Thông tư 36/2025/TT-BCA quy định chi tiết Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 36/2025/TT-BCA

Thông tư 36/2025/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Nghị định 105/2025/NĐ-CP ngày 15/5/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Cơ quan ban hành: Bộ Công an
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:36/2025/TT-BCANgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lương Tam Quang
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/05/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

UBND cấp xã có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, cơ sở và chuyên ngành

Ngày 15/05/2025, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 36/2025/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cùng Nghị định 105/2025/NĐ-CP. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Thông tư này áp dụng cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, chuyên ngành và dân phòng, quy định chi tiết về trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 

Thông tư 36/2025/TT-BCA thay thế một số Thông tư trước đó và quy định chi tiết hơn về các biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Thông tư quy định chi tiết về việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng dân phòng, cơ sở và chuyên ngành. Danh mục và số lượng phương tiện được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư.

Ủy ban nhân dân cấp xã và người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm trang bị và có thể bổ sung thêm phương tiện tùy theo nhu cầu và khả năng ngân sách.

- Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được quản lý, bảo quản tại các địa điểm đảm bảo an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy. Việc bảo quản, bảo dưỡng phải tuân theo các quy định tại các Phụ lục II, III, IV và V của Thông tư, đảm bảo phương tiện luôn sẵn sàng hoạt động.

- Thẩm quyền của cơ quan Công an

Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm định thiết kế, quản lý, kiểm tra và cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tương tự trong phạm vi địa phương.

- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ

Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với các cơ sở đào tạo để xây dựng chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng liên quan. Các cơ quan, tổ chức có thể đăng ký huấn luyện với các đơn vị có thẩm quyền để nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên.

Xem chi tiết Thông tư 36/2025/TT-BCA tại đây

tải Thông tư 36/2025/TT-BCA

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 36/2025/TT-BCA PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 36/2025/TT-BCA DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN

_______

Số: 36/2025/TT-BCA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2025

 

 

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ và Nghị định số 105/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2025 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

_______

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày 29 tháng 11 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 105/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Nghị định số 105/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Nghị định số 105/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cụ thể:

1. Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm:

a) Khoản 4 Điều 42 về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành, lực lượng dân phòng;

b) Khoản 3 Điều 43 về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 37/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân).

2. Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, bao gồm:

a) Khoản 7 Điều 9 về thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an;

b) Khoản 3 Điều 13 về thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an;

c) Khoản 6 Điều 15 về thẩm quyền xây dựng, phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an;

d) Khoản 6 Điều 23 về thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

đ) Khoản 6 Điều 28 và khoản 2 Điều 30 về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 2. Phụ lục

Ban hành kèm theo Thông tư này các phụ lục:

1. Phụ lục I: Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

2. Phụ lục II: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

3. Phụ lục III: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu người, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ, chất chữa cháy, phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

4. Phụ lục IV: Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

5. Phụ lục V: Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị báo cháy độc lập, thiết bị thuộc hệ thống báo cháy, thiết bị thuộc hệ thống loa thông báo và hướng dẫn thoát nạn, thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy, đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.

6. Phụ lục VI: Các biểu mẫu.

 

Chương II. TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHUYÊN NGÀNH

 

Điều 3. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng

1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng theo danh mục, số lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và khả năng bảo đảm ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể trang bị thêm số lượng, thêm loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương tiện, thiết bị cần thiết khác cho lực lượng dân phòng để thực hiện nhiệm vụ.

Điều 4. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành

1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo danh mục, số lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

2. Người đứng đầu cơ sở quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở, người đứng đầu cơ sở quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định trang bị thêm số lượng, thêm loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương tiện, thiết bị cần thiết khác cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý để thực hiện nhiệm vụ.

3. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành quy định tại khoản 8 Điều 20 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP.

Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành thuộc cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

 

Chương III. QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

 

Điều 5. Địa điểm, nơi quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được quản lý, bảo quản tại nhà, kho, bến, âu thuyền, bến cảng hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

a) Nhà, kho để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ, bảo đảm an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng;

b) Bến, âu thuyền, bến cảng để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy.

2. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy phải được để trong nhà, kho; tàu chữa cháy, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được neo đậu tại bến, bến cảng, địa điểm khác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy. Các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác phải được để ở địa điểm, nơi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này hoặc để trong các khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tàu chữa cháy, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

3. Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa sử dụng phải được bảo quản trong nhà, kho hoặc địa điểm, nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng loại phương tiện.

Điều 6. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và do người đứng đầu cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm thực hiện việc bảo quản, bảo dưỡng phù hợp với từng loại phương tiện, hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có), bảo đảm phương tiện sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đối với phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới, mặt nạ phòng độc cách ly được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên hằng ngày hoặc trong và sau mỗi lần sử dụng.

2. Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về việc bảo quản, bảo dưỡng thì thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

3. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục II, III, IV và Phụ lục V kèm theo Thông tư này và theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có).

4. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng, người được phân công quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải ghi kết quả bảo quản, bảo dưỡng vào Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là tài liệu trong hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở theo quy định.

Điều 7. Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Việc thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được lồng ghép trong Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở theo Mẫu số PC04 Phụ lục VIII kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, bảo đảm các nội dung sau:

1. Kết quả thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị).

2. Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (nếu có).

3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở:

a) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;

b) Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động thuộc phạm vi quản lý học tập, biết sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trang bị;

c) Phân công, xác định cụ thể trách nhiệm của người được phân công quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

d) Kiểm tra, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

đ) Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi quản lý.

2. Chủ hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tự bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị để bảo đảm sử dụng được phương tiện khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố.

 

Chương IV. PHÂN CẤP THẨM QUYỀN THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CƠ QUAN CÔNG AN

 

Điều 9. Thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an

1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, cụ thể:

a) Công trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

b) Công trình thuộc dự án có công trình cấp đặc biệt theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Công trình trụ sở, nhà làm việc của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, công trình thuộc dự án có công trình cấp I khi có đề nghị của chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình;

d) Công trình xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

đ) Công trình dân dụng có chiều cao phòng cháy và chữa cháy trên 150 m;

e) Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thuộc danh mục theo quy định của pháp luật về xây dựng;

g) Công trình sử dụng công nghệ, thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy mà Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình, phương tiện giao thông, cụ thể:

a) Công trình quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP trên địa bàn quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phương tiện giao thông quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh, có đăng ký kinh doanh hoặc sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải trên địa bàn quản lý;

c) Công trình trên địa bàn quản lý đã được Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mà trong quá trình sử dụng thay đổi công năng hoặc cải tạo làm thay đổi điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP.

Điều 10. Thẩm quyền quản lý, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh quản lý về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở thuộc Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/202 5/NĐ-CP; thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở, công trình, phương tiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP.

Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định tại Mục 1 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP.

Điều 12. Thẩm quyền xây dựng, phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP.

Sau khi phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an được phê duyệt, đơn vị trực tiếp xây dựng phương án có trách nhiệm xây dựng Phiếu chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì, phối hợp với trường Đại học Phòng cháy chữa cháy và đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình, biên soạn tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phát hành đến Công an các đơn vị, địa phương.

2. Thẩm quyền huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:

a) Cơ sở đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở thuộc nhóm 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cho đối tượng quy định tại điểm b khoản này khi có đề nghị; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở thuộc nhóm 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP khi có đề nghị;

b) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm i khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc cơ quan Đảng, nhà nước ở trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi có đề nghị, trừ người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở thuộc nhóm 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP do cơ sở đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ huấn luyện và thành viên Đội dân phòng;

c) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh: huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có đề nghị, trừ người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở thuộc nhóm 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP do cơ sở đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ huấn luyện; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có đề nghị.

Trường hợp khi có đề nghị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cá nhân là đối tượng được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, thành viên Đội dân phòng thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an cấp xã để tổ chức thực hiện.

3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở thuộc nhóm 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đăng ký với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều này để tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này để tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý;

c) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm: bố trí địa điểm, nơi tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng để thuận tiện về thời gian, đi lại cho đối tượng được huấn luyện, bồi dưỡng; thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, kiểm tra và có văn bản thông báo kết quả huấn luyện, bồi dưỡng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đăng ký, có tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

 

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

b) Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 55/2024/TT-BCA ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2020/TT-BCA ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư số 82/2021/TT-BCA ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư số 06/2022/TT-BCA ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân;

c) Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

d) Thông tư số 32/2024/TT-BCA ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

3. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 149/2020/TT-BCA và việc quản lý, sử dụng, in, phát hành tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 32/2024/TT-BCA được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2026.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quy chế về quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý với các nội dung: nguyên tắc quản lý, sử dụng phương tiện; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, thành viên Đội dân phòng trong việc trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của người được phân công quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện; các nội dung khác có liên quan.

3. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Đề nghị Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức do bộ, ngành, địa phương mình quản lý.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn./.

 

Nơi nhận:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ;

- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công an;

- Lưu: VT, V03, C07.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Đại tướng Lương Tam Quang

 

 

 

Phụ lục I

DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TRANG BỊ CHO LỰC LƯỢNG
DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN,
CỨU HỘ CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ
CỨU NẠN, CỨU HỘ CHUYÊN NGÀNH

(Kèm theo Thông tư số 36/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Công an)

_________________

 

STT

DANH MỤC

ĐƠN VỊ

SỐ LƯỢNG
(Trang bị cho 01 đội)

Đội dân phòng

Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở

Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành

Cơ sở thuộc Phụ lục II kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP

Cơ sở còn lại thuộc Phụ lục I kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP

1

Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 04 kg

Bình

05

 

 

 

2

Bình khí chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 03kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 06 lít

Bình

05

 

 

 

3

Đèn (độ sáng tối thiểu 200 lm, chịu nước tối thiểu IPX5)

Chiếc

02

02

01

03

4

Rìu (chất liệu đầu rìu bằng thép cacbon cao)

Chiếc

01

02

01

02

5

Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài tối thiểu 100 cm)

Chiếc

01

01

01

01

6

Búa (chất liệu đầu búa bằng thép cacbon cao, nặng tối thiểu 5 kg,)

Chiếc

01

01

01

01

7

Kìm cộng lực (có tải cắt tối thiểu 60 kg)

Chiếc

01

01

01

01

8

Mặt nạ lọc độc hoặc mặt nạ phòng độc cách ly

Bộ

03

03

 

03

 

* Ghi chú:

- Các phương tiện phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo quy định tại Thông tư này; thời hạn sử dụng theo niên hạn của nhà sản xuất, được thay thế khi hết niên hạn sử dụng hoặc khi bị hư hỏng.

- Trường hợp phương tiện quy định trong Phụ lục này đã được trang bị tại cơ sở theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc trang bị trên phương tiện chữa cháy cơ giới của cơ sở thì không bắt buộc trang bị những phương tiện đã có cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đội trưởng Đội dân phòng, Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành quyết định việc giao phương tiện cho từng thành viên trong đội để sử dụng và loại phương tiện để sử dụng chung./.

 

Phụ lục II

BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN
CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI

(Kèm theo Thông tư số 36/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Công an)

_______________

 

I. Bảo quản phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới

1. Bảo quản thường xuyên

1.1. Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2. Kiểm đếm số lượng và sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ được trang bị theo phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

1.3. Làm sạch, lau khô bề mặt các bộ phận cấu thành của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới và các phương tiện, thiết bị, dụng cụ được trang bị kèm theo.

1.4. Bảo vệ phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới:

a) Đối với xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải sử dụng thiết bị chèn lốp để cố định vị trí phương tiện;

b) Đối với tàu chữa cháy, xuồng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải sử dụng dây neo và thiết bị, dụng cụ chống va đập để cố định khi neo đậu tại bến, âu thuyền, bến cảng;

c) Đối với phương tiện, thiết bị, dụng cụ có các bộ phận dễ bị ăn mòn, biến dạng, oxy hoá khi tiếp xúc với nước, oxy trong không khí hoặc hoá chất độc hại phải sử dụng các chất chống oxy hoá hoặc thiết bị bao, phủ, che, chắn để bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.5. Nhà, kho, bến, bãi, nơi bảo quản phương tiện phải có các biện pháp chống động vật, côn trùng xâm nhập; không được lưu trữ chất hóa học có tính độc hại, ăn mòn, dễ cháy, nổ trong cùng khu vực nhà, kho, nơi bảo quản phương tiện.

2. Bảo quản trong và sau mỗi lần sử dụng

2.1. Trong quá trình sử dụng:

a) Khi sử dụng phương tiện để thực tập phương án, làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu, nạn, cứu hộ phải dừng, đỗ, đặt trên địa hình, địa vật bằng phẳng, khoá phanh tay, sử dụng thiết bị chèn lốp để cố định vị trí phương tiện, có biển cảnh báo, sử dụng thiết bị che, chắn bảo vệ phương tiện, thiết bị, đường vòi chữa cháy, đường ống dẫn dầu thuỷ lực;

b) Vận hành phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2. Sau mỗi lần sử dụng:

a) Kiểm đếm số lượng và làm sạch, phơi hoặc lau khô phương tiện, thiết bị trước khi sắp xếp vào vị trí, nơi bảo quản;

b) Kiểm tra, đóng kín các van, nắp bảo vệ trên hệ thống bơm, hệ thống điều khiển phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn theo thiết kế của nhà sản xuất. Mở van xả đáy guồng bơm để xả hết nước trong guồng bơm, sau đó đóng kín van xả đáy guồng bơm (đối với các loại xe được trang bị bơm chữa cháy) bảo đảm độ kín và bên trong guồng bơm luôn được khô ráo;

c) Kiểm tra và bổ sung nhiên liệu bảo đảm tối thiểu 80% mức nhiên liệu trong bình chứa. Đối với phương tiện sử dụng pin, ắc quy, bảo đảm nạp tối thiểu 80% dung lượng pin, ắc quy. Kiểm tra và bổ sung đủ nước, chất tạo bọt chữa cháy (nếu có), dung dịch làm mát động cơ, các loại dầu, mỡ bôi trơn, dầu thủy lực (nếu thiếu) trước khi đưa phương tiện vào vị trí, nơi bảo quản;

d) Đóng kín các cửa, khoang chứa phương tiện không để nước, bụi, hoá chất, côn trùng xâm nhập.

II. Bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới

1. Bảo dưỡng thường xuyên

1.1. Khởi động phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới:

a) Đối với xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tàu chữa cháy, xuồng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện khởi động động cơ 01 lần tối thiểu trong 15 phút. Trường hợp nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, thực hiện khởi động động cơ 02 lần/ngày, mỗi lần khởi động tối thiểu trong 15 phút và cách nhau 08 tiếng. Đối với xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thể kết hợp di chuyển trong quá trình khởi động;

b) Đối với máy bơm chữa cháy thực hiện khởi động động cơ tối đa 01 lần trong 03 phút (khi không phun, hút nước) hoặc 15 phút (khi có phun, hút nước). Trường hợp nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, thực hiện khởi động động cơ 02 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 08 tiếng;

c) Đối với máy nạp khí sạch, 03 ngày khởi động 01 lần tối thiểu trong 05 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

d) Đối với phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác thực hiện khởi động động cơ 01 lần tối thiểu trong 05 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2. Kiểm tra tình trạng hoạt động, các hệ thống, bộ phận kỹ thuật của phương tiện:

a) Đối với xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thực hiện kiểm tra: hệ thống truyền lực đến bơm ly tâm, hệ thống ly hợp, hệ thống phanh, hệ thống trợ lực lái, bộ trích công suất (PTO), hệ thống bơm chữa cháy, hệ thống bơm chân không mồi nước, hệ thống trộn chất tạo bọt chữa cháy, lăng giá cố định chữa cháy (đối với xe chữa cháy), hệ thống nén khí (đối với xe chữa cháy sử dụng công nghệ bọt khí nén), hệ thống thủy lực nâng, hạ, quay cẩu, hệ thống tời, chân chống thuỷ lực, tháp đèn chiếu sáng (đối với xe cứu nạn, cứu hộ), cơ cấu ra thang, vào thang, giỏ thang, cơ cấu bảo đảm an toàn (đối với xe thang), cơ cấu nâng, hạ, xoay và hoạt động của hệ thống quạt hút khói (đối với xe hút khói), các loại đèn báo, đồng hồ của bảng táp lô, đèn, còi tín hiệu giao thông, thiết bị phát tín hiệu ưu tiên, công tắc, van điều khiển, tay gạt điều khiển hệ thống chuyên dùng, dây ga tay, máy phát điện, cơ cấu bảo đảm an toàn;

b) Đối với tàu chữa cháy, xuồng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thực hiện kiểm tra: động cơ, hệ thống lái, thiết bị dẫn đường, đèn, còi tín hiệu, hệ thống bơm nước chữa cháy, hệ thống trộn chất tạo bọt chữa cháy, lăng giá chữa cháy, hệ thống neo;

c) Đối với máy bơm chữa cháy, thực hiện kiểm tra: động cơ, hệ thống cảnh báo quá nhiệt bảo vệ động cơ, hệ thống điều khiển (khi không phun, hút nước), hệ thống bơm chân không mồi nước, hệ thống đo áp suất, hệ thống làm mát động cơ, hệ thống phun, hút nước (khi phun, hút nước);

d) Đối với phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, thực hiện kiểm tra: động cơ và hệ thống điều khiển, hệ thống đèn, còi cảnh báo, hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống truyền động và cơ cấu điều khiển lăng chữa cháy, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống camera quan sát (đối với robot chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ), hệ thống nén khí, hệ thống đo, cảnh báo áp suất làm việc của hệ thống nén khí (đối với máy nạp khí sạch), động cơ, hệ thống khởi động, công tắc điều khiển, máy bơm, vòi phun (đối với thiết bị chữa cháy đeo vai có động cơ), hệ thống điều khiển, vận hành, bộ phận banh, cắt thuỷ lực, cưa, khoan, đục, đập, tời, kéo, kích, nâng (đối với các loại máy banh, cắt, cưa, khoan, đục, đập tời, kéo, banh, kích, nâng), động cơ, hệ thống khởi động, hệ thống đèn cảnh báo, đồng hồ, công tắc điều khiển (đối với máy phát điện), động cơ, hệ thống khởi động, công tắc điều khiển, hệ thống cánh quạt (đối với quạt thổi khói, quạt hút khói, máy thổi gió).

1.3. Việc kiểm tra tình trạng hoạt động, các hệ thống, bộ phận kỹ thuật của phương tiện được thực hiện trong quá trình khởi động động cơ phương tiện. Trường hợp phát hiện phương tiện bị hư hỏng, sự cố phải báo cáo người có thẩm quyền để tổ chức khắc phục, sửa chữa kịp thời.

2. Bảo dưỡng sau mỗi lần sử dụng

2.1. Thay thế, sửa chữa các linh kiện, bộ phận bị hư hỏng, mất.

2.2. Kiểm tra, bổ sung dầu bôi trơn, dầu thủy lực, nước làm mát, nhiên liệu (nếu thiếu).

2.3. Mở hết các van hút, phun nước, van xả đáy guồng bơm để xả hết nước đọng trong bơm chữa cháy.

2.4. Bổ sung đủ chất chữa cháy vào téc chứa của xe chữa cháy.

2.5. Kiểm đếm số lượng và làm sạch phương tiện, thiết bị, dụng cụ trước khi sắp xếp vào vị trí, nơi bảo quản: làm sạch bên ngoài xe, dưới gầm xe; vệ sinh máy bơm, động cơ, ca bin, đèn chiếu sáng; giặt sạch, phơi khô vòi chữa cháy và các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác.

Trường hợp phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới có sử dụng nước mặn, nước bẩn hoặc chất tạo bọt chữa cháy thì phải vệ sinh, rửa sạch phương tiện, hệ thống bơm chữa cháy bằng nước sạch.

Trường hợp phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng trong vùng có dịch bệnh hoặc chất độc, phóng xạ phải được khử trùng, tiêu độc.

2.6. Đối với các loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, cần làm sạch các chi tiết máy, kiểm tra các ống dẫn dầu thủy lực, khí nén, bổ sung nhiên liệu, dầu bôi trơn (nếu thiếu)./.

 

Phụ lục III

BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY THÔNG DỤNG,
PHƯƠNG TIỆN CỨU NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHỤC VỤ
CỨU NẠN, CỨU HỘ, CHẤT CHỮA CHÁY, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ
THÔNG TIN LIÊN LẠC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY,
CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Kèm theo Thông tư số 36/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Công an)

________________

 

I. Bảo quản phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu người, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ, chất chữa cháy, phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc

1. Bảo quản thường xuyên

1.1. Kiểm đếm số lượng phương tiện, thiết bị.

1.2. Sắp xếp phương tiện, thiết bị được trang bị theo xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, tàu chữa cháy, xuồng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các khoang, ngăn chứa theo thiết kế của nhà sản xuất.

1.3. Đối với phương tiện, thiết bị chưa sử dụng được bảo quản trong nhà, kho và phải được phân loại, sắp xếp theo từng chủng loại, cụ thể:

a) Vòi, ống hút chữa cháy, lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, ezectơ, đai cứu nạn, cứu hộ, dây cứu nạn, cứu hộ, đệm cứu người, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong không gian hạn chế, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ dưới nước để trên kệ, bảo quản trong nhà, kho; ống tụt cứu người để tại vị trí được quy định trên xe thang;

b) Chất chữa cháy (hoá chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy) được lưu trữ trong các can, thùng, bình chứa;

c) Phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc để ở vị trí khô ráo, thoáng mát;

d) Phương tiện, thiết bị dò tìm người, máy phân tích nồng độ hoá chất (đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố hoá chất), máy đo cường độ phóng xạ (đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố phóng xạ) phải bảo quản trong tủ bảo ôn; bộ quần, áo chống hoá chất (đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố hoá chất), bộ quần, áo chống phóng xạ (đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố phóng xạ) phải được treo trên giá.

1.4. Làm sạch bề mặt của phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu người, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc, can, thùng, bình chứa chất chữa cháy.

1.5. Nhà, kho, nơi bảo quản phương tiện, thiết bị phải có các biện pháp chống động vật, côn trùng xâm nhập; không được lưu trữ chất hoá học có tính độc hại, ăn mòn, dễ cháy, nổ trong cùng khu vực nhà, kho, nơi bảo quản phương tiện, thiết bị.

2. Bảo quản trong và sau mỗi lần sử dụng

2.1. Khi sử dụng phương tiện, thiết bị để thực tập phương án, làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải vận hành phương tiện, thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2. Sau mỗi lần sử dụng:

a) Kiểm đếm số lượng và làm sạch, phơi hoặc lau khô phương tiện, thiết bị trước khi sắp xếp vào vị trí, nơi bảo quản;

b) Tháo rời các bộ phận của phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ dưới nước, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong không gian hạn chế, đệm cứu người và cất giữ trong bao bì chuyên dụng; xếp gọn ống tụt cứu người và để tại vị trí quy định trên xe thang; thiết bị dò tìm người, máy phân tích nồng độ hoá chất, máy đo cường độ phóng xạ (đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố hoá chất, phóng xạ) được cất giữ trong thùng chứa chuyên dụng hoặc tủ bảo ôn;

c) Kiểm tra và bổ sung nhiên liệu bảo đảm tối thiểu 80% mức nhiên liệu trong bình chứa (đối đối với máy phát điện của đệm cứu người). Các phương tiện sử dụng pin, ắc quy sau khi sử dụng bảo đảm nạp tối thiểu 80% dung lượng pin, ắc quy.

II. Bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu người, phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ, phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc

1. Bảo dưỡng thường xuyên

1.1. Thực hiện khởi động động cơ phương tiện:

a) Đối với máy phát điện của đệm cứu người, hằng ngày thực hiện khởi động động cơ 01 lần trong 15 phút; trường hợp nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, thực hiện khởi động động cơ 02 lần/ngày, mỗi lần khởi động trong 15 phút và cách nhau 08 tiếng;

b) Đối với thiết bị dò tìm người, máy phân tích nồng độ hoá chất, máy đo cường độ phóng xạ, hằng ngày khởi động toàn bộ máy, thiết bị 01 lần trong 15 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2. Kiểm tra tình trạng hoạt động, các hệ thống, bộ phận kỹ thuật của phương tiện: mỏ vịt, đầu phun, đồng hồ báo áp suất khí nén (đối với các loại bình chữa cháy), đầu nối, gioăng làm kín, van khoá (đối với lăng, ba chạc, hai chạc chữa cháy), bộ điều chỉnh tỉ lệ trộn bọt, khớp nối và gioăng làm kín (đối với ezectơ hút bọt), cơ cấu thu/phóng thang, cơ cấu chốt hãm (đối với thang chữa cháy, thang cứu người), camera, cảm biến dò tìm nạn nhân, micro, tai nghe, màn hình điều khiển thiết bị (đối với thiết bị dò tìm người), la bàn, thiết bị đo độ sâu, van nhu cầu thở, áo phao (đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ dưới nước), khoá kéo, nhám dính, khoá bấm, van một chiều (đối với bộ quần, áo thuộc phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố hoá chất), khoá kéo, nhám dính (đối với bộ quần, áo thuộc phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố phóng xạ), động cơ, hệ thống khởi động, hệ thống đèn cảnh báo, đồng hồ, công tắc điều khiển (đối với máy phát điện), quạt thổi khí, van giảm áp (đối với đệm cứu người), màn hình hiển thị, kim báo chỉ số, các nút điều khiển (đối với máy phân tích nồng độ hoá chất, máy đo cường độ phóng xạ), khoá an toàn, các đường chỉ may (đối với đai cứu nạn, cứu hộ), màn hình hiển thị, loa và micro đàm thoại, các nút điều khiển (đối với bộ đàm).

Trường hợp phát hiện phương tiện, thiết bị bị hư hỏng, sự cố phải báo cáo người có thẩm quyền để tổ chức khắc phục, sửa chữa kịp thời.

2. Bảo dưỡng sau mỗi lần sử dụng

2.1. Thực hiện các công việc kiểm tra tình trạng hoạt động, các hệ thống, bộ phận kỹ thuật của phương tiện, thiết bị; thay thế, sửa chữa các linh kiện bị hư hỏng, mất; tắt nguồn bộ đàm, tháo ăng ten và pin.

2.2. Kiểm đếm số lượng và làm sạch, phơi hoặc lau khô phương tiện, thiết bị trước khi sắp xếp vào vị trí, nơi bảo quản.

2.3. Kiểm tra và bảo đảm nạp tối thiểu 80% dung lượng pin, ắc quy; bổ sung nhiên liệu bảo đảm tối thiểu 80% mức nhiên liệu trong bình chứa đối với máy phát điện; nạp bổ sung bảo đảm áp suất khí trong bình khí nén đạt tối thiểu 80% áp suất làm việc tối đa.

Trường hợp phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc sử dụng trong vùng có dịch bệnh hoặc chất độc, phóng xạ phải được khử trùng, tiêu độc./.

 

 

Phụ lục IV

BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG TRANG PHỤC VÀ THIẾT BỊ BẢO HỘ

CÁ NHÂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Kèm theo Thông tư số 36/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025

của Bộ trưởng Bộ Công an)

_________________

 

I. Bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

1. Bảo quản thường xuyên

1.1. Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản suất.

1.2. Kiểm đếm số lượng, phân loại và sắp xếp theo từng chủng loại trên kệ bảo quản trong nhà, kho; không để trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân trực tiếp xung mặt sàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với tường, trn nhà, kho; không được xếp thành đng hoặc đ các vật nặng, sc, nhọn lên b mặt trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân; trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân trang bị theo phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới phải được sp xếp trong các ngăn, khoang theo đúng thiết kế của nhà sản xuất và hướng dn của đơn vị trực tiếp quản lý; quần, áo cách nhiệt, quần, áo chữa cháy phải được treo trên giá hoặc bảo quản trong tủ dưới dạng treo; sử dụng thiết bị bao, phủ, che, chn đ bảo bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.3. Làm sạch, phơi khô hoặc lau khô.

1.4. Nhà, kho, nơi bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân phải có các biện pháp chống động vật, côn trùng xâm nhập; không được lưu trữ chất hoá học có tính độc hại, ăn mòn, dễ cháy, nổ trong cùng khu vực nhà, kho, nơi bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân.

2. Bảo quản trong và sau mỗi lần sử dụng

2.1. Trong quá trình sử dụng, thực hiện việc bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản suất.

2.2. Sau mỗi lần sử dụng:

a) Kim đếm số lượng và làm sạch, phơi hoặc lau khô trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân trước khi sắp xếp vào vị trí, nơi bảo quản;

b) Đối với mặt nạ lọc độc: thay mới quả lọc (phin lọc) sau khi đã tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài;

c) Đối với mặt nạ phòng độc cách ly: tháo rời bình khí nén, van nhu cầu thở, mặt trùm, các khớp nối trước khi đưa vào vị trí bảo quản.

2.3. Kiểm tra và bổ sung áp suất khí trong bình khí nén phải đạt tối thiểu 80% áp suất làm việc tối đa; kiểm tra, thay mới pin (đối với loại pin dùng 01 lần) hoặc nạp đầy dung lượng pin cho đèn, thiết bị chiếu sáng sử dụng pin có khả năng sạc nhiều lần.

II. Bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

1. Bảo dưỡng thường xuyên

1.1. Đối với quần, áo cách nhiệt, quần, áo chữa cháy: kiểm tra khoá kéo, nhám dính, khoá bm, dây đai quần chữ Y.

1.2. Đối với mặt nạ lọc độc: mặt trùm bảo đảm kín khít, các dây đai dễ dàng điều chỉnh theo thể trạng người sử dụng.

1.3. Đối với mặt nạ phòng độc cách ly: bình khí nén phải đạt áp suất tối thiểu 80% áp suất khí làm việc tối đa; mặt trùm bảo đảm kín khít, không bị hở trong quá trình sử dụng; dây dẫn khí không bị nứt, thủng; khớp kết nối phải dễ tháo lắp, không bị rò r khí nén; van nhu cầu thở, đồng hồ báo áp suất và còi cảnh báo hoạt động bình thường; các dây đai, móc khoá phải liên kết chắc chắn và dễ dàng điều chỉnh theo thể trạng người sử dụng.

1.4. Đối với đèn, thiết bị chiếu sáng: bóng đèn, nút bấm, các gioăng cao su chống nước (nếu có) hoạt động bình thường.

1.5. Trường hợp phát hiện trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân bị hư hỏng, mặt nạ phòng độc cách ly rò rỉ khí nén phải báo cáo người có thẩm quyền để tổ chức khắc phục, sửa cha kịp thời.

2. Bảo dưỡng sau mỗi lần sử dụng

2.1. Thực hiện các công việc như bảo dưỡng thường xuyên.

2.2. Kiểm đem số lượng và làm sạch, phơi hoặc lau khô trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân trước khi sắp xếp vào vị trí, nơi bảo quản.

2.3. Trường hợp trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân sử dụng trong vùng có dịch bệnh hoặc chất độc, phóng xạ phải được khử trùng, tiêu độc./.

 

 

Phụ lục V

BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ BÁO CHÁY ĐỘC LẬP, THIẾT BỊ
THUỘC HỆ TH
ỐNG BÁO CHÁY, THIT BỊ THUỘC HỆ THỐNG LOA
TH
ÔNG BÁO VÀ HƯỚNG DẪN THOÁT NẠN, THIẾT BỊ THUỘC HỆ
TH
NG CHỮA CHÁY, ĐÈN, PHƯƠNG TIỆN CHIU SÁNG SỰ CỐ,
CHỈ DẪN THOÁT NẠN

(Kèm theo Thông tư số 36/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Công an)

__________________

 

I. Bảo quản, bảo dưng thiết bị báo cháy độc lập, thiết bị thuộc hệ thống báo cháy

Việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị báo cháy độc lập, thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị truyền tin báo cháy, module các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy) tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn k thuật có liên quan.

II. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống loa thông báo và hướng dẫn thoát nạn

Việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống loa thông báo và hướng dẫn thoát nạn (thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh, mi-cờ-rô-phôn (microphone), thiết bị truyền tín hiệu, loa) tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

III. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, chất chữa cháy gốc nước

Việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, chất chữa cháy gốc nước (tủ điều khiển chữa cháy, chuông, còi, đèn, bảng hiển thị cảnh báo xả chất chữa cháy, van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy, ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy, họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại, chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt, chất chữa cháy gốc nước các loại) tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

IV. Bảo quản, bảo dưỡng đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn

Việc bảo quản, bảo dưỡng đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan./.

 
 
 

Phụ lục VI

CÁC BIỂU MẪU

(Kèm theo Thông tư số 36/2025/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2025

của Bộ trưởng Bộ Công an)

_______________

 

1. Mu số 01: S theo dõi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Mu số 02: Phiếu chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

 

 
 
 

Trang bìa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Mẫu số 01

 

 

SỔ THEO DÕI PHƯƠNG TIỆN

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Năm ……………...)

 

Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………..………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..………………………..………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………………….. Fax: ………………………………………………………………………………………

Lập sổ ngày …………………… tháng …………………. năm ………………………………………………………………………...

Người lập sổ: …………………………………………………………………………………………………………………………..

Người được phân công quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: ……………………………………

 

 

 

BẢNG I

PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY, CU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI

 

STT

Tên phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

Biển kiểm soát/ký mã hiệu

Ngày, tháng, năm kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng

Hình thức bảo quản, bảo dưỡng

(thường xuyên/ trong quá trình sử dụng/sau mỗi lần sử dụng)

Đánh giá tình trạng hoạt động

Người được phân công quản lý

(Ký, ghi rõ họ tên)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột 2: Ghi rõ tên phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới (quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 105/2025/NĐ-CP) được trang bị tại cơ sở;

- Cột 5: Ghi rõ biển kiểm soát đi với xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tàu chữa cháy; ký mã hiệu đi với máy bơm chữa cháy, các loại phương tiện cơ giới khác phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

- Cột 8: Ghi rõ tình trạng hoạt động (hoạt động bình thường/không hoạt động/hư hỏng bộ phận, chi tiết nào).

 

BẢNG II

BÌNH CHỮA CHÁY CÁC LOẠI, THIẾT BỊ BÁO CHÁY ĐỘC LẬP, THIẾT BỊ THUỘC HỆ THỐNG BÁO CHÁY, THIẾT BỊ
THUỘC HỆ THỐNG LOA THÔNG BÁO VÀ HƯỚNG D
N THOÁT NẠN, THIT BỊ THUỘC HỆ THỐNG CHA CHÁY,
ĐÈN, PHƯ
ƠNG TIỆN CHIẾU SÁNG SỰ C, CHỈ DN THOÁT NẠN

 

STT

Tên phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

Ngày, tháng, năm kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng

Đánh giá tình trạng hoạt động

Người được phân công quản lý

(Ký, ghi rõ họ tên)

1

2

3

4

5

6

7

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Bng này sử dụng để theo dõi công tác bảo dưỡng đối với bình chữa cháy các loại, thiết bị báo cháy độc lập, thiết bị thuộc hệ thống báo cháy, thiết bị thuộc hệ thng loa thông báo và hướng dn thoát nạn, thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy, đèn, phương tiện chiếu sáng sự c, chỉ dn thoát nạn.

- Cột 2: Ghi rõ tên bình chữa cháy, thiết bị thuộc hệ thống báo cháy, thiết bị thuộc hệ thống loa thông báo và hướng dn thoát nạn, thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy, đèn ch dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố (quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 105/2025/NĐ-CP) được trang bị tại cơ sở.

 

…(1)…

…(2)…

____

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Mẫu số 02

 

 

PHIU CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY, CU NẠN, CỨU HỘ

Trích từ phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ca cơ quan Công an s: …

 

1. Tên cơ sở: ………………………….…………………………………………………

2. Địa ch: ………………………………………………….……………………………..

3. Điện thoại ………………………………………………………………………………

4. Đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: ……………………………………………………………………………………………

5. Công an cp xã nơi xảy ra cháy: ………………. điện thoại: …………………

6. Tuyến đường từ đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đến cơ sở:

a) …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

b) …………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

7. Đặc đim chiến, kỹ thuật chữa cháy, cu nạn, cứu h

Số TT

Tình huống cháy

Loại, khối lượng chất cháy chủ yếu

Những điểm cần chú ý khi chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Số TT

Tình huống tai nạn, sự cố

Vị trí có thể xảy ra tai nạn, sự cố

Những điểm cần chú ý khi cứu nạn, cứu hộ

 

 

 

 

 

8. Huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Số TT

Đơn vị được huy động

Số điện thoại

Số người được huy động

Số lượng, loại phương tiện được huy động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Nguồn nước phục vụ chữa cháy:

Số TT

Nguồn nước

Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s)

VỊ trí, khoảng cách nguồn nước(m)

Những điểm cần chú ý

I

Trong cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Ngoài cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁN BỘ LẬP PHIẾU

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên cơ quan ban hành Phiếu chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

 

 

ĐỒ TỔNG MẶT BNG CƠ SỞ

(Th hiện giao thông, ngun nước phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, các hạng mục công trình của cơ sở)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi