Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 671/QĐ-BTC thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hải quan
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 671/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 671/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 24/04/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
14 TTHC mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính
Cụ thể, công bố 34 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, gồm: Thủ tục hành chính mới (14); Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung (12); Thủ tục hành chính bãi bỏ (08).
Trong đó, thủ tục hành chính mới ban hành đó là: Thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; Thủ tục trừ lùi chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng; Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông; Thủ tục hải quan đối với tàu hỏa liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh;…
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng quyết định bãi bỏ: 01 thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Tổng cục Hải quan đó là thủ tục tư vấn cho công dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính hải quan; 07 thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Chi cục Hải quan đó là thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải thủy (thuyền xuồng, ca nô) xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông;…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 671/QĐ-BTC tại đây
tải Quyết định 671/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH ________ Số: 671/QĐ-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bãi bỏ các thủ tục hành chính tại số thứ tự 15 mục 1 phần I Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; số thứ tự 8, 48, 49, 50, 51, 52 điểm C mục 2 phần I Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và số thứ tự 14 (mục 2) Quyết định số 2628/QĐ-BTC ngày 09/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện việc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lãnh đạo Bộ; - Website của Bộ Tài chính; - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - Lưu: VT, TCHQ |
BỘ TÀI CHÍNH ________ |
|
Phụ lục
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/ BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 671/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
__________________
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành:
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện
|
Vản bản quy định thủ tục hành chính |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Chi cục Hải quan (14 thủ tục) |
|||||
1 |
Thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05/9/2019 của Bộ Tài chính |
|
2 |
Thủ tục trừ lùi chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05/9/2019 của Bộ Tài chính |
|
3 |
Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 51 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ |
|
4 |
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong thời hạn nhất định |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 54 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ |
|
5 |
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 55 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ |
|
6 |
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập khác |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 55a Nghị định số 59/2018/NĐ-CP |
|
7 |
Thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 60 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP |
|
8 |
Thủ tục tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia, tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam ra nước ngoài; tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền Campuchia có số hô hiệu IMO nhập cảnh, xuất cảnh qua đường sông Tiền, sông Hậu |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 65, 66, 67, 68 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại Điểm 5 khoản 48 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Thông tư 50/2018/TT-BTC |
|
9 |
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 79 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại khoản 48 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Thông tư 50/2018/TT-BTC |
|
10 |
Thủ tục hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 74, 75, 76, 77 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại Khoản 43, 44, 45, 46 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Thông tư 50/2018/TT-BTC |
|
11 |
Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 61, 62, 63, 64 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại Khoản 31, 32, 33, 34 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Thông tư 50/2018/TT-BTC |
|
12 |
Thủ tục hải quan đối với tàu hỏa liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 69, 70, 71, 72, 73 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đối tại Khoản 40, 41, 42 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Thông tư 50/2018/TT-BTC |
|
13 |
Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 65, 66, 67, 68 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại Khoản 36, 37, 38, 39 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Thông tư 50/2018/TT-BTC |
|
14 |
Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Điều 51 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP; |
|
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
TT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên TTHC |
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Ghi rõ TTHC được sửa đổi, bổ sung đã được công bố tại Quyết định nào của Bộ Tài chính |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Tổng cục Hải quan (1 thủ tục) |
|||||||
1 |
|
Thủ tục xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu |
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính |
Hải quan |
Tổng cục Hải quan |
Số thứ tự 20 (Điểm A mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Cục Hải quan (4 thủ tục) |
1 |
|
Thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. |
Hải quan |
Cục Hải quan |
Số thứ tự 7 (Điểm B Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
2 |
|
Thủ tục tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. |
Hải quan |
Cục Hải quan |
Số thứ tự 8 (Điểm B Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
3 |
|
Thủ tục chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. |
Hải quan |
Cục Hải quan |
Số thứ tự 9 (Điểm B Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
4 |
|
Thủ tục cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. |
Hải quan |
Cục Hải quan |
Số thứ tự 10 (Điểm B Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
C. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Chi cục Hải quan (07 thủ tục) |
1 |
|
Thủ tục Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu |
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 19 (Điểm A mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
2 |
|
Thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
3 |
|
Thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam |
Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 72 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
4 |
|
Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng |
Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP; |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 47 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
5 |
|
Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sản xuất, thi công, xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm |
Điều 50 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP; |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 56 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
6 |
|
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài |
Điều 52 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP; |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 57 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
7 |
|
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm |
Điều 53 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP; |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 46 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ:
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên TTHC |
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Ghi rõ TTHC bị bãi bỏ đã được công bố tại Quyết định nào của Bộ Tài chính |
Ghi chú |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
||
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Tổng cục Hải quan (01 thủ tục) |
|||||||||
1 |
Không tìm thấy trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC |
Thủ tục tư vấn cho công dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính hải quan |
|
Hải quan |
Tổng cục Hải quan |
STT 15 mục 1 phần I Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 |
|
||
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Chi cục Hải quan (07 thủ tục) |
|||||||||
1 |
B-BTC- 171512-TT |
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải thủy (thuyền, xuồng, ca nô) xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
STT 8 điểm C mục 2 phần I Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
||
2 |
B-BTC- 120694-TT |
Thủ tục hải quan đối với ô tô khi nhập cảnh (tạm nhập) |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 48 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
||
3 |
B-BTC- 120697-TT |
Thủ tục hải quan đối với ô tô khi xuất cảnh (tái xuất) |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 49 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
||
4 |
B-BTC- 042146-TT |
Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 50 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
||
5 |
B-BTC- 121260-TT |
Thủ tục hải quan đối với tàu liên vận quốc tế nhập cảnh bằng đường sắt |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
- Số thứ tự 51 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
||
6 |
B-BTC- 121273-TT |
Thủ tục hải quan đối với tàu liên vận quốc tế xuất cảnh bằng đường sắt |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
-Số thứ tự 52 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 |
|
||
7 |
|
Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (thủ công - điện tử) |
Thông tư 50/2018/TT-BTC |
Hải quan |
Chi cục Hải quan |
Số thứ tự 14 (Mục 2) Quyết định số 2628/QĐ-BTC ngày 09/12/2016 |
|
1. THỦ TỤC KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người khai hải quan khai các thông tin trên tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 2: Trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Bước 3: Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc trên cơ sở thông tin cảnh báo về chuyển tải bất hợp pháp thì đề nghị người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Bước 4: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan đề nghị cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan có trách nhiệm gửi các chứng từ này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan cung cấp bản giấy các chứng từ cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
Bước 5: Kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, có dấu hiệu nghi ngờ người khai hai quan tẩu tán hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra ngay tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư Thông tư số 38/2018/TT-BTC hoặc xác minh tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
Trường hợp người khai hải quan không xuất trình được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất trình không đúng thời hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư số 38/2018/TT-BTC hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
- Xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan đến xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy.
+ Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết, đồng thời báo cáo kết quả xác minh về Tổng cục Hải quan.
+ Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
- Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
+ Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và gửi cho người sản xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi trực tiếp bằng thư bảo đảm hoặc fax cho người sản xuất trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
+ Trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra, trường hợp nhận được văn bản của người sản xuất đề nghị thay đổi thời gian kiểm tra thì người ban hành Quyết định kiểm tra có thể xem xét quyết định thay đổi 01 lần theo đề nghị của người sản xuất.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan hoặc người xuất khẩu không phải là người sản xuất, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương để tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
+ Tiến hành kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu và quy trình sản xuất. Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.
+ Ghi nhận quá trình, nội dung kiểm tra bằng Biên bản kiểm tra giữa đại diện theo pháp luật của người sản xuất và đoàn kiểm tra.
+ Cơ quan hải quan gửi kết quả kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người sản xuất chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra để người sản xuất biết, giải trình; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy.
+ Người sản xuất gửi nội dung giải trình tới cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy. Quá thời hạn này mà cơ quan hải quan không nhận được ý kiến giải trình, cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ hiện có để xử lý theo quy định.
+ Đối với trường hợp phức tạp, chưa đủ cơ sở kết luận, cơ quan hải quan có thể lấy ý kiến chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra.
Bước 6: Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
Bước 7: Xử lý kết quả kiểm tra, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu, kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình của người khai hải quan đủ cơ sở chứng minh nội dung khai xuất xứ hàng hóa là phù hợp thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan về xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu, kết quả kiểm tra lại cơ sở sản xuất, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình của người khai hải quan không đủ cơ sở chứng minh nội dung khai xuất xứ hàng hóa là phù hợp, cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ hiện có để xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung xuất xứ chính xác theo kết quả kiểm tra, xác minh, xác định xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan.
- Trường hợp có cơ sở nghi ngờ người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa không chính xác để chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại khác thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương để xử lý theo quy định.
Bước 8: Kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính;
+ Điện tử
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ: 04 chứng từ
1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; 01 bản chụp; hoặc
2. Quy trình sản xuất: 01 bản chụp; và
3. Bảng kê chi phí chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, trị giá sản phẩm đầu ra kèm hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: 01 bản chụp; hoặc
4. Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: 01 bản chụp;
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan đề nghị cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan có trách nhiệm gửi các chứng từ này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan cung cấp bản giấy các chứng từ quy định tại điểm a khoản này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết, đồng thời báo cáo kết quả xác minh về Tổng cục Hải quan.
Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
Cơ quan hải quan gửi kết quả kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người sản xuất chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra để người sản xuất biết, giải trình; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy;
Người sản xuất gửi nội dung giải trình tới cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy. Quá thời hạn này mà cơ quan hải quan không nhận được ý kiến giải trình, cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ hiện có để xử lý theo quy định;
Đối với trường hợp phức tạp, chưa đủ cơ sở kết luận, cơ quan hải quan có thể lấy ý kiến chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khai hải quan
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan hoặc xử lý vi phạm theo quy định.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Điều 27 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
+ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016;
+ Điều 32, Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;
+ Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018;
+ Điều 16 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ.
+ Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính
2. THỦ TỤC TRỪ LÙI CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
- Trình tự thực hiện:
* Trường hợp khai báo thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Bước 1: Người khai hải quan đăng ký theo dõi trừ lùi C/O trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 01/CT/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC, nộp 01 bản chụp C/O thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và 01 bản chính C/O cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu lô hàng đầu tiên từ kho ngoại quan vào nội địa.
Bước 2: Trên cơ sở đề nghị trừ lùi của người khai hải quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo mẫu số 03/TDTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và thông báo cho người khai hải quan biết thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Bước 3: Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2019 của Bộ Tài chính. Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan;
Trường hợp người khai hải quan chưa có C/O để lập Phiếu theo dõi trừ lùi trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu lô hàng đầu tiên và các lần nhập khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai chậm nộp C/O theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Khi nộp bổ sung C/O, người khai hải quan thực hiện đăng ký theo dõi trừ lùi C/O như bước 1 nêu trên. Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi tại thời điểm người khai hải quan nộp bản chính C/O trong thời hạn quy định, kiểm tra C/O theo quy định và thực hiện trừ lùi cho các lô hàng nhập khẩu đã khai nộp bổ sung C/O trước thời điểm lập Phiếu theo dõi trừ lùi. Người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi, trừ lùi trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Khi làm thủ tục nhập khẩu cho các lô hàng tiếp theo, người khai hải quan thực hiện khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan theo quy định, Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai bổ sung sau thông quan.
Bước 4: Công chức hải quan tra cứu nội dung Phiếu theo dõi trừ lùi trên hệ thống, cập nhật số lượng trừ lùi vào Phiếu theo dõi trừ lùi tương ứng với số lượng hàng hóa được nhập khẩu vào nội địa;
Bước 5: Khi người khai hải quan nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên C/O, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan tổng hợp lượng hàng hóa đã nhập khẩu, xác nhận đã nhập khẩu hết lượng hàng của C/O trên Phiếu theo dõi lùi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
* Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng theo dõi trừ lùi C/O
Bước 1: Người khai hải quan nộp 01 bản chính văn bản đăng ký theo dõi trừ lùi C/O theo mẫu số 02/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và 01 bản chính C/O cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Bước 2: Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập 02 Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 03/TDTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, gửi 01 bản cho người khai hải quan để xuất trình cho Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu cho từng lần nhập khẩu và lưu 01 bản để theo dõi, tiến hành thanh khoản khi người khai hải quan nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên Phiếu theo dõi trừ lùi.
Bước 3: Khi làm thủ tục hải quan cho từng lần nhập khẩu, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, xuất trình bản gốc Phiếu theo dõi trừ lùi và nộp bản chụp C/O để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.
Bước 4: Công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung Phiếu theo dõi, trừ lùi với C/O và tiến hành trừ lùi hàng hóa trên bản gốc Phiếu theo dõi, trừ lùi do người khai hải quan xuất trình, ký xác nhận số lượng hàng hóa nhập khẩu từng lần trên Phiếu theo dõi trừ lùi và lưu bản sao Phiếu theo dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi có xác nhận của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và bản chụp C/O trong hồ sơ hải quan;
Bước 5: Khi nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên Phiếu theo dõi trừ lùi, người khai hải quan nộp bản gốc Phiếu theo dõi trừ lùi cho Chi cục Hải quan làm thủ tục cho lần nhập khẩu cuối cùng của lô hàng để xác nhận đã nhập khẩu hết lượng hàng;
Bước 6. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho lần nhập khẩu cuối cùng của lô hàng có trách nhiệm gửi Phiếu theo dõi trừ lùi cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Bước 7: Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan kiểm tra, đối chiếu với bản lưu Phiếu theo dõi trừ lùi, xác nhận tổng số lượng hàng hóa đã nhập khẩu trên C/O và trên 02 bản gốc Phiếu theo dõi trừ lùi và lưu hồ sơ hải quan theo quy định.
* Trường hợp lô hàng đăng ký tờ khai một lần theo quy định tại Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 60 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, người khai hải quan được sử dụng C/O để theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu vào nội địa.
Thủ tục đăng ký, lập Phiếu theo dõi trừ lùi và theo dõi trừ lùi thực hiện theo tương tự như các Bước nêu trên.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính, hoặc
+ Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ:
1. Trường hợp gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
- Chỉ tiêu thông tin đăng ký trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (Mẫu số 01/CT/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính).
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): nộp 01 bản chính cho Chi cục quản lý kho ngoại quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu lô hàng đầu tiên từ kho ngoại quan vào nội địa và 01 bản chụp thông qua Hệ thống xử lý dự liệu điện tử hải quan.
- Khai số của Phiếu trừ lùi trên tờ khai hải quan điện tử.
2. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng theo dõi trừ lùi C/O
- Văn bản đăng ký theo dõi trừ lùi C/O theo mẫu số 02/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính: 01 bản chính.
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 01 bản chính.
- Khai số của Phiếu trừ lùi trên tờ khai hải quan điện tử.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khai hải quan
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu cho từng lần nhập khẩu.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lô hàng được trừ lùi C/O cho từng lần nhập khẩu.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu số 01/CT/ĐNTL/GSQL tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tàì chính;
+ Mẫu số 02/ĐNTL/GSQL tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Một lô hàng đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa nhiều lần.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Điều 27 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
+ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016;
+ Điều 32, Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;
+ Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018;
+ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ.
+ Điều 23 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
+ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
6. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng.
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay: 01 bản chụp;
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải: theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan cửa khẩu
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Xác nhận thông quan
- Phí, lệ phí: 20.000 vnđ (Thông tư số 276/2016/TT-BTC)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có);
+ Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thời hạn tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 24 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 51 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
+ Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập sau khi hàng hóa được tái xuất, tái nhập hết.
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử;
+ Tờ khai hải quan giấy trong trường hợp hàng hóa được mang theo hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
- Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
I. Hồ sơ tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Trường hợp sử dụng tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
c) Văn bản về việc tham gia các công việc: 01 bản chụp;
d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
II. Hồ sơ tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Trường hợp sử dụng tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
b) Văn bản về việc tham gia các công việc: 01 bản chụp;
c) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan giải quyết TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan, thanh khoản tờ khai.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thời hạn tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế.
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
+ Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập sau khi hàng hóa được tái xuất, tái nhập hết.
- Cách thức thực hiện: Điện tử;
- Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
I. Hồ sơ tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
II. Hồ sơ tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan giải quyết TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án hoặc Chi cục Hải quan thuận tiện đối với hàng hóa tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập của doanh nghiệp chế xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan, thanh khoản tờ khai.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thời hạn tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 28 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
11. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập khác.
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
+ Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập sau khi hàng hóa được tái xuất, tái nhập hết.
- Cách thức thực hiện: Điện tử;
- Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
I. Hồ sơ tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
II. Hồ sơ tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày,
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan giải quyết TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan, thanh khoản tờ khai.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Thời hạn tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan.
+ Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tái xuất theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất;
+ Trường hợp quá thời hạn mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 29 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 bổ sung Điều 55a Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
12. Thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi.
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai hải quan cho người khai hải quan
- Cách thức thực hiện:
Người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai giấy.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
1. Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính;
2. Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu có dấu xác nhận của cơ quan xuất cảnh, nhập cảnh đối với người nhập cảnh: 01 bản chụp;
3. Tờ khai xuất nhập cảnh có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập cảnh đối với người nhập cảnh: 01 bản chính;
4. Chứng từ vận tải trong trường hợp hành lý của người nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi: 01 bản chụp;
5. Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người xuất cảnh, người nhập cảnh
- Cơ quan giải quyết TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: Chi cục Hải quan
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí (nếu có): không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Khi làm thủ tục nhập khẩu hành lý vượt quá định mức miễn thuế, người nhập cảnh không có tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh thì không được áp dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế và thực hiện chính sách quản lý đối với hàng hóa hập khẩu của hành lý vượt định mức miễn thuế;
+ Người nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hành ký về đến cửa khẩu.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 31 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 bổ sung Điều 60 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Thủ tục hải quan đối với tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia, tàu thuyền nước ngoài từ Camphuchia quá cảnh Việt Nam ra nước ngoài; tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền Camphuchia có số hô hiệu IMO nhập cảnh, xuất cảnh qua đường sông Tiền, sông Hậu
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan tạo lập thông tin và gửi lên cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với các chứng từ khai báo, xuất trình đã được khai báo điện tử) và xuất trình các bản khai (đối với các chứng từ phải xuất trình bản giấy).
+ Bước 2: Các cơ quan quản lý tại cảng tiếp nhận, khai thác thông tin để hoàn thành thủ tục cho phương tiện.
- Cách thức thực hiện:
+ Khai báo bằng phương thức điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
1. Nhập cảnh:
a) Bản khai chung;
b) Bản khai hàng hóa trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;
c) Thông tin về vận đơn: vận đơn chủ (master bill of lading), vận đơn thứ cấp (house bill of lading) trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;
d) Danh sách thuyền viên;
đ) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;
e) Bản khai dự trữ của tàu;
g) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách;
h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
2. Xuất cảnh:
a) Bản khai chung;
b) Bản khai hàng hóa trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;
c) Danh sách thuyền viên;
d) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;
đ) Bản khai dự trữ của tàu;
e) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách;
g) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Khi tàu biển xuất cảnh, nếu không có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì người khai hải quan chỉ phải nộp bản khai chung
3. Quá cảnh
Khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu thuyền quá cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan như với trường hợp nhập cảnh; khi làm thủ tục xuất cảnh, nếu có sự thay đổi về các chứng từ khi nhập cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan gồm các chứng từ đã có sự thay đổi so với lúc nhập cảnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn cung cấp hồ sơ:
1. Đối với tàu thuyền nhập cảnh:
a) Bản khai hàng hóa, thông tin về vận đơn: Chậm nhất là 12 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình dưới 5 ngày; chậm nhất 24 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình khác;
b) Các chứng từ về Bản khai chung, Danh sách thuyền viên, Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu; Bản khai dự trữ của tàu; Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách; Bản khai hàng hóa nguy hiểm: Chậm nhất 08 giờ trước khi dự kiến cập cảng.
Trường hợp người khai hải quan không có đầy đủ thông tin về vận đơn thứ cấp thì người phát hành vận đơn thứ cấp gửi thông tin của vận đơn thứ cấp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn quy định nêu trên.
Trường hợp hệ thống gặp sự cố không thực hiện được các giao dịch điện tử và trường hợp nộp hồ sơ giấy thì người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan trong thời hạn chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu biển đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng theo kế hoạch Điều động.
Ngay sau khi hệ thống được phục hồi, người khai hải quan tạo lập và gửi thông tin điện tử lên cổng thông tin một cửa quốc gia
2. Đối với tàu thuyền xuất cảnh: Chậm nhất 01 giờ trước khi xuất cảnh
3. Đối với tàu thuyền quá cảnh: Khi nhập cảnh thực hiện thời hạn như quy định đối với tàu thuyền nhập cảnh, khi xuất cảnh thực hiện thời hạn như quy định đối với tàu thuyền xuất cảnh.
- Thời hạn giải quyết: Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan đối với tàu liên vận nhập cảnh, xuất cảnh: Không quá 01 giờ kể từ khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cảng vụ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo hoàn thành thủ tục hải quan tàu.
- Phí, lệ phí: Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy (tàu): 500.000 đồng/phương tiện.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Bản khai chung - Mẫu số 42 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
b) Bản khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển; Mẫu số Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
c) Bản khai thông tin về vận đơn thứ cấp - Mẫu số 13 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
đ) Danh sách thuyền viên- Mẫu số 47 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
e) Danh sách hành khách - Mẫu số 48 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
g) Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có) theo Mẫu số 51 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm mẫu số 49 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
e) Bản khai dự trữ của tàu - Mẫu số 50 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Điểm 5 Khoản 48 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 79 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
- Điều 65 - 68 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 - 39 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
- Điều 72, 87, 88, 89, 90, 92 Nghị đinh số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết Luật hàng hải về quản lý hoạt động hàng hải.
- Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính Ban hành chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chể độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa phương tiện quá cảnh
Mẫu số 42
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
-----------------
BẢN KHAI CHUNG
GENERAL DECLARATION
|
|
Đến |
|
Rời |
|||||||
1.1 Tên và loại tàu: |
2. Cảng đến/rời |
3. Thời gian đến/rời cảng |
|||||||||
1.2 Số IMO: |
|||||||||||
1.3 Hô hiệu: |
|||||||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||||||
4. Quốc tịch tàu: |
5. Tên thuyền trưởng: |
6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: |
|||||||||
7. Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng): |
8. Tên và địa chỉ liên lạc của người làm thủ tục: Name and contact details of the procedurer |
||||||||||
9. Tổng dung tích: |
10. Dung tích có ích: |
||||||||||
11. Vị trí tàu tại cảng: Position of the ship in the port (berth or station) |
|||||||||||
12. Đặc điểm chính của chuyến đi: Các cảng trước: Các cảng sẽ đến: Các cảng sẽ dỡ hàng: Số hàng còn lại: |
|||||||||||
13. Thông tin về hàng hóa vận chuyển trên tàu: |
|||||||||||
Loại hàng hóa |
Tên hàng hóa |
Số lượng hàng hóa |
Đơn vị tính |
||||||||
Thông tin về hàng hóa quá cảnh |
|||||||||||
Loại hàng |
Tên hàng hóa |
Số lượng hàng hóa |
Số lượng hàng hóa quá cảnh xếp dỡ tại cảng |
Đơn vị tính |
|||||||
14. Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng) |
15. Số hành khách |
16. Ghi chú (Mớn nước mũi, lái, trọng tải toàn phần, chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao tĩnh không) và các thông tin cần thiết khác (nếu có). Remarks (Draft, DWT, LOA, Breadth, Clearance height) and others (If any) |
|||||||||
|
|
||||||||||
Tài liệu đính kèm (ghi rõ số bản) |
|||||||||||
17. Bản khai hàng hóa: |
18. Bản khai dự trữ của tàu |
||||||||||
19. Danh sách thuyền viên |
20. Danh sách hành khách |
21. Yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải |
|||||||||
22. Bản khai hành lý thuyền viên(*) |
23. Bản khai kiểm dịch y tế(*) |
||||||||||
24. Mã số Giấy phép rời cảng (*) |
|
||||||||||
|
…., ngày ... tháng ... năm 20...
|
(*) Mục này chỉ khai khi tàu đến cảng
only on arrival
Mẫu số 43
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI HÀNG HÓA
CARGO DECLARATION
|
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
||
|
1.1 Tên tàu |
2. Cảng lập bản khai: |
||||||
|
1.2 Số IMO: |
|||||||
|
1.3 Hô hiệu: |
|||||||
|
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
|
3. Quốc tịch tàu: |
4. Tên thuyền trưởng: |
5. Cảng bốc/dỡ hàng hóa: |
|||||
Vận đơn số* B/L No |
6. Ký hiệu và số hiệu hàng hóa |
7. Số và loại bao kiện; loại hàng hóa, mã hàng hóa |
8. Tổng trọng lượng |
9. Kích thước |
||||
|
Xuất khẩu |
|
|
|
||||
|
… |
|
|
|
||||
|
Nhập khẩu |
|
|
|
||||
|
… |
|
|
|
||||
|
Nội địa |
|
|
|
||||
|
... |
|
|
|
||||
|
Hàng quá cảnh xếp dỡ tại cảng |
|
|
|
||||
|
... |
|
|
|
||||
|
Hàng quá cảnh không xếp dỡ The quantity of cargo in transit |
|
|
|
||||
|
... |
|
|
|
||||
|
Hàng trung chuyển |
|
|
|
||||
* Số Vận đơn: Khai cảng nhận hàng chính thức theo phương thức vận tải đa phương thức hoặc vận đơn suốt.
B/L No: Also state original port by shipment using multimodal transport document or through Bill of Lading
|
…….., ngày …… tháng ……. năm 20 …
|
Mẫu số 13
BẢN KHAI THÔNG TIN VỀ VẬN ĐƠN THỨ CẤP
HOUSE BILL OF LADING DECLARATION
1. Tên tàu |
2. Cảng xếp hàng |
3. Cảng dỡ hàng |
4. Số vận đơn |
||||||
5. Người gửi hàng |
6. Cảng chuyển tải/quá cảnh |
7. Cảng giao hàng/ cảng đích |
8. Ngày vận đơn |
9. Ngày khởi hành |
|||||
10. Người nhận hàng |
|
|
|
||||||
STT |
Mã hàng (HS code if avail.) |
Mô tả hàng hóa |
Tổng trọng lượng |
Kích thước/thể tích (Dimension/tonnage) (14) |
Số hiệu cont |
Số seal |
|||
1 |
|
|
|
|
|
||||
2 |
|
|
|
|
|
||||
3 |
|
|
|
|
|
||||
Mẫu số 47
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
CREW LIST
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
||||
1.1 Tên tàu: |
2. Cảng đến/rời: |
3. Ngày đến/rời: |
|||||||
1.2 Số IMO: |
1.3 Hô hiệu: |
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
4. Quốc tịch tàu: |
5. Cảng rời cuối cùng: |
||||||||
STT |
Họ và tên |
Chức danh |
Quốc tịch |
Ngày và nơi sinh |
Loại và Số giấy tờ nhận dạng (Hộ chiếu của thuyền viên) |
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
…….., ngày …… tháng …. năm 20 …
|
Mẫu số 48
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
PASSENGER LIST
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
|||||||
1.1 Tên tàu: |
2. Cảng đến/rời: |
3. Ngày đến/rời: |
||||||||||
1.2 Số IMO: |
1.3 Hô hiệu: |
1.4 Số chuyến đi: |
||||||||||
4. Quốc tịch tàu: |
|
|||||||||||
Họ và tên |
Quốc tịch |
Ngày và nơi sinh |
Loại Hộ chiếu |
Số hộ chiếu |
Cảng lên tàu |
Cảng rời tàu |
Hành khách quá cảnh hay không |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
…….., ngày … tháng …. năm 20 …
|
Mẫu số 49
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI HÀNG HÓA NGUY HIỂM
DANGEROUS GOODS MANIFEST
1.1 Tên tàu |
1.2 Số IMO |
2. Quốc tịch tàu |
1.5 Tên thuyền trưởng: |
|||||||||
1.3 Hô hiệu |
3. Cảng nhận hàng |
4. Cảng trả hàng |
1.6 Đại lý tàu biển: |
|||||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|
|
|
|||||||||
5. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa và mã số tham chiếu |
6. Ký hiệu và số kiện |
7. Số và loại bao kiện |
8. Cty vận chuyển |
9. Loại hàng hóa |
10. Số UN |
11. Nhóm hàng |
12. Nhóm phụ số |
13. Điểm bốc cháy |
14. Ô nhiễm biển |
15. Tổng khối lượng |
16. EmS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông tin bổ sung: |
||||||||||||
|
…….., ngày … tháng …. năm 20 …
|
Mẫu số 50
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI DỰ TRỮ CỦA TÀU
SHIP’S STORES DECLARATION
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
||
1.1 Tên tàu: |
2. Cảng đến/rời: |
3. Ngày đến/rời: |
|||||
1.2 Số IMO: |
|||||||
1.3 Hô hiệu: |
|||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
4. Quốc tịch tàu: |
5. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: |
||||||
6. Số người trên tàu |
7. Thời gian ở cảng |
|
|||||
8. Tên vật phẩm |
9. Số lượng |
10. Vị trí tên tàu |
11. Sử dụng ở trên tàu |
||||
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
||||
|
…….., ngày …… tháng ……. năm 20 …
|
Mẫu số 51
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI HÀNH LÝ THUYỀN VIÊN, HÀNH KHÁCH
PASSENGER'S EFFECTS, CREW’S EFFECTS DECLARATION
|
Trang số: |
||||||
1.1 Tên tàu: |
|
||||||
1.2 Số IMO: |
|||||||
1.3 Hô hiệu: |
|||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
2. Quốc tịch tàu: |
|||||||
3. TT |
4. Họ và tên |
5. Chức danh Rank or rating |
6. Hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế (*) |
7. Chữ ký |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Ví dụ: Rượu, cồn, thuốc lá bao, thuốc lá sợi v.v…
e.g. wines, spirits, cigarettes, tobaco, etc…
|
….…….., ngày …… tháng … năm 20 …
|
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy (thuyền xuồng, ca nô) xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người khai hải quan khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập; nộp, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải.
Trường hợp khi tái xuất hoặc tái nhập mà người khai hải quan không xuất trình được tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu thì phải giải trình và khai báo lại trên tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập.
Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có);
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì in tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIET NAM CUSTOMS” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên tờ khai, giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; lưu hồ sơ tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất
+ Trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiểu sót cần bổ sung cho người khai hải quan.
- Cách thức thực hiện:
+ Thủ công (trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
1. Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh (thuyền xuồng, ca nô nước ngoài tạm nhập; thuyền xuồng, ca nô Việt Nam tái nhập), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Giấy phép vận tải đường thủy qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền: Xuất trình bản chính;
b) Giấy đăng ký phương tiện đối với phương tiện vận tải đường thủy nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính;
c) Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất: Nộp 01 bản chính hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm xuất - tái nhập có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính;
d) Danh sách người trên phương tiện vận tải đường thủy (nếu có): Nộp 01 bản chính;
đ) Bản kê nguyên liệu, vật dụng dự trữ trên phương tiện vận tải đường thủy: Nộp 01 bản chính;
e) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy: Nộp 01 bản chính;
g) Bản khai hàng hóa trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hàng hóa: Nộp 01 bản chính;
h) Danh sách hành khách trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính.
2. Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy xuất cảnh (thuyền xuồng, ca nô nước ngoài tái xuất; thuyền xuồng, ca nô Việt Nam tạm xuất), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Giấy phép vận tải đường thủy qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền: Xuất trình bản chính;
b) Giấy đăng ký phương tiện đối với phương tiện vận tải đường thủy Việt Nam tạm xuất: Xuất trình bản chính;
c) Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm xuất - tái nhập: Nộp 01 bản chính hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: Nộp 01 bản chính;
d) Danh sách người trên phương tiện vận tải đường thủy (nếu có): Nộp 01 bản chính;
đ) Bản kê nguyên liệu, vật dụng dự trữ trên tầu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp bản chính.
e) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy: Nộp 01 bản chính;
g) Bản khai hàng hóa trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hàng hóa: Nộp 01 bản chính;
h) Danh sách hành khách trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập.
- Phí, lệ phí (nếu có): Lệ phí với phương tiện quá cảnh: 200.000 đồng/phương tiện
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm nhập - tái xuất: Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính;
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm xuất - tái nhập: Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Điều 79 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
- Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính Ban hành chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠM NHẬP - TÁI XUẤT |
Số tờ khai (Declaration No.): …………/TN/HQCK…..………,
Ngày (date-d/m/y): …../…./20…..
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
A. Người điều khiển phương tiện (Skipper/Master’s Detail): - Họ và tên/Full name: …………………………; - Quốc tịch/Nationality: ………………………..; - Hộ chiếu số/Passport No: …………………..; - Giấy thông hành số/Border Pass No: …….; + Ngày cấp/Issue Date: ……………………….; + Nơi cấp/Issue Place: ………………………..; - Địa chỉ/Address: …………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: …………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: …………………..; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: ……...; - Nước đăng ký/Registering Country: ……….; - Tải trọng/Loading Capacity: ………..……..; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Master is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: ………………………; + Quốc tịch/Nationality: ………………………; + Địa chỉ/Address: …………………………….; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới/Permitted Document of means of transportation: - Giấy phép qua biên giới số/Transit No: ……; - Ngày cấp/Issue date: ……………………….; - Cơ quan cấp/Issue by: ……………………….; - Thời hạn cho phép/Duration Allowed for being in Việt Nam: ……. ngày/days; Ngày tái xuất/Re-exportation date: …….; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: ………; - Cửa khẩu tái xuất/Exit Checkpoint: ……….; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách (informations of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/goods name: ……………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ………………………….…..ngày: …/…/20...; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; |
I. XÁC NHẬN TẠM NHẬP (TEMPORARY-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: (Authentication of customs documents receiver) □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: (Authentication of examiner of means of transportation) □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ………………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức: |
|
II. XÁC NHẬN TÁI XUẤT (RE-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: (Authentication of customs documents receiver) - Cửa khẩu tái xuất: …………………….; - Ngày: ……./……/20…….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: ……………………………………. ………………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức |
||
|
Ngày (date-d/m/y)...../…../20 …. |
|
Ghi chú/Note: Khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/suplemental Declaration (if any) in verso. |
||
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: ………………………………..; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………….; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành: (Passport or Border-pass No.): …………………………………, + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/…../20…… b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số: (Permitted document No. allowing such extenssion) ………………………., + Được phép lưu hành đến hết ngày (Duration of operation extended to): ……/…../20……, + Cơ quan gia hạn: (Authority allowing such extension): ………………………………….. + Ngày cấp (date-d/m/y): …../…../20…… - Lý do gia hạn: (Reason(s) for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ……………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: ………………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ……. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20……. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ……………. ………………………………………… + Ngày (Date): …../…../20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠM XUẤT-TÁI NHẬP |
Số tờ khai (Declaration No.): …………………./TN/HQCK…………………,
Ngày (date-d/m/y): ……/..../20…..
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
|
A. Người điều khiển phương tiện (Skipper/Master’s Detail): - Họ và tên/Full name: ………………………………; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………..; - Hộ chiếu số/Passport No: ………………………..; - Giấy thông hành số/Border Pass No: ………….; + Ngày cấp/Issue Date: …………………………….; + Nơi cấp/Issue Place: ……………………………..; - Địa chỉ/Address: ………………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: ………………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: ………………………..; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: …………...; - Nước đăng ký/Registering Country: …………….; - Tải trọng/Loading Capacity: ……………….……..; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Master is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: ……………………………; + Quốc tịch/Nationality: ……………………………; + Địa chỉ/Address: ………………………………….; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới/Permitted Document of means of transportation: - Giấy phép qua biên giới số/Transit No: ……….; - Ngày cấp/Issue date: …………………………….; - Cơ quan cấp/Issue by: .………………………….; - Thời hạn cho phép/Duration Allowed for being in Việt Nam: ……. ngày/days; Ngày tái nhập/Re-importation date: ………….….; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: ……………; - Cửa khẩu tái nhập/Entry Checkpoint: ………….; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách (informations of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/goods name: …………………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No: …………………………………..ngày: …/…/20...; □ Số lượng/numbers: ……….. khách/passengers; |
I. XÁC NHẬN TẠM XUẤT (TEMPORARY-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức: |
|
|
II. XÁC NHẬN TÁI NHẬP (RE-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: - Cửa khẩu tái nhập: ……………………; - Ngày: ……./……/20…….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức |
|||
|
Ngày (date-d/m/y) ......./…../20…. |
|
|
Ghi chú/Note: Khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/suplemental Declaration (if any) in verso. |
|
||
|
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) (Changes made to the means of transportation (if any)): a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: …………………………..; - Quốc tịch/Nationality: ………………………….; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: …..…………………………………..; - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành: ………….., + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/…../20…….. b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số (Permitted document No. allowing such extenssion) ………………….., + Được phép lưu hành đến hết ngày (Duration of operation extended to): ……/ …../20……, + Cơ quan gia hạn (Authority allowing such extension): …………………………………….. + Ngày cấp (date-d/m/y): …../…../20…… - Lý do gia hạn: (Reason(s) for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ………………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: ……………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: …………………………..……. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ……….khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20……. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ………. ……………………………………… + Ngày (Date): ….. /…../20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠM XUẤT-TÁI NHẬP |
Số tờ khai (Declaration No.): …………/TN/HQCK…..………,
Ngày (date-d/m/y): …../…./20…..
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
A. Người điều khiển phương tiện/Skipper/Master’s Detail: - Họ và tên/Full name: ………………………………; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………..; - Hộ chiếu số/Passport No: ………………………..; - Giấy thông hành số/Border Pass No: ………….; + Ngày cấp/Issue Date: …………………………….; + Nơi cấp/Issue Place: ……………………………..; - Địa chỉ/Address: ………………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: ………………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: ………………………..; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: …………...; - Nước đăng ký/Registering Country: …………….; - Tải trọng/Loading Capacity: ………………..……..; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Master is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: ……………………………; + Quốc tịch/Nationality: ……………………………; + Địa chỉ/Address: ………………………………….; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới/Permitted Document of means of transportation: - Giấy phép qua biên giới số/Transit No: ……….; - Ngày cấp/Issue date: …………………………….; - Cơ quan cấp/Issue by: ………………………….; - Thời hạn cho phép/Duration Allowed for being in Việt Nam: ……. ngày/dats; Ngày tái nhập/Re-importation date: ………….….; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: ……………; - Cửa khẩu tái nhập/Entry Checkpoint: …………….; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách (informations of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: …………………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No: …..ngày: …/…/20...; □ Số lượng/numbers: ……….. khách/passengers; |
I. XÁC NHẬN TẠM XUẤT (TEMPORARY-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức: |
|
II. XÁC NHẬN TÁI NHẬP (RE-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: - Cửa khẩu tái nhập: ………………….; - Ngày: ……./……/20…….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức |
||
|
Ngày (date-d/m/y) ......./…../20…. |
|
Ghi chú/Note: Khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/suplemental Declaration (if any) in verso. |
||
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: ………………………………..; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………….; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: ….……………………………………………..; - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành: ………….., + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/…../20…….. b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số (No of permitted document allowing such extenssion): …………………………., + Được phép lưu hành đến hết ngày (Duration of operation extended to): ……/…../20……, + Cơ quan gia hạn (Authority allowing such extension): ………………………………….. + Ngày cấp (date-d/m/y): …../…../20…… - Lý do gia hạn: (Reason(s) for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ………………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/goods name: ………………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ……………………………………. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20……. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ……………. ………………………………………… + Ngày (Date): ….. /…../20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
Thủ tục hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính; nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định, đưa phương tiện vào vị trí kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
Trường hợp khi tái xuất hoặc tái nhập mà người khai hải quan không xuất trình được tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu thì phải giải trình và khai báo lại trên tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập.
Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và kiểm tra hồ sơ; kiểm tra nội dung các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định:
+ Trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì in tờ khai phương tiện tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIET NAM CUSTOMS” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên tờ khai, giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; lưu hồ sơ tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất;
+ Trường hợp không sử dụng được phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ, cơ quan hải quan cấp phát miễn phí tờ khai phương tiện vận tải cho người khai hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin vào tờ khai phương tiện vận tải.
Bước 3: Cơ quan hải quan thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh, xuất cảnh như sau: Trên cơ sở thực hiện quản lý rủi ro, hoặc trường hợp có cơ sở xác định trên phương tiện có hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế phương tiện hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Đối với một số trường hợp đặc thù:
- Phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cùng một cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan phương tiện vận tải 01 lần trong thời hạn 30 ngày. Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được cơ quan Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất hoặc tái nhập cuối cùng.
- Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì thủ tục như sau:
+ Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khai vào tờ khai phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải;
+ Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và thông báo cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp, theo dõi, xử lý.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Giấy phép liên vận hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
- Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập, Việt Nam tạm xuất: Xuất trình bản chính;
- Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;
- Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập-tái xuất có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất/tạm nhập: Nộp 01 bản chính.
* Đối với ô tô nhập cảnh, xuất cảnh theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS), thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định và các văn bản hướng dẫn.
* Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải quy định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam và phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch quy định tại Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch:
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: Xuất trình bản chính;
+ Giấy đăng ký phương tiện: Xuất trình bản chính;
+ Đối với trường hợp nhập cảnh: Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất: 01 bản chính; đối với trường hợp xuất cảnh: Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập: Nộp 01 bản chính”.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn nộp hồ sơ: Khi ô tô, mô tô, xe gắn máy đến cửa khẩu biên giới
- Thời hạn giải quyết: Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có,
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
- Phí, lệ phí: Lệ phí với phương tiện quá cảnh đường bộ (ô tô): 200.000 đồng/phương tiện.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất: Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính;
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập: Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu:
a) Ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế của khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định;
b) Ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.
+ Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
+ Phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam đã làm thủ tục tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, khi tái xuất sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.”
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Điều 74, 75, 76, 77 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 43, 44, 45, 46 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018; Điều 80 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015.
- Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính Ban hành chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
Mẫu số 01-Phụ lục V
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠM NHẬP-TÁI XUẤT |
Số tờ khai (Declaration No.): ……………../TN/HQCK…………….,
Ngày (date-d/m/y): …../...…/20……
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
A. Người điều khiển phương tiện/Driver’s Detail: - Họ và tên/Full name: ……………………………; - Quốc tịch/Nationality: …………………………….; - Hộ chiếu số/Passport No.: ……………………….; - Giấy thông hành số/Border Pass No: ………….; + Ngày Cấp/Issue Date: ……………………………; + Nơi Cấp/Issue Place: …………………………….; - Địa chỉ/Address: ………………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: ………………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: …………………………; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: ……………; - Nước đăng ký/Registering Country: …………….; - Mẫu/color: ………….; - Số chỗ ngồi/seats: ….…..; - Số khung/Chassis Serial No.: ……………………..; - Số máy/Engine Serial No.: …………………………; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Driver is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: …………………………….; + Quốc tịch/Nationality: …………………………..; + Địa chỉ/Address: ………………………………..; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới (Permitted Document of means of transportation): - Giấy phép qua biên giới so/Transit No: ………….; - Ngày Cấp/Issue date: ………………………………; - Cơ quan cấp/Issue by: …………………………….; - Thời hạn cho phép/Duration allowed for being in Viết Nam: ……………………. ngày/days; Ngày tái xuất/Re-exportation date: ………………..; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: ………………………………………………………..; |
I. XÁC NHẬN TẠM NHẬP (TEMPORARY-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: (Authentication of customs documents receiver) □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: (Authentication of examiner of means of transportation) □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………… ………………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức: ……………………. II. XÁC NHẬN TÁI XUẤT (RE-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: (Authentication of customs documents receiver) - Cửa khẩu tái xuất: ………………………; - Ngày: ……/ ……./20……….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: (Authentication of examiner of means of transportation) □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: ……. giờ …… ngày ……/...../20 ….. Ký, đóng dấu công chức ……………………. |
- Cửa khẩu tái xuất/Exit Checkpoint: ………………………………………………………; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách/information of commodity, passengers: □ Hàng hóa /Commodity: - Tên hàng/Name of goods: ……………………………………………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No.: ……………………………... ngày:..../..../20....; □ Số lượng/Numbers: ……… khách/passengers; |
|
Ngày (date-d/m/y) …/..../20... Ghi chú/Note: khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/Supplemental declaration (if any) in verso. |
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: …………………………..; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: …..………………………………………..; - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành/Passport or Border-pass No.:…………….………………; + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/…../20….. b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số: (Permitted document No. allowing such extenssion): ……………………………………………………….; + Được phép lưu hành đến hết ngày: (Duration of operation extended to): ……/…../20……, + Cơ quan gia hạn: (Authority allowing such extension): ………………………………………… + Ngày cấp (date-d/m/y): …../…../20…… - Lý do gia hạn: (Reason for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ……………………………………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: ………………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ……. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20…. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ……………. ………………………………………… + Ngày (Date): …../…../20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠM NHẬP-TÁI XUẤT |
Số tờ khai (Declaration No.): …………/TN/HQCK…..………,
Ngày (date-d/m/y): …../…./20…..
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
|
A. Người điều khiển phương tiện/Driver’s Detail: - Họ và tên/Full name: ………………………………; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………..; - Hộ chiếu số/Passport No: ………………………..; - Giấy thông hành số/Border Pass No: ………….; + Ngày cấp/Issue Date: …………………………….; + Nơi cấp/Issue Place: ……………………………..; - Địa chỉ/Address: …………………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: ………………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: ………………………..; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: …………...; - Nước đăng ký/Registering Country: …………….; - Mẫu/color: …………; - Số chỗ ngồi/seats: ……..; - Số khung/Chassis Serial No.: ……………………; - Số máy/Engine Serial No.: ………………………….; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Driver is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: ………………………………; + Quốc tịch/Nationality: ………………………………; + Địa chỉ/Address: …………………………………….; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới/Permitted Document of means of transportation: - Giấy phép qua biên giới số/Transit No: ………….; - Ngày cấp/Issue date: ……………………………….; - Cơ quan cấp/Issue by: …………………………….; - Thời hạn cho phép/Duration Allowed for being in Việt Nam: ……. ngày/days; Ngày tái xuất/Re-exportation date: …….; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: ………………; - Cửa khẩu tái xuất/Exit Checkpoint: ……………….; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách (informations of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/goods name: ……………………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No: …..ngày: …/…/20...; □ Số lượng/numbers: ……….. khách/passengers; |
I. XÁC NHẬN TẠM NHẬP (TEMPORARY-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: ……………………………. ………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: …….. giờ ….. ngày …./…../20….. |
|
|
II. XÁC NHẬN TÁI XUẤT (RE-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: - Cửa khẩu tái xuất: ……………….; - Ngày: ……./……/20…….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: ………………………………. …………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: ….. giờ ……. ngày …../…../20…… Ký, đóng dấu công chức …………………. |
|||
|
Ngày (date-d/m/y) ......./…../20…. |
|
|
Ghi chú/Note: khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/suplemental Declaration (if any) in verso. |
|
||
|
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: ……………………………..; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………….; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: …..………………………………………..; - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành: ………….., + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/…../20….. b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số: ………………………., (No of permitted document allowing such extenssion): + Được phép lưu hành đến hết ngày: ……/…../20……, (Duration of operation extended to): + Cơ quan gia hạn: ………………………………………… (Authority allowing such extension): + Ngày cấp (date-d/m/y): …../…../20…… - Lý do gia hạn: (Reason(s) for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ……………………………………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: ………………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ……. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20…. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ……………. ………………………………………… + Ngày (Date): …../…../20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
Mẫu số 2 - Phụ lục V
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠM XUẤT-TÁI NHẬP |
Số tờ khai (Declaration No.): …………/TN/HQCK…..………,
Ngày (date-d/m/y): …../…./20…..
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
A. Người điều khiển phương tiện/Driver’s Detail: - Họ và tên/Full name: ………………………………; - Quốc tịch/Nationality: …………………………..; - Hộ chiếu số/Passport No: ……………………..; - Giấy thông hành số/Border Pass No: ……….; + Ngày cấp/Issue Date: ………………………….; + Nơi cấp/Issue Place: …………………………..; - Địa chỉ/Address: ……………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: ……………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: ……………………..; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: ………...; - Nước đăng ký/Registering Country: ………….; - Mẫu/color: …………; - Số chỗ ngồi/seats: …….; - Số khung/Chassis Serial No.: …………………; - Số máy/Engine Serial No.: …………………….; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Driver is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: …………………………; + Quốc tịch/Nationality: …………………………; + Địa chỉ/Address: ……………………………….; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới/Permitted Document of means of transportation: - Giấy phép qua biên giới số/Transit No: ……….; - Ngày cấp/Issue date: ………………………….; - Cơ quan cấp/Issue by: ……………………….; - Thời hạn cho phép/Duration Allowed for being in Việt Nam: ……. ngày/date; Ngày tái nhập/Re-importation date: …….; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: ……………; - Cửa khẩu tái nhập/Entry Checkpoint: ………….; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách (informations of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/goods name: ………………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No: …..ngày: …/…/20...; □ Số lượng/numbers: ……….. khách/passengers; |
I. XÁC NHẬN TẠM XUẤT (TEMPORARY-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: …….. giờ ….. ngày …./…../20….. Ký, đóng dấu công chức: II. XÁC NHẬN TÁI NHẬP (RE-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: - Cửa khẩu tái nhập: ……………………; - Ngày: ……./……/20…….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ……………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: ….. giờ ……. ngày …../…../20…… Ký, đóng dấu công chức |
|
|
Ngày (date-d/m/y) .../…/20… |
|
Ghi chú/Note: khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/suplemental Declaration (if any) in verso. |
||
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: ………………………………..; - Quốc tịch/Nationality: ……………………………….; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: …..…………………………………………..; - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành: ………….., (Passport or Border-pass No.) + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/…../20….. b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số: (Permitted document No. allowing such extenssion): ………………………….., + Được phép lưu hành đến hết ngày: (Duration of operation extended to) ……/…../20……, + Cơ quan gia hạn: (Authority allowing such extension): ………………………………….., + Ngày cấp (date-d/m/y): …../…../20…… - Lý do gia hạn: (Reason(s) for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ………………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: ………………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ……. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20……. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ……………. ……………………………………….… + Ngày (Date): ….. /….. /20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠM XUẤT-TÁI NHẬP |
Số tờ khai (Declaration No.): …………/TN/HQCK…..………,
Ngày (date-d/m/y): …../…./20…..
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
A. Người điều khiển phương tiện/Driver’s Detail: - Họ và tên/Full name: ………………………; - Quốc tịch/Nationality: …………………………..; - Hộ chiếu số/Passport No: ……………………..; - Giấy thông hành số/Border Pass No: ……….; + Ngày cấp/Issue Date: ………………………….; + Nơi cấp/Issue Place: …………………………..; - Địa chỉ/Address: ……………………………….; B. Nhận dạng phương tiện/Detail of means of transportation: - Loại/Type: ……………………………………….; - Nhãn hiệu/Label or mark: ……………………..; - Biển kiểm soát số/Licence Plate No: ………...; - Nước đăng ký/Registering Country: ………….; - Mẫu/color: ………; - Số chỗ ngồi/seats: ……..; - Số khung/Chassis Serial No.: …………………; - Số máy/Engine Serial No.: …………………….; C. Chủ sở hữu phương tiện/Owner of means of transportation: Khai báo, nếu người điều khiển không là chủ sở hữu phương tiện (gồm: cá nhân, công ty, cơ quan) /Full in, if Driver is not the Owner of means of transportation (included: private, company, organization) + Họ và tên/Full name: …………………………; + Quốc tịch/Nationality: …………………………; + Địa chỉ/Address: ……………………………….; D. Giấy phép cho PTVT qua biên giới/Permitted Document of means of transportation: - Giấy phép qua biên giới số/Transit No: …….; - Ngày cấp/Issue date: ………………………….; - Cơ quan cấp/Issue by: ……………………….; - Thời hạn cho phép/Duration Allowed for being in Việt Nam: ……. ngày/days; Ngày tái nhập/Re-importation date: …….; - Phạm vi hoạt động/Travelling Area: …………; - Cửa khẩu tái nhập/Entry Checkpoint: …………………………………………….…….; E. Thông tin về hàng hóa, hành khách (informations of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/goods name: ………………………..; - Tờ khai hải quan số/declaration No: …..ngày:…/…/20...; □ Số lượng/numbers: ……….. khách/passengers; |
I. XÁC NHẬN TẠM XUẤT (TEMPORARY-EXPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: (Authentication of customs documents receiver) □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: (Authentication of examiner of means of transportation) □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: …………………………………. ………………………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức: |
|
II. XÁC NHẬN TÁI NHẬP (RE-IMPORT) 1. Xác nhận của công chức tiếp nhận hồ sơ: (Authentication of customs documents receiver) - Cửa khẩu tái nhập: ……………………; - Ngày: ……./……/20…….. □ Miễn kiểm tra; □ Kiểm tra phương tiện vận tải; □ Khai bổ sung (nếu có); Ký, đóng dấu công chức 2. Xác nhận của công chức kiểm tra, giám sát: (Authentication of examiner of means of transportation) □ Biên bản vi phạm (nếu có); Kết quả: ……………………………………. ……………….………………………………; Phương tiện qua cửa khẩu hồi: Ký, đóng dấu công chức |
||
|
Ngày (date-d/m/y) .../…/20… |
|
Ghi chú/Note: Khai bổ sung (nếu có) ở trang sau/suplemental Declaration (if any) in verso. |
||
PHẦN KHAI BỔ SUNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(SUPPLEMENTAL DECLARATION FOR MEANS OF TRANSPORTATION)
PHẦN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN KHAI BÁO |
PHẦN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC |
|
1. Thay đổi so với tạm nhập/tạm xuất (nếu có) a/ Thay người điều khiển PTVT (Change made to Operator of means of transportation): □ - Họ và tên/Full name: ……………………………..; - Quốc tịch/Nationality: …………………………….; - Địa chỉ thường trú/Permanent residential address: …..………………………………………..; - Số Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành: (Passport or Border-pass No.): …………………………………, + Ngày cấp (date of issue-d/m/y): ……/ …../20…….. b/ Gia hạn thời hạn lưu hành PTVT (Extenssion of operation of means of transportation): □ - Văn bản gia hạn số: (No of permitted document allowing such extenssion): ………………………………………………………., + Được phép lưu hành đến hết ngày: (Duration of operation extended to): ……/ …../20……, + Cơ quan gia hạn: (Authority allowing such extension): ………………………………………….. + Ngày cấp (date-d/m/y): …/…/20… - Lý do gia hạn: (Reason(s) for such extension) + Sửa chữa (repair) □ + Tai nạn giao thông (accidents) □ + Lý do khác (other): ……………………………….. c/ Thông tin về hàng hóa, hành khách (information of commodity, passengers): □ Hàng hóa/Commodity: - Tên hàng/name of goods: ………………………; - Tờ khai hải quan số/declaration No: ……. ngày …./…./20…; □ Số lượng/numbers: ………..khách/passengers; Ngày (date-d/m/y) …../…../20……. Người khai báo (Customs declarant) |
2. Xác nhận của công chức tiếp nhận: (Authentication of customs documents receiver) - Về hồ sơ (Of dossiers) ………………. …………………………………………… + Ngày (Date): ….. /….. /20.... Ký, đóng dấu công chức |
|
Ký (Signature) |
Ghi rõ họ tên (Full name) |
|
Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan theo định dạng điện tử gửi đến cơ quan Hải quan thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia
Trường hợp gặp sự cố không thực hiện được các giao dịch điện tử thì người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ theo mẫu... ngay sau khi hệ thống được phụ hồi, người khai hải quan tạo lập và gửi thông tin điện tử lên cổng thông tin một cửa quốc gia
+ Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, khai thác thông tin trên cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc thông tin từ hồ sơ giấy, để hoàn thành thủ tục nhập cảnh/ xuất cảnh cho tàu bay
Trường hợp người khai hải quan không bổ sung hồ sơ thông tin đầy đủ theo quy định hoặc có sơ sở xác định trên tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép, Chi cục trưởng chi cục Hải quan quản lý sân bay quyết định hình thức, biện pháp giám sát đối với tàu bay, kiểm tra thực tế tàu bay, quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa, hành lý hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định.
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử; trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
I. Hồ sơ hải quan nhập cảnh:
a) Bản khai hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không trong trường hợp tàu bay vận chuyển hàng hóa nhập khẩu;
b) Thông tin về vận đơn: vận đơn chủ (master bill of lading), vận đơn thứ cấp (house bill of lading) trong trường hợp tàu bay vận chuyển hàng hóa nhập khẩu;
c) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu bay vận chuyển hành khách;
d) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay ;
đ) Bản lược khai hành lý ký gửi trong trường hợp tàu bay vận chuyển hành khách;
e) Thông tin đặt chỗ của hành khách (PNR);
g) Thông tin về chuyển bay bao gồm: đường bay, số hiệu chuyến bay, tên hãng hàng không, cửa khẩu, số lượng hành khách và thời gian nhập cảnh.
II. Hồ sơ hải quan xuất cảnh:
a) Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không trong trường hợp tàu bay vận chuyển hàng hóa xuất khẩu;
b) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu bay vận chuyển hành khách;
c) Danh sách tổ lái, nhân viên làm việc trên tàu bay;
d) Bản lược khai hành lý ký gửi trong trường hợp tàu bay vận chuyển hành khách;
đ) Thông tin đặt chỗ của hành khách (PNR);
e) Thông tin về chuyển bay bao gồm: đường bay, số hiệu chuyến bay, tên hãng hàng không, cửa khẩu, số lượng hành khách và thời gian xuất cảnh.”.
III. Hồ sơ hải quan quá cảnh:
Khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu bay quá cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm I nêu trên; khi làm thủ tục xuất cảnh, nếu có sự thay đổi về các chứng từ khi nhập cảnh, người khai hải quan phải nộp hồ sơ hải quan gồm các chứng từ đã có sự thay đổi so với lúc nhập cảnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn cung cấp hồ sơ hải quan:
I. Đối với tàu bay nhập cảnh:
+ Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu bay nhập cảnh tại sân bay đầu tiên của Việt Nam với các chuyển bay có thời gian dài hơn 03 giờ bay;
+ Chậm nhất 30 phút trước khi tàu bay nhập cảnh tại sân bay đầu tiên của Việt Nam với các chuyến bay có thời gian ngắn hơn 03 giờ bay;
+ Thời hạn cung cấp thông tin đặt chỗ PNR của tàu bay nhập cảnh: chậm nhất 24 giờ trước thời điểm tàu bay dự kiến xuất cảnh
II. Đối với tàu bay xuất cảnh: Ngay sau khi hãng vận chuyển hoàn thành thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh đến trước thời điểm tàu bay xuất cảnh, riêng bản khai hàng hóa xuất khẩu và vận đơn chủ phải nộp trong thời hạn 01 giờ sau khi tàu bay đã xuất cảnh; Thời hạn cung cấp thông tin đặt chỗ của hành khách (PNR) chậm nhất 24 giờ trước thời điểm tàu bay dự kiến xuất cảnh.
III. Đối với tàu bay quá cảnh: Khi nhập cảnh, thực hiện theo quy định với tàu bay nhập cảnh; khi xuất cảnh, nếu phải khai hải quan thì thực hiện theo quy định về tàu bay xuất cảnh.
+ Thời hạn nộp hồ sơ giấy: Đối với tàu bay nhập cảnh, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan, ngay sau khi và chậm nhất 30 phút kể từ khi tàu bay dừng đỗ tại vị trí quy định; Đối với tàu bay xuất cảnh, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan ngay sau khi và chậm nhất 30 phút kể từ khi hãng vận chuyển hoàn thành thủ tục hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh; Đối với tàu bay quá cảnh, người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này
- Thời hạn giải quyết:
Không quá 01 giờ kể từ khi người khai hải quan nộp, xuất trình đủ hồ sơ hải quan theo quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
- Phí, lệ phí: Phí hải quan 50USD/chuyến bay đến đối với chuyến bay của nước ngoài đến cảng hàng không việt nam.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Bản kê khai hàng hóa - mẫu số 1 Phụ lục III Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/05/2018;
+ Thông tin vận đơn chủ - mẫu số 2 Phụ lục III Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018.
+ Vận đơn thứ cấp - Mẫu số 03 Phụ lục III Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018.
+ Danh sách tổ lái, nhân viên trên tàu và hành khách - mẫu số 4 Phụ lục III Thông tư số 50/2018/TT-BTC 23/5/2018.
+ Danh sách hành lý ký gửi - Mẫu số 05 Phụ lục III Thông tư số 50/2018/TT-BTC 23/5/2018.
+ Danh sách đặt chỗ - Mẫu số 06 Phụ lục III Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Điều 61, 62, 63, 64 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung tại khoản 31, 32, 33, 34 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính Ban hành chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
Mẫu số 1- Phụ lục III
BẢN KHAI HÀNG HÓA (CARGO MANIFEST) |
||||||
THÔNG TIN CHUNG |
||||||
1. Mã hãng chuyên chở (Operator or Carrier Code): |
2. Số hiệu chuyến bay (Flight Number): |
|||||
3. Thời gian khởi hành dự kiến (Date and Time of Scheduled Departure): |
4. Mã sân bay xếp hàng (Airport Code of Loading): |
|||||
5. Số đăng ký tàu bay (Aircraft Registration): |
6. Mã nước đến (ISO Country Code): |
|||||
7. Thời gian dự kiến đến (Date and Time of Scheduled Arrival): |
8. Tàu bay không chở hàng hóa (Nil Cargo Code): |
|||||
9. Mã sân bay/ thành phố nơi đi của hàng hóa (Airport/ City Code of Origin of goods): |
10. Mã sân bay nơi đến của hàng hóa (Airport/ City Code of Destination of goods): |
|||||
11. Mã sân bay dỡ hàng (Airport Code of Unloading): |
12. Mã sân bay đến (Airport Code of Arrival): |
|||||
13. Thời gian đến dự kiến (Date and Time of Scheduled Arrival): |
14. Thời gian đi dự kiến (Date and Time of Scheduled Departure): |
|||||
THÔNG TIN VẬN ĐƠN |
||||||
Số vận đơn (MAWB No.) |
Mô tả hàng hóa (Manifest Description Nature of Goods) |
Mã xử lý hàng hóa đặc biệt (Special Handling Code (SHC)) |
Đơn vị tính trọng lượng (Weight Code) |
Trọng lượng (Weight) |
Đơn vị tính kích thước (Measurement Unit Code) |
Số lượng kiện (Number of Pieces) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VẬN ĐƠN HÀNG BULK |
||||||
22. Số lượng (Number of Pieces) |
|
|||||
|
|
|||||
VẬN ĐƠN HÀNG ULD |
||||||
23. Loại ULD (ULD type) |
|
|||||
24. Số ULD (ULD Serial Number) |
|
|||||
25. Tổng (Total) |
|
…., ngày (date)….. tháng (month)... năm(year)……..
Người khai hải quan (Signature of Declarant)
Mẫu số 2 - Phụ lục III
Thông tin vận đơn chủ (Master Airway Bill): |
|||||
1. Số vận đơn chủ (Master AWB Number): |
|||||
Điểm đi và đến của hàng hóa trên vận đơn chủ (Master AWB Origin and Destination): |
|||||
2. Mã cảng/sân bay/thành phố của nơi hàng đi (Airport/City Code of Origin) |
3. Mã cảng/sân bay/thành phố của nơi hàng đến (Airport/City Code of Destination) |
||||
Thông tin chi tiết số lượng trên vận đơn chủ (Quantity Detail): |
|||||
4. Số vận đơn thứ cấp (House AWB Serial Number) |
5. Mô tả hàng hóa |
6. Số lượng (Number of Pieces) |
7. Đơn vị tính trọng lượng (Weight Code) |
8. Trọng lượng (Weight) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Tổng (Total): |
|
|
|
|
|
……, ngày (date) …… tháng (month) …... năm(year)…….
Người khai hải quan (Signature of Declarant)
Mẫu số 3 - Phụ lục III
Thông tin vận đơn thứ cấp (House Airway Bill): |
||||||||||||||
1. Số vận đơn thứ cấp (House airway bill No.): |
2. Số vận đơn chủ (Master airway bill No.): |
|||||||||||||
3.Cảng/sân bay/thành phố nơi hàng đi (Airport/City Code of Departure): |
4. Cảng/sân bay/thành phố nơi hàng đến (Airport/City Code of Destination): |
|||||||||||||
5. Số chuyến bay/ Ngày bay (Flight/Date): |
6. Mã nước (ISO Country Code): |
|||||||||||||
7. Người vận chuyển/người gửi hàng (Shipper): - Họ và tên (full name): - Địa chỉ (Address): - Số điện thoại liên hệ (Contact Number): |
8. Người nhận hàng (Consigner): - Họ và tên (full name): - Địa chỉ: (Address): - Số điện thoại liên hệ (Contact Number): |
|||||||||||||
Địa điểm (Place): |
Quận/ Huyện (State/ Province: |
Mã quốc gia (ISO Country code): |
Mã bưu điện (Post code): |
Địa điểm (Place) |
Quận/ Huyện (State/ Province): |
Mã quốc gia (ISO Country code): |
Mã bưu điện (Post code): |
|||||||
9. Mã tiền tệ (Currency code): |
10. Cước và chi phí trả trước (Prepaid): |
11. Cước và chi phí trả sau (Collect): |
||||||||||||
12. Trị giá khai báo vận chuyển (Declared Value for Carriage): |
13. Trị giá khai báo hải quan (Declared Value for Customs): |
14. Trị giá khai báo bảo hiểm (Value for Insurance Declaration): Số tiền bảo hiểm(Amount of Insurance) / Không có phí bảo hiểm (No Value (XXX): |
||||||||||||
TT |
Tên hàng (Description of good) |
Số lượng (No. of pcs) |
Trọng lượng (Weight) |
Đơn vị tính trọng lượng (Weight code) |
Đặc tính hàng hóa (Nature of good) |
Hàng hóa đặc biệt (Special handling code) |
Mã HS (Harmonized commodity code) |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
……, ngày (date) …… tháng (month) ..... năm (year)……
|
Mẫu số 4- Phụ lục III
DANH SÁCH TỔ LÁI, NHÂN VIÊN TRÊN TÀU VÀ HÀNH KHÁCH (CREW AND PASSENGER MANIFEST) |
||||||||
Số chuyến bay (Flight)/ Ngày (Date): |
Mã của hãng hàng không (AC REG): |
|||||||
Từ quốc gia (From): |
Đến quốc gia (To): |
|||||||
Danh sách tổ lái và nhân viên trên tàu (Crew list) |
||||||||
TT |
Họ và tên (Full name) |
Ngày, tháng, năm sinh (Date of birth) |
Giới tính (Gender) |
Tổng kiện hành lý ký gửi (Total pcs) |
Số thẻ hành lý ký gửi (Tag No.) |
Quốc tịch (Nationality) |
Số hộ chiếu (Passport No.) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng/Total |
||||||||
Danh sách hành khách (Passenger list) |
||||||||
TT |
Họ và tên (Full name) |
Ngày, tháng, năm sinh (Date of birth) |
Giới tính (Gender) |
Tổng kiện hành lý ký gửi (Total pcs) |
Số thẻ hành lý ký gửi (Tag No.) |
Quốc tịch (Nationality) |
Số hộ chiếu (Passport No.) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng/Total |
||||||||
|
……., ngày (date) ….. tháng (month) ... năm(year) ……
|
Mẫu số 5- Phụ lục III
DANH SÁCH HÀNH LÝ KÝ GỬI |
||||
Nhãn hiệu quốc tịch và đăng ký tàu bay (Marks of nationality and registration): |
||||
Số chuyến bay (Flight): |
Ngày (Date): |
|||
Sân bay xếp hàng (Port of loading): |
Sân bay dỡ hàng (Port of unloading): |
|||
Vận đơn số (AWB No) |
Số lượng (PCS) |
Tên hàng |
Tổng kiện và trọng lượng hành lý ký gửi (Total Pcs and weight) |
Dành cho cơ quan quản lý (For official use only): |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng và trọng lượng (Total pcs and weight): |
||||
Tổng số trên vận tải đơn (Total No. of Awb): |
||||
Số lượng thực và trọng lượng thực (G/TTL pcs and weight): |
||||
Số lượng vận tải đơn thực có (G/TTL No.of Awb): |
|
…….., ngày (date) …… tháng (month) ……. năm(year) ………….
|
Mẫu số 6- Phụ lục III
DANH SÁCH ĐẶT CHỖ (PNR)
TT |
Mã đặt chỗ PNR Code (1) |
Ngày đặt chỗ Date of Reservation (2) |
Ngày bay dự kiến (Date of intended travel) |
Thông tin liên hệ chi tiết |
Thông tin thanh toán (All available payment and billing infor |
Thông tin vé (Tickết infor |
Hành trình bay (Travel Itinerary) |
Thông tin ghế ngồ (Seat infor |
Đại lý đặt vé (Travel Agent) |
Thông tin chia tách (Split/ divided information |
Thông tin hành lý (Baggage infor) |
Ghi chú chung (General remarks) (22) |
Thông tin API khác (Any collected API infor) |
Lịch sử thay đổi (All historical change) (28) |
|||
Tên hành khách Pass Name) |
Địa chỉ (Add) |
Điện thoại liên hệ (Contact details) |
Địa chỉ thư điện tử (email) |
||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, ngày (date) ……. tháng (month) ..... năm (year) ……..
|
Thủ tục hải quan đối với tàu hỏa liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan
+ Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đối chiếu thông tin; niêm phong hải quan (nếu có); Bàn giao hàng hàng XNK cho Hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế biên giới/nội địa; Xác nhận lên các chứng từ do người khai hải quan cung cấp hoặc xử lý vi phạm trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
I. Tàu xuất cảnh
1. Tại ga liên vận quốc tế trong nội địa:
a) Bản xác báo thứ tự lập tàu đối với tàu khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận quốc tế trong nội địa: 01 bản chính;
b) Vận đơn (nếu có): 01 bản chụp;
c) Bản trích lược khai hàng hóa tại ga liên vận quốc tế trong nội địa theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
d) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận quốc tế trong nội địa (nếu có): 01 bản chính.
2. Tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới:
a) Vận đơn (nếu có): 01 bản chụp;
b) Bản trích lược khai hàng hóa tại ga liên vận quốc tế trong nội địa theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
c) Giấy giao tiếp hàng hóa: 01 bản chính;
d) Bản xác báo thứ tự lập tàu: 01 bản chính;
đ) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới (nếu có); 01 bản chính.”
II. Tàu nhập cảnh:
1. Tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới:
a) Giấy giao tiếp hàng hóa: 01 bản chính;
b) Vận đơn: 01 bản chụp;
c) Bản trích lược khai hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từng ga đường sắt liên vận quốc tế theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính;
d) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới (nếu có): 01 bản chính;
đ) Bảng kê nhiên liệu, dụng cụ, thực phẩm mang theo của tàu (nếu có): 01 bản chính.
2. Tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa:
a) Vận đơn: 01 bản chụp;
b) Bản trích lược khai hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từng ga đường sắt liên vận quốc tế theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính Các chứng từ nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa (nếu có): 01 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn nộp hồ sơ:
+ Đối với tàu nhập cảnh: Ngay sau khi tàu nhập cảnh đến ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa.
+ Đối với tàu xuất cảnh: Chậm nhất 30 phút đối với tàu khách và 01 giờ đối với tàu hàng trước khi tàu xuất cảnh rời ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới
- Thời hạn giải quyết: Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan đối với tàu liên vận nhập cảnh, xuất cảnh: Không quá 01 giờ kể từ khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí: Không có quy định
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Bản trích lược khai hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từng ga đường sắt liên vận quốc tế: mẫu số 02 Phụ lục IV Thông tư số 50/2018/TT-BTC.
+ Bản trích lược khai hàng hóa xuất khẩu tại ga đường sắt liên vận quốc tế: mẫu số 03 Phụ lục IV Thông tư số 50/2018/TT-BTC.
+ Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới (nếu có): mẫu số 01 phụ lục IV Thông tư số 50/2018/TT-BTC.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Điều 69, 70, 71,72,73 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung tại khoản 40, 41, 42 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính Ban hành chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
ĐƠN VỊ BAN HÀNH VĂN BẢN |
Mẫu số 1 - Phụ lục IV |
ĐƠN VỊ BAN HÀNH VĂN BẢN |
Mẫu số 2 - Phụ lục IV |
BẢN TRÍCH LƯỢC KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU DỠ XUỐNG TỪNG GA ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ
STT |
Số hiệu tàu nhập cảnh |
Ngày tàu đến Việt Nam |
Số hiệu toa xe |
Số Vận đơn |
Số niêm phong |
Ngày khởi hành |
Ga gửi hàng |
Ga nhận hàng |
Tên hàng |
Lượng hàng |
Đơn vị tính |
Ghi chú |
|
Hải quan |
Hãng vận tải |
||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ….. tháng.... năm 20.... |
Ngày ….. tháng.... Năm 20.... |
Ngày …. tháng.... năm 20....
|
Mẫu số 3 - Phụ lục IV
ĐƠN VỊ BAN HÀNH VĂN BẢN |
|
BẢN TRÍCH LƯỢC KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI GA ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ
STT |
Số hiệu tàu xuất cảnh |
Số hiệu toa xe |
Số Vận đơn |
Số niêm phong |
Ngày khởi hành |
Ga gửi hàng |
Ga đến |
Tên hàng |
Lượng hàng |
Đơn vị tính |
Ghi chú |
|
Hải quan |
Hãng vận tải |
|||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ….. tháng.... năm 20.... |
Ngày ….. tháng.... Năm 20.... |
Ngày …. tháng.... năm 20....
|
Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan tạo lập thông tin và gửi lên cổng thông tin một cửa quốc gia
+ Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, khai thác thông tin trên cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc thông tin từ hồ sơ giấy để làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
a) Trường hợp thông tin khai đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan Hải quan gửi thông báo chấp nhận nội dung khai hải quan thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trường hợp thông tin khai hải quan chưa đầy đủ thì cơ quan Hải quan thông báo lý do chưa tiếp nhận và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trường hợp có cơ sở xác định trên tàu biển có hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế tàu biển hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ giấy: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các chứng từ thuộc bộ hồ sơ quy định tại Điều 65 Nghị định này, thông báo cho cơ quan cảng vụ để làm thủ tục cho phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người khai hải quan bổ sung theo quy định;
d) Trường hợp có yêu cầu bằng văn bản tạm dừng làm thủ tục hải quan từ các cơ quan chức năng khác như Cảng vụ hàng hải, Tòa án, cơ quan Công an, Biên phòng, cơ quan kiểm dịch, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử (trường hợp khai điện tử) / thủ công (trường hợp khai hồ sơ giấy).
+ Thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
1. Đối với tàu biển nhập cảnh:
a) Bản khai chung;
b) Bản khai hàng hóa trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;
c) Thông tin về vận đơn: vận đơn chủ (master bill of lading), vận đơn thứ cấp (house bill of lading) trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;
d) Danh sách thuyền viên;
đ) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;
e) Bản khai dự trữ của tàu;
g) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách;
h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
2. Đối với tàu biển xuất cảnh:
a) Bản khai chung;
b) Bản khai hàng hóa trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;
c) Danh sách thuyền viên;
d) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;
đ) Bản khai dự trữ của tàu;
e) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách;
g) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Khi tàu biển xuất cảnh, nếu không có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì người khai hải quan chỉ phải nộp bản khai chung
3. Đối với tàu biển quá cảnh
Khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu biển quá cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan theo quy định như với thủ tục nhập cảnh; khi làm thủ tục xuất cảnh, nếu có sự thay đổi về các chứng từ khi nhập cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan gồm các chứng từ đã có sự thay đổi so với lúc nhập cảnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn cung cấp hồ sơ:
1. Đối với tàu biển nhập cảnh:
a) Bản khai hàng hóa, thông tin về vận đơn: Chậm nhất là 12 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình dưới 5 ngày; chậm nhất 24 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình khác;
b) Các chứng từ về Bản khai chung, Danh sách thuyền viên, Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu; Bản khai dự trữ của tàu; Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách; Bản khai hàng hóa nguy hiểm: Chậm nhất 08 giờ trước khi dự kiến cập cảng.
Trường hợp người khai hải quan không có đầy đủ thông tin về vận đơn thứ cấp thì người phát hành vận đơn thứ cấp gửi thông tin của vận đơn thứ cấp thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn quy định nêu trên.
Trường hợp hệ thống gặp sự cố không thực hiện được các giao dịch điện tử và trường hợp nộp hồ sơ giấy thì người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan trong thời hạn chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu biển đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng theo kế hoạch Điều động.
Ngay sau khi hệ thống được phục hồi, người khai hải quan tạo lập và gửi thông tin điện tử lên Cổng thông tin một cửa quốc gia
2. Đối với tàu biển xuất cảnh: Chậm nhất 01 giờ trước khi xuất cảnh
3. Đối với tàu biển quá cảnh: Khi nhập cảnh thực hiện thời hạn như quy định đối với tàu biển nhập cảnh, khi xuất cảnh thực hiện thời hạn như quy định đối với tàu biển xuất cảnh.
- Thời hạn giải quyết: Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan đối với tàu liên vận nhập cảnh, xuất cảnh: Không quá 01 giờ kể từ khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cảng vụ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo hoàn thành thủ tục hải quan tàu.
- Phí, lệ phí: Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy (tàu): 500.000 đồng/phương tiện.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Bản khai chung - Mẫu số 42 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
b) Bản khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển; Mẫu số Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
c) Bản khai thông tin về vận đơn thứ cấp - Mẫu số 13 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
d) Danh sách thuyền viên- Mẫu số 47 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
e) Danh sách hành khách - Mẫu số 48 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
g) Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có) theo Mẫu số 51 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm mẫu số 49 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
i) Bản khai dự trữ của tàu - Mẫu số 50 Phụ lục Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Điều 65 - 68 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 - 39 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
- Điều 72, 87, 88, 89, 90, 92 Nghị đinh số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết Luật hàng hải về quản lý hoạt động hàng hải.
- Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính Ban hành chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa phương tiện quá cảnh
Mẫu số 42
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
-----------------
BẢN KHAI CHUNG
GENERAL DECLARATION
|
|
Đến |
|
Rời |
|||||||
1.1 Tên và loại tàu: |
2. Cảng đến/rời |
3. Thời gian đến/rời cảng |
|||||||||
1.2 Số IMO: |
|||||||||||
1.3 Hô hiệu: |
|||||||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||||||
4. Quốc tịch tàu: |
5. Tên thuyền trưởng: |
6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: |
|||||||||
7. Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng): |
8. Tên và địa chỉ liên lạc của người làm thủ tục: Name and contact details of the procedurer |
||||||||||
9. Tổng dung tích: |
10. Dung tích có ích: |
||||||||||
11. Vị trí tàu tại cảng: Position of the ship in the port (berth or station) |
|||||||||||
12. Đặc điểm chính của chuyến đi: Các cảng trước: Các cảng sẽ đến: Các cảng sẽ dỡ hàng: Số hàng còn lại: |
|||||||||||
13. Thông tin về hàng hóa vận chuyển trên tàu: |
|||||||||||
Loại hàng hóa |
Tên hàng hóa |
Số lượng hàng hóa |
Đơn vị tính |
||||||||
Thông tin về hàng hóa quá cảnh |
|||||||||||
Loại hàng |
Tên hàng hóa |
Số lượng hàng hóa |
Số lượng hàng hóa quá cảnh xếp dỡ tại cảng |
Đơn vị tính |
|||||||
14. Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng) |
15. Số hành khách |
16. Ghi chú (Mớn nước mũi, lái, trọng tải toàn phần, chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao tĩnh không) và các thông tin cần thiết khác (nếu có). Remarks (Draft, DWT, LOA, Breadth, Clearance height) and others (If any) |
|||||||||
|
|
||||||||||
Tài liệu đính kèm (ghi rõ số bản) |
|||||||||||
17. Bản khai hàng hóa: |
18. Bản khai dự trữ của tàu |
||||||||||
19. Danh sách thuyền viên |
20. Danh sách hành khách |
21. Yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải |
|||||||||
22. Bản khai hành lý thuyền viên(*) |
23. Bản khai kiểm dịch y tế(*) |
||||||||||
24. Mã số Giấy phép rời cảng (*) |
|
||||||||||
|
…., ngày ... tháng ... năm 20...
|
(*) Mục này chỉ khai khi tàu đến cảng
only on arrival
Mẫu số 43
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI HÀNG HÓA
CARGO DECLARATION
|
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
||
|
1.1 Tên tàu |
2. Cảng lập bản khai: |
||||||
|
1.2 Số IMO: |
|||||||
|
1.3 Hô hiệu: |
|||||||
|
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
|
3. Quốc tịch tàu: |
4. Tên thuyền trưởng: |
5. Cảng bốc/dỡ hàng hóa: |
|||||
Vận đơn số* B/L No |
6. Ký hiệu và số hiệu hàng hóa |
7. Số và loại bao kiện; loại hàng hóa, mã hàng hóa |
8. Tổng trọng lượng |
9. Kích thước |
||||
|
Xuất khẩu |
|
|
|
||||
|
… |
|
|
|
||||
|
Nhập khẩu |
|
|
|
||||
|
… |
|
|
|
||||
|
Nội địa |
|
|
|
||||
|
... |
|
|
|
||||
|
Hàng quá cảnh xếp dỡ tại cảng |
|
|
|
||||
|
... |
|
|
|
||||
|
Hàng quá cảnh không xếp dỡ The quantity of cargo in transit |
|
|
|
||||
|
... |
|
|
|
||||
|
Hàng trung chuyển |
|
|
|
||||
* Số Vận đơn: Khai cảng nhận hàng chính thức theo phương thức vận tải đa phương thức hoặc vận đơn suốt.
B/L No: Also state original port by shipment using multimodal transport document or through Bill of Lading
|
…….., ngày …… tháng ……. năm 20 …
|
Mẫu số 13
BẢN KHAI THÔNG TIN VỀ VẬN ĐƠN THỨ CẤP
HOUSE BILL OF LADING DECLARATION
1. Tên tàu |
2. Cảng xếp hàng |
3. Cảng dỡ hàng |
4. Số vận đơn |
||||||
5. Người gửi hàng |
6. Cảng chuyển tải/quá cảnh |
7. Cảng giao hàng/cảng đích |
8. Ngày vận đơn |
9. Ngày khởi hành |
|||||
10. Người nhận hàng |
|
|
|
||||||
STT |
Mã hàng (HS code if avail.) |
Mô tả hàng hóa |
Tổng trọng lượng |
Kích thước/thể tích (Dimension/tonnage) (14) |
Số hiệu cont |
Số seal |
|||
1 |
|
|
|
|
|
||||
2 |
|
|
|
|
|
||||
3 |
|
|
|
|
|
||||
Mẫu số 47
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
CREW LIST
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
||||
1.1 Tên tàu: |
2. Cảng đến/rời: |
3. Ngày đến/rời: |
|||||||
1.2 Số IMO: |
1.3 Hô hiệu: |
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
4. Quốc tịch tàu: |
5. Cảng rời cuối cùng: |
||||||||
STT |
Họ và tên |
Chức danh |
Quốc tịch |
Ngày và nơi sinh |
Loại và Số giấy tờ nhận dạng (Hộ chiếu của thuyền viên) |
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
…….., ngày …… tháng …. năm 20 …
|
Mẫu số 48
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
PASSENGER LIST
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
|||||||
1.1 Tên tàu: |
2. Cảng đến/rời: |
3. Ngày đến/rời: |
||||||||||
1.2 Số IMO: |
1.3 Hô hiệu: |
1.4 Số chuyến đi: |
||||||||||
4. Quốc tịch tàu: |
|
|||||||||||
Họ và tên |
Quốc tịch |
Ngày và nơi sinh |
Loại Hộ chiếu |
Số hộ chiếu |
Cảng lên tàu |
Cảng rời tàu |
Hành khách quá cảnh hay không |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
…….., ngày … tháng …. năm 20 …
|
Mẫu số 49
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI HÀNG HÓA NGUY HIỂM
DANGEROUS GOODS MANIFEST
1.1 Tên tàu |
1.2 Số IMO |
2. Quốc tịch tàu |
1.5 Tên thuyền trưởng: |
|||||||||
1.3 Hô hiệu |
3. Cảng nhận hàng |
4. Cảng trả hàng |
1.6 Đại lý tàu biển: |
|||||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|
|
|
|||||||||
5. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa và mã số tham chiếu |
6. Ký hiệu và số kiện |
7. Số và loại bao kiện |
8. Cty vận chuyển |
9. Loại hàng hóa |
10. Số UN |
11. Nhóm hàng |
12. Nhóm phụ số |
13. Điểm bốc cháy |
14. Ô nhiễm biển |
15. Tổng khối lượng |
16. EmS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông tin bổ sung: |
||||||||||||
|
…….., ngày … tháng …. năm 20 …
|
Mẫu số 50
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI DỰ TRỮ CỦA TÀU
SHIP’S STORES DECLARATION
|
|
Đến |
|
Rời |
Trang số: |
||
1.1 Tên tàu: |
2. Cảng đến/rời: |
3. Ngày đến/rời: |
|||||
1.2 Số IMO: |
|||||||
1.3 Hô hiệu: |
|||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
4. Quốc tịch tàu: |
5. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: |
||||||
6. Số người trên tàu |
7. Thời gian ở cảng |
|
|||||
8. Tên vật phẩm |
9. Số lượng |
10. Vị trí tên tàu |
11. Sử dụng ở trên tàu |
||||
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
||||
|
…….., ngày …… tháng ……. năm 20 …
|
Mẫu số 51
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI HÀNH LÝ THUYỀN VIÊN, HÀNH KHÁCH
PASSENGER'S EFFECTS, CREW’S EFFECTS DECLARATION
|
Trang số: |
||||||
1.1 Tên tàu: |
|
||||||
1.2 Số IMO: |
|||||||
1.3 Hô hiệu: |
|||||||
1.4 Số chuyến đi: |
|||||||
2. Quốc tịch tàu: |
|||||||
3. TT |
4. Họ và tên |
5. Chức danh Rank or rating |
6. Hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế (*) |
7. Chữ ký |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Ví dụ: Rượu, cồn, thuốc lá bao, thuốc lá sợi v.v…
e.g. wines, spirits, cigarettes, tobaco, etc…
|
….…….., ngày …… tháng … năm 20 …
|
6. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng.
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay: 01 bản chụp;
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải: theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan cửa khẩu
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Xác nhận thông quan
- Phí, lệ phí: 20.000 vnđ (Thông tư số 172/2010/TT-BTC)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thời hạn tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 24 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 51 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
THỦ TỤC XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA DỰ KIẾN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và gửi hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan nộp 01 bộ hồ sơ giấy đến Tổng cục Hải quan gồm các chứng từ gồm ((1) Bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hóa gồm các thông tin: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên liệu, vật tư do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chụp; (2) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp: 01 bản chụp; (3) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp và Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 02/XĐTXX/GSQL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
Bước 2: Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ, tố chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước.
- Cách thức thực hiên:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
+ Điện tử
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ: 04 chứng từ
a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 01/CT/XĐTXX/GSQL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC;
b) Bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hóa gồm các thông tin: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên liệu, vật tư do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chụp;
c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp: 01 bản chụp;
d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan nộp 01 bộ hồ sơ giấy đến Tổng cục Hải quan gồm các chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư số 38/2018/TT-BTC và Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 02/XĐTXX/GSQL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
- Thời hạn giải quyết:
Người khai hải quan thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước xuất xứ trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước xuất xứ gửi tổ chức, cá nhân đối với trường hợp không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp thông thường) hoặc 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ). Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/CT/XĐTXX/GSQL; Mẫu 02/XĐTXX/GSQL
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người khai hải quan có trách nhiệm gửi các chứng từ này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng theo dõi trừ lùi C/O, người khai hải quan nộp 01 bản chính văn bản đăng ký theo dõi trừ lùi C/O theo mẫu số 02/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BTC, 01 bản chính C/O cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 03/TDTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kem theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Điều 28 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
+ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016;
+ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;
+ Điều 24 Nghi định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018;
+ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ.
+ Điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP
Mẫu số 01/CT/XĐTXX/GSQL
CHỈ TIÊU THÔNG TIN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT |
Chỉ tiêu thông tin |
Mô tả, ghi chú |
1. |
Số Đơn |
Số Đơn do hệ thống của cơ quan hải quan tự cập nhật sau khi Đơn được chấp nhận |
2. |
Ngày Đơn |
Ngày hệ thống tiếp nhận Đơn |
3. |
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa |
Nhập tên của tổ chức cá nhân đề nghị |
4. |
Địa chỉ |
Ô số 1: Nhập số nhà và tên đường Ô số 2: Nhập tên thành phố Ô số 3: Nhập tên nước |
5. |
Điện thoại |
Nhập số điện thoại |
6. |
Fax |
Nhập số fax |
7. |
Mã số thuế |
Nhập mã số thuế người nhập khẩu/xuất khẩu |
8. |
|
Nhập địa chỉ hòm thư điện tử |
9. |
Tên tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu |
+) Nhập tên của tổ chức, cá nhân xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu cần xác định trước xuất xứ. +) Nhập tên của tổ chức cá nhân nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu cần xác định trước xuất xứ. |
10. |
Địa chỉ |
Ô số 1: Nhập số nhà và tên đường Ô số 2: Nhập tên thành phố Ô số 3: Nhập tên nước |
11. |
Điện thoại |
Nhập số điện thoại |
12. |
Fax |
Nhập số fax |
13. |
Mã số thuế |
Chỉ nhập mã số thuế người nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu cần xác định trước mã số |
14. |
|
Nhập địa chỉ hòm thư điện tử |
15. |
Cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp |
Nhập tên cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu cần xác định trước xuất xứ hàng hóa |
16. |
Địa chỉ |
Ô số 1: Nhập số nhà và tên đường Ô số 2: Nhập tên thành phố Ô số 3: Nhập tên nước |
17. |
Điện thoại |
Nhập số điện thoại |
18. |
Website |
Nhập địa chỉ trang thông tin điện tử |
19. |
|
Nhập địa chỉ hòm thư điện tử |
20. |
Tên hàng |
Nhập cụ thể tên hàng |
21. |
Mô tả hàng hóa |
Nhập thông tin mô tả hàng hóa |
22. |
Mã số hàng hóa |
Nhập mã số HS của hàng hóa |
23. |
Trị giá FOB |
Nhập trị giá FOB của hàng hóa |
24. |
Hành trình dự định của lô hàng |
Nhập chi tiết từ cảng nước sản xuất, nước xuất khẩu đến cảng Việt Nam; trường hợp qua các cảng trung gian thì khai cụ thể các cảng trung gian. Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì nhập các thông tin từ Việt Nam đến cảng nước nhập khẩu |
25. |
Hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
26. |
Hàng hóa đã được xác định trước xuất xứ đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
27. |
Bản kê các nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất ra hàng hóa |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
28. |
Bản mô tả sơ lược quy trình sản xuất hàng hóa |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
29. |
Catalogue |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
30. |
Hình ảnh |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
31. |
Giấy chứng nhận phân tích thành phần |
Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không |
Mẫu 02/XĐTXX/GSQL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
Số: …………………
….., ngày … tháng … năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
____________
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
A. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ:
1. Tên: |
|
2. Địa chỉ: |
|
3. Điện thoại: |
4. Fax: |
5. Mã số thuế: |
|
6. E-mail: |
B. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu:
1. Tên: |
2. Địa chỉ: |
3. Điện thoại: |
4. Website: |
5. E-mail: |
C. Cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp:
1. Tên: |
2. Địa chỉ: |
3. Điện thoại: |
4. Website: |
5. E-mail: |
D. Hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ:
1. Mô tả hàng hóa: |
|
2. Mã số HS: |
3. Trị giá FOB: |
4. Hành trình dự định của lô hàng từ nước sản xuất, nước xuất khẩu đến Việt Nam (cảng nước SX → cảng nước XK → cảng nước trung gian → Việt Nam); đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì ngược lại |
|
5. Hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu? Có □ Không □ |
|
6. Hàng hóa đã được xác định trước xuất xứ đăng trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan? Có □ Không □ |
E. Tài liệu kèm theo:
1. Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa gồm các thông tin như (tên hàng, mã số H.S, xuất xứ, giá CIF). |
|||||
2. Bản mô tả sơ lược quy trình sản xuất ra hàng hóa. |
|||||
3. Catalogue |
Có □ |
Không □ |
4. Hình ảnh |
Có □ |
Không □ |
5. Giấy chứng nhận phân tích thành phần |
Có □ |
Không □ |
|||
…. |
.... (Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) cam kết hàng hóa nêu tại mục D là hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, chưa được xác định trước xuất xứ trước thời điểm nộp Đơn và hàng hóa không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
... (Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung Đơn và các chứng từ kèm theo./.
Tổ chức, cá nhân đề nghị
|
Thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Đối tượng ưu đãi miễn trừ chuẩn bị hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục 3 dưới đây).
+ Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục 3 dưới đây).
+ Bước 3: Cơ quan Hải quan cấp giấy tạm nhập xe, giao cho chủ xe 02 bản và lưu giữ 01 bản.
+ Bước 4: Cơ quan Hải quan cập nhật thông tin giấy tạm nhập lên hệ thống và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô/xe gắn máy theo Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư số 93/2018/TT-BTC: 01 bản chính;
b) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu;
c) Giấy xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam về việc di chuyển tài sản hoặc thuyên chuyển nơi công tác từ nước khác đến Việt Nam: 01 bản chính;
d) Sổ định mức miễn thuế (có xác nhận định mức xe ô tô, xe gắn máy hoặc có xác nhận định mức tạm nhập khẩu xe vượt định lượng đối với trường hợp tạm nhập khẩu vượt định lượng) do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp: 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào cổng thông tin một cửa quốc gia;
đ) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe
Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương thể hiện người nhận hàng trên các chứng từ này là người đề nghị cấp giấy tạm nhập xe hoặc tổ chức, cá nhân được đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC ủy thác tạm nhập khẩu: 01 bản chính và 01 bản copy của hãng vận chuyển đối với trường hợp xe được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam (trừ trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy qua cửa khẩu đường bộ) và một trong các giấy tờ sau:
đ.1) Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận sở hữu xe ô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển đi cấp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô là tài sản di chuyển;
đ.2) Chứng từ thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng (01 bản chụp có xác nhận của ngân hàng) hoặc hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại (01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu) đối với trường hợp tạm nhập khẩu xe từ nước ngoài hoặc nhận chuyển nhượng xe của đối tượng ưu đãi, miễn trừ khác.
Trường hợp đối tượng đề nghị tạm nhập khẩu ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam mua xe từ nước ngoài thì tổ chức, cá nhân nhận ủy thác phải có các chứng từ quy định tại Điểm này và nộp 01 bản chụp hợp đồng ủy thác, xuất trình bản chính để đối chiếu;
đ.3) Giấy tờ cho, biếu tặng từ phía nước ngoài hoặc từ đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác đối với trường hợp được cho, biếu tặng: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính;
đ.4) Giấy tờ điều chuyển xe: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với trong trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC nhận điều chuyển xe từ nước ngoài;
e) Văn bản thông báo của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) về việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư này được tạm nhập khẩu miễn thuế vượt định lượng xe ô tô, xe gắn máy: 01 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng ưu đãi miễn trừ.
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.
2. Viên chức ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
3. Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trên nguyên tắc có đi có lại giữa nhà nước Việt Nam và nước cử; nhân viên thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Cơ quan thực giải quyết tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tạm nhập xe
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Căn cứ Điều 4 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của TTCP về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
+ Điều 3, 4 Thông tư 19/2014/TT-BTC Quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
+ Khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014
+ Quyết định số 601/QĐ-BTC ngày 26/3/2014 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính.
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC Số: ..../CV-(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày …… tháng …… năm ….. |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố………….
Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:
Đối với cá nhân, bổ sung thêm các thông tin sau:
- Chức vụ: …………………………….. là người kế nhiệm ông/bà: ……………………………….. (đối với trường hợp là người kế nhiệm).
- Số chứng minh thư: …………………..thời hạn: ......................................................................
Số sổ định mức hàng miễn thuế:………. ngày....tháng....năm....do …………… cấp.
Căn cứ quy định tại Thông tư số .../2018/TT-BTC ngày .../.../2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố:……………………..cấp giấy tạm nhập khẩu……..xe ô tô/………..xe gắn máy chi tiết như sau:
- Loại phương tiện…………….Nhãn hiệu xe:…………, năm sản xuất:……….., nước sản xuất…….., màu sơn:………….., số khung:………………, số động cơ:…………….; thể tích làm việc:……………, tình trạng phương tiện:……………………..
- Xe tạm nhập khẩu thuộc vận đơn số……………..ngày……………cảng đích:……………….
Xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác |
Họ và tên
|
Ghi chú:
- (1) Tên viết tắt của cơ quan/tổ chức ban hành công văn
- Nếu là người đề nghị là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên và có xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác.
- Nếu là cơ quan thì người đại diện ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
Thủ tục tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam có văn bản thông báo Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy, văn bản phải ghi rõ tên, địa chỉ người tạm nhập xe, số, ngày tháng, năm giấy tạm nhập khẩu và tờ khai tạm nhập khẩu xe.
Bước 2: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập xe ô tô/xe gắn máy căn cứ Biên bản tiêu hủy (bản chính) theo quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường đối chiếu với các thông tin liên quan đến xe (giấy tạm nhập, tờ khai tạm nhập và các điều kiện sau để thực hiện thanh khoản giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định:
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam không có nhu cầu sử dụng xe ô tô, xe gắn máy đang sử dụng và có nhu cầu tiêu hủy xe.
- Đối tượng là viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính, kỹ thuật trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
- Xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được và đối tượng không thực hiện tái xuất.
- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Văn bản thông báo của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam gửi cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy và Biên bản tiêu hủy (bản chính)
* Số lượng hồ sơ: 01 bản.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): sở Tài nguyên Môi trường.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thanh khoản Giấy tạm nhập khẩu
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Căn cứ Điều 6, 8 Quyểt định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tượng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
- Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của TTCP về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
- Điều 3, 8 Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
Thủ tục chuyến nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng chuyển nhượng xe thực hiện khai báo theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01-tờ khai hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Bước 2: Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giấy chuyển nhượng xe, tờ khai hải quan và đối chiếu với thực tế xe để thực hiện thủ tục chuyển nhượng (bao gồm việc tính thuế, thu thuế theo quy định, trừ trường hợp đối tượng mua xe; nhận cho biếu, tặng là đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam đề nghị cấp giấy chuyển nhượng xe).
Bước 3: Cục Hải quan tỉnh, thành phố trả biên lai thu thuế (trường hợp thu bằng tiền mặt) cho đối tượng làm thủ tục chuyển nhượng hoặc người được ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng xe theo quy định của pháp luật để làm thủ tục lưu hành xe; hoặc thu bản chụp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua Kho bạc Nhà nước (có xác nhận của Kho bạc) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng từ đối tượng làm thủ tục chuyển nhượng xe hoặc người được ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng xe theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thanh khoản giấy tạm nhập khẩu xe và lưu hồ sơ theo quy định.
- Cách thức thực hiện thủ tục hành chính:
+ Điện tử
+ Tại trụ sở Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Giấy chuyển nhượng xe.
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển nhượng xe.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng nhận chuyển nhượng xe.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi cấp giấy chuyển nhượng xe.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi cấp giấy chuyển nhượng xe.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chuyển nhượng, thu thuế xe chuyển nhượng và thanh khoản giấy tạm nhập khẩu xe.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC được tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 7, 8 và 9 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg.
+ Trước khi làm thủ tục tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy, các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC phải hoàn tất thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe.
Các đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC phải thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe, tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy trong thời hạn ít nhất là 30 (ba mươi) ngày trước khi kết thúc thời gian công tác tại Việt Nam theo chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp.
Trường hợp không kịp tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy thì các đối tượng nêu trên phải ủy quyền cho cơ quan nơi làm việc giải quyết thủ tục tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe, giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác về việc đã xóa sổ đăng ký lưu hành xe ô tô và cam kết bảo quản nguyên trạng xe tại trụ sở cơ quan và hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe theo quy định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày các đối tượng này kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC không được chuyển nhượng xe ô tô khi tạm nhập khẩu là xe đâ qua sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg.
Người mua xe của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC phải thực hiện việc kê khai, nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định trong thời hạn quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính;
+ Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Căn cứ Điều 6, 9 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của TTCP về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
+ Điều 7 Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
+ Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014
+ Quyết định số 601/QĐ-BTC ngày 26/3/2014 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính.
Thủ tục cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam chuẩn bị hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ nêu tại mục 3 dưới đây).
Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với điều kiện chuyển nhượng, nếu phù hợp thì lập phiếu tiếp nhận trả lời cho đối tượng đề nghị cấp giấy chuyển nhượng.
Bước 3: Cơ quan Hải quan cấp giấy chuyển nhượng cho đối tượng đề nghị cấp giấy chuyển nhượng 01 bộ giấy chuyển nhượng gồm 04 bản theo Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 5/10/2018 của Bộ Tài chính.
Bước 4: Sau khi cấp giấy chuyển nhượng xe, cơ quan Hải quan giao cho đối tượng đề nghị cấp giấy chuyển nhượng 02 bản để đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam lưu 01 bản và giao cho đối tượng nhận chuyển nhượng 01 bản để làm thủ tục chuyển nhượng.
Bước 5: Cơ quan Hải quan cập nhật thông tin lên hệ thống phần mềm quản lý của Tổng cục Hải quan đối với xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu của đối tượng ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Đối với xe cơ quan
Văn bản đề nghị được chuyển nhượng xe theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 5/10/2018 của Bộ Tài chính: 01 bản chính.
b) Đối với xe cá nhân
b.1) Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 5/10/2018 của Bộ Tài chính: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam; hoặc Văn bản đề nghị chuyển nhượng của cơ quan (đối với trường hợp được đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư 19/2014/TT-BTC ủy quyền cho cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe).
b.2) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư 19/2014/TT-BTC): 01 bản chụp có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác và xuất trình bản chính để đối chiếu.
b.3) Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc chuyển nhượng xe: 01 bản chính.
b.4) Giấy ủy quyền cho cơ quan nơi đối tượng công tác làm thủ tục chuyển nhượng xe: 01 bản chính.
c) Giấy thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô do cơ quan Công an cấp: 01 bản chính.
d) Tờ khai hải quan tạm nhập khẩu xe (bản người khai lưu) có đóng dấu dùng cho “tái xuất hoặc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật”: 01 bản sao có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập trường hợp khi tạm nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan giấy.
e) Giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn của Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới: 01 bản chính hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của xe còn hiệu lực: 01 bản chụp đối với xe chuyển nhượng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 10/2018 ngày 01/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có); Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chuyển nhượng xe.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo Phụ lục IV Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Điều kiện chuyển nhượng xe gồm:
a) Đối với đối tượng là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
Đã sử dụng xe ít nhất từ 24 (hai bốn) tháng trở lên.
b) Đối với đối tượng là Viên chức ngoại giao, Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Đã sử dụng xe ít nhất từ 12 (mười hai) tháng trở lên;
- Hoặc đối tượng kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam hoặc nhận nhiệm vụ công tác đột xuất trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Thời gian đã sử dụng xe ô tô, xe gắn máy tại Việt Nam được tính từ thời điểm Bộ Công an cấp giấy chứng nhận đăng ký xe.
2. Đối với xe ô tô đã tạm nhập khẩu là xe đã qua sử dụng:
Tại thời điểm chuyển nhượng nếu năm sản xuất của xe quá 5 năm thì các đối tượng nêu tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định 53/2013/QĐ-TTg được chuyển nhượng xe cho đối tượng được hưởng quyền ưu dãi, miễn trừ khác tại Việt Nam hoặc các đối tượng khác tại Việt Nam với điều kiện xe được cơ quan đăng kiểm xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu hành.
3. Các đối tượng là Viên chức ngoại giao, Nhân viên hành chính kỹ thuật khi thực hiện chuyển nhượng xe, cơ quan nơi đối tượng công tác có công hàm gửi Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) cam kết đối tượng không tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để thay thế xe sẽ chuyển nhượng trong thời gian công tác còn lại tại Việt Nam.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Căn cứ Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Căn cứ Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của TTCP về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
+ Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
+ Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014
+ Quyết định số 601/QĐ-BTC ngày 26/3/2014 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính.
+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
PHỤ LỤC IV
(Ban hành kèm theo Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC Số: ...../CV-(1)………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……, ngày ……. tháng ……. năm ……. |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ………………….
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:
Đối với cá nhân, bổ sung thêm các thông tin sau:
- Chức vụ:
- Số chứng minh thư: …………………thời hạn: …………………
2. Sổ định mức hàng miễn thuế: Số ………..ngày....tháng....năm.... do ………………..cấp.
Căn cứ Thông tư số /2018/TT-BTC ngày ..../.../2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố…………………………….. cấp giấy tạm chuyển nhượng…………………… xe ô tô chi tiết như sau:
- Loại phương tiện………………. Nhãn hiệu xe: ……………, năm sản xuất: ……………., nước sản xuất: …………….., màu sơn: ………………., số khung: ……………., số động cơ: …………….; thể tích làm việc: ………………., tình trạng phương tiện: ……………
- Xe tạm nhập theo giấy tạm nhập số……….. ngày ....do Cục Hải quan tỉnh, thành phố………….. cấp cho……………… cơ quan/ông/bà ………….., địa chỉ: ……………….và tờ khai nhập khẩu số …………….ngày………… tại Chi cục Hải quan………………… thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố…………………
Xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác |
Họ và tên
|
Ghi chú:
- (1) Tên viết tắt cơ quan/tổ chức
- Nếu là người đề nghị là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên và có xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác.
- Nếu là cơ quan thì người đại diện ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
PHỤ LỤC V
(Ban hành kèm theo Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TỔNG CỤC HẢI QUAN Số: ………./QĐ-HQ…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày ……. tháng ……. năm ………. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v Chuyển nhượng xe ô tô
Căn cứ Thông tư số /2018/TT-BTC ngày .../.../2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Cơ quan/ông/bà tại văn bản:……………………
ngày …….tháng ....năm....
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ……………
Xác nhận Cơ quan/ông/bà ………………..
Chức vụ: ………………; số chứng minh thư ngoại giao:………..có giá trị đến ngày ……………(đối với xe cá nhân).
Địa chỉ: ………………………………………………………..
Số sổ định mức hàng miễn thuế:…………..ngày………tháng………năm………do…………. cấp.
Được chuyển nhượng....ô tô cho cơ quan/ông/bà …………….., địa chỉ: ………………..Thông tin về xe chuyển nhượng như sau:
- Loại phương tiện …………….Nhãn hiệu xe: ……………, năm sản xuất: ……………., nước sản xuất: ……………, màu sơn: ……………., số khung: ………………, số động cơ: ……………..; thể tích làm việc: ……………, tình trạng phương tiện: …………………..
- Đã tạm nhập khẩu theo giấy tạm nhập khẩu số …………ngày………. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, tờ khai nhập khẩu số: ……………ngày ……………..tại Chi cục Hải quan……………………… thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố …………………..
Việc chuyển nhượng xe ô tô nêu trên được thực hiện theo quy định hiện hành.
Quyết định chuyển nhượng này có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
Ghi chú:
-(1) Tên phòng ban soạn thảo quyết định
-(2) Số lượng bản phát hành
THỦ TỤC KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người khai hải quan khai các thông tin trên tờ khai hải quan, xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 2: Trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Bước 3: Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan giải trình, chứng minh nội dung không phù hợp của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan cung cấp các tài liệu sau đây để chứng minh thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Bước 4: Xử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa
- Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Trường hợp qua kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
Bước 5: Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan khai thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính;
+ Điện tử
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
+ Thành phần hồ sơ: 06 chứng từ
* Chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp:
a) Chứng từ do cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó và chưa làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ: 01 bản chụp; hoặc
b) Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt, Đối với giấy xác nhận phát hành bởi Công ty con, Chi nhánh hay đại lý của Công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm Giấy ủy quyền của chính hãng vận tải: 01 bản chụp; hoặc
c) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và thông tin tra cứu trên e-manifest trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi: 01 bản chụp.
* Trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan cung cấp các tài liệu sau đây để chứng minh thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
a) Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;
b) Bảng kê chi phí chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra và hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: 01 bản chụp; hoặc
c) Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: 01 bản chụp.
- Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu nếu người khai hải quan không giải trình hoặc có giải trình nhưng chưa đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu, người khai hải quan không cung cấp được chứng từ chứng minh hoặc cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì đề nghị cơ quan hải quan tiến hành xác minh.
+ Quá trình xác minh (bao gồm cả việc đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180) ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn. Quá thời hạn này mà không nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan gửi văn bản thông báo về kế hoạch kiểm tra tại nước xuất khẩu nhưng không nhận văn bản chấp thuận của người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thẩm quyền của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khai hải quan
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người khai hải quan có trách nhiệm gửi các chứng từ đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan cung cấp bản giấy các chứng từ quy định.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Điều 27 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
+ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016;
+ Điều 32, Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;
+ Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018;
+ Điều 16 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ.
Thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam nộp hồ sơ theo quy định tại Chi cục HQ CK (Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất khẩu)
+ Bước 2: Căn cứ hồ sơ tái xuất khẩu xe được nộp và thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu (số tờ khai tạm nhập khẩu), Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất khẩu thực hiện thủ tục tái xuất khẩu xe theo quy định hiện hành đối với hàng hóa xuất khẩu. Kết thúc thủ tục tái xuất khẩu: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy có văn bản thông báo đã hoàn thành thủ tục hải quan và sao gửi tờ khai hàng hóa xuất khẩu xe cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô/xe gắn máy để thực hiện thanh khoản giấy tạm nhập khẩu và lưu hồ sơ theo quy định
- Cách thức thực hiện:
Điện tử (đối với tổ chức) / thủ công (đối với cá nhân được lựa chọn tờ khai hải quan giấy).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Đối với xe cơ quan
++ Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô/xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/10/2018: 01 bản chính.
+ Đối với xe cá nhân
++ Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô/xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 93/2018/TT-BTC: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam; hoặc Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô/xe gắn máy của cơ quan nơi chủ xe công tác;
++ Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu; hoặc 01 bản chụp từ bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng ủy quyền công tác;
++ Giấy ủy quyền cho cơ quan nơi đối tượng công tác làm thủ tục tái xuất xe: 01 bản chính;
++ Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc tái xuất khẩu xe: 01 bản chính;
++ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu xe (bản người khai lưu) có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”: 01 bản chính (trường hợp khi tạm nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan giấy);
++ Giấy thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô, xe gắn máy do cơ quan Công an cấp: 01 bản chính;
++ Biên bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được: 01 bản chính (đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg);
++ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 02 - tờ khai hàng hóa xuất khẩu Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Người khai hải quan phải khai báo thông tin về số tờ khai hải quan tạm nhập khẩu xe trên chỉ tiêu thông tin tiêu chí số 2.3 của tờ khai hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tại ô 29 (ghi chép khác) của tờ khai hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
- Đối tượng thực hiện:
+ Tổ chức / cá nhân.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan ô tô của đối tượng ưu đãi, miễn trừ tái xuất.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô/xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 93/2018/TT-BTC.
+ Tờ khai hải quan (theo Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Phụ lục IV Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính);
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC được tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 7, 8 và 9 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/03/2018.
+ Trước khi làm thủ tục tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy, các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC phải hoàn tất thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe.
Các đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC phải thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe, tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy trong thời hạn ít nhất là 30 (ba mươi) ngày trước khi kết thúc thời gian công tác tại Việt Nam theo chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp.
Trường hợp không kịp tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy thì các đối tượng nêu trên phải ủy quyền cho cơ quan nơi làm việc giải quyết thủ tục tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe, giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác về việc đã xóa sổ đăng ký lưu hành xe ô tô và cam kết bảo quản nguyên trạng xe tại trụ sở cơ quan và hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe theo quy định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày các đối tượng này kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC không được chuyển nhượng xe ô tô khi tạm nhập khẩu là xe đã qua sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg.
Người mua xe của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC phải thực hiện việc kê khai, nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định trong thời hạn quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 45 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Căn cứ Điều 7 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
- Điều 6 Thông tư số 19/2014/TT-BTC Quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
+ Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014
- Quyết định số 601/QĐ-BTC ngày 26/3/2014 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính.
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC Số: /CV-(1)………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày ……. tháng ……. năm ……. |
Kính gửi: Chi cục Hải quan cửa khẩu…………….. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố ………
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:
Đối với cá nhân, bổ sung thêm các thông tin sau:
- Chức vụ:
- Số chứng minh thư: …………………thời hạn: ………………………
2. Sổ định mức hàng miễn thuế: Số ngày....tháng....năm……….. do ………………………….. cấp.
Căn cứ Thông tư số /2018/TT-BTC ngày .../…/2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, đề nghị Chi cục Hải quan …………….. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố: ……………………….giải quyết thủ tục tái xuất ………xe ô tô/ …………xe gắn máy chi tiết như sau:
- Loại phương tiện…………….. Nhãn hiệu xe:………………, năm sản xuất: ………….., nước sản xuất: ……………., màu sơn: …………….., số khung: …………….., số động cơ: ……………..; thể tích làm việc: ………………, tình trạng phương tiện: ………………….
- Xe tạm nhập khẩu theo giấy tạm nhập số …………ngày……….do Cục Hải quan tỉnh, thành phố……………. cấp và tờ khai nhập khẩu số………………….
Xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác
|
Họ và tên
|
Ghi chú:
- (1) Tên viết tắt của cơ quan/tổ chức
- Nếu là người đề nghị là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên và có xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác.
- Nếu là cơ quan thì người đại diện ký và ghi rõ tên, đóng dấu.
PHỤ LỤC I
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu - Mẫu số 02
Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính
STT |
Chỉ tiêu thông tin |
Mô tả, ghi chú |
Bảng mã |
Mẫu số 01 |
Tờ khai điện tử nhập khẩu |
Khi thực hiện đăng ký trước thông tin hàng hóa nhập khẩu. |
|
A |
Thông tin chung |
||
1.1 |
Số tờ khai |
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai. Lưu ý: cơ quan Hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự thứ 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung. |
|
1.2 |
Số tờ khai đầu tiên |
Ô 1: Chỉ nhập liệu trong trường hợp lô hàng có nhiều hơn 50 dòng hàng hoặc các trường hợp phải tách tờ khai khác. Cách nhập như sau: (1) Đối với tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ “F”; (2) Từ tờ khai thứ 2 trở đi thì nhập số tờ khai đầu tiên Ô 2: Nhập số thứ tự của tờ khai trên tổng số tờ khai của lô hàng. Ô 3: Nhập tổng số tờ khai của lô hàng. |
|
1.3 |
Số tờ khai TN- TX tương ứng |
Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau: (1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng. (2) Trường hợp nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng. (3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một. (4) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực (trong thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam). |
|
1.4 |
Mã loại hình |
Người nhập khẩu theo hồ sơ, mục đích nhập khẩu của lô hàng để chọn một trong các loại hình nhập khẩu theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Tham khảo bảng mã loại hình trên website www.customs.gov.vn |
X |
1.5 |
Mã phân loại hàng hóa |
Nếu hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bắt buộc phải nhập mã tương ứng sau: “A”: Hàng quà biếu, quà tặng “B”: Hàng an ninh, quốc phòng “C”: Hàng cứu trợ khẩn cấp “D”: Hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh “E”: Hàng viện trợ nhân đạo/Hàng viện trợ không hoàn lại “F”: Hàng bưu chính, chuyển phát nhanh “G”: Hàng tài sản di chuyển “H”: Hàng hóa được sử dụng cho PTVT xuất nhập cảnh “I”: Hàng ngoại giao “J”: Hàng khác theo quy định của Chính phủ “K”: Hàng bảo quản đặc biệt Lưu ý: Chỉ sử dụng mã “J” trong trường hợp Chính phủ có văn bản riêng. Hàng hóa thông thường không chọn mã này. |
|
1.6 |
Mã hiệu phương thức vận chuyển |
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau: “1”: Đường không “2”: Đường biển (container) “3”: Đường biển (hàng rời, lỏng...) “4”: Đường bộ (xe tải) “5”: Đường sắt “6”: Đường sông “9”: Khác Lưu ý: - Chọn mã tương ứng với phương thức vận chuyển hàng nhập khẩu từ nước ngoài về cửa khẩu nhập đối với trường hợp hàng đóng chung container vào kho CFS. Ví dụ: trường hợp hàng vận chuyển đường biển đóng chung container chọn mã “3”. - Các trường hợp sử dụng mã “9”: 1. Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng các phương thức khác với các phương thức từ mã “1” đến mã “6”. Ví dụ: vận chuyển bằng đường ống, dây cáp,... 2. Nhập khẩu tại chỗ; hàng nhập vào kho ngoại quan. - Trường hợp hàng hóa mang theo người nhập cảnh qua đường hàng không, nhập mã “1”; trường hợp qua đường biển, nhập mã “3”. |
|
1.7 |
Phân loại cá nhân/tổ chức |
Tùy theo tính chất giao dịch, chọn một trong các mã sau: Mã “1”: Cá nhân gửi cá nhân Mã “2”: Tổ chức/công ty gửi cá nhân Mã “3”: Cá nhân gửi tổ chức/công ty Mã “4”: Tổ chức/Công ty gửi tổ chức/công ty Mã “5”: Khác |
|
1.8 |
Cơ quan Hải quan |
(1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan. (2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn. |
X |
1.9 |
Mã bộ phận xử lý tờ khai |
(1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai. (2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS. (3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn |
X |
1.10 |
Thời hạn tái xuất khẩu |
Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm nhập thì căn cứ quy định về thời hạn hàng tạm nhập được lưu tại Việt Nam tương ứng để nhập ngày hết hạn theo định dạng ngày/tháng/năm. |
|
1.11 |
Ngày khai báo (dự kiến) |
Nhập ngày/tháng/năm dự kiến thực hiện nghiệp vụ IDC. Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động lấy ngày thực hiện nghiệp vụ này. |
|
1.12 |
Mã người nhập khẩu |
Nhập mã số thuế của người nhập khẩu. Lưu ý: - Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người nhập khẩu. - Trường hợp chủ hàng nước ngoài thuê kho ngoại quan thì mã người nhập khẩu là mã của chủ kho ngoại quan hoặc mã của đại lý làm thủ tục hải quan. |
|
1.13 |
Tên người nhập khẩu |
Nhập tên của người nhập khẩu. Lưu ý: - Trường hợp chủ hàng nước ngoài thuê kho ngoại quan thì tên người nhập khẩu là tên của chủ kho ngoại quan hoặc tên của đại lý làm thủ tục hải quan - Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người nhập khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người nhập khẩu. |
|
1.14 |
Mã bưu chính |
Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có). |
|
1.15 |
Địa chỉ người nhập khẩu |
(1) Nhập địa chỉ của người nhập khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị. (2) Trường hợp địa chỉ của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác. (3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì không cần nhập liệu. |
|
1.16 |
Số điện thoại người nhập khẩu |
(1) Nhập số điện thoại của người nhập khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang). Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu. (2) Trường hợp số điện thoại của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác. (3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì không cần nhập liệu. |
|
1.17 |
Mã người ủy thác nhập khẩu |
Nhập mã số thuế của người ủy thác nhập khẩu. |
|
1.18 |
Tên người ủy thác nhập khẩu |
Nhập tên người ủy thác nhập khẩu. |
|
1.19 |
Mã người xuất khẩu |
Nhập mã người xuất khẩu hoặc mã chủ hàng nước ngoài trong trường hợp gửi kho ngoại quan (nếu có). |
|
1.20 |
Tên người xuất khẩu |
(1) Nhập tên người xuất khẩu hoặc tên chủ hàng nước ngoài trong trường hợp gửi kho ngoại quan (nếu chưa đăng kí vào hệ thống). (2) Trường hợp đã đăng kí, hệ thống sẽ tự động xuất ra. Lưu ý: - Nhập tên người xuất khẩu (người bán) theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu (kể cả trường hợp mua bán qua bên thứ ba); - Nhập tên bên đặt gia công theo hợp đồng gia công (kể cả trường hợp nhập khẩu hàng hóa qua bên thứ ba theo chỉ định của bên đặt gia công, trong trường hợp này ghi người được chỉ định giao hàng tại ô tên người ủy thác xuất khẩu); - Trường hợp hợp đồng mua bán có điều khoản chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (nhập khẩu tại chỗ) thì tên người xuất khẩu là tên người mua hàng tại nước ngoài; ghi người được chỉ định giao hàng (tại Việt Nam) tại ô tên người ủy thác xuất khẩu; - Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan: nhập tên người bán hàng ở nước ngoài (giống tên người xuất khẩu đã khai trên tờ khai nhập khẩu gửi kho ngoại quan); - Chấp nhận tên viết tắt hoặc tên rút gọn của người xuất khẩu. |
|
1.21 |
Mã bưu chính người xuất khẩu |
Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có) |
|
1.22 |
Địa chỉ |
Ô 1: Nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác. Ô 2: Nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Ô 3: Nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng. Ô 4: Nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng. |
|
1.23 |
Mã nước |
Mã nước bao gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn). Cụ thể như sau: (1) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến Việt Nam hoặc đi qua nước trung gian mà không diễn ra các hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan thì nước gửi hàng là nước xuất khẩu. (2) Trong trường hợp hàng hóa từ nước xuất khẩu đến Việt Nam đi qua một hay nhiều nước trung gian thì nước gửi hàng là nước cuối cùng trước khi hàng đến Việt Nam mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán, gia công, chế biến, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan tại nước đó thông quan. (3) Trong trường hợp không xác định được mã nước nêu trên thì nhập mã nước của người xuất khẩu. |
X |
1.24 |
Tên người ủy thác xuất khẩu |
Nhập tên người ủy thác xuất khẩu (nếu có). Trường hợp nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của người xuất khẩu nước ngoài thì nhập tên người được chỉ định giao hàng tại Việt Nam. |
|
1.25 |
Mã đại lý hải quan |
(1) Trường hợp đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ IDA và các nghiệp vụ tiếp theo thì không phải nhập liệu. (2) Trường hợp người khai thực hiện nghiệp vụ IDA khác với người khai thực hiện nghiệp vụ IDC thì nhập mã người sử dụng thực hiện nghiệp vụ IDC. |
|
1.26 |
Số vận đơn (Số B/L, số AWB v.v.) |
(1) Nhập số vận đơn bao gồm cả phần số, phần chữ và các kí tự đặc biệt (nếu có) (số B/L, AWB, vận đơn đương sắt). Lưu ý: - Người nhập khẩu đứng tên trên ô người nhận hàng ở vận đơn nào thì nhập số của vận đơn đó. Khai vận đơn thể hiện người nhận hàng là người nhập khẩu. - Đối với B/L và AWB có thể nhập đến 05 số vận đơn nhưng hàng hóa thuộc các số vận đơn này phải của cùng một người gửi hàng, cùng một người nhận hàng, cùng tên phương tiện vận tải, vận chuyển trên cùng một chuyến và có cùng ngày hàng đến. - Số AWB không được vượt quá 20 ký tự. (2) Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan thông báo tách vận đơn với cơ quan hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 12 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, phản hồi việc tách vận đơn cho người khai hải quan ngay sau khi nhận được thông báo tách vận đơn. Người khai hải quan sử dụng số vận đơn nhánh đã được phản hồi để thực hiện khai tại ô này. (3) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn, người khai hải quan phải thông báo thông tin về hàng hóa theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa cho lô hàng nhập khẩu để khai tại ô này. |
|
1.27 |
Số lượng |
Ô 1: Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...) Lưu ý: - Không nhập phần thập phân; - Nhập là “1” đối với hàng hóa không thể thể hiện bằng đơn vị tính (kiện, thùng,...). Ô 2: Nhập mã đơn vị tính Ví dụ: CS: thùng, BX: hộp,.... (Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) |
X |
1.28 |
Tổng trọng lượng hàng (Gross) |
Ô 1: Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển) Lưu ý: - Trường hợp tại chỉ tiêu thông tin “Mã phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “1”: có thể nhập 08 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”. - Đối với các phương thức vận chuyển khác: có thể nhập 06 ký tự cho phần nguyên và 03 ký tự cho phần thập phân. - Trường hợp mã của tổng trọng lượng hàng là “LBR” (pound), hệ thống sẽ tự động chuyển đổi sang KGM (kilogram). - Không phải nhập ô này trong trường hợp tại chỉ tiêu thông tin “Mã phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “9”. Ô 2: Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng theo chuẩn UN/ECE Ví dụ: KGM: kilogram TNE: tấn LBR: pound (Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) - Trường hợp nhập mã đơn vị tính khác LBR, xuất ra mã trọng lượng đơn vị tính. - Trường hợp nhập là “LBR” (pound), xuất ra KGM. |
X |
1.29 |
Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến |
Nhập mã địa điểm nơi lưu hàng hóa khi khai báo nhập khẩu. (Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ví dụ 1: Doanh nghiệp A đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực I (mã Chi cục Hải quan là 03 CC), hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng (theo thông báo hàng đến) thì khai mã của Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng (03CCS03). Ví dụ 2: Doanh nghiệp B đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long (mã Chi cục Hải quan là 01NV), hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh Lạng Sơn (theo thông báo hàng đến) thì khai mã của Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh (15E4G02). |
X |
1.30 |
Ký hiệu và số hiệu |
Nhập ký hiệu và số hiệu của bao bì đóng gói hàng hóa (thể hiện trên kiện, thùng,...). |
|
1.31 |
Phương tiện vận chuyển |
Ô 1: Nhập hô hiệu (call sign) trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Nếu thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống thì nhập “9999”. Ô 2: Nhập tên phương tiện vận chuyển (căn cứ vào chứng từ vận tải: B/L, AWB,...) (1) Nhập tên tàu trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. (2) Nếu không nhập liệu, hệ thống sẽ tự động xuất ra tên tàu đã đăng kí trên hệ thống dựa trên hô hiệu đã nhập ở ô 1. (3) Trường hợp vận chuyển hàng không: nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), gạch chéo (01 kí tự), ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh). Ví dụ: AB0001/01JAN (4) Trường hợp vận chuyển đường bộ: nhập số xe tải. (5) Trường hợp vận chuyển đường sắt: nhập số tàu. (6) Không phải nhập trong trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển”, người khai chọn mã “9” và trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động xuất ra tên phương tiện vận chuyển. |
|
1.32 |
Ngày hàng đến |
Nhập ngày dự kiến hàng hóa đến cửa khẩu theo chứng từ vận tải hoặc Thông báo hàng đến (Arrival notice) của người vận chuyển gửi cho người nhận hàng. |
|
1.33 |
Địa điểm dỡ hàng |
Ô 1: Nhập mã địa điểm dỡ hàng: (1) Nhập mã cảng dỡ hàng (đường không, đường biển) theo vận đơn (B/L, AWB,...); (2) Nhập mã ga (đường sắt); (3) Nhập mã cửa khẩu (đường bộ, đường sông); (4) Bắt buộc nhập liệu trừ trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “9”. (Tham khảo các bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 2: Nhập tên địa điểm dỡ hàng: hệ thống hỗ trợ xuất ra tên địa điểm dỡ hàng dựa trên mã địa điểm. Trường hợp không có mã địa điểm dỡ hàng thì phải nhập tên địa điểm dỡ hàng. Lưu ý: - Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: nhập tên kho hàng của công ty nhập khẩu. - Không phải nhập trong các trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ các khu phi thuế quan, từ kho ngoại quan. |
X |
1.34 |
Địa điểm xếp hàng |
Ô 1: Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE. (Tham khảo các bảng mã “Địa điểm nước ngoài”, “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn). Lưu ý: - Trường hợp không có mã trong các bảng mã nêu trên: nhập “Mã nước (02 kí tự) + “ZZZ”. - Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: nhập “VNZZZ”. Trừ trường hợp hàng hóa từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa: nhập “ZZZZZ”. Ô 2: Nhập tên địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải: Lưu ý: - Không bắt buộc phải nhập trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động. - Trường hợp vận chuyển đường sắt, nhập tên ga. -Trường hợp nhập khẩu tại chỗ, hàng từ nội địa vào kho ngoại quan: nhập tên kho hàng của công ty xuất khẩu. - Trường hợp hàng từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: nhập tên khu phi thuế quan. - Trường hợp hàng hóa từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa: nhập tên kho ngoại quan. |
X |
1.35 |
Số lượng container |
Nhập số lượng container: (1) Hệ thống tự động xuất ra số lượng container nếu đã được đăng kí trước đó. (2) Trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường không, phương thức khác không sử dụng container, hàng nhập khẩu đóng chung container từ kho CFS thì không phải nhập. (3) Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ HYS để khai danh sách container (số hiệu, ký hiệu, số seal). Lưu ý: danh sách container khai bằng file excel theo định dạng của cơ quan Hải quan. |
|
1.36 |
Mã kết quả kiểm tra nội dung |
Trường hợp người khai hải quan xem hàng trước khi đăng kí tờ khai, nhập một trong các mã sau: “A”: không có bất thường “B”: có bất thường “C”: cần tham vấn ý kiến cơ quan Hải quan Lưu ý: nhập mã “C” khi người khai hải quan có yêu cầu cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng. |
|
1.37 |
Mã văn bản pháp quy khác |
Nhập mã văn bản pháp luật quy định về quản lý mặt hàng nhập khẩu khai trên tờ khai như: giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng... (Tham khảo mã văn bản pháp quy tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Lưu ý: - Đối với hàng hóa chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành bắt buộc phải nhập ô này. - Có thể nhập được tối đa 05 mã (tương ứng với 05 ô) nhưng không được trùng nhau. |
X |
1.38 |
Giấy phép nhập khẩu |
Nhập trong các trường hợp: hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục trừ lùi; Danh mục đầu tư miễn thuế đăng ký ngoài hệ thống; Danh mục thiết bị đồng bộ; Danh mục hàng hóa nhập khẩu ở dạng nguyên chiếc tháo rời phải nhập nhiều lần, nhiều chuyến; Danh mục vật tư thiết bị nhập khẩu để phục vụ đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe; Danh mục vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất cơ khí trọng điểm; Văn bản xác định trước trị giá, văn bản xác định trước mã và văn bản xác định xuất xứ; số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công. Ô 1: Nhập mã phân loại giấy phép nhập khẩu. (tham khảo thông tin mã giấy phép nhập khẩu tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 2: Nhập số giấy phép nhập khẩu hoặc số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc số Danh mục trừ lùi hoặc số văn bản xác định trước mã số/trị giá/xuất xứ (nếu có) hoặc số tiếp nhận hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công do hệ thống phản hồi khi người khai hải quan thực hiện thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công. (nhập tối đa 05 loại giấy phép) |
X |
1.39 |
Phân loại hình thức hóa đơn |
Nhập vào một trong các mã phân loại hình thức hóa đơn sau đây: “A”: hóa đơn thương mại “B”: chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc không có hóa đơn thương mại “D”: hóa đơn điện tử (trong trường hợp đăng kí hóa đơn điện tử trên VNACCS) Lưu ý: Trong trường hợp lập bảng kê hóa đơn theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V thì chọn mã “B” |
|
1.40 |
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử |
(1) Nếu Phân loại hình thức hóa đơn là "D" thì bắt buộc phải nhập số tiếp nhận hóa đơn điện tử. (2) Nếu Phân loại hình thức hóa đơn không phải là "D" thì không thể nhập được chỉ tiêu thông tin này. |
|
1.41 |
Số hóa đơn |
Nhập vào số hóa đơn thương mại hoặc số của Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL. Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì người khai hải quan không phải nhập liệu vào ô này. Trường hợp hàng hóa gửi kho ngoại quan nhập vào nội địa nhiều lần thì nhập số hóa đơn thương mại do người bán nước ngoài phát hành khi nhập khẩu vào nội địa. |
|
1.42 |
Ngày phát hành |
Nhập vào ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc ngày lập Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. (Ngày/tháng/năm). Lưu ý: Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì nhập ngày thực hiện nghiệp vụ IDA. |
|
1.43 |
Phương thức thanh toán |
Nhập vào một trong các mã phương thức thanh toán sau: “BIENMAU”: Biên mậu “DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ “CAD”: Trả tiền lấy chứng từ “CANTRU”: Cấn trừ, bù trừ “CASH”: Tiền mặt “CHEQUE”: Séc “DP”: Nhờ thu kèm chứng từ “GV”: Góp vốn “H-D-H”: Hàng đổi hàng “H-T-N”: Hàng trả nợ “HPH”: Hối phiếu “KHONGTT”: Không thanh toán “LC”: Tín dụng thư “LDDT”: Liên doanh đầu tư “OA”: Mở tài khoản thanh toán “TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện. “KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT) Lưu ý: - Trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời nhập phương thức thanh toán thực tế vào ô “Chi tiết khai trị giá”; - Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì phương thức thanh toán khai “Khong TT”. |
|
1.44 |
Tổng trị giá hóa đơn |
Ô 1: Nhập mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn: “A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền “B”: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (FOC/hàng khuyến mại) “C”: Giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền “D”: Các trường hợp khác (bao gồm cả trường hợp không có hóa đơn thương mại) Ô 2: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms: (1) CIF (2) CIP (3) FOB (4) FCA (5) FAS (6) EXW (7) C&F (CNF) (8) CFR (9) CPT (10) DDP (11) DAP (12) DAT (13) C&I (14) DAF (15) DDU (16) DES (17) DEQ Trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình gia công, người khai sử dụng hóa đơn bên thứ ba mà điều kiện giá hóa đơn không phù hợp với điều kiện giao hàng trên hợp đồng hoặc trường hợp không có hóa đơn thương mại thì khai ô “Điều kiện giá hóa đơn” là CIF. Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE (tham khảo bảng mã đơn vị tiền tệ trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 4: Tổng trị giá hóa đơn: (1) Nhập tổng trị giá trên hóa đơn. (2) Trường hợp lô hàng gồm nhiều hóa đơn có chung vận đơn, hồ sơ lô hàng có hóa đơn tổng của các hóa đơn đó hoặc được lập chứng từ thay thế hóa đơn theo hướng dẫn thì nhập tổng trị giá ghi trên hóa đơn tổng, đồng thời trước khi đăng ký tờ khai, khai chi tiết danh sách hóa đơn, chứng từ thay thế hóa đơn bằng nghiệp vụ HYS. (3) Trường hợp điều kiện giao hàng là CIF, CFR, DDU, DDP, DAP, DAF.. nhưng trên hóa đơn phần tổng trị giá tách riêng theo từng mục, gồm tổng Trị giá hàng hóa theo điều kiện EXW hoặc FOB, phí vận chuyển, phí đóng gói... ; phần chi tiết từng mặt hàng ghi trị giá hóa đơn của từng mặt hàng theo điều kiện EXW hoặc FOB (chưa có phí vận chuyển, phí đóng gói...), nếu phân bổ các khoản phí vận chuyển, phí đóng gói...theo tỷ lệ về trị giá thì khai như sau: - Ô “Điều kiện giao hàng” khai EXW hoặc FOB tương ứng với tổng trị giá hóa đơn (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh) - Ô “Tổng trị giá hóa đơn” khai tổng trị giá tương ứng điều kiện EXW hoặc FOB. - Khai phí vận chuyển vào ô “Phí vận chuyển”; - Khai phí đóng gói, các khoản điều chỉnh khác (nếu có) vào ô các khoản điều chỉnh; - Khai điều kiện giao hàng vào ô “chi tiết khai trị giá”; - Ô “Tổng hệ số phân bổ trị giá” khai tổng trị giá hóa đơn tương ứng điều kiện EXW hoặc FOB (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh) - Ô “Trị giá hóa đơn” của từng mặt hàng” khai trị giá của từng mặt hàng đó ghi trên hóa đơn (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh) (4) Trường hợp nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan/kho ngoại quan với doanh nghiệp nội địa: Nếu điều kiện giao hàng thuộc nhóm E, F thì: - Khai ô “Điều kiện giao hàng” là CIF; - Khai ô “Tổng trị giá hóa đơn” như hướng dẫn tại điểm (1). (5) Trường hợp hóa đơn bao gồm cả hàng phải trả tiền và hàng FOC/hàng khuyến mại: Nhập Tổng trị giá hóa đơn, đồng thời phần Detail nhập liệu như sau: - Đối với hàng trả tiền: nhập các chỉ tiêu bình thường như hướng dẫn (hệ thống vẫn hỗ trợ tự động phân bổ tính toán trị giá tính thuế); - Đối với hàng FOC/hàng khuyến mại: nhập tổng trị giá hóa đơn, đồng thời tại ô “Chi tiết khai trị giá” nêu rõ dòng hàng thứ mấy thuộc phần Detail là hàng FOC/hàng khuyến mại. + Ô “Trị giá hóa đơn”, ô “đơn giá hóa đơn”: để trống; + Ô “trị giá tính thuế”: nhập trị giá tính thuế của mặt hàng. (6) Trường hợp toàn bộ lô hàng là hàng FOC/hàng khuyến mại hoặc hàng không có hóa đơn thương mại: - Ô “Tổng trị giá hóa đơn” nhập tổng phí vận tải, bảo hiểm (nếu có) của lô hàng; - Ô “Trị giá hóa đơn”, ô “Đơn giá hóa đơn”: để trống; - Ô “Trị giá tính thuế” nhập trị giá tính thuế của mặt hàng. Lưu ý đối với trường hợp (5) và (6): Ô “Mã biểu thuế nhập khẩu”: chọn Biểu tương ứng. Nếu là đối tượng không chịu thuế thì chọn, B30, đồng thời nhập 0% tại ô “Thuế suất” và nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế tương ứng. (7) Có thể nhập đến 04 chữ số thập phân sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là [VND]. Nếu mã đồng tiền là [VND] thì không thể nhập các số sau dấu phẩy thập phân. Lưu ý: - Trường hợp tổng trị giá hóa đơn vượt quá giới hạn hệ thống thì thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy. - Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này. |
X |
1.45 |
Mã phân loại khai trị giá |
Nhập một trong các mã phân loại khai trị giá sau: “1”: Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt “2”: Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp giá giao dịch của hàng hóa tương tự “3”: Xác định giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ “4”: Xác định giá tính thuế theo phương pháp tính toán “6”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch “7”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng tới trị giá giao dịch “8”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng phân bổ khoản điều chỉnh tính trị giá tính thuế thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng “9”: Xác định trị giá theo phương pháp suy luận “T”: Xác định trị giá trong trường hợp đặc biệt Chú ý: - Trường hợp 1 lô hàng sử dụng nhiều phương pháp xác định trị giá khác nhau, thì khai mã đại diện là mã phương pháp áp dụng nhiều nhất. - Các mã “0”, “5”, “Z” là các mã liên quan đến tờ khai trị giá tổng hợp nên không áp dụng cho đến khi có hướng dẫn cụ thể. - Chỉ khai mã “6”, “7” trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch. - Sử dụng mã “T” đối với các trường hợp quy định tại Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC và hàng hóa nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài. |
|
1.46 |
Số tiếp nhận tờ khai trị giá tổng hợp |
Ô 1: Không nhập dữ liệu cho đến khi có hướng dẫn mới Ô 2: Không nhập dữ liệu cho đến khi có hướng dẫn mới Ô 3: Không nhập dữ liệu cho đến khi có hướng dẫn mới |
|
1.47 |
Phí vận chuyển |
Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại phí vận chuyển sau: “A”: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ. “B”: Khai trong trường hợp: - Hóa đơn lô hàng có cả hàng trả tiền và hàng F.O.C/hàng khuyến mại; - Tách riêng phí vận tải của hàng trả tiền với hàng FOC/hàng khuyến mại trên chứng từ vận tải. Tương ứng với mã này tại ô phí vận chuyển chỉ nhập phí của hàng phải trả tiền (ô 3) để hệ thống tự động phân bổ, đối với các mặt hàng FOC/hàng khuyến mại người khai hải quan tự cộng cước phí vận tải để tính toán trị giá tính thuế rồi điền vào ô trị giá tính thuế của dòng hàng FOC/hàng khuyến mại. “C”: Khai trong trường hợp tờ khai chỉ nhập khẩu một phần hàng hóa của lô hàng trên chứng từ vận tải. “D”: Phân bổ cước phí vận tải theo tỷ lệ trọng lượng, dung tích. Khi khai mã này, người khai hải quan phải khai tờ khai trị giá để phân bổ các khoản điều chỉnh/ tính toán trị giá tính thuế của từng mặt hàng, lấy kết quả tính toán trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá để nhập vào ô tương ứng trên tờ khai nhập khẩu của hệ thống VNACCS. “E”: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ: CIF, C&F, CIP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh thêm phí vận tải khi hàng về cảng nhập khẩu: tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng, do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng...). “F”: Khai trong trường hợp có cước vượt cước và chỉ nhập khẩu 1 phần hàng hóa của lô hàng. Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của phí vận chuyển. Ô 3: Nhập số tiền phí vận chuyển: (1) Trường hợp mã đồng tiền khác "VND", có thể nhập đến 4 chữ số sau dấu thập phân. (2) Trường hợp mã đồng tiền là "VND", không thể nhập số có dấu phẩy thập phân. (3) Trường hợp mã điều kiện giá hóa đơn là “C&F” hoặc “CIF” và cước phí vận chuyển thực tế lớn hơn cước phí trên hóa đơn cước vận chuyển thì nhập số cước phí chếnh lệch vào ô này (tương ứng với mã “E” tại ô 2). Lưu ý: - Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này. |
|
1.48 |
Phí bảo hiểm |
Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau: “Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau: “A”: Bảo hiểm riêng “D”: Không bảo hiểm Nếu trong mục điều kiện giá Invoice đã được nhập là giá CIF, CIP hay C&I, DDU, DDP, DAP, DAF, DAT thí không thể nhập được. Lưu ý: Mã “B” là bảo hiểm tổng hợp, chưa áp dụng cho đến khi có hướng dẫn. Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là Bảo hiểm riêng (mã “A”). Ô 3: Nhập số tiền phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là “A”: (1) Trường hợp mã đồng tiền khác "VND", có thể nhập đến 4 chữ số sau dấu thập phân. (2) Trường hợp mã đồng tiền là "VND", không thể nhập số có dấu phẩy thập phân. Ô 4: Không nhập cho đến khi có hướng dẫn mới Lưu ý: - Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này. |
|
1.49 |
Mã, tên khoản điều chỉnh |
Ô 1: Nhập các mã tương ứng với các khoản điều chỉnh như sau: “A”: Phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới (AD). “B”: Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu (AD). “C”: Chi phí đóng gói hàng hóa (AD). “D”: Khoản trợ giúp (AD). “E”: Phí bản quyền, phí giấy phép (AD). “P”: Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu (AD). “Q”: Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua trên hóa đơn, gồm: tiền trả trước, ứng trước, tiền đặt cọc (AD). “K”: khoản tiền người mua thanh toán cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán (AD) “M”: khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ (AD). “U”: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự (SB). “V”: Phí vận tải phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên (SB). “H”: Phí bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên (SB). “T”: Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu (SB). “G”: Khoản giảm giá (SB). S: Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu (SB) “L”: Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu (SB). “N”: Khác Lưu ý: - Trường hợp giảm giá theo số lượng không nhập mã “G” tại ô này, nhưng tại ô “Chi tiết khai trị giá” nhập rõ hàng được giảm giá theo số lượng và trị giá được giảm hoặc tỷ lệ giảm giá. Khi hoàn thành việc nhập khẩu toàn bộ lô hàng, thực hiện xét giảm giá theo quy định tại Thông tư số 205. Ô 2: Nhập mã phân loại điều chỉnh trị giá tương ứng với các trường hợp sau: “AD”: cộng thêm số tiền điều chỉnh. “SB”: Trừ đi số tiền điều chỉnh. “IP”: Trị giá tính thuế là trị giá hóa đơn. “DP”: Nhập vào tổng giá tính thuế được tính bằng tay. Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của khoản điều chỉnh. Ô 4: Nhập trị giá khoản điều chỉnh tương ứng với Mã tên khoản điều chỉnh và mã phân loại khoản điều chỉnh. (1) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là “VND”. (2) Nếu mã đồng tiền là “VND” thì không thể nhập các số thập phân sau dấu phẩy. Ô 5: Nhập tổng hệ số phân bổ trị giá khoản điều chỉnh. (1) Trường hợp khoản điều chỉnh được phân bổ cho hàng hóa của 2 tờ khai trở lên thì nhập vào tổng trị giá hóa đơn của các dòng hàng được phân bổ khoản điều chỉnh ở tất cả các tờ khai. (2) Trường hợp khoản điều chỉnh chỉ phân bổ cho hàng hóa của một tờ khai thì không cần nhập ô này. (3) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy. (4) Giá trị cột "Tổng hệ số phân bổ số tiền điều chỉnh" ≤ cột "Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế". Lưu ý: - Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này. |
|
1.50 |
Chi tiết khai trị giá |
1) Nhập ngày vận đơn theo định dạng DDMMYYYY#&. (2) Nhập vào các chi tiết của tờ khai trị giá. Ví dụ: khoản phí hoa hồng bằng 5% trị giá hóa đơn thì: tính ra số tiền phí hoa hồng, nhập vào ô số tiền điều chỉnh tương ứng, đồng thời ghi "phí hoa hồng bằng 5% trị giá hóa đơn" vào ô này. (3) Nhập các lưu ý, ghi chú về việc khai báo trị giá. (4) Nhập theo hướng dẫn tại ô “Tổng trị giá hóa đơn” và các ô có liên quan. (5) Trường hợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu xác định trị giá hải quan, người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trị giá làm căn cứ giải phóng hàng. (6) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan khai báo giá tạm tính. (7) Khai báo khoản giảm giá (nếu có) nhưng chưa thực hiện điều chỉnh trừ. (8) Nhập số hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có). (9) Trường hợp đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, người khai hải quan nhập nội dung “đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần” và ghi rõ nội dung (số thứ tự hàng hóa, số/ngày Biên bản tham vấn, mã Cục Hải quan/Chi cục Hải quan đã thực hiện tham vấn). |
|
1.51 |
Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế |
(1) Nhập tổng trị giá hóa đơn trước khi điều chỉnh. (2) Có thể nhập đến 04 chữ số tại phần thập phân. (3) Trường hợp một hóa đơn - nhiều tờ khai, bắt buộc nhập vào ô này. (4) Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động tính giá trị của ô này bằng cách cộng tất cả trị giá hóa đơn của các dòng hàng trên tờ khai. (5) Giá trị cột "Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế" ≥ cột “Tổng hệ số phân bổ số tiền điều chỉnh”. Lưu ý: - Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này. |
|
1.52 |
Người nộp thuế |
Nhập một trong các mã sau: “1”: người nộp thuế là người nhập khẩu “2”: người nộp thuế là đại lý hải quan |
|
1.53 |
Mã lý do đề nghị BP |
- Trường hợp đề nghị giải phóng hàng trên cơ sở bảo lãnh, người khai hải quan nhập một trong các mã sau: “A”: chờ xác định mã số hàng hóa “B”: chờ xác định trị giá tính thuế “C”: trường hợp khác - Trường hợp đề nghị giải phóng hàng trên cơ sở nộp thuế thì người khai hải quan khai đề nghị giải phóng hàng tại ô “Chi tiết khai trị giá” |
|
1.54 |
Mã ngân hàng trả thuế thay |
Nhập mã ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp (tham khảo bảng “Mã Ngân hàng” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn), trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau: (1) Người sử dụng hạn mức phải là người nhập khẩu hoặc hạn mức được cấp đích danh cho đại lý hải quan. (2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của hạn mức ngân hàng đã đăng ký. |
|
1.55 |
Năm phát hành hạn mức |
Nhập năm phát hành của chứng từ hạn mức. Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng trả thuế thay". |
|
1.56 |
Kí hiệu chứng từ hạn mức |
Nhập ký hiệu của chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cấp (tối đa 10 kí tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng trả thuế thay". |
|
1.57 |
Số chứng từ hạn mức |
Nhập số chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cung cấp (tối đa 10 kí tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng trả thuế thay". |
|
1.58 |
Mã xác định thời hạn nộp thuế |
Nhập một trong các mã tương ứng như sau: “A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng. “B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung. “C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh. “D”: trong trường hợp nộp thuế ngay. Lưu ý: Nhập mã “D” trong trường hợp khai báo bổ sung để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng. |
|
1.59 |
Mã ngân hàng bảo lãnh |
Nhập mã ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp (tham khảo bảng “Mã Ngân hàng” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn), trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau: (1) Người sử dụng chứng từ bảo lãnh phải là người nhập khẩu hoặc là chứng từ bảo lãnh được cấp đích danh cho đại lý hải quan. (2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của chứng từ bảo lãnh đã đăng ký. (3) Trường hợp sử dụng chứng từ bảo lãnh riêng, chứng từ phải được sử dụng tại Chi cục Hải quan đã đăng ký. (4) Nếu không thuộc trường hợp (1), mã của người được phép sử dụng chứng từ bảo lãnh đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu phải khớp với mã của người đăng nhập sử dụng nghiệp vụ này. (5) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng trước khi có tờ khai dựa trên số vận đơn hoặc/và số hóa đơn, số vận đơn hoặc/và số hóa đơn phải tồn tại trong cơ sở dữ liệu bảo lãnh riêng. (6) Mã loại hình đã được đăng ký trong dữ liệu chứng từ bảo lãnh riêng phải khớp với mã loại hình khai báo. (7) Ngày khai báo dự kiến nếu đã được đăng ký trong dữ liệu chứng từ bảo lãnh riêng phải khớp với ngày đăng ký khai báo dự kiến. (8) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai, số tờ khai đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp. |
X |
1.60 |
Năm phát hành bảo lãnh |
Nhập năm phát hành của chứng từ bảo lãnh (bao gồm 04 ký tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh". |
|
1.61 |
Ký hiệu chứng từ bảo lãnh |
Nhập ký hiệu của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp trên chứng thư bảo lãnh (tối đa 10 kí tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh". |
|
1.62 |
Số chứng từ bảo lãnh |
Nhập số của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp trên chứng thư bảo lãnh (tối đa 10 kí tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh". |
|
1.63 |
Số đính kèm khai báo điện tử |
Ô 1: Nhập mã phân loại đính kèm khai báo điện tử trong trường hợp sử dụng nghiệp vụ HYS. (Tham khảo bảng “Mã phân loại khai báo đính kèm điện tử” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 2: Nhập số đính kèm khai báo điện tử do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS. |
X |
1.64 |
Ngày được phép nhập kho đầu tiên |
Nhập ngày nhập kho; Trường hợp có nhiều ngày được phép đưa hàng vào kho thì nhập ngày đầu tiên Trường hợp người khai hải quan sử dụng mã loại hình A41 thì nhập ngày thực hiện IDC. |
|
1.65 |
Ngày khởi hành vận chuyển |
Nhập ngày khởi hành vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan theo định dạng Ngày/tháng/năm. Chỉ nhập ô này trong trường hợp khai vận chuyển kết hợp. |
|
1.66 |
Thông tin trung chuyển |
Ô 1: Nhập địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế. (Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 2: Nhập ngày đến địa điểm trung chuyển. Ô 3: Nhập ngày rời khỏi địa điểm trung chuyển. |
X |
1.67 |
Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế (khai báo gộp) |
Ô 1: Nhập địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế (áp dụng khi khai báo vận chuyển kết hợp). (Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 2: Nhập ngày dự kiến đến địa điểm đích. |
X |
1.68 |
Phần ghi chú |
(1) Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập SXXK, GC, ưu đãi đầu tư thì nhập số tờ khai nhập khẩu theo cách thức: #&số tờ khai nhập khẩu (11 ký tự đầu). VD: #&10000567897 (2) Trường hợp lô hàng có C/O để hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế thì nhập số C/O, ngày cấp. (3) Trường hợp mã loại hình không hỗ trợ khai báo vận chuyển kết hợp thì khai các thông tin sau: thời gian, tuyến đường, cửa khẩu đi và đến, mã địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế. (4) Nhập số và ngày hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng đối với trường hợp mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. (5) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan khai số tờ khai hải quan cũ tại ô này. (6) Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan, người khai hải quan khai cụ thể “Hàng hóa nhập khẩu thuộc tờ khai nhập kho ngoại quan số....ngày....”. Lưu ý: - Trường hợp vượt quá giới hạn cho phép (100 ký tự) thì các nội dung tiếp theo được ghi vào ô “Số hiệu, ký hiệu”, “Khai chi tiết trị giá”, “Mô tả hàng hóa”. - Trường hợp vượt quá giới hạn ký tự tại các ô nêu trên thì sử dụng nghiệp vụ HYS để đính kèm các nội dung cần khai báo tiếp. - Trường hợp có nhiều nội dung cần ghi chú tại ô này thì mỗi nội dung được ngăn cách bởi dấu “;” |
|
1.69 |
Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp |
- Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: khai #&NKTC#&số tờ khai xuất khẩu tại chỗ tương ứng (11 ký tự đầu); Ví dụ: #&NKTC#&30001234567 - Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX hoặc doanh nghiệp nội địa thuê DNCX gia công: Khai #&GCPTQ; - Đối với hàng hóa nhập khẩu khác: + Trường hợp tạm nhập hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế ghi #&1; + Trường hợp tạm nhập hàng hóa là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người nhập cảnh ghi #&2; + Trường hợp tạm nhập phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ...) ghi #&3; + Trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ghi #&4; + Trường hợp hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này #&5; + Trường hợp hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại#&6; + Trường hợp hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán ghi #&7; + Trường hợp hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân ghi #&8; + Trường hợp hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế#&9. |
|
1.70 |
Phân loại chỉ thị của Hải quan |
(Phần dành cho công chức hải quan) Nhập mã phân loại thông báo của công chức hải quan: “A”: Hướng dẫn sửa đổi “B”: Thay đổi khai báo nhập khẩu |
|
1.71 |
Ngày |
(Phần dành cho công chức hải quan) Nhập ngày/tháng/năm công chức hải quan thông báo tới người khai hải quan. |
|
1.72 |
Tên |
(Phần dành cho công chức hải quan) Nhập trích yếu nội dung thông báo. |
|
1.73 |
Nội dung |
(Phần dành cho công chức hải quan) Nhập nội dung thông báo của công chức hải quan. |
|
B |
Thông tin khai báo chi tiết hàng hóa |
||
1.74 |
Mã số hàng hóa |
(1) Nhập đầy đủ mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi và các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành. (2) Trường hợp hàng hóa thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì nhập mã số hàng hóa của 97 Chương tương ứng tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và ghi mã số Chương 98 vào ô “Mô tả hàng hóa”. |
|
1.75 |
Mã quản lý riêng |
Nhập số thứ tự của mặt hàng trong Danh mục máy móc thiết bị đồng bộ thuộc chương 84, 85, 90 hoặc số thứ tự của mặt hàng trong danh mục trừ lùi khác đã được đăng ký với cơ quan Hải quan. |
|
1.76 |
Thuế suất |
Hệ thống hỗ trợ tự động xác định mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã số hàng hóa và mã biểu thuế đã nhập. Trường hợp hệ thống phản hồi lại một trong các lỗi tương ứng với các mã lỗi: E1004, E1006, E1008, E1009 thì người khai hải quan nhập thủ công mức thuế suất thuế nhập khẩu vào ô này. Nhập “0” trong trường hợp “Mã biểu thuế nhập khẩu” nhập mã B30. |
|
1.77 |
Mức thuế tuyệt đối |
Ô 1: Nhập mức thuế tuyệt đối: Hệ thống tự động xác định mức thuế tuyệt đối tương ứng với mã áp dụng mức thuế tuyệt đối đã nhập. Trường hợp hệ thống không tự xác định, người khai hải quan có thể nhập thủ công mức thuế tuyệt đối vào ô này. Trường hợp nhập thủ công mức thuế tuyệt đối thì không phải nhập vào ô “mã áp dụng mức thuế tuyệt đối” dưới đây. Ô 2: Nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối: (1) Trường hợp đã nhập mức thuế tuyệt đối thì phải nhập đơn vị tính thuế tuyệt đối tương ứng quy định tại văn bản hiện hành. (2) Mã đơn vị tính thuế tuyệt đối (tham khảo “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 3: Nhập mã đồng tiền của mức thuế tuyệt đối. (tham khảo bảng mã tiền tệ trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) |
X |
1.78 |
Mô tả hàng hóa |
(1) Ghi rõ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Trường hợp hàng hóa là giống cây trồng phải ghi rõ tên giống cây trồng đó. Lưu ý: - Tên hàng hóa được khai bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. - Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư gia công, sản xuất xuất khẩu khai: Mã nguyên liệu, vật tư, linh kiện#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công đặt gia công ở nước ngoài khai: Mã sản phẩm#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. - Trường hợp khai gộp mã HS theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này thì mô tả khái quát hàng hóa (nêu những đặc điểm khái quát cơ bản của hàng hóa, ví dụ: linh kiện ô tô các loại, vải các loại,...). - Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính hoặc nhóm phù hợp với chức năng xác định của máy hoặc hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại theo nguyên chiếc thì ngoài khai như quy định tại điểm (1) cần phải ghi rõ tên chi tiết từng máy móc/thiết bị... đã đăng ký trong Danh mục máy móc, thiết bị là tổ hợp, dây chuyền hoặc tên từng chi tiết, linh kiện rời đối với hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời tương ứng với mã số hàng hóa của máy chính hoặc của hàng hóa ở dạng nguyên chiếc. Trường hợp không thể tách được trị giá từng máy móc/bộ phận/chi tiết/linh kiện/phụ tùng thì khai kèm theo Danh mục tên, số lượng máy móc/bộ phận/chi tiết/linh kiện/phụ tùng bằng nghiệp vụ HYS. (2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì ngoài dòng mô tả hàng hóa, người khai nhập thêm mã số tại Chương 98 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi vào ô này. (3) Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo. |
|
1.79 |
Mã nước xuất xứ |
Nhập mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) theo bảng mã UN/LOCODE (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). |
X |
1.80 |
Mã Biểu thuế nhập khẩu |
Nhập mã Biểu thuế tương ứng loại thuế suất thuế nhập khẩu, cụ thể nhập một trong các mã sau: “B01”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) “B02”: Chương 98 (1) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi “B03”: Biểu thuế nhập khẩu thông thường (bằng 150% thuế suất MFN) “B04”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) “B05”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) “B06”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Hàn Quốc “B07”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di lân “B08”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ “B09”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản “B10”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản “B11”: Biểu thuế thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt - Lào “B12”: Biểu thuế thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ Campuchia “B13”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê “B14”: Biểu thuế NK ngoài hạn ngạch “B15”: Biểu thuế nhập khẩu tuyệt đối “B16”: Biểu thuế nhập khẩu hỗn hợp “B17”: Chương 98 (2) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi “B30”: Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu Lưu ý: - Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì đối chiếu với “Biểu thuế Chương 98 - B02 và B17” trên website Hải quan (www.customs.gov.vn) để nhập mã Biểu thuế nhập khẩu là B02 hoặc B17 tương ứng với mã số hàng hóa tại Chương 98. - Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thế, không được khai mã Biểu thuế nhập khẩu là B30 mà phải lựa chọn mã biểu thuế tương ứng với loại thuế suất thuế nhập khẩu nêu trên. |
X |
1.81 |
Mã ngoài hạn ngạch |
Trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu áp dụng thuế suất ngoài hạn ngạch thì nhập chữ “X” vào ô này. |
|
1.82 |
Mã áp dụng mức thuế tuyệt đối |
Trường hợp mặt hàng chịu thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp thì nhập mã áp dụng mức thuế tuyệt đối của từng dòng hàng (tham khảo bảng mã áp dụng mức thuế tuyệt đối trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) |
X |
1.83 |
Số lượng (1) |
Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc theo thực tế hoạt động giao dịch. Lưu ý: (1) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tuyệt đối, nhập số lượng theo đơn vị tính thuế tuyệt đối theo quy định. (2) Có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân. (3) Trường hợp số lượng thực tế có phần thập phân vượt quá 02 ký tự, người khai hải quan thực hiện làm tròn số thành 02 ký tự thập phân sau dấu phẩy để khai số lượng đã làm tròn vào ô này, đồng thời khai số lượng thực tế và đơn giá hóa đơn vào ô “Mô tả hàng hóa” theo nguyên tắc sau: “mô tả hàng hóa #& số lượng” (không khai đơn giá vào ô “Đơn giá hóa đơn”). Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc theo thực tế giao dịch. (tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website www.customs.gov.vn) Lưu ý: Trường hợp hàng hóa chịu thuế tuyệt đối, nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối theo quy định (tham khảo mã đơn vị tính tại “Bảng mã áp dụng mức thuế tuyệt đối” trên website www.customs.gov.vn). |
X |
1.84 |
Số lượng (2) |
Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân. Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. (tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website www.customs.gov.vn) |
X |
1.85 |
Trị giá hóa đơn |
1. Nhập trị giá hóa đơn cho từng dòng hàng. - Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài: khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương). Trường hợp không xác định được trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương thì khai đầy đủ trị giá cấu thành của sản phẩm, bao gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá (phí) gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có). - Trường hợp hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: khai toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng thuê tài chính. 2. Lưu ý: - Có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân. - Trường hợp trị giá hóa đơn của một mặt hàng vượt quá 12 ký tự phần nguyên thì được tách ra nhiều dòng hàng nếu đáp ứng nguyên tắc tổng lượng của các dòng hàng bằng tổng lượng tờ khai. Trường hợp không đáp ứng nguyên tắc này chuyển khai trên tờ khai hải quan giấy. - Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này. |
|
1.86 |
Đơn giá hóa đơn |
Ô 1: Nhập đơn giá hóa đơn. Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn. Ô 3: Nhập mã đơn vị tính số lượng của đơn giá hóa đơn. Lưu ý: - Đơn giá hóa đơn x số lượng = trị giá hóa đơn ± 1; - Trường hợp đơn giá hóa đơn vượt quá 9 kí tự thì không khai báo tại chỉ tiêu này, mà khai báo tại ô “Mô tả hàng hóa”. - Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này. - Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài: khai đầy đủ đơn giá cấu thành của một sản phẩm theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương. Trường hợp không xác định được đơn giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương thì khai đầy đủ đơn giá cấu thành của một sản phẩm, bao gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu cấu thành một sản phẩm, giá (phí) gia công một sản phẩm và các chi phí khác (nếu có) của một đơn vị sản phẩm. - Trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: khai toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng thuê tài chính. |
X |
1.87 |
Trị giá tính thuế |
(1) Trường hợp hệ thống tự động phân bổ, tính toán trị giá hải quan thì không cần nhập các ô này (hệ thống sẽ tự động tính toán đối với các trường hợp tại ô "Mã phân loại khai trị giá" điền mã tương ứng là “6”, “7”); (2) Trường hợp phân bổ, tính toán trị giá hải quan thủ công thì nhập các ô này như sau: Ô 1: Nhập mã đơn vị tiền tệ của trị giá hải quan. Ô 2: Nhập trị giá hải quan của dòng hàng: - Trường hợp mã đơn vị tiền tệ không phải là “VND” thì có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân. - Trường hợp mã đơn vị tiền tệ là “VND” thì không được nhập số thập phân. (3) Các trường hợp bắt buộc nhập: - Tại ô "Mã phân loại khai trị giá" điền một trong các mã: “1”, “2”, “3”, “4”, “8”, “9”, “T”; - Không phân bổ các khoản điều chỉnh theo tỷ lệ trị giá. (4) Hệ thống ưu tiên trị giá được nhập thủ công. (5) Trường hợp trị giá hóa đơn của một mặt hàng vượt quá 12 ký tự phần nguyên thì được tách ra nhiều dòng hàng nếu đáp ứng nguyên tắc tổng lượng của các dòng hàng bằng tổng lượng tờ khai. Trường hợp không đáp ứng nguyên tắc này chuyển khai trên tờ khai hải quan giấy. |
X |
1.88 |
Số của mục khai khoản điều chỉnh |
Nhập số thứ tự của khoản điều chỉnh đã khai báo tại mục “Các khoản điều chỉnh”. |
|
1.89 |
Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai TN-TX tương ứng |
Nhập số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai đã tạm nhập, tạm xuất tương ứng. Lưu ý: - Số lượng của dòng hàng trên tờ khai phải <= số lượng còn lại trên CSDL quản lý tờ khai tạm xuất, tạm nhập tương ứng. |
|
1.90 |
Số danh mục miễn thuế nhập khẩu |
Nhập số Danh mục miễn thuế nhập khẩu đã được thông báo trên hệ thống VNACCS. Lưu ý: (1) Danh mục miễn thuế phải trong thời hạn hiệu lực áp dụng (nếu có). (2) Không nhập số Danh mục miễn thuế khi Danh mục này đang được sử dụng cho tờ khai khác chưa thông quan/hoàn thành thủ tục hải quan. (3) Phải nhập đồng thời mã miễn thuế nhập khẩu vào ô "Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu". (4) Người nhập khẩu phải được thông báo trên Danh mục miễn thuế. (5) Nếu hàng hóa nhập khẩu miễn thuế không thuộc đối tượng phải đăng ký Danh mục trên VNACCS thì không phải nhập ô này. |
|
1.91 |
Số dòng tương ứng trong Danh mục miễn thuế nhập khẩu |
Nhập số thứ tự của dòng hàng tương ứng đã được thông báo trên Danh mục miễn thuế. Lưu ý: Số lượng hàng hóa nhập khẩu trong tờ khai nhập khẩu ≤ số lượng hàng hóa còn lại trong Danh mục miễn thuế đã được thông báo trên hệ thống VNACCS. |
|
1.92 |
Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu |
Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm /không chịu thuế nhập khẩu. (Tham khảo bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Lưu ý: (1) Ngày đăng kí tờ khai hàng hóa được miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu là ngày còn trong thời hạn hiệu lực áp dụng. (2) Trường hợp thuộc đối tượng phải thông báo DMMT trên VNACCS thì phải nhập ô này và các ô tại chỉ tiêu “Số danh mục miễn thuế nhập khẩu”. (3) Trường hợp không thuộc đối tượng phải thông báo DMMT trên VNACCS thì không phải nhập vào các ô tại chỉ tiêu “Số danh mục miễn thuế nhập khẩu”. |
X |
1.93 |
Số tiền giảm thuế nhập khẩu |
Nhập số tiền giảm thuế nhập khẩu. |
|
1.94 |
Mã áp dụng thuế suất/mức thuế và thu khác |
Nhập mã áp dụng thuế suất/mức thuế trong trường hợp hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu bổ sung (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá,...), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT. Lưu ý: (1) Phải nhập theo thứ tự: thuế nhập khẩu bổ sung, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế thì nhập mã sắc thuế đồng thời phải nhập mã đối tượng không chịu thuế tại chỉ tiêu Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác. Trường hợp hàng hóa không áp dụng các loại thuế và thu khác thì không phải nhập vào ô này. (Tham khảo bảng mã áp dụng thuế suất/mức thuế và mã sắc thuế trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) (2) Ngày đăng kí tờ khai nhập khẩu phải trong thời hạn hiệu lực áp dụng thuế suất/mức thuế. |
X |
1.95 |
Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác |
Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác tương tự như nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu. Ngày đăng kí tờ khai nhập khẩu hàng hóa được miễn/giảm/không chịu thuế là ngày còn trong thời hạn hiệu lực áp dụng. (Tham khảo bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) |
X |
1.96 |
Số tiền giảm thuế và thu khác |
Nhập số tiền giảm thuế và thu khác. |
|
Thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng ưu đãi miễn trừ chuẩn bị và nộp hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục 3 dưới đây).
Bước 2: Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu thông tin trên Giấy tạm nhập khẩu với thực tế hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa thực nhập có sai lệch so với nội dung ghi trên giấy tạm nhập khẩu, Chi cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy TNK. Cục Hải quan nơi cấp giấy TNK căn cứ văn bản của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu và chứng từ liên quan để xem xét điều chỉnh nội dung Giấy tạm nhập khẩu, ghi nội dung điều chỉnh vào mặt sau giấy tạm nhập khẩu.
Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập khẩu chỉ thông quan xe tạm nhập khẩu khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chất lượng cấp và đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định
Bước 3: Kết thúc thủ tục thông quan:
- Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xác nhận kết quả làm thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô, gắn máy vào 02 bản Giấy tạm nhập xe và trả cho người khai hải quan 01 bản
- Trường hợp TTHQ giấy:
+ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xác nhận thông quan trên 03 tờ khai hải quan, đồng thời đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe theo quy định của pháp luật” vào 01 bản tờ khai; trả cho người khai hải quan 01 bản có xác nhận thông quan và 01 bản có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe theo quy định của pháp luật”, lưu 01 bản tờ khai;
+ Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu sao gửi 01 bản từ bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu (có xác nhận thông quan) cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu để theo dõi, quản lý và truyền dữ liệu thông tin về tờ khai về Tổng cục Hải quan để quản lý thông tin tập trung; không cấp tờ khai nguồn gốc đối với xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu;
- Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan Công an và cơ quan Hải quan theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xe thực hiện xác nhận đã thông quan lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu in từ hệ thống và trả cho người khai hải quan để thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành xe tại cơ quan Công an
Cách thức thực hiện:
- Điện tử.
- Tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Giấy tạm nhập khẩu xe ô tô/xe gắn máy: 02 bản chính;
b) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trường Bộ Tài chính.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 03 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chính (có đóng dấu treo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy);
d) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản chính;
đ) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe/động cơ nhập khẩu (đối với xe gắn máy): 01 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Đối tượng thực hiện: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông quan xe ô tô, xe gắn máy.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy theo chủng loại, định lượng, điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 3 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg.
+ Đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC được tạm nhập khẩu xe ô tô đang sử dụng là tài sản di chuyển theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg.
+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC chỉ được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy vượt tiêu chuẩn định lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg khi được Bộ Ngoại giao đồng ý bằng văn bản.
+ Tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung định lượng:
++ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC chỉ được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg.
++ Các đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BTC chỉ được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung định lượng nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 45 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Điều 5, 6 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Điều 5 Thông tư số 19/2014/TT-BTC Quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
+ Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 05/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014
+ Quyết định số 601/QĐ-BTC ngày 26/3/2014 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính.
PHỤ LỤC IV
Mẫu HQ/2015/NK - Tờ khai hải quan giấy
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Chỉ tiêu thông tin |
Nội dung hướng dẫn cụ thể |
Góc trên bên trái TK |
Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu. |
Phần giữa tờ khai |
Phụ lục số: là số thứ tự của phụ lục tờ khai đăng ký do người khai hải quan ghi. |
Góc trên bên phải tờ khai |
* Số tờ khai: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan do công chức Hải quan ghi bao gồm: số tờ khai, ký hiệu loại hình nhập khẩu, ký hiệu Chi cục Hải quan đăng ký theo trật tự: số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai. * Loại hình: Người khai hải quan khai loại hình như trên tờ khai nhập khẩu. |
Ô số 18 |
Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng. Trường hợp phân loại theo thông báo kết quả phân tích, phân loại thì ghi số văn bản thông báo. |
Ô số 19 |
Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. |
Ô số 20 |
Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). |
Ô số 21 |
Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. * Trường hợp tự chứng nhận xuất xứ thì cách ghi như sau: TCN+Tên viết tắt của Hiệp định (ví dụ: chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN thi ghi “TCNATIGA”. |
Ô số 22 |
Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23. |
Ô số 23 |
Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg...) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc theo thực tế giao dịch. |
Ô số 24 |
Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hóa (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở mục 16, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. |
Ô số 25 |
Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá (ô số 24)”. |
Ô số 26 |
Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam. b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt...) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng. |
Ô số 27 |
Thuế TTĐB, người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hóa được xác định mã số hàng hóa tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB. c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng |
Ô số 28 |
Thuế BVMT, người khai hải quan ghi: a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng |
Ô số 29 |
Thuế GTGT, người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hóa được xác định mã số hàng hóa tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT. c. Tiền thuế: Ghi số thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng |
ô số 31 |
Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau: - Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container; - Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container; - Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng. |
Ô số 33 |
Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai. |
4. Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng (STT 47 Phụ lục kèm theo Quyết định 2770).
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
- Cách thức thực hiện:
+ Đối với Container rỗng có hoặc không có móc treo và bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng: lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai giấy và nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
+ Trường hợp khác: Điện tử
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất đối với container rỗng có hoặc không có móc heo; bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng; phương tiện (bồn) chứa khí, chất lỏng;
2. Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đối với các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Chứng từ vận tải đối với hàng hóa tạm nhập vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan giải quyết TTHC
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu;
+ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu;
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí (nếu có): không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Tờ khai hải quan và mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất theo mẫu ban hành tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng;
c) Phương tiện (bồn) chứa khí, chất lỏng có kết cấu ổn định, bền chắc, được sử dụng chuyên dùng chứa và vận chuyển khí, có số ký hiệu in cố định trên vỏ mặt bồn, và chuyên chở bằng xe ô tô chuyên dùng;
d) Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 22 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 49 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
5. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công, xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm. (STT 56 Phụ lục kèm theo Quyết định 2770)
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
+ Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập sau khi hàng hóa được tái xuất hoặc tái nhập hết.
- Cách thức thực hiện: Điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
1. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
2. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan giải quyết TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh, Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án hoặc Chi cục Hải quan thuận tiện đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan, thanh khoản tờ khai.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 vnđ/tờ khai.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
+ Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất- tái nhập thì phải thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
7. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài. (STT 57 Phụ lục kèm theo Quyết định 2770)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
+ Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập sau khi hàng hóa được tái xuất, tái nhập hết.
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp mang theo tàu nhập cảnh): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người điều khiển tàu bay, tàu biển hoặc đại lý của chủ tàu bay, tàu biển trong trường hợp hàng hóa tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh, xuất cảnh hoặc gửi trước hoặc gửi sau thời điểm nhập cảnh, xuất cảnh của tàu bay, tàu biển.
+ Tổ chức trong các trường hợp khác;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Xác nhận thông quan, thanh khoản tờ khai
- Phí, lệ phí: 20.000 vnđ (Thông tư số 274/2016/TT-BTC)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 25 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 52 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
8. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm (STT 46 Phụ lục kèm theo Quyết định 2770)
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan tờ khai cho người khai hải quan.
+ Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập sau khi hàng hóa được tái xuất, tái nhập hết.
- Cách thức thực hiện: Điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
I. Hồ sơ tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập- tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
II. Hồ sơ tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
c) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan giải quyết TTHC: Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp chế xuất trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa hoặc ra nước ngoài để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan, thanh khoản tờ khai.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Tờ khai hải quan theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngay 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Thời hạn tái xuất hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
+ Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là 01 năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu. Nếu quá thời hạn nêu trên thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
- Khoản 26 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.