Quyết định 1771/QĐ-TTg 2018 Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1771/QĐ-TTg

Quyết định 1771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1771/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/12/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2030, khu du lịch Đanika đón 5 triệu lượt khách

Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1771/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu chung của Quy hoạch là phát triển khu du lịch Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng trở thành Khu du lịch quốc gia, là một trung tâm của vùng Tây Nguyên và cả nước, trở thành điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan du lịch vùng Tây Nguyên.

Một số mục tiêu cụ thể của Quy hoạch này như:

- Phấn đấu đến 2025, khu du lịch quốc gia Đankia đón 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56 nghìn lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 1200 tỉ đồng

- Phấn đấu đến 2030, khu du lịch quốc gia Đankia đón khoảng 5 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.500 tỉ đồng…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày kí ban hành.

Xem chi tiết Quyết định 1771/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 1771/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1771/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1771/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 1771/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐANKIA - SUỐI VÀNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

--------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng (sau đây viết tắt là Khu DLQG Đankia - Suối Vàng), tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Vị trí, quy mô Khu DLQG Đankia - Suối Vàng

Khu DLQG Đankia - Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng; có diện tích khoảng 4.000 ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha.

2. Quan điểm phát triển

a) Phát triển bền vững Khu DLQG Đankia - Suối Vàng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, hồ Đankia, hồ Suối Vàng, di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm phù hợp, thống nhất với các Chiến lược, Quy hoạch liên quan đã được các cấp phê duyệt.

b) Phát triển Khu DLQG Đankia - Suối Vàng trên cơ sở khai thác các giá trị đặc trưng về điều kiện khí hậu, cảnh quan sinh thái, danh thắng độc đáo gắn với văn hóa bản địa để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, có giá trị và sức cạnh tranh cao; góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch của Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, kết hợp hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh, quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế của người dân.

c) Phát triển Khu DLQG Đankia - Suối Vàng trong không gian kết nối chặt chẽ với thành phố Đà Lạt, Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm và các điểm du lịch trọng điểm khác của tỉnh Lâm Đồng; hình thành mối liên kết với các khu du lịch quốc gia Măng Đen (Kon Tum), Yokdon (Đắk Lắk), Biển Hồ - Chư Đăng Ya (Gia Lai) và các khu, điểm du lịch trọng điểm khác trong vùng du lịch Tây Nguyên.

3. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Đankia - Suối Vàng trở thành Khu du lịch quốc gia, là một trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên và cả nước với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hình thành được thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc trưng, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn kết chặt chẽ với Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt và các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh, trở thành điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan du lịch vùng Tây Nguyên.

b) Mục tiêu cụ thể

- Khách du lịch: Đến năm 2025 đón khoảng 3,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 100 nghìn lượt.

- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt trên 1.200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.

- Phát triển cơ sở lưu trú: Đến năm 2025 có 3.700 buồng lưu trú. Phấn đấu đến năm 2030 có 7.000 buồng lưu trú.

- Chỉ tiêu việc làm: Phấn đấu tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 3.700 lao động vào năm 2025 và khoảng 7.000 lao động vào năm 2030.

4. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển thị trường khách du lịch

- Giai đoạn từ nay đến năm 2025: Tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội tỉnh và khách du lịch đến từ các tỉnh Đông Nam Bộ (trọng tâm là Thành phố Hồ Chí Minh), các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đối với khách du lịch quốc tế, ưu tiên thu hút thị trường khách du lịch Châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).

- Giai đoạn sau năm 2025: Tiếp tục duy trì các thị trường khách du lịch truyền thống, có mức tăng trưởng ổn định. Mở rộng thu hút thị trường khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từng bước tiếp cận, khai thác các phân khúc thị trường khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao đến từ Đông Âu (Nga), Bắc Âu (Thụy Điển, Na uy), Úc và New Zealand.

b) Phát triển sản phẩm du lịch

- Sản phẩm du lịch chủ đạo:

+ Sản phẩm du lịch văn hóa: Phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, nhất là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển thành các sản phẩm du lịch tham quan buôn làng, du lịch tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng;

+ Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Khai thác các đặc thù về điều kiện khí hậu, cảnh quan để phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng gắn với thể thao golf, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp;

+ Sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí: Thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao trên mặt nước như bơi, chèo thuyền kayak; thể thao ngoài trời như đua xe địa hình, việt dã, golf;

+ Sản phẩm du lịch gắn với sinh thái nông nghiệp và dược liệu: Tập trung khai thác lợi thế về đặc đim khí hậu, hệ sinh thái nông nghiệp và nguồn dược liệu phong phú của khu vực đhình thành các sản phẩm du lịch sinh thái chuyên đề.

- Sản phẩm du lịch phụ trợ gồm: du lịch lễ hội (lễ hội truyền thống và các sự kiện văn hóa du lịch); du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, triển lãm); du lịch văn hóa - tâm linh gắn với núi Lang Biang, du lịch mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nông sản của địa phương, m thực.

c) Tổ chức không gian phát triển du lịch

- Các phân khu chức năng chính:

+ Phân khu Trung tâm du lịch tổng hợp: Là trung tâm du lịch dịch vụ tổng hợp, được xây dựng theo ý tưởng tái hiện lại những nét hấp dẫn của Đà Lạt xưa (kiến trúc đặc thù, đồi thông, hồ nước). Phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, thưởng thức ẩm thực, các hoạt động vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo.

+ Phân khu Nghỉ dưỡng: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với các loại hình chính như nghỉ dưỡng ven hồ, làng du lịch, bungalow; được thiết kế đa dạng về phong cách kiến trúc, bảo đảm sự hòa quyện với thiên nhiên, cảnh quan rừng thông, hồ nước;

+ Phân khu Chăm sóc sức khỏe: Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp áp dụng công nghệ hiện đại, cung cấp các dịch vụ du lịch kết hp điều dưỡng, phục hồi sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

+ Phân khu Du lịch thể thao - Trung tâm thể thao cấp quốc gia: Tổ chức các hoạt động du lịch thể thao vận động, dã ngoại ngoài trời kết hợp phát triển câu lạc bộ thể thao dưới nước, trung tâm huấn luyện thể thao.

+ Phân khu Sân golf: Phát triển sân golf 18 hố và các hạng mục nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp thể thao golf (Theo Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Phân khu Trung tâm giáo dục: Phát triển các cơ sở vật chất phục vụ chức năng giáo dục, tổ chức sự kiện, chương trình ngoại khóa, sinh hoạt, giải trí, tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp.

+ Phân khu Du lịch văn hóa Lang Biang: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với danh thắng núi Lang Biang, tham quan làng văn hóa dân tộc, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.

- Các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp phát triển du lịch:

+ Phân khu Sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hp khai thác du lịch nghỉ dưỡng sinh thái nông nghiệp, tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, mua sắm các sản phẩm nông nghiệp.

+ Phân khu Dược liệu kết hợp du lịch: Phát triển trồng dược liệu kết hợp khai thác du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cổ truyền, tham quan, nghiên cứu khoa học.

- Các phân khu chức năng phụ trợ:

+ Phân khu Hành chính dịch vụ: Chức năng điều hành và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng;

+ Phân khu Hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng hệ thống công trình hạ tầng đầu mi - trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

d) Tổ chức tuyến du lịch

- Tuyến du lịch quốc tế kết nối Khu DLQG Đankia - Suối Vàng với thị trường khách du lịch quốc tế thông qua:

+ Theo đường hàng không: Phát triển các tuyến đường bay trực tiếp hoặc gián tiếp từ sân bay Liên Khương đến các thị trường khách du lịch mục tiêu từ các nước Châu Âu (Anh, Pháp), Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc) và Đông Nam Á (Thái Lan, Sigapore).

+ Theo đường bộ: Kết nối Khu DLQG Đankia - Suối Vàng với tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, khai thác khách du lịch theo đường bộ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia ở khu vực Tây Nguyên (các tuyến quốc lộ 20, 27 và 19)

- Tuyến du lịch trong nước: Kết nối Khu DLQG Đankia - Suối Vàng trong hệ thống các tuyến du lịch quan trọng của khu vực

+ Tuyến du lịch liên tỉnh: Kết nối Khu DLQG Đankia - Suối Vàng với Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt với các khu du lịch quốc gia, các trọng điểm du lịch trong vùng du lịch Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long theo tuyến đường tỉnh 722, các tuyến quốc lộ 1A, 20, 21, 27 và 55.

+ Tuyến du lịch nội tỉnh kết nối Khu DLQG Đan Kia - Suối Vàng: với thành phố Đà Lạt, Đạ Long theo đường tỉnh 722; với thành phố Đà Lạt, Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm, Liên Nghĩa, Di Linh, Bảo Lộc, Madagui (Đạ Huoai) theo quốc lộ 20; qua thành phố Đà Lạt, Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm kết nối với Hồ Đa Nhim, đèo Ngoạn Mục (Đơn Dương) theo quốc lộ 20; đến các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đức Trọng theo đường tỉnh 722 và quốc lộ 20; qua Lạc Dương đi Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà theo quốc lộ 27C.

đ) Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Hệ thống cơ sở lưu trú: Phát triển đa dạng các loại hình lưu trú tại đô thị Lạc Dương và các xã lân cận, bảo đảm mối liên kết chặt chẽ với thành phố Đà Lạt, Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm, chú trọng phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp và các cơ sở lưu trú tại nhà dân.

+ Phát triển các biệt thự du lịch cao cấp, khách sạn 3 sao - 5 sao, bungalow tại Phân Khu Trung tâm du lịch tổng hợp (Khu vực tái hiện không gian Đà Lạt xưa - Đa Lat retro), khu nghỉ dưỡng cao cấp ven hồ, khu sân golf.

+ Phát triển các nhà nghỉ sinh thái, nhà nghỉ cộng đồng và cơ sở lưu trú tại nhà dân tại Phân khu sinh thái nông nghiệp và Phân khu dược liệu.

- Hệ thống cơ sở dịch vụ thương mại, ẩm thực:

+ Phát triển hệ thống các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại bán hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ truyền thống và các sản phẩm nông sản sạch, dược liệu của địa phương.

+ Hình thành các khu chuyên doanh dịch vụ ẩm thực, mua sắm tại các phân khu chức năng chính của Khu DLQG, kết hợp với các trung tâm thương mại, chợ truyền thống trong các khu dân cư tại đô thị Lạc Dương và các xã phụ cận.

- Hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao: Phát triển các công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề khai thác các đặc trưng về địa hình, mặt nước, văn hóa và lịch sử địa phương, kết hợp với đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí công nghệ cao. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ thể thao như sân golf, khu thể thao ngoài trời, các khu dã ngoại.

e) Định hướng đầu tư

- Về cơ cấu vốn đầu tư: Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Đankia - Suối Vàng, bao gồm: vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn huy động hợp pháp trong nước khác và vốn đầu tư nước ngoài.

- Về phân kỳ và lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

+ Giai đoạn trước 2025, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Khu DLQG Đankia - Suối Vàng và các dự án thành phần theo các khu chức năng để nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

+ Ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ tài nguyên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tại Phụ lục kèm theo.

5. Giải pháp thực hiện Quy hoạch

a) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Nghiên cứu và đề xuất các chính sách ưu tiên phát triển du lịch tại Khu DLQG Đankia - Suối Vàng; trong đó có cơ chế chính sách, ưu đãi tốt nhất về thủ tục, về giải phóng mặt bằng... thích hợp, ổn định, lâu dài để thu hút được các nhà đầu tư có năng lực.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong công tác thẩm định và phê duyệt đối với các Dự án đầu tư du lịch có quan tâm tới bảo tồn cảnh quan môi trường tự nhiên và gắn kết phát triển du lịch với lợi ích của cộng đồng dân cư.

- Có cơ chế hỗ trợ người dân địa phương trong chuyển đổi nghề nghiệp liên quan tới công tác đào tạo nghề du lịch; hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tại nhà dân đạt chuẩn.

b) Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch

- Ban hành Quy chế quản lý Khu DLQG Đankia - Suối Vàng theo Quy hoạch được duyệt, trong đó quy định rõ phạm vi các khu vực được hoạt động của khách du lịch và các khu vực dịch vụ du lịch.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy hoạch; kiểm tra, giám sát định kỳ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

- Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để thực hiện các dự án thành phần tại Khu DLQG Đankia - Suối Vàng thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đất đai và quy định pháp luật liên quan. Việc đầu tư xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng trong phạm vi Khu DLQG tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, Quy chế quản lý Khu DLQG Đankia - Suối Vàng và quy định pháp luật liên quan.

c) Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin về quy hoạch, đất đai, chính sách ưu đãi... với hình thức hội thảo kêu gọi đầu tư, các chuyến dã ngoại, nghiên cứu thực địa... tại Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

- Cam kết và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, truyền thông về những ưu đãi và các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Phối hợp với các trung tâm đào tạo trong tỉnh tăng cường quy mô, ngành nghề đào tạo và các chương trình hợp tác phù hợp với nhu cầu nhân lực và định hướng phát triển của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương, nhất là người dân tộc thiểu số.

- Chủ động tìm kiếm và kêu gọi các chương trình hỗ trợ đào tạo nhân lực và giáo dục nhận thức cộng đồng từ Trung ương và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

đ) Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Ưu tiên nguồn lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch, xác định công nghệ là yếu tố cốt lõi trong phát triển du lịch, phù hợp với xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào việc xử lý chất thải, rác thải du lịch trong Khu DLQG Đankia - Suối Vàng, hạn chế tác động đến môi trường. Khuyến khích áp dụng quản lý và xử lý chất thải rắn theo tiêu chuẩn 3RVE.

e) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá và phát triển thị trường

- Tăng cường tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch trên các phương tiện truyền thông, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá tại các đầu mối giao thông, cơ sở lưu trú. Xây dựng cổng du lịch điện tử cho Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

- Xây dựng và phát triển bộ nhận diện thương hiệu và hệ thống sản phẩm lưu niệm của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng phục vụ cho hoạt động tiếp thị điểm đến, các chương trình tuyên truyền, quảng bá.

- Tổ chức triển khai nghiên cứu thị trường để xây dựng các chiến lược tiếp thị điểm đến, chiến lược xây dựng thương hiệu và ưu tiên nguồn lực thực hiện cho Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

g) Giải pháp liên kết phát triển du lịch

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình, sự kiện du lịch trong vùng và quốc tế để lan tỏa thương hiệu Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

- Liên kết tổ chức hoạt động quảng bá chung tứ giác du lịch “Nha Trang - Bình Thuận - Lâm Đồng - Thành phố Hồ Chí Minh” với chuỗi sản phẩm “Biển Nha Trang - Biển Phan Thiết - Hoa Lâm Đồng - Chợ Sài Gòn”.

- Triển khai chương trình hợp tác với các địa phương chiến lược như Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận để kêu gọi các doanh nghiệp tổ chức các sản phẩm du lịch liên kết, khai thác như sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - tâm linh của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng kết hợp với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển (Khánh Hòa, Bình Thuận), du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng (Ninh Thuận) với sản phẩm du lịch đô thị (Thành phố Hồ Chí Minh).

i) Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Tuyệt đối chấp hành khu vực khoanh vùng bảo vệ rừng tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm, hạn chế tối đa các tác động, chỉ triển khai các hoạt động du lịch tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm sinh thái. Các khu vực là đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất (không phải là rừng tự nhiên), việc triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về lâm nghiệp và quy định pháp luật liên quan.

- Bảo đảm hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và các quy định pháp luật liên quan khác trong phạm vi Quy hoạch.

- Áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật hiện đại trong công tác cảnh báo các sự cố môi trường như hệ thống báo cháy rừng, theo dõi chất lượng và cảnh báo ô nhiễm nguồn nước, giám sát các nguồn chất thải.

- Xây dựng quy trình quản lý môi trường đối với toàn Khu du lịch; quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng môi trường của Khu du lịch theo quy định. Xây dựng hệ thống thông tin, cảnh báo thiên tai; kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó với các sự cố thiên tai đột xuất.

- Tăng cường giám sát và thường xuyên kiểm tra năng lực bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn nước và các công trình thủy lợi.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm của dân cư và khách du lịch về bảo vệ môi trường nói chung và nguồn tài nguyên nước nói riêng.

k) Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương, bảo đảm an sinh xã hội

- Tăng cường ngân sách cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa như các phong tục, tập quán, hình thức kiến trúc, ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng trong hoạt động du lịch.

- Hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề truyền thống và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại các cộng đồng dân cư ở Lạc Dương và các xã lân cận Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và niềm tự hào của cộng đồng dân cư về văn hóa, về bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch văn hóa.

- Thực hiện tái định cư tại chỗ, khuyến khích và tạo cơ hội kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch cho cư dân địa phương. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa...

- Việc đền bù các doanh nghiệp, do di dời tái định cư các hộ dân được được thực hiện trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các bên trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành.

l) Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng

- Quá trình lập các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư cụ thể tại Khu DLQG Đankia - Suối Vàng phải có ý kiến tham gia của Bộ Quốc phòng và các đơn vị đóng quân trên địa bàn.

- Nghiên cứu thành lập đội cứu hộ phản ứng nhanh, đào tạo lực lượng chuyên nghiệp trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn kịp thời; đội trật tự an ninh nhằm xử lý các vấn đề an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, quân đội đảm bảo phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các bộ, ngành liên quan thẩm định các dự án đầu tư thuộc quy hoạch hoặc các dự án có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG Đankia - Suối Vàng. Các Dự án ưu tiên đầu tư thuộc phạm vi Khu DLQG này căn cứ vào quy mô, tính chất của từng dự án phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch và kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch Khu DLQG này.

c) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.

b) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức phân bổ vốn đầu tư cho các dự án biến đổi khí hậu hàng năm trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

3. Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

a) Tổ chức công bố quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát thường xuyên; tiến hành sơ kết việc thực hiện quy hoạch để kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung; bảo đảm việc tích hợp đồng bộ, thống nhất vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 được lập theo các quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, lâm nghiệp và pháp luật liên quan trong phạm vi Khu DLQG Đankia - Suối Vàng.

c) Ban hành quy chế quản lý Khu DLQG Đankia - Suối Vàng, trong đó có các quy định đối với đầu tư phát triển, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động của khách du lịch và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.

d) Rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thực hiện các dự án phát triển Khu DLQG.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Khu DLQG Đankia - Suối Vàng theo đúng Quy hoạch được duyệt. Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt Dự án.

e) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng. Lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác và xúc tiến đầu tư phát triển khu du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quy hoạch này thực hiện cho đến khi được tích hợp đồng bộ, thống nhất vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 được lập theo các quy định của pháp luật về quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
-
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- T
ng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (3).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐANKIA - SUỐI VÀNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Chương trình/Dự án đầu tư

Phân kỳ thực hiện

Đến 2025

Đến 2030

A

Nhóm dự án phát triển kết cấu hạ tầng khung Khu du lịch

1

Các Dự án ĐTXD hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông chính của Khu DLQG Đankia - Suối Vàng

Hoàn thành Giai đoạn 1

Hoàn thành

2

Dự án ĐTXD hồ Phước Thành (hồ chứa ngăn nước bẩn, bảo vệ nguồn nước hồ Đankia)

Hoàn thành

 

3

Dự án ĐTXD Bến tàu du lịch trung tâm

 

Hoàn thành

4

Dự án ĐTXD các Trạm xử lý nước thải

Hoàn thành Giai đoạn 1

Hoàn thành

5

Dự án ĐTXD Bãi đỗ xe trung tâm

Hoàn thành Giai đoạn 1

Hoàn thành

6

Các dự án ĐTXD hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc... của Khu DLQG

Hoàn thành Giai đoạn 1

Hoàn thành

B

Nhóm dự án phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch

1

Các Dự án ĐTXD phân khu Trung tâm du lịch tổng hợp (Tái hiện Đà Lạt xưa - Đà Lạt Retro)

Hoàn thành

 

2

Dự án ĐTXD cơ sở vt chất kỹ thuật và dịch vụ khai thác Thắng cảnh Đồi Cỏ Hồng

Hoàn thành

 

3

Các Dự án ĐTXD phân khu Hành chính dịch vụ

Hoàn thành

 

4

Các Dự án ĐTXD phân khu Du lịch văn hóa Lang Biang

Hoàn thành

 

5

Các Dự án ĐTXD phân khu Nghỉ dưỡng

 

Hoàn thành

6

Các Dự án ĐTXD phân khu Chăm sóc sức khỏe

 

Hoàn thành

7

Các Dự án ĐTXD phân khu Du lịch thể thao - Trung tâm thể thao quốc gia

 

Hoàn thành

8

Các Dự án ĐTXD phân khu Sân golf

 

Hoàn thành

9

Các Dự án ĐTXD phân khu Trung tâm giáo dục

 

Hoàn thành

10

Các Dự án ĐTXD phân khu Sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch

 

Hoàn thành

11

Các Dự án ĐTXD phân khu Dược liệu kết hợp du lịch

 

Hoàn thành

 

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích sử dụng đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đi, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi