Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 44/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 44/2006/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 44/2006/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 29/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 44/2006/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 44/2006/QĐ-BYT NGÀY
29 THÁNG 12 NĂM 2006
VỀ VIỆC BAN HÀNH
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG LÂY
NHIỄM CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định
số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức Bộ Y tế;
Xét Biên bản họp Hội
đồng chuyên môn sửa đổi, bổ sung
Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây
nhiễm cúm A (H5N1) ngày 17, 18 tháng 11và ngày 23, 24 tháng 12 năm
2006;
Theo đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Điều trị;
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này "Hướng dẫn chẩn đoán, xử
trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người"
Điều
2. "Hướng
dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A
(H5N1) ở người" áp dụng cho tất cả các
cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước, bán công và
tư nhân.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công
báo. Bãi bỏ Quyết định số 37/2005/QĐ-BYT ngày
11/11/2005 ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán, xử
trí và phòng lây nhiễm viêm phổi do vi rút".
Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng,
Vụ trưởng Vụ Điều trị- Bộ Y
tế; Giám đốc các Bệnh viện, viện có
giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám
đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế các
ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn
Thị Xuyên
HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG LÂY
NHIỄM CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
(Ban hành kèm theo Quyết
định số: 44/2006/QĐ-BYT
ngày 29 tháng 12 năm2006
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Vi rút cúm đã gây
nhiều vụ dịch lớn trên thế giới với
tỉ lệ tử vong cao. Có 3 týp vi rút cúm là A, B và C, trong
đó vi rút cúm A và B hay gây bệnh trên người. Các
chủng vi rút có thể thay đổi hàng năm.
Đã có nhiều
nước trên thế giới có người bệnh
nhiễm vi rút cúm týp A (H5N1) và có tỉ lệ tử vong cao.
Ở nước ta đã có một số bệnh nhân
nhập viện do cúm týp A chủng H5N1. Bệnh diễn
biến nặng, tiến triển nhanh, không đáp ứng
với các phương pháp điều trị thông
thường và có tỷ lệ tử vong cao.
I. CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1. Yếu tố dịch tễ: trong vùng có dịch
cúm gia cầm trong vòng 2
tuần.
- Tiếp xúc gần với
gia cầm bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển,
giết mổ, chế biến, ăn thịt gia cầm
bị bệnh, ăn tiết canh v.v...)
- Tiếp xúc gần gũi
với người bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc
đã xác định mắc cúm A (H5N1)
2. Lâm sàng:
Bệnh diễn biến
cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt trên
38oC.
- Các triệu
chứng về hô hấp
+ Ho khan hoặc
có đờm, tức ngực, thở nhanh, tím tái...
+ Có thể có ran
khi nghe phổi.
+ Diễn
biến nhanh chóng tới suy hô hấp.
- Triệu
chứng tuần hoàn:
+ Nhịp tim
nhanh, huyết áp hạ, sốc.
- Các triệu
chứng khác
+ Đau
đầu, đau cơ, tiêu chảy.
+ Suy đa
tạng.
3. Cận lâm sàng:
a. X quang phổi (bắt buộc): Tổn
thương thâm nhiễm lan toả một bên hoặc hai
bên, tiến triển nhanh. Nên chụp
phổi 1-2 lần trong ngày ở giai đoạn cấp.
b. Xét nghiệm:
- Công thức
máu:Số lượng bạch cầu bình thường
hoặc giảm.
- Độ bão
hoà oxy máu (SpO2): dưới 92%
- PaO2
giảm dưới 85 mmHg. Tỷ lệ PaO2/FiO2
dưới 300 khi có tổn thương phổi cấp
(ALI), dưới 200 khi có suy hô hấp cấp tiến
triển (ARDS).
c. Chẩn đoán vi sinh vật:
- Vi rút:
+ Lấy
bệnh phẩm:
. Ngoáy
họng
. Lấy
dịch tỵ hầu
. Lấy
dịch phế quản
Bảo quản đúng quy cách và gửi
sớm về nơi có điều kiện xét nghiệm
để xác định nguyên nhân.
+ Làm RT-PCR
để xác định vi rút cúm A/H5
- Vi khuẩn:
+ Cấy
máu ngay khi vào viện
+ Cấy
dịch màng phổi, dịch nội khí quản.
Sơ đồ chẩn
đoán và xử trí cúm A (H5N1): xem Phụ lục 1.
4. Tiêu chuẩn chẩn
đoán ca bệnh:
a) Ca
bệnh nghi ngờ: Khi có đủ các tiêu chuẩn
sau:
- Sốt 38oC trở
lên
- Có một trong các triệu
chứng hô hấp sau: ho, khó thở
- Có yếu tố dịch
tễ.
b) Ca
bệnh có thể:
- Có tiêu chuẩn ca bệnh
nghi ngờ
+
Hình ảnh Xquang diễn tiến nhanh phù hợp với cúm
+
Số lượng bạch cầu bình thường
hoặc giảm
c) Ca
bệnh xác định: Xét nghiệm vi rút dương tính
với cúm A/H5 trên ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể.
5. Phân độ lâm sàng:
Căn cứ vào:
- Mức độ thiếu
oxy máu khi thở khí trời:
+
Ưu tiên theo dõi khí máu
+
Áp dụng rộng rãi đo SpO2
- Mức độ tổn
thương phổi: bắt buộc phải chụp Xquang
phổi.
a) Nặng:
- Khó thở, tím
- SpO2 <88%
- PaO2 <50 mmHg
- Xquang phổi: thâm nhiễm
lan toả hai bên
- Có thể suy đa tạng,
sốc.
b) Trung bình :
- Khó thở, tím
- SpO2 từ 88-92%
- PaO2 từ 50-65 mmHg
- Xquang phổi : thâm
nhiễm khu trú 2 bên hoặc lan toả 1 bên.
c) Nhẹ :
- Không khó thở
- SpO2 > 92%
- PaO2 > 65 mmHg
- Xquang phổi : thâm
nhiễm khu trú một bên hoặc tổn thương không
rõ rệt.
Lưu ý : lâm sàng diễn
biến rất nhanh vì vậy cần theo dõi sát.
6. Phân tuyến điều trị cúm A (H5N1): xem
Phụ lục 2.
II. XỬ TRÍ
1. Nguyên tắc chung:
- Bệnh nhân nghi
ngờ phải được cách ly.
- Dùng thuốc
kháng vi rút (oseltamivir) càng sớm càng tốt.
- Hồi sức
hô hấp là cơ bản, giữ SpO2 >= 92%.
- Điều
trị suy đa tạng (nếu có).
2.
Điều trị suy hô hấp cấp:
Xử trí
suy hô hấp trong cúm A (H5N1): xem Phụ lục 5 và Phụ
lục 6.
a) Tư thế người bệnh : Nằm
đầu cao 30o – 45o
b) Cung cấp ôxy:
- Chỉ định:
Khi có giảm oxy hoá máu:
+ SpO2 ≤ 92% hay PaO2 ≤
65mmHg
+ Tăng công
thở: thở nhanh, rút lõm ngực.
- Thở oxy qua
gọng mũi: 1-5 lít/phút sao cho SpO2 > 92%.
- Thở oxy qua
mặt nạ đơn giản: oxy 6-12 lít/phút khi thở
oxy qua gọng mũi không giữ được SpO2
>92%.
- Thở oxy qua
mặt nạ có túi: lưu lượng oxy đủ cao
để không xẹp túi khí ở thì thở vào, khi mặt
nạ đơn giản không hiệu quả.
c) Thở CPAP:
- CPAP
được chỉ định khi tình trạng giảm
oxy máu không được cải thiện bằng các
biện pháp thở oxy, SpO2 <92%. Nếu có
điều kiện, ở trẻ em nên chỉ định
thở CPAP ngay khi thất bại với thở oxy qua
gọng mũi.
- Tiến hành
thở CPAP:
+ Chọn mặt nạ
(người lớn, trẻ lớn) hoặc gọng
mũi (trẻ nhỏ) phù hợp.
+ Bắt đầu cho
thở với CPAP = 5 cmH2O
+ Điều chỉnh
mức CPAP theo lâm sàng với mức thay đổi 1 cmH2O/lần
để duy trì SpO2 >92%. Mức CPAP tối đa
có thể đạt tới 10 cmH2O.
d) Thông khí nhân tạo:
- Chỉ
định:
+ Thở
CPAP hoặc thở oxy không cải thiện được
tình trạng thiếu oxy máu (SpO2 < 90% với CPAP =
10 cmH2O).
+
Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu
xanh tím, thở nhanh nông.
- Nguyên tắc thông khí nhân tạo:
Mục
tiêu: SpO2 >92% với FiO2 bằng hoặc
dưới 0,6
Nếu
không đạt được mục tiêu trên có thể
chấp nhận mức SpO2 > 85%.
- Thông khí nhân
tạo không xâm nhập BiPAP (xem Phụ lục 3):
+ Thông khí nhân tạo không xâm
nhập BiPAP được chỉ định khi
người bệnh có suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác
tốt, khả năng ho khạc tốt.
- Thông khí nhân
tạo xâm nhập:
+ Chỉ định khi
người bệnh có suy hô hấp nặng và không đáp
ứng với thông khí nhân tạo không xâm nhập.
+ Bắt đầu
bằng phương thức thở kiểm soát thể
tích, với Vt từ 8-10 ml/kg, tần số 12-16
lần/phút, I/E = 1/2 , PEEP=5 và
điều chỉnh FiO2 để đạt
được SpO2 >92%.
+ Nếu tiến
triển thành ARDS, tiến hành thở máy theo phác đồ
thông khí nhân tạo tăng thán cho phép (Xem Phụ lục 4).
+ Với trẻ em, có
thể thở theo phương thức kiểm soát áp
lực (PCV).
Quy trình
thở máy trong viêm phổi do cúm A (H5N1) cho trẻ em: xem
Phụ lục 7.
e) Dẫn lưu
hút khí màng phổi:
Khi có tràn
khí màng phổi, phải dẫn lưu hút khí màng phổi.
3. Các biện pháp hồi sức
khác
- Truyền dịch: tiến
hành truyền dịch đảm bảo cân bằng vào ra,
duy trì nước tiểu ở người lớn
khoảng 1200 -1500 mL/ngày, chú ý tránh phù phổi (ran ẩm,
tĩnh mạch cổ nổi, cân bệnh nhân...). Nếu có
điều kiện nên đặt ống thông tĩnh
mạch trung tâm, và duy trì CVP không vượt quá 6,5 cmH2O. Nếu truyền
quá 2 lít dung dịch tinh thể mà huyết áp vẫn không lên
thì phải thay bằng dung dịch keo. Nơi có điều
kiện nên duy trì albumin máu ở mức ≥ 35g/lít.
- Thuốc vận mạch: dùng
sớm thuốc vận mạch, có thể dùng dopamine
hoặc noradrenaline phối hợp với dobutamine
để duy trì huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg.
- Thăng bằng kiềm toan:
đảm bảo thăng bằng kiềm toan, đặc
biệt khi tiến hành thông khí nhân tạo tăng thán cho
phép, duy trì pH ≥ 7,15.
- Khi tình trạng
bệnh nhân tiến triển nặng thành suy đa tạng,
cần áp dụng phác
đồ hồi sức cho bệnh nhân suy đa tạng
(xem Phụ lục 8, Phụ lục 9)
- Ở những
nơi có điều kiện có thể tiến hành lọc
máu liên tục để hỗ trợ điều trị
hội chứng suy đa tạng.
4. Điều trị hỗ
trợ
a) Dùng
corticosteroid:
- Chỉ
định cho những ca nặng, ở giai đoạn
tiến triển. Có thể dùng 1 trong các thuốc sau đây:
+ methylprednisolon:
từ 0,5-1 mg/kg/ngày ´ 7 ngày, tiêm tĩnh mạch.
hoặc
+ hydrocortisone
hemisuccinate 100mg x 2 lần/ngày x 7 ngày, tiêm tĩnh mạch
hoặc
+ depersolon 30mg x 2
lần/ngày x 7 ngày, tiêm tĩnh mạch
hoặc
+ prednisolone
0,5-1mg/kg/ngày x 7 ngày, uống
Chú ý theo dõi
đường máu, xuất huyết tiêu hoá
b)
Sốt: chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ
trên 39oC.
c) Bảo đảm chế
độ dinh dưỡng và chăm sóc:
- Dinh dưỡng:
+ Bệnh nhân
nhẹ: cho ăn bằng đường miệng.
+ Bệnh nhân
nặng: cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua
ống thông dạ dày.
+ Nếu bệnh
nhân không ăn được phải kết hợp nuôi
dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
-
Chống loét: cho bệnh nhân nằm đệm nước, xoa bóp,
thay đổi tư thế.
- Chăm sóc hô hấp: giúp
bệnh nhân ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút
đờm.
5. Điều trị kháng sinh:
a) Thuốc kháng virút: oseltamivir
(Tamiflu):
Trẻ em
từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo
trọng lượng cơ thể: <15 kg: 30 mg x 2
lần/ngày; 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày; 24-40 kg: 60 mg x 2
lần/ngày ´ 7 ngày.
Người
lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg ´ 2 lần/ngày ´ 7 ngày.
Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều
chỉnh liều lượng cho phù hợp.
b) Kháng sinh:
- Có thể dùng
một kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp 2-3
kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Ở
tuyến xã và huyện có thể dùng các kháng sinh cho viêm
phổi cộng đồng như cephalosporine thế
hệ 1, 2; co-trimoxazol, azithromycin, doxycyclin, gentamycin...
6. Tiêu
chuẩn ra viện:
- Hết sốt
7 ngày
- Xét nghiệm
máu, X quang tim, phổi ổn định.
- Xét nghiệm vi
rút cúm A/H5 âm tính
III.
PHÒNG LÂY NHIỄM
1. Nguyên
tắc:
- Thực
hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn
nghiêm ngặt. Mọi nhân viên y tế khi phát hiện
người bệnh nghi ngờ đều phải chỉ
dẫn người bệnh đến các cơ sở y tế
được chỉ định tiếp nhận các
người bệnh này để họ được
khám, phân loại và cách ly nếu cần.
2. Tổ
chức khu vực cách ly trong bệnh viện:
- Tổ chức
các khu vực cách ly như đối với các bệnh
truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác.
- Hạn chế
người ra vào khu vực cách ly.
- Thay giày dép
hoặc đi bốt vô trùng, rửa, sát trùng tay
trước khi vào và sau khi ra khỏi buồng bệnh.
3. Phòng ngừa
cho người bệnh và khách đến thăm:
- Phát hiện
sớm và cách ly buồng riêng ngay những người nghi
ngờ mắc bệnh dịch.
- Người
bệnh đã xác định bệnh được
xếp phòng riêng, không xếp chung phòng với người
nghi ngờ mắc bệnh dịch.
- Tất cả
người bệnh phải đeo khẩu trang tiêu
chuẩn. Người nghi ngờ mắc bệnh phải
đeo khẩu trang tiêu chuẩn khi ở trong buồng
bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh.
- Người
bệnh cần chụp Xquang, làm các xét nghiệm, khám chuyên
khoa cần được tiến hành tại
giường. Nếu không có điều kiện, khi
chuyển người bệnh đi chụp chiếu, xét
nghiệm... phải thông báo trước cho các khoa liên quan
để nhân viên y tế tại các khoa tiếp nhận
người bệnh chiếu chụp, xét nghiệm cũng
phải mang đầy đủ các phương tiện
phòng hộ. Người bệnh phải đeo khẩu
trang và mặc áo choàng khi vận chuyển trong bệnh
viện.
- Hạn chế
người nhà vào thăm bệnh nhân trong bệnh viện.
Cấm người nhà và khách đến thăm khu cách ly.
- Người nhà
đến thăm người bệnh ngoài khu vực cách
ly phải đeo khẩu trang.
4. Phòng ngừa
cho nhân viên y tế:
- Phương
tiện phòng hộ gồm: Khẩu trang loại N95, kính
bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng
một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc
ủng.
- Mỗi nhân viên
ở khu vực cách ly nghiêm ngặt khi bắt đầu ca
làm việc phải được phát và mang đầy
đủ phương tiện phòng hộ trước khi
tiếp xúc với người bệnh và các chất
tiết đường hô hấp. Khi hết ca làm việc
phải thải bỏ các phương tiện phòng hộ
vào thùng rác và xử lý như chất thải y tế
nhiễm khuẩn và phải tắm, thay quần áo
trước khi ra khỏi bệnh viện.
- Bệnh
phẩm xét nghiệm: Phải đặt trong túi nilon
hoặc hộp vận chuyển theo quy định
đến phòng xét nghiệm.
- Giám sát: lập
danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc
điều trị và nhân viên làm việc tại khoa có
người bệnh. Các nhân viên này sẽ tự theo dõi hàng
ngày. Những nhân viên có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm
bệnh sẽ được khám, làm các xét nghiệm và theo
dõi như người bệnh nghi ngờ bị cúm
nặng.
- Thông báo ngay
về Trung tâm y tế dự phòng địa phương và
Bộ Y tế những trường hợp nghi ngờ và
mắc.
5. Xử lý
dụng cụ y tế, đồ vải và dụng cụ
dùng cho người bệnh:
- Dụng cụ
y tế: Những dụng cụ dùng lại phải khử
khuẩn ngay, sau đó mới chuyển về buồng
cọ rửa để cọ rửa và tiệt khuẩn theo
quy định.
- Dụng cụ
dùng cho người bệnh: phải cọ rửa và
tẩy uế bằng xà phòng và hoá chất khử khuẩn
hàng ngày và mỗi khi bẩn. Mỗi người bệnh có
dụng cụ phục vụ vệ sinh và dinh dưỡng
riêng.
- Đồ
vải: Hấp ướt dưới áp lực
trước khi giặt. Áp dụng phương pháp vận
chuyển và xử lý như đồ vải nhiễm
khuẩn. Thu gom đồ vải trong túi nilon màu vàng
trước khi vận chuyển xuống nhà giặt. Ngâm
đồ vải trong các dung dịch tẩy. Cho thêm
nồng độ chất tẩy khi giặt nếu
thấy cần thiết.
6. Xử lý môi
trường và chất thải bệnh viện:
Tuân thủ quy trình về xử lý
môi trường, chất thải theo quy định như
đối với các trường hợp bị ô
nhiễm.
7. Vận
chuyển người bệnh:
- Nguyên tắc:
+ Hạn
chế vận chuyển người bệnh.
+ Chỉ
chuyển người bệnh trong trường hợp
người bệnh nặng, vượt quá khả năng
điều trị của cơ sở.
+ Khi
vận chuyển phải chuẩn bị đầy
đủ phương tiện hồi sức hô hấp
như mặt nạ oxy, bình oxy, máy thở CPAP, bóng ambu có van
PEEP.
+
Đảm bảo an toàn cho người bệnh và
người chuyển người bệnh (lái xe, nhân viên y
tế, người nhà v.v..) theo hướng dẫn ở
mục phòng bệnh.
- Nhân viên vận
chuyển người bệnh phải mang đầy
đủ phương tiện phòng hộ: khẩu trang
loại N95, áo choàng một lần, mặt nạ che
mặt, găng tay, mũ.
- Tẩy uế
xe cứu thương sau mỗi lần vận chuyển
người bệnh bằng chất sát khuẩn thông
thường.
8. Xử lý
người bệnh tử vong:
- Người
bệnh tử vong phải được khâm liệm
tại chỗ theo quy định phòng chống dịch,
phải khử khuẩn bằng các hoá chất: cloramin B,
formalin.
- Chuyển
người bệnh tử vong đến nơi chôn
cất hay hoả táng bằng xe riêng và đảm bảo
đúng quy định phòng lây nhiễm.
- Sau khi tử
vong, trong khoảng thời gian 24 giờ phải hoả táng
hoặc chôn cất, tốt nhất là hoả táng.
9. Các biện pháp phòng bệnh chung:
- Vệ sinh cá
nhân, nhỏ mũi, súc miệng-họng bằng các thuốc
sát khuẩn
10. Dự phòng bằng thuốc
kháng vi rút:
Đối
tượng: Nhân viên y tế và những người
trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhiễm cúm A/H5 không
sử dụng các phương tiện bảo hộ.
Liều dùng:
oseltamivir 75 mg, 1 viên/ngày x 7 ngày.
11. Vắc xin phòng
bệnh đặc hiệu:
Hiện nay đang nghiên cứu vắc xin
đặc hiệu với vi rút cúm A chủng H5N1./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
PHỤ LỤC 1. SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ
XỬ TRÍ
CÚM A (H5N1)
Điều trị
nhiễm trùng hô hấp trên Theo dõi 72h Xét nghiệm lại
công thức máu và Xquang phổi
hàng ngày
PCR: polymerase chain reaction
PHỤ LỤC 2. PHÂN TUYẾN ĐIỀU TRỊ
CÚM A (H5N1)
I. QUY ĐỊNH PHÂN TUYẾN ĐIỀU TRỊ CÚM A
(H5N1)
1. Tuyến xã:
a) Cơ sở: Trạm y
tế xã, phòng khám tư nhân, bệnh viện dã chiến.
b) Người bệnh: Ca
bệnh nghi ngờ (suspected case), ca bệnh có thể
(probable case) hoặc ca bệnh xác định (confirmed case)
thể nhẹ.
c) Xử trí:
- Oseltamivir và kháng sinh
điều trị viêm phổi.
- Cách ly:
+
Cách ly tại nhà
+
Cách ly tại trạm y tế xã, cơ sở điều trị,
bệnh viện dã chiến.
- Yêu cầu hỗ trợ
của tuyến trên.
2. Tuyến huyện:
a) Cơ sở: Bệnh
viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực:
- Giai đoạn đầu:
Khoa hồi sức cấp cứu, nội nhi
- Giai đoạn sau: mở
rộng ra các khoa khác hoặc mở rộng ra toàn bệnh
viện nếu cần.
- Có thể huy động
hỗ trợ từ các bệnh viện khác.
b) Người bệnh: Ca
bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình.
c) Xử trí:
- Đo SpO2
- Xquang phổi
- Công thức máu
- Lấy mẫu xét nghiệm
vi rút
- Oseltamivir và kháng sinh
điều trị viêm phổi
- Oxy liệu pháp
- Thở máy không xâm nhập
- Cách ly tại bệnh
viện
- Hỗ trợ tuyến
dưới
- Yêu cầu hỗ trợ
của tuyến trên nếu cần
3. Tuyến tỉnh:
a) Cơ sở: Bệnh
viện đa khoa tỉnh, bệnh viện trung ương
khu vực.
- Giai đoạn đầu:
Khoa Nội, Nhi, Truyền nhiễm, Hồi sức cấp
cứu.
- Giai đoạn sau: mở
rộng ra các khoa khác hoặc ra ngoài bệnh viện nếu
cần.
b) Người bệnh: ca
bệnh ở mức độ trung bình đến
nặng.
c) Xử trí:
- Đo SpO2, xét
nghiệm khí máu.
- Xquang phổi
- Công thức máu
- Lấy mẫu xét nghiệm
vi rút
- Các xét nghiệm khác
- Oseltamivir và kháng sinh
điều trị viêm phổi
- Oxy liệu pháp
- Thở máy không xâm nhập và
xâm nhập
- Cách ly tại bệnh
viện
- Hỗ trợ tuyến
dưới
- Yêu cầu tuyến trên
hỗ trợ nếu cần
4. Tuyến trung ương:
a) Cơ sở:
- Viện Các bệnh
Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia
- Bệnh viện Bạch Mai
(2 đơn vị)
- Bệnh viện Nhi Trung
ương
- Bệnh viện Trung
ương Huế
- Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ
Rẫy
- Bệnh viện Nhi
đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhi
đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhân dân 115
thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Trung
ương quân đội 108
- Bệnh viện 103
- Bệnh viện 175
b) Người bệnh: Ca
bệnh ở mức độ nặng, vượt
khả năng của tuyến dưới.
c) Xử trí:
- Đo SpO2, xét
nghiệm khí máu.
- Xquang phổi
- Các xét nghiệm phục
vụ chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu
- Lấy mẫu xét nghiệm
vi rút
- Oseltamivir và kháng sinh
điều trị viêm phổi
- Oxy liệu pháp
- Thở máy không xâm nhập và
xâm nhập
- Điều trị suy đa
tạng (kể cả máy lọc máu liên tục-CVVH)
- Cách ly tại bệnh
viện
- Hỗ trợ tuyến
dưới
- Tăng cường hợp
tác quốc tế trong chẩn đoán và điều trị
II. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ GIỮA CÁC TUYẾN:
1. Hạn chế vận
chuyển người bệnh trừ trường hợp
vượt quá khả năng điều trị. Khi
chuyển tuyến, cần báo trước cho nơi tiếp
nhận để chuẩn bị.
2. Thực hiện chế
độ tham vấn của tuyến trên, hội chẩn
liên khoa, liên viện để giải quyết các ca khó.
3. Tuyến trên có thể
cử cán bộ tăng cường tại chỗ cho
tuyến dưới.
III. HỢP TÁC QUỐC TẾ:
1. Trao đổi hợp tác
để nhanh chóng và kịp thời cập nhật thông
tin về khống chế và kiểm soát dịch bệnh.
2. Phối hợp với các
tình nguyện viên quốc tế trong việc xử trí ca
bệnh và khống chế căn bệnh lây lan.
3. Tập trung nguồn
lực để khống chế dịch bệnh tại
địa phương.
PHỤ LỤC 3
THễNG KHÍ NHÂN
TẠO KHễNG XÂM NHẬP (BiPAP)
- Thụng khớ nhõn tạo khụng xõm nhập
được chỉ định cho cỏc bệnh
nhõn cú suy hụ hấp tăng CO2, cũn
tỉnh, hợp tỏc tốt, khả năng ho
khạc tốt.
- Tiến hành thụng khớ nhõn tạo khụng xõm
nhập
-
Đặt EPAP = 4cmH2O,
điều chỉnh FiO2
duy trì SaO2 hoặc SpO2 > 92%
-
Lúc đầu đặt IPAP 8cmH2O,
điều chỉnh IPAP để đạt
được Vte khoảng 6-8ml/kg (Chú ý, Vte phụ
thuộc vào chênh lệch giữa IPAP và EPAP; PS = IPAP-EPAP).
-
Theo dõi bệnh nhân, đánh giá
chức năng sống, SaO2, SpO2, Vte.
-
Nếu bệnh nhân thấy dễ
chịu khi thở máy, có:
+
Tần số thở < 30
lần/phút
+
Tần số tim không tăng quá 20
% so với tần số ban đầu
+
Không loạn nhịp tim
+
Không còn cảm giác khó thở, không
co kéo cơ hô hấp phụ.
+
Vte duy trì từ 6-8 ml/kg
+
SpO2 > 92%
TiÕp tôc gi÷ nguyªn c¸c th«ng sè ®·
®Æt, theo dâi s¸t bÖnh nh©n.
-
Nếu Sp02 < 92%, tăng
FiO2 từng mức 10% cho tới 100%. Nếu đã
tăng FiO2 lên tới 100% mà SpO2 vẫn <
92%, tăng EPAP mỗi lần 2cmH2O. Chú ý khi tăng
EPAP, phải tăng đồng thời IPAP để
giữ nguyên giá trị PS.
-
Nếu bệnh nhân có co kéo cơ hô
hấp, Vte thấp < 6ml/kg, mệt cơ, PaCO2
bắt đầu tăng hoặc không giảm,
trước tiên phải kiểm tra xem độ khít
của mặt nạ. Nếu không cải thiện tăng
IPAP dần lên, mỗi lần 2cmH2O và đánh giá
lại lâm sàng sau 30 phút. Chú ý khi tăng IPAP, Vte phải
tăng theo.
-
Nếu tình trạng bệnh nhân
cải thiện; SpO2 > 92%, duy trì các thông số,
điều chỉnh mức FiO2 thấp nhất có
thể được và xem xét khả năng cai máy thở
-
Nếu tình trạng bệnh nhân
xấu đi với
+
SpO2 < 90%
+
Tần số thở > 30
lần/phút
+
Tần số tim tăng quá 20% so
với tần số lúc đầu
Và IPAP đã lên
tới 20 cmH2O và EPAP lên tới 10 cmH2O, nên
chuẩn bị đặt nội khí quản, cho thở máy
xâm nhập.
PHỤ LỤC 4.
Hướng dẫn đặt và
điều chỉnh chế độ máy thở với
kiểu thở tăng thán cho phép
(dựa
theo ARDS network 2001 có sửa đổi)
I. Cài đặt ban đầu
Trọng
lượng cơ thể lý tưởng (P)= 90% (chiều
cao tính bằng cm trừ100)
1.
Mode thở:
VC-CMV
2.
Vt: (mục tiêu 6 ml/kg P)
Đặt Vt ban đầu là
8 ml/kg P
Nếu bệnh nhân chịu
đựng được và Pplateau trên 30 cm H2O
giảm xuống 7 ml/kg P (trong vòng 1 giờ)
Nếu bệnh nhân vẫn
chịu đựng được và Pplateau trên 30 cm H2O
giảm xuống 6 ml/kg P (trong vòng 1 giờ)
3.
Tần số:
Đặt
tần số (f) theo thông khí phút sinh lý của bệnh nhân (không
vượt quá 35 lần/phút)
4.
Tỷ lệ I:E
Điều chỉnh để
tỷ lệ I:E = 1:1 tới 1:3
5.
Mục tiêu áp lực cao nguyên (Pplat)
Pplat £ 30 cm H2O
6.
FiO2/PEEP
Sử dụng
"Bảng điều chỉnh FiO2 và PEEP" để
duy trì:
PAO2 TỪ 55 MMHG TỚI 80
MMHG HOẶC SPO2 TỪ 88% TỚI 95%
(Ưu tiên sử
dụng PaO2 hơn SpO2)
B¶ng ®iÒu chØnh FiO2 vµ PEEP
|
FiO2 0,3 |
FiO2 0,4 |
FiO2 0,5 |
FiO2 0,6 |
FiO2 0,7 |
FiO2 0,8 |
FiO2 0,9 |
FiO2 1,0 |
PEEP 5 |
+++++ |
+++++ |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP 8 |
FiO2 |
+++++ |
+++++ |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP 10 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
+++++ |
+++++ |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP 12 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
PEEP |
PEEP |
PEEP |
PEEP 14 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
+++++ |
+++++ |
PEEP |
PEEP 16 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
PEEP |
PEEP 18 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
+++++ |
PEEP 20 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
PEEP 22-24 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
FiO2 |
+++++ |
(+++++): là mức chấp nhận được của
PEEP và FiO2
Ví dụ: Ban đầu
để PEEP = 5 và FiO2 100%.
II. Điều chỉnh máy thở
Ghi lại thông số SpO2
và áp lực cao nguyên thở vào mỗi 4 giờ 1 lần.
Thời gian cao nguyên thở vào là 0,5 giây.
Điều chỉnh thông số máy
thở theo các mục tiêu lần lượt sau
áp lực cao
nguyên, pH, oxy hoá máu
Đánh giá cai máy hàng ngày giữa
8-12 giờ sáng
1.
Mục tiêu
áp lực cao nguyên:
Duy trì áp lực cao nguyên £ 30 cm H2O.
Nếu Pplat > 30
Giảm Vt đi 1 ml/kg cân nặng
lý thuyết (P), duy trì pH > 7,15 (Vt thấp nhất là 4ml/kg
PBW)
Điều chỉnh tần số
để giữ thông khí phút không đổi (không
vượt quá 35)
Điều chỉnh tốc
độ dòng để có được I:E từ 1:1
tới 1:3
Ngoại lệ: không giảm Vt trong các trường
hợp sau:
·
Tần số
bằng 35, pH bằng 7,15 (cân nhắc truyền và truyền
bicarbonate)
·
Vt = 4 ml/kg PBW
·
Vt của
bệnh nhân trước đó đã được tăng
lên để đảm bảo pH.
Nếu Pplat < 30 và
Vt < 6 ml/kg PBW
Tăng Vt lên 1 ml/kg PBW cho tới khi
Vt = 6 ml/kg PBW
Điều chỉnh tần số
để giữ thông khí phút không đổi (không
vượt quá 35)
Điều
chỉnh tốc độ dòng để có được
I:E từ 1:1 tới 1:3
2.
Mục tiêu
pH:
Duy trì pH dao động từ 7,30-7,45
pH > 7,45 – giảm tần số
nếu có thể (bệnh nhân không trigger máy thở).
pH = 7,30-7,45 – giữ nguyên thông
số.
pH = 7,15-7,30 - tăng tần số
thở (f) cho tới tối đa (35) hoặc PaCO2
< 25.
Truyền bicarbonate khi f = 35 hoặc
PaCO2 < 25.
pH < 7,15 –
tăng f lên 35. Nếu f = 35, và đã truyền hay đang cân
nhắc truyền bicarbonate, tăng Vt lên thêm 1ml/kg PBW cho
tới khi pH ³ 7,15 (Pplat có thể vượt qua
mức 30).
3.
Mục tiêu
oxy hoá máu
Duy trì PaO2 dao động từ 55-80 mmHg hoặc
SpO2 dao động từ 88-95%
Ưu tiên sử dụng PaO2,
sau đó mới là SpO2.
Sử dụng "Bảng phối
hợp FiO2 và PEEP" ở mục I.6 trang 13 để
đạt được mục tiêu.
Ngoại lệ
·
Chấp
nhận SpO2 < 88 hoặc > 95 trong thời gian
ngắn (£ 5 phút) mà
không cần thay đổi thông số FiO2 và PEEP.
·
FiO2 =
1,0 có thể được sử dụng trong thời gian
ngắn (£ 10 phút)
để chống thiếu ôxy cấp nguy hiểm.
·
Nếu Pplat
> 30 và oxy hoá máu không đạt mục tiêu và Vt = 4 ml/kg
trọng lượng lý thuyết, KHÔNG ĐƯỢC
TĂNG PEEP, thì phải tăng FiO2 với mức
tăng là 0,1 cho tới khi đạt được
mục tiêu oxy hoá máu hoặc FiO2 = 1,0. Sau khi đã
tăng FiO2 tới tối đa (1,0) mà vẫn
chưa đạt được mục tiêu oxy hoá máu, thì
tăng dần PEEP với mức tăng là 2 cmH2O.
(Pplat có thể vượt quá 30 cmH2O trong
trường hợp này).
·
Nếu FiO2
= 1,0; PEEP = 24, và mục tiêu oxy hoá máu chưa đạt
được, thực hiện "thử nghiệm tăng
PEEP".
Thử nghiệm tăng PEEP
·
Tăng PEEP
với mức tăng bằng 2 cm H2O cho tới
tối đa là 34 hoặc khi đã đạt
được mục tiêu oxy hoá máu.
·
Nếu tăng
PEEP tới mức tối đa không hiệu quả trong
vòng 4 giờ (PaO2 tăng lên < 5) thì hạ PEEP
về mức 24.
Chú ý theo dõi phát hiện để xử trí kịp
thời các biến chứng của các biện pháp trên:
Tăng PEEP có thể gây tràn khí màng phổi, truỵ
mạch
III. SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN, DÃN CƠ TRONG THÔNG
KHÍ NHÂN TẠO TĂNG THÁN CHO PHÉP
Khi tiến hành
thông khí nhân tạo xâm nhập, nhất thiết phải dùng
thuốc an thần, có thể phối hợp với
giảm đau, dãn cơ giúp thở máy đạt hiệu
quả điều trị.
Có thể sử
dụng midazolam phối hợp với fentanyl, hoặc
propofol, và thuốc giãn cơ ngắn nếu cần.
Thuốc an thần giảm đau:
Pha 25mg Midazolam
với 0,5mg Fentanyl vừa đủ 50 ml glucose5%. Lúc
đầu bolus 5-10ml, sau đó duy trì 2ml/giờ.
Điều
chỉnh liều thuốc mỗi lần 2ml/giờ
để đạt được điểm Ramsay
từ 3-5.
Liều tối
đa có thể dùng tới 10ml/giờ
Hàng ngày, nên
ngừng thuốc an thần 2-3 giờ để đánh giá
ý thức và khả năng cai thở máy.
Thuốc dãn cơ:
Trong
trường hợp dùng thuốc an thần và giảm
đau tối đa mà vẫn không đạt được
điểm Ramsay 3-5, hoặc bệnh nhân khởi
động máy thở > 35 lần/phút, cần phối
hợp thêm thuốc dãn cơ. Thuốc được
lựa chọn là Tracrium
Liều: khởi
đầu Tracrium 0,3-0,5 mg/kg, sau đó duy trì 2-15 mcg/kg/phút. Có
thể tiêm ngắt quãng để giảm bớt liều
Tracrium.
Giãn cơ
hiệu quả khi bệnh nhân thở hoàn toàn theo máy, không
còn nhịp tự thở. Chú ý, trong trường hợp này
cần tăng tần số máy thở lên 35 lần/phút
Chú ý khi dùng
thuốc dãn cơ, vẫn cần tiếp tục duy trì
thuốc an thần giảm đau
Bảng điểm Ramsay
Điểm |
Mức
độ ý thức |
1 2 3 4 5 6 |
Tỉnh, hốt hoảng, kích thích,
vật vã Tỉnh, hợp tác, có định
hướng, không kích thích Tỉnh, chỉ đáp ứng khi ra
lệnh Ngủ, đáp ứng nhanh khi bị kích
thích đau, nói to Ngủ, đáp ứng chậm khi bị
kích thích đau, nói to Ngủ sâu, không đáp ứng |
Nếu không có điều kiện sử dụng các
thuốc trên, có thể sử dụng diazepam, thiopental,
pavulon, suxamethonium…
PHỤ LỤC 5:
XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP TRONG CÚM A (H5N1)
PHỤ LỤC 6:
XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP TRONG CÚM A
(H5N1) Ở TRẺ EM
PHỤ LỤC 7:
QUY TRÌNH THỞ MÁY TRONG VIÊM PHỔI
DO
CÚM A (H5N1) Ở TRẺ EM
FiO2 (%) |
PEEP (cmH2O) |
Tỉ lệ
I:E |
30 |
4 |
1:2 |
40 |
4 |
1:2 |
40 |
6 |
1:2 |
50 |
6 |
1:2 |
60 |
6 |
1:2 |
60 |
8 |
1:2 |
60 |
10 |
1:2 |
60 |
10 |
1:1,5 |
60 |
10 |
1:1 |
80 |
10 |
1:1 |
100 |
10 |
1:1 |
100 |
12 |
1:1 |
100 |
14 |
1:1 |
100 |
16-20 |
1:1 |
Nếu pH < 7,2 có thể dùng
Natri bicarbonate để điều chỉnh pH > 7,2
PHỤ LỤC 8:
HỒI SỨC SUY ĐA TẠNG
Ở NGƯỜI LỚN TRONG CÚM A (H5N1)
I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI SUY
ĐA TẠNG
1. Hội chứng đáp ứng
viêm hệ thống (SIRS): khi bệnh nhân có từ 2
dấu hiệu sau đây trở lên:
+
Nhiệt độ > 380C hoặc
< 360C
+
Nhịp tim > 90 ck/phút
+
Tần số thở > 20
lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg
+
Bạch cầu < 4.000/mm3, hoặc
> 12.000/mm3, hoặc bạch cầu trung tính
chưa trưởng thành > 10%
2. Tình trạng nhiễm khuẩn
(sepsis): SIRS + có bằng chứng hoặc nghi ngờ nhiễm
khuẩn nói chung và nhiễm virus nói riêng
- Tình trạng nhiễm
khuẩn nặng (severe sepsis): Tình trạng nhiễm
khuẩn + bằng chứng suy giảm chức năng
của 1 hoặc nhiều tạng
+
Phổi:
tổn
thương phổi cấp PaO2/FiO2 < 300,
ARDS PaO2/FiO2<200
+
Tuần hoàn: huyết áp tâm thu
<90mmHg hoặc huyết áp trung bình <70 mmHg còn đáp
ứng với liệu pháp truyền dịch.
Huyết áp trung bình = 1/3 x
(huyết áp tâm thu + 2 x huyết áp tâm trương )
+
Thận: thể tích nước
tiểu < 0,5 mL/kg/giờ mặc dù đã
được bù đủ dịch
+
Máu: tiểu cầu < 80.000/mm3, hoặc
giảm hơn 50% so với mức độ tiểu
cầu cao nhất trong 3 ngày trước đó
+
Toan chuyển hoá: pH≤7,30;
hoặc lượng kiềm thiếu hụt > 5 mEq/L và
lactat > 2,5 mmol/L
3. Sốc nhiềm khuẩn (septic
shock):
Tình trạng nhiễm khuẩn
nặng:
+ Huyết
áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm hơn 40 mmHg so với
huyết áp nền kéo dài ít 1 giờ mặc dù đã
được bù đủ dịch.
+ Phải
dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm
thu > 90 mmHg hoặc huyết áp trung bình > 70 mmHg.
+ Lactate máu
> 4mmol/L
II. ĐỊNH NGHĨA SUY ĐA
TẠNG
Hội chứng
suy đa tạng là tình trạng suy giảm chức năng
các tạng ở bệnh nhân có hội chứng đáp
ứng viêm hệ thống (SIRS) mà cần phải can thiệp
để duy trì tình trạng cân bằng nội môi. Gọi
là suy đa tạng khi có hai tạng trở lên bị suy cùng
lúc hay lần lượt.
Trong cúm gia
cầm, nguyên nhân gây ra hội chứng đáp ứng viêm
hệ thống và hội chứng suy đa tạng là do
virút cúm A (H5N1).
Các tạng
thường bị tổn thương trong hội
chứng suy đa tạng là phổi (hội chứng suy hô
hấp cấp tiến triển, ARDS), tuần hoàn, thận,
hệ thân kinh trung ương, dạ dày ruột, gan,
đông máu...
III. ĐIỀU TRỊ SUY ĐA
TẠNG
1. Điều
trị nguyên nhân gây suy đa tạng (virút cúm A (H5N1))
Trong cúm gia
cầm, cần dùng sớm, đủ liều, đủ
liệu trình thuốc kháng vi rút (oseltamivir).
2. Đảm
bảo cung cấp ôxy cho tổ chức trong tình trạng
tăng chuyển hoá
- Độ bão
hoà ôxy mạch (SpO2) duy trì ở mức >= 92%
(tối ưu) có thể chấp nhận > 85%. (xem phụ
lục về điều trị suy hô hấp từ
phụ lục 3 đến phụ lục 7).
- Tăng sức
co bóp cơ tim: dùng dobutamine,...
- Truyền máu khi
Hb dưới 70g/L, duy trì Hb ở mức 70-90 g/L. Chỉ
truyền máu toàn phần khi không có điều kiện
truyền khối hồng cầu.
3. Điều
trị các nguyên nhân
làm nặng suy đa
tạng
- Phòng và
điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện:
thực hiện các biện pháp làm giảm lây chéo trong
bệnh viện. Sử dụng kháng sinh phổ rộng.
- Thông khí nhân
tạo theo chiến lược bảo vệ phổi: Vt
thấp, PEEP tối ưu (xem phụ lục thông khí nhân
tạo tăng thán cho phép).
- Xử trí các
rối loạn đông máu.
- Corticosteroid:
liều thấp (hydrocortisone hemisuccinate 50mg x 4lần/ngày tm)
- Lọc máu liên
tục (CVVH) sớm nếu có điều kiện từ
giai đoạn tình trạng nhiễm khuẩn nặng
với dịch thay thế 3000mL/giờ.
- Nuôi
dưỡng đường tiêu hoá, chế độ
ăn giầu protein 25-35 Kcal/kg/ngày.
- Kiểm soát
đường máu, duy trì đường máu trong giới
hạn bình thường ./.
PHỤ LỤC 9:
HỒI SỨC SUY ĐA TẠNG
TRẺ EM TRONG CÚM A (H5N1)
I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI SUY
ĐA TẠNG
1. Hội chứng đáp ứng
viêm hệ thống (SIRS): khi bệnh nhân có từ 2
dấu hiệu sau đây trở lên:
+
Nhiệt độ tăng
họăc giảm,
+
Nhịp tim nhanh (tùy theo lứa
tuổi)
+
Tần số thở nhanh ( theo
tuổi )
+
Bạch cầu < 4.000/mm3, hoặc
> 12.000/mm3, hoặc bạch cầu trung tính
chưa trưởng thành > 10%
2. Tình trạng nhiễm khuẩn
(sepsis): SIRS + có bằng chứng hoặc nghi ngờ nhiễm
khuẩn nói chung và nhiễm virus nói riêng
3. Tình trạng nhiễm khuẩn
nặng (severe sepsis): Tình trạng nhiễm khuẩn +
bằng chứng suy giảm chức năng của 1
hoặc nhiều tạng
+
Phổi:
tổn
thương phổi cấp PaO2/FiO2 < 300,
ARDS PaO2/FiO2<200
+
Tuần hoàn: huyết áp tâm thu
giảm so với tuổi, huyết áp trung bình giảm
+
Thận: thể tích nước
tiểu < 1 mL/kg/giờ
mặc dù đã được bù đủ dịch
+
Máu: tiểu cầu < 80.000/mm3,
hoặc giảm hơn 50% so với mức độ
tiểu cầu cao nhất trong 3 ngày trước đó
+
Toan chuyển hoá: pH≤7,30;
hoặc lượng kiềm thiếu hụt > 5 mEq/L và
lactat > 2,5 mmol/L
- Sốc nhiềm khuẩn (septic
shock):
Tình trạng nhiễm khuẩn
nặng:
+ Phải
dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm
thu
+ Lactate máu
> 4mmol/L (tiên lượng xấu) hoặc pH ≤ 7,25
II. ĐỊNH NGHĨA SUY ĐA
TẠNG
Hội chứng
suy đa tạng là tình trạng suy giảm chức năng
các tạng ở bệnh nhân có hội chứng đáp
ứng viêm hệ thống (SIRS) mà cần phải can thiệp
để duy trì tình trạng cân bằng nội môi. Gọi
là suy đa tạng khi có hai tạng trở lên bị suy cùng
lúc hay lần lượt.
Trong cúm gia
cầm, nguyên nhân gây ra hội chứng đáp ứng viêm
hệ thống và hội chứng suy đa tạng là do
virút cúm H5N1.
Triệu
chứng suy đa tạng ở trẻ em rất khác nhau,
sau khi chống sốc có kết quả, bắt đầu
xuất hiện một tạng rồi đến các
tạng khác có biểu hiện suy giảm chức năng.
Quá trình này có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài
ngày các tạng thường bị tổn thương trong
hội chứng suy đa tạng là tuần hoàn, thận,
gan, thần kinh, hệ thống đông máu.
III. ĐIỀU TRỊ SUY ĐA
TẠNG
1. Điều
trị nguyên nhân gây suy đa tạng (virút cúm A H5N1)
Trong cúm gia
cầm, cần dùng sớm, đủ liều, đủ
liệu trình thuốc kháng vi rút (oseltamivir).
2. Đảm
bảo cung cấp ôxy cho tổ chức trong tình trạng
tăng chuyển hoá
- Độ bão
hoà ôxy mạch (SpO2) duy trì ở mức >= 92%
(tối ưu) có thể chấp nhận > 85%. (xem phụ
lục về điều trị suy hô hấp từ
Phụ lục 3 đến Phụ lục 7).
- Tăng sức
co bóp cơ tim: dùng dobutamine. Chống suy tuần hoàn bằng
dopamine, noradrenaline
- Truyền máu khi
Hb dưới 80g/L, duy trì Hb ở mức > 90 g/L. Chỉ
truyền máu toàn phần khi không có điều kiện
truyền khối hồng cầu.
3. Điều
trị các nguyên nhân
làm nặng suy đa
tạng
- Phòng và
điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện:
thực hiện các biện pháp làm giảm lây chéo trong
bệnh viện. Sử dụng kháng sinh phổ rộng.
- Thông khí nhân
tạo theo phác đồ thông khí nhân tạo cho trẻ em.
- Xử trí các
rối loạn đông máu.
- Corticosteroid:
liều thấp (hydrocortisone hemisuccinate 50mg x 4lần/ngày tiêm
tĩnh mạch)
- Lọc máu liên
tục (CVVH) sớm nếu có điều kiện từ
giai đoạn tình trạng nhiễm khuẩn nặng .
- Nuôi
dưỡng đường tiêu hoá, chế độ
ăn giầu protein >= 80 Kcal/kg/ngày.
- Kiểm soát
đường máu, duy trì đường máu trong giới
hạn bình thường ./.