối đa không được quá 30 triệu đồng... Ngoài ra, cơ quan CBL, GLTM được phép sử dụng 30% số tiền thu được (bao gồm xử phạt hành chính, tiền bán hàng hóa tang vật...) để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng cho lực lượng tham gia trực tiếp… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 59/2008/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 59/2008/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 59/2008/TT-BTC NGÀY 04 THÁNG 7
NĂM 2008
HƯỚNG DẪN VIỆC
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ LÝ
VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU,
GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI, HÀNG GIẢ
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 138/VPCP-V.I ngày 08/01/2008 của Văn phòng
Chính phủ về việc bổ sung kinh phí cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo 127TW, Bộ
Tài chính hướng dẫn việc sử dụng một phần khoản thu từ xử lý vi phạm pháp luật
bổ sung cho các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả để đầu
tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng
như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng trong
hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của các lực lượng chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị
chống buôn lậu), bao gồm: công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý
thị trường, quản lý cạnh tranh, kiểm lâm, thanh tra chuyên ngành, thuế, hải
quan và các lực lượng chức năng khác (của Trung ương và địa phương) được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian
lận thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng các khoản
thu từ xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự nhưng không
thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của các cơ quan,
đơn vị chống buôn lậu quy định tại khoản này vẫn thực hiện theo quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Khoản tiền thu, nộp ngân
sách nhà nước được sử dụng một phần để bổ sung cho cơ quan, đơn vị chống buôn
lậu hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm: tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính
theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật (bao gồm tiền phạt vi phạm hành chính
và tiền bán hàng hoá, tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi
phạm hành chính); tiền bán tài sản tịch thu theo quyết định của cơ quan công
an, kiểm sát, toà án đã có hiệu lực pháp luật đối
với các vụ án hình sự về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả mà các lực
lượng này thu, nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Toàn bộ các khoản tiền thu được nêu tại khoản 2 Mục này phải
nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà
nước và do cơ quan tài chính thống nhất quản lý. Các khoản tiền thu, nộp do cơ
quan ở Trung ương và cấp tỉnh thực hiện được nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ
của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước; các khoản tiền thu, nộp do các cơ
quan từ cấp huyện trở xuống thực hiện được nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ
của cơ quan tài chính cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước.
Số tiền thu, nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ sau khi đã
trừ đi các chi phí được phép chi và phần được sử dụng để bổ sung kinh phí quy
định tại Thông tư này phải nộp vào ngân sách địa phương sử dụng theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Các chi phí hợp lý, hợp lệ
phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật
hình sự trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được phép sử
dụng từ số thu, nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ bao gồm:
a) Chi phí điều tra, xác minh,
bắt giữ gồm: chi thông tin liên lạc cho cán bộ tham gia xử lý; chi xăng dầu cho
phương tiện để kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật; chi
thuê phương tiện, thuê địa điểm; chi sửa chữa phương tiện kiểm tra bị hư hỏng
khi tiến hành truy đuổi, bắt giữ; chi đăng tin, thông báo tìm chủ hàng.
b) Chi phí mua tin (nếu có):
mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa là mười phần trăm (10%) số thu từ xử lý
vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự của vụ việc đó nhưng không được
vượt quá năm mươi triệu đồng (50.000.000đồng). Đối với những vụ việc mà tài sản
tịch thu là hàng giả, hàng hoá phải tiêu huỷ hoặc có giá trị thấp thì không
khống chế chi phí mua tin theo tỷ lệ trên số thu nhưng tối đa không được quá ba
mươi triệu đồng (30.000.000đồng).
Việc thanh toán chi phí mua tin
phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên
người cung cấp tin, việc thanh toán khoản chi mua tin căn cứ vào phiếu chi với
đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cấp tin, của thủ quỹ, kế
toán và thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm. Thủ trưởng đơn vị
trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua
tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả.
c) Chi phí cho việc chăm sóc,
cứu hộ động vật hoang dã từ thời điểm tạm giữ cho đến khi hoàn thành việc thả
vào môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao cho vườn thú, trung tâm thí nghiệm, tổ
chức khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
d) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ,
vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản tạm giữ;
chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) từ thời điểm kiểm
tra hoặc tạm giữ cho tới khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ
quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan ra quyết định xử lý đã được Nhà nước bố
trí kho bãi, biên chế, phương tiện vận tải thì không được thanh toán các khoản
chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
đ) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ,
vận chuyển, bảo quản tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước từ thời điểm có quyết
định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành
việc xử lý.
e) Các chi phí phát sinh trong
quá trình xử lý bán tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành
chính, vi phạm pháp luật hình sự như: chi phí định giá khởi điểm; chi thuê giám
định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được hoặc
giá trị tăng thêm của tài sản lớn hơn so với chi phí sửa chữa; chi khắc phục
tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; phí bán đấu giá trả cho doanh
nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản nhà nước, chi phí
bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá thực hiện (trong trường hợp bán đấu giá
thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản).
Hội đồng bán đấu giá tài sản
được cơ quan tài chính tạm ứng trước tối đa không quá 5% trên giá trị (theo giá
khởi điểm) của tài sản bán đấu giá để có nguồn chi cho công tác bán đấu giá tài
sản. Kết thúc cuộc bán đấu giá, Hội đồng bán đấu giá phải quyết toán toàn bộ số
tiền bán đấu giá, bao gồm số tiền đã tạm ứng theo quy định hiện hành.
g) Các khoản chi khác có liên
quan trực tiếp đến việc kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm
pháp luật hình sự trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại,
hàng giả.
Căn cứ số thu đã nộp vào tài
khoản tạm thu, tạm giữ, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét, thanh
toán kịp thời các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ theo chế độ quy định tại Thông
tư này. Các cơ quan, đơn vị phải mở sổ sách kế
toán, tổ chức hạch toán, kế toán nguồn kinh phí này theo quy định và hạch toán
thu, chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp xử lý vi phạm hành
chính, vi phạm pháp luật hình sự trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả nhưng không có nguồn thu hoặc thu không đủ bù đắp
chi phí nêu trên mà tài khoản tạm thu, tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan,
đơn vị chống buôn lậu còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ, thanh toán, nếu
thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
2. Sau khi trừ chi phí nêu tại
khoản 1 Mục này, cơ quan, đơn vị chống buôn lậu chủ trì xử lý vụ buôn lậu, gian
lận thương mại, hàng giả được sử dụng 30% tổng số tiền đã thu, nộp còn lại để
đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen
thưởng cho những tổ chức, cá nhân tham gia phát hiện, bắt giữ, xử lý các hành
vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Số kinh phí này coi như 100% và
được sử dụng như sau:
a) Dành 40% để chi cho các nội
dung:
- Chi khen thưởng cho các tổ
chức, cá nhân có thành tích chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Mức
tiền thưởng đối với cá nhân do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu quyết
định trên cơ sở nguồn kinh phí được sử dụng cho nội dung này.
- Chi bồi dưỡng trong thời gian
điều trị cho các cán bộ, chiến sỹ của cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bị tai
nạn, bị thương hoặc bị chết trong quá trình điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí
cho các trường hợp không có chế độ bảo hiểm y tế.
- Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác
kiêm nhiệm cho cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả. Mức chi cụ thể thực hiện theo quy định chung của địa
phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nộp tiền vào ngân sách quy định.
Đối với vụ việc mà số thu không lớn nhưng có nhiều lực lượng
tham gia xử lý thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu được sử
dụng thêm tối đa không quá 10% tổng số kinh phí được sử dụng (10% này lấy từ số
kinh phí sử dụng cho nội dung chi tại điểm b dưới đây) để bổ sung chi bồi
dưỡng, khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích theo quy định tại điểm
này. Trường hợp
một vụ việc có nhiều lực lượng cùng tham gia, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ
trì chống buôn lậu có trách nhiệm căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc và
mức độ tham gia của từng cơ quan, đơn vị để xem xét, chi bồi dưỡng, khen thưởng
cho các cơ quan, đơn vị tham gia, phối hợp đảm bảo công khai, dân chủ.
- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật
về phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
- Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ làm
nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
- Chi hội nghị, hội thảo, khảo sát chuyên đề chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả;
- Chi hỗ trợ công tác chỉ đạo,
điều hành của cơ quan cấp trên. Các Bộ quản lý lực lượng tham gia chống buôn
lậu, gian lận thương mại, hàng giả hướng dẫn cụ thể về mức chi (nhưng tối đa
không quá 10% số kinh phí được sử dụng cho các nội dung quy định tại điểm này)
và việc quản lý, sử dụng đối với nội dung chi này.
b) Dành 60% để chi đầu tư cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phục vụ cho công tác
phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Việc chi đầu tư cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phải thực hiện theo đúng chế độ,
tiêu chuẩn, định mức hiện hành. Trường hợp nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, chế
độ, định mức thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu chủ động quyết định
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Số kinh phí được bổ sung cuối
năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nội
dung theo quy định tại Thông tư này.
3. Hạch toán, kế toán và thanh
quyết toán nguồn kinh phí được bổ sung:
Các đơn vị được bổ sung kinh
phí hoạt động từ nguồn thu chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phải
mở sổ kế toán, tổ chức hạch toán, kế toán việc sử dụng nguồn kinh phí này để
quản lý chặt chẽ theo quy định hiện hành. Việc
thanh, quyết toán và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh
phí này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và hướng
dẫn tại Thông tư này
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng đối với các cơ quan, đơn
vị chống buôn lậu trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng
giả.
Việc quản lý, sử dụng tiền thu
từ xử lý vi phạm hành chính và tiền thu từ các vụ án hình sự không thuộc lĩnh
vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả không thực hiện theo quy định
của Thông tư này mà thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu,
hướng dẫn./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn