Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1845/CHHVN-VTDVHH tiếp tục triển khai kết luận Thủ tướng tại Thông báo 177
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1845/CHHVN-VTDVHH
Cơ quan ban hành: | Cục Hàng hải Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1845/CHHVN-VTDVHH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hoàng Hồng Giang |
Ngày ban hành: | 28/05/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Công văn 1845/CHHVN-VTDVHH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM __________ Số: 1845/CHHVN-VTDVHH V/v: Tiếp tục triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 8/5/2020 của Văn phòng Chính phủ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020 |
Kính gửi:
- Các Chi cục hàng hải;
- Các Cảng vụ hàng hải;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục;
- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
- Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn;
- Các Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển;
- Các Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển;
- Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam;
- Hiệp hội Cảng biển Việt Nam;
- Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam;
- Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam;
- Hiệp hội Hoa tiêu hàng hải Việt Nam;
- Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam.
Thực hiện văn bản số 4619/BGTVT-VT ngày 14/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc tiếp tục thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 8/5/2020 của Văn phòng Chính phủ (văn bản gửi kèm theo), tiếp theo văn bản số 1576/CHHVN-VTDVHH ngày 8/5/2020 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách ở trong nước, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị như sau:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 8/5/2020 của Văn phòng Chính phủ;
2. Các cơ quan, đơn vị quán triệt công chức, viên chức, nhân viên tại đơn vị luôn đề cao, cảnh giác, không chủ quan quyết không để dịch bệnh trở lại nhưng trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
3. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch, cụ thể:
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tại cảng biển, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài. Tất cả người nhập cảnh đều phải được cách ly tập trung 14 ngày; trừ các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao thì có biện pháp cách ly phù hợp, tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, địa phương chịu trách nhiệm giám sát việc cách ly đối với các trường hợp này, tuyệt đối không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng.
- Xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các trường hợp dương tính tại cộng đồng.
- Tuyên truyền, phổ biến việc bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng; rửa tay sát khuẩn, bảo đảm vệ sinh cá nhân cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng hải.
4. Cảng vụ hàng hải phối hợp với cơ quan chức năng liên quan; thông báo kịp thời tới các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải khác thực hiện theo chỉ đạo;
5. Các Hiệp hội chuyên ngành thông báo tới các hội viên quán triệt việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 8/5/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị biết, khẩn trương thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - Cục trưởng (để b/c); - Các Phòng tham mưu (để th/h); - Văn phòng Cục (đăng website); - Lưu: VTVTDVHH (02b). | KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Hoàng Hồng Giang |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 4819/BGTVT-VT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020 |
Kính gửi:
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai.
Ngày 07 tháng 5 năm 2020, Bộ Giao thông vận tải GTVT đã ban hành Công văn số 4393/BGTVT-VT về việc khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách trong nước; tiếp tục thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 177/TB-VPCP ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình triển khai đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 177/TB-VPCP ngày 08 tháng 5 năm 2020 nêu trên.
2. Luôn đề cao, cảnh giác, không lơ là, chủ quan, quyết không để dịch bệnh trở lại; xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
3. Tiếp tục thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch:
a) Kiên quyết ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài. Tất cả người nhập cảnh đều phải được cách ly tập trung 14 ngày; trừ trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao thì có biện pháp cách ly phù hợp, chủ doanh nghiệp, cơ quan y tế địa phương chịu trách nhiệm giám sát việc cách ly các trường hợp này, tuyệt đối không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng;
b) Sẵn sàng ứng phó với các trường hợp dương tính tại cộng đồng;
c) Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng; rửa tay sát khuấn, bảo đảm vệ sinh cá nhân.
4. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp, nhiệm vụ được giao, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng như: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; đặc biệt phải tập trung đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; tập trung chỉ đạo thu hút, xúc tiến mạnh mẽ hoạt động đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước.
5. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công, trong đó có việc đưa công dân Việt Nam đang bị kẹt ở nước ngoài về nước, bảo đảm trật tự, mức độ phù họp năng lực tiếp nhận, cách ly trong nước.
6. Cục Hàng không Việt Nam thông báo đến các hãng hàng không việc tiếp tục chưa thực hiện các chuyến bay thương mại chỏ’ hành khách đến Việt Nam cho đến khi có thông báo mới; trừ trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng, chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao và các trường hợp đặc biệt mà được sự đồng ý của Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống dịch COVID-19.
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Y tế, Công Thương; - Văn phòng Bộ; - Cục Y tế GTVT; - Cổng TTĐT Bộ GTVT; - Lưu: VT, Vtải (Tu3). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Anh Tuấn |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ _________ Số: 177/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2020 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19
_________________
Sáng ngày 07 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Đắc Vinh, đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, báo cáo của Văn phòng Chính phủ, ý kiến của các Phó Thủ tướng và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương, đặc biệt là ngành y tế đã có nhiều cố gắng thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt kết quả tích cực, cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh. Cả nước đã có 21 ngày liên tục không phát hiện thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng, các ca nhiễm mới đều trong số người nhập cảnh đã được cách ly, không để lây lan trong cộng đồng. Tất cả các địa phương trên toàn quốc đều ở mức nguy cơ thấp, thậm chí rất thấp lây nhiễm dịch bệnh.
Tuy nhiên, diễn biến dịch trên thế giới vẫn rất phức tạp; số người nhiễm, số người tử vong do dịch bệnh tại nhiều nước vẫn ở mức cao, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải luôn đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan, quyết không để dịch bệnh trở lại.
2. Cả nước đã bước sang giai đoạn mới phòng, chống dịch bệnh đồng thời với khôi phục, phát triển nền kinh tế. Từ các cấp, các ngành cho đến từng người dân, doanh nghiệp đều cần xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
3. Tiếp tục thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch:
a) Kiên quyết ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài. Tất cả người nhập cảnh đều phải được cách ly tập trung 14 ngày; trừ các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao thì có biện pháp cách ly phù hợp, chủ doanh nghiệp, cơ quan y tế địa phương chịu trách nhiệm giám sát việc cách ly các trường hợp này, tuyệt đối không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng.
b) Sẵn sàng ứng phó với các trường hợp dương tính tại cộng đồng. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phải duy trì nhóm phản ứng nhanh, kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch hiệu quả. Ngành y tế các địa phương dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các địa phương phải tổ chức ứng trực mức 100% bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra. Không để dịch bệnh quay trở lại là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là tại các khu vực trung tâm, thành phố, đô thị lớn.
c) Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng; rửa tay sát khuẩn, bảo đảm vệ sinh cá nhân.
d) Tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng máy và sinh phẩm, bảo đảm đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật, sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.
đ) Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử lý khi có các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, dương tính với COVID-19 hoặc nhiễm dịch bệnh khác (nếu có).
e) Chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị và các điều kiện cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân COVID-19 và các dịch bệnh khác có thể xảy ra.
4. Thực hiện nới lỏng các hạn chế:
a) Dỡ bỏ giãn cách và giới hạn số chỗ trên phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu thủy, tàu hỏa…).
b) Đồng ý cho mở lại và bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở, sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ với yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; riêng đối với các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn thì chỉ yêu cầu sát khuẩn tay. Chưa cho mở lại vũ trường, dịch vụ karaoke.
c) Đồng ý tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động có tập trung đông người với yêu cầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay;
d) Đồng ý các cơ sở khám chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường, bảo đảm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
đ) Không bắt buộc giãn cách trong trường, lớp học; không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. Nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh, bảo đảm phòng, lớp học thông thoáng, học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sát khuẩn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có kế hoạch và tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bảo đảm kết quả trung thực, khách quan.
5. Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp, nhiệm vụ được giao, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng như: tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; các gói tài khóa, tiền tệ phải có hiệu lực trước khi khai mạc Hội nghị của Chính phủ với các doanh nghiệp vào ngày 09 tháng 5 tới đây; đặc biệt phải tập trung đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Các Bộ, ngành có liên quan, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, … và các địa phương đều phải tập trung chỉ đạo thu hút, xúc tiến mạnh mẽ hoạt động đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước.
6. Về thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc:
a) Đồng ý cho phép mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở: Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Bắc Phong Sinh và lối mở Ka Long theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
b) Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 để chủ động mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn theo nguyên tắc quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và bảo đảm quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh; chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu và hàng nguyên liệu cấp thiết nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước. Lưu ý: Chỉ mở để giao thương hàng hóa, không cho phép xuất nhập cảnh đối với người; không để lợi dụng việc mở các cửa khẩu phụ, lối mở này để buôn lậu, gian lận thương mại.
7. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông về các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên từng địa bàn; đẩy mạnh du lịch nội địa; chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.
8. Các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công, trong đó có việc đưa công dân Việt Nam đang bị kẹt ở nước ngoài về nước, bảo đảm trật tự, mức độ phù hợp năng lực tiếp nhận, cách ly trong nước.
9. Bộ Tài chính tăng cường quản lý kinh phí và bảo đảm bổ sung kịp thời kinh phí phòng, chống dịch cho các Bộ, ngành, địa phương. Việc sử dụng kinh phí phải bảo đảm đúng quy định, không để tài sản nhà nước thất thoát; các sai phạm phải được xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
10. Đồng ý giãn họp Thường trực Chính phủ, họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chỉ họp khi cần thiết để quyết định các chủ trương và những vấn đề lớn phát sinh
Giao Bộ Y tế chủ động xử lý, chỉ đạo thường xuyên công tác phòng, chống dịch COVID-19, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề lớn, mới phát sinh; chuẩn bị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có việc động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình có thành tích trong công tác phòng, chống dịch.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban Văn hóa GDTNTNNĐ của QH; - Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH; - Các Thành viên BCĐ quốc gia phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục: TH, KTTH, QHQT, NC, QHĐP, TKBT, NN, CN, PL, KSTT; - Lưu: VT, KGVX (3). | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Mai Tiến Dũng
|
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây