Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm năm 2017

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP

Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm năm 2017
Cơ quan ban hành: Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩmSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:160/KH-BCĐTƯVSATTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành:16/02/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

tải Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH
TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM
-------
Số: 160/KH-BCĐTƯVSATTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017
 
 
 
Trong năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đã được các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai mạnh mẽ, các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần làm thị trường thực phẩm an toàn hơn; đồng thời qua công tác thanh tra, kiểm tra đã có những đề xuất giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sự cố về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm, công bố công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2017 như sau:
1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh đa cấp thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật.
3. Đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao lưu thông trên thị trường nhằm cảnh báo mối nguy và định hướng giải pháp quản lý.
4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo).
5. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện những bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm; cùng với triển khai thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, yêu cầu triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bảo đảm kiểm soát an toàn thực phẩm thường xuyên, liên tục trong năm, tránh triển khai theo phong trào; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và người dân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan, tăng cường phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm các đoàn thanh tra, kiểm tra đủ mạnh nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; tránh chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu lực quản lý.
1. Thanh tra, kiểm tra liên ngành
1.1. Tại tuyến Trung ương
Năm 2017, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai 03 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017.
- Thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017.
- Thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2017.
Trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành nêu trên, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Các đơn vị tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành bao gồm:
+ Các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và các Bộ, ngành chức năng có liên quan;
+ Các cơ sở kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và các Bộ quản lý chuyên ngành, các đơn vị kỹ thuật trực thuộc các cục, tổng cục tham gia quản lý an toàn thực phẩm. Trường hợp cần thiết sẽ trưng tập các la bô khác có khả năng tham gia kiểm nghiệm an toàn thực phẩm để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
+ Mời đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia kiểm tra theo Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ngày 30/3/2016.
1.2. Tại các địa phương
Căn cứ kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch của Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Trung ương khi thanh tra, kiểm tra trên địa bàn.
2.1. Tại Trung ương
Cục An toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế và các đơn vị chức năng liên quan triển khai thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, đặc biệt thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm (gồm cả cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm); kiểm tra sau cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Quý I năm 2017: Thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân 2017.
b) Quý II năm 2017: Thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2017; thanh tra chuyên đề thực phẩm chức năng tại tỉnh Bắc Ninh; kiểm tra chuyên đề thực phẩm chức năng và chuyên đề phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm tại thành phố Hà Nội.
c) Quý III năm 2017: Thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu; thanh tra chuyên đề thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Định; thanh tra chuyên đề phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm tại 03 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Cần Thơ và Thái Bình); kiểm tra chuyên đề thực phẩm chức năng và chuyên đề phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
d) Quý IV năm 2017: thanh tra chuyên đề thực phẩm chức năng tại tỉnh Bến Tre; thanh tra chuyên đề sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo tại 02 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh); kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg đối với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm 06 tỉnh, thành phố (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu).
(Địa bàn, thời gian thanh tra, kiểm tra chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
2.2. Tại các địa phương
Căn cứ Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và tình hình thực tế tại địa phương, Sở Y tế tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh/thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương khi triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra trên địa bàn.
3. Thanh tra, kiểm tra trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.1. Tại Trung ương
a) Quý I năm 2017: Thực hiện theo kế hoạch chung của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân 2017; thanh kiểm tra an toàn thực phẩm các sản phẩm rau, củ, quả, thịt và sản phẩm từ thịt.
b) Quý II năm 2017: Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhập khẩu.
c) Quý III năm 2017: Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết Trung thu; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
d) Quý IV năm 2017: Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm và sản phẩm dạng mắm theo phân công quản lý về an toàn thực phẩm hiện hành.
đ) Kiểm tra, đánh giá phân loại thường xuyên, liên tục trong năm 2017 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; kiểm tra, đánh giá các cơ sở chưa được kiểm tra, phân loại; tái kiểm tra các cơ sở xếp loại C.
3.2. Tại các địa phương
Căn cứ Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và tình hình thực tế tại địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Thanh tra Sở và các đơn vị liên quan triển khai thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
4.1. Tại Trung ương
a) Quý I năm 2017: Thanh tra, kiểm về an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu và Mùa lễ hội Xuân năm 2017.
b) Quý II năm 2017: Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý.
c) Quý III năm 2017: Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý.
d) Quý IV năm 2017: Thanh tra, kiểm tra hậu kiểm các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý.
4.2. Tại các địa phương
Căn cứ Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và tình hình thực tế tại địa phương, Sở Công Thương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Thanh tra Sở và các đơn vị liên quan triển khai thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
1. Thanh tra, kiểm tra bảo đảm chất lượng thực phẩm
a) Tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi, chất vàng ô trong chế biến thực phẩm; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu.
b) Tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm hậu kiểm; mẫu giám sát do các Viện kiểm nghiệm thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế thực hiện.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về:
a) Công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm (gọi tắt là sản phẩm thực phẩm) theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng; Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm; Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11/5/2015 Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
b) Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.
c) Quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo quy định của Luật Quảng cáo; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo; Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 quy định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
d) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP; các Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; Nghị định số 77/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
đ) Chất lượng của sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thực phẩm so với tiêu chuẩn đã công bố/quy chuẩn kỹ thuật/các quy định về an toàn thực phẩm.
e) Việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, ngăn chặn việc thẩm lậu các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống; Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Chú trọng kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn.
4. Đối với skinh doanh thức ăn đường phố
Tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư số 30/2012/NĐ-CP ngày 05/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
5. Đối với quan quản lý về an toàn thực phẩm
Kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tập trung các nội dung: Việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ; cấp, cấp lại, thu hồi giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
6. Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận/huyện, xã/phường theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
- Trình Thủ tướng Chính phủ mở rộng và kéo dài thời gian thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận/huyện, xã/phường đến tất cả các các quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất thí điểm thêm một số quận (huyện, thị xã) và phường (xã, thị trấn) của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai) theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Hỗ trợ đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại các địa phương thí điểm; tập huấn nâng cao năng lực và giám sát hỗ trợ nghiệp vụ cho các đơn vị thí điểm.
Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường. Các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả mạnh mẽ, quyết liệt như: đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tịch thu tang vật, tạm dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm; áp dụng thu hồi các loại giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền; công bố công khai cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
1. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của toàn ngành; Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm của toàn tỉnh/thành phố gửi Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Các mốc thời gian báo cáo
a) Đối với các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành (Tết Nguyên đán, Tháng hành động về an toàn thực phẩm, Tết trung thu) báo cáo theo thời gian quy định ghi trong các bản Kế hoạch chi tiết triển khai thanh tra, kiểm tra của từng đợt.
b) Báo cáo 6 tháng: Trước ngày 25/6/2017.
c) Báo cáo năm 2017: Trước ngày 25/12/2017.
Kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm do ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm năm 2017, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đề nghị các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện./.
 

 Nơi nhận:
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trương Quốc Cường;
- Thành viên BCĐ liên ngành TƯ về VSATTP;
- Thành viên Tổ Công tác LNTƯ về VSATTP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Y tế, các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Viện: DD, KNATVSTPQG, YTCC Tp. HCM, Pasteur Nha Trang, VSDT Tây Nguyên;
- Báo SKĐS, Trung tâm TTGDSK Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm;
- Lưu: VT, ATTP.
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thị Kim Tiến
 
CÁC CUỘC THANH TRA, KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch s: 160/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 16/2/2017 của Ban Chỉ đạo LN Trung ương về VSATTP)
 
 

TT
ĐỐI TƯỢNG THANH TRA, KIM TRA
NỘI DUNG THANH TRA, KIM TRA
PHẠM VI
THỜI GIAN
ĐƠN VCHỦ TRÌ
ĐƠN VỊ PHI HỢP
A- Các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương
1.
- Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp, các ngành.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2017
12 tỉnh, thành phố
Tháng 12/2016- 03/2017
Bộ Y tế
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công an, BCĐTƯVS ATTP 12 tỉnh, thành phố, các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT
2.
- Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp, các ngành
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm
Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong Tháng hành động về ATTP năm 2017
12 tỉnh, thành phố
Tháng 4- 5/2017
Bộ Y tế
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công an, BCĐTƯVSATTP 12 tỉnh, thành phố, các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT
3.
- Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp, các ngành
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2017
12 tỉnh, thành phố
Quý III
Bộ Y tế
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công an, BCĐTƯVSATTP 12 tỉnh, thành phố, các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT
B- Các cuộc thanh tra theo chuyên đề của ngành Y tế
1.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng
Chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng.
tỉnh Bắc Ninh
tỉnh Bình Định
tỉnh Bến Tre
Quý II/2017
Quý III/2017
Quý IV/2017
Cục ATTP
Các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế và Chi cục ATVSTP tỉnh/thành phố.
2.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
Chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
03 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Cần Thơ và Thái Bình)
Quý III năm 2017
Cục ATTP
Các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế; Chi cục ATVSTP tỉnh/thành phố.
3.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Chấp hành các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
02 thành phố (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh)
Quý IV Năm 2017
Cục ATTP
Các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế và Chi cục ATVSTP tỉnh/thành phố.
B- Các cuộc kiểm tra theo chuyên đề của ngành Y tế
1.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng (đặc biệt là kiểm tra đột xuất theo Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016)
- Chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng.
Thành phố Hà Nội
Quý II năm 2017
Cục ATTP
Các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế/ Chi cục ATVSTP tỉnh/thành phố.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
- Chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh
Quý III năm 2017
2.
Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Chi cục
06 tỉnh, thành phố (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu)
Quý IV Năm 2017
Cục ATTP
Các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi