Chỉ thị 03/CT-VKSTC 2023 phòng, chống tham nhũng trong ngành Kiểm sát
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 03/CT-VKSTC
Cơ quan ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 03/CT-VKSTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/06/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân
Ngày 27/6/2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị 03/CT-VKSTC về tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân. Cụ thể:
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu toàn ngành Kiểm sát tiếp tục quát triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng” và “đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, chí công, vô tư”.
2. Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Xem chi tiết Chỉ thị 03/CT-VKSTC tại đây
tải Chỉ thị 03/CT-VKSTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Số: 03/CT-VKSTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
_________________________
Thời gian qua, toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước và Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Qua đó, ý thức chấp hành pháp luật, quy định về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn Ngành có nhiều chuyển biến tích cực trong thực thi công vụ. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực được các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ và toàn diện. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ngày càng công khai, minh bạch, đạo đức công vụ được nâng cao; kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn có mặt hạn chế ở một số đơn vị như: một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có lúc, có nơi chưa kịp thời, đầy đủ; một số ít công chức trong ngành Kiểm sát còn vi phạm; công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực có nơi còn chậm, hiệu quả chưa cao.
Từ tình hình nêu trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu:
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực: Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật và của Ngành; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng; thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức theo quy định và yêu cầu công tác, nhiệm vụ phân công; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu không chủ động và thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cả về mặt chính quyền và vai trò lãnh đạo cấp ủy Đảng.
Thanh tra Viện kiểm sát các cấp có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Trang tin điện tử trong Ngành thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng nội dung tuyên truyền về kết quả thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền những đơn vị, cá nhân điển hình tiêu biểu có nhiều thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và thu hồi tài sản...
Khen thưởng, động viên kịp thời, bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị có liên quan tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chú trọng nội dung đào tạo, rèn luyện ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của Kiểm sát viên từ trong Nhà trường.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao./.
Nơi nhận: |
VIỆN TRƯỞNG |