Thông tư 38/2021/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 38/2021/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 38/2021/TT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Xuân Tuyên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/12/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp dược liệu phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi lưu hành
Theo đó, dược liệu phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi lưu hành, gồm: dược liệu chưa có tiêu chuẩn chất lượng quy định trong dược điển Việt Nam hoặc dược điển các nước trên thế giới; hoặc dược liệu có tiêu chuẩn chất lượng quy định trong dược điển Việt Nam hoặc dược điển các nước trên thế giới nhưng cơ sở muốn công bố chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng cao hơn quy định tại dược điển.
Hồ sơ công bố chất lượng dược liệu gồm: bản công bố chất lượng dược liệu theo mẫu; phiếu kiểm nghiệm được liệu đạt theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố; tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu. Các tài liệu trong hồ sơ phải bằng tiếng Việt và còn hiệu lực khi công bố. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính pháp lý và nội dung hồ sơ công bố.
Trong vòng 5 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ công bố, Bộ Y tế xem xét đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền các nội dung liên quan và gửi cho cơ quan kiểm nghiệm để tiến hành kiểm soát chất lượng. Nếu có thay đổi về nguồn gốc, xuất sứ dược liệu, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục công bố lại.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.
Xem chi tiết Thông tư 38/2021/TT-BYT tại đây
tải Thông tư 38/2021/TT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 38/2021/TT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền,
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng; công bố chất lượng dược liệu; kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và thủ tục thu hồi, xử lý dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN, THUỐC CỔ TRUYỀN
Áp dụng dược điển Việt Nam và dược điển các nước trên thế giới:
Tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền do cơ sở xây dựng, áp dụng phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 102 Luật dược số 105/2016/QH13 (sau đây viết tắt là Luật dược), cụ thể như sau:
CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN, THUỐC CỔ TRUYỀN
Trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm nghiệm, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả kiểm nghiệm, cơ sở kinh doanh dược có quyền đề nghị Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) chỉ định cơ sở kiểm nghiệm khác tiến hành lấy mẫu bổ sung để phân tích, kiểm nghiệm xác định lại kết quả kiểm nghiệm. Việc kiểm nghiệm lại chỉ tiêu chất lượng bị khiếu nại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật dược.
Thời gian lưu mẫu chế phẩm thuốc cổ truyền đến khi hết hạn dùng của thuốc hoặc 06 tháng kể từ ngày lấy mẫu để kiểm tra chất lượng.
Thời gian lưu mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền đến khi hết hạn dùng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc 12 tháng kể từ ngày lấy mẫu để kiểm tra chất lượng.
- 06 tháng đối với cơ sở có 01 lô dược liệu vi phạm mức độ 2;
- 12 tháng đối với cơ sở có 01 lô dược liệu vi phạm mức độ 1 hoặc có từ 02 lô dược liệu vi phạm mức độ 2 trở lên.
- 06 tháng đối với cơ sở có 01 lô vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 3;
- 12 tháng đối với cơ sở có 01 lô vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 2 hoặc có từ 02 lô vị thuốc cổ truyền trở lên vi phạm mức độ 3;
- 18 tháng đối với cơ sở có 01 lô vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 1 hoặc có từ 02 lô vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 2 trở lên hoặc có từ 03 lô vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 3.
- 06 tháng đối với cơ sở có 01 lô thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 3;
- 12 tháng đối với cơ sở sản xuất có 01 lô thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 2 hoặc có từ 02 lô thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 3 trở lên;
- 24 tháng đối với cơ sở sản xuất có 01 lô thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 1 hoặc có từ 02 lô thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 2 trở lên.
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ CỦA DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN, THUỐC CỔ TRUYỀN
THU HỒI VÀ XỬ LÝ DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN, THUỐC CỔ TRUYỀN VI PHẠM CHẤT LƯỢNG
Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) tiếp nhận thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm từ:
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin về thuốc cổ truyền vi phạm quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này, Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) tiến hành xác định mức độ vi phạm của thuốc được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và kết luận về việc thu hồi thuốc cổ truyền vi phạm trên cơ sở đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của người sử dụng.
- Trường hợp cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, việc xác định mức độ vi phạm của thuốc cổ truyền phải thực hiện trong thời hạn tối đa 7 ngày.
Trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin về dược liệu vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này, Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) tiến hành xác định mức độ vi phạm của dược liệu, vị thuốc cổ truyền được quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và kết luận về việc thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm trên cơ sở đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của người sử dụng.
Trường hợp cần xin ý kiến của Hội đồng chuyên gia, việc xác định mức độ vi phạm của dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải thực hiện trong thời hạn tối đa 15 ngày.
Quyết định thu hồi dược liệu phải bao gồm các thông tin sau: tên dược liệu, số giấy phép nhập khẩu hoặc số tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng, số lô, hạn dùng, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu, mức độ vi phạm, cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi;
Quyết định thu hồi vị thuốc cổ truyền phải bao gồm các thông tin sau: tên vị thuốc cổ truyền, số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, phương pháp chế biến, khối lượng bị thu hồi, số lô, hạn dùng, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu, mức độ vi phạm, cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi.
Quyết định thu hồi thuốc cổ truyền phải bao gồm các thông tin sau: tên thuốc cổ truyền, số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, tên các thành phần dược liệu, khối lượng/số lượng bị thu hồi, dạng bào chế, số lô, hạn dùng, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu, mức độ vi phạm, cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi.
Sở Y tế công bố thông tin về quyết định thu hồi trên Trang thông tin điện tử của Sở ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi.
Cơ sở kinh doanh phải thông báo thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền bị thu hồi đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng đã mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; việc thu hồi thực hiện trong phạm vi địa bàn ghi trong quyết định thu hồi của Bộ Y tế;
Trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện thu hồi hoặc không tiếp nhận sản phẩm trả về, cơ sở, cá nhân mua, sử dụng sản phẩm báo cáo Sở Y tế trên địa bàn để xử lý theo quy định;
Tính từ thời điểm hoàn thành việc thu hồi, trong thời hạn 01 ngày đối với trường hợp thu hồi mức độ 1, 03 ngày đối với trường hợp thu hồi mức độ 2 và mức độ 3, cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi phải báo cáo bằng văn bản kết quả thu hồi về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) và Sở Y tế trên địa bàn cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm thu hồi, gồm các tài liệu sau đây:
- Báo cáo kết quả thu hồi theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Danh sách các cơ sở được cung cấp trực tiếp hoặc cung cấp từ các cơ sở phân phối, kèm theo thông tin về địa chỉ, số điện thoại, email (nếu có), số lượng cung cấp, số lượng sản phẩm đã thu hồi;
- Biên bản giao nhận, hóa đơn xuất trả lại hàng hoặc các bằng chứng khác thể hiện việc thu hồi;
- Kết quả tự đánh giá về hiệu quả thu hồi;
- Kết quả điều tra, đánh giá nguyên nhân, đánh giá nguy cơ đối với các lô khác của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm và/hoặc các vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền khác được sản xuất trên cùng dây chuyền sản xuất.
Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) xem xét báo cáo kết quả thu hồi của cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện thu hồi để đánh giá hoặc giao Sở Y tế đánh giá hiệu quả thu hồi. Trường hợp hiệu quả thu hồi được đánh giá chưa triệt để, sản phẩm có khả năng vẫn tiếp tục được lưu hành, sử dụng và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền phối hợp với Sở Y tế và cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi.
- Xác định mức độ vi phạm theo quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Ban hành Quyết định thu hồi và Thông báo thu hồi theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
- Thực hiện cập nhật danh sách cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
- Báo cáo tình hình phân phối lô thuốc không đạt chất lượng (số lượng sản xuất, nhập khẩu, phân phối; tên, địa chỉ các cơ sở đã mua lô thuốc, số lượng mua và số lượng còn tồn tại từng cơ sở) gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) và Sở Y tế sở tại trong thời gian tối đa là 07 ngày kể từ ngày Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) ban hành văn bản yêu cầu;
- Đề nghị cơ sở kiểm nghiệm tỉnh, thành phố lấy mẫu bổ sung của lô thuốc không đạt chất lượng tại cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền trong nước hoặc cơ sở nhập khẩu đối với thuốc cổ truyền nước ngoài và tại ít nhất 02 cơ sở bán buôn. Thời gian đề nghị lấy mẫu bổ sung tối đa là 15 ngày kể từ ngày Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) ban hành văn bản yêu cầu;
- Gửi mẫu đã lấy tới cơ sở kiểm nghiệm tuyến Trung ương để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu không đạt.
Ban hành Quyết định thu hồi và Thông báo thu hồi lô thuốc cổ truyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi lấy mẫu theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
Có văn bản yêu cầu cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm:
- Báo cáo tình hình phân phối lô thuốc không đạt chất lượng tới cơ sở bán buôn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (số lượng sản xuất, nhập khẩu, phân phối; tên, địa chỉ các cơ sở đã mua thuốc, số lượng mua và số lượng còn tồn tại từng cơ sở) gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) và Sở Y tế sở tại trong thời gian tối đa là 07 ngày kể từ ngày Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) ban hành văn bản yêu cầu;
- Đề nghị cơ sở kiểm nghiệm tỉnh, thành phố lấy mẫu bổ sung ít nhất 02 mẫu thuốc của lô thuốc không đạt chất lượng tại cơ sở bán buôn khác. Thời gian đề nghị lấy mẫu bổ sung tối đa là 15 ngày kể từ ngày Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) ban hành văn bản yêu cầu;
- Gửi mẫu đã lấy tới cơ sở kiểm nghiệm tuyến Trung ương để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu không đạt.
Cơ quan kiểm tra chất lượng xác định phương án lấy mẫu trên cơ sở báo cáo về tình hình phân phối của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu; ưu tiên lấy mẫu theo thứ tự a, b, c, d, đ được quy định như sau:
Cơ sở có dược liệu bị thu hồi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng, khắc phục, tái chế hoặc tái xuất phải có văn bản đề nghị kèm theo mục đích sử dụng chuyển đổi hoặc biện pháp khắc phục hoặc quy trình tái chế gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền);
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Chậm nhất từ ngày 15 tháng 05 năm 2022, cơ sở kinh doanh dược liệu phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư này.
Hằng năm, xây dựng kế hoạch lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền kiểm tra chất lượng, trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt và bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch theo thẩm quyền;
Triển khai việc lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền kiểm tra chất lượng;
- Thực hiện phân tích, kiểm nghiệm mẫu xác định chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền nhập khẩu; nuôi trồng, thu hái, khai thác; sản xuất, chế biến; lưu hành; sử dụng. Báo cáo kết quả kiểm nghiệm về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) và Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi lấy mẫu;
- Nghiên cứu, thiết lập và công bố trên Trang thông tin điện tử của các Viện danh mục các chất chuẩn, chất đối chiếu, tạp chất chuẩn phục vụ cho việc phân tích, kiểm nghiệm mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền được nhập khẩu; nuôi trồng, thu hái, khai thác; sản xuất, chế biến; lưu hành; sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Chịu trách nhiệm cung cấp cho Trung tâm kiểm nghiệm thuốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn được phân công bản sao hoặc văn bản điện tử của tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
- Thực hiện phân tích, kiểm nghiệm mẫu xác định chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền nhập khẩu; nuôi trồng, thu hái, khai thác; sản xuất, chế biến; lưu hành; sử dụng.
- Thông báo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền), Viện Kiểm nghiệm thuốc tuyến Trung ương danh mục các chỉ tiêu kiểm nghiệm đã được thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền về Sở Y tế tỉnh, thành phố sở tại và Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền).
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên |
Phụ lục I
BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 38/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mẫu số 01A: Mẫu trình bày tiêu chuẩn chất lượng dược liệu
Mẫu số 01B: Mẫu trình bày tiêu chuẩn chất lượng vị thuốc cổ truyền
Mẫu số 01C: Mẫu trình bày tiêu chuẩn chất lượng thuốc cổ truyền
Mẫu số 02: Bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu
Mẫu số 03A: Biên bản lấy mẫu thuốc cổ truyền
Mẫu số 03B: Biên bản lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền
Mẫu số 04A: Phiếu kiểm nghiệm chất lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền
Mẫu số 04B: Phiếu kiểm nghiệm chất lượng thuốc cổ truyền
Mẫu số 05: Mẫu Phiếu phân tích;
Mẫu số 06: Báo cáo việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Mẫu số 07: Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu tại địa phương
Mẫu số 08: Biên bản thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Mẫu số 09: Báo cáo thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Mẫu số 10: Biên bản huỷ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Mẫu số 11: Báo cáo hoạt động nuôi trồng, thu hái, kinh doanh, sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Mẫu số 01A: Mẫu trình bày tiêu chuẩn cơ sở dược liệu
Tên cơ quan quản lý
Tên cơ sở thực hiện công bố
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CỦA DƯỢC LIỆU
Tên dược liệu
Số tiêu chuẩn
|
Tên cơ quan quản lý Tên cơ sở thực hiện công bố |
Tên dược liệu (Tên khoa học của dược liệu) |
Số tiêu chuẩn: |
Có hiệu lực từ: |
Ban hành theo Quyết định số....ngày....tháng....năm
1. Yêu cầu kỹ thuật
a) Ghi rõ từng chỉ tiêu chất lượng, các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu theo cấu trúc của Dược điển;
b) Ghi rõ thời gian nuôi trồng với dược liệu có thời gian nuôi trồng trên 01 năm.
2. Phương pháp thử
Nêu rõ phương pháp thử từng chỉ tiêu chất lượng, bao gồm: thuốc thử, thiết bị và chi tiết cách tiến hành.
Trường hợp là phương pháp thử chung ghi trong Dược điển, phải ghi rõ tên của Dược điển (số của phiên bản), phương pháp thử được sử dụng.
3. Đóng gói - Ghi nhãn - Bảo quản - Hạn dùng.
....ngày....tháng....năm
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Tên cơ quan quản lý
Tên cơ sở sản xuất
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CỦA VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
Tên vị thuốc cổ truyền
Số tiêu chuẩn
|
Tên cơ quan quản lý Tên cơ sở thực hiện |
Tên vị thuốc cổ truyền (Tên khoa học của vị thuốc cổ truyền) |
Số tiêu chuẩn: |
Có hiệu lực từ |
Ban hành theo quyết định số....ngày....tháng....năm
1. Yêu cầu kỹ thuật.
1.1. Công thức chế biến:
Ghi rõ tên, khối lượng của từng nguyên liệu, phụ liệu sử dụng trong công thức.
1.2. Nguyên liệu, phụ liệu:
Ghi rõ tiêu chuẩn chất lượng từng nguyên liệu, phụ liệu.
1.3. Yêu cầu chất lượng:
Ghi rõ từng chỉ tiêu chất lượng, các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu.
2. Phương pháp thử
Nêu rõ phương pháp thử đối với từng chỉ tiêu chất lượng, bao gồm: thuốc thử, thiết bị và cách tiến hành chi tiết.
Trường hợp là phương pháp thử chung ghi trong Dược điển, phải ghi rõ tên của Dược điển (số của phiên bản), phương pháp thử được sử dụng.
3. Đóng gói - Ghi nhãn - Bảo quản - Hạn dùng.
....ngày....tháng....năm
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Tên cơ quan quản lý
Tên cơ sở thực hiện công bố
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
Tên thuốc
Số tiêu chuẩn
|
Tên cơ quan quản lý hoặc Tên cơ sở thực hiện công bố |
Tên thuốc |
Số tiêu chuẩn: |
Có hiệu lực từ: |
Ban hành theo quyết định số....ngày....tháng....năm
1. Yêu cầu kỹ thuật
1.1. Công thức sản xuất:
Ghi rõ tên, khối lượng của từng nguyên liệu, phụ liệu sử dụng trong công thức.
1.2. Nguyên liệu, phụ liệu:
Ghi rõ tiêu chuẩn chất lượng của từng nguyên liệu, phụ liệu.
1.3. Yêu cầu chất lượng:
Ghi rõ từng chỉ tiêu chất lượng, các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu.
2. Phương pháp thử
Nêu rõ phương pháp thử cho từng chỉ tiêu chất lượng, bao gồm: thuốc thử, thiết bị và cách tiến hành chi tiết.
Trường hợp là phương pháp thử chung ghi trong Dược điển, phải ghi rõ tên của Dược điển (số của phiên bản), phương pháp thử được sử dụng.
3. Đóng gói - Ghi nhãn - Bảo quản - Hạn dùng.
....ngày....tháng....năm
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02: Bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
BẢN TỰ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU
Số: ................................/Tên cơ sở công bố/Năm công bố
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu
Tên cơ sở công bố: ..........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Điện thoại: .................................................. Fax: .................................................
E-mail ..................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: .............................................................................................
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược .......... ngày cấp ........... nơi cấp .............
II. Thông tin về sản phẩm
1. Tên dược liệu (tên khoa học): ............................................................................
2. Nguồn gốc: .......................................................................................................
3. Quy cách đóng gói: ...........................................................................................
4. Tên và địa chỉ cơ sở nuôi trồng, thu hái, khai thác (đối với dược liệu trong nước);...
5. Tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu (đối với dược liệu nhập khẩu): ...........
III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến)
IV. Tiêu chuẩn chất lượng công bố
(Tên cơ sở công bố) công bố dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ sở xây dựng (Trường hợp tiêu chuẩn chất lượng công bố có chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng cao hơn so với Dược điển thì đính kèm bảng so sánh)
Đính kèm (Số: ............).
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về dược và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu mà... (tên cơ sở công bố) đã công bố./.
........... , ngày.... tháng.... năm ..........
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03A: Biên bản lấy mẫu thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở kiểm nghiệm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
BIÊN BẢN LẤY MẪU THUỐC CỔ TRUYỀN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
Giấy giới thiệu hoặc thẻ thanh tra (ghi rõ số, ngày, tháng năm, tên cơ quan cấp: ......
Họ tên, chức vụ, cơ quan của những người tham gia lấy mẫu:
1 ...........................................................................................................................
2 ...........................................................................................................................
3 ...........................................................................................................................
Tên cơ sở được lấy mẫu: ....................................
Phân loại cơ sở được lấy mẫu: .............................................
Địa chỉ: .......................... Điện thoại: ..............................
STT |
Tên thuốc, hàm lượng, số đăng ký lưu hành |
Lô SX, ngày SX, hạn dùng |
Đơn vị đóng gói nhỏ nhất |
Số lượng mẫu được lấy |
Tên nhà sản xuất và địa chỉ |
Tên nhà nhập khẩu (nếu là thuốc NK); Tên nhà phân phối |
Nhận xét tình trạng lô thuốc trước khi lấy mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều kiện bảo quản khi lấy mẫu: ....................
Biên bản này được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở được lấy mẫu, 01 bản lưu tại cơ sở thực hiện kiểm nghiệm, 01 bản lưu tại ...............(cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng).
Người lấy mẫu (ký và ghi rõ họ tên) |
Đại diện cơ sở được lấy mẫu (ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 03B: Biên bản lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở kiểm nghiệm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
BIÊN BẢN LẤY MẪU DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
Giấy giới thiệu hoặc thẻ thanh tra (ghi rõ số, ngày, tháng năm, tên cơ quan cấp): .....
Họ tên, chức vụ, cơ quan của những người tham gia lấy mẫu:
1 ...........................................................................................................................
2 ...........................................................................................................................
3 ...........................................................................................................................
Tên cơ sở được lấy mẫu: ....................................
Phân loại cơ sở được lấy mẫu: .............................................
Địa chỉ: ...... Điện thoại: ....
STT |
Tên dược liệu/ vị thuốc cổ truyền, số đăng ký lưu hành /số tiêu chuẩn công bố |
Tên khoa học |
Lô SX, ngày SX, hạn dùng |
Khối lượng mẫu được lấy |
Tên cơ sở phân phối và địa chỉ |
Tên cơ sở sản xuất/ nhập khẩu và địa chỉ |
Nhận xét tình trạng lô dược liệu/vị thuốc cổ truyền trước khi lấy mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều kiện bảo quản khi lấy mẫu: ....................
Biên bản này được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở được lấy mẫu, 01 bản lưu tại cơ sở kiểm nghiệm, 01 bản lưu tại ...............(cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng).
Người lấy mẫu (ký và ghi rõ họ tên) |
Đại diện cơ sở được lấy mẫu (ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 04A: Phiếu kiểm nghiệm chất lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở kiểm nghiệm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
PHIẾU KIỂM NGHIỆM
Số:
Tên mẫu dược liệu/vị thuốc cổ truyền: Tên khoa học:
Cơ sở sản xuất:
Cơ sở nhập khẩu (đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền nhập khẩu từ nước ngoài):
Số lô: Ngày sản xuất: Hạn dùng:
Số giấy đăng ký đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu:
Nơi lấy mẫu (gửi mẫu):
Người lấy mẫu (gửi mẫu):
Yêu cầu kiểm nghiệm (ghi rõ nội dung, số, ngày, tháng, năm của biên bản lấy mẫu hoặc giấy tờ kèm theo)
Ngày/ tháng/ năm nhận mẫu:
Số đăng ký kiểm nghiệm:
Người giao mẫu: Người nhận mẫu:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Tình trạng mẫu khi nhận và khi mở niêm phong để kiểm nghiệm:
Chỉ tiêu chất lượng |
Yêu cầu chất lượng |
Kết quả và kết luận |
1.
2.
3...
Kết luận: (Ghi rõ mẫu dược liệu/vị thuốc cổ truyền/lô dược liệu/lô vị thuốc cổ truyền đạt hay không đạt chỉ tiêu (ghi rõ tên chỉ tiêu) theo tiêu chuẩn chất lượng áp dụng.
....ngày....tháng....năm
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04B: Phiếu kiểm nghiệm thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở kiểm nghiệm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
PHIẾU KIỂM NGHIỆM
Số:
Tên mẫu thuốc cổ truyền:
Cơ sở sản xuất:
Cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nước ngoài):
Số lô: Ngày sản xuất: Hạn dùng:
Số giấy đăng ký đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu:
Nơi lấy mẫu (gửi mẫu):
Người lấy mẫu (gửi mẫu):
Yêu cầu kiểm nghiệm (ghi rõ nội dung, số, ngày, tháng, năm của biên bản lấy mẫu hoặc giấy tờ kèm theo)
Ngày/ tháng/ năm nhận mẫu:
Số đăng ký kiểm nghiệm:
Người giao mẫu: Người nhận mẫu:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Tình trạng mẫu khi nhận và khi mở niêm phong để kiểm nghiệm:
Chỉ tiêu chất lượng |
Yêu cầu chất lượng |
Kết quả và kết luận |
1.
2.
3...
Kết luận: Mẫu thuốc cổ truyền/lô thuốc cổ truyền đạt hay không đạt chỉ tiêu (ghi rõ tên chỉ tiêu) theo tiêu chuẩn chất lượng áp dụng.
....ngày....tháng....năm
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 05: Phiếu phân tích
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở kiểm nghiệm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
PHIẾU PHÂN TÍCH
Số:
Tên mẫu phân tích: Tên khoa học (của dược liệu/vị thuốc cổ truyền)
(Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền)
Cơ sở sản xuất:
Cơ sở nhập khẩu (đối với mẫu phân tích nhập khẩu từ nước ngoài):
Số lô: Ngày sản xuất: Hạn dùng:
Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu:
Nơi gửi mẫu:
Người gửi mẫu:
Yêu cầu phân tích (ghi rõ nội dung, số, ngày, tháng, năm của biên bản lấy mẫu hoặc giấy tờ kèm theo)
Ngày tháng năm nhận mẫu:
Số đăng ký phân tích:
Người giao mẫu: Người nhận mẫu:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Tình trạng mẫu khi nhận và khi mở niêm phong để phân tích:
Chỉ tiêu chất lượng |
Yêu cầu chất lượng |
Kết quả và kết luận |
1.
2.
3...
....ngày....tháng....năm
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06: Báo cáo việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở báo cáo |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
BÁO CÁO VIỆC LẤY MẪU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN/THUỐC CỔ TRUYỀN
Kính gửi: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất |
Tên nước sản xuất |
Tên sản phẩm (dạng bào chế), HL |
SĐK hoặc GPNK hoặc Số công bố TCCL |
Số lô, NSX, HD |
Quy cách đóng gói; ĐVT (đơn vị đóng gói nhỏ nhất) |
Số lượng nhập khẩu (*) |
Tên, Sđt cơ sở đăng ký (*) |
Tên, Sđt cơ sở nhập khẩu |
Tên, Sđt cơ sở ủy thác NK (nếu có) (*) |
Tên, Sđt (các) cơ sở phân phối cấp 1 (nếu có) (*) |
Ngày nhập khẩu (*) |
Tên, Sđt cơ sở lấy mẫu và cơ sở kiểm nghiệm |
Ngày lấy mẫu |
Ngày ban hành PKN |
Kết quả kiểm nghiệm (đạt/không đạt) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Cơ sở lấy mẫu & cơ sở kiểm nghiệm không báo cáo những nội dung này.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:... |
....., ngày ....tháng .....năm ... Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 07: Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu tại địa phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
..........., ngày ........tháng.......... năm...........
BẢN CAM KẾT
VỀ ĐỊA ĐIỂM NUÔI TRỒNG, THU HÁI, KHAI THÁC DƯỢC LIỆU
____________
Kính gửi:
- Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
- Sở Y tế tỉnh/thành phố
Cơ sở....xin cam kết đã thu mua dược liệu tại các cơ sở/cá nhân nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu, cụ thể như sau:
STT |
Cơ sở/cá nhân nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu |
Địa điểm kinh doanh/ Hộ khẩu thường trú |
Tên dược liệu (tên khoa học) |
Diện tích trồng (m2) |
Địa điểm trồng |
Sản lượng dự kiến (kg) |
Thời điểm thu mua |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
Trường hợp phát hiện có sự giả mạo, không đúng sự thật về các nội dung đã cam kết, cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguồn gốc của dược liệu và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về kinh doanh dược liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 08: Biên bản thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở thực hiện thu hồi |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
Biên bản thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Chúng tôi gồm (ghi rõ họ tên, chức vụ từng thành viên):
1/ .. .............. ........................................................................................................
2/ ..........................................................................................................................
3/ ..........................................................................................................................
thuộc .....................................................................................................................
được giao nhiệm vụ thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền không đạt chất lượng theo công văn số: ......... ngày.... tháng.... năm.... của..................................................................
Đã tiến hành thu hồi tại số dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền sau:
Stt |
Tên dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền (hàm lượng) bị thu hồi |
ĐVT |
Số lượng/ khối lượng thu hồi |
Số lô |
Cơ sở sản xuất, địa chỉ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện cơ sở nơi thu hồi |
Các thành viên |
Trưởng bộ phận thu hồi |
Mẫu số 09: Báo cáo thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở thực hiện thu hồi |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
Báo cáo kết quả thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Kính gửi: ...
Thực hiện công văn số... ngày... tháng... năm... của .... về việc thu hồi dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền....; số giấy đăng ký lưu hành/số giấy phép nhập khẩu..., số lô...; ngày sản xuất...; hạn dùng... do cơ sở (tên cơ sở)... sản xuất/nhập khẩu, ...
Xin báo cáo kết quả thu hồi thuốc như sau:
1. Thông tin về sản phẩm bị thu hồi:
- Đối với dược liệu: Tên dược liệu (tên tiếng Việt và tiếng Latinh), số giấy phép nhập khẩu (đối với dược liệu nhập khẩu), số công bố tiêu chuẩn chất lượng, số lô, hạn dùng, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu dược liệu.
- Đối với vị thuốc cổ truyền: Tên vị thuốc cổ truyền (tên tiếng Việt và tiếng Latinh), phương pháp chế biến, số giấy đăng ký lưu hành/số giấy phép nhập khẩu, số lô, hạn dùng, cơ sở sản xuất/cơ sở nhập khẩu.
- Đối với thuốc cổ truyền: Tên thuốc, số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, tên các thành phần, hàm lượng, dạng bào chế, số lô, hạn dùng, cơ sở sản xuất/cơ sở nhập khẩu;
- Thời gian nhập xưởng/xuất xưởng ;
2. Kết quả thu hồi:
2.1 Kết quả thu hồi sản phẩm từ các cơ sở kinh doanh dược:
STT |
Tên cơ sở kinh doanh đã mua sản phẩm |
Tên sản phẩm thu hồi |
Đơn vị tính |
Số lượng đã mua |
Số lượng đã đưa ra lưu hành |
Số lượng thu hồi |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Tổng hợp kết quả thu hồi:
- Số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền đã sản xuất/nhập khẩu:
- Số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền đưa ra lưu hành trên thị trường:
- Số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền đã thu hồi:
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:... |
....., ngày ....tháng .....năm ... Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 10: Biên bản huỷ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở thực hiện tiêu hủy |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
Biên bản huỷ dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền
Thực hiện quyết định số: ......... ngày...tháng năm....của về việc huỷ dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền không đạt chất lượng hoặc quá hạn dùng.
Hôm nay, ngày ..........tháng....năm tại (tên địa điểm huỷ): .............
Hội đồng huỷ dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền được thành lập theo quyết định số .... ngày .......tháng.... năm của ............., gồm có:
1..... ... ...........................................................................................................
2 .................................................................................................................
3 .................................................................................................................
đã tiến hành huỷ các thuốc sau:
STT |
Tên sản phẩm bị hủy |
Số lô |
Cơ sở sản xuất |
ĐVT |
Số lượng/ Khối lượng huỷ (theo chứng từ) |
Số lượng huỷ (theo thực tế) |
Chênh lệch (*) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
((*) Giải trình lí do sự chênh lệch giữa lượng thực hủy và lượng cần hủy the chứng từ) Phương thức huỷ:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Biên bản huỷ dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền báo cáo lên .................
Biên bản này lập thành ..........bản, mỗi bên giữ 01 bản, gửi báo cáo .........bản
Các thành viên tham gia huỷ (ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh) |
Chủ tịch Hội đồng huỷ (ký tên, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 11: Báo cáo hoạt động nuôi trồng/ thu hái/khai thác, kinh doanh dược liệu/vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền
Tên đơn vị chủ quản Tên cơ sở báo cáo Số .... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày .... tháng ..... năm 20....... |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG/THU HÁI/KHAI THÁC, KINH DOANH DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN/THUỐC CỔ TRUYỀN
Kính gửi: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế
Thông tin chung của cơ sở:
1.1. Tên cơ sở:
1.2. Địa chỉ:
1.3.Số điện thoại:
1.4.Người đại diện pháp luật:
2. Báo cáo hoạt động nuôi trồng/ thu hái/khai thác/ kinh doanh dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/ thuốc cổ truyền
2.1 .Hoạt động nuôi trồng/thu hái/khai thác
STT |
Tên dược liệu |
Địa chỉ nuôi trồng |
Tổng diện tích nuôi trồng (m2) |
Sản lượng trung bình thu hoạch (tính theo năm) (kg) |
Tổng doanh số đã bán ra (tính theo năm) (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Hoạt động kinh doanh
STT |
Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền |
Số tiêu chuẩn chất lượng/số đăng ký lưu hành |
ĐVT (kg hoặc theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất) |
Số lượng/Khối lượng đã bán (tính theo năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:... |
....., ngày ....tháng .....năm ... Đại diện cơ sở báo cáo (ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC II
MỨC ĐỘ VI PHẠM CHẤT LƯỢNG CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 38/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 1: Thuốc vi phạm có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
2. Thuốc có chứa các chất bị cấm sử dụng trong sản xuất thuốc;
3. Thuốc mà thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
4. Thuốc được sản xuất từ nguyên liệu không phải mục đích dùng cho người;
5. Thuốc có thông báo thu hồi khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài;
6. Thuốc có chứa dược liệu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ khuyến cáo không an toàn, không hiệu quả cho người sử dụng;
7. Thuốc hết hạn sử dụng;
8. Thuốc sản xuất tại cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc không đáp ứng điều kiện sản xuất hoặc các quy định khác về điều kiện kinh doanh dược;
9. Thuốc không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận mà trong thành phần thuốc cổ truyền có chứa dược liệu độc thuộc danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật tại Phụ lục III và các dược liệu độc không đánh dấu sao (*) thuộc danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật, động vật tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc;
10. Thuốc nhầm lẫn thành phần dược liệu có thể gây hậu quả nghiêm trọng;
11. Thuốc nhầm lẫn hàm lượng thành phần nguyên liệu/dược liệu có thể gây hậu quả nghiêm trọng;
12. Thuốc có ghi nhãn không đúng về hàm lượng, đường dùng, liều dùng đối với thuốc có chứa dược liệu độc thuộc danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật tại Phụ lục III và các dược liệu độc không đánh dấu sao (*) thuộc danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật, động vật tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc.
II. Thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 2: Thuốc có bằng chứng không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Thuốc có kết luận không bảo đảm yêu cầu về hiệu quả điều trị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Thuốc được sản xuất từ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
3. Thuốc không có bằng chứng, tài liệu chứng minh đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng;
4. Thuốc không có giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa được phép nhập khẩu;
5. Thuốc có giấy đăng ký lưu hành được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
6. Thuốc được sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng hoặc nguyên liệu đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Thuốc sản xuất, nhập khẩu không đúng hồ sơ đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu;
8. Thuốc không đạt chất lượng về chỉ tiêu độ nhiễm khuẩn;
9. Thuốc có hàm lượng thành phần nguyên liệu/dược liệu nằm ngoài mức giới hạn 5% so với giới hạn quy định tại hồ sơ đăng ký (Ví dụ: Thuốc có hàm lượng thành phần A được đăng ký là 100 mg ± 10% (tức là mức hàm lượng đạt là từ 90 - 110 mg). Nếu hàm lượng thành phần A thực tế không đạt nhưng nằm trong khoảng dưới 85,5 mg hoặc trên 115,5 mg);
10. Thuốc nhầm lẫn thành phần dược liệu (ngoài các trường hợp được đánh giá ở mức độ 1);
III. Thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 3: Thuốc không thuộc trường hợp quy định tại Mục I và Mục II mà do các nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Thuốc không đạt chất lượng về chỉ tiêu cảm quan: biến đổi màu sắc;
2. Thuốc không đạt chất lượng về chỉ tiêu tỷ trọng;
3. Thuốc không đạt chất lượng về chỉ tiêu tạp chất, độ ấm;
4. Thuốc không đạt chất lượng về chỉ tiêu chênh lệch khối lượng của thuốc viên;
5. Thuốc có hàm lượng thành phần nguyên liệu/dược liệu không đạt nhưng nằm trong phạm vi 5% so với giới hạn quy định tại hồ sơ đăng ký (Ví dụ: Thuốc có hàm lượng thành phần A được đăng ký là 100 mg ± 10% (tức là mức hàm lượng đạt là từ 90 - 110 mg). Nếu hàm lượng thành phần A thực tế không đạt nhưng nằm trong khoảng (85,5 mg đến < 90mg) hoặc (từ trên 110 mg đến 115,5 mg));
6. Thuốc nước uống không đạt chất lượng về độ lắng cặn;
7. Thuốc không thực hiện đúng các quy định về ghi nhãn thuốc theo quy định tại Điều 61 của Luật Dược và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
8. Thuốc không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về ghi nhãn, trừ trường hợp mức độ I và II nêu trên;
9. Thuốc có vật liệu bao bì và dạng đóng gói không đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc;
10. Thuốc vi phạm về chỉ tiêu khối lượng trung bình, thuốc sản xuất không đúng với hồ sơ đăng ký thuốc: thay đổi khối lượng viên, tỷ lệ tá dược, loại tá dược.
IV. Các trường hợp vi phạm khác: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền kết luận mức độ vi phạm của thuốc sau khi có ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền của Bộ Y tế. Ý kiến của Hội đồng được xác định trên cơ sở đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thuốc vi phạm đến sức khỏe của người sử dụng.
PHỤ LỤC III
MỨC ĐỘ VI PHẠM CHẤT LƯỢNG CỦA VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 38/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 1: Vị thuốc cổ truyền vi phạm có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vị thuốc cổ truyền giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
2. Vị thuốc cổ truyền có chứa dược liệu bị cấm sử dụng theo quy định;
3. Vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
4. Vị thuốc cổ truyền, dược liệu có thông báo thu hồi khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài;
5. Vị thuốc cổ truyền sản xuất tại cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc không đáp ứng điều kiện sản xuất hoặc các quy định khác về điều kiện kinh doanh dược;
6. Vị thuốc cổ truyền không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận mà trong thành phần có chứa dược liệu độc thuộc danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật tại Phụ lục III và các dược liệu độc không đánh dấu sao (*) thuộc danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật, động vật tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc (sau đây viết tắt là Thông tư số 42/2017/TT-BYT);
7. Vị thuốc cổ truyền không đạt về chỉ tiêu mô tả và định tính mà kết quả kiểm nghiệm kết luận dược liệu sử dụng để chế biến không đúng loài.
II. Vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 2: Vị thuốc cổ truyền có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ dược liệu, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
2. Vị thuốc cổ truyền không có bằng chứng, tài liệu chứng minh đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng;
3. Vị thuốc cổ truyền có chứa dược liệu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ khuyến cáo không an toàn, không hiệu quả cho người sử dụng;
4. Vị thuốc cổ truyền hết hạn sử dụng;
5. Vị thuốc cổ truyền có giấy đăng ký lưu hành được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
6. Vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng hoặc nguyên liệu đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ dược liệu độc thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT có yêu cầu phải chế biến theo đúng hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế để giảm độc tính trước khi sử dụng làm thuốc hoặc làm nguyên liệu sản xuất thuốc cổ truyền nhưng không được chế biến hoặc chế biến không đúng quy định.
8. Vị thuốc cổ truyền có hàm lượng thành phần nguyên liệu/dược liệu năm ngoài mức giới hạn 5% so với giới hạn quy định tại hồ sơ đăng ký (Ví dụ: (1) Trường hợp Vị thuốc cổ truyền có hàm lượng thành phần A có 1 mức giới hạn là 100%. Nếu hàm lượng thành phần A thực tế không đạt nhưng dưới 95%; (2) Trường hợp vị thuốc cổ truyền có hàm lượng thành phần B được đăng ký là 100 mg ± 10% (tức là mức hàm lượng đạt là từ 90 - 110 mg). Nếu hàm lượng thành phần B thực tế không đạt nhưng nằm trong khoảng dưới 85,5 mg hoặc trên 115,5 mg);
9. Vị thuốc cổ truyền không đạt chất lượng về chỉ tiêu mô tả hoặc định tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Mục I Phụ lục này.
10. Vị thuốc cổ truyền không đạt chất lượng về chỉ tiêu: tro toàn phần, tạp chất.
III. Vị thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 3: Vị thuốc không thuộc trường hợp quy định tại Mục I và Mục II mà do các nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vị thuốc cổ truyền không đạt chất lượng về chỉ tiêu mô tả: biến đổi màu sắc;
2. Vị thuốc cổ truyền không đạt chất lượng về chỉ tiêu độ âm;
3. Vị thuốc cổ truyền có hàm lượng thành phần nguyên liệu/dược liệu không đạt nhưng nằm trong phạm vi 5% so với giới hạn quy định tại hồ sơ đăng ký (Ví dụ: (1) Trường hợp vị thuốc cổ truyền có hàm lượng thành phần A có 1 mức giới hạn là 100%. Nếu hàm lượng thành phần A thực tế không đạt nhưng trên 95%; (2) Trường hợp vị thuốc cổ truyền có hàm lượng thành phần B được đăng ký là 100 mg ± 10% (tức là mức hàm lượng đạt là từ 90 - 110 mg). Nếu hàm lượng thành phần B thực tế không đạt nhưng nằm trong khoảng (85,5 mg đến < 90mg) hoặc (từ trên 110 mg đến 115,5 mg);
4. Vị thuốc cổ truyền không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về ghi nhãn theo quy định.
IV. Các trường hợp vi phạm khác: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền kết luận mức độ vi phạm của vị thuốc cổ truyền sau khi có ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền của Bộ Y tế. Ý kiến của Hội đồng được xác định trên cơ sở đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thuốc vi phạm đến sức khỏe của người sử dụng.
PHỤ LỤC IV
MỨC ĐỘ VI PHẠM CHẤT LƯỢNG CỦA DƯỢC LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Dược liệu vi phạm mức độ 1: Dược liệu vi phạm có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Dược liệu giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
2. Dược liệu bị cấm kinh doanh, lưu hành và sử dụng theo quy định;
3. Dược liệu có thông báo thu hồi khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài;
4. Dược liệu kinh doanh sản xuất tại cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc không đáp ứng điều kiện sản xuất hoặc các quy định khác về điều kiện kinh doanh dược;
5. Dược liệu không đạt chất lượng về chỉ tiêu mô tả và định tính mà kết quả kiểm nghiệm kết luận không đúng loài dược liệu đó.
6. Dược liệu có hàm lượng hoạt chất, hàm lượng chất chiết được nằm ngoài mức giới hạn 5% so với giới hạn quy định trong dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở.
II. Dược liệu vi phạm mức độ 2: Dược liệu có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Dược liệu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ khuyến cáo không an toàn, không hiệu quả cho người sử dụng;
2. Dược liệu hết hạn sử dụng;
3. Dược liệu có hàm lượng hoạt chất, hàm lượng chất chiết được nằm trong mức giới hạn 5% so với giới hạn quy định trong dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở.
4. Dược liệu không đạt chất lượng về chỉ tiêu: mô tả hoặc định tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Mục I Phụ lục này.
5. Dược liệu không đạt chất lượng về chỉ tiêu: tro toàn phần, tạp chất.
III. Dược liệu vi phạm mức độ 3: Dược liệu không thuộc trường hợp quy định tại Mục I và Mục II mà do các nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Dược liệu không đạt chất lượng về chỉ tiêu độ ẩm;
2. Dược liệu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về ghi nhãn theo quy định.
IV. Các trường hợp vi phạm khác: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền kết luận mức độ vi phạm của dược liệu sau khi có ý kiến của Hội đồng do Cục Quản lý YDCT xây dựng. Ý kiến của Hội đồng được xác định trên cơ sở đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của dược liệu vi phạm đến sức khỏe của người sử dụng.