Hướng dẫn 06/HD-VKSTC 2024 định hướng Chương trình công tác thanh tra năm 2024

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Hướng dẫn 06/HD-VKSTC

Hướng dẫn 06/HD-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao định hướng Chương trình công tác thanh tra năm 2024
Cơ quan ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/HD-VKSTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hướng dẫnNgười ký:Nguyễn Hải Trâm
Ngày ban hành:17/01/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Hướng dẫn 06/HD-VKSTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hướng dẫn Số 06/HD-VKSTC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TỐI CAO

__________

Số: 06/HD-VKSTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2024 

 

 

ĐỊNH HƯỚNG

Chương trình công tác thanh tra năm 2024

_________________

 

Năm 2024, toàn ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục thực hiện phương châm công tác “Đoàn kết, trách nhiệm - Kỷ cương, liêm chính - Bản lĩnh, hiệu quả”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2024 như sau:

I. YÊU CẦU

Thủ trưởng, Viện trưởng VKSND các cấp thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; chủ động đề ra các biện pháp thực hiện nghiêm Nghị quyết số 60-NQ/BCSĐ ngày 21/11/2022 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 27/6/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Tăng cường kiểm soát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; xác định công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cấp Kiểm sát, nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất để kịp thời ngăn chặn, khắc phục vi phạm và xử lý nghiêm sai phạm của công chức, viên chức, người lao động theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành, nghiêm cấm việc bao che, bỏ qua vì thành tích thi đua của đơn vị. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện để công chức, viên chức, người lao động yên tâm thực hiện nhiệm vụ; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở kết quả công tác thanh tra, kịp thời ban hành các thông báo rút kinh nghiệm để chấn chỉnh, phòng ngừa vi phạm.

II. NHIỆM VỤ

1. Công tác thanh tra theo kế hoạch

Căn cứ vào tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị và yêu cầu của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, VKSND các cấp tiến hành thanh tra toàn diện các lĩnh vực công tác Kiểm sát hoặc thanh tra theo từng lĩnh vực, chuyên đề. Trong đó, tập trung thanh tra trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; trách nhiệm của Kiểm sát viên, công chức được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự nhằm chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, nhất là các vụ án bị hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn đầu tư công.

- Chỉ tiêu:

+ Đối với Thanh tra VKSND tối cao tiến hành thanh tra từ 03 cuộc trở lên.

+ Đối với VKSND cấp cao tiến hành thanh tra từ 01 cuộc trở lên.

+ Đối với VKSND cấp tỉnh: tỉnh có dưới 10 đơn vị cấp huyện tiến hành thanh tra từ 02 cuộc trở lên; tỉnh có từ 10 đơn vị cấp huyện trở lên tiến hành thanh tra từ 03 cuộc trở lên.

2. Công tác thanh tra đột xuất

Tăng cường thanh tra đột xuất trách nhiệm của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong thực thi công vụ, việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống; lĩnh vực công tác còn hạn chế, yếu kém; những đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ, dư luận, báo chí phản ánh gây bức xúc, kéo dài để kịp thời chấn chỉnh, làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên, công chức, viên chức, người lao động để xảy ra vi phạm; xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát.

- Chỉ tiêu: Khi có căn cứ kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất.

3. Công tác kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nội vụ

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định số 457/QĐ-VKSTC ngày 26/12/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao.

- Chỉ tiêu: Tiến hành kiểm tra thường xuyên, hằng Quý tổng hợp kết quả kiểm tra, ban hành thông báo rút kinh nghiệm.

4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Kịp thời giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó lưu ý khiếu nại, tố cáo do cơ quan Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chuyển đến; vụ, việc dư luận, báo chí phản ánh, lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo, đơn tố cáo vi phạm về đạo đức, lối sống của công chức, viên chức, người lao động trong Ngành. Đối với đơn tố cáo nặc danh, mạo danh nhưng có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm hoặc yêu cầu lãnh đạo đơn vị có công chức, viên chức, người lao động bị tố cáo tiến hành kiểm tra và báo cáo bằng văn bản. Thực hiện tốt công tác đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật, tránh để đơn thư khiếu nại vượt cấp. Xử lý nghiêm người có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, vụ lợi khi giải quyết công việc đối với người khiếu nại, tố cáo và người có liên quan.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đạt từ 90% trở lên.

5. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng VKSND các cấp tập trung quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa để chủ động phát hiện, xử lý nghiêm người có hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý. Kết quả   công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là thước đo để đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu về mặt chính quyền và vai trò lãnh đạo cấp ủy Đảng.

- Chỉ tiêu: Thực hiện từ 02 cuộc kiểm tra trở lên.

6. Công tác theo dõi, kiểm tra sau thanh tra

Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại do đơn vị  ban hành hoặc do cấp trên chuyển đến theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo các kết luận, quyết định về công tác thanh tra được thực hiện nghiêm, đúng quy định.

- Chỉ tiêu: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 100% kết luận, quyết định do VKSND cấp mình ban hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao 1, 2, 3; Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm nội dung của Định hướng.

2.  Thanh tra VKSND các cấp xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, gửi về VKSND tối cao (qua Thanh tra VKSND tối cao trước ngày 25/01/2024) để tổng hợp.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương trao đổi qua Thanh tra VKSND tối cao để phối hợp giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Đ/c Viện trưởng VKSTC;

- Các đ/c Phó Viện trưởng VKSTC;

- Các đơn vị thuộc VKSTC;

- Các VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh;

- L­ưu: VT, T1.

KT. VIỆN TRƯỞNG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

 

Nguyễn Hải Trâm

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi