Thông tư 20/2014/TT-BYT tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 20/2014/TT-BYT

Thông tư 20/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2014/TT-BYTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/06/2014
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 20/2014/TT-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 20/2014/TT-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 20/2014/TT-BYT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 20/2014/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2014

Căn cứ Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Điều 1. Quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần như sau:
a) Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích;
b) Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật.
2. Trong Thông tư này, tỷ lệ tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ TTCT) bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật.
Điều 2 Nguyên tắc giám định
1. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên đối tượng cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện qua (trên) hồ sơ trong trường hợp người cần được giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khi giám định qua hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở giới hạn thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.
Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người không vượt quá 100%.
2. Mỗi tổn thương cơ quan của cơ thể và mỗi di chứng do tổn thương này gây ra chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp tổn thương cơ quan này nhưng gây biến chứng ở cơ quan thứ hai đã được xác định, thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do di chứng tổn thương trên cơ quan thứ hai.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến hai chữ số. Ở kết quả cuối cùng làm tròn số để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể hoặc cơ quan cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với cơ quan hoặc bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của đối tượng giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT được quy định tại Thông tư này.
Điều 4 Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;
b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
2. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 tổn thương:
- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;
- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;
- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:
- T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đáng giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).
- T2 = (100 - 63) x 41/100 % = 15,17 % (kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).
- T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông D được tính là:
- T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83%.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2014.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Viện Pháp y quốc gia, Viện Pháp y tâm thần Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ pháp y, pháp y tâm thần đối với Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng, Trung tâm Giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an, các tổ chức thực hiện giám định pháp y, các tổ chức thực hiện giám định pháp y tâm thần trên toàn quốc thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Pháp luật, Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp;
- Bộ Y tế: Cục QLKCB, Vụ PC, Thanh tra Bộ, Viện PYQG, Viện PYTT TW, Cổng TTĐT BYT;
- Viện Pháp y quân đội, Viện KHHS Bộ Công an;
- Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- TTPY tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- TTPYTT khu vực trực thuộc BYT;
- Lưu: VT, PC, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢNG 1

BẢNG TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH
(Kèm theo Thông tư số: 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
______________________

Chương 1

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO DI CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI SAU CHẤN THƯƠNG,
VẾT THƯƠNG SỌ NÃO

Di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não

Tỷ lệ (%)

I. Sa sút trí tuệ (mất trí Dementia)

 

1. Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ

21- 25

2. Sa sút trí tuệ mức độ vừa (trung bình)

41 - 45

3. Sa sút trí tuệ mức độ nặng (trầm trọng)

61 - 63

4. Sa sút trí tuệ mức độ rất nặng (hoàn toàn )

81 – 83

II. Rối loạn tâm thần sau chấn động não

 

1. Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị khỏi

0

2. Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị ổn định

11 - 15

3. Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị không kết quả

25 - 30

III. Rối loạn nhân cách

 

1. Rối loạn nhân cách điều trị khỏi

0

2. Rối loạn nhân cách điều trị ổn định

21 - 25

3. Rối loạn nhân cách điều trị không kết quả

41 - 45

IV. Rối loạn cảm xúc

 

1. Rối loạn cm xúc điều trị khỏi

0

2. Rối loạn cm xúc điều trị ổn đnh

21 - 25

3. Rối loạn cm xúc điều trị không kết qu

41 - 45

V. Hội chứng Korsakoff

 

1. Hội chng Korsakoff điều trị khỏi

0

2. Hội chng Korsakoff điều trị ổn định

21 - 25

3. HchnKorsakofđiềtrị khônkếqu

31 - 35

VI. Quên ngược chiều

 

1. Quên ngưc chiều điều trị khỏi

0

2. Quên ngưc chiều điều trị ổn đnh

21 - 25

3. Quên ngưc chiều đitrị khônkếqu

31 - 35

VII. Ảo giác

 

1. Ảo giác điều trị khỏi

0

2. Ảo giác điều trị ổn định

21 - 25

3. Ảo giác điều trị không kết quả

41 - 45

VIII. Hoang tưởng (hoặc rối loạn dạng tâm thần phân liệt)

 

1. Hoang tưng điều trị khỏi

0

2. Hoang tưng điều trị ổn định

31 - 35

3. Hoang tưng điều trị không kết quả

61 - 63

IX. Rối loạn lo âu thực tổn

 

1. Rối loạn lo âu thtổn điều trị khỏi

0

2. Rối loạn lo âu thtổn điều trị ổn định

15 - 20

3. Rối loạn lo âu thtổn điều trị không kết quả

31 - 35

X. Rối loạn phân ly thực tổn

 

1. Rối loạn phân ly thc tổn điều trị khỏi

0

2. Rối loạn phân ly thc tổn điều trị ổn đnh

15 - 20

3. Rối loạn phân ly thc tổn điều trị không kết quả

31 - 35

XI. Ám ảnh

 

1. Ám ảnh điều trị khỏi

0

2. Ám ảnh điều trị ổn định

15 - 20

3. Ám ảnh điều trị không kết quả

31 - 35

Chương 2

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG XƯƠNG SỌ VÀ HỆ THẦN KINH

I. Tổn thương xương sọ

 

1. Mẻ hoặc mất bản ngoài xương sọ

 

1.1. Đường kính hoặc chiều dài từ 3cm trở xuống

5 - 7

1.2. Đường kính hoặc chiều dài từ 3 cm trở xuống, điện não có ổ tổn thương tương ứng.

8 - 10

1.3. Đường kính hoặc chiều dài trên 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng.

11 - 15

2. Nứt vỡ xương vòm sọ

 

2.1. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 3cm

8 - 10

2.2. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

11 - 15

2.3. Chiều dài đường nứt vỡ từ 3 đến 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16 - 20

2.4. Chiều dài đường nứt vỡ trên 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

3. Nứt vỡ nền sọ

 

3.1. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 5cm

16 - 20

3.2. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

3.3. Chiều dài đường nứt vỡ từ 5cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

26 - 30

3.4. Nứt vỡ nền sọ đ lại di chứng dò nước não t y vào tai hoặc m i điều trị không kết quả

61- 65

4. Lún xương sọ

 

4.1. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm

8 - 10

4.2. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

11 - 15

4.3. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16 - 20

4.4. Lún cả 2 bản xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

4.5. Lún cả 2 bản xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng.

26 - 30

Ghi chú:

Nếu điện não không có ổ tổn thương tương ứng, lấy tỉ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

Mục 4.4. và 4.5. nếu đã phẫu thuật nâng xương lún, lấy tỉ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

 

5. Ô khuyết xương sọ

 

5.1. Đường kính ổ khuyết từ 2cm trở xuống

16 - 20

5.2. Đường kính ổ khuyết từ trên 2 đến 6cm, đáy phập phồng

26 - 30

5.3. Đường kính ổ khuyết từ trên 6 đến 10cm, đáy phập phồng

31-35

5.4. Đường kính ổ khuyết trên 10cm đáy phập phồng

41-45

Ghi chú: Nếu đáy ổ khuyết chắc hoặc được vá bằng mảnh xương hoặc bằng vật liệu nhân tạo thì lấy tỷ lệ nhỏ hơn liền kề

 

5.5. Ô khuyết sọ cũ, bị chấn thương li phải mở rộng để xử lý

Tính phần mở thêm

II. Chấn động não

 

1. Chấn động não điều trị khỏi

0

2. Chấn động não điều trị ổn định

1 - 5

3. Chấn động não điều trị không ổn định

6 - 10

Ghi chú: khi đánh giá kết hợp với điện não đồ.

 

III. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh

 

1. Ô khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính dưới 2cm

31 - 35

2. Ô khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính từ 2 đến 5cm

36 - 40

3. Ô khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính trên 5 đến 10cm

41 - 45

4. Ô khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính trên 10cm

51 - 55

5. Ô khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất

55

6. Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị không có di chứng thần kinh

21 - 25

7. Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị còn ổ dịch không có di chứng thần kinh

26 - 30

8. Chảy máu dưới màng nhện đã điều trị không có di chứng thần kinh

16 - 20

9. Chấn thương - vết thương não gây rò động - tĩnh mạch không gây di chứng chức năng

21 - 25

10. Tổn thương não trước đó ổn định sau đó bị chấn thương lại

Tính tổn thương mới

Ghi chú: nếu có di chứng thần kinh thì cộng lùi với tỷ lệ di chứng tương ứng.

 

IV. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hóa…) không có di chứng chức năng hệ thần kinh

 

1. Một dị vật

21 - 25

2. Từ hai dị vật trở lên

26 - 30

V. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh

 

1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật

100

2. Liệt

 

2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ

61 - 63

2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa

81 - 83

2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng

93 - 95

2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi

99

2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ

36 - 40

2.6. Liệt nửa người mức độ vừa

61 - 63

2.7. Liệt nửa người mức độ nặng

71 - 73

2.8. Liệt hoàn toàn nửa người

85

2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ

36 - 40

2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa

61 - 63

2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng

75 - 77

2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân

87

2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ

21 - 25

2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa

36 - 40

2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng

51 - 55

2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân

61

Ghi chú: Từ mục 2.9 đến 2.16: Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu.

 

3. Rối loạn ngôn ngữ

 

3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ

16 - 20

3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa

31 - 35

3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng

41 - 45

3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng

51 - 55

3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn

61

3.6. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ

16 - 20

3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa

31 - 35

3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng

41 - 45

3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng

51 - 55

3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn

63

3.11. Mất đọc

41 - 45

3.12. Mất viết

41 - 45

4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người

31 - 35

5. Tổn thương ngoại tháp

(Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run)

 

5.1. Tổn thương ngoại tháp mức độ nhẹ

26 - 30

5.2. Tổn thương ngoại tháp mức độ vừa

61 - 63

5.3. Tổn thương ngoại tháp mức độ nặng

81 - 83

5.4. Tổn thương ngoại tháp mức độ rất nặng

91 - 93

6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thính lực... tính theo tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng)

 

VI. Tổn thương tủy

 

1. Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoanh đoạn

 

1.1. Tổn thương nón tủy không hoàn toàn

36 - 40

1.2. Tn thương nón tủy toàn b(mt cm gc vùng đáy chu, rối lon cơ tròn, không liệt hai chi dưi)

55

1.3. Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn

96

1.4. Tổn thương tủy ngc toàn bộ kiểu khoanh đoạn

97

1.5. Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn

99

1.6. Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chng Brown-Sequard, tủy cổ C4)

89

2. Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo mục 2 phần V

 

3. Tổn thương tủy gây mất cm giác kiểu đưng dẫn truyn

 

3.1. Tổn thương tủy gây gim cm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngc trở xuống

26 - 30

3.2. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cm giác (nông hoặc sâu) mt bên từ ngc trở xuống (dưi khoanh đoạn ngc T5)

31 - 35

3.3. Tổn thương tủy gây gim cm giác (nông hoặc sâu) nửa người

31 - 35

3.4. Tn thương tủy gây mt hoàn toàn cảm giác (ng hoc sâu) nửa người

45

VII. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh

 

1. Tổn thương rễ thần kinh

 

1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (không tính rẽ cổ C4, C5, C6,, C7, C8,, rễ ngực T1, rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1) một bên

3 - 5

1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (không tính rễ cổ C4, C5, C6,, C7, C8,, rễ ngực T1, rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1) một bên

9

1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: cổ C4, C5, C6,, C7, C8, rễ ngực T1 một bên

11 - 15

1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: cổ C4, C5, C6,, C7, C8,, rễ ngực T1 một bên

21

1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1 một bên

16 - 20

1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ thắt lưng L5, rễ cùng S1 một bên

26 - 30

1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn)

61 - 65

1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa

87

2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên

 

2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ

11 - 15

2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ

21 - 25

2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa

26 - 30

2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất dưới

46 - 50

2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất trên

51 - 55

2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước trong

46 - 50

2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước ngoài

46 - 50

2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì sau

51 - 55

2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay không tổn thương ngành bên

65

2.10. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay cả ngành bên

68

2.11. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (c tổn thương thần kinh đùi)

26 - 30

2.12. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng

41 - 45

2.13. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng

36 - 40

2.14. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng

61

3. Tổn thương dây thần kinh một bên

 

3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ

11 - 15

3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ

21 - 25

3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai

5 - 7

3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai

11

3.5. Tổn thương không hoàn dây thần kinh dưới vai

5 - 7

3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai

11

3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài

7 - 10

3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài

11 - 15

Ghi chú: Mục 3.7 và 3.8 Nữ được tỉnh tỷ lệ tối đa; Nam: tỷ lệ tối thiểu.

 

3.9. Tổn thương hoàn toàn một dây thần kinh liên sườn

7 - 10

3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ

16 - 20

3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ

31 - 35

3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì

11 - 15

3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì

26 - 30

3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay

11 - 15

3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay (đoạn 1/3 giữa cánh tay tính tỷ lệ tối đa, đoạn dưới tính tỷ lệ tối thiểu)

26 - 30

3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay (đoạn 1/3 trên cánh tay)

41 - 45

3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ

11 - 15

3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ

21 - 25

3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ

31 - 35

3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa

11 - 15

3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa

21 - 25

3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa

31 - 35

3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong

11 - 15

3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong

11 - 15

3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh hông bé (dây mông trên và dây mông dưới)

11 - 15

3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông bé (dây mông trên và dây mông dưới)

21 - 25

3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau

3 - 5

3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau

7 - 10

3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi

11 - 15

3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi

21 - 25

3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi

36 - 40

3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi - bì

3 - 5

3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi - bì

7 - 9

3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt

7 - 10

3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt

16 - 20

3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục – đùi

5 - 10

3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi

11 - 15

3.38. Tổn thương bán phần thần kinh hông to

26 - 30

3.39. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to đoạn 1/3 giữa đùi đến trước đỉnh trám khoeo

41 - 45

3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to đoạn 1/3 trên đùi

51

3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài

7 - 10

3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài

16 - 20

3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài

26 - 30

3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong

6 - 10

3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong

11 - 15

3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong

21 - 25

4. Tổn thương thần kinh sọ một bên

 

4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I

11 - 15

4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I

21 - 25

4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Tỷ lệ tính theo mục 6.10 - Tổn thương cơ quan Thị giác

 

4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III

11 - 15

4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III

21 - 25

4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III

35

4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV

3 - 5

4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV

11 - 15

4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V

7 - 10

4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V

16 - 20

4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V

31

4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI

5 - 7

4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI

16 - 20

4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII

7 - 10

4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII

16 - 20

4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII

26 - 30

4.17. Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: tính theo di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực

 

4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên

11 - 15

4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên

21

4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên

11 - 15

4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên

21

4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên

11 - 15

4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên

21

4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên

21 - 25

4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên

41

VIII. Hội chứng bỏng buốt: Cộng thẳng 10 - 15% với tỷ lệ tổn thương dây thần kinh tương ứng

 

IX. Hội chứng chi ma: Tỷ lệ bằng tỷ lệ tối thiểu của mức cắt đoạn cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại

 

X. U thần kinh ở mỏm cụt: Tỷ lệ bằng tỷ lệ tổi thiểu của mức cắt đoạn cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại - Tỷ lệ tạm thời

 

XI. Hội chứng giao cảm cổ (Hội chứng Claude Bernard - Horner)

31 - 35

XII. Rối loạn cơ tròn

 

1. Đại tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên (Bệnh nhân vẫn tự chủ được nhưng không thường xuyên nên đại tiểu tiện dầm không thường xuyên)

31 - 35

2. Khó đại tiểu tiện

31 - 35

3. Bí đại tiểu tiện

55

4. Đại tiểu tiện không tự chủ (đại tiểu tiện dầm dề)

61

XIII. Rối loạn sinh dục

 

1. Liệt dương tuổi dưới 60, đã có con

31 - 35

2. Liệt dương tuổi dưới 60, chưa có con

41 - 45

3. Liệt dương tuổi từ 60 trở lên, đã có con

21 - 25

4. Liệt dương tuổi từ 60 trở lên, chưa có con

31 - 35

5. Cường dương liên tục gây đau đớn

41 - 45

6. Co cứng âm môn, âm đạo

41 - 45

XIV. Động kinh

 

1. Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

11 - 15

2. Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm

21 - 25

3. Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa

31 - 35

4. Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau

61 - 63

5. Động kinh cơn co cứng - co giật điển hình không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau

81 - 83

6. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

7 - 10

7. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm

11 - 15

8. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa

21 - 25

9. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau

31 - 35

10. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau

61 - 63

11. Động kinh cơn cục bộ phức hợp đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)

11 - 15

12. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm

16 - 20

13. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa

26 - 30

14. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau

41 - 45

15. Động kinh cơn cục bộ phức hợp không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau

66 - 70

16. Động kinh cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát: tỷ lệ như động kinh toàn thể

 

17. Động kinh có biến chứng rối loạn tâm thần, hành vi: Tỷ lệ được tính bằng tổng tỷ lệ động kinh cộng tỷ lệ biến chứng rối loạn tâm thần và hành vi (cộng lùi).

 

XV. Hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi)

 

1. Hội chứng tiền đình mức độ nhẹ

21 - 25

2. Hội chứng tiền đình mức độ vừa

41 - 45

3. Hội chứng tiền đình mức độ nặng

61 - 63

4. Hội chứng tiền đình mức độ rất nặng

81 - 83

XVI. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)

 

1. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng nhẹ đến lao động, sinh hoạt

6 - 10

2. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng vừa đến lao động, sinh hoạt

16 - 20

3. Rối loạn thần kinh thc vật (ra mồ hôi chân, tay) nh hưởng nặng đến lao động, sinh hot

21 - 25

XVII. Tổn thương hạ não gây biến chứng rối loạn nội tiết: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Nội tiết

 

Chương 3

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIM MẠCH

Tổn thương hệ Tim Mạch

Tỷ lệ %

I. Tổn thương Tim

1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim

 

1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng

31 - 35

1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...)

 

1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả

36 - 40

1.2.2. Suy tim độ I kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp

41 - 45

1.2.3. Suy tim độ II

41 - 45

1.2.4. Suy tim độ II kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp

46 - 50

1.2.5.Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp

61 - 63

1.2.6. Suy tim độ IV

71 - 73

2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương

 

2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt

21 - 25

2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp

 

2.2.1. Kết quả tốt

36 - 40

2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

51 - 55

2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

71

3.Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương

 

3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%)

31 - 35

3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)

41 – 45

3.3. Thủng màng ngoài tim phẫu thuật đạt kết quả tốt

11-15

3.4. Thủng màng ngoài tim sau phẫu thuật có biến chứng dày dính màng ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim (Áp dụng mục 3.1 và 3.2).

 

4. Dị vật màng ngoài tim

 

4.1. Chưa gây tai biến

21 - 25

4.2. Có tai biến phải phẫu thuật

 

4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%)

36 - 40

4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)

41 - 45

5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim

 

5.1. Chưa gây tai biến

41 - 45

5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim...)

 

5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt

61 – 63

5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng

81

Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 2, 3, 4, 5 có suy tim thì tính tỷ lệ theo mức độ suy tim ở Mục 1.2.

 

6. Tổn thương trung thất

 

6.1. Dị vật trung thất không có biến chứng

16-20

6.2. Áp xe trung thất do dị vật phải điều trị

 

6.2.1. Kết quả tốt không có biến chứng

41-45

6.2.2. Các biến chứng thì cộng lùi với mục tương ứng

 

II. Tổn thương Mạch

 

1. Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ

 

1.1. Chưa phẫu thuật

31 - 35

1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật

 

1.2.1. Kết quả tốt

51 - 55

1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan

61 - 63

1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại

81

1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại

81

1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 1.2.2; 1.2.3; 1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng

 

2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi)

 

2.1. Ở các chi, đã xử lý

 

2.2.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch

7 - 10

2.2.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi

11 - 15

2.2.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên

21 - 25

2.2.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi

21 - 25

2.2.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên

31 - 35

2.2.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng

 

2.3. Vết thương động mạch cảnh

 

2.3.1. Chưa có rối loạn về huyết động

21 - 25

2.3.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ

41 - 45

2.3.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối (Tỷ lệ tính theo các di chứng)

 

3. Vết thương các mạch máu cỡ trung bình (mạch máu ở cẳng tay, bàn tay; cẳng chân, bàn chân) đã xử lý:

 

3.1. Kết quả tốt không có biểu hiện thiếu máu nuôi dưỡng bên dưới

4 - 6

3.2. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nhẹ

11 - 15

3.3. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ trung bình

16 - 20

3.4. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nặng

21 - 25

4. Hội chứng Wolkmann

(Co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay).

Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp.

 

5. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)

 

5.1. Giãn tĩnh mạch

11 - 15

5.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét

21 - 25

5.3. Biến chứng viêm tắc gây loét

31 - 35

6. Ghép mạch cỡ trung bình (lấy tĩnh mạch làm động mạch)

11 – 15

Chương 4

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ HÔ HẤP

Tổn thương Hệ Hô hấp

Tỷ lệ %

I. Tổn thương xương ức

 

1. Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng hoặc biến dạng lồng ngực ít

11 - 15

2. Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều và ảnh hưởng chức năng hô hấp

16 - 20

II. Tổn thương xương n

 

1. Gãy một hoặc hai xương sườn, can tốt

3 - 5

2. Gãy một hoặc hai xương sườn, can xấu

6 - 8

3. Gãy một hoặc hai xương sườn từ hai đi m trở lên, can tốt

5 - 7

4. Gãy một hoặc hai xương sườn từ hai đi m trở lên, can xấu

8 - 10

5. Gãy ba đến năm xương sườn, can tốt

6 - 9

6. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu

11 - 15

7. Gãy ba đến năm xương sườn từ hai đi m trở lên, can xấu

16 - 20

8. Gãy sáu xương sườn trở lên, can tốt

11 - 15

9. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu

16 - 20

10. Gãy sáu xương sưn nhiều đi m, can tốt

16 - 20

11. Gãy trên năm xương sườn nhiều đi m, can xấu

21 - 25

12. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoc hai xương sườn

11 - 15

13. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến m xương sườn

16 - 20

14. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên

21 - 25

Ghi chú: Tỷ lệ từ Mục 2 đến 7 đã tính cả lồng ngc biến dạng.

 

III. Tổn thương màng phổi

 

1. Tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng

3 - 5

2. Dị vật màng phổi đơn thuần

16 - 20

3. Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính phế mạc - tính theo tỷ lệ tổn thương màng phổi Mục 4, 5, 6 - tùy thuộc mức độ biến chứng

 

4. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi dưới một phần tư diện tích hai phế trường

21 - 25

5. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường

26 - 30

6. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi trên một phần hai diện tích hai phế trường

31 - 35

7. Phẫu thuật bóc tách màng phổi một bên do dày dính

36 - 40

8. Phẫu thuật bóc tách màng phổi hai bên do dày dính

51 - 55

9. Cặn màng phổi sau tràn khí, tràn máu màng phổi

 

9.1. Điều trị nội khoa ổn định

6 - 10

9.2. Điều trị nội khoa không ổn định dẫn đến dày dính màng phổi

Tính ở mục dày dính màng phổi

IV. Tổn thương phổi

 

1.Tổn thương nhu mô phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng

6 - 10

2. Dị vật đơn thuần nhu mô phổi

16 - 20

3. Dị vật thỉnh thoảng gây ho ra máu hoặc có nhiễm trùng hô hấp từng đợt.

31 - 35

4. Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần dưới một phần tư diện tích hai phế trường

26 - 30

5. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường

31 - 35

6. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần trên một phần hai diện tích hai phế trường

41 - 45

7. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi

26 - 30

8. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên

31 - 35

9. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi)

21 - 25

10. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên

31 - 35

11. Mổ cắt bỏ toàn bộ mt phổi

61

IV. Tổn thương khí quản, phế quản

 

1. Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần

16 - 20

2. Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói và/hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp

21 - 25

3. Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng nói

26 - 30

4. Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy phổi

31 - 35

5. Sẹo mở khí quản

6 - 10

V. Tổn thương cơ hoành

 

1. Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng

3 - 5

2. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả tốt

21 - 25

3. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây dày dính màng phổi

26 - 30

VI. Rối loạn thông khí phổi

 

1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ

11 - 15

2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình

16 - 20

3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng

26 - 30

VII. Tâm phế mạn tính

 

1. Mức độ 1: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường

16 - 20

2. Mức độ 2: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1-2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường

31 - 35

3. Mức độ 3: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường

51 - 55

4. Mức độ 4: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim.

81

Chương 5

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA

Tổn thương Hệ Tiêu hóa

Tỷ lệ %

I. Tổn thương thực quản

 

1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống

31

2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống (chỉ ăn được thức ăn mềm)

41 - 45

3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng

61 - 63

4. Chít hẹp thực quản do chấn thương phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống

71 - 73

5. Chít hẹp thực quản do chấn thương tùy thuộc mức độ ảnh hưởng đến ăn uống (Áp dụng mục 2 hoặc 3)

 

6. Chít hẹp thực quản do chấn thương gây chít hẹp phải phẫu thuật tạo hình thực quản

 

6.1. Kết quả tốt

66 - 70

6.2. Kết quả không tốt vẫn phải mở thông dạ dày

73 - 75

II. Tổn thương dạ dày

 

1. Tổn thương gây thủng dạ dày

 

1.1. Thủng dạ dày đã xử trí, không gây biến dạng dạ dày

31

1.2. Thủng dạ dày đã xử trí, có biến dạng: dạ dày hình 2 túi

41 - 45

1.3. Mở thông dạ dày

36 - 40

2. Thủng dạ dày đã xử trí, sau đó có viêm loét phải điều trị nội khoa

 

2.1. Thủng đã xử trí không biến dạng dạ dày, sau đó có loét phải điều trị nội khoa ổn định

41

2.2. Thủng đã xử trí có biến dạng dạ dày, sau đó có loét phải điều trị nội khoa ổn định

51

2.3. Thủng dạ dày đã xử trí, sau đó có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa

55

3. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương, sau phẫu thuật không viêm loét miệng nối, không thiếu máu

 

3.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày

51 - 55

3.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày

61

4. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương. Sau mổ viêm loét miệng nối, thiếu máu nặng, chỉ điều trị nội khoa

 

4.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày

61

4.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày

65

5. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương (như Mục 3), có biến chứng phải phẫu thuật lại

71 - 73

6. Cắt toàn bộ dạ dày do tổn thương, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng

81

III. Tổn thương ruột non

 

1. Tổn thương gây thủng

 

1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí

31 - 35

1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí

36 - 40

2. Tổn thương phải ct đoạn ruột non dưới mt mét

 

2.1. Cắt đoạn thuc hng tràng

41 - 45

2.2. Cắt đoạn thuc hồi tràng

51 - 55

3. Tổn thương phải ct bỏ ruột non dài trên mt mét, có ri loạn tiêu hóa

 

3.1. Cắt đoạn hng tràng

51 - 55

3.2. Cắt đoạn thuc hồi tràng

61

4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nng nề đến dinh dưỡng

91

IV. Tổn thương đại tràng

 

1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

1.1. Thủng một lỗ đã xử trí

41

1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí

46 - 50

1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng.

51 - 55

2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn:

 

2.1. Cắt đoạn đại tràng

51 - 55

2.2. Cắt nửa đại tràng phải

61 - 63

2.3. Cắt nửa đại tràng trái

71

2.4. Cắt toàn bộ đại tràng

81

3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

3.1. Cắt đoạn đại tràng

71

3.2. Cắt nửa đại tràng phải

75

3.3. Cắt nửa đại tràng trái

81

3.4. Cắt toàn bộ đại tràng

85

V. Tổn thương trực tràng

 

1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

1.1. Thủng một lỗ đã xử trí

41 - 45

1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí

46 - 50

1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài

51 - 55

2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng

51 - 55

2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng

61 – 63

3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

61 - 63

3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

71 - 73

VI. Tổn thương hậu môn

 

1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện

21 - 25

2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện

 

2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện

31 - 35

2.2. Đại tiện không tự chủ

41 - 45

3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại

 

3.1. Phẫu thuật có kết quả

31 - 35

3.2. Không có kết quả

51 - 55

3.3. Cắt toàn bộ hậu môn và làm hậu môn nhân tạo

56 - 60

VII. Tổn thương gan, mật

 

1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt

5 - 9

2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương

 

2.1. Khâu vết thương gan

31 - 35

2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thùy gan

36 - 40

2.3. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thùy gan

41 - 45

3. Cắt bỏ gan

 

3.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV

46 - 50

3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc nửa gan phải

61

3.3. Cắt hơn một nửa gan phải, có rối loạn chức năng gan

71

4. Dị vật nằm trong nhu mô gan

 

4.1. Chưa gây tai biến

21 - 25

4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác

41

5. Tổn thương cắt bỏ túi mật

31

6. Mổ xử lý ống mật chủ

 

6.1. Kết quả tốt

31 - 35

6.2. Kết quả không tốt

41 - 45

6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật

61

7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non

61

8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật

71 - 73

VIII. Tổn thương tụy

 

1. Tổn thương tụy phải khâu

 

1.1. Khâu đuôi tụy

31 - 35

1.2. Khâu thân tụy

36 - 40

1.3. Khâu đầu tụy

41 - 45

2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy - ruột non

51 - 55

3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy

 

3.1. Cắt đuôi tụy kết quả tốt

41 - 45

3.2. Cắt đuôi tụy biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn

61

3.3. Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy

81

3.4. Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tụy biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn

85

4. Chấn thương tụy điều trị bảo tồn

21 - 25

5. Nang giả tụy sau chấn thương

26 - 30

6. Chấn thương tụy ảnh hưởng chức năng tụy (Áp dụng mục V chương Nội tiết)

 

IX. Tổn thương lách

 

1. Đụng dập lách điều trị bảo tồn

6 - 10

2. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách

21 - 25

3. Cắt bán phần lách

24 - 28

4. Cắt lách toàn bộ

 

4.1. Cắt lách, sau cắt lách có thiếu máu nhẹ

26 - 30

4.2. Cắt lách, sau cắt lách có thiếu máu vừa

36 - 40

4.3. Cắt lách, sau cắt lách có thiếu máu nặng

46 - 50

X. Các tổn thương khác của hệ tiêu hóa

 

1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc ly dị vt

 

1.1. Thăm dò đơn thun hoặc ly được dị vật trong ổ bng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng

21 - 25

1.2. Không ly được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng

26 - 30

2. Sau phẫu thut ổ bng, có biến chng nh tc ruột... phi phu thut li, tlmi ln phu thut đưc tính (cng i vi tlphu thut ổ bng) như sau:

 

2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất

21 - 25

2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai

31 - 35

2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên

41 - 45

3. Phẫu thuật xử trí tn thương ở mạc nối, mc treo

 

3.1. Khâu cầm máu đơn thuần

26 - 30

3.2. Khâu cầm máu và cắt một phn mạc nối

31

4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng

 

4.1. Phẫu thuật kết quả tốt

21 - 25

4.2. Sau phẫu thut còn sa lồi thành bụng

26 - 30

4.3. Sau phẫu thut còn thoát vị thành bng

31 - 35

5. Mổ thăm dò ổ bụng bằng nội soi

6 - 10

Chương 6

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIẾT LIỆU - SINH DỤC

Tổn thương Hệ Tiết niệu - Sinh dục

Tỷ lệ (%)

 

I. Thận

 

 

1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng)

 

 

1.1. Một thận

6-10

 

1.2. Hai thận

11-15

 

2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận

 

 

2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận

35

 

2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận

 

 

3. Viêm thận, bể thận

 

 

3.1. Chưa có biến chứng

11-15

 

3.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

 

4. Suy thận mạn tính

 

 

4.1. Giai đoạn I

41-45

 

4.2. Giai đoạn II

61-65

 

4.3. Giai đoạn IlIa

71-75

 

4.4. Giai đoạn IIIb, IV (có chỉ định chạy thận nhân tạo)

91

 

5. Chấn thương thận - Mổ cắt thận

 

 

5.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường

21-25

 

5.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường

45

 

5.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 5.1 hoặc 5.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại

 

 

6. Dị vật trong thận chưa lấy ra

 

 

6.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng

11-15

 

6.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng

21-25

 

6.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 6.1 hoặc 6.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

 

7. Mở thông thận

15-17

 

8. Ghép thận, chức năng thận được cải thiện

26-30

 

9. Khâu vết thương thận

 

 

9.1. Một bên

16-18

 

9.2. Hai bên

21-23

 

II. Niệu quản (một bên)

 

 

1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả

21-25

 

2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5cm trở lên

 

 

2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng

26-30

 

2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

 

3. Chấn thương làm hẹp niệu quản gây giãn niệu quản

26-30

 

4. Chấn thương làm hẹp niệu quản gây giãn niệu quản và ứ nước thận (Nếu có suy thận, cộng lùi với tỷ lệ suy thận)

31-35

 

5. Rách/đứt niệu quản phải mổ khâu phục hồi

 

 

5.1. Chưa có di chứng

 

 

5.1.1. Mổ hở

26-30

 

5.1.2. Mổ nội soi

11-15

 

5.2. Có di chứng: chít hẹp niệu quản, thận ứ nước hoặc nhiễm trùng bể thận (Nếu có suy thận, cộng lùi với tỷ lệ suy thận)

31-35

 

6. Tổn thương niệu quản phải chuyển dòng tiết niệu

 

 

6.1. Nối niệu quản - ruột

11-15

 

6.2. Đưa đầu niệu quản ra ngoài da

11-15

 

III. Bàng quang

 

 

1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt

26-30

 

2. Tốn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: “hội chứng bàng quang nhỏ” (dung tích dưới 100ml)

41-45

 

3. Tạo hình bàng quang mới

45

 

4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn

61

 

5. Tổn thương bàng quang điều trị nội bảo tồn

 

 

5.1. Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn bàng quang xảy ra < 12 lần/năm, giữa các đợt chức năng đường tiết niệu dưới bình thường

11-15

 

5.2. Bàng quang chứa nước tiểu tốt nhưng không kiểm soát tự chủ được hoạt động phản xạ (són tiểu,tiểu không tự chủ khi có stress hoặc tiểu không tự chủ khi mót tiểu)

16-20

 

5.3. Bàng quang không chứa được nước tiểu, mất kiểm soát bàng quang (nước tiểu chảy nhỏ giọt liên tục)

46-50

 

5.4. Dị vật bàng quang

 

 

5.4.1. Dị vật thành bàng quang

 

 

+ Phẫu thuật kết quả tốt

26-30

 

+ Phẫu thuật có di chứng

41-45

 

5.4.2. Dị vật trong lòng bàng quang

 

 

5.4.2.1. Chưa phẫu thuật

31-35

 

5.4.2.2. Đã phẫu thuật, kết quả tốt

 

 

- Mổ hở

11 – 15

 

- Mổ nội soi

6-9

 

5.4.2.3. Đã phẫu thuật nhưng kết quả không tốt (không lấy được dị vật hoặc lấy không hết) (Nếu có biến chứng cộng lùi với tì lệ của các biến chứng)

36-40

 

6. Vỡ/thủng bàng quang đấ phẫu thuật, kết quả tốt

 

 

6.1. Trong phúc mạc

26-30

 

6.2. Ngoài phúc mạc

21-25

 

* Nếu có biến chứng, cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

 

7. Cắt bán phần bàng quang

61-65

 

8. Cắt toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu

81-85

 

IV. Niệu đạo

 

 

1. Điều trị kết quả tốt

11-15

 

2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả

31-35

 

3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả

41-45

 

4. Tổn thương niệu đạo sau

 

 

4.1. Điều trị nội khoa phục hồi tốt

11-15

 

4.2. Điều trị nội khoa phục hồi không tốt, gây hẹp niệu đạo phải nong nhiều lần

31-35

 

4.3. Chít hẹp mổ tạo hình phục hồi tốt

21-25

 

4.4. Chít hẹp không tạo hình được

41-45

 

5. Tổn thương niệu đạo trước (đoạn di động)

 

 

5.1. Điều trị nội khoa phục hồi tốt

11-15

 

5.2. Điều trị nội khoa phục hồi không tốt, gây hẹp phải nong nhiều lần (nong dễ hơn niệu đạo sau)

26-30

 

5.3. Chít hẹp mổ tạo hình phục hồi tốt

21-25

 

5.4. Chít hẹp không tạo hình được

36-40

 

5.5. Tái hẹp sau tạo hình

46 - 50

 

6. Rò niệu đạo ở đoạn di động

16 - 20

 

7. Khâu nối niệu đạo di động

21-25

 

V. Tầng sinh môn

 

 

1. Điều trị kết quả tốt

1 - 5

 

2. Có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng

 

 

2.1. Phẫu thuật kết quả tốt

11-15

 

2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế

31 - 35

 

2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả

51 - 55

 

3. Tổn thương cơ vòng hậu môn

 

 

3.1. Điều trị kết quả tốt

21-25

 

3.2. Điều trị kết quả không tốt, gây di chứng hẹp hậu môn

26 - 30

 

VI. Tinh hoàn, Buồng trứng

 

 

1. Mất một bên

 

 

1.1. Mất bán phần 1 bên

6 - 10

 

1.2. Mất hoàn toàn 1 bên

11-15

 

2. Mất cả hai bên

36 - 40

 

3. Teo tinh hoàn mất chức năng sinh tinh

 

 

3.1. Một bên

 

 

3.1.1. Đã có con

6 - 10

 

3.1.2. Chưa có con

11-15

 

4. Hai bên

 

 

4.1. Đã có con

16 - 20

 

4.2. Chưa có con

46 - 50

 

- Từ 39 tuổi trở xuống

Tỷ lệ tăng thêm 50%

 

- Từ 66 tuổi trở lên

Tỷ lệ giảm bớt 50%

 

5. Teo buồng trứng mất chức năng sinh trứng

 

 

5.1. Một bên

 

 

5.1.1. Đã có con

11-15

 

5.1.2. Chưa có con

26 - 30

 

5.2. Hai bên

 

 

5.2.1. Đã có con

46 - 50

 

5.2.2. Chưa có con

51 - 55

 

- Từ 39 tuổi trở xuống: Tỷ lệ tăng thêm 50%

- Từ 50 tuổi trở lên: Tỷ lệ giảm bớt 50%

 

 

6. Dập tinh hoàn/buồng trứng

 

 

6.1. Một bên, còn chức năng sinh tinh/sinh trứng

 

 

6.1.1. Điều trị bảo tồn (nội khoa)

1-5

6.1.2. Điều trị bằng phẫu thuật nhung không cắt bỏ

6-10

6.2. Hai bên, còn chức năng sinh tinh/sinh trứng

 

6.2.1. Điều trị bảo tồn (nội khoa)

6-10

6.2.2. Điều trị bằng phẫu thuật nhưng không cắt bỏ

11-15

* Từ 39 tuổi trở xuống: Tỷ lệ tăng thêm 50%

Từ 50 tuổi trở lên (đối với nữ) và từ 66 tuổi trở lên (đối với nam): Tỷ lệ giảm bớt 50%

 

* Nếu mất chức năng sinh tinh/sinh trứng tính tỷ lệ tương tự teo tinh hoàn/buồng trứng

 

VII. Dương vật

 

1. Mất một phần dương vật

21-25

2. Đứt một phần dương vật khâu nối được

 

2.1. Khâu nối kết quả tốt

11-15

2.2. Khâu nối được, kết quả không tốt

16-20

3. Mất hoàn toàn dương vật

41

4. Sẹo dương vật

 

4.1. Gây co kéo dương vật

11-15

4.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt

11-15

4.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt

21

5. Di chứng vết thương, chấn thương dương vật

 

5.1. Đôi khi cản trở chức năng sinh dục

1-5

5.2. Có thể thực hiện chức năng sinh dục nhưng cương dương, xuất tinh và/hoặc cảm giác luôn gặp khó khăn ở mức độ nhất định

6-10

5.3. Có thể thực hiện chức năng sinh dục nhờ có cương dương đủ nhưng không có cảm giác và/hoặc xuất tinh

11-15

5.4. Không thể thực hiện chức năng sinh dục

16-20

6. Đứt dây hãm bao qui đầu

 

6.1 .Khâu phục hồi tốt

1-5

6.2. Phục hồi một phần, để lại di chứng (đau, quan hệ tình dục khó khăn)

6-10

* Tất cả các tổn thương ở trên, nếu từ 39 tuổi trở xuống: Tỷ lệ tăng thêm 50%; Từ 66 tuổi trở lên: Tỷ lệ giảm bớt 50%.

 

VIII. Tử cung

 

1. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn

 

1.1. Đã có con

41

1.2. Chưa có con

51-55

2. Vết thương rách thành tử cung nhưng chưa thủng, điều trị phẫu thuật kết quả tốt

21-25

3. Thủng tử cung, điều trị phẫu thuật kết quả tốt

26-30

* Nếu có biến chứng, cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

 

IX. Vú

 

 

1. Mất một vú

26 - 30

 

2. Mất hai vú

41 - 45

 

3. Mất một phần vú

6 - 10

 

4. Mất một phần núm vú

 

 

4.1. Một bên

 

 

4.1.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con

8 - 10

 

4.1.2. Dưới 50 tuổi, đã có con

5 - 7

 

4.1.3. Trên 50 tuổi

1 - 5

 

4.2. Hai bên

 

 

4.2.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con

16 - 18

 

4.2.2. Dưới 50 tuổi, đã có con

11 - 13

 

4.2.3. Trên 50 tuổi

6 - 8

 

5. Mất toàn bộ núm vú

 

 

5.1. Một bên

 

 

5.1.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con

11 - 13

 

5.1.2. Dưới 50 tuổi, đã có con

6 - 8

 

5.1.3. Trên 50 tuổi

5 - 7

 

5.2. Hai bên

 

 

5.2.1. Dưới 50 tuổi, chưa có con

21 - 23

 

5.2.2. Dưới 50 tuổi, đã có con

16 - 18

 

5.2.3. Trên 50 tuổi

11 - 13

 

X. Ống dẫn tinh, Vòi trứng

 

 

1. Đứt một bên

5 - 9

 

2. Đứt cả hai bên

 

 

2.1. Đã có con

15

 

2.2. Chưa có con

36 - 40

 

3. Tổn thương ống dẫn trứng

 

 

3.1. Có tổn thương ống dẫn trứng nhưng không đứt, thụ thai tự nhiên

 

 

3.1.1. Đã có con

6 - 10

 

3.1.2. Chưa có con

16 - 20

 

3.2. Có tổn thương ống dẫn trứng nhưng không đứt, có thể thụ thai nhờ can thiệp y học

 

 

3.2.1. Đã có con

21-25

 

3.2.2. Chưa có con

26 - 30

 

3.3. Tắc ống dẫn trứng hai bên không thể phục hồi

 

 

3.3.1. Đã có con

11-15

 

3.3.2. Chưa có con

26-35

 

4. Phẫu thuật nối ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng cho kết quả tốt

 

 

4.1. Đã có con

6-10

 

4.2. Chưa có con

16-20

 

5. Phẫu thuật nối ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng cho kết quả xấu

 

 

5.1. Đã có con

21-25

 

5.2. Chưa có con

26-30

 

XI. Vết thương âm hộ, âm đạo

 

 

1. Vết thương gây biến dạng âm hộ, âm đạo

 

 

1.1. Dưới 50 tuổi

 

 

1.1.1. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, không cần điều trị tiếp tục, giao hợp bình thường và đẻ đường dưới được

6-10

 

1.1.2. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, giao hợp khó và hạn chế khả năng đẻ đường dưới

16-20

 

1.1.3. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, không giao họp được, không đẻ đường dưới được

21-25

 

1.2. Từ 50 tuổi trở lên

 

 

1.2.1. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, có thể giao hợp

3-7

 

1.2.2. Có biến dạng âm hộ và/hoặc âm đạo, không giao hợp được

11-16

 

2. Mất âm vật

 

 

2.1. Mất một phần âm vật

6-10

 

2.2. Mất hoàn toàn âm vật

11-15

 

3. Mất môi lớn

 

 

3.1. Một bên

 

 

3.1.2. Mất hoàn toàn một bên

6-10

 

3.1.2. Một phần một bên

1-5

 

3.2. Hai bên

 

 

3.2.1. Mất hoàn toàn hai bên

11-15

 

3.2.2. Mất một phần hai bên

6-10

 

4. Mất môi bé

 

 

4.1. Một bên

 

 

4.1.1. Mất hoàn toàn một bên

6-10

 

4.1.2. Một phần một bên

1-5

 

4.2. Hai bên

 

 

4.2.1. Mất hoàn toàn hai bên

11-15

 

4.2.2. Mất một phần hai bên

6-10

 

XII. Sẩy thai, thai chết lưu

 

 

1. Ba tháng đầu

 

 

1.1. Chưa có con

11 - 13

 

1.2. Đã có con

8- 10

 

1.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

16-18

 

2. Ba tháng giữa

 

 

2.1. Chưa có con

11 - 13

 

2.2. Đã có con

8- 10

 

2.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

21-23

 

3. Ba tháng cuối

 

 

3.1. Chưa có con

16-20

 

3.2. Đã có con

11-15

 

3.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

26-30

 

XIII. Chấn thương gây đẻ non

 

 

1. Đẻ non con sống

21-23

 

2. Đẻ non con chết

 

 

2.1. Chưa có con

31-33

 

2.2. Đã có con

26-28

 

2.3. Thai được thực hiện bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

35-37

 

XIV. Tuyến tiền liệt, túi tinh

 

 

1. Có rối loạn chức năng và có biến đổi giải phẫu nhưng không cần điều trị

6-10

 

2. Cắt tuyến tiền liệt

11-15

 

3. Cắt tuyến tiền liệt và túi tinh

16-20

 

XV. Bìu

 

 

1. Mất một phần da bìu không kèm theo giảm chức năng, sai vị trí hoặc mất di động của tinh hoàn

1-5

 

2. Mất một phần da bìu, không giảm chức năng tinh hoàn nhưng có kèm theo sai vị trí hoặc mất di động tinh hoàn

6-10

 

3. Mất toàn bộ da bìu hoặc mất một phần da bìu cần ghép tinh hoàn vào nơi khác để bảo tồn chức năng tinh hoàn

16-20

 

Chương 7

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ NỘI TIẾT

Tổn thương Hệ Nội tiết

Tỷ lệ %

I. Tuyến yên

 

1. Dị vật tuyến yên chưa gây biến chứng (Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh)

 

2. Vết thương, chấn thương tuyến yên gây biến chứng

 

2.1. Rối loạn chức năng thùy sau tuyến yên gây đái tháo nhạt

26-30

2.2. Rối loạn chức năng thùy trước tuyến yên

 

2.2.1. Rối loạn một loại hormon

26-30

2.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon

41-45

2.2.3. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên (rối loạn chức năng thùy trước tuyến yên)

56-60

2.3. Rối loạn chức năng toàn bộ tuyến yên (rối loạn chức năng cả thùy trước và thùy sau)

61-63

Ghi chú: Nếu di chứng tổn thương tuyến yên xảy ra trước tuổi dậy thì tỷ lệ được cộng thêm từ 15 đến 20% (cộng lùi)

 

II. Tuyến giáp

 

1. Dị vật tuyến giáp chưa gây biến chứng

 

1.1. Dị vật một bên

11-15

1.2. Dị vật hai bên

21

2. Vết thương, chấn thương tuyến giáp gây biến chứng

 

2.1. Nhiễm độc giáp

 

2.1.1. Dưới lâm sàng

21-25

2.1.2. Lầm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng

41-45

2.1.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2.2. Suy giáp

 

2.2.1. Suy giáp còn bù

41-45

2.2.2. Suy giáp mất bù (suy giáp rõ)

55-58

2.3. Cắt tuyến giáp

 

2.3.1. Cắt một bên: Chức năng tuyến giáp vẫn ổn định

21

2.3.2. Cắt một bên tuyến giáp và cắt một phần bên đối diện, chức năng tuyến giáp vẫn ổn định

26-30

2.4. Cắt cả hai bên tuyến giáp

61-63

III. Tuyến cận giáp

 

1. Dị vật tuyến cận giáp chưa gây biến chứng

 

1.1. Dị vật một bên

11-15

1.2. Dị vật hai bên

21

2. Vết thương, chấn thương tuyến cận giáp gây suy chức năng tuyến cận giáp

31-35

3. Cắt tuyến cận giáp chức năng tuyến cận giáp vẫn ổn định

21

IV. Tuyến thượng thận

 

1. Dị vật tuyến thượng thận chưa gây biến chứng

 

1.1. Dị vật một bên

11-15

1.2. Dị vật hai bên

21

2. Vết thương, chấn thương tuyến thượng thận gây biến chứng

 

2.1. Suy thượng thận

 

2.1.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid

36-40

2.1.2. Thể không đáp ứng với Corticoid

61-63

2.2. Cắt tuyến thượng thận

 

2.2.1. Cắt thượng thận một bên: Chức năng tuyến thượng thận vẫn ổn định

21

2.2.2. Cắt thượng thận một bên và cắt một phần bên đối diện

31-35

2.2.3. Cắt cả hai bên tuyến thượng thận

 

2.2.3.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid

65-68

2.2.3.2. Thể không đáp ứng với Corticoid

81-83

V. Tuyến tụy

 

1. Dị vật, vết thương, chấn thương tuyến tụy: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Tiêu hóa

 

2. Vết thương, chấn thương tụy gây biến chứng đái tháo đường

 

2.1. Đái tháo đường tiềm tàng

21-25

2.2. Đái tháo đường lâm sàng

41-45

VI. Buồng trứng, tinh hoàn

Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Tiết niệu - Sinh dục.

Ghi chú:

Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được cộng thêm (cộng lùi) 15 - 20%.

 

Chương 8
TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ CƠ - XƯƠNG - KHỚP

Tổn thương Cơ - Xương - Khớp

Tỷ lệ (%)

I. Cánh tay và khớp vai

 

1. Cụt hai chi trên

 

1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay)

82

1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia

83

1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay

83

1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay

84

1.5. Tháo hai khớp khuỷu tay

85

1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại

85

1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia

86

1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại

87

1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại

88

1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa - 1/3 dưới

89

1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên.

91

1.12. Tháo hai khớp vai

95

2. Cụt hai chi: một chi trên và một chi dưới, cùng bên hoặc khác bên

 

2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kì đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên)

83

2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay)

84

2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay)

86

2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại

88

2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi

91

2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên

95

3. Cụt một chi trên và mù một mắt

 

3.1 Tháo khớp cổ tay và mù một mắt

82

3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt

83

3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả

84

3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả

86

3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt

87

3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả

93

3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả

95

4. Tháo một khớp vai

72

5. Cụt một cánh tay

 

5.1. Đường cắt 1/3 giữa

61-65

5.2. Đường cắt 1/3 trên

66-70

6. Gãy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)

 

6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim X-quang xác định)

41-45

6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa

21-25

6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều

31-35

7. Gãy thân xương cánh tay một bên

 

7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường

11-15

7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi

21-25

7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động

 

7.3.1. Ngắn dưới 3cm

26-30

7.3.2. Ngắn từ 3cm trở lên

31-35

7.4. Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau

41

8. Gãy đầu dưới xương cánh tay một bên

 

8.1. Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu

21-25

8.2. Gãy như mục 8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu

 

8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp

3-5

8.4. Mẻ xương dài (Các chi trên và chi dưới, chưa đến ống tủy hoặc đến ống tủy nhưng không có biến chứng)

Nếu có biến chứng áp dụng Tổn thương do viêm xương Phần bệnh tật

1-3

9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả

 

9.1. Khớp giả chặt

31-35

9.2. Khớp giả lỏng

41-45

10. Tổn thương khớp vai một bên

 

10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác)

11-15

10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác)

21-25

10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn

31-35

11. Cứng khớp vai hoàn toàn

 

11.1. Tư thế thuận: Tư thế nghỉ - 0o

46-50

11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao

51-55

11.3. Thay khớp vai nhân tạo

16-20

12. Trật khớp vai cũ dễ tái phát (không còn khả năng điều trị hoặc điều trị không kết quả)

21-25

13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên

 

13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng

51-55

13.2. Cứng cả ba khớp: vai - khuỷu - cổ tay

61

13.3. Trật khớp cùng đòn cũ dễ tái phát

11-15

II. Cẳng tay và khớp khuỷu tay

 

1. Tháo một khớp khuỷu

61

2. Cụt một cẳng tay

 

2.1. Đường cắt 1/3 giữa

51-55

2.2. Đường cắt 1/3 trên

56-60

3. Gãy mỏm khuỷu xương trụ

 

3.1. Gãy đơn thuần không gây ảnh hưởng khớp

6-10

3.2. Gãy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng cứng một khớp khuỷu

 

3.2.1. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5o đến 145°

11-15

3.2.2. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 45o đến 90°

26-30

3.2.3. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 0o đến 45°

31-35

3.2.4. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100o đến 150°

51-55

4. Trật khớp khuỷu cũ dễ tái phát

11-15

5. Gãy hai xương cẳng tay

 

5.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương

 

5.1.1. Khớp giả chặt

26-30

5.1.2. Khớp giả lỏng

31-35

5.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường

11-15

5.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3cm

26-30

5.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay

31-35

5.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ

31-35

6. Gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay

 

6.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay)

16-20

6.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)

21-25

6.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°)

21-25

6.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

31-35

6.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại

26-30

6.6. Trật khớp cổ tay cũ dễ tái phát

11-15

6.7. Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay ít, không ảnh hưởng thẩm mỹ

1-3

6.8. Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay nhiều hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ

2-6

7. Gãy thân xương quay

 

7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường

6-10

7.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa

21-25

7.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay

 

7.3.1. Khớp giả chặt

11-15

7.3.2. Khớp giả lỏng

21-25

8. Gãy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ

21-25

9. Gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)

 

9.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể

6-10

9.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay

11-15

10. Gãy thân xương trụ

 

10.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng

6-10

10.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gãy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay

21-25

10.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả

 

10.3.1. Khớp giả chặt

11-15

10.3.2. Khớp giả lỏng

16-20

11. Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế sấp - ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu

 

12. Gãy mỏm trâm quay hoặc trâm trụ

6-10

III. Bàn tay và khớp cổ tay

 

1. Tháo khớp cổ tay một bên

52

2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)

 

2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°)

21-25

2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

31-35

2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa)

26-30

3. Gãy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên

 

3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay

5-9

3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo mục 2

 

4. Gãy xương bàn tay

 

4.1. Gãy một - hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay

6-10

4.2. Gãy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gãy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay

16-20

4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều

21-25

5. Đứt gân gấp hoặc gân duỗi bàn tay

 

5.1. Đã khâu nối, ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay

3-5

5.2. Đã khâu nối, ảnh hưởng nhiều đến động tác khớp cổ tay

6-10

5.3. Đã khâu nối, ảnh hưởng đến động tác gấp duỗi ngón tay mức độ ít

1-3

5.4. Đã khâu nối, ảnh hưởng đến động tác gấp duỗi ngón tay mức độ nhiều

4-6

IV. Ngón tay

 

1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay

 

1.1. Cụt (mất) năm ngón tay

47

1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay

50

2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay

 

2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV

45

2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác

 

2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V)

43

2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)

43

2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II)

43

2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I)

41

2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (Gãy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay

45-47

3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay

 

3.1. Mất ngón I và hai ngón khác

 

3.1.1. Mất các ngón I + II + III

41

3.1.2. Mất các ngón I + II + IV

39

3.1.3. Mất các ngón I + II + V

39

3.1.4. Mất các ngón I + III + IV

37

3.1.5. Mất các ngón I + III + V

35

3.1.6. Mất các ngón I + IV + V

35

3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)

 

3.2.1. Mất các ngón II + III + IV

31

3.2.2. Mất các ngón II + III + V

31

3.2.3. Mất các ngón II + IV + V

29

3.3. Mất các ngón III + IV + V

25

3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4 - 6 % (cộng lùi)

 

4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay

 

4.1. Mất ngón I và một ngón khác

 

4.1.1. Mất ngón I và ngón II

35

4.1.2. Mất ngón I và ngón III

33

4.1.3. Mất ngón I và ngón IV

32

4.1.4. Mất ngón I và ngón V

31

4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)

 

4.2.1. Mất ngón II và ngón III

25

4.2.2. Mất ngón II và ngón IV

23

4.2.3. Mất ngón II và ngón V

21

4.3. Mất ngón tay III và ngón IV

19

4.4. Mất ngón tay III và ngón V

18

4.5. Mất ngón IV và ngón út V

Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 - 4 % vào tỷ lệ mất ngón

18

5. Tổn thương, chấn thương một ngón tay

 

5.1. Ngón I (ngón cái)

 

5.1.1. Cứng khớp liên đốt

6 - 8

5.1.2. Cứng khớp đốt - bàn

11-15

5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái

11-15

5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai)

11-15

5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn)

21-25

5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I

26 - 30

5.2. Ngón II (ngón trỏ)

 

5.2.1. Cứng khớp đốt - bàn

7 - 9

5.2.2. Cứng một khớp liên đốt

3 - 5

5.2.3. Cứng các khớp liên đốt

11 - 12

5.2.4. Mất đốt ba

3 - 5

5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

6 - 8

5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn)

11-15

5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn

16 - 20

5.3. Ngón III (ngón giữa)

 

5.3.1. Cứng khớp đốt - bàn

5 - 6

5.3.2. Cứng một khớp liên đốt

1 - 3

5.3.3. Cứng các khớp liên đốt

7 - 9

5.3.4. Mất đốt ba

1 - 3

5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

4 - 6

5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn)

8 - 10

5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)

 

5.4.1.Cứng khớp ngón - bàn

4 - 5

5.4.2. Cứng một khớp liên đốt

1 - 3

5.4.3. Cứng các khớp liên đốt

6 - 8

5.4.4. Mất đốt ba

1 - 3

5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3)

4 - 6

5.4.6. Mất trọn ngón IV

8 - 10

5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

5.5. Ngón V (ngón tay út)

 

5.5.1. Cứng khớp ngón - bàn

3 - 4

5.5.2. Cứng một khớp liên đốt

1 - 2

5.5.3. Cứng các khớp liên đốt

5 - 6

5.5.4. Mất đốt ba

1 - 3

5.5.5. Mất đốt hai và ba

4 - 5

5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn)

6 - 8

5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay

 

6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái)

36 - 40

6.2. Cụt hai ngón II

21-25

6.3. Cụt hai ngón III

16 - 20

6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV

16 - 20

6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V

16 - 20

6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận)

61

7. Gãy, vỡ xương một đốt ngón tay

 

7.1. Gãy vỡ đốt 1 ngón I

3

7.2. Gãy vỡ đốt 2 ngón I hoặc đốt 1 các ngón khác

2

7.3. Gãy vỡ đốt 2; 3 các ngón khác

1

8. Trật khớp ngón tay cũ dễ tái phát

 

8.1. Ngón I

 

8.1. 1. Khớp ngón bàn

4 - 6

8.1.2. Khớp liên đốt

2 - 4

8.2. Ngón II và III

 

8.2.1. Khớp ngón bàn

4 - 8

8.2.2. Khớp liên đốt gần

2 - 4

8.2.3. Khớp liên đốt xa

1 - 3

8.3. Ngón IV và V

 

8.3.1. Khớp ngón bàn

2 - 4

8.3.2. Khớp liên đốt gần

2 - 4

8.3.3. Khớp liên đốt xa

1-3

9. Viêm khớp ngón bàn tay sau chấn thương

 

9.1. Ngón I

 

9.1.1. Viêm khớp ngón bàn

5 - 7

9.1.2.Viêm khớp liên đốt

3 - 5

9.2. Ngón II và III

 

9.2.1. Viêm khớp ngón bàn

3 - 5

9.2.2.Viêm khớp liên đốt gần

2 - 4

9.2.3. Viêm khớp liên đốt xa

1-3

9.3. Ngón IV và V

 

9.3.1. Viêm khớp ngón bàn

1-3

9.3.2.Viêm khớp liên đốt gần

1-3

9.3.3. Viêm khớp liên đốt xa

1

V. Xương đòn và xương bả vai

 

1. Gãy xương đòn (1/3 ngoài, giữa, trong)

 

1.1. Can liền tốt không di chứng

6-10

1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác

16-20

2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn

16-20

3. Trật khớp đòn - mỏm - bả

11-15

4. Trật khớp ức - đòn

11-15

5. Gãy, vỡ xương bả vai một bên do chấn thương

 

5.1. Gãy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương

6-10

5.2. Gãy, vỡ ở ngành ngang

11-15

5.3. Gãy, vỡ phần ổ khớp vai

 

5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai

16-20

5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn thương khớp vai

 

6. Viêm khớp lớn chi trên sau chấn thương

 

6.1. Viêm khớp vai

6-10

6.2. Viêm khớp khuỷu

6-10

6.3. Viêm khớp cổ tay

6-10

7. Viêm khớp cùng đòn sau chấn thương

4-6

8. Viêm khớp ức đòn sau chấn thương

4-6

VI. Đùi và khớp háng

 

1. Cụt hai chi dưới

 

1.1. Tháo hai khớp cổ chân

81

1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân

83

1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân

84

1.4. Tháo khớp gối hai bên

85

1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia

85

1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại

86

1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại

87

1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa

87

1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên

91

1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi

92

1.11. Tháo hai khớp háng

95

2. Cụt một chi dưới và mù một mắt

 

2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu

85

2.2. Cụt một đùi và mù một mắt

87

2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt

88

2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu

91

2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả

91

2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả

95

3. Tháo một khớp háng

72

4. Cụt một đùi

 

4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa

65

4.2. Đường cắt ở 1/3 trên

67

4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn

68-69

5. Gãy đầu trên xương đùi

 

5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ

26-30

5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4cm, chức năng khớp háng bị hạn chế

31-35

5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm

41-45

5.4. Gãy cổ xương đùi gây tiêu chỏm

51

5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi

 

5.5.1. Khớp giả chặt

41-45

5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo

51

6. Gãy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo

35

7. Gãy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định

 

7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường

21-25

7.2. Can liền xấu, trục lệch

26-30

7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm

31-35

7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm

41-45

8. Gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối:

Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối mục 11 phần VII trong bảng này.

 

9. Trật khớp háng kết quả điều trị

 

9.1. Tốt

6-10

9.2. Gây lỏng khớp háng

21-25

10. Cứng một khớp háng sau chấn thương

 

10.1. Chi ở tư thế thẳng trục

 

10.1.1. Từ 0-90°

21-25

10.1.2. Từ 0 đến 60°

31-35

10.1.3. Từ 0 đến 30°

41-45

10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo

 

10.2.1. Từ 0 đến 90°

31-35

10.2.2. Từ 0 đến 60°

41-45

10.2.3. Từ 0 đến 30°

46-50

11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương

51-55

12. Thay khớp háng nhân tạo

21-25

13. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới

 

13.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối

61-65

13.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân

41-45

13.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối)

66-70

13.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân

61-65

13.5. Cứng ba khớp ( gối và cổ chân )

61-65

VII. Cẳng chân và khớp gối

 

1. Tháo một khớp gối

61

2. Cụt một cẳng chân

 

2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường

 

2.1.1. Lắp được chân giả

51

2.1.2. Không lắp được chân giả

55

2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới

 

2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt

41-45

2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó

46-50

3. Gãy hai xương cẳng chân

 

3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi

16-20

3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2cm

21-25

3.3. Di chứng như mục 3.2 nhưng chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

26-30

3.4. Di chứng như mục 3.2 nhưng chi ngắn từ 5cm trở lên

31-35

4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả

 

4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm

31-35

4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm

41-45

5. Gãy thân xương chày một chân

 

5.1. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi

11-15

5.2. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2cm

16-20

5.3. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

21-25

5.4. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên

26-30

5.5. Gãy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có 0 khuyết lớn

21-25

6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả

 

6.1. Khớp giả chặt

21-25

6.2. Khớp giả lỏng

31-35

7. Gãy hoặc vỡ mâm chày

 

7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng

11-15

7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối

 

8. Gãy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày

6-10

9. Gãy thân xương mác một chân

 

9.1. Đường Gãy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt

3-5

9.2. Gãy đầu trên xương mác, can xấu

5-7

9.3. Gãy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu

 

9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân

6-10

9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ

11-15

10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác

11-15

11. vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp

 

11.1. Tầm vận động từ 0o đến trên 125°

11-15

11.2 . Tầm vận động từ 0o đến 90°

16-20

11.3. Tầm vận động từ 0o đến 45°

26-30

11.4. Cứng khớp tư thế 0°

36-40

12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt

6-10

13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ mục 11 trong bảng này

 

14. Gãy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 11 trong bảng này

 

15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối

 

15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mạn tính

16-20

15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 11 trong bảng này

 

15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối mục 11 trong bảng này

 

16. Dị vật khớp gối

 

16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối

11-15

16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại

21-25

17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối

 

17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt

11-15

17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị

21-25

17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt

6-10

17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị

11-15

18. Thay khớp gối nhân tạo

11-15

19. Vỡ xương bánh chè trong bao khớp

 

19.1. Can liền tốt, bề mặt khớp không hoặc di lệch dưới 5mm

2-4

19.2. Can liền tốt, bề mặt khớp di lệch trên 5mm

5-7

19.3. Không liền xương

8- 10

19.4. Mất một phần xương bánh chè

5-7

20. Trật khớp gối dai dẳng không điều trị được

8- 10

Ghi chú: Tổn thương gãy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng

 

VIII. Bàn chân và khớp cổ chân

 

1. Tháo khớp cổ chân một bên

45

2. Tháo khớp hai cổ chân

81

3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc)

35

4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff)

41

5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp

 

5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°)

21

5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân

31

6. Đứt gân gót (gân Achille)

 

6.1. Đã nối lại, không ngắn gân

11-15

6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước

21-25

6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn

26-30

7. Cắt bỏ toàn bộ xương gót

31-35

8. Gãy hoặc vỡ xương gót

 

8.1. Vỡ một phần phía sau xương gót

6-10

8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động

11-15

8.3. Gãy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau

21-25

9. Cắt bỏ xương sên

26-30

10. Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn

16-20

11. Gãy xương thuyền

6-10

12. Gãy/vỡ xương hộp

11-15

13. Gãy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân

16-20

14. Tổn thương mắt cá chân một bên

 

14.1. Không ảnh hưởng khớp

6-10

14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ ở mục 5.

 

15. Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân

 

15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng

3-5

15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động

11-15

16. Gãy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân

 

16.1. Gãy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn

16-20

16.2. Gãy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động

21-25

17. Mảnh dị vật nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên)

16-20

18. Còn nhiều mảnh dị vật nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động

 

18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ

11-15

18.2. Có từ 10 mánh trở lên

16-20

19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi

16-20

20. Viêm khớp cổ chân mạn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân

16-20

IX. Ngón chân

 

1. Cụt năm ngón chân

26-30

2. Cụt bốn ngón chân

 

2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I)

16-20

2.2. Cụt bốn ngón I + II +III + IV (còn lại ngón út)

21-25

2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV)

21-25

2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)

21-25

3. Cụt ba ngón chân

 

3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I

11-15

3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I

16-20

4. Cụt hai ngón chân

 

4.1. Cụt 2 ngón III + IV hoặc 2 ngón III + V hoặc 2 ngón IV + V

6-10

4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I)

11-15

4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác

16-20

5. Cụt ngón chân I

11-15

6. Cụt một ngón chân khác

3-5

7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân)

6-10

8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân)

1-3

9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác

2-4

10. Cứng khớp liên đốt ngón chân I

 

10.1. Tư thế thuận

3-5

10.2. Tư thế bất lợi

7-9

11. Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I

7-9

12. Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác

 

12.1. Cứng ở tư thế thuận

1-3

12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng

4-5

13. Gãy xương một đốt ngón chân

1

X. Đứt rời đoạn chi (chi trên hoặc chi dưới) được phẫu thuật khâu nối chi

Kết quả dinh dưỡng đoạn chi tốt, phục hồi một phần cảm giác, vận động: Áp dụng khung tỷ lệ tổn thương mất đoạn chi phía dưới liền kề.

 

XI. Chậu hông

 

1. Gãy (vỡ) gai chậu trước trên

6-10

2. Gãy (vỡ) mào chậu

11-15

3. Gãy (vỡ) một bên cánh chậu

16-20

4. Gãy (vỡ) xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu

 

4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ

31-35

4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

41-45

4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già

41-45

5. Gãy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới)

16-20

6. Gãy ngành ngang xương mu

 

6.1. Gãy một bên

11-15

6.2. Gãy cả hai bên

16-20

7. Gãy ổ chảo khớp háng

 

7.1. Gãy ổ chảo khớp háng (cung trước hoặc sau) mổ kết hợp xương kết quả tốt không ảnh hưởng vận động khớp háng.

11-15

7.2. Gãy ổ chảo khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng)

21-25

8. Gãy xương cùng không tổn thương thần kinh

5-7

9. Gãy xương cụt

 

9.1. Gãy xương cụt không tổn thương thần kinh

3-5

9.2. Gãy xương cụt di lệch, gây đau khi ngồi

4-6

11. Viêm khớp cùng chậu sau chấn thương

 

11.1. Mức độ nhẹ

1-3

11.2. Mức độ trung bình

4-6

11.3. Mức độ nặng

11 - 13

XII. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh

 

1. Tổn thương đốt sống C1 và C2

31-35

2. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương

 

2.1. Xẹp, viêm dính một - hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ - đầu (gấp - duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0o đến 20°)

31-35

2.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống c