Quyết định 39/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 39/2006/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 39/2006/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Quân Huấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm - Theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 13/12/2006, quy định: khi điều tra ngộ độc thực phẩm phải thực hiện theo nguyên tắc sau: Điều tra trước khi bị ngộ độc 48 giờ hoặc ít nhất là 24 giờ thông qua: bệnh nhân (nếu còn tỉnh), những người xung quanh để nắm được các thông tin liên quan đến người bị ngộ độc thực phẩm đã ăn, uống những gì, các biểu hiện trong thời gian 24 - 48 giờ kể từ khi thực phẩm được ăn, uống, Phải lưu giữ thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa dạ dày - ruột, nước tiểu, phân...của người bị ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu theo quy định gửi về Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Viện chuyên ngành để xét nghiệm, Nắm vững tình hình dịch tễ của địa phương để có hướng phân biệt ngộ độc thực phẩm hay là dịch, tránh nhầm lẫn... Bất kể một nhân viên y tế nào khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc... Trong trường hợp ngoài giờ làm việc, nếu xét thấy tính khẩn cấp của vấn đề vẫn cần phải điều động đội điều tra đi thực địa ngay. Các mẫu biểu, máy móc, dụng cụ cần thiết cho điều tra phải được chuẩn bị sẵn sàng, cần phải được chuẩn bị và bảo quản luôn ở trạng thái sẵn sàng, kể cả ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 39/2006/QĐ-BYT tại đây
tải Quyết định 39/2006/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 39/2006/QĐ-BYT NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2006
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ ĐIỀU TRA NGỘ
ĐỘC THỰC PHẨM"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y
tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn
thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 26 tháng 7 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số
163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ;
Xét đề nghị của Cục
trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm –
Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định
này "Quy chế điều tra ngộ độc thực
phẩm".
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng, Chánh
Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục
trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm,
Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực
thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh
Quân Huấn
QUY CHẾ
Điều tra ngộ độc
thực phẩm
(Ban hành kèm theo Quyết định
số: 39 /2006/QĐ-BYT
ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy
định về việc điều tra ngộ
độc thực phẩm.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở xảy ra
ngộ độc thực phẩm, cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm gây ngộ độc, các
cá nhân bị ngộ độc và cơ quan Y tế từ
Trung ương đến địa phương.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Quy chế này, các
từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. " Ngộ độc thực phẩm" là
hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống
phải thức ăn có chất độc, biểu
hiện bằng những triệu chứng dạ dày -
ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác
tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
2. "Vụ ngộ độc thực
phẩm" là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra
với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ
độc khi ăn cùng một loại thực phẩm
tại cùng một địa điểm, thời gian.
Trường hợp chỉ có một người mắc
và bị tử vong cũng được coi là một
vụ ngộ độc thực phẩm.
3. "Mẫu thực phẩm" là thức
ăn, đồ uống còn lại sau bữa ăn của
vụ ngộ độc thực phẩm hoặc mẫu
thực phẩm lưu, nguyên liệu dùng để chế
biến thực phẩm.
4. "Mẫu bệnh phẩm" là chất nôn,
dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác
của người bị ngộ độc thực
phẩm.
5. "Cơ sở nguyên nhân" là cơ sở
cung cấp bữa ăn mà bữa ăn đó là bữa
ăn nguyên nhân.
6. "Bữa ăn nguyên nhân" là bữa ăn
gây ra ngộ độc thực phẩmhoặc là bữa
ăn có thức ăn nguyên nhân.
7. "Thức ăn nguyên nhân"
là thức ăn gây ngộ độc thực phẩm
hoặc là thức ăn có chứa căn nguyên.
8. "Căn nguyên" là tác nhân
gây ngộ độc thực phẩm, tác nhân gây ngộ
độc thực phẩm có thể là các độc tố
của vi sinh vật, các chất độc hoá học,
chất độc tự nhiên có sẵn trong thực
phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng,
biến chất sinh ra.
9. "Điều tra ngộ độc
thực phẩm" là quá trình thực hiện các nội dung
điều tra ban hành theo Quyết định này để
xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên
nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên ngộ
độc thực phẩm.
Điều 4. Các
nguyên tắc chung khi điều tra ngộ độc
thực phẩm
1. Nắm vững tình hình dịch tễ
của địa phương để có hướng
phân biệt ngộ độc thực phẩm hay là
dịch, tránh nhầm lẫn.
2. Điều tra
trước khi bị ngộ độc 48 giờ hoặc
ít nhất là 24 giờ thông qua:
a) Bệnh nhân (nếu còn
tỉnh)
b) Những người
xung quanh để nắm được các thông tin liên quan
đến người bị ngộ độc thực
phẩm đã ăn, uống những gì, các biểu
hiện trong thời gian 24 - 48 giờ kể từ khi
thực phẩm được ăn, uống.
3. Khai thác và nắm
vững các triệu chứng lâm sàng để xác
định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
4. Phải lưu giữ
thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa
dạ dày - ruột, nước tiểu, phân...của
người bị ngộ độc thực phẩm,
lấy mẫu theo quy định gửi về Trung tâm Y
tế dự phòng hoặc Viện chuyên ngành để xét
nghiệm.
5. Điều tra tình hình
vệ sinh môi trường, tình hình cung cấp thực
phẩm, nơi chế biến, nơi bảo quản
thực phẩm, nhân viên phục vụ ăn uống...theo
mẫu biểu quy định để giúp cho việc xác
định nguồn gốc và nguyên nhân gây ngộ
độc thực phẩm.
6. Nếu nghi ngờ
ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật cần
tiến hành các xét nghiệm cần thiết đối
với người bị ngộ độc, xét nghiệm
và điều tra nhân viên phục vụ ăn uống.
7. Trường hợp có
tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an và
cơ quan Pháp y tiến hành điều tra giải phẫu
bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hoá, máu,
tim, phổi của những người bị tử vong
để xét nghiệm.
8. Việc xét nghiệm
mẫu bệnh phẩm cần phải tiến hành ngay sau
khi nhận được mẫu gửi đến.
Tuỳ theo dấu hiệu nghi ngờ để có chỉ
định xét nghiệm thích hợp.
9. Sau khi có kết quả
điều tra tại thực địa, phải tổng
hợp phân tích xác định được thời gian,
địa điểm xảy ra ngộ độc, số
người ăn, số người mắc, số
người chết, số người phải vào
viện, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân,
cơ sở nguyên nhân và căn nguyên, đồng thời
phải đề ra được các biện pháp xử
lý và phòng ngừa.
Chương II
KHAI BÁO VÀ BÁO
CÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Điều
5.Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
1. Khai báo ngộ độc
thực phẩm:
- Bất kể ai, khi
bị hoặc phát hiện ngộ độc thực
phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm
đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần
nhất:
- Trạm Y tế xã,
phường.
- Phòng Y tế quận,
huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).
- Sở Y tế hoặc
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
- Các viện khu vực
(Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện
Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện
Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm.
Nội dung khai báo theo
mẫu M1 quy định tại Quyết định số
01/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy
định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về
vệ sinh an toàn thực phẩm".
2. Tiếp nhận thông tin
ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền
qua thực phẩm:
a) Khai báo từ người mắc: khi tiếp
nhận thông tin ngộ độc thực phẩm từ
người mắc, cần chú ý thu thập các thông tin sau:
- Những hoạt động trước khi phát
bệnh, về bữa ăn, thức ăn mà họ đã
ăn.
- Các triệu chứng
chủ yếu là gì (đau bụng, buồn nôn, nôn).
- Kiểm tra chất nôn,
thực phẩm thừa, chất ô nhiễm (có giữ
mẫu để xét nghiệm không).
- Quy mô phát sinh: số
người cùng ăn, số người mắc.
b) Khai báo từ thầy
thuốc và nhân viên y tế: Bất kể một nhân viên y tế hoặc
thầy thuốc nào, dù làm việc ở Trạm y tế,
phòng khám bệnh, bệnh viện hoặc tư nhân khi phát
hiện ngộ độc thực phẩm và các bệnh
truyền qua thực phẩm phải khai báo ngay với
cơ quan y tế có trách nhiệm. Khi tiếp nhận các
khai báo này, cần chú ý khai thác các thông tin quan trọng sau:
- Ngộ độc
thực phẩm xảy ra với một người hay
tập thể.
- Triệu chứng của
người mắc, các triệu chứng khác thường,
diễn biến, những yếu tố liên quan với tình
hình ăn uống trong thời gian 48 giờ (chú ý trong vòng 12
giờ) trước đó.
- Kiểm tra mẫu phân,
mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm của
người mắc.
- Chẩn đoán hoặc
nghi ngờ là gì.
- Phương pháp xử
trí, điều trị.
c) Khai báo từ
người lãnh đạo, quản lý: (doanh nghiệp, trường học, công
trường, nông trường, cơ quan đơn vị)
cần chú ý các thông tin sau:
- Quy mô phát sinh: tổng
số mắc, số phải vào viện.
- Mối liên quan
đến ăn uống.
- Cơ sở cung cấp
xuất ăn.
- Lưu mẫu thực
phẩm nghi ngờ.
- Với trường
học: cần chú ý phân biệt tình hình xảy ra với
học sinh lớp mấy, sau bữa ăn nào, cơ sở
nào cung ứng thực phẩm.
3. Báo cáo
ngộ độc thực phẩm:
a) Bất kể một
nhân viên y tế nào khi tiếp nhận thông tin về ngộ
độc thực phẩm và các bệnh truyền qua
thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng
đơn vị mình về nội dung vụ việc.
b)
Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận
được thông tin về ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải
xem xét về nội dung khai báo để quyết
định:
+ Nếu
đơn vị có đủ khả năng điều tra
vụ ngộ độc thực phẩm thì cử ngay 1
đội điều tra tại thực địa và báo
cáo lên cấp trên. Nếu không đủ khả năng
điều tra thì báo cáo ngay lên cấp trên và đề
nghị cử đội điều tra vụ ngộ
độc thực phẩm.
+ Trong
trường hợp vụ ngộ độc thực
phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có nguy
cơ lan rộng thì phải nhanh chóng phán đoán về quy
mô và khả năng lan rộng, phải báo cáo khẩn
cấp cho UBND và cho cơ quan Y tế cấp trên biết
+ Cần chú ý các thông tin sau:
- Có nghi ngờ về ngộ độc thuốc.
- Có nghi ngờ về ngộ độc gas,
nước máy, nước giếng, hoặc các yếu
tố khác
- Có sự cố ý gây ngộ độc không.
Chế độ báo cáo và mẫu báo cáo ngộ
độc thực phẩm thực hiện theo quy
định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-
BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành "Quy định chế độ báo cáo và
mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm".
Chương III
PHƯƠNG
PHÁP ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Điều 6. Chuẩn bị điều tra ngộ
độc thực phẩm
1. Chuẩn bị các biểu mẫu điều tra.
2. Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu.
3. Thành lập đội điều tra: tuỳ
sự phán đoán mà thiết kế đội điều
tra thích hợp về số lượng và thành phần (cán
bộ dịch tễ, vi sinh vật, vệ sinh môi
trường, an toàn thực phẩm, truyền nhiễm).
4. Chuẩn bị phương tiện đi lại,
máy móc, thiết bị khác có liên quan.
5. Trong trường hợp ngoài giờ làm
việc, nếu xét thấy tính khẩn cấp của
vấn đề vẫn cần phải điều
động đội điều tra đi thực
địa ngay. Các mẫu biểu, máy móc, dụng cụ
cần thiết cho điều tra phải được
chuẩn bị sẵn sàng, cần phải được
chuẩn bị và bảo quản luôn ở trạng thái
sẵn sàng, kể cả ngoài giờ làm việc, ngày
nghỉ, ngày lễ.
Điều 7. Phương pháp điều tra ngộ
độc thực phẩm
Điều tra theo bộ phiếu điều tra
NĐTP, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho
từng người điều tra theo các nội dung
phiếu điều tra:
Điều tra cá thể nghi ngộ
độc, điều tra những người đã
ăn bữa ăn gây ngộ độc, điều tra
cơ sở gây ngộ độc, điều tra qua
thầy thuốc, người khai báo, điều tra
dịch bệnh địa phương, lấy mẫu xét
nghiệm...
Người điều tra cần trung thực khách quan,
không chỉ định trước nguyên nhân và phải
thực hiện các quy định sau:
1. Điều tra người mắc,
người ăn, người liên quan đến vụ
ngộ độc:
Qua những người mắc và những
người liên quan, phải nắm được tên và
lập bảng kê danh sách những người thuộc
đối tượng điều tra. Nguyên tắc là
phải điều tra qua phỏng vấn sau khi đã
tiếp xúc với từng người mắc và
người ăn, sử dụng mẫu phiếu điều
tra ngộ độc thực phẩm và phiếu
điều tra tình hình ăn. Khi dùng phiếu cần lưu
ý những điều dưới đây:
a) Điều tra tình hình phát bệnh:
- Dùng phiếu điều tra ngộ
độc thực phẩm để điều tra
một cách cụ thể về những trường
hợp đã ăn phát bệnh, triệu chứng của
người phát bệnh.
- Xác định sự nung bệnh và
thể chất của bệnh nhân, trạng thái sức
khoẻ của họ.
- Xác định người bị
ngộ độc thực phẩm có đi ăn liên hoan
ở đâu về không.
b)Điều tra tình hình
ăn:
- Xác nhận xem cả nhóm
người có ăn chung một thức ăn hay không
(hội nghị, du lịch, hội hè v.v, có nhiều
người cùng ăn không). Nếu có được thực
đơn trong bữa ăn chung thì điều tra ngay
về tình hình ăn.
- Về nguyên tắc là
trừ khi ăn bữa ăn chung (thức ăn chung)
đã được xác định rõ, cần điều
tra tình hình ăn, nội dung bữa ăn trong vòng 24 giờ
trước khi bệnh nhân phát bệnh (thậm chí
điều tra ngược tới 48 và 72 giờ).
- Phát hiện tính
đặc thù của bữa ăn (cá nóc, con hào sống,
tiết canh, nội tạng động vật, nấm, rau
rừng, rau câu v.v).
- Điều tra về
nước uống như nước giếng,
nước suối.
2. Các điều tra khác:
a) Điều tra
người phát bệnh hoặc người có triệu
chứng khác thường nhưng không ăn loại
thực phẩm nguyên nhân.
b) Khi điều tra đối với các
em học sinh nhỏ, chú ý không gây ám thị, không gây ấn
tượng về món ăn nào. Đối với trẻ
sơ sinh, cần hỏi tình hình từ người mẹ.
c) Đối với những người
có triệu chứng giả ngộ độc cần chú ý
có trường hợp phát sinh do tình hình xung quanh, do
đồn đại.
d) Cần nắm tình hình đặc thù
tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh (nơi làm
việc) và trường học.
đ) Trường hợp nghĩ tới
nguyên nhân do động vật nuôi làm cảnh (như chó,
mèo) cần điều tra các kênh truyền nhiễm.
e) Trường hợp đoàn
người du lịch sau khi (hoặc trong khi) đi du
lịch bị phát bệnh cần điều tra lịch
trình du lịch, các hoạt động (nơi ăn, nơi
nghỉ) và kế hoạch của đoàn.
g) Đối với những người
nước ngoài, người mới nhập cảnh,
cần điều tra hoạt động của
người đó ở nước ngoài (nơi họ
đã ăn, uống và thức ăn đã ăn)
trước khi phát bệnh.
3. Điều tra các cơ sở
Việc điều tra các cơ sở kinh
doanh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
hoặc nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm
(gồm cả gia đình, các cơ sở được
khai báo), cần dùng phiếu điều tra các cơ sở
và phiếu điều tra về chế biến, bảo
quản thực phẩm. Khi tiến hành điều tra
phải thực hiện các quy định sau:
a) Khi vào một cơ sở thuộc
đối tượng điều tra cần căn cứ
vào nội dung khai báo của người mắc
(người khiếu nại), xác nhận có đúng cơ
sở đó là đối tượng hay không (xác nhận
địa chỉ, số nhà, số điện thoại
của cơ sở xem có đúng trong phiếu khai báo không)
rồi mới vào điều tra.
b) Điều tra liên quan đến cung
cấp thực phẩm:
- Kiểm tra thực
phẩm mà đối tượng điều tra đã
ăn.
- Kiểm tra số lượng
cung cấp, nấu nướng và chế biến theo
từng loại thực đơn (cơm hộp, các món
ăn hội nghị, cơm nấu tại trường
học, bệnh viện v.v).
- Điều tra
người đã mua cơm hộp hoặc sử dụng
dịch vụ của các cơ sở kinh doanh thực
phẩm.
- Kiểm tra danh sách
(địa chỉ, số điện thoại) và bảng
kê của những người mua, người bán,
người được cung cấp. Nhất thiết
phải giữ lại danh sách để phục vụ công
tác điều tra.
c) Điều tra các công
đoạn sản xuất chế biến thực
phẩm:
- Điều tra
phương pháp sản xuất, chế biến, nấu
nướng các loại thực phẩm và phương
thức bán hàng, các kênh truyền nhiễm, các kênh thâm
nhập, cơ hội làm giàu vi khuẩn, sơ xuất khi
nấu ăn v.v.
- Kiểm tra tình hình
bảo quản thực phẩm đối với những
loại nghề kinh doanh cần thiết phải kiểm
tra (như quán cơm, cơm hộp, cơ sở cung
cấp bữa ăn trường học, bệnh viện
và các nhà nghỉ, khách sạn có phục vụ ăn
uống tập thể).
d) Điều tra
điều kiện vệ sinh của các cơ sở:
- Kiểm tra thiết
bị cung cấp nước và tình hình vệ sinh của
nước sử dụng: Đo Clo còn dư thừa trong
nước, trường hợp nước sử
dụng ngoài nước máy cần xác nhận nguồn
nước và điều tra thử nghiệm xem nguồn
nước đó có phải là nguyên nhân gây ngộ độc
hay không, kiểm tra bể chứa nước ngầm,
bể chứa trên trần nhà để tìm nguyên nhân gây ô
nhiễm (có vết nứt, rò hay không, tình trạng hố ga
ra sao).
- Điều tra
phương pháp xử lý nước thải và tình hình duy
tu bảo dưỡng (đường thoát nước công
cộng, xử lý thoát nước gia đình, chưa xử
lý).
- Ghi chép theo dõi về
xử lý côn trùng động vật gây hại, kiểm tra
thử nghiệm xem chúng còn sống hay không.
- Điều tra khả
năng ô nhiễm khác (thuốc diệt côn trùng, nông
dược, thuốc tẩy rửa).
- Nếu nguyên nhân nghĩ
tới là do động vật (gia súc, gia cầm), cần
điều tra kênh truyền nhiễm liên quan.
- Điều tra
người ra vào nơi chế biến, nấu
nướng thực phẩm.
- Ngoài ra, căn cứ vào
các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cần
điều tra: Diện tích phù hợp với lượng
nấu nướng (diện tích m2 hoặc kích
thước của cơ sở chế biến, sản
xuất; nhiệt độ, độ ẩm trong phòng có
phù hợp không; công suất tủ lạnh, tủ đá
(dung tích, công suất) có đủ không và nhiệt
độ có đảm bảo không.
đ) Điều tra nhân viên nhà bếp:
- Tình hình sức khoẻ của
người chế biến phục vụ.
- Hồi cứu từ 1-2 tuần
trước xem có người mắc bệnh dịch không
(ví dụ bệnh thương hàn, lỵ), có ai mắc
bệnh do virus không.
- Có ai ra nước ngoài
mới trở về không.
- Có mụn trứng cá, chín
mé, vết đứt tay, tay bẩn không.
- Có tập quán ăn
(tiết canh, gỏi cá) hoặc ăn món gì đặc
biệt khác.
e) Các điều tra khác:
- Xác nhận xem có khiếu nại khác không.
-Cơ sở có
tựthực hiện kiểm tra hay không và có bảng
thống kê tình hình tự kiểm tra.
4. Điều tra hệ
thống và giải pháp lưu thông thực phẩm
Điều tra lưu thông
trên thị trường để phát hiện vụ
ngộ độc hoặc thực phẩm bị nghi
ngờ, dựa vào việc truy cứu thực phẩm nguyên
nhân: là việc điều tra nơi cung ứng nguyên
liệu của thực phẩm, điều tra nơi bán
hàng. Cần lưu ý các nội dung sau:
a) Điều tra về
khả năng ô nhiễm vi khuẩn và các chất hoá
học trong thực phẩm.
b) Kiểm tra tiêu chuẩn
bảo quản và các biện pháp cần thiết
đối với thực phẩm có được tuân thủ
trong quá trình lưu thông hay không.
c) Đối với
một loại thực phẩm hoặc với cùng một
lô hàng có khiếu nại hoặc sự cố từ phía
người tiêu thụ không, điều tra tình hình người
phát bệnh trong số những người ăn.
d) Trong trường
hợp các thực phẩm trên đây được lưu
thông một lượng lớn hoặc trên phạm vi
rộng cần báo cáo cho cơ quan y tế cấp trên và
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Điều tra qua
phỏng vấn thầy thuốc
Về nguyên tắc,
người giám sát vệ sinh thực phẩm phải
điều tra qua phỏng vấn với thầy thuốc
đã khám cho người mắc. Khi điều tra qua
thầy thuốc cần lưu ý những nội dung như
sau:
a) Ngày,
tháng, năm khám cho bệnh nhân.
b) Tên bệnh.
c) Có nhập viện hay không, ngày dự kiến ra
viện.
d) Đối với người mắc hỏi xem
đã dùng thuốc điều trị hay chưa, uống
thuốc vào ngày, tháng, năm nào.
đ) Có triệu chứng bất thường hay
không.
e) Có kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn,
chất ô nhiễm hay không (nếu cần thiết thì
uỷ thác để lấy mẫu phân, mẫu máu).
g) Có kiểm tra tại bệnh viện hay không, có
uỷ thác cho cơ quan khác kiểm tra không (có kết
quả xét nhiệm không và thu lại kết quả đó).
h)Trường hợp bệnh nhân được
thầy thuốc chẩn đoán là bị ngộ
độc cần xuất trình phiếu khai báo người
mắc ngộ độc thực phẩm.
6. Trường hợp người
mắc ngộ độc thực phẩm bị tử vong
cần điều tra thầy thuốc và những
người có liên quan về các nội dung sau:
a) Thời gian và diễn biến bệnh
kể từ khi bệnh nhân phát bệnh đến lúc
bị chết.
b) Nội dung điều trị từ khi
nhập viện.
c) Ghi chép sau khi phỏng vấn những
người khác (gia đình, họ hàng).
d) Cùng với đội vệ sinh
thực phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng) xem xét nghiên
cứu các điều mục khác nếu thấy cần
thiết.
7.Lấy mẫu kiểm tra
Kiểm tra mẫu liên quan đến
ngộ độc thực phẩm (bao gồm cả
người khiếu nại có triệu chứng)
được tiến hành toàn bộ tại Trung tâm Y
tế dự phòng hoặc các Viện khu vực.
Việc lấy mẫu kiểm tra là
việc quan trọng để làm rõ nguyên nhân của vụ
ngộ độc. Khi lấy mẫu cần mang các dụng
cụ lấy mẫu liên quan. Phải tiến hành lấy
mẫu nhanh chóng, kịp thời và thích hợp. Lấy
mẫu kiểm tra một lượng cần thiết
tuỳ theo từng loại kiểm tra, cần bảo
quản lạnh và cần chuyển nhanh chóng sao cho mẫu
bị thay đổi ở mức ít nhất.
a) Lấy mẫu từ người
mắc, người ăn và người liên quan:
- Mẫu phân.
- Chất nôn.
- Chất ô nhiễm.
- Thực phẩm còn thừa.
- Mẫu máu của người mắc.
- Người mắc bị chết do nghi
ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần
xử lý bằng giải phẫu bệnh lý. Việc
kiểm tra qua giải phẫu bệnh lý cần căn
cứ vào chế độ giám sát pháp y, tất cả các
mẫu máu, mẫu nội tạng, phân, tuỷ sống v.v
của người chết đều phải
được đưa về kiểm tra tại các
viện nghiên cứu.
b) Lấy mẫu kiểm tra từ các
cơ sở và các kênh lưu thông thực phẩm:
Lấy những mẫu kiểm tra cần
thiết trong số các loại nêu dưới đây từ
các cơ sở thực phẩm (cơ sở sản
xuất, kinh doanh, nghi ngờ là cơ sở nguyên nhân) và các
kênh lưu thông thực phẩm (cửa hàng bán lẻ,
nơi chế biến, cửa hàng bán buôn, nơi giao
nhận).
- Thực phẩm kiểm tra.
- Thực phẩm thừa.
- Thực phẩm tham khảo gồm
cả nguyên liệu thực phẩm.
- Dụng cụ nấu nướng,
đồ đựng, bao gói, que lau tủ lạnh, tủ
đá.
- Khăn giấy lau chùi tay.
- Ngón tay, vết đứt tay của
người làm việc trong bếp ăn.
-
Nước sử dụng (nước giếng,
nước trong bể chứa).
- Mẫu
phân của người làm việc tại nơi nấu
nướng.
-
Chất phụ gia, tẩy rửa, khử trùng, tiệt
trùng có khả năng bị lẫn vào thực phẩm.
- Các
chất mẫu kiểm tra khác (phân chuột, phân vật nuôi
làm cảnh, nước thải trong rãnh thoát nước).
c) Khi
lấy mẫu kiểm tra phải điều tra những
nội dung sau:
- Tình hình
tồn tại từ khi sản xuất đến khi bán
hàng.
- Mối
quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản
với thời gian để mẫu (để mấy
tiếng trong điều kiện nhiệt độ phòng,
nhiệt độ lạnh, nhiệt độ không khí bên
ngoài).
d) Chú ý
về bảo quản và vận chuyển mẫu:
- Mẫu
kiểm tra sau khi lấy được phải cho vào
hộp có đá làm lạnh, đậy nắp chặt
rồi mới vận chuyển để đề phòng
mẫu bị ô nhiễm, tăng sinh vi khuẩn và bị
biến đổi theo thời gian.
- Mẫu
kiểm tra phải được gửi đến
viện nghiên cứu hoặc Trung tâm Y tế dự phòng ngay
trong ngày lấy mẫu.
Chương IV
CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC
THỰC PHẨM
Điều 8. Các
bước điều tra ngộ độc thực
phẩm
Điều tra ngộ
độc thực phẩm cần được tiến
hành theo các bước sau:
1. Điều tra cá thể
bị NĐTP (theo mẫu điều tra 1 - Phụ
lục).
2. Điều tra những
người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y
không bị NĐTP (theo mẫu điều tra 2 - Phụ
lục).
3. Điều tra thức
ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn
(theo mẫu điều tra 3 - Phụ lục).
4. Điều tra những
thức ăn, số người ăn và không ăn bị
NĐTP và không bị NĐTP ở bữa ăn X và bữa
ăn Y (theo mẫu điều tra 4 - Phụ lục).
5. Điều tra bữa
ăn nguyên nhân (theo mẫu điều tra 5 - Phụ
lục).
6. Điều tra thức
ăn nguyên nhân (theo mẫu điều tra 6 - Phụ
lục).7. Điều tra nguồn gốc, tình hình chế
biến thực phẩm (theo mẫu điều tra 7 -
Phụ lục).
8. Điều tra
tiền sử bệnh tật những người chế
biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống
(theo mẫu điều tra 8 - Phụ lục).
9. Điều tra
các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm
(theo mẫu điều tra 9 - Phụ lục).
10. Điều tra
cơ sở (theo mẫu điều tra 10 - Phụ
lục).
11. Điều tra
điều kiện môi trường và dịch bệnh
ở địa phương (theo mẫu điều tra 11
- Phụ lục).
Chương V
KẾT LUẬN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Điều 9. Kết luận
kết quả điều tra
Sau khi tiến hành 11
bước điều tra NĐTP, đội điều
tra ngộ độc thực phẩm phải tổng
hợp, phân tích, kết luận kết quả điều
tra theo những nội dung sau: đơn vị xảy ra
NĐTP; địa điểm xảy ra ngộ độc
thực phẩm, thời gian xảy ra ngộ
độc; số người ăn, số người
mắc, số người đi viện, số
người chết; bữa ăn nguyên nhân; thức ăn nguyên nhân; cơ
sở nguyên nhân và nguyên nhân.
Điều 10.
Kiến nghị các biện pháp xử lý ngộ độc
thực phẩm
Từ kết quả
điều tra, phải đưa ra các biện pháp xử
lý để phòng ngừa tái ngộ độc thực
phẩm.
1. Cải biến sản
xuất, chế biến bảo đảm yêu cầu
vệ sinh theo quy định.
2. Nâng cao ý thức vệ
sinh cho nhân viên sản xuất thực phẩm, kinh doanh
dịch vụ ăn uống.
3. Tích cực chấp hành
quy chế, quy định VSATTP.
4. Xử lý thực phẩm gây ngộ
độc (thu hồi, huỷ bỏ, chuyển mục
đích sử dụng, tái chế).
Điều 11.
Kiến nghị xử lý theo pháp luật
Theo pháp luật: tuỳ
theo mức độ, tính chất, nguyên nhân hậu quả
của vụ NĐTP, cần đưa ra các kiến
nghị xử lý theo pháp luật đối với cơ
sở nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Điều 12. Công bố
ngộ độc thực phẩm
Tuỳ theo tính chất
vụ ngộ độc thực phẩm mà xác định
thời gian, hình thức, cấp thẩm quyền công
bố với các cơ quan liên quan và cơ quan thông tấn
báo chí về vụ NĐTP.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Tổ
chức thực hiện
1. Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Quy chế này cho các tuyến và các cơ quan có liên
quan trong phạm vi cả nước.
2. Sở
Y tế tổ chức thực hiện Quy chế này trong
phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn