Quyết định 1648/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1648/QĐ-TTg

Quyết định 1648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1648/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Hồng Hà
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
20/12/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030

Ngày 20/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1. Phạm vi, ranh giới lập Quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hòa Bình quy mô 459.029 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm Thành phố Hòa Bình và 09 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

2. Mục tiêu, chỉ tiểu cụ thể Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030:

  • Về kinh tế: 

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%/năm; trong đó Nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 3,5%, Công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 10,8%/năm, Dịch vụ đạt khoảng 10%/năm, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 6,7%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 8%/năm.

+ Đến năm 2030: GRDP bình quân đầu người là 168 - 170 triệu đồng. Tổng thu ngân sách đạt từ 13.000 đến 15.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4.500 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 3.580 triệu USD. Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GRDP của tỉnh, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 40%.

  • Về văn hóa - xã hội:

+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân đạt khoảng 0,53%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm giảm từ 2 đến 2,5%/năm.

+ Đến năm 2030: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó, đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt khoảng 30 - 32%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Số bác sỹ trên một vạn dân đạt khoảng 12,8 bác sỹ, số giường bệnh trên một vạn dân đạt khoảng 34,5 giường. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt trên 55%, tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia đạt 75%, tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia đạt 50%...

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1648/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 1648/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1648/QĐ-TTg DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1648/QĐ-TTg PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_____________

Số: 1648/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030,

tầm nhìn đến năm 2050

__________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 

Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 5063/BC-HĐTĐ ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh về Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tại Tờ trình số 187/TTr-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8236/BKHĐT-QLQH ngày 04 tháng 10 năm 2023 về việc tổng hợp ý kiến rà soát hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung như sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hòa Bình quy mô 459.029 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Hòa Bình và 09 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Ranh giới tọa độ địa lý từ 104°48' đến 105°40' kinh độ Đông và từ 20°19' đến 21°08' vĩ độ Bắc; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN, CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển của đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hệ thống quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng.

b) Phát triển bao trùm, hài hòa; kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế liền kề với thành phố Hà Nội, nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, đồng thời là cửa ngõ kết nối Hà Nội với tiểu vùng Tây Bắc; tập trung vào bốn trụ cột bao gồm: (i) Công nghiệp chế biến, chế tạo, (ii) Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, (iii) Du lịch, và (iv) Nhà ở vệ tinh gắn với giữ gìn bản sắc và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

c) Phát triển các ngành dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của tỉnh. Chủ động nắm bắt, tận dụng hiệu quả các thành tựu, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, cải cách hành chính, chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; chú trọng đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao.

d) Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, có tiềm năng, lợi thế về kết cấu hạ tầng để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững; đồng thời quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cung cấp các dịch vụ công cho các khu vực khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực.

đ) Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật số, hạ tầng năng lượng, đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng nông nghiệp - nông thôn. Ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với hình thành, phát triển các khu vực động lực, hành lang kinh tế quan trọng của tỉnh.

e) Chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thực hiện phân vùng phát triển hợp lý giữa các ngành; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên nước và các tài nguyên khoáng sản khác.

g) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước. Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%/năm; trong đó Nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 3,5%, Công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 10,8%/năm, Dịch vụ đạt khoảng 10%/năm, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 6,7%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 8%/năm.

+ Đến năm 2030: GRDP bình quân đầu người là 168 - 170 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 15%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 47%, Dịch vụ chiếm khoảng 34%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4%. Tổng thu ngân sách đạt từ 13.000 đến 15.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4.500 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 3.580 triệu USD. Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GRDP của tỉnh, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 40%.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân đạt khoảng 0,53%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm giảm từ 2 đến 2,5%/năm.

+ Đến năm 2030: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó, đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt khoảng 30 - 32%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Số bác sỹ trên một vạn dân đạt khoảng 12,8 bác sỹ, số giường bệnh trên một vạn dân đạt khoảng 34,5 giường. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt trên 55%, tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, tỷ lệ trường trung học sơ sở đạt chuẩn quốc gia đạt 75%, tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 50%.

- Về kết cấu hạ tầng:

Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%, tỷ lệ hộ dân có điện sử dụng đạt 100%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 80%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 50%, tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới là 60%.

- Về môi trường:

Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 49,86%, có 100% dân cư thành thị và trên 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn,  tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 100%, khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi trường đạt 100%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 100%.

- Về quốc phòng, an ninh:

Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Tỷ lệ khu dân cư đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” đạt trên 90%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” đạt trên 90%.

3. Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển

a) Các nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tạo dựng và phát triển các ngành sản phẩm động lực (ngành quan trọng) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, gồm: Công nghiệp điện, thiết bị điện, công nghiệp cơ khí, chế tạo; chế biến nông, lâm, thủy sản; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, du lịch văn hóa các dân tộc thiểu số và sản phẩm “ngôi nhà thứ hai” theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, kết nối giao thông thuận tiện; nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao.

Thứ hai, tập trung phát triển vùng kinh tế động lực của tỉnh dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trọng tâm là thành phố Hòa Bình và Lương Sơn để các vùng này trở thành đầu tàu tăng trưởng, có tác động lan tỏa đến các vùng khác.

Thứ ba, giải quyết tốt mối liên kết kinh tế, đảm bảo tốt vai trò là trung tâm kết nối giữa Hà Nội với vùng Tây Bắc. Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và các kết cấu hạ tầng khác, góp phần thực hiện có hiệu quả các mối liên kết kinh tế.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ năm, phát triển hệ thống doanh nghiệp đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng làm hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng công vụ và chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ sáu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững hài hòa theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Phân bổ hợp lý các nguồn lực cho các mục tiêu phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp chênh lệch mức sống của người dân ở đô thị và nông thôn, giữa các dân tộc trong tỉnh; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

b) Các đột phá phát triển, gồm 05 khâu đột phá: (i) Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường và Nền văn hóa Hòa Bình; (ii) Đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (iii) Phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ; (iv) Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (v) Tập trung thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trong đó, khâu đột phá then chốt là phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển nguồn nhân lực.

4. Tầm nhìn đến năm 2050

Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, là trung tâm dịch vụ du lịch và công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; hệ thống đô thị thông minh; khu vực nông thôn hiện đại, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, thích ứng hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu; người dân có điều kiện sống tốt, mức sống cao. Các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn đặc biệt là văn hóa Mường và nền văn hóa Hòa Bình được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH QUAN TRỌNG; PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng

a) Ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, bền vững và hiệu quả, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10 - 11%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khoảng 14 -15%/năm và chiếm tỷ trọng khoảng 65 - 70% tổng giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp vào năm 2030.

 Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, chế biến gỗ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống, sản xuất nội thất, dược phẩm, thiết bị y tế. Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Chủ động tham gia chuỗi liên kết với các doanh nghiệp của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, dự án đầu tư sản xuất, nghiên cứu trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Hạn chế đầu tư mở mới các mỏ khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường, rà soát đóng cửa các mỏ tại các khu vực ưu tiên phát triển du lịch và đô thị.

b) Ngành dịch vụ

Phát triển nhanh, đa dạng, bền vững các loại hình dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10% và chiếm tỷ trọng khoảng 34% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ dịch vụ, du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Phát triển du lịch văn hóa, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ưu tiên xây dựng sân gôn và bất động sản gắn với sân gôn.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và phát triển dịch vụ, du lịch. Tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; chú trọng công tác tổ chức các sự kiện du lịch và các hoạt động liên kết để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.

Đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu; củng cố, phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển các loại hình thương mại truyền thống gắn với phát triển thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố Hòa Bình và Lương Sơn; phát triển vận tải đa phương thức, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hình thành thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, gắn với quy hoạch mạng lưới các khu đô thị, khu dân cư mới và phát triển “ngôi nhà thứ hai”.

c) Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 3,5%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Tích cực nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Quán triệt, triển khai kịp thời chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trạng trại, quản lý rừng bền vững.

d) Lĩnh vực nhà ở vệ tinh

Phát triển Hòa Bình trở thành trung tâm đô thị và nhà ở mới xanh, sạch, đẹp, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông công cộng kết nối cao, vượt trội về giáo dục, y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhà ở vệ tinh trở thành một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Đô thị Hòa Bình thiết kế xây dựng theo năm tiêu chí: (i) Khu dân cư linh hoạt có nhiều loại hình nhà ở với các mức giá khác nhau, áp dụng và nhân rộng các công nghệ thành phố thông minh; (ii) Khả năng tiếp cận tiện ích trong khoảng cách đi bộ và tạo đủ không gian cho hội họp/giải trí; (iii) Chất lượng môi trường được cải thiện, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (iv) Tính di động: Tạo cơ sở hạ tầng hỗ trợ người đi bộ và các phương tiện không có động cơ, cung cấp giao thông công cộng/chia sẻ xanh đa phương thức hiệu quả; (v) Xây dựng nhiều loại cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo người có nhu cầu đặc biệt cũng có thể tiếp cận được.

Tập trung vào các chương trình: (i) Mô hình ngôi nhà thứ hai; (ii) Trung tâm đô thị xanh đa chức năng. Tập trung huy động nguồn lực tư nhân để thực hiện các dự án nhà ở.

2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Dân số và lao động

Tổ chức phân bố dân cư hợp lý giữa các địa phương trên cơ sở định hướng phát triển các ngành và phát huy tối đa các thế mạnh của từng vùng; nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động có trình độ cao đến làm việc tại tỉnh, kết hợp với mở rộng xuất khẩu lao động. Tạo môi trường thuận lợi để người dân tự lập, tổ chức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bản thân.

b) An sinh xã hội

Chú trọng vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội. Triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạn chế tái nghèo, cuộc sống của người nghèo được cải thiện, tất cả người nghèo, người yếu thế trong xã hội được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên phạm vi toàn tỉnh; làm tốt công tác chăm sóc người có công và thân nhân, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em vùng nông thôn nghèo, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện, nâng cao chất lượng công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện và phòng chống tệ nạn mại dâm.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe

Nâng cao độ bao phủ mạng lưới khám chữa bệnh; phát triển bệnh viện, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng có các chuyên khoa và quy mô phù hợp; chú trọng đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, có khả năng thực hiện được các kỹ thuật cao và y tế chuyên sâu.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng hệ thống y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đáp ứng năng lực dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường sống.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, khuyến khích, hỗ trợ thành lập các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Tăng cường liên kết phát triển y tế, khám chữa bệnh và nghiên cứu y học với các tỉnh, thành phố có hệ thống y tế phát triển. Chủ động nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động ngành y tế.

d) Giáo dục và đào tạo

Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng toàn diện, tiên tiến, đạt chuẩn quốc gia. Sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, mở mới giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đáp ứng nhu cầu cung ứng lực lượng lao động đã qua đào tạo.

Phát triển hệ thống mạng lưới giáo dục nghề nghiệp đáp ứng tốt nhất nhu cầu về lao động kỹ thuật cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đủ điều kiện tham gia các thị trường lao động quốc tế.

Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập; củng cố, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng tiếp tục đầu tư các nghề trọng điểm đảm bảo đào tạo được lực lượng lao động có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc gia.

đ) Văn hóa, thể thao

Xây dựng và phát triển Hòa Bình trở thành trung tâm văn hóa và thể thao của vùng Tây Bắc; ưu tiên phát triển du lịch văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường gắn với Nền văn hóa Hòa Bình, ngành nghề thủ công, nghệ thuật biểu diễn và trực quan, quảng cáo, góp phần tạo nên giá trị kinh tế cho các cá nhân và xã hội.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý văn hóa và hệ thống di tích. Triển khai thực hiện các dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; tu bổ, tôn tạo các di tích vật thể có giá trị; tập trung xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa Mo Mường là Di sản văn hóa thế giới; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với di tích khảo cổ Hang xóm Trại, xã Tân Lập và di tích Mái đá Làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn.

Ưu tiên phát triển các môn thể thao thế mạnh, cử các vận động viên tham gia các giải thi đấu trong nước và quốc tế. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các công trình thể dục, thể thao đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện vận động viên các đội tuyển của tỉnh, hướng tới đủ điều kiện đăng cai tổ chức một số giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia, quốc tế. Thường xuyên phát động các phong trào thể thao cho mọi người, nâng cao tỷ lệ người dân hưởng ứng tham gia Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

e) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực của tỉnh; ưu tiên vào các lĩnh vực có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững như: Cải tiến dây chuyền công nghệ tại các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; chứng nhận sản phẩm an toàn theo các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP...).

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tới làm việc tại tỉnh; nghiên cứu, tổ chức triển khai các giải pháp hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ.

g) Quốc phòng, an ninh

Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng công an tỉnh Hòa Bình thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

h) Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH)

Tiếp tục xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Xây dựng và phát triển một cách hợp lý mạng lưới các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH; đảm bảo mỗi huyện, thành phố có tối thiểu 01 đội PCCC và CNCH chuyên nghiệp; hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ PCCC và CNCH trong toàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội

a) Các cực tăng trưởng

 Phát triển theo mô hình tập trung đa cực; hình thành những trung tâm phát triển tập trung với tốc độ cao và bền vững bằng các thế mạnh của đô thị công nghiệp, đô thị thương mại dịch vụ, đô thị du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Đô thị Hòa Bình, Lương Sơn đóng vai trò trung tâm tác động trực tiếp và lan tỏa đến các địa phương khác trong tỉnh; thị trấn Bo, thị trấn Ba Hàng Đồi và thị trấn Chi Nê,… là khu vực động lực phát triển các huyện phía đông của tỉnh, là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội và vùng trung du và miền núi phía Bắc; thị trấn Hàng Trạm, Vụ Bản, .. có vai trò phát triển kinh tế các huyện phía Nam của tỉnh; thị trấn Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Mãn Đức có vai trò động lực thúc đẩy phát triển khu vực lòng hồ Hòa Bình và các địa phương phía Tây của tỉnh.

b) Hành lang kinh tế:

Hình thành và phát triển: (i) Hành lang kinh tế Đông - Tây tỉnh Hòa Bình là một bộ phận của hành lang kinh tế quốc gia: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội gắn với cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình – Mộc Châu (Cao tốc CT.03) và Quốc lộ 6, định hướng phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, sân gôn, ngôi nhà thứ hai và công nghiệp…; (ii) Hành lang kinh tế phía Đông gắn với đường Hồ Chí Minh và Cao tốc CT.02, định hướng phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, ngôi nhà thứ hai và nông nghiệp sạch...

c) Vùng và tiểu vùng kinh tế - xã hội

Phát triển không gian công nghiệp của tỉnh Hòa Bình theo 03 vùng: (i) Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hòa Bình, Lương Sơn; (ii) Vùng không gian tăng trưởng công nghiệp mới tại các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, các xã phía Nam Lương Sơn; và (iii) Vùng phát triển công nghiệp mang tính địa phương tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc.

Bố trí các khu quân sự, các điểm có tầm quan trọng, ưu tiên cho quốc phòng và đất an ninh theo quy hoạch ngành quốc gia về đất quốc phòng và đất an ninh.

IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU VỰC NÔNG THÔN; PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

a) Giai đoạn 2021 – 2025 có 13 đô thị, bao gồm:

- 11 đô thị hiện hữu, trong đó: 01 đô thị loại II (thành phố Hòa Bình); 02 đô thị loại IV (thị xã Lương Sơn và thị trấn Mai Châu); 08 đô thị loại V (các thị trấn: Đà Bắc, Cao Phong, Vụ Bản, Mãn Đức, Chi Nê, Ba Hàng Đồi, Hàng Trạm, Bo).

- Thành lập 02 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Phong Phú huyện Tân Lạc và thị trấn Mường Vó huyện Lạc Sơn).

b) Giai đoạn 2026 - 2030 có 17 đô thị, trong đó:

- Đối với 13 đô thị phát triển đến năm 2025: Đô thị thành phố Hòa Bình tiếp tục củng cố phát triển chỉ tiêu hạ tầng đô thị loại II; thị xã Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại III; 04 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Bo, Mãn Đức, Chi Nê và Mai Châu); 07 đô thị loại V (thị trấn Đà Bắc, Cao Phong, Vụ Bản, Ba Hàng Đồi, Hàng Trạm, Phong Phú, Mường Vó), tiếp tục củng cố và hoàn thiện hạ tầng để nâng loại đô thị.

- Thành lập 04 đô thị mới đạt tiêu chí loại V (thị trấn Dũng Phong huyện Cao Phong, thị trấn Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn, thị trấn Vạn Hoa huyện Mai Châu, đô thị Bãi Xe huyện Kim Bôi).

(Chi tiết tại Phụ lục I)

c) Đô thị Hòa Bình phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, gồm đô thị trung tâm hành chính - chính trị và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông bán vành đai kết hợp các trục dọc, trục ngang có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng trung du và miền núi phía Bắc và quốc gia. Phát triển không gian dựa trên kết nối các yếu tố tự nhiên và văn hóa truyền thống. Phát triển mô hình "Hành lang xanh" trong cấu trúc không gian đô thị của tỉnh.

2. Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn

Quy hoạch các khu dân cư mới theo nhu cầu thực tế của từng địa phương. Hình thành điểm dân cư nông thôn phân bố dọc theo các trục giao thông và lân cận các đô thị - công nghiệp tập trung.

Đối với các khu dân cư thuần nông, có định hướng chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng mô hình kinh tế trang trại. Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hoá tại các trung tâm xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng hoá.

3. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời kỳ 2023 - 2030

Đến năm 2025: Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Đến năm 2030: Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Việc lập và thực hiện quy hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 ngoài tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số cần phải tính đến kết quả sắp xếp giai đoạn trước, đơn vị hành chính ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hòa Bình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xác định phạm vi, địa giới hành chính, tên địa lý cụ thể của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHỨC NĂNG

1. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp

Quy hoạch 16 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 3.470,68 ha; trong đó có 08 KCN đã được quy hoạch từ giai đoạn trước và bổ sung 08 KCN mới.

Định hướng phát triển các KCN theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường; các dự án đầu tư được lựa chọn dựa trên định hướng ưu tiên phát triển của tỉnh. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, nhất là giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các KCN Yên Quang, Bình Phú, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh, Thanh Cao, Thịnh Minh.

(Chi tiết tại Phụ lục II)

2. Phương án phát triển cụm công nghiệp

Dự kiến có 38 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích là 2.209,03 ha; trong đó có 17 CCN đã được quy hoạch từ giai đoạn trước (giữ nguyên diện tích 09 CCN, mở rộng diện tích 07 CCN và giảm diện tích 01 CCN), quy hoạch mới 21 CCN.

Ưu tiên phân bổ chỉ tiêu đất để phát triển các CCN đã có quyết định thành lập, được quy hoạch từ giai đoạn trước và một số CCN được quy hoạch mới như Mông Hóa, Suối Nảy, Cao Dương, Thanh Cao 1, Tiến Sơn 2, Xuân Dương, Sơn Hà, Thống Nhất, Yên Bồng, Đú Sáng, Dũng Phong, Cao Sơn, Bảo Hiệu, Bảo Hiệu 2.

(Chi tiết tại Phụ lục III)

3. Phương án phát triển khu du lịch

Phát triển không gian du lịch giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái, không gian du lịch văn hóa, tín ngưỡng, không gian du lịch cộng đồng, du lịch khám phá tự nhiên tại các cụm du lịch: Cụm du lịch Lương Sơn - thành phố Hòa Bình - Đà Bắc - Cao Phong; cụm du lịch Mai Châu - Tân Lạc - Lạc Sơn; cụm du lịch Kim Bôi - Lạc Thủy - Yên Thủy.

Hình thành khu phức hợp vui chơi giải trí, thể thao, văn hóa, nhà ở tại phía Bắc thành phố Hòa Bình, trung tâm đặt tại xã Quang Tiến. Bổ sung xây dựng 11 cụm sân gôn tại các huyện, thành phố.

(Chi tiết tại Phụ lục IV)

Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được phân thành 06 phân khu: (i) Khu vực cửa ngõ gắn với hệ thống cảng Bích Hạ, Ba Cấp là khu vực phát triển đô thị, trung tâm dịch vụ hỗn hợp gắn với phát triển du lịch; (ii) Khu phát triển du lịch tập trung Hiền Lương - Bình Thanh, Vầy Nưa là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, vui chơi giải trí, thể dục thể thao gắn với mặt nước hồ, khu dân cư mới huyện Đà Bắc; (iii) Khu phát triển du lịch sinh thái, tự nhiên hoang dã phía Bắc hệ sinh thái hồ Hòa Bình là khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng, phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học; (iv) Phân khu du lịch vịnh Ngòi Hoa - Thung Nai - Suối Hoa là khu trung tâm dịch vụ du lịch của khu du lịch hồ Hòa Bình, trung tâm văn hóa - lễ hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông...; (v) Phân khu dịch vụ du lịch tại xã Phúc Sạn (nay thuộc xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu) là trung tâm dịch vụ hậu cần cảng Bãi Sang, khu nghỉ dưỡng sinh thái núi mang văn hóa dân tộc Mường, đồng thời là khu vực kết nối với khu du lịch Mai Châu; (vi) Phân khu du lịch thiên nhiên hoang dã sinh thái tự nhiên gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, tâm linh gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Mường.

4. Phương án phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

- Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao gắn với tổ hợp chế biến tại xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn; xã Đa Phúc, Lạc Thịnh, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy.

- Vùng trồng trọt, bao gồm:

+ Vùng sản xuất lúa tập trung: Vùng lúa thâm canh tập trung tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Yên Thủy.

+ Vùng sản xuất ngô tập trung: Tập trung tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy.

+ Vùng sản xuất rau tập trung: Tại các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc.

+ Vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh: Tại các huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy và khu vực ngoại vi thành phố Hoà Bình.

+ Vùng sản xuất mía: Tập trung tại các huyện Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kim Bôi.

+ Vùng sản xuất chè: Tại các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, Mai Châu.

+ Vùng sản xuất cây ăn quả: Tập trung tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn và Yên Thủy.

+ Vùng trồng các loại cây phục vụ ngành chế biến công nghiệp tại huyện Đà Bắc.

- Vùng chăn nuôi tập trung, bao gồm:

+ Vùng phát triển chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn bản địa tập trung tại huyện Đà Bắc, mở rộng sang một số xã vùng cao của các huyện Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn. Chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp phát triển theo quy hoạch nằm trên trục đường Hồ Chí Minh (các xã phía Nam Lương Sơn, các huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc).

+ Vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc: Tại các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy...

+ Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung: Phát triển chăn nuôi gia cầm bán chăn thả tại các huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc; phát triển bảo tồn nguồn gen gà tại các huyện Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu.

- Vùng sản xuất lâm nghiệp: Tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Tập trung tại các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Mai Châu và thành phố Hòa Bình; phát triển vùng nuôi cá lồng, bè ở các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện.

5. Phương án xác định khu quân sự, an ninh

Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc bố trí xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn được thực hiện theo các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khu vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn: Bố trí các công trình hạ tầng phòng cháy chữa cháy tại trung tâm các huyện, thành phố, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa bàn trọng điểm có nguy cơ về cháy nổ, đảm bảo thuận tiện về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc và đáp ứng các qui định hiện hành.

6. Phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn

Khu vực khó khăn bao gồm 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II và khu vực I.

Tập trung triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Phát triển nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, nuôi cá lòng hồ. Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa các dân tộc, sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh gắn với phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững. Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu liên kết giữa khu vực khó khăn với các khu vực có vai trò động lực.

VI. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải

a) Về đường bộ:

- Cao tốc: Đầu tư, nâng cấp 02 tuyến cao tốc đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình, gồm: (i) Cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02); (ii) Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên (CT.03).

- Quốc lộ: Đầu tư, nâng cấp 09 tuyến quốc lộ gồm QL.6, QL.12B, QL.21, QL.21C, QL.6D, QL.32D, QL.37C, QL.15, QL.70B và các tuyến tránh quốc lộ.

- Hệ thống đường 229: Đầu tư nâng cấp 05 tuyến đường gồm tuyến TSA, tuyến C, tuyến X2, tuyến Y, tuyến T.

- Đường tỉnh: Cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường tỉnh gồm ĐT.431, ĐT.432, ĐT.432B, ĐT.433B, ĐT.434, ĐT.435, ĐT.436, ĐT.436B, ĐT.437, ĐT.438B, ĐT.439, ĐT.440, ĐT.441, ĐT.442, ĐT.442B, ĐT.443, ĐT.444, ĐT.445, ĐT.445B, ĐT.445C, ĐT.446, ĐT.447, ĐT.448, ĐT.448B (tuyến liên kết vùng), ĐT.449, ĐT.450.

(Chi tiết tại Phụ lục V)

- Xây dựng hệ thống giao thông đô thị, các tuyến kết nối với các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và các tuyến liên kết giữa các huyện thực hiện theo quy hoạch chung đô thị và quy hoạch xây dựng vùng huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt từ 16% đến 26%.

b) Về đường sắt: Định hướng phát triển tuyến đường sắt Hà Nội - Hòa Bình kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 5 của Hà Nội, điểm cuối tuyến là nhà ga tại phường Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình.

c) Về đường thủy nội địa: Phát triển 01 hành lang vận tải thủy quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Hòa Bình (hành lang Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai); 02 tuyến đường thủy nội địa quốc gia gồm: (i) Tuyến đường thủy vùng hồ Thủy điện Hòa Bình – Sơn La – Hòa Bình; (ii) Tuyến Việt Trì – Hòa Bình và 08 tuyến vận tải đường thủy nội địa địa phương.

d) Đầu tư hệ thống cảng thủy nội địa trung ương và các cảng, bến thủy nội địa địa phương.

(Chi tiết tại Phụ lục VI)

2. Phương án phát triển mạng lưới cấp điện

a) Nguồn điện: Duy trì, phát triển các nguồn điện hiện có trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện đã được được chấp thuận chủ trương đầu tư đảm bảo theo quy định của pháp luật. Phát triển mới một số dự án nguồn điện tiềm năng (thủy điện, điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời, điện rác...).

b) Lưới điện: Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các trạm biến áp và đường dây 500kV, 220kV và 110kV, các đường dây trung thế, hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng, đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và các khu du lịch, các dự án công nghiệp lớn. Nâng cao độ tin cậy an toàn cung cấp điện, đảm bảo chất lượng điện năng lưới điện toàn tỉnh với việc được cấp từ 02 nguồn trở lên. Đảm bảo truyền tải tối đa công suất các nhà máy điện để khai thác hiệu quả, an toàn nguồn tài nguyên năng lượng của tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục VII)

3. Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông

a) Mạng bưu chính công cộng

Xây dựng Trung tâm bưu chính tại 10 huyện, thành phố với quy mô diện tích đất trung bình đạt 3.000m2/huyện.

b) Cơ sở hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông

- Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia: Nâng cao chất lượng thông tin viễn thống quốc tế, đường dài liên tỉnh và khu vực đảm bảo an toàn an ninh mạng.

- Mạng truyền dẫn liên tỉnh: Xây dựng và nâng cấp tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng, đảm bảo việc kết nối dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối liên tỉnh và kết nối với các cơ quan trung ương theo tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

- Mạng truyền dẫn nội tỉnh: Xây dựng tuyến truyền dẫn cáp quang nội tỉnh bảo đảm dung lượng cao, kết nối liên huyện, liên vùng, phục vụ nhu cầu phát triển các dịch vụ băng rộng, tốc độ và chất lượng cao.

- Hạ tầng mạng thông tin di động: Cải tạo, chuyển đổi các trạm thu phát sóng thông tin di động từ loại A2a sang A1 hoặc cột ăng ten ngụy trang, thân thiện với môi trường tại khu vực thành phố Hòa Bình, trung tâm các huyện, đô thị mới, khu cụm công nghiệp, các khu du lịch, di tích; các khu vực còn lại khuyến khích phát triển cột ăng ten loại A2 theo hướng ngụy trang, thân thiện với môi trường. Thực hiện tắt sóng mạng thông tin di động 2G/3G theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế.

- Hạ tầng mạng cáp, hạ tầng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: Triển khai thực hiện ngầm hóa mạng cáp đồng bộ với quá trình ngầm hóa cáp viễn thông theo khu vực địa giới hành chính.

c) Công nghệ thông tin

- Phát triển chính quyền số: Phát triển các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đô thị thông minh và từng bước chuyển đổi sang chính quyền số. Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên thiết bị di động thông minh phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh; xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống dữ liệu mở.

- Phát triển kinh tế số: Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, đặc biệt đối với một số ngành, lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, công nghiệp, văn hóa - du lịch, giao thông, tài nguyên và môi trường.   

- Phát triển xã hội số: Phát triển danh tính số và hệ thống định danh, xác thực điện tử, trọng tâm trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Đảm bảo đến năm 2030, mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code; trên 80% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, 70% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân.

d) An toàn thông tin mạng: Duy trì triển khai an toàn thông tin mạng theo mô hình 04 lớp; vận hành hiệu quả hệ thống giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) của tỉnh kết nối hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn thông tin phục vụ chính quyền số.

đ) Báo chí, truyền thông: Chuyển đổi số các cơ quan báo chí theo mô hình tòa soạn hội tụ, cơ quan truyền thông đa phương tiện.

4. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi

Phát triển ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, bảo đảm đến năm 2030 cấp nước cho 60% diện tích gieo trồng hàng năm. Chủ động tiêu, thoát nước, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát ở các vùng thấp trũng phục vụ dân sinh, nông nghiệp. Phát triển công trình hồ thủy lợi kết hợp phát triển năng lượng điện và kết hợp nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch.

Đối với các công trình cấp quốc gia, cấp vùng: Tiếp tục đầu tư công trình hồ Cánh Tạng và hệ thống kênh dẫn nước; đầu tư xây dựng mới hồ Thượng Tiến.

Đối với các công trình cấp tỉnh: Nâng cấp, sửa chữa 353 công trình (303 hồ chứa, 50 đập dâng, mương kiên cố và trạm bơm); xây mới 108 công trình (46 hồ chứa, 49 đập dâng, mương dẫn, 13 trạm bơm).

5. Phương án phát triển mạng lưới cấp nước

Tỉnh Hòa Bình có 07 vùng cấp nước gồm: Vùng sông Đà, vùng sông Đáy, vùng sông Bôi, vùng sông Bưởi, vùng sông Mã, vùng sông Đập và khu vực sông Thanh Hà (phụ lưu sông Đáy).

Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới 40 nhà máy nước sạch tập trung gồm: 02 nhà máy nước cấp liên vùng và 38 nhà máy nước cấp nội tỉnh với tổng công suất khoảng 1.670.000  m3/ngày đêm. Tiếp tục duy trì, cải tạo nâng cấp 306 công trình, xây mới 206 công trình cấp nước tập trung để cấp nước cho khu vực nông thôn. 

Đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình cấp nước công nghiệp, bảo đảm các khu, cụm công nghiệp đều có tối thiểu 01 công trình cấp nước công nghiệp. Tổng công suất cấp nước cho các khu công nghiệp đạt khoảng 172.650 m3/ngày đêm, cho các cụm công nghiệp đạt khoảng 68.220 m3/ngày đêm.

Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ chứa, đập dâng, kênh mương của 05 vùng tưới. Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải chính và đường ống truyền tải khu vực, bảo đảm cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

(Chi tiết tại Phụ lục VIII)

6. Phương án phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải

a) Phương án phát triển hệ thống thoát nước mặt

Toàn tỉnh được phân thành 05 lưu vực chính, gồm lưu vực sông Đà, lưu vực sông Bưởi, lưu vực sông Bôi, lưu vực sông Đáy và lưu vực sông Mã. Hệ thống thoát nước gắn liền với cung cấp nước cho thủy lợi, thông qua các tuyến sông chính và các trạm bơm cưỡng bức trong mùa mưa lũ. Các khu đô thị chuyển sang sử dụng hệ thống thoát nước riêng.

b) Phương án phát triển hệ thống xử lý nước thải

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực đô thị. Lấp đầy và xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải cho các khu, cụm công nghiệp, nước thải phải được xử lý cục bộ trong các nhà máy và được kiểm soát chất lượng trước khi xả thải vào khu xử lý tập trung. Tiếp tục nâng cấp các trạm xử lý nước thải y tế.

(Chi tiết tại Phụ lục IX)

4. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang

Xây dựng các trạm thu gom, trung chuyển chất thải rắn có mái che tại địa bàn các xã và cơ sở xử lý rác thải tập trung cho mỗi huyện tùy theo nhu cầu. Xây dựng, cải tạo 04 nhà máy xử lý rác cấp vùng, cụ thể: Cải tạo nâng công suất Nhà máy xử lý rác thải rắn tại xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình và Nhà máy xử lý rác thải rắn tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy; xây mới 02 nhà máy xử lý rác tại huyện Lương Sơn và huyện Yên Thủy; đảm bảo giảm lượng thải – tăng tái chế - tái sử dụng chất thải rắn. Phấn đấu đạt mục tiêu 100% chất thải rắn được thu gom, thực hiện phân loại tại nguồn ở các khu vực đô thị trong toàn tỉnh; chỉ chôn lấp chất thải rắn không thể tái chế.

(Chi tiết tại Phụ lục X)

Duy trì Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, nghĩa trang Tây Phương Cực Lạc; quy hoạch nghĩa trang tại khu vực xen kẹp giữa hai nghĩa trang Lạc Hồng Viên và nghĩa trang Tây Phương Cực Lạc. Đầu tư mở mới nghĩa trang Yên Mông, thành phố Hòa Bình, nghĩa trang Cao Sơn, huyện Lương Sơn và nghĩa trang Lạc Hồng ở huyện Kim Bôi. Cải tạo, nâng cấp các nghĩa trang đô thị, nông thôn được xác định trong quy hoạch chung đô thị và quy hoạch xây dựng vùng huyện. Thực hiện đóng cửa các nghĩa trang nằm trong khu vực phát triển đô thị, gần khu dân cư hoặc đã sử dụng hết diện tích, trồng cây xanh cách ly. Di dời đối với các nghĩa trang hiện hữu khi gây ô nhiễm môi trường, không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng; khu vực có nguy cơ sạt lở hoặc nằm trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội.

VII. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI

1. Phương án phát triển cơ sở y tế

a) Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở đảm bảo tính đồng bộ.

- Tuyến tỉnh: Nâng cấp Bệnh viện đa khoa đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng I; nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền; xây mới Trung tâm Pháp y tỉnh.

- Tuyến huyện, xã: Nâng cấp, mở rộng các trung tâm y tế tuyến huyện đảm bảo đạt chất lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện từ 3,5 điểm trở lên, có khu khám chữa bệnh chất lượng cao. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các trạm y tế xã, thị trấn, bảo đảm duy trì và nâng cao tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

b) Phát triển mạng lưới y tế dự phòng: Xây mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; nâng cấp, mở rộng, xây mới các Trung tâm y tế tuyến huyện đủ năng lực phòng bệnh và thực hiện các chương trình y tế - dân số.

(Chi tiết tại Phụ lục XI)

2. Phương án phát triển cơ sở giáo dục và đào tạo

- Đối với giáo dục mầm non: Xây mới, sửa chữa, cải tạo, bảo dưỡng nâng cấp các hạng mục công trình cho các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

-  Đối với giáo dục phổ thông:

+ Giai đoạn 2021 - 2025 xây mới 03 trường trung học phổ thông (THPT): Trường THPT Kim Bôi, Trường THPT Mai Châu, Trường THPT Công nghiệp;

+ Giai đoạn 2026 - 2030 xây mới 02 trường: Trường THPT Lạc Sơn; Trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở và THPT huyện Lạc Sơn.

+ Xây mới, sửa chữa, cải tạo, bảo dưỡng nâng cấp các hạng mục công trình cho các cơ sở giáo dục phổng thông trên địa bàn tỉnh.

- Đối với giáo dục đại học (Cao đẳng, Đại học): Định hướng thành lập 01 trường đại học trên cơ sở sắp xếp lại các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích trường đại học lớn, có uy tín thành lập phân hiệu, mở cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục XII)

3. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Xây dựng và thành lập thêm 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 32 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 04 cơ sở do trung ương quản lý và 28 cơ sở do địa phương quản lý, trong đó có 15 cơ sở tư thục.

4. Phương án phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao

a) Hạ tầng văn hóa: Xây mới Tổ hợp trung tâm hội nghị, thư viện và bảo tàng tỉnh; không gian văn hóa Hòa Bình; không gian bảo tồn di sản văn hóa Mường; Nền văn hóa Hòa Bình gắn với dịch vụ du lịch tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn. Xây dựng 01 phim trường; khu biểu diễn thực cảnh tại Hồ Hòa Bình và một số huyện. Tu bổ, tôn tạo các di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh, di tích lịch sử văn hóa.

b) Hạ tầng thể thao: Xây dựng khu thể dục thể thao đa năng tại thành phố Hòa Bình và các sân vận động thể thao/trung tâm đa năng/nhà thi đấu ở các huyện, thành phố; khu vực phát triển môn thể thao mặt nước ở Hồ Hòa Bình, đường đua xe đạp và các môn thể thao khác phù hợp với địa hình núi, hồ.

5. Phương án phát triển hạ tầng thương mại

Tiếp tục mở rộng, cải tạo các chợ hiện có, nâng cấp chợ hạng 3 lên hạng 1 hoặc hạng 2, đảm bảo là nơi kinh doanh, buôn bán có đủ các điều kiện về vật chất, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh văn minh, lịch sự; xây dựng mới các chợ dân sinh tại các khu vực theo nhu cầu thực tế.

Chú trọng phát triển các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô phù hợp với các tiêu chuẩn về mật độ, quy mô dân số và mức sống dân cư của từng địa bàn. Đầu tư xây dựng thêm 34 siêu thị và 04 trung tâm thương mại. Đến năm 2030 tỉnh có 40 siêu thị và 07 trung tâm thương mại.

(Chi tiết tại Phụ lục XIII)

6. Phương án phát triển cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, cơ sở trợ giúp xã hội

Nâng cấp Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hoà Bình, Trung tâm Điều dưỡng người có công tại huyện Kim Bôi, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hoà Bình. Đầu tư xây dựng mới Đền thờ liệt sỹ tại thành phố Hòa Bình, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi tại huyện Kim Bôi, cơ sở cai nghiện ma túy công lập; cơ sở trợ giúp và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người tâm thần và rối nhiễu tâm trí. Rà soát, thành lập mới 06 cơ sở trợ giúp ngoài công lập.

(Chi tiết tại Phụ lục XIV)

7. Phương án phát triển hạ tầng khoa học công nghệ

Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm tiêu chuẩn đo lường, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của tỉnh, thúc đẩy hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin, thống kê khoa học công nghệ tỉnh.

Hỗ trợ các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm trọng điểm đầu tư các phòng thí nghiệm, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp hữu cơ tại 24 vùng và khu ứng dụng công nghệ tiên tiến trên địa bàn 10 huyện, thành phố.

Đầu tư Khu cơ sở kỹ thuật và ươm tạo hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Bắc và Khu phức hợp Công nghệ thông tin tập trung tại xã Quang Tiến, Thịnh Minh thành phố Hòa Bình; 01 Khu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tập trung tại thành phố Hòa Bình hoặc huyện Cao Phong.

VIII. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG SỬ DỤNG ĐẤT

Nguồn lực đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế, được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đảm bảo việc bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực phù hợp với chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ.

Đến năm 2030 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hòa Bình là 459.029,64 ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp có diện tích 380.314,64 ha;

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 70.919,00 ha;

- Đất chưa sử dụng có diện tích 7.796,00 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục XV)

IX. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG HUYỆN

Quy hoạch 02 đô thị gồm thành phố Hòa Bình và thị xã Lương Sơn, lập quy hoạch xây dựng 08 vùng huyện gồm Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn và Lạc Thủy.

1. Thành phố Hoà Bình

Phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại II; là hạt nhân phát triển của tiểu vùng Tây Bắc, cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng phía Tây vùng Thủ đô.

2. Thị xã Lương Sơn

Phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III, trong đó có 08 đơn vị hành chính cấp phường và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.

3. Vùng huyện Cao Phong

Là vùng có tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng về nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch.

4. Vùng huyện Kim Bôi

Ưu tiên phát triển du lịch với tiềm năng thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên nước khoáng thiên nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp.

5. Vùng huyện Đà Bắc

Là vùng động lực phát triển du lịch sinh thái cấp quốc gia, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất xanh và bảo tồn thiên nhiên, vùng cung cấp nguyên liệu gỗ, vùng giao thương quan trọng trên hành lang đường CT.03.

6. Vùng huyện Mai Châu

Phát triển thương mại - dịch vụ, nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh, bền vững, bản sắc văn hóa dân tộc Thái và dân tộc Mông, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, với biến đổi khí hậu.

7. Vùng huyện Tân Lạc

Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình.

8. Vùng huyện Yên Thuỷ

Là vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp gắn với du lịch, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như đường CT.02, QL.12B.

9. Vùng huyện Lạc Sơn

Phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo tập trung, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, chữa bệnh…gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường và Nền văn hóa Hòa Bình.

10. Vùng huyện Lạc Thuỷ

Phát triển công nghiệp đa ngành, chế biến, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu; du lịch lịch sử, văn hóa; sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

X. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, ĐA DẠNG SINH HỌC, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

a) Về phân vùng môi trường: (i) Vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm có 05 tiểu vùng; (ii) Vùng hạn chế phát thải gồm có 03 tiểu vùng; và (iii) Vùng khác.

(Chi tiết tại Phụ lục XVI)

b) Quan trắc chất lượng môi trường: Đến năm 2030, mạng lưới quan trắc cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh gồm: 01 trạm thủy văn, tài nguyên nước tại hồ Hòa Bình; 02 điểm quan trắc đa dạng sinh học trong khu vực Vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Cúc Phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; 01 điểm quan trắc môi trường nước mặt tại hồ lớn, hồ thủy điện ở hồ Hòa Bình; 02 điểm quan trắc địa động lực; 04 điểm quan trắc môi trường khoáng sản độc hại tại các mỏ.

Mạng lưới quan trắc cấp tỉnh gồm: 97 vị trí quan trắc môi trường không khí; 32 vị trí quan trắc môi trường nước mặt; 11 vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất; 46 vị trí quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt; 13 vị trí quan trắc môi trường đất.

c) Về phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp

Tổng diện tích đất rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 286.106 ha, trong đó: rừng đặc dụng ổn định diện tích khoảng 40.022 ha; rừng phòng hộ ổn định diện tích khoảng 108.233 ha; rừng sản xuất đạt khoảng 137.851 ha.

Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo phát huy hiệu quả chức năng của 124 km đường lâm nghiệp hiện có; xây dựng mới khoảng 200 km đường lâm nghiệp, ưu tiên khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, vùng trồng rừng tập trung.

d) Về bảo tồn đa dạng sinh học: Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học trong các khu Bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên tại các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng. Bảo vệ hệ thống hồ chứa trên sông Đà với phức hệ thủy sinh vật tiêu biểu của vùng địa lý Tây Bắc.

2. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

Tiếp tục thực hiện các dự án thăm dò khai thác khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện trên địa bàn tỉnh và các quy hoạch còn hiệu lực trong giai đoạn trước. Triển khai khoanh định, thăm dò, quy hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản, cụ thể:

- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: 73 điểm mỏ đá làm vật liệu xây dựng, 44 điểm mỏ sét làm gạch ngói, 10 điểm mỏ cát xây dựng, 20 điểm mỏ đá vôi xi măng, 29 điểm mỏ sét xi măng, 07 điểm mỏ laterit.

- Khoáng sản làm vật liệu san lấp: 79 điểm mỏ đất san lấp.

- Khoáng sản kim loại: 23 điểm mỏ sắt, 17 điểm mỏ đồng, 17 điểm mỏ chì kẽm, 05 điểm mỏ quặng đa kim, 06 điểm mỏ vàng, 02 điểm mỏ antimon, 01 điểm mỏ khoáng sản niken; 05 điểm mỏ khoáng sản pyrit.

- Khoáng sản phi kim: 02 khu vực cao lanh, felpat phân tán, nhỏ lẻ, 09 khu vực khai thác khoáng chất công nghiệp (talc), 12 điểm nước khoáng nóng, 25 điểm quặng than, 01 điểm quarzit.

(Chi tiết tại Phụ lục XVII)

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a) Phân vùng chức năng nguồn nước

Có 05 nguồn nước chính bao gồm: sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi với chức năng chính là cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, phát điện và giao thông.

(Chi tiết tại Phụ lục XVIII)

b) Phân bổ tài nguyên nước

Tài nguyên nước được phân bổ theo thứ tự ưu tiên: (i) Nước sinh hoạt; (ii) Nước cung cấp cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt các khu công nghiệp tập trung; (iii) Các ngành sử dụng nước còn lại.

c) Nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt

Nguồn nước dưới đất ưu tiên để dự phòng cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

(Chi tiết tại Phụ lục XIX)

d) Hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước.

- Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục XX)

- Các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh được xây dựng đảm bảo phù hợp với phân vùng chức năng nguồn nước.

đ) Bảo vệ tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt bao gồm: (i) Bảo vệ nguồn sinh thủy; (ii) Bảo vệ hồ chứa; (iii) Bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng nước mặt và nước dưới đất.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh:

- Thường xuyên thực hiện duy tu, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng các công trình phòng chống thiên tai.

- Xây dựng hoàn thiện các hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai và giám sát biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Củng cố, phát triển thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các phương thức canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất; đồng thời củng cố tổ chức thủy nông cơ sở bền vững.

b) Phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê

- Mức bảo đảm phòng chống lũ:

+ Tuyến sông Đà: Bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 300 năm (tần suất 0,33%).

+ Tuyến sông Bôi: Bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 50 năm (tần suất 2%).

+ Tuyến sông Thanh Hà: Bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%).

- Hàng lang thoát lũ:

+ Tuyến sông Đà: Ranh giới tuyến thoát lũ phía tả sông Đà được xác định đi theo tuyến đường Hòa Bình, đê Ngòi Dong và quốc lộ 70B đến địa phận tỉnh Phú Thọ; phía hữu Sông Đà đi theo tuyến đê Đà Giang, quốc lộ 6 cũ, đê Trung Minh và đê Phú Cường (đường Pheo - Chẹ hay đường 445) đến địa phận thành phố Hà Nội. Chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân từ 400m đến 600m. Đối với suối Chăm, chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân từ 200m đến 400m.

+ Tuyến sông Bôi: Tuyến thoát lũ sông Bôi đi theo lòng dẫn tự nhiên, chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân khoảng 300m.

+ Tuyến sông Thanh Hà: Tuyến thoát lũ đi theo đê Xuân Dương và đê Thanh Lương hiện có, chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân khoảng 100m.

c) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai

- Xây dựng, gia cố tường kè, tường bao; đóng cọc bê tông; xây dựng hệ thống mương thoát lũ trên các sông Bôi, sông Đà, sông Bùi, sông Huỳnh, sông Mã, sông Đập, sông Lạng và các suối trên địa bàn tỉnh.

- Sửa chữa, nâng cấp mở rộng 12 tuyến đê và các công trình thủy lợi – phòng chống thiên tai.

XI. DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực, xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình để ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

(Chi tiết tại Phụ lục XXI)

XII. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến khoảng 418 nghìn tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn vốn hỗ trợ ODA và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội; tập trung ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các dự án hạ tầng trọng điểm, liên vùng.

Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp: (i) Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa quy trình pháp lý, nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi chiến lược cho các dự án ưu tiên; (ii) Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ,…); (iii) Tăng cường quảng bá hình ảnh của Hòa Bình thông qua trang thông tin điện tử và tài liệu xúc tiến đầu tư, tích cực tham dự các buổi triển lãm đầu tư và các hội nghị đầu tư quy mô lớn, có chiến lược tiếp cận nhóm nhà đầu tư tư nhân, duy trì đối thoại thường xuyên với nhà đầu tư, tạo cơ hội hợp tác mới cho các dự án liên quan ở Hoà Bình.

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Có chính sách khuyến khích đào tạo, hỗ trợ cán bộ, công chức tự học để nâng cao trình độ; rà soát các chính sách tuyển dụng, ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài, chú trọng đội ngũ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi trong và ngoài nước để tạo nguồn cán bộ lâu dài.

Xây dựng chính sách ưu đãi về lĩnh vực lao động và nâng cao đời sống để thu hút nhân tài và lao động có tay nghề; mở rộng quan hệ đối tác với doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức đào tạo để rút ngắn khoảng cách giữa kỹ năng của lực lượng lao động và yêu cầu của người sử dụng lao động; đổi mới phát triển nguồn nhân lực bằng các nền tảng đào tạo ứng dụng kỹ thuật số.

3. Giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

Tiếp tục nghiên cứu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường. Lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển của các ngành, địa phương trong tỉnh; đảm bảo công tác kiểm soát ô nhiễm, khắc phục và cải thiện môi trường có sự quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; tăng cường hợp tác với các cơ quan quốc tế có uy tín để thực hiện và quản lý chương trình trồng rừng.

Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, sự hợp tác giữa các tỉnh và các địa phương trong bảo vệ môi trường; tăng cường huy động vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án về hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường hoạt động quảng bá nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền trong hoạt động khoa học và công nghệ; hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích tham gia phát triển khoa học và công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ.

5. Giải pháp quản lý và kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

Nghiên cứu các mô hình và phương thức quản lý phát triển đô thị và nông thôn tiên tiến trên thế giới và khu vực để nâng cao năng lực quản lý và thực thi của chính quyền; nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong quản lý phát triển đô thị và nông thôn, đảm bảo phát triển hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.

Đề ra định hướng phát triển kiến trúc đô thị và nông thôn phù hợp, đi đôi với tăng cường ứng dụng công nghệ trong thiết kế và xây dựng nhằm tôn tạo vẻ đẹp tự nhiên của Hòa Bình cũng như đảm bảo môi trường sống thoải mái, tiện lợi.

Xây dựng định hướng và chính sách rõ ràng để huy động các nguồn lực cho phát triển đô thị và nông thôn như phân bổ đất, cấp nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động và các yếu tố khác.

6. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Tận dụng lợi thế gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc và trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, giáp với Thủ đô Hà Nội để cùng khai thác các tiềm năng, chia sẻ kinh nghiệm phát triển các ngành, lĩnh vực và tận dụng sự hỗ trợ của các địa phương có điều kiện tốt hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giúp Hòa Bình thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

7. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch

Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội nghị, sử dụng các kênh thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở các cơ quan hành chính. Triển khai xây dựng kế hoạch hành động và thường xuyên cập nhật, cụ thể hoá các nội dung quy hoạch.

XIII. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Danh mục sơ đồ, bản đồ Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục XXII.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình:

a) Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch để thống nhất với Quyết định phê duyệt quy hoạch; cập nhật cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.

b) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

c) Xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức thực hiện quy hoạch gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch.

d) Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển và quy định của pháp luật để huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

đ) Thực hiện các yêu cầu, nội dung bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án thực hiện Quy hoạch, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững; tổ chức quan trắc, giám sát, quản lý môi trường; lưu giữ cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ quá trình chuyển đổi số trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

e) Thực hiện rà soát nội dung Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được quyết định hoặc phê duyệt và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh trong trường hợp có nội dung mâu thuẫn so với quy hoạch cấp cao hơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội.

3. Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, bao gồm cả các dự án chưa được xác định trong các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện ban hành kèm theo Quyết định này phải phù hợp với các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch khác có liên quan; đồng thời, người chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô, công suất, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiến độ, tình hình thực tế và phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật có liên quan.

Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

Đối với các dự án được phân kỳ đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực thì báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chịu trách nhiệm trước pháp luật về: (i) tính chính xác của các nội dung, thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác; (ii) phụ lục các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch được ban hành kèm theo Quyết định này; bảo đảm tính đồng bộ, không chồng lấn, xung đột giữa các nội dung của các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định pháp luật có liên quan; (iii) nội dung tiếp thu, giải trình, bảo lưu ý kiến của các bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tham gia ý kiến, thẩm định và rà soát hồ sơ quy hoạch; (iv) thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại Tờ trình số 187/TTr-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2023; (v) đối với các dự án đang xử lý theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án thuộc danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện (nếu có): chỉ được triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành.

5. Các bộ, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình trong quá trình thực hiện Quy hoạch; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình trong việc nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Tỉnh ủy Hòa Bình;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, QHĐP (3b) Đ.Minh.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Trần Hồng Hà

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi