Quyết định 3473/QĐ-BYT 2022 tài liệu Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3473/QĐ-BYT

Quyết định 3473/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam"
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3473/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành:28/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt tài liệu Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam

Ngày 28/12/2022, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3473/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam”.

Theo đó, Bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam được cấu trúc thành 04 lĩnh vực (Thực hành nghề hộ sinh tuân thủ các quy định đạo đức và pháp luật; Quản lý chăm sóc; Quản lý hộ sinh; Phát triển nghề nghiệp), 11 tiêu chuẩn và 43 tiêu chí; kèm theo các kỹ năng chung của người hộ sinh. Mỗi lĩnh vực thể hiện một chức năng cơ bản của người hộ sinh.

Các kỹ năng chung của người hộ sinh là một tập hợp các kỹ năng người hộ sinh cần thực hiện khi hành nghề hộ sinh. Mục đích của kỹ năng chung nhằm thiết lập các yêu cầu tối thiểu cho việc đào tạo và đánh giá các kỹ năng hộ sinh trong quá trình đào tạo hộ sinh; cung cấp danh sách các kỹ năng cần thiết mà người hộ sinh cần thực hiện khi thực hành hộ sinh; hướng dẫn xây dựng kế hoạch đánh giá cho kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề hộ sinh. Trong tài liệu này bao gồm 112 kỹ năng chung cho người hộ sinh.

Ngoài ra, phụ lục đính kèm là bộ chuẩn năng lực cho đối tượng cử nhân và cao đẳng hộ sinh; trong đó, chuẩn năng lực cử nhân hộ sinh bao gồm 04 lĩnh vực, 11 tiêu chuẩn, 43 tiêu chí và 112 kỹ năng chung của cử nhân hộ sinh; chuẩn năng lực cao đẳng hộ sinh bao gồm 04 lĩnh vực, 11 tiêu chuẩn, 33 tiêu chí và 107 kỹ năng chung của cao đẳng hộ sinh.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 3473/QĐ-BYT tại đây

tải Quyết định 3473/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3473/QĐ-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 3473/QĐ-BYT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
____________

Số: 3473/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU “CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA CỬ NHÂN HỘ SINH VIỆT NAM”

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định s 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 4018/-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đi học thuộc khối ngành sức khỏe, giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ kết quả thẩm định Chuẩn năng lực cơ bn của C nhân Hộ sinh Việt Nam” của Hội đồng thẩm định theo Quyết định s 40/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Bộ Y tế tại Biên bn họp hội đồng ngày 26 tháng 01 năm 2021;

Xét đxuất của Trường Đại học Điều dưng Nam Định tại công văn s2904/ĐDN-QLĐTĐH ngày 03 tháng 11 năm 2022;

Theo đề nghị của Cục trưng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Hộ sinh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Hội đồng YKQG;
- Lưu: VT, K2ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Thuấn

 

CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA CỬ NHÂN HỘ SINH VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3473/QĐ-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ Y tế)

Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

Năm 2014 được sự hỗ trợ của Quỹ n số Liên hiệp quốc (UNFPA), Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhộ sinh Việt Nam đã xây dựng “Chuẩn năng lực cơ bản của hộ sinh Việt Nam nhm đáp ứng các yêu cầu chăm sóc sức khe bà mẹ trem của đất nước. Thông qua bộ chuẩn năng lực này, các cơ sở đào tạo đã phát triển các chương trình đào tạo hộ sinh, góp phần tăng cưng chất lượng nguồn nhân lực hộ sinh. Tuy nhiên, đã qua gần một thập kỷ, bộ chun năng lực cơ bản hộ sinh này cn được rà soát và bổ sung để thực hiện một cách hiệu quả đối với nữ hộ sinh, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực hộ sinh đáp ứng yêu cầu hội nhập các nưc trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngoài ra, Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế đã khuyến cáo rng năng lực cần được cập nhật liên tục và kịp thời vì các bng chứng vsức khỏe và thực hành lâm sàng đã phát triển nhanh chóng và việc chăm sóc sức khỏe cần thay đi (ICM, 2013).

Mục đích của báo cáo này là mô tả cách thức rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn năng lực quốc gia cho hộ sinh Việt Nam bng cách tiếp cận đa phương pháp và tham vn (Sandelowski, 2000).

1. Bối cảnh hộ sinh Việt Nam và quốc tế.

Hộ sinh là ngành nghề có lịch sử phát triển lâu dài với cơ sở đào tạo đu tiên là trường Hộ sinh Đông Dương (Sài Gòn). Sau đó có nhiều cơ sở khác trên cả nước đào tạo ngành Hộ sinh, trong đó có các trình độ Trung cp, Cao đng, đến năm 2013, bt đầu đào tạo hộ sinh trình đĐại học một số trường. Từ đó đến nay, các giảng viên tham gia đào tạo hầu hết là đội ngũ giảng viên hộ sinh trình độ đại học và một phần là các chuyên ngành gần như sn khoa và nhi khoa. Năm 2014 Hiệp hội nữ hộ sinh Việt Nam đã cho ra đời bộ chun năng lực hộ sinh Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng vthực hành và đào tạo ngành hộ sinh Việt Nam.

Hiệp hội Hộ sinh quốc tế (ICM) có nhiệm vụ hỗ trợ Hiệp hội nhộ sinh và phát triển nghề hộ sinh trên toàn cầu bằng cách htrợ nữ hộ sinh làm việc độc lập để chăm sóc tốt nhất cho phụ nmang thai và giúp cho việc sinh đan toàn, nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản của phụ nữ, trsơ sinh và gia đình. ICM đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác để phát triển và cp nhật liên tục bộ chuẩn năng lực hộ sinh quốc tế, trong đó bộ chuẩn năng lực mới nhất được cp nhật vào năm 2019.

Tiêu chuẩn năng lực

Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế (ICM) định nghĩa năng lực là "kiến thức, kỹ năng và hành vi cn có của nữ hộ sinh để thực hành an toàn trong bất kỳ môi trường nào" (ICM, 2002). Một số nước khác đã định nghĩa khái niệm năng lực hộ sinh là thể hiện chất lượng thực hành, vừa phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thực hành hộ sinh” (Cutts, 1995). Quá trình phát triển bộ chuẩn năng lực cho nữ hộ sinh Việt Nam năm 2014 cũng dựa trên các định nghĩa này về năng lực, để mô tả các tiêu chuẩn hành nghề do nghề đặt ra cho các thành viên và xã hội.

2. Mục đích của bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh.

Bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh được rà soát và bổ sung với nhiều mục đích bao gồm: phổ biến cho khách hàng, các ngành nghề và nhng người khác các tiêu chuẩn năng lực mà họ có th mong đợi ở người cử nhân hộ sinh; Thông báo quá trình phê duyệt hoặc công nhận chương trình đào tạo hộ sinh; Xác định tư cách đủ điều kiện để có thm quyền hành nghề hộ sinh đối với nhng người đã tốt nghiệp ngành hộ sinh ở Việt Nam; Đánh giá các hộ sinh đủ tiêu chuẩn, những người cần chứng minh họ đủ năng lực liên tục phù hợp với vị trí mà họ đảm nhiệm; Cho phép người hộ sinh xác định các kế hoạch phát triển nghề nghiệp liên tục của mình; và tạo điều kiện cho sự công nhận lẫn nhau gia Việt Nam và quốc tế.

3. Sự cần thiết rà soát, bổ sung chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam.

Năng lực nghề nghiệp hộ sinh bao gồm các khả năng cốt lõi cần thiết để hoàn thành vai trò của một người hộ sinh. Vì vy, điều quan trọng là phải xác định rõ năng lực nghề nghiệp hộ sinh để từ đó phát triển chương trình đào tạo các trình độ hộ sinh và cuối cùng để cải thiện chất lượng hộ sinh. Trên thực tế, vẫn còn tồn tại nhng thách thức trong việc thực hiện bộ chuẩn năng lực cơ bản của hộ sinh năm 2014, cũng như khó khăn trong xây dựng chương trình đào tạo khi dựa vào bộ chuẩn năng lực này. Ngành hộ sinh Việt Nam hiện tại đang tồn tại hai trình độ chính là trình độ hộ sinh cử nhân và hộ sinh cao đng. Mặc dù, trình độ hộ sinh trung cấp còn tồn tại một lượng lớn trong các cơ sở chăm sóc hộ sinh phân tuyến thấp hơn, tuy nhiên, theo thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưng, hộ sinh, kthuật y đến ngày 1-1-2025 sẽ dần xóa bỏ chức danh hộ sinh trình độ trung cp. Bên cạnh đó, thi quốc gia cấp chứng chhành nghề hộ sinh đã được đưa vào dự thảo luật Khám chữa bệnh. Theo đó, tất cả các hộ sinh sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo muốn thực hành nghề nghiệp tại các cơ sở y tế đều phải trải qua kỳ thi quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề. Để có th có công cụ đánh giá chính xác năng lực thực hành nghề của hộ sinh, chuẩn năng lực hộ sinh cần được chuẩn hóa và công nhận về pháp lý.

Vì vậy, việc rà soát, bsung chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam trong đó có sự phân cấp hộ sinh trình độ cử nhân và trình độ cao đẳng có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nht, chuẩn năng lực hộ sinh được rà soát, bổ sung lại sau gn một thập kỷ áp dụng đcác cơ quan quản lý đào tạo xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân, cao đẳng hộ sinh Việt Nam. Từ đó các cơ sở đào tạo xây dựng chun đầu ra, chương trình, phương pháp và nội dung dạy học phù hợp. Thứ hai, đây là cơ sở đcác nhà quản lý xây dựng tiêu chuẩn cho cấp chứng chhành nghề, tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng hạng hộ sinh, có kế hoạch và tạo cơ hội để hộ sinh được đào tạo liên tục hoặc tự đào tạo trong quá trình làm việc tại các cơ sở y tế, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phụ nvà trẻ em Việt Nam. Thứ ba, chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh là căn cứ để hộ sinh mi trình độ hoàn thiện và phát triển năng lực của mình trong quá trình làm việc.

4. Cơ sở xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam

- Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 về Luật Khám chữa bệnh;

- Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Tiêu chun năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Y tế;

- Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã s tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưng, Hộ sinh, kỹ thuật Y;

- Quyết định số 3982/QĐ-BYT ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn “Kỹ năng cơ bản của người đỡ đẻ”;

- Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ”;

- Chuẩn năng lực chung của hộ sinh quốc tế năm 2019 của ICM.

- Chuẩn năng lực cốt lõi hộ sinh Singapore năm 2018.

5. Quá trình rà soát, bổ sung

Dự án được điều hành bi Bộ Y tế và trường Đại học Điều dưng Nam Định và có sự tham vấn liên tục của Ban chỉ đạo và Ban chuyên môn. Bộ Y tế triệu tập trường Đại học Điều dưng Nam Định và các đại diện từ các cơ quan quản lý, các Trường Đại học/Cao đẳng Y Dược ở Việt Nam, các bệnh viện, khoa phụ sản và Hội hộ sinh Việt Nam. Nhóm tham gia khảo sát đưa ra các đánh giá, nhận xét và phản hồi trong suốt quá trình dự án.

Bước 1: Thu thập thông tin

Bước này thực hiện thu thập thông tin rộng rãi bao gồm gửi phiếu khảo sát, lấy ý kiến về bộ chuẩn năng lực cơ bản của hộ sinh năm 2014 (BYT) qua đường công văn đến các bệnh viện, trường Đại học/Cao đẳng có đào tạo hộ sinh, hội Hộ sinh Việt Nam và có sự tham gia của 50 nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, hội trưởng hội hộ sinh, hộ sinh trưởng các khoa, bệnh viện phụ sn. Quá trình thu thập số liệu này được thực hiện trong các môi trường khác nhau đại diện cho các vùng miền của Việt Nam bao gồm các thành phố lớn Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nng, Hội Hộ sinh, các bệnh viện phụ sản tỉnh, một sở y tế và các bệnh viện huyện. Sử dụng cách tiếp cận này, các hộ sinh từ các cơ sở đô thị, khu vực, nông thôn, cũng như từ các cơ sở Nhà nước và tư nhân, được đưa vào thực hiện khảo sát. Điều này thhiện sự đa dạng của người tham gia. Dữ liệu thu thập được sử dụng để bổ sung và hoàn thiện phiên bn tiếp theo của bộ chuẩn năng lực cơ bản cử nhân hộ sinh.

Bước 2: Tổng quan tài liệu các tiêu chuẩn năng lực

Tổng quan tài liệu được thực hiện để xác định các tài liệu của Việt Nam và quốc tế về các tiêu chuẩn năng lực hộ sinh. Đánh giá bao gồm tài liệu từ các cơ sở dữ liệu đã được thiết lập như BYT, ICM, CINAHL, Sciendirect và Medline cũng như các bài thuyết trình hội nghị, các n phm và báo cáo quốc gia và quốc tế từ các cơ quan quản lý và chuyên môn. Các từ khóa được đưa vào tìm kiếm tài liệu bao gồm: hộ sinh; cử nhân hộ sinh; nữ hộ sinh; năng lực, năng lực chuyên môn; và, tiêu chuẩn. Các tài liệu liên quan tìm được như liệt kê dưới đây.

Bộ chuẩn năng lực cơ bản của hộ sinh Việt Nam (2014)

Bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam (2012)

Bộ chuẩn năng lực cơ bản hộ sinh (ICM, 2019)

Bộ chuẩn năng lực cốt lõi hộ sinh Singapore (2018)

Bộ chuẩn năng lực hộ sinh Úc (Úc, 2007)

c 3: Tham vấn

Đề xuất bộ chuẩn năng lực sau bước 1 và bước 2 sẽ được sử dụng để thảo luận và tham vấn trong hội thảo được tổ chức tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, có sự tham gia của các đại diện đến từ các hiệp hội liên quan đến hộ sinh như WHO tại Việt Nam, JICA, hội hộ sinh Việt Nam; các nhà quản lý các đơn vị đào tạo hộ sinh, bệnh viện và các nhà hoạch định chính sách. Hội thảo được tổ chức với các đại diện khác nhau đại diện cho các vùng miền của Việt Nam. Đặc biệt, sự đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý là rất cần thiết cho mục tiêu chung là đảm bảo tính thống nht của các tiêu chuẩn năng lực quốc gia. Hội thảo này cũng là một phương tiện để tham khảo và nhn phản hồi về dự thảo văn bản và thông báo cho các cơ quan chức năng khác nhau về quá trình và kết quả.

Bước 4: Xác nhận các tiêu chuẩn năng lực

Phương pháp xác nhận bao gồm các quan sát và phỏng vấn trực tiếp tại các địa điểm trên khắp Việt Nam. Các địa điểm được chọn để đảm bảo rằng có sự đại diện rộng rãi từ các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, nông thôn và vùng sâu vùng xa cũng như các phòng khám tư nhân. Toàn bộ quy trình thực hành hộ sinh được nghiên cứu ở các cơ sở trước sinh, chuyển dạ và sinh nở, sau sinh và cộng đồng. Các mô hình chăm sóc hộ sinh như thực hành độc lập, hộ sinh theo nhóm và thực hành phụ trợ hộ sinh cũng được đưa vào, cũng như các mô hình chăm sóc thai sản truyền thống tại các bệnh viện.

Bước 5: Nghiệm thu và ban hành

Bản cuối cùng của bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam đã được sử dụng làm tài liệu để trình hội đồng nghiệm thu của Bộ Y tế và trên cơ sở góp ý của hội đồng nghiệm thu bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam đã được chỉnh sửa hoàn thiện và trình Bộ Y tế ban hành.

6. Tóm tắt nội dung tài liệu

Bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam được cấu trúc theo khuôn mẫu chung của bộ chuẩn năng lực cốt lõi hộ sinh Singapore và bộ chuẩn năng lực cơ bản hộ sinh quốc tế (ICM) để đáp ứng yêu cu hội nhp khu vực và quốc tế. Bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp hộ sinh Việt Nam được cấu trúc thành 4 lĩnh vực, 11 tiêu chuẩn và 43 tiêu chí; kèm theo các kỹ năng chung của người hộ sinh.

Mỗi lĩnh vực thể hiện một chức năng cơ bản của người hộ sinh. Trong tài liệu này được chia thành 4 lĩnh vực là: (1) Thực hành nghề hộ sinh tuân thủ các quy định đạo đức và pháp luật; (2) Quản lý chăm sóc; (3) Quản lý hộ sinh; (4) Phát triển nghề nghiệp. Mỗi tiêu chuẩn thhiện một phần của lĩnh vực và bao hàm một nhiệm vụ của người cử nhân hộ sinh.

Kỹ năng chung là một tập hợp các kỹ năng người hộ sinh cần thực hiện khi hành nghề hộ sinh. Cùng với năng lực nghề nghiệp hộ sinh, các kỹ năng chung xác định các yêu cầu để đăng ký chng chỉ hành nghề hộ sinh tại Việt Nam. Mục đích của kỹ năng chung nhằm thiết lập các yêu cầu tối thiểu cho việc đào tạo và đánh giá các kỹ năng hộ sinh trong quá trình đào tạo hộ sinh; cung cấp danh sách các kỹ năng cn thiết mà người hộ sinh cần thực hiện khi thực hành hộ sinh; hướng dẫn xây dựng kế hoạch đánh giá cho kỳ thi cp chứng chhành nghề hộ sinh. Trong tài liệu này bao gồm 112 kỹ năng chung cho người hộ sinh.

Phụ lục đính kèm là bộ chuẩn năng lực cho đối tượng cử nhân và cao đẳng hộ sinh. Trong đó, chuẩn năng lực cử nhân hộ sinh bao gồm 4 lĩnh vực, 11 tiêu chuẩn, 43 tiêu chí và 112 kỹ năng chung của cử nhân hộ sinh; chuẩn năng lực cao đẳng hộ sinh bao gồm 4 lĩnh vực, 11 tiêu chuẩn và 33 tiêu chí và 107 kỹ năng chung của cao đẳng hộ sinh.

 

Phần 2. CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP HỘ SINH VIỆT NAM

 

I. CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP HỘ SINH

Lĩnh vực 1: Thực hành nghề hộ sinh tuân thủ các quy định đạo đức và pháp luật

Tiêu chuẩn 1: Có hiểu biết, kiến thức, trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý và đạo đức đối với hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 1: Hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người hộ sinh, các tổ chức nghề nghiệp hộ sinh theo quy định của pháp luật và chức danh nghề nghiệp hộ sinh.

Tiêu chí 2: Thực hiện các can thiệp hộ sinh theo các tiêu chuẩn / hướng dẫn của đơn vị và quốc gia.

Tiêu chí 3: Thực hành hộ sinh phù hợp với luật pháp, chính sách, quy định của hội Hộ sinh, ngành, đơn vị và quốc gia.

Tiêu chí 4: Bảo quản tài liệu và hồ sơ chăm sóc đầy đủ, rõ ràng.

Tiêu chí 5: Đảm bảo thchất, nhận thức, tâm lý và tình cảm của bản thân để thực hành và cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn.

Tiêu chí 6: Thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc chăm sóc trong phạm vi hành nghề và mức độ năng lực.

Tiêu chí 7: Thực hành phù hợp với năng lực yêu cầu của người hộ sinh.

Tiêu chuẩn 2: Cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp với văn hóa.

Tiêu chí 8: Tôn trọng các giá trị, phong tục, tín ngưỡng, tập quán tâm linh cá nhân, gia đình, cộng đồng của khách hàng.

Tiêu chí 9: Nhận ra niềm tin, giá trị của người hộ sinh và ảnh hưởng của nó đến việc hành nghề.

Lĩnh vực 2: Quản lý chăm sóc

Tiêu chuẩn 3: Giao tiếp hiệu quả.

Tiêu chí 10: Lắng nghe, làm rõ và trao đi rõ ràng thông qua các phương tiện lời nói / không lời, viết và sử dụng các cách giao tiếp khác khi thích hợp đđảm bảo giao tiếp hiệu quả với phụ n, gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.

Tiêu chuẩn 4: Đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện, nht quán và liên tục.

Tiêu chí 11: Thực hiện đánh giá toàn diện, hệ thống đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiêu chí 12: Xây dựng kế hoạch chăm sóc hộ sinh phối hợp với nhóm chăm sóc sức khỏe, khách hàng và gia đình.

Tiêu chí 13: Thực hiện và lập hồ sơ chăm sóc hộ sinh theo kế hoạch.

Tiêu chí 14: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc đđáp ứng kết quả mong đợi.

Tiêu chí 15: Thhiện tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và lý luận lâm sàng trong việc ra quyết định.

Tiêu chí 16: Sử dụng kết quả nghiên cứu và áp dụng thực hành dựa trên bằng chng.

Tiêu chí 17: Tham gia ra quyết định và phối hợp thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiêu chí 18: Phối hợp với khách hàng, gia đình, đồng nghiệp trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên tục cho cá nhân và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 5: Duy trì môi trưng an toàn thông qua việc sử dụng các chiến lược đảm bo chất lượng.

Tiêu chí 19: Tạo môi trường an toàn, thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành nghề nghiệp.

Tiêu chí 20: Tham gia hoạt động cải tiến và đảm bảo chất lượng liên tục.

Tiêu chí 21: Phân công, theo dõi và giám sát công việc cho các nhân viên chăm sóc hỗ trợ khác.

Tiêu chí 22: Khắc phục hạn chế trong hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 23: Thực hiện cải tiến cht lượng liên tục trong cung cp dịch vụ chăm sóc.

Tiêu chí 24: Phản hồi, trao đổi về kết quả thực hành và thay đổi khi thích hợp.

Tiêu chuẩn 6: Áp dụng các chiến lược để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Tiêu chí 25: Thực hiện đánh giá nhu cầu giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho phụ n, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 26: Áp dụng nguyên tắc học tập và giảng dạy trong giáo dục và nâng cao sức khỏe cho phụ n, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 27: Thực hiện giáo dục sức khỏe trong chăm sóc cho phụ n, gia đình và cộng đồng.

Lĩnh vực 3: Quản lý hộ sinh

Tiêu chuẩn 7: Thực hiện kỹ năng quản lý hộ sinh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc hộ sinh có chất lượng.

Tiêu chí 28: Thể hiện khả năng đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

Tiêu chí 29: Áp dụng kỹ năng tư duy tích cực để giải quyết vn đề.

Tiêu chí 30: Thực hiện và tham gia phn biện các sáng kiến mới và các quy trình thay đổi trong lĩnh vực hộ sinh và chăm sóc sức khỏe.

Tiêu chí 31: Tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn đquản lý công việc một cách hiệu quả.

Tiêu chuẩn 8: Sử dụng nguyên tắc cải tiến chất lượng và kết hợp vào thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 32: Thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu, xu hướng về các sự cố đcải thiện chiến lược chăm sóc và dịch vụ chăm sóc.

Tiêu chí 33: Sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực trong thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 34: Áp dụng biện pháp và hướng dẫn trong thực hành hộ sinh an toàn.

Tiêu chí 35: Tham gia dự án, sáng kiến cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn.

Tiêu chun 9: Quản lý rủi ro trong hành nghề hộ sinh

Tiêu chí 36: Thực hiện phân tích rủi ro có thcó trong môi trường làm việc.

Tiêu chí 37: Hỗ trợ và hợp tác với các thành viên trong nhóm chăm sóc về quản lý rủi ro trong hành nghề hộ sinh.

Lĩnh vực 4: Phát triển nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 10: Thhiện tính chuyên nghiệp trong thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 38: Duy trì và nâng cao vai trò chuyên môn của người hộ sinh trong thực hành nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của đồng nghiệp và nhân viên y tế khác.

Tiêu chí 39: Tham gia vào các dự án/ nghiên cứu, áp dụng thực hành hộ sinh dựa trên bng chứng.

Tiêu chí 40: Thực hiện khc phục nhng thiếu sót về kiến thức, kỹ năng và học tập liên tục để duy trì hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 41: Góp phần trong việc xây dựng chính sách liên quan đến lĩnh vực hộ sinh.

Tiêu chuẩn 11: Khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng trong nghiên cứu hộ sinh và các khoa học sức khỏe liên quan khác.

Tiêu chí 42: Thể hiện sự hiểu biết kiến thức cơ bản về quy trình nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 43: Tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học/sáng tiến cải tiến kỹ thuật trong thực hành hộ sinh.

II. CÁC KỸ NĂNG CHUNG CỦA NGƯỜI HỘ SINH

1. Nhóm kỹ năng chung trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 1. Thực hiện các cuộc thảo luận, giáo dục sức khỏe với phụ nữ và gia đình, tập trung vào việc bảo vệ quyền phụ n, vai trò của gia đình và cộng đồng liên quan đến chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 2. Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hỗ trợ để người phụ nữ có hiểu biết về các dấu hiệu và cảm nhận được các dấu hiệu của quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ và sau đ. Xác định nhu cầu, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân người phụ n, gia đình và cộng đồng.

Kỹ năng 3. Tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng giá trị và quyền con người của người phụ nữ, đồng nghiệp và cộng đồng trong khi thực hành nghề nghiệp.

Kỹ năng 4. ng xử tế nhị, không phán xét, không ch trích, có văn hóa thích hợp với mọi đối tượng phục vụ.

Kỹ năng 5. Tôn trọng sự riêng tư, văn hóa và phong tục của người phụ nữ và gia đình họ; không phân biệt tình trạng kinh tế, văn hóa xã hội, sắc tộc hoặc niềm tin, tín ngưng của họ. Đảm bảo tính bảo mật đối với tất cả các thông tin của người phụ nữ và gia đình họ.

Kỹ năng 6. Phối hợp với người phụ nvà gia đình họ trên tinh thần hợp tác. Cung cấp thông tin rõ ràng cho phụ nữ để họ có thể tiếp cận với các cơ sở hỗ trợ tại cộng đồng trong quá trình mang thai và sinh đẻ; tạo điều kiện và hỗ trợ họ ra các quyết định liên quan đến sức khỏe như chuyển tuyến, chấp nhận hoặc từ chối thực hiện xét nghiệm, các can thiệp.

Knăng 7. Tư vấn, chăm sóc hiệu quả trong quá trình chuyn tuyến và bàn giao người phụ nữ/ bà mẹ có nguy cơ hoặc bệnh lý.

Kỹ năng 8. Phát triển mối quan hệ chuyên môn với nhân viên y tế khác. Phối hợp hiệu quả với nhân viên y tế khác để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ y tế cho phụ n và gia đình họ.

K năng 9. Chịu trách nhiệm và giải thích được các quyết định thực hành lâm sàng của mình, lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp cho từng cá nhân và cộng đồng.

Kỹ năng 10. Thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn cho bà mẹ, khách hàng và nhân viên y tế. Tuân thủ quy định về quản lý, phân loại, xử lý chất thi bao gồm chất thải thông thường và chất thải lây nhiễm. Hướng dẫn bà mẹ, khách hàng và gia đình của họ thực hiện an toàn, phòng ngừa chung.

Kỹ năng 11. Sử dụng các tiêu chuẩn phòng ngừa chung, các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn; thực hiện kỹ thuật vô khuẩn theo hướng dẫn quốc gia.

Kỹ năng 12. Ghi chép và giải thích những kết quả có liên quan đến quá trình cung cấp các dịch vụ trong phạm vi thực hành nghề nghiệp được quy định, bao gồm cả nhng việc đã hoàn thành và nhng việc cần theo dõi tiếp.

Kỹ năng 13. Tham gia các khóa đào tạo liên tục, ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng chăm sóc.

Kỹ năng 14. Tuân thủ quy định về báo cáo các trường hợp sinh đẻ và tử vong.

K năng 15. Quản lý, vn hành và sử dụng các trang thiết bị y tế trong phạm vi thực hành hộ sinh có hiệu quả. Vận hành hiệu quả, lên kế hoạch bảo trì phương tiện, trang thiết bị do mình phụ trách. Kiểm tra chức năng hoạt động của phương tiện, trang thiết bị, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả kinh tế và bảo đảm các tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Kỹ năng 16. Hỗ trợ sinh viên và đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn nghề nghiệp; góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hành lâm sàng.

Kỹ năng 17. Đảm đương trách nhiệm và phát huy vai trò quản lý trong thực hành nghề nghiệp theo quy định phân cấp cơ sở y tế và phân tuyến kỹ thuật.

2. Nhóm kỹ năng trong chăm sóc bà mẹ ngoài thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 18. Hỏi đầy đủ bệnh sử về sức khỏe, sản khoa, phụ khoa.

Kỹ năng 19. Sử dụng các kỹ năng giáo dục sức khỏe và kỹ năng tư vấn cơ bản phù hợp. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể, hoàn cảnh riêng biệt, nhu cầu và nguyện vọng của mỗi cá nhân để tiến hành tư vấn cho phụ nữ và gia đình trước khi mang thai.

Kỹ năng 20. Thực hiện khám lâm sàng toàn thân và phụ khoa, bao gồm cả khám vú cho người phụ nữ.

Kỹ năng 21. Đánh giá được các kết quả xét nghiệm cơ bn trong lĩnh vực sản phụ khoa và các xét nghiệm cơ bản khác.

Kỹ năng 22. Chăm sóc, hỗ trợ, chuyển tuyến và thực hiện điều trị theo y lệnh cho phụ n HIV dương tính; tư vn thực hiện xét nghiệm cho nhng phụ n không biết tình trạng bệnh lý của mình.

Kỹ năng 23. Cung cấp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các biện pháp tránh thai theo quy định hướng dẫn quốc gia và phù hợp vi từng cá thể và văn hóa địa phương.

Kỹ năng 24. Tư vấn cho người phụ nbiết tự theo dõi và phát hiện các tác dụng phụ, cũng như các vấn đề bất thường xảy ra trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai.

Kỹ năng 25. Đặt và tháo dụng cụ tử cung thông thường.

Kỹ năng 26. Thực hiện lấy bệnh phẩm cổ tử cung để xét nghiệm tế bào.

K năng 27. Sử dụng kính hiển vi thực hiện xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo.

Kỹ năng 28. Thực hiện test acid acetic và quan sát, nhn định tổn thương cổ tử cung để điều trị hoặc chuyn tuyến khi cần thiết.

Kỹ năng 29. Phối hợp tiến hành soi cổ tử cung trong sàng lọc ung thư và nhận định sự cn thiết chuyển tuyến.

3. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 30. Khai thác bệnh sử, thăm khám, đánh giá toàn diện về sức khoẻ tinh thần, thchất của bà mẹ và thai nhi khi khám thai lần đầu và các ln khám thai tiếp theo. Phân tích đúng các thông tin thu được qua quá trình đánh giá và xử trí phù hợp, theo đúng phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 31. Xác định những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai.

Kỹ năng 32. Giải thích đầy đủ các kết quả khám cho bà mẹ.

Kỹ năng 33. Đánh giá tình trạng dinh dưng của người mẹ và tác động tới sự phát triển của thai; tư vấn thích hợp cho bà mẹ về dinh dưng trong thời kỳ mang thai như các loại thức ăn nên dùng trong thời kỳ mang thai và cách dùng đđảm bảo nhu cầu dinh dưng.

Kỹ năng 34. Nhận định được thai nghén bình thường thông qua sự phát triển của chiều cao tử cung, vị trí, ngôi, thế và độ lọt của thai nhi.

Kỹ năng 35. Theo dõi được nhịp tim thai bng ống nghe tim thai hoặc máy Doppler.

Kỹ năng 36. Đánh giá hoạt động của thai thông qua cử động thai, nghe tim thai, khám thai và giải thích kết quả khám cho bà mẹ. Dự tính ngày sinh.

Kỹ năng 37. Đánh giá khung chậu, tầng sinh môn để xác định sự tương xứng thai-chậu, dự tính mức độ cắt tầng sinh môn khi sinh.

K năng 38. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, gia đình và cộng đồng về quá trình phát triển bình thường của thai; triệu chứng và các dấu hiệu nguy hiểm của quá trình mang thai; thời điểm và cách thức liên lạc với nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế nhanh nhất khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Kỹ năng 39. Hướng dẫn bà mẹ và gia đình chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh đẻ và làm cha mẹ.

Kỹ năng 40. Lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện chăm sóc theo kế hoạch, đảm bảo an toàn, thoải mái và hiệu quả cho bà mẹ và thai; đánh giá quá trình chăm sóc và xử trí phù hợp dựa trên các thông tin đó.

Kỹ năng 41. Hướng dẫn bà mẹ các phương pháp làm giảm nhng khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 42. Phát hiện những trường hợp thai bất thường, thai phụ bị bệnh, các trường hợp có nguy cơ cao trong quá trình mang thai và phối hợp xử trí kịp thời, phù hợp với quy định, hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 43. Sử dụng thuốc cho bà mẹ theo chỉ định: như kháng sinh, thuốc chống co git, thuốc chống sốt rét, thuốc hạ huyết áp,...

Kỹ năng 44. Đánh giá sự phát triển của thai nhi, vị trí rau bám, lượng nước ối qua kết quả siêu âm.

4. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ.

Kỹ năng 45. Khai thác bệnh sử, chú ý những yếu tố đặc biệt và theo dõi các dấu hiệu sống của người mẹ trong chuyển dạ.

Kỹ năng 46. Khám, xác định chuyển dạ và các giai đoạn của chuyn dạ, khám xác định ngôi thế, kiểu thế và độ lọt của ngôi thai.

K năng 47. Đo, theo dõi và đánh giá hiệu quả của cơn co tử cung.

Kỹ năng 48. Thăm khám âm đạo đđánh giá tiến triển độ mở của cổ tử cung, tình trạng ối, độ lọt của ngôi, kiểu thế, sự tương xứng gia thai nhi và khung chậu mẹ cho cuộc đẻ đường âm đạo.

K năng 49. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ theo dõi tiến trình chuyển dạ.

Kỹ năng 50. Hỗ trợ bà mẹ và gia đình họ về thể chất và tinh thn để tăng hiệu quả của cuộc chuyn dạ thường, sắp xếp người thân hỗ trợ bà mẹ trong suốt cuộc chuyn dạ và đẻ.

Kỹ năng 51. Cung cấp nước uống, các chất dinh dưng, sử dụng các biện pháp thư giãn thích hợp mà không dùng thuốc trong quá trình chuyn dạ và đẻ.

Kỹ năng 52. Thực hiện thông tiểu và theo dõi nước tiểu khi có chỉ định.

Kỹ năng 53. Phát hiện những yếu tố nguy cơ. Xác định nhanh chóng những bất thường trong chuyển dạ để có nhng can thiệp thích hợp kịp thời hoặc chuyển tuyến đúng lúc.

Kỹ năng 54. Kích thích hoặc tăng cường co bóp tử cung bng các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc theo chđịnh.

K năng 55. Thực hiện gây tê tại chỗ trước khi cắt và khâu tầng sinh môn. Thực hiện ct, khâu tầng sinh môn cắt.

K năng 56. Tiến hành đỡ đẻ ngôi chỏm, cặp và cắt rốn, xử trí các trường hợp dây rau quấn cổ khi đỡ đẻ.

Kỹ năng 57. Phát hiện và tham gia xử trí cấp cứu các trường hợp bất thường đối với thai nhi trong lúc yêu cầu hỗ trợ về y tế hoặc chờ đợi chuyển tuyến.

Kỹ năng 58. Xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyn dạ đúng chỉ định, đúng kỹ thuật.

Kỹ năng 59. Tạo môi trường an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh, tăng cường gn kết mẹ con.

Kỹ năng 60. Thực hiện bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung đúng chđịnh, đúng kỹ thuật theo hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 61. Xác định và ghi lại lượng máu mất của bà mẹ trong cuộc đẻ; kim tra, phát hiện và xử trí kịp thời các vết rách âm đạo và ctử cung.

K năng 62. Phát hiện và xử trí sớm các trường hợp khẩn cấp trong chuyn dạ đẻ. Tư vấn và thực hiện chuyển tuyến phù hợp với bà mẹ nếu có nguy cơ tiềm tàng.

Kỹ năng 63. Phát hiện chảy máu ngay sau đẻ và xử trí kịp thời theo hướng dẫn quốc gia, phù hợp tuyến y tế; sử dụng thuốc tăng co phù hợp trong quá trình xử trí.

K năng 64. Phát hiện, theo dõi, xử trí ban đầu choáng sản khoa: đặt đường truyền, lấy máu làm xét nghiệm.

Kỹ năng 65. Tổ chức và thực hiện chuyển tuyến hiệu quả; bố trí thuốc và dụng cụ thích hợp đxử trí các vấn đề xảy ra trên đường đi, đảm bảo việc thực hiện cấp cứu được liên tục, an toàn cho nhng bà mẹ có biến chứng trong cuộc đẻ.

Kỹ năng 66. Hỗ trợ thầy thuốc xử trí những trường hợp cấp cứu bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cập nht liên tục và đầy đủ thông tin về bà mẹ. Vận dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đlập kế hoạch chăm sóc hộ sinh và thực hiện các phác đồ cấp cứu theo chđịnh.

Kỹ năng 67. Giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ bà mẹ và gia đình của họ trong quá trình cấp cứu.

Kỹ năng 68. Thực hin cấp cứu hồi sinh hô hấp, tuần hoàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 69. Sử dụng Monitoring sản khoa theo dõi cơn co tử cung và tim thai.

Kỹ năng 70. Thực hiện các biện pháp giảm đau dùng thuốc và không dùng thuốc trong chuyn dạ và trong khi đphù hợp với từng thai phụ.

Kỹ năng 71. Tiến hành đđẻ ngôi mặt hoặc ngôi mông.

Kỹ năng 72. Thực hiện khâu vết rách âm đạo, tầng sinh môn độ 1, 2 và 3. Phối hợp xử trí vết rách âm đạo, tầng sinh môn phức tạp.

Kỹ năng 73. Xác định và xử trí vết rách ctử cung đơn thuần.

5. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ.

Kỹ năng 74. Khai thác bệnh sử trong đó có thông tin chi tiết về thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sinh đẻ.

Kỹ năng 75. Thực hiện thăm khám thực thbà mẹ.

Kỹ năng 76. Cung cấp thông tin, hỗ trợ bà mẹ và gia đình trong nhng trường hợp đặc biệt như tử vong mẹ, thai chết lưu, sảy thai, chết chu sinh, dị tật bẩm sinh.

Kỹ năng 77. Đánh giá sự co hồi tử cung, sản dịch, vú và vết khâu tầng sinh môn.

Kỹ năng 78. Tư vấn nuôi con bằng sa mẹ, đảm bảo cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ. Hướng dẫn bà mẹ vt sữa, bảo quản sữa và cho trẻ ăn bằng thìa/ bng cốc trong trường hp trẻ không tự bú mẹ được.

Kỹ năng 79. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc bản thân và chăm sóc con sau đẻ; nhng du hiệu và triệu chứng của những biến chứng; sử dụng nhng nguồn lực sẵn có tại gia đình và cộng đồng để chăm sóc hiệu quả.

Kỹ năng 80. Tư vấn cho bà mẹ về sinh hoạt tình dục, kế hoạch hóa gia đình sau đẻ.

Kỹ năng 81. Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với chăm sóc bà mẹ sau đẻ.

Kỹ năng 82. Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chăm sóc, nhm cung cấp dịch vụ chăm sóc sau đẻ phù hợp về văn hóa cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng như lồng ghép hiu biết về các yếu tố lịch sử, văn hóa vào công tác chuyên môn; tôn trọng các khác biệt về văn hóa và các cách chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh; nhận biết được các yêu cầu đặc biệt của bà mẹ và những người thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Kỹ năng 83. Phát hiện và xử trí cấp cứu chảy máu muộn và nhiễm trùng thời kỳ sau đtheo hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 84. Cung cấp thông tin về sử dụng thuốc cho bà mẹ. Sử dụng thuốc an toàn theo y lệnh và ghi chép vào hồ sơ bệnh án. Cung cấp và quản lý thuốc an toàn và hiệu quả trong khuôn khổ quy định.

Kỹ năng 85. Tiến hành hút buồng tử cung bng bơm hút chân không đđiều trị chảy máu muộn thời kỳ sau đ.

6. Nhóm kỹ năng chăm sóc sơ sinh sau đẻ.

Kỹ năng 86. Đánh giá tình trạng của trẻ sơ sinh ngay sau đẻ bng chsố Apgar hoặc các phương pháp đánh giá khác. Nhận định nhng đặc điểm của trsơ sinh khỏe mạnh: biểu hiện bên ngoài và các hoạt động của trẻ.

Kỹ năng 87. Chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ bao gồm: lau khô, giữ ấm, đảm bảo đường thở được thông, cặp và cắt rốn, hướng dẫn bú sớm.

Kỹ năng 88. Giữ ấm để duy trì thân nhiệt bình thường cho trẻ sơ sinh, kiểm soát nhiệt độ môi trường, tăng cường tiếp xúc da - kề - da.

Kỹ năng 89. Tiến hành chăm sóc thường quy cho trẻ sơ sinh, theo hướng dẫn quốc gia, ghi chép thông tin của trẻ vào sổ/ phiếu chăm sóc.

Kỹ năng 90. Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ và hỗ trợ bú mẹ hoàn toàn.

Kỹ năng 91. Xác định tuổi sơ sinh. Thực hiện khám sàng lọc toàn thân cho trẻ sơ sinh để phát hiện nhng dấu hiệu bất thưng của trẻ.

Kỹ năng 92. Xác định và chuyn nhng trẻ đang có nguy cơ đến đơn nguyên sơ sinh/ trung tâm cấp cứu thuận tiện nht đảm bảo an toàn cho trẻ.

Kỹ năng 93. Tư vấn, hướng dẫn cho bà mẹ và gia đình nhng dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gn nhất để kiểm tra.

Kỹ năng 94. Tư vấn, giáo dục cho bố mẹ và gia đình quá trình sinh trưởng và sự phát triển bình thường của trsơ sinh và trẻ nhỏ, cách đáp ứng với nhu cầu hàng ngày của một trbình thường.

Kỹ năng 95. Đánh giá trẻ ngay sau đđể nhn biết những đặc điểm của trẻ non tháng, nhẹ cân và nhng yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc thích hợp với từng trường hợp sinh non, nhẹ cân, chú trọng chăm sóc da - kề - da; phối hợp xử trí trường hợp trsơ sinh non yếu, nhẹ cân. Huy động cộng đng và thực hiện chuyển tuyến đảm bảo an toàn.

Kỹ năng 96. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình tiếp cận các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng để chăm sóc trẻ.

Kỹ năng 97. Htrợ bố mẹ và gia đình trong nhng trường hợp đặc biệt như thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc chết chu sinh.

Kỹ năng 98. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình khi chuyển tuyến hoặc trong khi phải tách rời đứa trẻ như trẻ phải vào điều trị tại khu điều trị tích cực.

Kỹ năng 99. Hỗ trợ và tư vấn cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp sinh nhiều con cùng lúc như sinh đôi, sinh ba về những chăm sóc đặc biệt cho trẻ và sử dụng những nguồn lực sẵn có tại cộng đồng trong quá trình chăm sóc.

Kỹ năng 100. Khẩn trương thực hiện đúng chđịnh, đúng kỹ thuật trong các trường hợp cấp cứu: hồi sức sơ sinh, dị vật trong đường thở, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, ngừng tuần hoàn, chảy máu rốn và sặc sữa.

Kỹ năng 101. Chăm sóc thích hợp đối với những trẻ có mẹ HIV dương tính.

Kỹ năng 102. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phù hợp và hiệu quả cho trẻ sơ sinh đặc biệt.

7. Nhóm kỹ năng chăm sóc phụ nữ đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 103. Đánh giá tuổi thai căn cứ vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, thăm khám bng tay hoặc thử nước tiểu hoặc phối hợp với kết quả siêu âm.

Kỹ năng 104. Thông báo cho phụ nữ có dự định đình chỉ thai nghén về các dịch vụ sẵn có cho người muốn giữ thai và dịch vụ cho người quyết định đình chỉ thai nghén; các phương pháp đình chthai nghén và hỗ trợ để họ quyết định lựa chọn.

Kỹ năng 105. Khai thác tiền sử lâm sàng và yếu tố xã hội để xác định các chống chđịnh của đình chthai nghén bằng thuốc hoặc bng bơm hút chân không.

Kỹ năng 106. Tư vấn cho phụ nữ và các thành viên trong gia đình khi thích hợp về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai sau đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 107. Tư vấn và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sau đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 108. Theo dõi, đánh giá sự co hồi tử cung sau đình chỉ thai nghén, xử trí hoặc chuyển tuyến thích hợp nếu có bất thường.

Kỹ năng 109. Tư vấn cho phụ nữ chăm sóc bản thân, ngh ngơi, dinh dưng và cách phát hiện các biến chứng.

Kỹ năng 110. Xác định các tai biến của đình chỉ thai nghén như thủng tử cung; phối hợp xử trí hoặc chuyển tuyến thích hợp.

Kỹ năng 111. Cung cấp thuốc theo chđịnh, sử dụng thuốc thích hợp cho đình chỉ thai nghén an toàn bng thuốc, theo đúng quy định.

Kỹ năng 112. Thực hiện đình chỉ thai nghén bằng bơm hút chân không với tuổi thai dưới 7 tuần.

 

PHỤ LỤC I

CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỬ NHÂN ĐẠI HỌC HỘ SINH VIỆT NAM

 

I. Chuẩn năng lực cử nhân hộ sinh

Lĩnh vực 1: Thực hành nghề hộ sinh tuân thủ các quy định đạo đức và pháp luật

Tiêu chuẩn 1: Có hiu biết, kiến thức, trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý và đạo đức đối với hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 1: Hiu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người hộ sinh, các tổ chức nghề nghiệp hộ sinh theo quy định của pháp luật và chức danh nghề nghiệp hộ sinh.

Tiêu chí 2: Thực hiện các can thiệp hộ sinh theo các tiêu chuẩn / hướng dẫn của đơn vị và quốc gia.

Tiêu chí 3: Thực hành hộ sinh phù hợp với luật pháp, chính sách, quy định của hội Hộ sinh, ngành, đơn vị và quốc gia.

Tiêu chí 4: Bảo quản tài liệu và hồ sơ chăm sóc đầy đủ, rõ ràng.

Tiêu chí 5: Đảm bảo thchất, nhận thức, tâm lý và tình cảm của bn thân để thực hành và cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn.

Tiêu chí 6: Thhiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc chăm sóc trong phạm vi hành nghề và mức độ năng lực.

Tiêu chí 7: Thực hành phù hợp với năng lực yêu cầu của người hộ sinh.

Tiêu chuẩn 2: Cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp với văn hóa.

Tiêu chí 8: Tôn trọng các giá trị, phong tục, tín ngưỡng, tập quán tâm linh cá nhân, gia đình, cộng đồng của khách hàng.

Tiêu chí 9: Nhận ra niềm tin, giá trị của người hộ sinh và ảnh hưởng của nó đến việc hành nghề.

Lĩnh vực 2: Quản lý chăm sóc

Tiêu chuẩn 3: Giao tiếp hiệu quả.

Tiêu chí 10: Lng nghe, làm rõ và trao đi rõ ràng thông qua các phương tiện lời nói / không lời, viết và sử dụng các cách giao tiếp khác khi thích hợp để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với phụ n, gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.

Tiêu chuẩn 4: Đảm bo chất lượng chăm sóc toàn diện, nhất quán và liên tục.

Tiêu chí 11: Thực hiện đánh giá toàn diện, hệ thng đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiêu chí 12: Xây dựng kế hoạch chăm sóc hộ sinh phối hợp với nhóm chăm sóc sức khỏe, khách hàng và gia đình.

Tiêu chí 13: Thực hiện và lp hồ sơ chăm sóc hộ sinh theo kế hoạch.

Tiêu chí 14: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc đđáp ứng kết quả mong đợi.

Tiêu chí 15: Thhiện tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và lý luận lâm sàng trong việc ra quyết định.

Tiêu chí 16: Sử dụng kết quả nghiên cu và áp dụng thực hành dựa trên bng chứng.

Tiêu chí 17: Tham gia ra quyết định và phối hợp thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiêu chí 18: Phối hợp với khách hàng, gia đình, đồng nghiệp trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khe liên tục cho cá nhân và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 5: Duy trì môi trường an toàn thông qua việc sdụng các chiến lược đảm bảo cht lượng.

Tiêu chí 19: Tạo môi trường an toàn, thực hiện các quy trình kim soát nhiễm khuẩn trong thực hành nghề nghiệp.

Tiêu chí 20: Tham gia hoạt động cải tiến và đảm bảo chất lượng liên tục.

Tiêu chí 21: Phân công, theo dõi và giám sát công việc cho các nhân viên chăm sóc hỗ trợ khác.

Tiêu chí 22: Khc phục hạn chế trong hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 23: Thực hiện cải tiến cht lượng liên tục trong cung cấp dịch vụ chăm sóc.

Tiêu chí 24: Phản hồi, trao đổi về kết quả thực hành và thay đổi khi thích hợp.

Tiêu chuẩn 6: Áp dụng các chiến lược để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Tiêu chí 25: Thực hiện đánh giá nhu cầu giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 26: Áp dụng nguyên tắc học tập và giảng dạy trong giáo dục và nâng cao sức khỏe cho phụ n, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 27: Thực hiện giáo dục sức khỏe trong chăm sóc cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng.

Lĩnh vực 3: Quản lý hộ sinh

Tiêu chuẩn 7: Thực hiện kỹ năng quản lý hộ sinh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc hộ sinh có chất lượng.

Tiêu chí 28: Thhiện khả năng đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

Tiêu chí 29: Áp dụng kỹ năng tư duy tích cực để giải quyết vấn đề.

Tiêu chí 30: Thực hiện và tham gia phn biện các sáng kiến mới và các quy trình thay đổi trong lĩnh vực hộ sinh và chăm sóc sức khỏe.

Tiêu chí 31: Tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn để quản lý công việc một cách hiệu quả.

Tiêu chun 8: Sử dụng nguyên tắc cải tiến chất lượng và kết hợp vào thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 32: Thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu, xu hướng về các sự cố để cải thiện chiến lược chăm sóc và dịch vụ chăm sóc.

Tiêu chí 33: Sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực trong thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 34: Áp dụng biện pháp và hướng dẫn trong thực hành hộ sinh an toàn.

Tiêu chí 35: Tham gia dự án, sáng kiến cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn.

Tiêu chuẩn 9: Quản lý rủi ro trong hành nghề hộ sinh

Tiêu chí 36: Thực hiện phân tích rủi ro có thể có trong môi trường làm việc.

Tiêu chí 37: Hỗ trợ và hợp tác với các thành viên trong nhóm chăm sóc về quản lý rủi ro trong hành nghề hộ sinh.

Lĩnh vực 4: Phát triển nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 10: Thể hiện tính chuyên nghiệp trong thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 38: Duy trì và nâng cao vai trò chuyên môn của người hộ sinh trong thực hành nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của đồng nghiệp và nhân viên y tế khác.

Tiêu chí 39: Tham gia vào các dự án/ nghiên cứu, áp dụng thực hành hộ sinh dựa trên bng chứng.

Tiêu chí 40: Thực hiện khc phục những thiếu sót về kiến thức, kỹ năng và học tập liên tục để duy trì hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 41: Góp phần trong việc xây dựng chính sách liên quan đến Iĩnh vực hộ sinh.

Tiêu chuẩn 11: Khả năng áp dụng kiến thức kỹ năng trong nghiên cứu hộ sinh và các khoa học sức khỏe liên quan khác.

Tiêu chí 42: Thể hiện sự hiu biết kiến thức cơ bn về quy trình nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 43: Tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học/sáng tiến cải tiến kỹ thuật trong thực hành hộ sinh.

II. Các kỹ năng chung của cử nhân hộ sinh.

1. Nhóm kỹ năng chung trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 1. Thực hiện các cuộc tho luận, giáo dục sức khỏe với phụ nvà gia đình, tập trung vào việc bảo vệ quyền phụ n, vai trò của gia đình và cộng đồng liên quan đến chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 2. Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vn và hỗ trợ để người phụ ncó hiểu biết về các dấu hiệu và cảm nhận được các dấu hiệu của quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ và sau đẻ. Xác định nhu cầu, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân người phụ n, gia đình và cộng đồng.

Kỹ năng 3. Tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng giá trị và quyền con người của người phụ nữ, đồng nghiệp và cộng đồng trong khi thực hành nghề nghiệp.

Kỹ năng 4. ng xử tế nhị, không phán xét, không chtrích, có văn hóa thích hợp với mọi đối tượng phục vụ.

Kỹ năng 5. Tôn trọng sự riêng tư, văn hóa và phong tục của người phụ nữ và gia đình họ; không phân biệt tình trạng kinh tế, văn hóa xã hội, sc tộc hoặc niềm tin, tín ngưỡng của họ. Đảm bảo tính bảo mật đối với tất cả các thông tin của người phụ nvà gia đình họ.

Kỹ năng 6. Phối hợp với người phụ nữ và gia đình họ trên tinh thần hợp tác. Cung cấp thông tin rõ ràng cho phụ nđể họ có thể tiếp cận với các cơ sở hỗ trợ tại cộng đồng trong quá trình mang thai và sinh đẻ; tạo điều kiện và hỗ trợ họ ra các quyết định liên quan đến sức khỏe như chuyển tuyến, chấp nhn hoặc từ chối thực hiện xét nghiệm, các can thiệp.

Kỹ năng 7. Tư vấn, chăm sóc hiệu quả trong quá trình chuyển tuyến và bàn giao người phụ nữ/ bà mẹ có nguy cơ hoặc bệnh lý.

Kỹ năng 8. Phát triển mối quan hệ chuyên môn với nhân viên y tế khác. Phối hợp hiệu quả với nhân viên y tế khác để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nvà gia đình họ.

Kỹ năng 9. Chịu trách nhiệm và giải thích được các quyết định thực hành lâm sàng của mình, lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp cho từng cá nhân và cộng đồng.

Kỹ năng 10. Thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn cho bà mẹ, khách hàng và nhân viên y tế. Tuân thquy định về quản lý, phân loại, xử lý chất thải bao gồm chất thải thông thường và chất thải lây nhiễm. Hướng dẫn bà mẹ, khách hàng và gia đình của họ thực hiện an toàn, phòng ngừa chung.

Kỹ năng 11. Sdụng các tiêu chuẩn phòng ngừa chung, các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn; thực hiện kỹ thuật vô khuẩn theo hướng dẫn quốc gia.

Kỹ năng 12. Ghi chép và giải thích nhng kết quả có liên quan đến quá trình cung cấp các dịch vụ trong phạm vi thực hành nghề nghiệp được quy định, bao gồm cả nhng việc đã hoàn thành và nhng việc cn theo dõi tiếp.

Kỹ năng 13. Tham gia các khóa đào tạo liên tục, ứng dụng kiến thức đã học đnâng cao chất lượng chăm sóc.

Kỹ năng 14. Tuân thủ quy định về báo cáo các trường hợp sinh đẻ và tử vong.

Kỹ năng 15. Quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế trong phạm vi thực hành hộ sinh có hiệu quả. Vận hành hiệu quả, lên kế hoạch bảo trì phương tiện, trang thiết bị do mình phụ trách. Kim tra chức năng hoạt động của phương tiện, trang thiết bị, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả kinh tế và bảo đảm các tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Kỹ năng 16. Hỗ trợ sinh viên và đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn nghề nghiệp; góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hành lâm sàng.

Kỹ năng 17. Đảm đương trách nhiệm và phát huy vai trò quản lý trong thực hành nghề nghiệp theo quy định phân cấp cơ sở y tế và phân tuyến kỹ thuật.

2. Nhóm kỹ năng trong chăm sóc bà mẹ ngoài thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 18. Hi đầy đủ bệnh sử về sức khỏe, sản khoa, phụ khoa.

Kỹ năng 19. Sử dụng các kỹ năng giáo dục sức khỏe và kỹ năng tư vn cơ bn phù hợp. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể, hoàn cảnh riêng biệt, nhu cầu và nguyện vọng của mỗi cá nhân để tiến hành tư vấn cho phụ nữ và gia đình trước khi mang thai.

Kỹ năng 20. Thực hiện khám lâm sàng toàn thân và phụ khoa, bao gồm cả khám vú cho người phụ n.

Kỹ năng 21. Đánh giá được các kết quả xét nghiệm cơ bản trong lĩnh vực sản phụ khoa và các xét nghiệm cơ bản khác.

Kỹ năng 22. Chăm sóc, hỗ trợ, chuyển tuyến và thực hiện điều trị theo y lệnh cho phụ nữ HIV dương tính; tư vấn thực hiện xét nghiệm cho nhng phụ nữ không biết tình trạng bệnh lý của mình.

Kỹ năng 23. Cung cp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các biện pháp tránh thai theo quy định hướng dẫn quốc gia và phù hợp với từng cá thể và văn hóa địa phương.

Kỹ năng 24. Tư vấn cho người phụ nữ biết tự theo dõi và phát hiện các tác dụng phụ, cũng như các vấn đề bất thường xảy ra trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai.

Kỹ năng 25. Đặt và tháo dụng cụ tử cung thông thường.

Kỹ năng 26. Thực hiện lấy bệnh phẩm cổ tử cung đxét nghiệm tế bào.

Kỹ năng 27. Sử dụng kính hiển vi thực hiện xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo.

Kỹ năng 28. Thực hiện test acid acetic và quan sát, nhận định tổn thương cổ tử cung để điều trị hoặc chuyển tuyến khi cần thiết.

Kỹ năng 29. Phối hợp tiến hành soi cổ tử cung trong sàng lọc ung thư và nhn định sự cần thiết chuyển tuyến.

3. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 30. Khai thác bệnh sử, thăm khám, đánh giá toàn diện về sức khoẻ tinh thần, thchất của bà mẹ và thai nhi khi khám thai lần đầu và các lần khám thai tiếp theo. Phân tích đúng các thông tin thu được qua quá trình đánh giá và xử trí phù hợp, theo đúng phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 31. Xác định nhng thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai.

Kỹ năng 32. Giải thích đầy đủ các kết quả khám cho bà mẹ.

Kỹ năng 33. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người mẹ và tác động tới sự phát triển của thai; tư vấn thích hợp cho bà mẹ về dinh dưng trong thời kỳ mang thai như các loại thức ăn nên dùng trong thời kỳ mang thai và cách dùng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

Kỹ năng 34. Nhận định dược thai nghén bình thường thông qua sự phát triển của chiều cao tử cung, vị trí, ngồi, thế và độ lọt của thai nhi.

Kỹ năng 35. Theo dõi dược nhịp tim thai bng ống nghe tim thai hoặc máy Doppler.

Kỹ năng 36. Đánh giá hoạt động của thai thông qua cử động thai, nghe tim thai, khám thai và giải thích kết quả khám cho bà mẹ. Dự tính ngày sinh.

Kỹ năng 37. Đánh giá khung chậu, tầng sinh môn để xác định sự tương xứng thai-chậu, dự tính mức độ cắt tầng sinh môn khi sinh.

Kỹ năng 38. Tư vấn, giáo dục sc khỏe cho bà mẹ, gia đình và cộng đồng về quá trình phát triển bình thường của thai; triệu chứng và các dấu hiệu nguy him của quá trình mang thai; thời điểm và cách thức liên lạc với nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế nhanh nhất khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Kỹ năng 39. Hướng dẫn bà mẹ và gia đình chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh đẻ và làm cha mẹ.

Kỹ năng 40. Lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện chăm sóc theo kế hoạch, đảm bảo an toàn, thoải mái và hiệu quả cho bà mẹ và thai; đánh giá quá trình chăm sóc và xử trí phù hợp dựa trên các thông tin đó.

Kỹ năng 41. Hướng dẫn bà mẹ các phương pháp làm giảm nhng khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 42. Phát hiện những trường hợp thai bất thường, thai phụ bị bệnh, các trường hợp có nguy cơ cao trong quá trình mang thai và phối hợp xử trí kịp thời, phù hợp với quy định, hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 43. Sử dụng thuốc cho bà mẹ theo chđịnh: như kháng sinh, thuốc chống co git, thuốc chống sốt rét, thuc hạ huyết áp,...

Kỹ năng 44. Đánh giá sự phát triển của thai nhi, vị trí rau bám, lương nước ối qua kết quả siêu âm.

4. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ.

Kỹ năng 45. Khai thác bệnh sử, chú ý những yếu tố đặc biệt và theo dõi các dấu hiệu sống của người mẹ trong chuyển dạ.

Kỹ năng 46. Khám, xác định chuyển dạ và các giai đoạn của chuyển dạ, khám xác định ngôi thế, kiểu thế và độ lọt của ngôi thai.

Kỹ năng 47. Đo, theo dõi và đánh giá hiệu quả của cơn co tử cung.

Kỹ năng 48. Thăm khám âm đạo đđánh giá tiến triển độ mở của cổ tử cung, tình trạng ối, độ lọt của ngôi, kiểu thế, sự tương xứng giữa thai nhi và khung chậu mẹ cho cuộc đẻ đường âm đạo.

Kỹ năng 49. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ theo dõi tiến trình chuyển dạ.

Kỹ năng 50. Hỗ trợ bà mẹ và gia đình họ về thể chất và tinh thần đtăng hiệu quả của cuộc chuyn dạ thường, sắp xếp người thân hỗ trợ bà mẹ trong suốt cuộc chuyển dạ và đẻ.

Kỹ năng 51. Cung cấp nước uống, các chất dinh dưỡng, sử dụng các biện pháp thư giãn thích hợp mà không dùng thuốc trong quá trình chuyển dạ và đẻ.

Kỹ năng 52. Thực hiện thông tiểu và theo dõi nước tiểu khi có chđịnh.

Kỹ năng 53. Phát hiện nhng yếu tố nguy cơ. Xác định nhanh chóng nhng bất thường trong chuyển dạ đcó những can thiệp thích hợp kịp thời hoặc chuyn tuyến đúng lúc.

Kỹ năng 54. Kích thích hoặc tăng cường co bóp tử cung bằng các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc theo chỉ định.

Kỹ năng 55. Thực hiện gây tê tại chỗ trước khi cắt và khâu tầng sinh môn. Thực hiện ct, khâu tầng sinh môn cắt.

Kỹ năng 56. Tiến hành đỡ đẻ ngôi chỏm, cặp và cắt rốn, xử trí các trường hợp dây rau quấn ckhi đỡ đẻ.

Kỹ năng 57. Phát hiện và tham gia xử trí cấp cứu các trường hợp bất thường đối với thai nhi trong lúc yêu cầu hỗ trợ về y tế hoặc chờ đợi chuyển tuyến.

Kỹ năng 58. Xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ đúng chđịnh, đúng kỹ thuật.

Kỹ năng 59. Tạo môi trường an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh, tăng cường gắn kết mẹ con.

Kỹ năng 60. Thực hiện bóc rau nhân tạo, kim soát tử cung đúng chỉ định, đúng kỹ thuật theo hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 61. Xác định và ghi lại lượng máu mất của bà mẹ trong cuộc đẻ; kim tra, phát hiện và xử trí kịp thời các vết rách âm đạo và cổ tử cung.

Kỹ năng 62. Phát hiện và xử trí sớm các trường hợp khẩn cấp trong chuyển dạ đẻ. Tư vn và thực hiện chuyển tuyến phù hợp với bà mẹ nếu có nguy cơ tiềm tàng.

Kỹ năng 63. Phát hiện chảy máu ngay sau đẻ và xử trí kịp thời theo hướng dẫn quốc gia, phù hợp tuyến y tế; sử dụng thuốc tăng co phù hợp trong quá trình xử trí.

Kỹ năng 64. Phát hiện, theo dõi, xử trí ban đầu choáng sản khoa: đặt đường truyền, lấy máu làm xét nghiệm.

Kỹ năng 65. Tổ chức và thực hiện chuyển tuyến hiệu quả; bố trí thuốc và dụng cụ thích hợp đxử trí các vấn đề xảy ra trên đường đi, đảm bảo việc thực hiện cấp cứu được liên tục, an toàn cho những bà mẹ có biến chứng trong cuộc đẻ.

Kỹ năng 66. Htrợ thầy thuốc xử trí nhng trường hợp cấp cứu bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cập nhật liên tục và đầy đủ thông tin về bà mẹ. Vận dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn để lập kế hoạch chăm c hộ sinh và thực hiện các phác đồ cấp cứu theo chỉ định.

Kỹ năng 67. Giải thích, hướng dẫn, giúp đ, hỗ trợ bà mẹ và gia đình của họ trong quá trình cấp cứu.

Kỹ năng 68. Thực hiện cấp cứu hồi sinh hô hấp, tuần hoàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

K năng 69. Sử dụng Monitoring sản khoa theo dõi cơn co tử cung và tim thai.

Kỹ năng 70. Thực hiện các biện pháp giảm đau dùng thuốc và không dùng thuốc trong chuyển dạ và trong khi đẻ phù hợp với từng thai phụ.

Kỹ năng 71. Tiến hành đỡ đẻ ngôi mặt hoặc ngôi mông.

Kỹ năng 72. Thực hiện khâu vết rách âm đạo, tầng sinh môn độ 1, 2 và 3. Phối hợp xử trí vết rách âm đạo, tầng sinh môn phức tạp.

Kỹ năng 73. Xác định và xử trí vết rách cổ tcung đơn thuần.

5. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ.

Kỹ năng 74. Khai thác bệnh sử trong đó có thông tin chi tiết về thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sinh đ.

Kỹ năng 75. Thực hiện thăm khám thực thể bà mẹ.

Kỹ năng 76. Cung cấp thông tin, hỗ trợ bà mẹ và gia đình trong những trường hợp đặc biệt như tử vong mẹ, thai chết lưu, sảy thai, chết chu sinh, dị tật bẩm sinh.

Kỹ năng 77. Đánh giá sự co hồi tử cung, sản dịch, vú và vết khâu tầng sinh môn.

Kỹ năng 78. Tư vấn nuôi con bng sữa mẹ, đảm bảo cho trẻ bú mẹ ngay sau đ. Hướng dẫn bà mẹ vắt sữa, bảo quản sa và cho trẻ ăn bằng thìa/ bng cốc trong trường hợp trẻ không tự bú mẹ được.

Kỹ năng 79. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc bản thân và chăm sóc con sau đẻ; những dấu hiệu và triệu chứng của những biến chứng: sử dụng nhng nguồn lực sẵn có tại gia đình và cộng đồng đchăm sóc hiệu quả.

Kỹ năng 80. Tư vấn cho bà mẹ về sinh hoạt tình dục, kế hoạch hóa gia đình sau đẻ.

Kỹ năng 81. Cung cp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với chăm sóc bà mẹ sau đẻ.

Kỹ năng 82. Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chăm sóc, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sau đẻ phù hợp về văn hóa cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng như lồng ghép hiểu biết về các yếu tố lịch sử, văn hóa vào công tác chuyên môn; tôn trọng các khác biệt về văn hóa và các cách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh; nhận biết được các yêu cầu đặc biệt của bà mẹ và những người thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Kỹ năng 83. Phát hiện và xử trí cấp cứu chảy máu muộn và nhiễm trùng thời kỳ sau đẻ theo hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 84. Cung cấp thông tin về sử dụng thuốc cho bà mẹ. Sử dụng thuốc an toàn theo y lệnh và ghi chép vào hồ sơ bệnh án. Cung cấp và quản lý thuốc an toàn và hiệu quả trong khuôn khổ quy định.

Kỹ năng 85. Tiến hành hút buồng tcung bằng bơm hút chân không để điều trị chảy máu muộn thời kỳ sau đẻ.

6. Nhóm kỹ năng chăm sóc sơ sinh sau đẻ.

Kỹ năng 86. Đánh giá tình trạng của trẻ sơ sinh ngay sau đẻ bng chỉ số Apgar hoặc các phương pháp đánh giá khác. Nhận định những đặc điểm của trẻ sơ sinh khỏe mạnh: biểu hiện bên ngoài và các hoạt động của trẻ.

Kỹ năng 87. Chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ bao gồm: lau khô, giấm, đảm bảo đường thở được thông, cặp và ct rốn, hướng dẫn bú sớm.

Kỹ năng 88. Giữ ấm đduy trì thân nhiệt bình thường cho trẻ sơ sinh, kiểm soát nhiệt độ môi trường, tăng cường tiếp xúc da - kề - da.

Kỹ năng 89. Tiến hành chăm sóc thường quy cho trẻ sơ sinh, theo hướng dẫn quốc gia, ghi chép thông tin của trẻ vào sổ/ phiếu chăm sóc.

Kỹ năng 90. Hướng dẫn bà mẹ cho trbú mẹ và hỗ trợ bú mẹ hoàn toàn.

Kỹ năng 91. Xác định tuổi sơ sinh. Thực hiện khám sàng lọc toàn thân cho trẻ sơ sinh để phát hiện nhng dấu hiệu bất thường của trẻ.

Kỹ năng 92. Xác định và chuyn những trẻ đang có nguy cơ đến đơn nguyên sơ sinh/ trung tâm cấp cứu thuận tiện nhất đảm bảo an toàn cho trẻ.

Kỹ năng 93. Tư vấn, hướng dẫn cho bà mẹ và gia đình những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nht để kiểm tra.

Kỹ năng 94. Tư vấn, giáo dục cho bố mẹ và gia đình quá trình sinh trưởng và sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cách đáp ứng với nhu cầu hàng ngày của một trẻ bình thường.

Kỹ năng 95. Đánh giá trẻ ngay sau đẻ để nhận biết nhng đặc điểm của trẻ non tháng, nhẹ cân và những yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc thích hợp với từng trường hợp sinh non, nhẹ cân, chú trọng chăm sóc da - kề - da; phối hợp xử trí trường hợp trẻ sơ sinh non yếu, nhẹ cân. Huy động cộng đồng và thực hiện chuyn tuyến đảm bảo an toàn.

Kỹ năng 96. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình tiếp cận các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng để chăm sóc trẻ.

Kỹ năng 97. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình trong những trường hợp đặc biệt như thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc chết chu sinh.

Kỹ năng 98. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình khi chuyển tuyến hoặc trong khi phải tách rời đứa tr như trphải vào điều trị tại khu điều trị tích cực.

Kỹ năng 99. Hỗ trợ và tư vấn cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp sinh nhiều con cùng lúc như sinh đôi, sinh ba về nhng chăm sóc đặc biệt cho trẻ và sử dụng nhng nguồn lực sẵn có tại cộng đồng trong quá trình chăm sóc.

Kỹ năng 100. Khẩn trương thực hin đúng chđịnh, đúng kỹ thuật trong các trường hợp cấp cứu: hồi sức sơ sinh, dị vt trong đường thở, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, ngừng tuần hoàn, chảy máu rốn và sặc sữa.

Kỹ năng 101. Chăm sóc thích hợp đối với những trcó mẹ HIV dương tính.

Kỹ năng 102. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phù hợp và hiệu quả cho trẻ sơ sinh đặc biệt.

7. Nhóm kỹ năng chăm sóc phụ nữ đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 103. Đánh giá tuổi thai căn cứ vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, thăm khám bằng tay hoặc thử nước tiu hoặc phối hợp với kết quả siêu âm.

Kỹ năng 104. Thông báo cho phụ nữ có dự định đình chỉ thai nghén về các dịch vụ sẵn có cho người muốn githai và dịch vụ cho người quyết định đình chthai nghén; các phương pháp đình chỉ thai nghén và hỗ trợ để họ quyết định lựa chọn.

Kỹ năng 105. Khai thác tiền sử lâm sàng và yếu tố xã hội để xác định các chống chđịnh của đình chỉ thai nghén bng thuốc hoặc bằng bơm hút chân không.

Kỹ năng 106. Tư vn cho phụ nữ và các thành viên trong gia đình khi thích hợp về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai sau đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 107. Tư vấn và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sau đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 108. Theo dõi, đánh giá sự co hồi tử cung sau đình chỉ thai nghén, xử trí hoặc chuyn tuyến thích hợp nếu có bt thường.

Kỹ năng 109. Tư vấn cho phụ nữ chăm sóc bản thân, nghngơi, dinh dưỡng và cách phát hiện các biến chứng.

Kỹ năng 110. Xác định các tai biến của đình chỉ thai nghén như thủng tử cung; phối hợp xử trí hoặc chuyển tuyến thích hợp.

Kỹ năng 111. Cung cấp thuốc theo chđịnh, sử dụng thuốc thích hợp cho đình chỉ thai nghén an toàn bng thuốc, theo đúng quy định.

Kỹ năng 112. Thực hiện đình chỉ thai nghén bằng bơm hút chân không với tuổi thai dưới 7 tuần.

 

PHỤ LỤC II

CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CAO ĐẲNG HỘ SINH VIỆT NAM

 

I. Chuẩn năng lực cao đẳng hộ sinh

Lĩnh vực 1: Thực hành nghề hộ sinh tuân thủ các quy định đạo đức và pháp luật

Tiêu chun 1: Có hiu biết, kiến thức, trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý và đạo đức đối với hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 1: Hiu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người hộ sinh, các tổ chức nghề nghiệp hộ sinh theo quy định của pháp luật và chức danh nghề nghiệp hộ sinh.

Tiêu chí 2: Thực hiện các can thiệp hộ sinh theo các tiêu chuẩn / hướng dẫn của đơn vị và quốc gia.

Tiêu chí 3: Thực hành hộ sinh phù hợp với luật pháp, chính sách, quy định của hội Hộ sinh, ngành, đơn vị và quốc gia.

Tiêu chí 4: Bảo quản tài liệu và hồ sơ chăm sóc đầy đủ, rõ ràng.

Tiêu chí 5: Đảm bảo thể chất, nhn thức, tâm lý và tình cảm của bản thân để thực hành và cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn.

Tiêu chí 6: Thhiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc chăm sóc trong phạm vi hành nghề và mức độ năng lực.

Tiêu chí 7: Thực hành phù hợp với năng lực yêu cầu của người hộ sinh.

Tiêu chuẩn 2: Cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp với văn hóa.

Tiêu chí 8: Tôn trọng các giá trị, phong tục, tín ngưng, tập quán tâm linh cá nhân, gia đình, cộng đồng của khách hàng.

Tiêu chí 9: Nhận ra niềm tin, giá trị của người hộ sinh và ảnh hưởng của nó đến việc hành nghề.

Lĩnh vực 2: Quản lý chăm sóc

Tiêu chuẩn 3: Giao tiếp hiệu quả.

Tiêu chí 10: Lng nghe, làm rõ và trao đổi rõ ràng thông qua các phương tiện lời nói / không lời, viết và sử dụng các cách giao tiếp khác khi thích hợp đđảm bảo giao tiếp hiệu quả với phụ nữ, gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.

Tiêu chuẩn 4: Đảm bảo cht lượng chăm sóc toàn diện, nhất quán và liên tục.

Tiêu chí 11: Thực hiện đánh giá sơ bộ đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiêu chí 12: Xây dựng kế hoạch chăm sóc hộ sinh phối hợp với nhóm chăm sóc sức khỏe, khách hàng và gia đình.

Tiêu chí 13: Thực hiện và lp hồ sơ chăm sóc hộ sinh theo kế hoạch.

Tiêu chí 14: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc để đáp ứng kết quả mong đợi.

Tiêu chí 15: Tham gia ra quyết định và phối hợp thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiêu chí 16: Phối hợp với khách hàng, gia đình, đồng nghiệp trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên tục cho cá nhân và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 5: Duy trì môi trường an toàn thông qua việc sử dụng các chiến lược đảm bo chất lượng.

Tiêu chí 17: Tạo môi trường an toàn, thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành nghề nghiệp.

Tiêu chí 18: Tham gia hoạt động cải tiến và đảm bảo chất lượng liên tục.

Tiêu chí 19: Khc phục hạn chế trong hành nghề hộ sinh.

Tiêu chí 20: Phản hồi, trao đổi về kết quả thực hành và thay đổi khi thích hợp.

Tiêu chuẩn 6: Áp dụng các chiến lược đtăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Tiêu chí 21: Thực hiện đánh giá nhu cầu giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 22: Áp dụng nguyên tắc học tập và giảng dạy trong giáo dục và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 23: Thực hiện giáo dục sức khỏe trong chăm sóc cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng.

Lĩnh vực 3: Quản lý hộ sinh

Tiêu chuẩn 7: Thực hiện kỹ năng quản lý hộ sinh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc hộ sinh có cht tượng.

Tiêu chí 24: Áp dụng kỹ năng tư duy tích cực để giải quyết vn đề.

Tiêu chí 25: Tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn để quản lý công việc một cách hiệu quả.

Tiêu chuẩn 8: Sử dụng nguyên tc cải tiến chất lượng và kết hợp vào thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 26: Sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực trong thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 27: Áp dụng biện pháp và hướng dẫn trong thực hành hộ sinh an toàn.

Tiêu chí 28: Tham gia dự án, sáng kiến cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn.

Tiêu chuẩn 9: Quản lý rủi ro trong hành nghề hộ sinh

Tiêu chí 29: Hỗ trợ và hợp tác với các thành viên trong nhóm chăm sóc về qun lý rủi ro trong hành nghề hộ sinh.

Lĩnh vực 4: Phát triển nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 10: Thhiện tính chuyên nghiệp trong thực hành hộ sinh.

Tiêu chí 30: Duy trì và nâng cao vai trò chuyên môn của người hộ sinh trong thực hành nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của đồng nghiệp và nhân viên y tế khác.

Tiêu chí 31: Tham gia vào các dự án/ nghiên cứu, áp dụng thực hành hộ sinh dựa trên bằng chứng.

Tiêu chí 32: Thực hiện khc phục nhng thiếu sót về kiến thức, kỹ năng và học tập liên tục để duy trì hành nghề hộ sinh.

Tiêu chuẩn 11: Khnăng áp dụng kiến thức, kỹ năng trong nghiên cu hộ sinh và các khoa học sức khỏe liên quan khác.

Tiêu chí 33: Tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học/sáng tiến cải tiến kỹ thuật trong thực hành hộ sinh.

II. Các kỹ năng chung của cao đẳng hộ sinh.

1. Nhóm kỹ năng chung trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 1. Thực hiện các cuộc thảo luận, giáo dục sức khỏe với phụ nữ và gia đình, tập trung vào việc bảo vệ quyền phụ n, vai trò của gia đình và cộng đồng liên quan đến chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 2. Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vn và hỗ trợ đngười phụ nữ có hiểu biết về các dấu hiệu và cảm nhận được các dấu hiệu của quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ và sau đẻ. Xác định nhu cầu, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân người phụ nữ, gia đình và cộng đồng.

Kỹ năng 3. Tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng giá trị và quyền con người của người phụ nữ, đồng nghiệp và cộng đồng trong khi thực hành nghề nghiệp.

Kỹ năng 4. ng xử tế nhị, không phán xét, không ch trích, có văn hóa thích hợp với mọi đối tượng phục vụ.

Kỹ năng 5. Tôn trọng sự riêng tư, văn hóa và phong tục của người phụ nữ và gia đình họ; không phân biệt tình trạng kinh tế, văn hóa xã hội, sc tộc hoặc niềm tin, tín ngưng của họ. Đảm bảo tính bảo mật đi với tất cả các thông tin của người phụ nữ và gia đình họ.

Kỹ năng 6. Phối hợp với người phụ nữ và gia đình họ trên tinh thần hợp tác. Cung cấp thông tin rõ ràng cho phụ nữ để họ có thể tiếp cận với các cơ sở hỗ trợ tại cộng đồng trong quá trình mang thai và sinh đẻ; tạo điều kiện và hỗ trợ họ ra các quyết định liên quan đến sức khỏe như chuyển tuyến, chấp nhận hoặc từ chi thực hiện xét nghiệm, các can thiệp.

Kỹ năng 7. Tư vấn, chăm sóc hiệu quả trong quá trình chuyển tuyến và bàn giao người phụ nữ/ bà mẹ có nguy cơ hoặc bệnh lý.

Kỹ năng 8. Phát triển mối quan hệ chuyên môn với nhân viên y tế khác. Phối hợp hiệu quả vi nhân viên y tế khác để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nữ và gia đình họ.

Kỹ năng 9. Chịu trách nhiệm và giải thích được các quyết định thực hành lâm sàng của mình, lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp cho từng cá nhân và cộng đồng.

Kỹ năng 10. Thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn cho bà mẹ, khách hàng và nhân viên y tế. Tuân thủ quy định về quản lý, phân loại, xử lý chất thải bao gồm chất thải thông thường và chất thi lây nhiễm. Hướng dẫn bà mẹ, khách hàng và gia đình của họ thực hiện an toàn, phòng ngừa chung.

Kỹ năng 11. Sử dụng các tiêu chuẩn phòng ngừa chung, các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn; thực hiện kỹ thuật vô khuẩn theo hướng dẫn quốc gia.

Kỹ năng 12. Ghi chép và giải thích những kết quả có liên quan đến quá trình cung cấp các dịch vụ trong phạm vi thực hành nghề nghiệp được quy định, bao gồm cả nhng việc đã hoàn thành và nhng việc cần theo dõi tiếp.

Kỹ năng 13. Tham gia các khóa đào tạo liên tục, ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng chăm sóc.

Kỹ năng 14. Tuân thủ quy định về báo cáo các trường hợp sinh đẻ và tử vong.

Kỹ năng 15. Vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế trong phạm vi thực hành hộ sinh có hiệu quả. Vận hành hiệu quả, lên kế hoạch bảo trì phương tiện, trang thiết bị do mình phụ trách. Kiểm tra chức năng hoạt động của phương tiện, trang thiết bị, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả kinh tế và bảo đảm các tiêu chuẩn về kim soát nhiễm khuẩn.

Kỹ năng 16. Hỗ trợ sinh viên và đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn nghề nghiệp; góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hành lâm sàng.

Kỹ năng 17. Đảm đương trách nhiệm và phát huy vai trò quản lý trong thực hành nghề nghiệp theo quy định phân cấp cơ sở y tế và phân tuyến kỹ thuật.

2. Nhóm kỹ năng trong chăm sóc bà mẹ ngoài thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 18. Hỏi đầy đủ bệnh sử về sức khỏe, sản khoa, phụ khoa.

Kỹ năng 19. Sử dụng các kỹ năng giáo dục sức khỏe và kỹ năng tư vấn cơ bản phù hợp. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể, hoàn cảnh riêng biệt, nhu cầu và nguyện vọng của mỗi cá nhân để tiến hành tư vấn cho phụ nữ và gia đình trước khi mang thai.

Kỹ năng 20. Phụ giúp khám lâm sàng toàn thân và phụ khoa, bao gồm ckhám vú cho người phụ nữ.

Kỹ năng 21. Chăm sóc, hỗ trợ, chuyển tuyến và thực hiện điều trị theo y lệnh cho phụ nữ HIV dương tính; tư vấn thực hiện xét nghiệm cho những phụ nữ không biết tình trạng bệnh lý của mình.

Kỹ năng 22. Cung cấp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các biện pháp tránh thai theo quy định hướng dẫn quốc gia và phù hợp với từng cá thể và văn hóa địa phương.

Kỹ năng 23. Tư vấn cho người phụ nữ biết tự theo dõi và phát hiện các tác dụng phụ, cũng như các vấn đề bất thường xảy ra trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai.

Kỹ năng 24. Đặt và tháo dụng cụ tử cung thông thường.

Kỹ năng 25. Thực hiện lấy bệnh phẩm cổ tử cung để xét nghiệm tế bào.

Kỹ năng 26. Sử dụng kính hiển vi thực hiện xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo.

Kỹ năng 27. Thực hiện test acid acetic và quan sát, nhận định tn thương ctử cung đđiều trị hoặc chuyển tuyến khi cần thiết.

Kỹ năng 28. Phối hợp tiến hành soi ctử cung trong sàng lọc ung thư và nhận định sự cần thiết chuyển tuyến.

3. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 29. Khai thác bệnh sử, thăm khám, đánh giá sơ bộ về sức khoẻ tinh thần, thể chất của bà mẹ và thai nhi khi khám thai lần đầu và các lần khám thai tiếp theo. Phân tích đúng các thông tin thu được qua quá trình đánh giá và xử trí phù hợp, theo đúng phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 30. Xác định những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai.

Kỹ năng 31. Giải thích đầy đủ các kết quả khám cho bà mẹ.

Kỹ năng 32. Đánh giá tình trạng dinh dưng của người mẹ và tác động tới sự phát triển của thai; tư vấn thích hợp cho bmẹ về dinh dưng trong thời kỳ mang thai như các loại thức ăn nên dùng trong thời kỳ mang thai và cách dùng để đảm bo nhu cầu dinh dưng.

Kỹ năng 33. Nhận định được thai nghén bình thường thông qua sự phát triển của chiều cao tử cung, vị trí, ngôi, thế và độ lọt của thai nhi.

Kỹ năng 34. Theo dõi được nhịp tim thai bằng ống nghe tim thai hoặc máy Doppler.

Kỹ năng 35. Đánh giá hoạt động của thai thông qua cử động thai, nghe tim thai, khám thai và giải thích kết quả khám cho bà mẹ. Dự tính ngày sinh.

Kỹ năng 36. Đánh giá khung chậu, tầng sinh môn để xác định sự tương xứng thai-chậu, dự tính mức độ ct tầng sinh môn khi sinh.

Kỹ năng 37. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, gia đình và cộng đồng về quá trình phát triển bình thường của thai; triệu chứng và các dấu hiệu nguy hiểm của quá trình mang thai; thời điểm và cách thức liên lạc với nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế nhanh nhất khi có dấu hiệu nguy him.

Kỹ năng 38. Hướng dẫn bà mẹ và gia đình chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh đẻ và làm cha mẹ.

Kỹ năng 39. Lp kế hoạch chăm sóc, thực hiện chăm sóc theo kế hoạch, đảm bảo an toàn, thoải mái và hiệu quả cho bà mẹ và thai; đánh giá quá trình chăm sóc và xử trí phù hợp dựa trên các thông tin đó.

Kỹ năng 40. Hướng dẫn bà mẹ các phương pháp làm giảm nhng khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai.

Kỹ năng 41. Phát hiện những trường hợp thai bất thường, thai phụ bị bệnh, các trường hợp có nguy cơ cao trong quá trình mang thai và phối hợp xử trí kịp thời, phù hợp với quy định, hướng dẫn quốc gia và phân tuyến kỹ thuật.

Kỹ năng 42. Sử dụng thuốc cho bà mẹ theo chđịnh: như kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc chống sốt rét, thuốc hạ huyết áp,...

Kỹ năng 43. Đánh giá sự phát triển của thai nhi, vị trí rau bám, lượng nước ối qua kết quả siêu âm.

4. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ.

Kỹ năng 44. Khai thác bệnh sử, chú ý những yếu tố đặc biệt và theo dõi các dấu hiệu sống của người mẹ trong chuyển dạ.

Kỹ năng 45. Khám, xác định chuyn dạ và các giai đoạn của chuyn dạ, khám xác định ngôi thế, kiểu thế và độ lọt của ngôi thai.

Kỹ năng 46. Đo, theo dõi và đánh giá hiệu quả của cơn co tử cung.

Kỹ năng 47. Thăm khám âm đạo để đánh giá tiến triển độ mở của ctử cung, tình trạng ối, độ lọt của ngôi, kiểu thế, sự tương xứng gia thai nhi và khung chậu mẹ cho cuộc đđường âm đạo.

Kỹ năng 48. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ theo dõi tiến trình chuyển dạ.

Kỹ năng 49. Hỗ trợ bà mẹ và gia đình họ về thchất và tinh thn đtăng hiệu quả của cuộc chuyển dạ thường, sp xếp người thân hỗ trợ bà mẹ trong suốt cuộc chuyển dạ và đẻ.

Kỹ năng 50. Cung cấp nước uống, các chất dinh dưng, sử dụng các biện pháp thư giãn thích hợp mà không dùng thuốc trong quá trình chuyn dạ và đẻ.

Kỹ năng 51. Thực hiện thông tiểu và theo dõi nước tiểu khi có chỉ định.

Kỹ năng 52. Phát hiện nhng yếu tố nguy cơ. Xác định nhanh chóng những bất thường trong chuyển dạ đ có nhng can thiệp thích hợp kịp thời hoặc chuyển tuyến đúng lúc.

Kỹ năng 53. Kích thích hoặc tăng cường co bóp tử cung bng các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc theo chđịnh.

Kỹ năng 54. Thực hiện gây tê tại chtrước khi cắt và khâu tầng sinh môn. Thực hiện cắt, khâu tầng sinh môn cắt.

Kỹ năng 55. Tiến hành đỡ đẻ ngôi chỏm, cặp và ct rốn, xử trí các trường hợp dây rau quấn ckhi đỡ đ.

Kỹ năng 56. Phát hiện và tham gia xử trí cấp cứu các trường hợp bất thường đối với thai nhi trong lúc yêu cầu hỗ trợ về y tế hoặc chờ đợi chuyển tuyến.

Kỹ năng 57. Xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ đúng chđịnh, đúng kỹ thuật.

Kỹ năng 58. Tạo môi trường an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh, tăng cường gắn kết mẹ con.

Kỹ năng 59. Xác định và ghi lại lượng máu mất của bà mẹ trong cuộc đẻ; kiểm tra, phát hiện và xử trí kịp thời các vết rách âm đạo và ctử cung.

Kỹ năng 60. Phát hiện và xử trí sớm các trường hợp khẩn cấp trong chuyển dạ đ. Tư vấn và thực hiện chuyển tuyến phù hợp với bà mẹ nếu có nguy cơ tiềm tàng.

Kỹ năng 61. Phát hiện chảy máu ngay sau đẻ và xử trí kịp thời theo hướng dẫn quốc gia, phù hợp tuyến y tế; sử dụng thuốc tăng co phù hợp trong quá trình xử trí.

Kỹ năng 62. Phát hiện, theo dõi, xử trí ban đầu choáng sản khoa: đặt đường truyền, lấy máu làm xét nghiệm.

Kỹ năng 63. Tổ chức và thực hiện chuyển tuyến hiệu quả; bố trí thuốc và dụng cụ thích hợp đxử trí các vấn đề xảy ra trên đường đi, đảm bảo việc thực hiện cp cứu được liên tục, an toàn cho những bà mẹ có biến chng trong cuộc đẻ.

Kỹ năng 64. Hỗ trợ thầy thuốc xử trí những trường hợp cấp cứu bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cp nhật liên tục và đầy đủ thông tin về bà mẹ. Vận dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn để lập kế hoạch chăm sóc hộ sinh và thực hiện các phác đồ cấp cứu theo chđịnh.

Kỹ năng 65. Giải thích, hướng dẫn, giúp đ, hỗ trợ bà mẹ và gia đình của họ trong quá trình cấp cứu.

Kỹ năng 66. Thực hiện cấp cứu hồi sinh hô hấp, tuần hoàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Kỹ năng 67. Sử dụng Monitoring sản khoa theo dõi cơn co tử cung và tim thai.

Kỹ năng 68. Thực hiện các biện pháp giảm đau dùng thuốc và không dùng thuốc trong chuyển dạ và trong khi đẻ phù hợp với từng thai phụ.

Kỹ năng 69. Thực hiện khâu vết rách âm đạo, tầng sinh môn độ 1, 2 và 3.

5. Nhóm kỹ năng chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ.

Kỹ năng 70. Khai thác bệnh sử trong đó có thông tin chi tiết về thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sinh đẻ.

Kỹ năng 71. Thực hiện thăm khám thực thể bà mẹ.

Kỹ năng 72. Cung cấp thông tin, hỗ trợ bà mẹ và gia đình trong những trường hợp đặc biệt như tử vong mẹ, thai chết lưu, sảy thai, chết chu sinh, dị tật bẩm sinh.

Kỹ năng 73. Đánh giá sự co hồi tử cung, sản dịch, vú và vết khâu tầng sinh môn.

Kỹ năng 74. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo cho trẻ bú mẹ ngay sau đ. Hướng dẫn bà mẹ vt sữa, bảo quản sa và cho trẻ ăn bng thìa/ bằng cốc trong trường hợp trẻ không tự bú mẹ được.

Kỹ năng 75. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc bản thân và chăm sóc con sau đẻ; những dấu hiệu và triệu chứng của nhng biến chứng; sdụng nhng nguồn lực sẵn có tại gia đình và cộng đồng để chăm sóc hiệu quả.

K năng 76. Tư vấn cho bà mẹ về sinh hoạt tình dục, kế hoạch hóa gia đình sau đ.

Kỹ năng 77. Cung cp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với chăm sóc bà mẹ sau đẻ.

Kỹ năng 78. Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chăm sóc, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sau đphù hợp về văn hóa cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng như lồng ghép hiểu biết về các yếu tố lịch sử, văn hóa vào công tác chuyên môn; tôn trọng các khác biệt về văn hóa và các cách chăm sóc sức khe bà mẹ, trẻ sơ sinh; nhận biết được các yêu cầu đặc biệt của bà mẹ và những người thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Kỹ năng 79. Phát hiện và xử trí cấp cứu ban đầu chảy máu muộn và nhiễm trùng thời kỳ sau đtheo hướng dẫn quốc gia.

K năng 80. Cung cấp thông tin về sử dụng thuốc cho bà mẹ. Sử dụng thuốc an toàn theo y lệnh và ghi chép vào hồ sơ bệnh án. Cung cấp và quản lý thuốc an toàn và hiệu quả trong khuôn khquy định.

6. Nhóm kỹ năng chăm sóc sơ sinh sau đẻ.

Kỹ năng 81. Đánh giá tình trạng của trẻ sơ sinh ngay sau đẻ bng chsố Apgar hoặc các phương pháp đánh giá khác. Nhận định nhng đặc điểm của trẻ sơ sinh khỏe mạnh: biểu hiện bên ngoài và các hoạt động của tr.

Kỹ năng 82. Chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ bao gồm: lau khô, giữ ấm, đảm bảo đường thở được thông, cặp và ct rốn, hướng dẫn bú sớm.

Kỹ năng 83. Giấm để duy trì thân nhiệt bình thường cho trẻ sơ sinh, kiểm soát nhiệt độ môi trường, tăng cường tiếp xúc da - kề - da.

Kỹ năng 84. Tiến hành chăm sóc thường quy cho trẻ sơ sinh, theo hướng dẫn quốc gia, ghi chép thông tin của tr vào s/ phiếu chăm sóc.

Kỹ năng 85. Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ và hỗ trợ bú mẹ hoàn toàn.

Kỹ năng 86. Xác định tuổi sơ sinh.

Kỹ năng 87. Xác định và chuyển nhng trẻ đang có nguy cơ đến đơn nguyên sơ sinh/ trung tâm cấp cứu thuận tiện nhất đảm bảo an toàn cho trẻ.

Kỹ năng 88. Tư vấn, hướng dẫn cho bà mẹ và gia đình những dấu hiệu nguy hiểm của trsơ sinh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Kỹ năng 89. Tư vấn, giáo dục cho bmẹ và gia đình quá trình sinh trưởng và sự phát triển bình thường của trsơ sinh và trẻ nhỏ, cách đáp ứng với nhu cầu hàng ngày của một trẻ bình thường.

Kỹ năng 90. Đánh giá trẻ ngay sau đẻ đ nhn biết những đặc điểm của trnon tháng, nhẹ cân và nhng yêu cu chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc thích hợp với từng trường hợp sinh non, nhẹ cân, chú trọng chăm sóc da - kề - da; phối hợp xử trí trường hợp trẻ sơ sinh non yếu, nhẹ cân. Huy động cộng đồng và thực hiện chuyển tuyến đảm bảo an toàn.

Kỹ năng 91. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình tiếp cận các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng để chăm sóc trẻ.

Kỹ năng 92. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình trong những trường hợp đặc biệt như thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc chết chu sinh.

Kỹ năng 93. Hỗ trợ bố mẹ và gia đình khi chuyển tuyến hoặc trong khi phải tách rời đứa trẻ như trẻ phải vào điều trị tại khu điều trị tích cực.

Kỹ năng 94. Hỗ trợ và tư vấn cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp sinh nhiều con cùng lúc như sinh đôi, sinh ba về những chăm sóc đặc biệt cho trẻ và sử dụng nhng nguồn lực sẵn có tại cộng đồng trong quá trình chăm sóc.

Kỹ năng 95. Khẩn trương thực hiện đúng chđịnh, đúng kỹ thuật trong các trường hợp cấp cứu: hồi sức sơ sinh, dị vật trong đường thở, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, ngừng tuần hoàn, chảy máu rốn và sặc sữa.

Kỹ năng 96. Chăm sóc thích hợp đối với những trcó mẹ HIV dương tính.

Kỹ năng 97. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phù hợp và hiệu quả cho trẻ sơ sinh đặc biệt.

7. Nhóm kỹ năng chăm sóc phụ nữ đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 98. Đánh giá tuổi thai căn cứ vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, thăm khám bng tay hoặc thử nước tiểu hoặc phối hợp vi kết quả siêu âm.

Kỹ năng 99. Thông báo cho phụ nữ có dự định đình chỉ thai nghén về các dịch vụ sẵn có cho người muốn giữ thai và dịch vụ cho người quyết định đình chỉ thai nghén; các phương pháp đình chỉ thai nghén và hỗ trợ để họ quyết định lựa chọn.

Kỹ năng 100. Khai thác tiền sử lâm sàng và yếu tố xã hội để xác định các chống chỉ định của đình chỉ thai nghén bng thuốc hoặc bằng bơm hút chân không.

Kỹ năng 101. Tư vấn cho phụ nữ và các thành viên trong gia đình khi thích hợp về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai sau đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 102. Tư vấn và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sau đình chỉ thai nghén.

Kỹ năng 103. Theo dõi, đánh giá sự co hồi tử cung sau đình chỉ thai nghén, xử trí hoặc chuyển tuyến thích hợp nếu có bất thường.

Kỹ năng 104. Tư vấn cho phụ nữ chăm sóc bản thân, nghngơi, dinh dưng và cách phát hiện các biến chứng.

Kỹ năng 105. Xác định các tai biến của đình chỉ thai nghén như thủng tử cung; phối hợp xử trí hoặc chuyển tuyến thích hợp.

Kỹ năng 106. Cung cấp thuốc theo chđịnh, sử dụng thuốc thích hợp cho đình chỉ thai nghén an toàn bằng thuốc, theo đúng quy định.

Kỹ năng 107. Thực hiện đình chỉ thai nghén bằng bơm hút chân không với tuổi thai dưới 7 tuần.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi