Quyết định 1750/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1750/QĐ-TTg

Quyết định 1750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1750/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Hồng Hà
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/12/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2050, xây dựng Gia Lai trở thành "Cao nguyên Sinh thái, Thể thao và Sức khỏe"

Ngày 30/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Quyết định này.

1. Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên 15.510,13 km2; có độ địa lý từ 12058’20’’ đến 14036’30’’ vĩ độ Bắc và 107027’23’’ – 108054’40’’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

2. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

- Là tỉnh tiên phong trong vùng về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt 9,57%/năm; GRDP bình quân đầu người đến 2030 đạt 133 triệu đồng, tương đương 5.500 USD.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistic, khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân.

- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên.

3. Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là "Cao nguyên Sinh thái, Thể thao và Sức khỏe", điểm đến sinh thái, khác biệt và độc đáo, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa.

- Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là chủ đạo dựa trên ba trụ cột phát triển là nông nghiệp tiên tiến, sạch và ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ và du lịch sinh thái; công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường gắn với nông nghiệp.

- Về xã hội, tỉnh Gia Lai mang đặc trưng vùng sinh thái nhân văn cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng. Xây dựng cộng đồng có lối sống xanh, lấy con người làm trung tâm, nâng cao tri thức cộng đồng, chất lượng nguồn nhân lực.

- Môi trường sinh thái tỉnh Gia Lai xanh hơn, bền vững hơn với khả năng phục hồi và thích ứng biến đổi khí hậu. Tái lập hệ sinh thái đặc sắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tăng cường đa dạng sinh học vùng Nam Trường Sơn, bảo vệ cấu trúc địa chất núi lửa Tây Nguyên…

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1750/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 1750/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1750/QĐ-TTg DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1750/QĐ-TTg PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_____________

Số: 1750/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2023

 

 

QUYT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030,

Tầm nhìn đến năm 2050

____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 6941/BC-HĐTĐ ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 về thẩm định Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Văn bản số 10131/BKHĐT-QLQH ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng hợp ý kiến rà soát Hồ sơ quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tại Tờ trình số 3625/TTr-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2023 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050  với những nội dung sau: 

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên 15.510,13 km2; có độ địa lý từ 12°58’20" đến 14°36'30" vĩ độ Bắc và 107°27'23" - 108°54'40" kinh độ Đông. Phía Đông giáp với các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Krông Pa, Kông Chro, Kbang, Phú Thiện, Ia Pa, Mang Yang, Đak Đoa, Đăk Pơ.

II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU, CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Phù hợp với các nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ; chiến lược, tầm nhìn phát triển của đất nước; các quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia; quy hoạch, kế hoạch vùng Tây Nguyên và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan.

b) Phát triển tỉnh Gia Lai theo hướng trở thành hình mẫu của một nền kinh tế phát triển bền vững, lấy sinh thái làm nền tảng cho tăng trưởng, lấy ứng dụng số, chuyển đổi số để rút ngắn khoảng cách và gia tăng chất lượng tăng trưởng.

c) Phát triển tỉnh Gia Lai dựa trên các nguồn lực được phân bố một cách hợp lý, kết hợp hiệu quả giữa nguồn lực nhà nước và tư nhân, nguồn lực trong nước và ngoài nước.

d) Phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại, tập trung đảm bảo cho các ngành lĩnh vực ưu tiên đi trước một bước.

đ) Tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh theo nguyên tắc phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm ưu tiên phát triển theo lợi thế so sánh, đảm bảo sức hút theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy gia tăng về quy mô, chuyển biến về chất lượng.

e) Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phục hồi hệ sinh thái.

g) Phát triển kinh tế gắn với xây dựng tỉnh Gia Lai trở thành địa bàn chiến lược, vững mạnh về an ninh quốc phòng gắn với tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Là tỉnh tiên phong trong vùng về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa tỉnh Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống bình yên cho nhân dân.

b) Mục tiêu cụ thể

- V kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9,57%/năm; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 9,20%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt bình quân 9,92%/năm;

+ Tỉ trọng kinh tế số so với GRDP khoảng 30%;

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 133 triệu đồng, tương đương 5.500 USD;

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 26,62%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 28,94%; ngành dịch vụ chiếm 39,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,6%;

+ Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 40% trở lên;

+ Nhu cầu huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 550 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 22,0 tỷ USD; tỉ lệ đầu tư trên GRDP bình quân khoảng 31,5%/năm;

+ Tăng trưởng của các ngành kinh tế thời kỳ 2021-2030: Ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng 6,25%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%/năm, dịch vụ tăng 10,6%/năm;

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 7,72%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng khoảng 39,2%;

+ Thu ngân sách: Phấn đấu mức thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, thu ngân sách trên địa bàn trên 12.800 tỷ đồng;

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương bình quân đạt 1.400 triệu USD năm 2030;

+ Lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 4,2 triệu lượt khách vào năm 2030; tổng doanh thu ngành du lịch đến năm 2030 đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.

- Về xã hội

+ Tốc độ tăng dân số trung bình vào khoảng 1,92%/năm, đến năm 2030 dân số trung bình của tỉnh khoảng 1.864 nghìn người; mật độ dân số là 120,2 người/km2;

+ Tuổi thọ trung bình năm 2030 đạt 73,5 tuổi.

+ Tỉ lệ người lao động qua đào tạo đến năm 2030: Đạt 73%, trong đó lao động qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ trên 25%;

+ Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đến năm 2030 đạt 77,5%; trong đó: Giáo dục mầm non khoảng 70%; tiểu học cơ sở khoảng 85%; trung học cơ sở khoảng 80%; trung học phổ thông khoảng 75%;

+ Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân trên năm từ 1,0 + 2,0%; tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm khoảng 3%;

+ Đến năm 2030 số giường bệnh đạt trên 30 giường/1 vạn dân; số bác sỹ đạt trên 10 bác sỹ/vạn dân; tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 97%;

+ 100% đơn vị hành chính cấp xã có trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao;

+ Phấn đấu cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa (bao gồm trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa - nghệ thuật, bảo tàng, thư viện);

+ 85% di tích đã xếp hạng được tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị;

+ Phấn đấu ít nhất 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương;

+ Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Đến năm 2030 đạt trên 82%; 5% xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu.

- Về môi trường

+ Tỉ lệ che phủ rừng đạt 49,2% năm 2030;

+ Năm 2030, 85% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung, 98% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

+ Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định đạt 98%;

+ T lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom và xử lý theo quy định đạt 90%;

+ Tỉ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và đạt trên 20% đối với các đô thị còn lại;

+ Tỉ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định đạt 98%;

+ T lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%;

+ Tỉ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%;

+ Tỉ lệ diện tích các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng được xử lý, cải tạo và phục hồi đạt 100%;

+ Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom giảm còn 10%.

- Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hạ tầng đầu tư phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại; hạ tầng giao vận tải thông suốt, an toàn; hệ thống điện đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống nước thải đô thị từng bước được xử lý; hệ thống kè, hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Về quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội: An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thực hiện tốt phòng, chống các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được xây dựng đồng bộ và vững chắc.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là “Cao nguyên Sinh thái, Thể thao và Sức khỏe”, điểm đến sinh thái, khác biệt và độc đáo, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa. Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là chủ đạo dựa trên ba trụ cột phát triển là nông nghiệp tiên tiến, sạch và ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ và du lịch sinh thái; công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường gắn với nông nghiệp, về xã hội, tỉnh Gia Lai mang đặc trưng vùng sinh thái nhân văn cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng. Xây dựng cộng đồng có lối sống xanh, lấy con người làm trung tâm, nâng cao tri thức cộng đồng, chất lượng nguồn nhân lực. Môi trường sinh thái tỉnh Gia Lai xanh hơn, bền vững hơn với khả năng phục hồi và thích ứng biến đổi khí hậu. Tái lập hệ sinh thái đặc sắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tăng cường đa dạng sinh học vùng Nam Trường Sơn, bảo vệ cấu trúc địa chất núi lửa Tây Nguyên. Tỉnh Gia Lai có hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ, xanh, thông minh. Tỉnh Gia Lai kết nối với sự phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông gắn dịch vụ vận tải; hạ tầng công nghệ số liên thông với hạ tầng số quốc gia. Hệ thống đô thị phát triển hiện đại liên kết với khu vực nông thôn, người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích xã hội.

4. Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển

a) Các nhiệm vụ trọng tâm

- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường xúc tiến đầu tư, đảm bảo các điều kiện thuận lợi, công bằng về lợi ích cho các hoạt đng đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

- Hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, tăng cường chất lượng các dịch vụ trung gian để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; khuyến khích đầu tư sản xuất công nghiệp, nông nghiệp theo hướng xanh và kinh tế tuần hoàn.

- Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực trọng điểm như: Ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, năng lượng... Nâng cht lượng, mức độ thụ hưởng các mặt đời sng xã hội của người dân trong tỉnh đặc biệt ở các địa bàn khó khăn vùng sâu vùng xa. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, xây dựng bản sắc, vốn sinh thái nhân văn Gia Lai.

- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các lĩnh vực trọng điểm và vùng động lực của tỉnh, ưu tiên đầu hạ tầng công nghệ, chính quyền số, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, hạ tầng giao thông, kết nối đô thị và vùng động lực, hạ tầng thủy lợi, hạ tầng hỗ trợ các ngành công nghiệp và dịch vụ tại khu, cụm công nghiệp, hạ tầng để kết nối phát triển du lịch.

- Xây dựng tỉnh Gia Lai theo hướng trở thành hình mẫu về mô hình phát triển năng lượng tái tạo, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, đặc biệt là tài nguyên rừng, trở thành một trong những tỉnh đầu tiên có nền kinh tế trung hòa các - bon.

b) Các đột phá phát triển

- Đột phá về cơ chế, chính sách: (i) Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; (ii) Thúc đẩy cơ chế liên kết hình thành chuỗi sản phẩm: Mô hình chuỗi sản phẩm, cơ chế liên kết; (iii) Xây dựng chính sách cho các ngành ưu tiên, vượt trội: ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng, du lịch, thể thao và dịch vụ chăm sóc sức khỏe: (iv) Đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn nguồn lực đầu tư: cải thiện tiếp cận đất đai và chất lượng quy hoạch; xúc tiến đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; (v). Đột phá về chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai đủ phẩm chất, năng lực uy tín, ngang tm nhiệm vụ; đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính quyền số: tối đa hóa về tốc độ cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh; công tác điều hành của Chính quyền dựa trên nền tảng số, lấy phục vụ người dân, doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu.

- Đột phá về nhân lực: (i) Đào tạo nhân lực chất lượng cao có khả năng thích ứng và tự đào tạo, đặc biệt có trình độ chuyên môn cao một số lĩnh vực trọng điểm như: nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến công nghệ cao, y tế và chăm sóc sức khoẻ, năng lượng tái tạo... (ii) Thu hút, hình thành lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ trình độ cao ở các lĩnh vực ưu tiên; (iii) Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo theo chuẩn quốc gia; lựa chọn một số lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đột phá về hạ tầng: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng động lực; tập trung phát triển hạ tng giao thông, hạ tng thuỷ lợi; hạ tầng phục vụ cho khu, cụm công nghiệp, hạ tầng thông tin viễn thông: (i) Ưu tiên đầu tư đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh (CT.20); (ii) Mở rộng cảng hàng không Pleiku; (iii) Phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, logistics; (iv) Đột phá về hạ tầng số trên nền tảng đổi mới hạ tầng công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

- Đột phá về mạng lưới sinh thái và hình thành các cụm liên kết ngành dựa trên sinh thái: phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỉ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu: (i) Phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng và có sức cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; (ii) Bảo tồn và phục hồi hành lang đa dạng sinh học. (iii) Xây dựng Chuỗi công nghiệp - nông nghiệp, (iv) Hình thành Cụm liên ngành du lịch – th thao - sức khỏe; (v) Tham gia các cam kết thúc đẩy nền kinh tế các - bon thấp và xanh...

- Đột phá hành lang phát triển và các cực không gian tăng trưởng: (i) Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (QL.14), QL.19, QL.25 sẽ là 03 hành lang kinh tế động lực kết nối thành phố Pleiku và vùng phụ cận lan toả kinh tế - xã hội đến các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh thúc đẩy toàn tỉnh Gia Lai tham gia Cách mng công nghiệp lần thứ 4; (ii) Thành phố Pleiku mở rộng không gian hành chính lãnh thổ kết nối với các huyện lân cận (Đak Đoa, Chư Sê, Chư Păh, Ia Grai) nhằm đảm nhận nhiều chức năng mới của quốc gia, của vùng Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai về chuyển đổi số, dịch vụ trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp, nông - lâm nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch, y tế, thể dục thể thao... Thành phố Pleiku liên kết với thành phố Kon Tum trở thành trung tâm động lực kinh tế - xã hội tiểu vùng phía Bắc Tây Nguyên, (iii) Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thành là mắt xích (HUB) logistics, văn hoá, du lịch quan trọng trên hành lang xuyên Á Đông - Tây (QL.19), cửa ngõ quốc gia kết nối vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH QUAN TRỌNG VÀ PHƯƠNG ÁN T CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh

a) Ngành nông, lâm và thủy sản

Phát triển nông nghiệp theo tiêu chun quốc tế dựa trên nền tảng của công nghiệp chế biến hiện đại và các dịch vụ hậu cn tiên tiến. Liên kết các khâu sản xuất, phân phối theo chuỗi các sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra thị trường. Tăng tỷ trọng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ kết hợp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, chất lượng các loại cây trồng.

Phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, khép kín, ứng dng công nghệ cao, chủ động phòng chống dịch bệnh; xác định bò sữa, bò thịt cao sản, lợn, gia cầm, thuỷ sản tiếp tục là các đối tượng vật nuôi chính, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ; thực hiện di dời, hoặc ngừng hoạt động, hoặc chuyển đổi ngành nghề đối với các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh nguồn nước; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân.

Phát triển nông nghiệp đặc sản đặc trưng vùng miền (sầu riêng, bơ, mít, cà phê, hồ tiêu, điều,...). Hình thành các khu vực thử nghiệm và nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, nông nghiệp thông minh. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng tỷ lệ xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc hữu. Hình thành nhiều chuỗi giá trị nông sản gắn với sàn giao dịch điện tử thương mại quốc gia, quốc tế; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, công nghệ sinh học, công nghệ số, nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.

Tận dụng, khai thác hiệu quả, bền vững diện tích mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện để duy trì và phát triển các đối tượng thủy sản truyền thống.

b) Ngành công nghiệp

Phát triển theo hướng xanh, tiên tiến, hiện đại thân thiện với môi trường. Đưa tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm công nghiệp chế biến nông - lâm sản của khu vực Tây Nguyên và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. ng dụng khoa học, công nghệ vào chế biến nông - lâm sản để tạo ra các sản phm nằm chuỗi giá trị cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển tỉnh Gia Lai trở thành một trung tâm năng lượng sạch của quốc gia, một hình mẫu về phát triển năng lượng tái tạo. Khai thác hợp lý, hiệu quả các tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, kết hợp với các hoạt động sn xuất khác nhằm bổ trợ lẫn nhau và phù hợp với nhu cầu, khả năng đáp ứng về hạ tầng truyền tải, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường.

(Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo)

c) Ngành thương mại - dịch vụ

Phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tăng cường liên kết kinh tế chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, các vùng kinh tế trọng điểm và quốc tế.

Phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn. Nâng cấp hạ tầng thương mại thúc đẩy thương mại nội địa. Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là trung tâm xuất nhập khẩu và thương mại biên giới. Phát triển thương mại điện tử gắn liền với phát triển kinh tế số; tiếp cận, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm kết nối, mở rộng quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, nhất là các sản phẩm OCOP.

Xây dựng và hình thành các trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn, nâng cao năng lực, tiếp cận xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn tỉnh.

d) Ngành du lịch

Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch về nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể lực, thể dục thể thao; phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp cao, hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đặc trưng văn hóa dân tộc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

- Tập trung đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ dưỡng- chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe - thể thao; du lịch sinh thái - mạo hiểm; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch văn hóa - di tích lịch sử, du lịch văn hóa tín ngưỡng...

2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Xây dựng phát triển mạng lưới cơ sở y tế từng bước hiện đại, đồng bộ, đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa giữa khám, chữa bệnh với lĩnh vực y tế dự phòng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Gắn lĩnh vực y tế với các dịch vụ nâng cao sức khỏe phù hợp với sinh thái vùng Tây Nguyên, kết hợp hài hòa với các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và văn hoá. Khuyến khích thu hút đầu tư xã hội hoá phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

b) Giáo dục và đào tạo

- Đổi mới căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào to; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh, có những phẩm chất và năng lực chủ yếu theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông; tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục chất lượng cao; quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển trường học. Chú trọng phát triển giáo dục tại các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Văn hoá, thể thao

- Đầu tư bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc; từng bước khôi phục các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như: Khu di tích Rộc Tưng - Gò Đá, quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo...

- Phát triển thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân dân. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phát triển thể thao trường học; phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng; đào tạo bồi dưỡng có chọn lọc thể thao thành tích cao. Thu hút đầu tư xã hội hóa phát triển thể dục, thể thao chuyên nghiệp.

d) Khoa học và công nghệ

- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nâng cao hiệu quả trong ứng dụng khoa học và công nghệ, năng lực hp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ, s hữu trí tuệ.

- Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ. Triển khai hiệu qu chính sách đào tạo và thu hút cán bộ khoa học và công nghệ, các nhà khoa học có uy tín phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để gia tăng nhanh về giá trị kinh tế và khoa học công nghệ.

đ) An sinh xã hội

Hình thành mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ về giáo dục dạy nghề, trợ giúp xã hội và phục vụ tốt cho đời sống nhân dân. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; có chính sách hỗ trợ người nghèo, các đối tượng yếu thế được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo việc làm bền vững. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hoá phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội.

e) Quốc phòng, an ninh

Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bố trí không gian các khu vực có vị trí địa hình trọng yếu phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng. Nâng cao hiệu quả, khả năng sẵn sàng chiến đấu đáp ứng được nhu cầu bảo vệ đất nước. Chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện từ sớm, từ xa các nguy cơ về an ninh, trật tự đề xử lý kịp thời, không để bị động bất ngờ. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm an ninh con người và an ninh mạng; đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả tội phạm và vi phạm pháp luật; đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.

3. Phương án tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội

a) Tổ chức không gian theo các hành lang kinh tế

Phát triển thành phố Pleiku và phụ cận là địa bàn trọng điểm, có vai trò thúc đẩy, dẫn dắt quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, kết nối với các huyện lân cận (Đak Đoa, Chư Sê, Chư Păh, Ia Grai) nhằm đảm nhận nhiều chức năng mới về chuyển đổi số, dịch vụ trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp, nông - lâm nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục, du lịch, y tế, thể dục thể thao...

- Hai cửa ngõ quốc tế:

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là cửa ngõ quan trọng trên Hành lang Đông - Tây kết nối vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, là đầu mối kết nối hàng hóa, du lịch, dựa trên các dịch vụ về thương mại, du lịch cửa khẩu, logistics, kho bãi, sản xuất nông cụ, chế biến nông, lâm sản và trao đổi văn hoá, triển lãm quốc tế.

Cảng hàng không Pleiku hướng tới là cửa ngõ quốc tế trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá của tiểu vùng Bắc Tây Nguyên, kết nối tỉnh Gia Lai với các vùng động lực quốc gia, các trung tâm kinh tế lớn trong nước và mở rộng kết nối quốc tế. Hình thành các chức năng, dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn cao như đô thị, logistics, du lịch, thương mại, y tế, thể thao.

- Ba hành lang kinh tế:

Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (gắn với Quốc lộ 14): Kết nối khu vực phía Bắc với tỉnh Kon Tum, khu vực phía Nam với các tỉnh Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh. Là hành lang thương mại - dịch vụ - công nghiệp của tỉnh, liên kết các đầu mối hạ tầng cơ sở cấp vùng, các cơ sở công nghiệp dọc tuyến và các khu chức năng khác.

Hành lang kinh tế Đông - Tây (gắn với Quốc lộ 19): Kết nối từ cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đến thành phố Quy Nhơn, liên kết phát triển địa bàn các đô thị: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, thị trấn Chư Ty, thành phố Pleiku, Đak Đoa, Mang Yang, Đak Pơ và Thị xã An Khê. Là thành làng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, trung tâm trung chuyển logistics, thông thương hàng hóa giữa Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) với cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Hành lang kinh tế Quốc lộ 25: Kết nối với tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, liên kết phát triển các địa bàn đô thị thành phố Pleiku, huyện Chư Sê, huyện Chư Pưh, huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa. Kết nối tỉnh Gia Lai với Khu kinh tế Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Khu kinh tế Nam Phú Yên (tỉnh Phú Yên). Đây là hành lang phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

b) Bốn tiểu vùng sinh thái - kinh tế:

Vùng 1: Thành phố Pleiku - đô thị Chư Sê - Đak Đoa - Chư Păh là trung tâm thương mại tổng hợp của vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Vùng 2: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là khu vực tập trung các hoạt động công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu giữa khu vực Đông Bắc Campuchia với khu vực Tây Nguyên và cảng biển Quy Nhơn.

Vùng 3: Thị xã An Khê - Thị trấn Kbang là vùng đệm sinh thái lâm nghiệp, trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái của tỉnh.

Vùng 4: Thị xã Ayun Pa - Phú Thiện - Krông Pa là trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

4. Định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Rà soát, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018, Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 -2030.

Phạm vi, ranh giới, tên địa lý và phương án sắp xếp cụ thể các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ T CHỨC LÃNH TH KHu Vực NôNG THÔN

1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

Đến năm 2030 đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị “sinh thái, thông minh” gắn với đặc thù của tỉnh Gia Lai; toàn tỉnh có tổng số 18 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I: Thành phố Pleiku; 01 đô thị loại III: Thị xã An Khê; 05 đô thị loại IV: Thị xã Ayun Pa, thị xã Chư Sê, thị trấn Đak Đoa, thị trấn Kbang, thị trấn Phú Thiện và 11 đô thị loại V: Thị trấn Kông Chro, thị trấn Kon Dơng, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Ia Ly, thị trấn Chư Ty, thị trấn IaKha, thị trấn Chư Prông, thị trấn Nhơn Hòa, thị trấn Phú Túc, đô thị huyện lỵ huyện Ia Pa. Hình thành mới đô thị cửa khẩu Lệ Thanh.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

2. Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn

Xây dựng phát triển nông thôn bền vững, dựa trên nền kinh tế số, đưa khu vực nông thôn của tỉnh Gia Lai tiến kịp với nông thôn của các vùng miền phát triển khác trong cả nước.

Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn gắn với du lịch, dịch vụ.

Xây dựng các điểm dân cư, khu dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao và làng đô thị xanh theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh dựa trên mối quan hệ bảo tồn và phát triển; bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHỨC NĂNG

1. Phương án phát triển các khu công nghiệp

Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; tiếp tục thành lập mới và phát triển các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch trong Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và các khu công nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)

2. Phương án phát triển cụm công nghiệp

Phát triển 31 cụm công nghiệp phân bố tại các huyện trên địa bàn tỉnh, hình thành các cụm công nghiệp theo hướng là các cụm vệ tinh cho các khu công nghiệp tại thành phố Pleiku, sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP.

(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)

3. Phương án phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trở thành đầu mối giao thương phía Tây của tỉnh Gia Lai, vùng Tây Nguyên với các nước Campuchia, Myanmar, Thái Lan. Điểm trung chuyển hàng hóa, khách du lịch quan trọng trên tuyến hành lang Đông - Tây giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Là động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Tây tỉnh Gia Lai, với trọng tâm phát triển tập trung các hoạt động công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu giữa khu vực Đông Bắc Campuchia với khu vực Tây Nguyên và cảng biển Quy Nhơn.

4. Phương án phát triển các khu, cụm, điểm du lịch

Phát triển không gian du lịch, văn hóa, giải trí gắn với danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, địa chất. Ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các tỉnh liền kề và các quốc gia lân cận. Đến 2030, tỉnh Gia Lai phát triển thêm từ 01 đến 02 dự án có quy mô quốc gia và ít nhất 05 dự án có quy mô cấp địa phương.

(Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo)

5. Phương án phát triển các khu nghiên cứu, đào tạo

Phát triển phân hiệu các trường đại học tại thành phố Pleiku. Mở rộng hệ thống hướng nghiệp đến các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng Trung tâm nghiên cứu đào tạo tại khu vực phía Đông thành phố Pleiku, Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất giống cây trồng vật nuôi tại huyện Phú Thiện.

Mở rộng quy mô, tăng cường tiềm lực khu thực nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Gia Lai.

6. Phương án phát triển các khu văn hoá, thể thao

- Quy hoạch xây dựng nhà thi đấu đa năng. Xây dựng, hoàn thiện các nhà thiếu nhi, nhà văn hóa cấp huyện.

- Đầu tư nâng cấp các trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao của các huyện, thị xã, thành phố đạt tiêu chuẩn, hiện đại.

- Phát triển Trung tâm thể thao Hàm Rồng: Trung tâm thể dục thể thao dự kiến quy mô khoảng 50 - 100 ha, bố trí tại khu vực phía Nam của thành phố Pleiku gắn với Trung tâm huấn luyện thể thao Hàm Rồng.

- Xây dựng và mở rộng thêm các trung tâm thể dục thể thao chất lượng cao tại một số địa phương phía Đông Nam của tỉnh.

- Chuẩn bị những điều kiện tiền đề thuận lợi để thu hút đầu tư, xây dựng một số sân gôn tại các địa phương: Chư Prông, Chư Păh, Đak Đoa, TP. Pleiku và khu vực các huyện phía Đông Nam của tỉnh.

7. Phương án phát triển các trung tâm y tế, dịch vụ phục hồi sc khỏe

Hình thành Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe tại khu vực phía Bắc thành phố Pleiku gắn với các dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng tạo thành một quần thể đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái, quy mô khoảng 100 ha.

Xây dựng Trung tâm đa chức năng thể thao, sinh thái, nghỉ dưỡng tại phía Nam tỉnh Gia Lai.

Đầu tư, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện hạng I với quy mô 1.200 giường vào năm 2030 tại thành phố Pleiku.

Đầu tư Bệnh viện đa khoa quốc tế khu vực tam giác phát triển: Việt Nam - Lào - Campuchia.

8. Phương án phát triển khu quốc phòng, an ninh

- Xây dựng khu quân sự, khu an ninh bảo đảm thế trận quốc phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc, các khu vực sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội từng khu vực, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Các khu quân sự, an ninh đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất do Thủ tướng Chính phủ phân bổ. Việc b trí xây dựng các công trình quc phòng, an ninh trên địa bàn được thực hiện theo các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khu vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn: Bố trí các công trình hạ tầng phòng cháy chữa cháy tại trung tâm các huyện, thành phố, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa bàn trọng điểm có nguy cơ về cháy nổ, đảm bảo thuận tiện về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc và đáp ứng các quy định hiện hành.

VI. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Phương án phát triển mạng lưới giao thông

a) Đường bộ:

- Phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia: Phát triển mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: 02 tuyến cao tốc: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Tây (CT.02), tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh (CT.20); 07 tuyến quốc lộ: Trong đó nâng cấp, cải tạo 06 tuyến quốc lộ hiện hữu (đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14, đường Trường Sơn Đông, Quốc lộ 19, Quốc lộ 19D, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 25), quy mô đường cấp III - IV, 2 - 6 làn xe. Mở tuyến mới QL.19E, đoạn qua tỉnh Gia Lai quy mô đường cấp III - IV, 2 - 6 làn xe.

- Phương án phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh: Đến năm 2030 quy hoạch 15 tuyến, dài khoảng 709,5 km; trong đó nâng cấp, cải tạo 10 tuyến đường tỉnh hiện hữu (đường tỉnh 667 định hướng nâng cấp thành Quốc lộ 19E), quy mô tối thiểu đạt cấp IV; nâng cấp, xây dựng 05 tuyến đường liên huyện lên thành đường tỉnh, quy mô tối thiểu đạt cấp IV. Giai đoạn sau năm 2030 quy hoạch 19 tuyến đường tỉnh, dài khoảng 969,5 km; trong đó, ngoài 15 tuyến đường tỉnh hiện hữu giai đoạn trước 2030, nâng cấp, xây dựng 04 tuyến đường liên huyện thanh đường tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục VII kèm theo)

b) Cảng hàng không: Quy hoạch cảng hàng không Pleiku đến năm 2030, duy trì đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khai thác bốn triệu hành khách/năm, diện tích 383,68 ha, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Đến năm 2050, duy trì cảng hàng không Pleiku đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, diện tích 383,68 ha; đáp ứng khai thác năm triệu hành khách/năm và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, Cảng hàng không Pleiku có thể được khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ theo quy định.

(Chi tiết tại Phụ lục VIII kèm theo)

c) Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước), dài 550 km, khổ đường 1.435mm, đường đơn, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(Chi tiết tại Phụ lục IX kèm theo)

d) Đường thủy nội địa: Tập trung khai thác tuyến đường thuỷ nội địa trên các đoạn sông Sê San, lòng hồ thủy điện Sê San và lòng hồ thủy điện Ia Ly phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa, du lịch. Quy hoạch 07 bến thủy nội địa hiện có và xây dựng cấp phép các bến thủy nội địa trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi (Ia Ly, An Khê - Kanak, Ia Mơ, Bàu Cạn, Hoàng Ân, Chư Prông, Plei Thơ Ga...) phục vụ cho hoạt động du lịch.

đ) Hạ tầng logistics, cảng cạn:

Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia tại tỉnh Gia Lai hình thành các tuyến đường bộ cao tốc, tuyến đường sắt Tây Nguyên và mở rộng cảng hàng không Pleiku giúp cho tỉnh Gia Lai kết nối với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, các cảng biển vùng duyên hải miền Trung, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

Đến năm 2030, xây dựng 01 cảng cạn Nam Pleiku; giai đoạn đến năm 2050, xây dựng cảng cạn Lệ Thanh.

2. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước

a) Thủy lợi:

Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, bảo đảm an ninh nguồn nước. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông; góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

Phát triển thành 06 vùng cấp nước thuỷ lợi gồm: Nam Bắc An Khê và phụ cận, vùng thượng Ayun, Ayun Pa, Krông Pa, Đông - Tây Pleiku, Ia Mơr - Ia Lốp. Đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, khu công nghiệp, đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước; đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp, tập trung thực hiện các giải pháp: (i) Tập trung sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối, công trình bị hư hỏng, xuống cấp, từng bước hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi hiện có đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững; (ii) Xây dựng và hoàn thiện các công trình lớn, liên vùng phục vụ đa mục tiêu, cấp nước cho các khu công nghiệp, trin khai các công trình cấp bách chống hạn; (iii) Nghiên cứu công trình ly nước, chuyn nước từ các h chứa thủy điện trên các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng cây công nghiệp tập trung; (iv) Nghiên cứu, đề xuất đấu nối, liên kết cấp nước giữa các hồ chứa nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế; (v) Tăng cường đẩy mạnh việc ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để mở rộng diện tích tưới; khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ngầm.

Tiêu, thoát nước: Giải pháp chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát ở vùng đồng bằng, vùng thấp trũng phục vụ dân sinh, nông nghiệp với tần suất từ 5% đến 10%; đáp ứng yêu cầu tiêu, thoát cho khu đô thị. Củng cố, nâng cao khả năng chống lũ tại các lưu vực sông đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân với tần suất lũ 5% đến 10%; kiểm soát lũ ở vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu.

(Chi tiết tại Phụ lục X và XI kèm theo)

b) Cấp nước:

Khai thác hợp lý các công trình cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp hiện có, từng bước đầu tư nâng cấp, mở rộng và đầu tư xây dựng mới theo phân vùng cấp nước, đảm bảo nhu cầu dùng sử dụng nước toàn tỉnh; ưu tiên xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước tập trung tại các khu vực trung tâm huyện, xã, kết nối phục vụ liên xã, đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đến năm 2030, tỉ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 85%; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam đạt 80%. Các khu công nghiệp được cấp nước đầy đủ theo yêu cu áp lực và lưu lượng.

(Chi tiết tại Phụ lục XII kèm theo)

3. Phương án phát triển mạng lưới cấp điện

Phát triển mạng lưới cấp điện thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án, tiêu chí, luận chứng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quyết định, quy định có Liên quan của cấp có thm quyền.

a) Nguồn điện

Đầu tư các dự án nguồn điện thống nhất, đồng bộ, phù hợp với kế hoạch, điều kiện, tiêu chí, luận chứng tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và các quyết định, quy định có liên quan của cấp có thẩm quyền.

Nghiên cứu phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh tại các vị trí có tiềm năng; ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.

b) Mạng lưới truyền tải, phân phối

Xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối đồng bộ để vận hành hiệu quả, có năng kết nối khu vực, bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trong, giảm tổn thất điện năng trong khâu phân phối. Thực hiện cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, kết hợp với cung cấp điện từ năng lượng tái tạo.

(Chi tiết tại Phụ lục XIII kèm theo)

4. Phương án phát triển hạ tầng số và thông tin và truyền thông

Xây dựng và hoàn thiện một cách đồng bộ kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông và mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản với các hạ tầng khác. Hình thành các nền tảng dữ liệu mở phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (loT).

Tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, phù hợp với quy mô thông tin và xu hướng phát triển thông tin và truyền thông hiện đại, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc truyền tải thông tin đến công chúng. Đảm bảo an ninh - quốc phòng, an ninh thông tin, an toàn mạng lưới và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Phát triển bưu chính trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, thương mại điện tử, chuyển dịch từ doanh nghiệp bưu chính truyền thống sang doanh nghiệp hạ tầng, tích hợp đa dạng các dịch vụ, phát triển dữ liệu lớn về khách hàng, hợp tác với các doanh nghiệp khác như ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất, logistics, vận tải, kho bãi...

Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng, giữa các doanh nghiệp, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư; thực hiện ngầm hóa mạng cáp ngoại vi viễn thông theo phạm vi và lộ trình phù hợp. Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet của tỉnh sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) và phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (loT). Nghiên cứu triển khai các nền tảng: Trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), dịch vụ số hóa, ...

Xây dựng hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở, bảo đảm tính tiên phong, đi đầu, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng được nhu cu tiếp cận thông tin của người dân, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phát triển bền vững, hợp lý và hài hòa với các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,...

5. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, nghĩa trang

a) Phương hướng phát triển các khu xử lý chất thải

Đẩy mạnh xây dựng và triển khai đề án phân loại chất thải rắn tại nguồn; xây dựng các khu xử lý chất thải đảm bảo vị trí và khoảng cách an toàn về môi trường, công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Định hướng phát triển 18 nhà máy, khu xử lý chất thải rắn tập trung trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố trong toàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục XIV kèm theo)

b) Phương hướng phát triển các khu nghĩa trang

- Cải tạo, mở rộng và đầu tư xây mới các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng cấp huyện, nhà tang lễ hiện có, bảo đảm đồng bộ các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý ô nhiễm, vệ sinh môi trường và cảnh quan theo quy định, phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa tâm linh mọi vùng miền. Khuyến khích và nâng cao tỷ lệ hỏa táng sử dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm hiện có.

- Di dời các mộ nhỏ lẻ, nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị hiện hữu khi gây ô nhiễm môi trường, không có khả năng khắc phục về các nghĩa trang tập trung của huyện và thành phố.

- Nghĩa trang nông thôn: Phấn đấu mỗi xã bố trí nghĩa trang tập trung trên cơ sở mở rộng các nghĩa trang xã, thôn hiện có hoặc xây dựng mới ở vị trí phù hợp để quy tập mộ di chuyển trong khu vực, đảm bảo phục vụ nhu cầu an táng lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai.

(Chi tiết tại Phụ lục XV kèm theo)

6. Phương án phát triển phòng cháy, chữa cháy

- Xây dựng hệ thống trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó ưu tiên bố trí trụ sở các đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực đô thị, các khu vực trọng điểm về phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm thuận tiện về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia về hạ tầng phòng cháy, chữa cháy đáp ứng các quy định hiện hành.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện, chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô tính chất hoạt động của từng đơn vị.

VII. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG XÃ HỘI

1. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe

Đầu tư phát triển quy mô bệnh viện đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện hạng I, quy mô 1200 giường vào năm 2030 trên nền tảng hạ tầng cơ sở hiện có, đạt tiêu chuẩn là một bệnh viện chuyên sâu ngang tm quốc tế đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân trong tỉnh, khách du lịch, một số tỉnh lân cận và nước bạn Campuchia.

Phát triển và mở rộng quy mô và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao trong điều trị một số chuyên khoa sâu theo hướng thành lập mới một số bệnh viện chuyên khoa, xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh thành trung tâm chuyên sâu với các mũi nhọn chuyên khoa: Ung bướu, tim mạch, lão khoa, trung tâm huyết học và truyền máu ...

Đầu tư xây dựng mới Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC.

Hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng phòng chống dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đu tư xây dựng các cơ sở y tế ngoài công lập, đáp ứng nhu cu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; trong đó ưu tiên phát triển các bệnh viện ngoài công lập (bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện dưỡng lão, ngh dưỡng, trung tâm chẩn đoán kỹ thuật cao, cơ sở xã hội hóa trong các bệnh viện công lập...).

(Chi tiết tại Phụ lục XVI kèm theo)

2. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

Cải tạo, nâng cấp mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở vật chất trường, lớp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ điều kiện phục vụ công tác dạy và học và phấn đấu xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình. Khuyến khích đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Xây dựng mới trường trung học phổ thông có nhiều cấp học và thu hút đầu tư các trường liên cấp, nhiều cấp học tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2030, dự kiến toàn tỉnh có 280 cơ sở giáo dục mầm non, 501 trường phổ thông. Duy trì hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú như hiện có.

Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; thu hút đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục. Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng Trường Cao đẳng Gia Lai trở thành trường chất lượng cao; khuyến khích thu hút đầu tư, thành lập từ 2 - 3 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

(Chi tiết tại Phụ lục XVII kèm theo)

3. Phương án phát triển khoa học - công nghệ

Phát triển các tổ chức khoa học - công nghệ: Trung tâm Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và Dữ liệu lớn tỉnh Gia Lai. Xây dựng Trung tâm, trại thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku và các tiểu vùng kinh tế.

Xây dựng các trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao như: Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ cao vùng phía Đông Nam tỉnh Gia Lai tại thị xã Ayunpa; hình thành Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ cao vùng phía Đông tỉnh Gia Lai tại thị xã An Khê. Tăng cường trang thiết bị khoa học - công nghệ cho các trung tâm chuyên ngành xây dựng, các chi nhánh tại các đô thị.

4. Phương án phát triển cơ sở trợ giúp xã hội

Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, bảo trợ xã hội: Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ, an sinh xã hội hiện có; khuyến khích phát triển các hình thức chăm sóc thay thế tại cộng đồng và các mô hình cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng xã hội, bảo trợ xã hội, chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập để giảm tải áp lực đối với hệ thống cơ sở xã hội công lập và đáp ứng tối đa nhu cầu của đối tượng, góp phần đảm bảo tính bền vững và phát triển phù hợp, nâng cao cht lượng cuộc sng người dân, bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội phát triển.

5. Phương án phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, nhất là các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư nâng cấp, cải tạo các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có, kết hợp xây dựng mới thiết chế văn hóa, thể thao: Sân vận động tỉnh; Khu tập luyện, thi đấu thể thao dưới nước; Trung tâm Văn hóa - Hội chợ - Triển lãm tỉnh; Trung tâm hoạt động thiếu nhi; các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thể thao của nhân dân.

Thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thể thao tại các khu, điểm du lịch trọng điểm tại các huyện: Đak Đoa, Phú Thiện, Chư Pưh, Kbang, thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê.

6. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ, trung tâm thương mại, triển lãm, hội chợ

Khuyến khích thu hút đầu tư, xã hội hóa để phát triển trung tâm logistic, trung tâm đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Phát triển trung tâm hội chợ, triển lãm có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Xây dựng Trung tâm hội nghị và triển lãm cấp vùng tại thành phố Pleiku.

(Chi tiết tại Phụ lục XVIII kèm theo)

VIII. PHƯƠNG ÁN PHÂN B VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI

1. Nguồn lực đất đai được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh. Đảm bảo việc bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực phù hợp với chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và nhu cầu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh.

2. Các chỉ tiêu diện tích chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở, đất phát triển hạ tầng được tính toán, xác định trên cơ sở tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất Quốc gia, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và nhu cầu phát triển của địa phương để triển khai các phương án phát triển theo không gian, lãnh thổ và các công trình, dự án hạ tầng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021 - 2025 phân bổ cho tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất trong Quy hoạch tỉnh để làm căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật.

(Chi tiết tại Phụ lục XIX kèm theo)

IX. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, VÙNG HUYỆN

1. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

a) Vùng liên huyện trung tâm: Bao gồm thành phố Pleiku và các huyện Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa và các xã IaSao, IaDêr, IaPếch (huyện IaGrai), các xã Bàu Cạn, IaBăng huyện Chư Prông; trung tâm vùng là thành phố Pleiku.

Là vùng kinh tế động lực, đóng vai trò đầu tàu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tạo sự lan tỏa đến các địa phương trong tỉnh và tiểu vùng Bắc Tây Nguyên.

Phát triển đô thị, dịch vụ, các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng Tây Nguyên để tạo động lực phát triển cho toàn tiểu vùng cũng như liên kết hỗ trợ cho các tiểu vùng khác; phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại để trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế và tim năng của vùng; thành lập khu công nghiệp logistics theo chuỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển các ngành dịch vụ thương mại tại các trung tâm đô thị lớn của vùng; phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics; phát triển hệ thống dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, văn hóa tâm linh...

b) Vùng liên huyện phía Tây: Bao gồm huyện IaGrai, huyện Chư Prông, huyện Đức Cơ. Trong đó: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, thị trấn Chư Ty là hạt nhân, trung tâm động lực của tiểu vùng; các xã IaSao, IaDer, IaPếch (huyện IaGrai) và các xã Bàu Cạn, IaBăng (huyện Chư Prông) đóng vai trò kết nối phát triển với tiểu vùng trung tâm.

Đóng vai trò là đầu mối liên kết khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên với khu vực hai nước Campuchia, Lào. Là tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp phía Tây tỉnh Gia Lai; trung tâm đầu mối về nông sản xuất nhập khẩu. Phát triển dịch vụ thương mại, logistics, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao gắn với cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

c) Vùng liên huyện phía Đông Bắc: Bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Mang Yang, Kông Chro. Trung tâm vùng là thị xã An Khê.

Là đầu mối giao lưu với các tỉnh Duyên hải miền Trung (Bình Định) trên hành lang Quốc lộ 19; tiểu vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai; trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái của tỉnh đóng vai trò quan trọng về văn hóa và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch, nông lâm nghiệp của tỉnh.

Tập trung phát triển các hoạt động kinh tế rừng, dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hoá, thương mại, công - nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi đại gia súc.

d) Vùng liên huyện phía Đông Nam: Bao gồm thị xã Ayun Pa và các huyện IaPa, Phú Thiện, Krông Pa. Trung tâm vùng là thị xã Ayun Pa.

Đóng vai trò khu vực trung chuyển từ không gian biển lên cao nguyên trên hành lang Quốc lộ 25, đầu mối giao lưu kinh tế với các tỉnh Duyên hải miền Trung (Phú Yên, Khánh Hoà); vùng sinh thái trên hành đa dạng sinh học của vùng Đông Trường Sơn và đầu nguồn sông Ba.

Phát triển kinh tế - xã hội của tiểu vùng gắn với các hoạt động kinh tế rừng, dịch vụ hệ sinh thái, thương mại, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

2. Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện

a) Vùng huyện Kbang

Là vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia, của tỉnh, được coi là vùng “du lịch xanh bền vững”; là cửa ngõ kết nối tiểu vùng Đông Bắc với các tỉnh: Kon Tum, Quảng Ngãi theo Quốc lộ Đông Trường Sơn. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến; nông nghiệp, phục hồi và tái trồng rừng làm giàu hệ sinh thái tự nhiên, phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường, phát triển mô hình cây dược liệu dưới tán rừng; dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá, dã ngoại.

b) Vùng huyện Đak Đoa

Đóng vai trò là huyện vệ tinh của thành phố Pleiku và khu vực dự trữ phát triển đô thị của tỉnh; là khu vực phát triển công nghiệp của tỉnh. Chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; tổ chức sản xuất các loại cây trồng chủ lực, xây dựng vùng chuyên canh tập trung; kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực du lịch thể thao gôn, dịch vụ chơi giải trí. Phấn đấu đưa huyện Đak Đoa trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện, đảm bảo các điều kiện tốt về môi trường xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn và là điểm kết nối về du lịch giữa thành phố Pleiku với các huyện, thị xã phía Đông.

c) Vùng huyện Chư Păh

Là vùng phụ trợ phát triển của thành phố Pleiku, có vai trò kết nối 02 đô thị động lực của tiểu vùng Bắc Tây Nguyên là thành phố Pleiku và thành phố Kon Tum trên dải hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, có chức năng hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ về sản xuất công nông nghiệp và du lịch. Phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn; cơ cấu lại các ngành dịch vụ, du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại với hạ tầng phát triển đồng bộ, bền vững; duy trì và phát triển mở rộng thêm các loại cây trồng chủ lực cho hiệu quả cao.

d) Vùng huyện IaGrai

Là một trong những cửa ngõ giữa Việt Nam - Campuchia có vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh, cung cấp các dịch vụ về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo; phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vững; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm, danh lam, thắng cảnh, lịch sử về nguồn.

đ) Vùng huyện Mang Yang

Là trung tâm phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, logistics của tỉnh Gia Lai; là vùng giao thoa, kết nối tiểu vùng trung tâm với tiểu vùng phía Đông Bắc. Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung; phát triển công nghiệp chế biến; phát triển trung tâm logistics vận tải hàng hóa, hệ thống cảng cạn, trở thành đầu mối giao thông kết nối tỉnh Gia Lai với các trung tâm quốc gia, và các nước ASEAN thông qua cảng biển và hành lang kinh tế quốc tế Quốc lộ 19.

e) Vùng huyện Kông Chro

Là vùng kết nối giữa các tiểu vùng phía Đông Bắc và tiểu vùng phía Đông Nam với huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Khai thác ưu thế về đất đai, địa hình, phát triển năng lượng tái tạo. Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sâu, thương mại gắn với nhu cầu của địa phương và thu hút các hoạt động dịch vụ du lịch.

g) Vùng huyện Đức Cơ

Là huyện cửa ngõ phía Tây của tỉnh Gia Lai, có vai trò kết nối các tỉnh Tây Nguyên với Campuchia và các nước ASEAN. Là vùng kinh tế tổng hợp bao gồm kinh tế cửa khẩu, kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái gắn với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành chuỗi giá trị hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp.

h) Vùng huyện Chư Prông

Chư Prông là một trong ba huyện biên giới của tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh; là một trong những cửa ngõ giữa Việt Nam - Campuchia. Là vùng phát triển dịch vụ thương mại, du lịch cửa khẩu thông qua các hoạt động trao đổi hàng hoá, thông thương với tỉnh bạn; phát triển nông nghiệp, trọng tâm là cây công nghiệp gắn với công nghiệp Chế biến nông sản dựa trên hệ thống hạ tầng cụm công nghiệp đồng bộ. Phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

i) Vùng huyện Chư Sê

Là vùng động lực phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại phía Nam của tiểu vùng trung tâm, kết nối với tiểu vùng Đông Nam của tỉnh, có các trục hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 25, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đu tư đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử. Ngành công nghiệp, xây dựng đóng vai trò chủ đạo, phát triển theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô sản xuất lớn. Tập trung phát triển thương mại phục vụ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn.

k) Vùng huyện Phú Thiện

Là vùng phát triển công, nông nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, có vai trò kết nối tiểu vùng trung tâm và tiểu vùng phía Đông Nam theo hành lang kinh tế Quốc lộ 25; là trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất giống cây trồng vật nuôi liên huyện. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; phát triển công nghiệp là trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

l) Vùng huyện Chư Pưh

Là vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo; cửa ngõ khu vực phía Nam kết nối với tỉnh Đắk Lắk. Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và phương thức kinh doanh. Phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện theo hướng bền vững, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa canh, đa dạng về sản phm.

m) Vùng huyện IaPa

Thuộc vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Jrai với nhiều giá trị lịch sử văn hoá, địa bàn sản xuất lương thực trọng điểm của tiểu vùng, vùng chăn nuôi tập trung lớn của tỉnh. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản và thực phẩm; khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử để đưa du lịch thành ngành kinh tế có đóng góp khá vào tăng trưởng của huyện.

n) Vùng huyện Krông Pa

Là địa bàn kết nối tỉnh Gia Lai với tỉnh Phú Yên theo hành lang kinh tế Quốc lộ 25, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt cao sản của tỉnh Gia Lai. Tập trung xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm (OCOP). Ưu tiên các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Phát triển thương mại gắn với những lĩnh vực sản xuất có nguồn nguyên liệu sẵn có về nông, lâm sản.

o) Vùng huyện Đak Pơ

Là cửa ngõ kết nối giữa hành lang kinh tế Quốc lộ 19 với hành lang kinh tế Đông Trường Sơn. Là vùng sản xuất rau và cây ăn trái chủ đạo của tỉnh Gia Lai; phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với phát triển nông thôn mới. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến gắn với xây dựng vùng nguyên liệu; hình thành chuỗi giá trị khép kín hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp.

X. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN, ĐA DẠNG SINH HỌC; PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ỨNG PHÓ VỚI BIN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

a) Phương án bảo vệ môi trường

- Phân vùng bảo vệ môi trường tỉnh Gia Lai theo 3 vùng: (i) Vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm: Nội thành, nội thị các đô thị; nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; các khu bảo tồn tự nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; các diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ chống sạt lở bờ; khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; (ii) Vùng hạn chế phát thải gồm: Vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí dưới nước, khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ như khu vực khai thác khoáng sản, khu vực bố trí cơ sở xử lý chất thải, khu vực đất nguy hiểm, đất không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ tai biến thiên nhiên như động đất, sạt lở - trượt đất, khu vực nhạy cảm sinh thái trong hành lang bảo vệ nguồn nước; (iii) Vùng khác là những không gian lãnh thổ ngoài hai vùng trên.

- Phương án bảo vệ môi trường: (i) Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Quản lý bảo vệ khu hệ động, thực vật hiện có, xây dựng hành lang kết nối với các vườn quốc gia, khu bảo tồn và kết nối bên trong khu bảo tồn. Hạn chế quy hoạch, phát triển các dự án có hoạt động xâm hại đến các đối tượng, yếu tố cn bảo vệ nghiêm ngặt; (ii) Vùng hạn chế phát thải: Phát triển kinh tế xã hội, chuyn dịch cơ cu kinh tế vùng đệm, có cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng vùng đệm, phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. Kiểm soát xả thải chất ô nhiễm, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trong vùng hạn chế phát thải đã được xác định; (iii) Vùng khác: Phát triển kinh tế xã hội đa ngành, đa thành phn, hướng tới nâng cao cht lượng cuộc sống cho người dân. Quản lý, bảo vệ môi trường phục vụ cho hoạt động phát triển xanh, bền vững. Áp dụng sản xuất sạch, tuần hoàn, các - bon thấp trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Xây dựng đô thị, khu công nghiệp theo hướng sinh thái.

b) Phương án bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

Bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao Nguyên Kon Hà Nừng. Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mố cấp tỉnh. Quy hoạch phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng (gồm: Hồ Ayun Hạ, sông Sê San - hồ IaLy, Biển Hồ và hồ IaLy). Quy hoạch cơ sở bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

c) Quan trắc chất lượng môi trường

Hoàn thiện mạng lưới điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh phù hợp với mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; các điểm quan trắc, thành phần, thông số, tần suất quan trắc môi trường phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và theo các quy định hiện hành. Đến năm 2030, thực hiện 157 điểm quan trắc môi trường: 40 điểm quan trắc môi trường không khí xung quanh (bao gồm điểm quan trắc định kỳ và điểm quan trắc tự động, liên tục), 26 điểm quan trắc tiếng ồn - độ rung, 34 điểm quan trắc môi trường nước mặt (bao gồm điểm quan trắc định kỳ và điểm quan trắc tự động, liên tục), 22 điểm quan trắc chất lượng nước dưới đất, 22 điểm quan trắc chất lượng đất, 06 điểm quan trắc chất lượng trầm tích và 07 điểm quan trắc đa dạng sinh học.

d) Về phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp

Xây dựng kế hoạch bảo tồn, bảo vệ bền vững các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, phát triển rừng bền vững nhằm giữ nước, giữ đất, điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đi đôi với bảo vệ cảnh quan sinh thái, gắn với khai thác dịch vụ môi trường rừng, kinh tế dưới tán rừng, nhất là du lịch sinh thái, bảo tồn không gian văn hóa, sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phát triển lâm sản ngoài gỗ, ưu tiên các loài cây trồng có thế mạnh. Ưu tiên phát trin dược liệu dưới tán rừng tối thiểu 11.300 ha.

Thực hiện các phương án quản lý rừng bền vững, chặt chẽ; nâng cao năng lực, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

Bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ nhu cu hiện tại, có tính đến sự phát triển khoa học – công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai, không làm ảnh hưởng môi trường, các danh lam, thắng cảnh và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: Quặng Bôxit, quặng Magnezit, khoáng sản sắt được thực hin theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Chi tiết tại Phụ lục XXI kèm theo)

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a) Phân vùng tài nguyên nước: Tài nguyên nước tỉnh được phân thành 07 tiểu lưu vực chính, gồm: Lưu vực thượng sông Ba, lưu vực thượng sông Ayun, lưu vực trung sông Ba, lưu vực hạ sông Ba, lưu vực sông Sê San, lưu vực sông IaĐrăng, lưu vực sông IaLốp.

b) Phân bổ tài nguyên nước:

- Ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch theo thứ tự: (i) Nhu cầu nước cho sinh hoạt; (ii) Nhu cầu nước duy trì dòng chảy tối thiểu; (iii) Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt, chăn nuôi; (iv) Nhu cu nước cho nuôi trng thủy sản; (v) Nhu cu nước cho công nghiệp; (vi) Nhu cầu sử dụng nước cho các lĩnh vực khác.

- Trong điều kiện bình thường: Nguồn nước phân bổ đáp ứng tối đa 100% nhu cầu sử dụng nước cho các đối tượng sử dụng trong toàn tỉnh.

- Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước: Tỉ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước là sinh hoạt 100%, công nghiệp 90%, chăn nuôi 100%, trồng trọt 85%.

c) Bảo vệ tài nguyên nước: Triển khai cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước. Xây dựng, duy trì, mở rộng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước. Xây dựng và nâng cấp hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác và phòng ngừa, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất. Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất; đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các hệ thống sông. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải.

d) Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra: Xây dựng các công trình phòng chống hạn hán, phòng chống lũ. Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có. Rà soát các công trình đập dâng, hồ chứa nước đã xuống cấp để gia cố, nâng cấp. Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông, nguồn nước đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ng được mục đích sử dụng. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát nguồn thải; kiểm kê tài nguyên nước. Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Phương án phòng chống thiên tai

Phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai trên địa bàn tỉnh, xác định các khu vực ưu tiên phòng, chống đối với từng loại thiên tai. Mục tiêu là đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, sinh kế, nhà ở, kinh tế - xã hội và sở hạ tầng do thiên tai gây ra, bao gồm hai nhóm biện pháp cơ bản: Nhóm biện pháp phi công trình và nhóm biện pháp công trình, nhằm đạt được mục tiêu chung là kiểm soát được thiên tai và giảm thiểu các thiệt hại về con người, tài sản do thiên tai gây ra.

b) Phương án ứng phó với biến đổi khí hậu

Nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng. Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai các phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực, nhằm xác định tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Xây dựng được các giải pháp trọng tâm và ưu tiên nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với từng ngành, lĩnh vực và khu vực. Lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các quy hoạch của tỉnh, ứng dụng cách tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái. Củng cố và nâng cao năng lực cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh về mặt thể chế, tổ chức, chính sách, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho toàn dân về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của toàn dân vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Huy động các nguồn lực tài chính trong đó bao gồm cả nguồn tài trợ quốc tế và ngân sách nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

XI. DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, xác định các dự án lớn, có tính cht quan trọng, tạo động lực thúc đy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội để đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cu, khả năng cân đối và huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

(Chi tiết tại Phụ lục XXII kèm theo)

XII. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực.

- Nhu cầu huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 550 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 22,0 tỷ USD; trong đó: giai đoạn 2021 – 2025 đạt 225 nghìn tỉ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 đạt 325 nghìn tỷ đồng. Tỉ lệ đầu tư trên GRDP bình quân khoảng 31,5%/năm.

- Nhóm giải pháp và cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư: Trung ương hỗ trợ thông qua các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hỗ trợ khác để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Huy động nguồn vốn từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thực hiện cơ chế công tư kết hợp (PPP) dưới các hình thức khác nhau. Đẩy mạnh huy động vốn từ các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn. Khai thác khả năng huy động vốn của các hộ gia đình, dân cư và các kiu bào nước ngoài; huy động vốn ngoài nước.

2. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Cải cách cơ chế thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài: Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với các chuyên gia trình độ cao ở các lĩnh vực ưu tiên và đội ngũ cán bộ, công chức có tâm, có tài ở các cấp: Nâng lương, thưởng, hỗ trợ nhà ở, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác...

Thu hút đầu tư, xã hội hóa các cơ sở đào tạo nghề và kết nối doanh nghiệp. Liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc trung gian, triển khai đào tạo nghề theo hình thức kết hợp các chương trình chia sẻ nguồn lực đào tạo giữa các doanh nghiệp và liên kết với các cơ sở đào nghề. Ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo. Khuyến khích liên kết đào tạo nhân lực cho hai nước láng giềng Lào, Campuchia.

Củng cố chất lượng đào tạo các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh: Vận dụng các chính sách thu hút đầu tư về ưu đãi tài chính, đt đai đối với các dự án liên quan đến mở rộng quy mô và chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường chủ động liên kết, hợp tác trao đổi nguồn nhân lực với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng, Đắk Lắk... trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng bằng các hình thức hợp tác, liên kết, liên thông.

1. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý, giám sát và khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường. Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường. Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường; hệ thống tổ chức quản lý môi trường.

Mở rộng hợp tác quốc tế. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu hao phí nhiên liệu, tài nguyên.

Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất. Trin khai xây dựng các mô hình trình din ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, phát triển công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phục vụ phát triển cây dược liệu, hoa rau quả của tỉnh Gia Lai. Phát triển các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác tổng hợp, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên và năng lượng, bảo vệ và nâng cao chất lượng và hệ số sử dụng đất.

Vận dụng và xây dựng chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện tại tỉnh Gia Lai. Xây dựng chiến lược đầu tư khoa học và công nghệ vào những vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa lớn: Vùng trồng lúa, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chăn nuôi tập trung, vùng chuyên canh sản xuất “rau hoa quả, cây dược liệu”. Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng cho các dự án nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào những lĩnh vực tỉnh Gia Lai có thế mạnh, từng bước tạo ra sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao góp phần đẩy nhanh nguồn thu từ xuất khẩu.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Tăng cường hợp tác, liên kết với các nước Thái Lan, Lào, Campuchia... trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển kinh tế cửa khẩu nhất là khu vực Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước bạn đang có tiềm năng, thế mạnh trong hợp tác phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa. Tận dụng những hỗ trợ quốc tế từ Nhật Bản và Ngân hàng phát triển Á Châu cho Tiu vùng Mê Kông mở rộng để tiếp tục cải thiện và tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư và viện trợ nước ngoài.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố lớn của cả nước (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nng, Hải Phòng, Cần Thơ...) có lợi thế về hạ tầng kết nối quốc tế, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, thị trường tiêu thụ nông sản, thị trường xuất khẩu.. .để thúc đẩy các ngành, lĩnh vực tỉnh Gia Lai có nhiều tiềm năng phát triển bao gồm công nghiệp chế biến xuất khẩu, năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, y tế và chăm sóc sức khỏe gắn với du lịch.

Phối hợp phát triển du lịch giữa tỉnh Gia Lai với các địa phương lân cận ở vùng Tây Nguyên như các tỉnh: Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng và đặc biệt là tỉnh Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng các điểm, tuyến, tour du lịch, trong quảng bá và đào tạo nhân lực du lịch. Xây dựng mối liên kết này là cơ sở quan trọng để đưa tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm du lịch quan trọng của vùng Tây Nguyên.

Hợp tác, kết nối với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản; xây dựng vùng nguyên liệu chung, trồng và chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp đặc biệt cao su, cà phê, cây dược liệu, cây ăn quả; chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là bò sữa, bò thịt cao sản; trng và bảo vệ rừng.

Hợp tác với các địa phương trong vùng trong phát triển nông - lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đào tạo nhân lực và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật; trao đổi kinh nghiệm trong việc nghiên cứu lập, quản lý quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng; công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

3. Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

Phát triển đô thị thông minh là công tác trọng tâm để phát triển tỉnh Gia Lai lâu dài và bền vững thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh bằng các phương pháp và công nghệ hiện đại. Phát triển đô thị phải theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia; kim soát quá trình đô thị hóa đồng thời hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng các chỉ tiêu phát triển đô thị; phát triển đô thị dựa trên mức tăng trưởng dân số đô thị và điều kiện kinh tế - xã hội thực tế; tôn trọng môi trường thiên nhiên và lợi ích công cộng; bảo tồn di tích, di sản, phát trin hành lang xanh; công tác phát triển đô thị cần nghiên cứu và vận dụng sáng tạo; công tác quản lý quy hoạch hiệu quả, sáng tạo, minh bạch; thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế trong phát triển đô thị.

Tổ chức lãnh thổ nông thôn mới phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống đô thị, nông thôn cả nước, vùng Tây Nguyên; phù hợp với các định hướng phát triển chung trong quy hoạch tỉnh Gia Lai; đồng bộ với các chương trình, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị hành chính cấp huyện và vùng liên huyện; đảm bảo tính hiệu quả kinh tế dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội; bảo vệ môi trường, giữ gìn các di sản lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống và thiên nhiên; phát huy và sử dụng tốt các điều kiện thiên nhiên; tiềm năng lợi thế và nguồn lực đặc thù của mỗi địa phương; gắn kết với khu vực đô thị và kết cấu hạ tầng chung của toàn tỉnh, từng bước hình thành các cụm xã.

4. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong triển khai thực hiện.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch theo hướng đồng bộ, đảm bảo mối liên kết trong nội bộ vùng, với các vùng trong tỉnh, trong nước và khu vực.

Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

XIII. HỆ THỐNG SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Danh mục sơ đồ, bản đồ Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Chi tiết tại Phụ lục XXIII kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định này là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai:

a) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Chịu trách nhiệm toàn diện quản lý Quy hoạch tỉnh; hướng dẫn, phân công, phân cấp, điều phối, kiểm soát và bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, quy định trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý và thực hiện Quy hoạch.

c) Rà soát, hoàn thiện hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu, hồ sơ quy hoạch tỉnh đảm bảo thống nhất với nội dung của Quyết định này; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Gia Lai.

d) Xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh, rà soát điều chỉnh Quy hoạch tỉnh theo quy định pháp luật.

đ) Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đu tư, đảm bảo nguồn lực tài chính, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh.

e) Tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

g) Tổ chức rà soát Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt và thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh Quy hoạch tỉnh trong trường hợp có nội dung mâu thuẫn so với quy hoạch cấp cao hơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội và quy định có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, bao gồm cả các dự án chưa được xác định trong các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện ban hành kèm theo Quyết định này phải phù hợp với các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch khác có liên quan (nếu có), bảo đảm thực hiện đy đủ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan; đồng thời, người quyết định chủ trương đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô, công suất dự án, phân kỳ đầu tư dự án, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn và theo đúng các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại mục D của Tờ trình số 3625 /TTr-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Các dự án, công trình đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án (nếu có) chỉ được trin khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kim tra, điều tra, kiểm toán, bản án (nếu có) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành.

Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động, bố trí được đầy đủ các nguồn lực thực hiện, cơ quan được giao chủ trì thực hiện dự án báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các ý kiến tiếp thu, giải trình, bảo lưu đối với ý kiến rà soát, góp ý của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan; phụ lục các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch được ban hành kèm theo Quyết định này, bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch có liên quan.

5. Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong quá trình thực hiện Quy hoạch; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thm quyền ban hành một số cơ chế chính sách, giải pháp, huy động và bố trí nguồn lực thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, QHĐP (3).

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Trần Hồng Hà

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi