Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3925/QLD-GT của Cục Quản lý Dược về tình hình thị trường thuốc tháng 4 đầu năm 2008
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3925/QLD-GT
Cơ quan ban hành: | Cục Quản lý Dược | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3925/QLD-GT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trương Quốc Cường |
Ngày ban hành: | 05/05/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 3925/QLD-GT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC Số: 3925/QLD-GT V/v tình hình thị trường thuốc tháng 4 đầu năm 2008 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2008 |
Kính gửi: Các đồng chí Tổng biên tập báo, đài
Cục Quản lý Dược xin trao đổi với đồng chí Tổng Biên tập về diễn biến tình hình thị trường thuốc trong tháng 04 năm 2008 như sau:
1. Tình hình thị trường dược phẩm Việt
1.1. Tình hình kinh tế thế giới:
- Đứng trước nguy cơ lạm phát toàn cầu, thiếu lương thực và nhu cầu tiêu thụ nhiều loại nguyên nhiên liệu- hàng hoá tiếp tục tăng đặc biệt tại Trung Quốc, ấn Độ đã tác động tới giá cả thị trường thế giới liên tục tăng cao như dầu thô tăng gần 19% và bột giấy tăng 2,91%, phôi thép tăng 2,47%... so với tháng 3 năm 2008.
- Theo số liệu từ Tổng Cục Hải Quan, giá nguyên liệu sản xuất các thuốc chiếm tỷ trong cao trên thị trường thế giới tăng giá mạnh đặc biệt nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh nhập khẩu từ ấn Độ như Ampicilin compacted tăng 14,38%; Amoxicillin tăng 11,84%; Cephalexin tăng 15,54%; Sulfamethoxazol tăng 1,67%... và giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc bổ , thuốc giảm đau chống viêm có nguồn gốctừ Trung Quốc tăng nhẹ như Vitamin B1 tăng 2,4%; Vitamin B6 tăng 1,11%; Vitamin C tăng 1,34%; Paracetamol tăng 7,83% Betamethasone base tăng 1,3%; Dexamethasone acetate micronized tăng 9,4%... so với tháng cuối tháng 3/2008.
1.2. Tình hình kinh tế trong nước: Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để kiềm chế lạm phát như ổn định giá điện, than, xăng dầu, xi măng, thép... tuy nhiên tình hình kinh tế vẫn khó khăn do các chi phí sản xuất đầu vào tăng cao như giá nguyên vật liệu nhập khẩu, lãi vay ngân hàng còn ở mức cao.
1.3. Tình hình thị trường dược phẩm tháng 4 năm 2008
- Trước tình hình thế giới, trong nước thời gian vừa qua, ngành dược đã nghiêm túc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 481/TTg- KTTH ngày 31/3/2008, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan đặc biệt phối hợp với UBND tỉnh thành/ phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các hoạt động thanh tra kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc và tạm dừng việc xem xét điều chỉnh tăng giá thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc đến hết 30/6/2008 và hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng giá thuốc bán ra trong trường hợp giá thuốc bán ra này đang thấp hơn giá đã kê khai hoặc kê khai lại hợp lý để góp phần cùng với chủ trương của Chính phủ trong việc bình ổn thị trường dược phẩm nói riêng và thị trường giá cả nói chung.
- Tình hình cung- cầu thị trường dược phẩm tháng 4 năm 2008 tương đối ổn định, giá thuốc có điều chỉnh nhưng tăng hạn chế, không có sự tăng giá bất hợp lý và tiếp tục đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tiêu chảy, dịch sốt xuất huyết với chất lượng thuốc ngày càng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2008 nhóm hàng dược phẩm, y tế là 2,70% tiếp tục đứng thứ 9/10 nhóm hàng chủ yếu nếu so sánh chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2008 là 11,60%.
- Trước diễn biến của dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, ngành dược đã tiến hành dự trữ đầy đủ thuốc và dịch truyền sẵn sàng phục vụ công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế: 48.582.275 viên Ciprofloxacin 500mg; 30.326.552 viên Ofloxacin 200mg; 2.801.430 viên Azithromycin 500mg; 5.585.380 viên Azithromycin 250mg, 2.700.000 viên Levofloxacin 250mg; 38.899.136 viên Cloramphenicol 250mg; 67,500 viên Norfloflaxin 400mg và 5.044.963 triệu chai dịch truyền glucose 5% và 500ml; 7.003.760 chai dịch truyền NaCl 0,9% và 500ml; 6.161.768 chai Ringer Lactat 500ml; 150.300 chai dịch truyền NaHCO3 1,4%, 500ml.
2. Dự báo tình hình giá thuốc tháng 5 năm 2008: giá của một số mặt hàng thuốc sẽ có điều chỉnh do sự tăng giá của các yếu tố đầu vào theo diễn biến lạm phát đặc biệt giá nguyên liệu sản xuất thuốc có xu hướng tăng như đã trình bầy ở trên.
3. Các giải pháp quản lý giá thuốc đã triển khai theo kế hoạch năm 2008
3.1. Nghiêm túc triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 481/TTg-KTTH ngày
- Sau khi ban hành văn bản số 3024/QLD-GT ngày 3/4/2008 gửi các cơ ở sản xuất, kinh doanh thuốc, Cục Quản lý dược đã có văn bản gửi 16 văn phòng đại diện công ty dược phẩm đa quốc gia, công ty nhập khẩu thuốc xin điều chỉnh tăng giá thuốc so với giá đã kê khai hoăc kê khai lại về việc tạm dừng việc đề nghị xem xét điều chỉnh giá thuốc của đơn vị đến hết 30/6/2008.
- Các địa phương: các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Tp. Hà Nội; Tp. Hồ Chí Minh; tỉnh Hưng Yên, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tầu, Đồng Tháp...đã có văn bản chỉ đạo Sở Y tế các địa phương về việc tạm dừng xem xét việc điều chỉnh tăng giá thuốc so với giá đã kê khai hoăc kê khai lại đến hết 30/6/2008 của các cơ sở sản xuất thuốc đóng trên địa bàn địa phương và tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc tại địa bàn địa phương.
3.2. Theo Quyết định số 1008/QĐ-BYT ngày
3.3. Tăng cường cấp số đăng ký và giấy phép nhập khẩu để tăng nguồn cung ứng thuốc đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường dược phẩm trong nước, hạn chế việc khan hiếm thuốc đặc biệt ưu tiên thẩm định các thuốc phục vụ phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.
3.4. Nghiêm túc triển khai Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007, Cục Quản lý Dược đã phân loại hồ sơ kê khai bổ sung giá các thuốc đã lưu hành trên thị trường và yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc nghiêm túc tiến hành kê khai bổ sung giá thuốc.
Cục Quản lý Dược xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Đồng chí Tổng Biên tập trong thời gian qua và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác trong thời gian tới nhằm phối hợp tuyên truyền góp phần đưa Ngành dược ngày càng phát triển, đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhân dân với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào./.
Nơi nhận: - Như trên; - BTr. Nguyễn Quốc Triệu (để b/c); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để b/c); - Vụ Báo chí xuất bản - Ban Tuyên giáo TW (để biết); - Vụ Văn xã - VPCP (để biết); - Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông (để biết); - Lưu: VT; GT. |
CỤC TRƯỞNG (đã ký) Trương Quốc Cường |