Thông tư 32/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 32/2006/TT-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 32/2006/TT-BNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/05/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Hướng dẫn thi hành Luật Thương mại lĩnh vực nông nghiệp - Ngày 08/5/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 32/2006/TT-BNN hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. Theo đó, trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau, cụ thể như sau: cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch... Cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng tự nhiên trong nước, gồm: Gỗ tròn các loại, Gỗ xẻ các loại, Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA... Được phép xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo... Việc kiểm tra chất lượng thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra chất lượng sau khi thông quan... Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung khai báo khi xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 32/2006/TT-BNN tại đây
tải Thông tư 32/2006/TT-BNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số
32/2006/TT-BNN
NGÀY 08
THÁNG 05 NĂM 2006
HƯỚNG
DẪN VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
12/2006/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ
"QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG
MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC
TẾ VÀ CÁC ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG
VÀ QUÁ
CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI"
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP
ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ "Quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các
đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với
nước ngoài";
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây
gọi tắt là Bộ Nông nghiệp và PTNT) hướng
dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu các
loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông
nghiệp như sau:
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này
áp dụng đối với việc xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên
ngành nông nghiệp, gồm:
a. Xuất
khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự
nhiên trong nước; Củi, than làm từ gỗ hoặc
củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên
trong nước;
b. Xuất
khẩu, nhập khẩu động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
c. Xuất
khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
d. Xuất
khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
đ. Nhập
khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y,
vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá
chất dùng trong thú y;
e.
Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV), nguyên liệu thuốc BVTV và sinh vật sống trong
lĩnh vực BVTV;
g. Nhập
khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) và nguyên liệu TACN;
h. Nhập
khẩu phân bón và các chế phẩm phân bón;
i. Xuất
khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật
nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao
đổi khoa học, kỹ thuật.
2. Hàng hoá nhập
khẩu thuộc diện kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật, trước khi
thông quan, phải thực hiện quy định tại các Quyết
định số 45/2005/QĐ-BNN, ngày 25 tháng 07 năm 2005
về việc ban hành Danh mục đối tượng
kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật; Danh
mục động vật, sản phẩm động
vật thuộc diện phải kiểm dịch và Quyết
định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 03 năm 2006
về Quy trình, thủ tục kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật, kiểm tra
vệ sinh thú y.
3. Hàng hoá nhập
khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện
kiểm dịch thực vật trước khi thông quan
phải thực hiện quy định tại các Quyết
định số 72/2005/QĐ-BNN
ngày 14 tháng 11 năm 2005 về việc công bố Danh mục
vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật của Việt Nam, Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN
ngày 14 tháng 11 năm 2005 về việc ban hàng Danh mục
đối tượng kiểm dịch thực vật
của Việt Nam và Quyết định số
16/2004/QĐ/BNN-BVTV ngày 20 tháng 4 năm 2006 về việc ban
hành quy định về các thủ tục kiểm tra
vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch
thực vật.
4.
Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan
kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá
được thông quan theo cơ chế đăng ký
trước, kiểm tra sau, cụ thể là:
Cơ
quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ
quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch
sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo
thời gian và địa điểm được xác
định trong giấy đăng ký kiểm dịch.
5. Việc
kiểm tra chất lượng thuốc BVTV và nguyên
liệu thuốc BVTV thực hiện theo hình thức
đăng ký trước và kiểm tra chất
lượng sau khi thông quan.
6. Các danh mục
hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp
tại các quyết định được đề
cập đến trong Thông tư này được áp dụng
cho đến khi hoàn thành việc áp mã số HS.
7. Khi ban hành
mới, sửa đổi hoặc bổ sung các Danh mục
hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp
được quy định tại Thông tư này, các
Cục được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao
nhiệm vụ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thông báo
cho Hải quan và các cơ quan liên quan.
8. Thương nhân chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của
nội dung khai báo khi xuất
khẩu, nhập khẩu và thực hiện các quy
định hiện hành của Nhà nước về tiêu
chuẩn chất lượng hàng hoá.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
1. Xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ; Củi, than làm từ gỗ hoặc củi
có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong
nước
1.1. Cấm
xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng
tự nhiên trong nước, gồm:
a. Gỗ tròn các
loại.
b. Gỗ xẻ
các loại.
c. Sản
phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm IA quy định tại Nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ
về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; sản phẩm làm
từ gỗ quy định tại Phụ lục I của
Công ước về buôn bán quốc tế các loại
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công
ước CITES ).
1.2. Các sản
phẩm gỗ xuất khẩu theo điều kiện
hoặc theo giấy phép:
a. Sản
phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị
định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006
của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm chỉ được phép xuất khẩu ở
dạng đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ
cao cấp. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai
tại Hải quan cửa khẩu.
Đồ gỗ
mỹ nghệ là các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh
sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc
máy, hoặc thủ công kết hợp máy; được hoàn
thiện bằng các công nghệ đục, chạm,
trổ, khắc, khảm, tiện, trang trí bề mặt
như sơn mài, mạ vàng, sơn bóng các loại.
Đồ gỗ cao cấp
là các sản phẩm hoàn chỉnh, được sản
xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy,
hoặc thủ công kết hợp máy, được
đánh bóng hoặc phủ sơn bề mặt.
b. Sản
phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ
lục II, III của Công ước CITES, khi xuất
khẩu phải có giấy phép CITES do cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam (gọi tắt là Văn
phòng CITES Việt Nam) cấp.
1.3. Được
xuất khẩu các loại củi, than làm từ gỗ
hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng
tự nhiên trong nước trong các trường hợp sau:
a. Củi, than từ gỗ tận
thu, tận dụng, gỗ cành ngọn trong quá trình khai thác
gỗ rừng tự nhiên được quy định
tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm
theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 07
năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
b. Củi, than từ gỗ tận
thu, tận dụng, gỗ cành ngọn trong quá trình khai thác
gỗ rừng tự nhiên để chuyển đổi
mục đích sử dụng đất sang xây dựng các
công trình trọng điểm quốc gia, như: Xây dựng
lòng hồ thủy điện, lưới điện cao
áp, đường giao thông, khu công nghiệp… theo quy
định của Luật Đất đai, Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng;
c. Củi, than từ gỗ tận
thu, tận dụng, trong rừng tự nhiên bị thiên tai
như: bão lụt, cháy rừng…
Khi xuất khẩu các sản
phẩm trên phải có xác nhận của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và nộp cho
Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục xuất
khẩu. Nội dung xác nhận gồm:
Số lượng hàng hoá được phép xuất
khẩu; Tên người xuất khẩu; Thời gian
hiệu lực của văn bản xác nhận.
2.
Xuất khẩu, nhập khẩu động vật,
thực vật (trừ gỗ và sản phẩm gỗ quy
định tại Mục 1) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
2.1. Cấm xuất
khẩu vì mục đích thương mại động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm sau
đây:
a. Động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB,
thực vật rừng thuộc nhóm IA tại Nghị
định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006
của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm.
b. Động
vật, thực vật hoang dã quy định tại
Phụ lục I của Công
ước CITES;
c. Động
vật hoang dã là thiên địch của chuột theo
Chỉ thị số 9/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 1998
của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21 tháng 12 năm 2000
của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố Danh
mục một số loại động vật hoang dã là thiên
địch của chuột;
d. Tinh dầu
trầm (gió bầu) và tinh dầu xá xị theo Quyết
định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 02 tháng 03 năm 1999
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
được xuất khẩu khi có những điều
kiện sau:
a. Động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
được quy định tại Khoản 2.1 khi
xuất khẩu không vì mục đích thương mại
(phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao
đổi giữa các vườn động vật,
vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn
xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa
các Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES các
nước) phải được Văn phòng CITES
Việt Nam cấp phép.
b. Được phép xuất
khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý hiếm sau:
- Động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có
nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân
tạo.
- Thực vật
rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA, quy định
tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Động
vật, thực vật hoang dã từ tự nhiên quy
định tại các Phụ lục II và III của Công
ước CITES, không quy định tại Nghị
định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Xuất khẩu
động vật, thực vật hoang dã (trừ sản
phẩm gỗ quy định tại điểm a,
khoản 1.2 Mục 1) phải được Văn phòng
CITES Việt
2.3. Nhập
khẩu động vật, thực vật hoang dã quy
định tại các Phụ lục của Công ước
CITES phải được Văn phòng CITES Việt
3. Xuất khẩu, nhập
khẩu giống cây trồng
3.1. Xuất
khẩu giống cây trồng:
a. Cấm
xuất khẩu các loại giống cây trồng quý hiếm
nằm trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm
cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
theo Quyết định số 69/2004/QĐ-BNN ngày 03 tháng 12
năm 2004.
b. Đối với các loại
giống cây trồng khác không thuộc Danh mục trên, khi
xuất khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ
tục tại Hải quan cửa khẩu.
3.2. Nhập
khẩu giống cây trồng:
a. Đối
với giống cây trồng thuộc các Danh mục
giống cây trồng được phép sản xuất kinh
doanh tại Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày
16 tháng 12 năm 2004 và Danh mục giống cây lâm nghiệp
được phép sản xuất kinh doanh tại Quyết
định số 14/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 03 năm 2005 do
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, khi nhập khẩu,
thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại
Hải quan cửa khẩu.
b. Các loại
giống cây trồng ngoài Danh mục trên, khi nhập
khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản
xuất thử hoặc các trường hợp đặc
biệt khác phải được Cục Trồng
trọt (đối với giống cây nông nghiệp) và
Cục Lâm nghiệp (đối với giống cây lâm
nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép.
Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất
thử, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ công nhận
giống mới, sau đó bổ sung vào Danh mục giống
cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
4. Xuất khẩu, nhập
khẩu giống vật nuôi
4.1. Xuất
khẩu giống vật nuôi:
a. Cấm
xuất khẩu các loại giống vật nuôi quý hiếm
nằm trong Danh mục giống vật nuôi qúy hiếm
cấm xuất khẩu theo Quyết định số
78/2004/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
b. Đối
với các loại giống vật nuôi khác ngoài Danh mục
trên, khi xuất khẩu, thương nhân chỉ phải làm
thủ tục tại Hải quan cửa khẩu và xuất
trình giấy chứng nhận kiểm dịch động
vật nếu nước nhập khẩu hoặc chủ
hàng có yêu cầu.
4.2. Nhập khẩu giống
vật nuôi:
a. Đối
với giống vật nuôi trong Danh mục giống vật
nuôi được phép
sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
tại Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày
31 tháng 10 năm 2005, khi nhập khẩu, thương nhân
chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa
khẩu.
b.
Các loại giống vật nuôi ngoài Danh mục trên, khi
nhập khẩu phải được Cục Chăn nuôi
thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép
khảo nghiệm. Căn cứ vào kết quả khảo
nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bổ sung vào
Danh mục giống vật nuôi được được phép sản xuất,
kinh doanh.
c. Nhập khẩu phôi, tinh dịch
gia súc, môi trường pha chế tinh, trứng giống gia
súc và trứng giống gia cầm phải có giấy phép
của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
5.
Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú
y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
5.1. Đối với các loại
thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế
phẩm sinh học và hoá chất dùng trong thú y tại các
Quyết định số 05/2006/QĐ-BNN ngày 12 tháng 01
năm 2006 về Danh mục thuốc thú y, nguyên liệu làm
thuốc thú y và Quyết định số 04/2006/QĐ-BNN
ngày 12 tháng 01 năm 2006 về Danh mục vắc xin, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
được phép lưu hành tại Việt Nam, khi
nhập khẩu thương nhân chỉ phải làm thủ
tục tại Hải quan cửa khẩu. Riêng đối
với các loại vắc xin và vi sinh vật tại
Quyết định số 04/2006/QĐ-BNN phải có ý
kiến của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
5.2. Đối với nhập
khẩu các loại thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc
thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
hoá chất dùng trong thú y ngoài các Danh mục nêu trên, khi nhập khẩu, thương
nhân phải có xác nhận của Cục Thú y thuộc
Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đơn hàng nhập
khẩu .
5.3. Nhập khẩu thuốc và
vắc xin thú y trong trường hợp có dịch bệnh
khẩn cấp:
Khi có dịch bệnh khẩn
cấp, việc nhập khẩu thuốc và vắc xin thú y
chưa có trong Danh mục thuốc và vắc xin thú y
được phép lưu hành tại Việt
6.
Nhập khẩu thuốc BVTV, nguyên liệu thuốc BVTV và
sinh vật sống trong lĩnh vực BVTV
6.1. Đối với các loại thuốc BVTV và nguyên
liệu thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng ở Việt Nam tại
các Quyết định số 22/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 04
năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Danh
mục thuốc BVTV được phép sử dụng,
hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam, Quyết định số 41/2005/QĐ-BNN ngày
13 tháng 07 năm 2005 về việc đăng ký đặc
cách một số loại thuốc BVTV vào Danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng tại
Việt Nam, Quyết định số 78/2005/QĐ-BNN ngày
30 tháng 11 năm 2005 về việc đăng ký chính
thức, đăng ký bổ sung, đăng ký đặc
cách một số loại thuốc BVTV vào Danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng tại
Việt Nam và Quyết định số 25/2006/QĐ-BNN,
ngày 10 tháng 04 năm 2006 về việc đăng ký
đặc cách một số loại thuốc BVTV vào Danh
mục thuốc BVTV được phép sử dụng
ở Việt Nam, khi nhập khẩu, thương nhân
chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa
khẩu.
6.2. Đối với các loại
thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV trong Danh mục
thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam
do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết
định 22/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 04 năm 2005, khi
nhập khẩu phải có giấy phép của Cục
Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
6.3. Đối với các loại
thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV ngoài Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, khi
nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Nông
nghiệp và PTNT do Cục Bảo vệ thực vật
cấp.
6.4. Cấm nhập khẩu các
loại thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc
BVTV trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng
ở Việt
6.5. Đối với các loại sinh vật sống trong lĩnh vực BVTV nhập khẩu
lần đầu để thử nghiệm phải có
giấy phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Cục
Bảo vệ thực vật cấp.
6.6. Thương nhân nhập khẩu
thuốc thành phẩm, nguyên liệu thuốc bảo vệ
thực vật ngoài Danh mục được phép sử
dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam
nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng
đã ký với nước ngoài phải có giấy phép
nhập khẩu của Cục Bảo vệ thực
vật thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và phải
chịu sự kiểm tra việc tái xuất đó của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
sản xuất thức ăn chăn nuôi
7.1. Đối với các sản
phẩm trong Danh mục TACN, nguyên liệu TACN
được nhập khẩu vào Việt Nam theo Quyết
định số 01/2006/QĐ-BNN ngày 06 tháng 01 năm 2006
của Bộ Nông nghiệp và
PTNT, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm
thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
7.2. Những loại TACN ngoài Danh
mục nêu trên khi nhập khẩu phải có giấy phép
khảo nghiệm do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT cấp. Căn cứ kết quả
khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bổ
sung vào Danh mục TACN được phép nhập khẩu
vào Việt
8.
Nhập khẩu phân bón
8.1. Đối với các loại
phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo
Quyết định số 40/2004/QĐ-BNN ngày 19 tháng 08
năm 2004 và Quyết định số 77/2005/QĐ-BNN ngày
23 tháng 11 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi
nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ
tục tại Hải quan cửa khẩu.
8.2. Những loại phân bón ngoài các
Danh mục nêu trên, khi nhập khẩu để nghiên
cứu, khảo nghiệm hoặc các trường hợp
đặc biệt khác phải được Cục
Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép.
Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ
Nông nghiệp và PTNT sẽ công nhận phân bón mới và
bổ sung vào Danh mục phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt
9.
Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng,
vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao
đổi khoa học, kỹ thuật
Tất cả vật thể là
nguồn gen cây trồng quý hiếm, vật nuôi, vi sinh
vật, chế phẩm sinh học mới dùng trong nông
nghiệp phục vụ cho mục đích nghiên cứu,
thử nghiệm, trao đổi khoa học kỹ
thuật, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải
được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành
được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm
vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ,
cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và
giấy phép khảo nghiệm theo các địa chỉ sau:
a. Cục Lâm nghiệp (Số 2
Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường
hợp thuộc Mục 1 (trừ khoản 1.2-b) của
Chương II.
b. Cục Kiểm lâm (Số 2
Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường
hợp thuộc Khoản 1.2-b của Mục 1 và Mục 2
của Chương II.
c. Cục Trồng trọt, (Số 2
Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường
hợp thuộc Mục 3, Mục 8 và Mục 9 của
Chương II.
d. Cục Chăn nuôi (Số 2
Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường
hợp thuộc Mục 4 và Mục 7 của Chương II.
đ. Cục Thú y (Số 15 ngõ 78
đường Giải Phóng-Phường Phương Mai,
Quận Đống Đa, Hà Nội): Các trường
hợp thuộc Mục 5 của Chương II.
e. Cục Bảo vệ thực
vật (149 Hồ Đắc Di-Quận Đống Đa-Hà
Nội): Các trường hợp thuộc Mục 6 của
Chương II.
2. Mẫu hồ sơ: Theo mẫu
hồ sơ do các cơ quan quản lý chuyên ngành của
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
3. Thời hạn giải quyết
hồ sơ: trong thời gian 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy
định tại Mục 1 Chương này phải có
văn bản trả lời.
4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này thay thế Thông tư
số 62/2001/TT-BNN ngày 05 tháng 06 năm 2001 về
Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành
nông nghiệp theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 04 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá thời kỳ 2001-2005, và Thông tư số
72/2001/TT-BNN ngày 09 tháng 07 năm 2001 bổ sung và sửa
đổi một số điểm của Thông tư 62
/2001/TT-BNN ngày 05 tháng 06 năm 2001 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, thương nhân và các cơ quan liên
quan kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và
PTNT để xem xét, giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức
Phát