Thông tư 21/2016/TT-BCT Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Việt Nam-EAEU

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 21/2016/TT-BCT

Thông tư 21/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2016/TT-BCTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Quốc Khánh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
20/09/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA

Ngày 20/09/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (Hiệp định VN - EAEU FTA), áp dụng cho mục đích hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.
Theo Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ được ưu đãi thuế quan nếu được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Bên xuất khẩu đến lãnh thổ của Bên nhập khẩu; hoặc có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải đáp ứng điều kiện: Việc quá cảnh qua lãnh thổ của nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại lãnh thổ nước thứ 3; Hàng hóa không trải qua các công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công đoạn cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.
Người khai hải quan phải nộp các chứng từ phù hợp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu; trong đó có: Chứng từ vận tải thể hiện các quãng đường từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác; Hóa đơn thương mại của hàng hàng hóa… Hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nếu người khai báo không cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu các chứng từ nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2016.

Xem chi tiết Thông tư 21/2016/TT-BCT tại đây

tải Thông tư 21/2016/TT-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 21/2016/TT-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 21/2016/TT-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 21/2016/TT-BCT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

Số: 21/2016/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu, đã ký chính thức tại Ca-dắc-xtan ngày 29 tháng 5 năm 2015.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (sau đây gọi tắt là Hiệp định VN - EAEU FTA).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA.
Điều 2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục để hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA:
1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa (Phụ lục I);
2. Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II);
nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BCT theo quy định tại Điều 2. Tuy nhiên, Thông tư số 11/2018/TT-BCT bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2024/TT-BCT và Phụ lục II được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 1.nhay
3. Danh sách các quốc đảo theo Điều 10 Phụ lục I (Phụ lục III);
4. Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV, Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV và hướng dẫn khai báo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Phụ lục IV);
5. Danh sách các Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam (Phụ lục V).
Điều 3. Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV
Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 03 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi và Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 03 năm 2011.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Viện KSND tối cao;
- Tòa án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNK khu vực (20);
- BQL các KCN và CX Hà Nội;
- Lưu: VT, XNK (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG






Trần Quốc Khánh

PHỤ LỤC I

QUY TẮC XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Thông tư này chỉ được áp dụng cho mục đích hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. “Nuôi trồng thủy sản” là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá hồi hai năm tuổi, cá hồi nhỏ và ấu trùng bằng cách can thiệp vào các quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn, hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt;

2. “Cơ quan được ủy quyền” là cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi một Bên để cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định;

3. “Trị giá CIF” là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu;

4. “Lô hàng” là các hàng hóa được gửi cùng một thời gian trên một hoặc nhiều chứng từ vận tải từ người xuất khẩu đến người nhận hàng, và hàng hóa được gửi trên cùng một hóa đơn bưu điện hoặc được chuyển bằng hành lý của người qua biên giới.

5. “Người xuất khẩu” là cá nhân thường trú hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Bên, nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi chính cá nhân hoặc pháp nhân đó.

6. “Trị giá FOB” là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến;

7. “Người nhập khẩu” là cá nhân thường trú hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Bên, nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi chính cá nhân hoặc pháp nhân đó.

8. “Nguyên liệu” là bất kỳ vật liệu hay chất liệu nào bao gồm thành phần, nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tùng được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc được dùng để tạo thành hàng hóa khác hoặc tham gia vào một quy trình sản xuất ra hàng hóa khác;

9. “Hàng hóa không có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu không có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ của Phụ lục này.

10. “Hàng hóa có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Phụ lục này.

11. “Người sản xuất” là người thực hiện việc sản xuất tại lãnh thổ của một Bên.

12. “Sản xuất” là phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, khai thác mỏ, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, săn bắn, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp hàng hóa;

13. “Cơ quan xác minh xuất xứ hàng hóa” là cơ quan chính phủ có thẩm quyền do một Bên chỉ định để thực hiện các thủ tục xác minh;

14. “Các Bên” nghĩa là Việt Nam, một bên, và các Quốc gia Thành viên của Liên minh Kinh tế Á – Âu) hành động tập thể hoặc riêng rẽ trong phạm vi thẩm quyền tương ứng dẫn chiếu từ Hiệp định EAEU, là một Bên.

Điều 3. Tiêu chí xuất xứ

Trong phạm vi Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một Bên nếu:

a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên theo quy định tại Điều 4 Phụ lục này; hoặc

b) Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai Bên, chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ từ một hoặc hai Bên; hoặc

c) Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

Điều 4. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Trong phạm vi Điều 3 của Thông tư này, các hàng hóa sau đây được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một Bên:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, bao gồm quả, hạt, hoa, rau cỏ, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng, thu hoạch hoặc thu lượm trong lãnh thổ của một Bên.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ của một Bên.

3. Sản phẩm chế biến từ động vật sống tại lãnh thổ của một Bên.

4. Sản phẩm được thu lượm, săn bắn, săn bắt, đánh bắt, nuôi trồng, nuôi dưỡng, nuôi trồng thủy sản tại lãnh thổ của một Bên.

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ không khí, đất, nước, đáy biển và lòng đất tại lãnh thổ của một Bên.

6. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm biển khác lấy từ Bên ngoài vùng biển cả, theo pháp luật quốc tế, bằng tàu được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một Bên và treo cờ của Bên đó;

7. Sản phẩm được sản xuất từ sản phẩm đã nêu tại khoản 6 Điều này, trên tàu chế biến được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một Bên và treo cờ của Bên đó;

8. Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại lãnh thổ của một Bên, với điều kiện những sản phẩm này chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.

9. Hàng hóa đã qua sử dụng được thu nhặt tại lãnh thổ của một Bên, với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô;

10. Các sản phẩm được sản xuất từ không gian vũ trụ trên một tàu vũ trụ với điều kiện tàu vụ trụ đó được đăng ký tại một Bên; và

11. Các sản phẩm được sản xuất hoặc thu được tại lãnh thổ của một Bên từ các hàng hóa được quy định từ điểm 1 đến điểm 10.

Điều 5. Hàm lượng giá trị gia tăng

Trong phạm vi Thông tư này và quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II Thông tư này, công thức để tính hàm lượng giá trị gia tăng (sau đây viết tắt là VAC) là:

 Trị giá FOB – Trị giá nguyên liệu không có xuất xứ
           ------------------------------------------------------------------ ´ 100%

Trị giá FOB

Trong đó, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ là:

a) Trị giá CIF tại thời điểm nhập khẩu nguyên liệu tại một Bên; hoặc

b) Giá mua hoặc có thể trả đầu tiên của nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một Bên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến.

Trong lãnh thổ của một Bên, khi người sản xuất mua các nguyên liệu không có xuất xứ tại Bên đó, trị giá của những nguyên liệu đó không bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm, chi phí đóng gói và các chi phí phát sinh khác cho việc vận chuyển những nguyên liệu từ địa điểm của người cung cấp đến nơi sản xuất.

Điều 6. Công đoạn gia công chế biến đơn giản

1. Các công đoạn sau đây được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với nhau được coi là không đủ điều kiện để đáp ứng quy định của Điều 3 Phụ lục này

a) Công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho;

b) Làm đông lạnh và tan băng;

c) Đóng gói và đóng gói lại;

d) Rửa, lau chùi, tẩy bụi và các chất ô xít, dầu, sơn và các chất tráng, phủ bề mặt khác;

đ) Là hoặc ép hàng dệt may;

e) Nhuộm, đánh bóng, đánh véc-ni, bôi dầu;

g) Bóc vỏ một phần hoặc làm tróc toàn bộ, đánh bóng và làm láng ngũ cốc và gạo;

h) Các công đoạn để nhuộm đường hoặc tạo đường miếng;

i) Bóc vỏ và tách hạt, vỏ của hoa quả, các loại hạt và rau;

k) Mài sắc, mài giũa đơn giản;

l) Cắt;

m) Giần, sàng, lựa chọn, xếp hạng, phân loại;

n) Đóng vào chai, lon, khuôn, túi, bao, hộp hoặc gắn lên bề mặt và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;

o) Dán hoặc in nhãn, mác hoặc lô-gô và các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì;

p) Trộn đơn giản các sản phẩm (linh kiện, phụ tùng) mà không dẫn đến sự khác biệt đầy đủ giữa sản phẩm với các linh kiện, phụ tùng ban đầu;

q) Lắp ráp đơn giản sản phẩm hoặc tháo rời sản phẩm thành từng phần; và

r) Giết mổ động vật, lựa chọn thịt.

2. Trong phạm vi khoản 1 Điều này, “đơn giản” mô tả các hoạt động không đòi hỏi các kỹ năng hoặc máy móc, dụng cụ, thiết bị đặc biệt được thiết kế chuyên để thực hiện các hoạt động này.

Điều 7. Cộng gộp xuất xứ

Không trái với Điều 3 Phụ lục này, hàng hóa hoặc nguyên liệu có xuất xứ tại một Bên, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tại một Bên khác, được coi là có xuất xứ tại một Bên nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng khác với các công đoạn nêu tại khoản 1 Điều 6 của Phụ lục này. Xuất xứ của những nguyên liệu này được xác nhận bởi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV do cơ quan được ủy quyền cấp.

Điều 8. Tỷ lệ không đáng kể nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)

1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục II Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:

a) Trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá tỷ lệ 10% trị giá FOB của hàng hóa; và

b) Hàng hóa đáp ứng tất cả các điều kiện khác quy định tại Thông tư này.

2. Trị giá của nguyên liệu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính VAC.

Điều 9. Vận chuyển trực tiếp

1. Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại Thông tư này nếu hàng hóa đó được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Bên xuất khẩu đến lãnh thổ của Bên nhập khẩu.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này, hàng hóa có xuất xứ có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 với điều kiện:

a) Việc quá cảnh qua lãnh thổ của nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan;

b) Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại lãnh thổ nước thứ 3; và

c) Hàng hóa không trải qua các công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công đoạn cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.

3. Người khai báo phải nộp các chứng từ phù hợp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu để chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Các chứng từ được cung cấp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu bao gồm:

a) Chứng từ vận tải thể hiện các quãng đường từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác, bao gồm:

i) Mô tả chính xác hàng hóa;

ii) Ngày dỡ hàng, bốc hàng lại (nếu các chứng từ vận tải không có thông tin về ngày dỡ hàng, bốc hàng lại, các chứng từ hỗ trợ khác bao gồm các thông tin này được nộp bổ sung với chứng từ vận tải);

iii) Thông tin khác (nếu có thể):

- Tên tàu, hoặc các phương tiện vận tải khác được sử dụng;

- Số của container;

- Điều kiện hàng hóa được lưu giữ tại nước quá cảnh không phải thành viên trong điều kiện phù hợp;

- Dấu của cơ quan hải quan nước quá cảnh.

b) Hóa đơn thương mại của hàng hóa.

4. Người khai báo có thể nộp các chứng từ hỗ trợ khác để chứng minh việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trong trường hợp không thể cung cấp chứng từ vận tải, người khai báo phải nộp văn bản do cơ quan hải quan nước quá cảnh phát hành bao gồm tất cả các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

6. Hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nếu người khai báo không cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu các chứng từ chứng minh hàng hóa được vận chuyển trực tiếp.

Điều 10. Mua bán trực tiếp

1. Bên nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi người thường trú hoặc có trụ sở tại nước thứ 3, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định của Thông tư này.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này, Bên nhập khẩu không cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi người thường trú hoặc có trụ sở tại nước thứ 3 trong danh sách các quốc đảo theo Nghị định thư chung. Cơ quan có thẩm quyền của các Bên được ủy quyền để thông qua Nghị định thư này theo thỏa thuận chung và công bố công khai.

3. Không trái với khoản 2 Điều này, trước khi Nghị định thư nêu trên được thông qua, danh sách các quốc đảo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này được áp dụng.

Điều 11. Vật liệu đóng gói để bán lẻ

1. Vật liệu đóng gói và các bao gói trong đó hàng hóa được đóng gói để bán lẻ, nếu được phân loại cùng với hàng hóa đó, không được tính đến khi xác định các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa có đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí VAC, trị giá của bao bì sử dụng để bán lẻ được tính là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính tỷ lệ VAC của hàng hóa.

Điều 12. Vật liệu đóng gói để vận chuyển

Vật liệu đóng gói và bao gói trong trường hợp hàng hóa được đóng gói để vận chuyển không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

Điều 13. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác

1. Trường hợp xác định hàng hóa có đáp ứng yêu cầu xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này, các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác là một phần của thiết bị thông thường và được tính trong giá FOB hoặc không được tách riêng để thanh toán, được coi là một phần của hàng hóa đang được đề cập đến và không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này, trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí VAC, trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác được tính là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính VAC của hàng hóa.

3. Điều khoản này chỉ áp dụng khi

a) Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác đi kèm hàng hóa không được tách riêng với hàng hóa để thanh toán; và

b) Số lượng và trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác đi kèm hàng hóa là thông lệ với hàng hóa đó.

Điều 14. Bộ hàng hóa

Bộ hàng hóa, được định nghĩa theo Điều 3 của Quy tắc chung giải thích Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, được coi là có xuất xứ khi tất cả các sản phẩm thành phần đều có xuất xứ. Tuy nhiên, khi một bộ hàng hóa bao gồm hàng hóa có xuất xứ và hàng hóa không có xuất xứ, bộ hàng hóa này vẫn được coi là có xuất xứ với điều kiện trị giá của các sản phẩm không có xuất xứ không vượt quá 15% trị giá FOB của bộ hàng hóa.

Điều 15. Nguyên liệu gián tiếp

Khi xác định xuất xứ của hàng hóa, xuất xứ của các nguyên liệu gián tiếp sau không được tính đến khi được sử dụng trong quá trình sản xuất và không cấu thành hàng hóa đó:

a) Nhiên liệu và năng lượng;

b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

c) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng;

d) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị, nhà xưởng;

đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;

e) Các thiết bị, dụng cụ dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa;

g) Chất xúc tác và dung môi; và

h) Bất kỳ hàng hóa nào khác không cấu thành nên hàng hóa đó nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là một phần trong quá trình sản xuất ra hàng hóa.

MỤC II. CHỨNG TỪ CHỨNG MINH XUẤT XỨ

Điều 16. Đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Để được hưởng ưu đãi về thuế quan, người khai báo phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu, theo quy định của Mục này.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu phải là bản gốc, có giá trị hiệu lực và phù hợp với thể thức theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

3. Cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu phải đảm bảo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được điền đầy đủ theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp và phải được nộp cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu trong thời gian này, nhưng không chậm hơn thời điểm nộp tờ khai hải quan nhập khẩu, ngoại trừ các trường hợp được nêu tại khoản 2, Điều 20 Phụ lục này.

5. Khi cơ quan hải quan trung ương và cơ quan được ủy quyền của các Bên phát triển và áp dụng Hệ thống Xác minh và Chứng nhận xuất xứ điện tử (sau đây viết tắt là EOCVS) theo quy định tại Điều 29 Phụ lục này, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu theo pháp luật và quy định của từng Bên có thể không yêu cầu nộp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu tờ khai hải quan được nộp theo hình thức điện tử. Trong trường hợp này, ngày và số của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được ghi trong tờ khai hải quan. Khi cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa được đề nghị cho hưởng ưu đãi và/hoặc có sự khác biệt so với thông tin trên EOCVS, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể yêu cầu nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.

Điều 17. Trường hợp miễn nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa có xuất xứ nhập khẩu vì mục đích thương mại và phi thương mại không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan nếu trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ hoặc trị giá tiền tệ tương đương của Bên nhập khẩu hoặc cao hơn do Bên nhập khẩu thiết lập, với điều kiện việc nhập khẩu không phải là một phần của một hay nhiều lô hàng nhập khẩu được sắp đặt nhằm trốn tránh việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Người sản xuất, người xuất khẩu hàng hóa hoặc đại diện được ủy quyền của người sản xuất, người xuất khẩu đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu bằng hình thức bản giấy hoặc điện tử nếu áp dụng.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan được ủy quyền cấp cho người sản xuất, người xuất khẩu của Bên xuất khẩu hoặc đại diện được ủy quyền của họ trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu khi hàng hóa xuất khẩu được xét là có xuất xứ tại một Bên theo quy định tại Thông tư này.

3. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm hàng hóa trong một lô hàng.

4. Mỗi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có số tham chiếu riêng của cơ quan được ủy quyền.

5. Trong trường hợp tất cả hàng hóa trong Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không thể liệt kê trên một mặt giấy, tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này được áp dụng.

6. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV phải được hoàn thiện trên bản giấy, gồm một bản gốc và hai bản sao.

7. Một bản sao do cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu lưu. Bản sao còn lại do người xuất khẩu lưu.

8. Không trái với khoản 4, Điều 16 Phụ lục này, trong trường hợp ngoại lệ, nếu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV không được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể được cấp sau và mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

9. Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu lưu, ngoại trừ các trường hợp theo pháp luật và quy định của mỗi Bên.

Điều 19. Khác biệt nhỏ

1. Khi không có nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa, các khác biệt nhỏ giữa thông tin trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không làm mất hiệu lực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nếu các thông tin này trên thực tế tương ứng với hàng hóa được nộp.

2. Trong trường hợp có nhiều hàng hóa được khai trên cùng Giấy chứng nhận xuất xứ, vướng mắc của một trong các hàng hóa được liệt kê không ảnh hưởng hoặc làm chậm việc cho hưởng ưu đãi thuế quan của các hàng hóa còn lại trên Giấy chứng nhận xuất xứ.

Điều 20. Các trường hợp đặc biệt cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, người sản xuất, người xuất khẩu hoặc đại diện được ủy quyền của người sản xuất, người xuất khẩu có thể đề nghị cấp bản sao chứng thực của bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan được ủy quyền và nêu rõ lý do. Bản sao chứng thực được cấp trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và các chứng từ kèm theo. Bản sao chứng thực ghi rõ cụm từ “DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER ___DATE ___”. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực không quá 12 tháng kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Nếu do lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thay thế cho bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải ghi rõ cụm từ “ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER ___ DATE ___”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp thay thế này có hiệu lực không quá 12 tháng kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 21. Sửa đổi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng việc gạch bỏ những chỗ sai và bổ sung những thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người được ủy quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và được xác nhận bởi con dấu của cơ quan được ủy quyền thích hợp.

Điều 22. Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ

1. Người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu tất cả hồ sơ và bản sao chứng từ nộp cho cơ quan được ủy quyền trong thời gian tối thiểu 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Người nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan phải giữ bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dựa theo ngày được hưởng ưu đãi thuế quan, trong thời gian tối thiểu 3 năm.

3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tất cả các chứng từ có liên quan phải được lưu tại cơ quan được ủy quyền trong thời gian tối thiểu 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

MỤC III. ƯU ĐÃI THUẾ QUAN

Điều 23. Cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định nếu đáp ứng các quy định của Thông tư này.

2. Cơ quan hải quan Bên nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ của Bên xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan với điều kiện:

a) Hàng hóa nhập khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo Điều 3 Phụ lục này;

b) Người khai báo chứng minh được việc tuân thủ các quy định của Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc còn hiệu lực và được điền đầy đủ theo quy định tại Mục II (Chứng từ chứng minh xuất xứ) của Phụ lục này phải được nộp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu. Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể không cần nộp nếu các Bên đã áp dụng EOCVS theo quy định tại khoản 5, Điều 16 của Phụ lục này.

3. Không trái với khoản 2 Điều này, khi cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa đề nghị được hưởng ưu đãi và/hoặc về tính xác thực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã nộp, cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có thể từ chối hoặc tạm thời không cho hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa đó. Tuy nhiên, hàng hóa có thể được giải phóng theo pháp luật và quy định của từng Bên.

Điều 24. Từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng các quy định của Thông tư này hoặc khi người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không tuân thủ các quy định của Thông tư này, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi và truy thu thuế hải quan theo pháp luật và quy định của từng Bên.

2. Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp:

a) Hàng hóa không đáp ứng các quy định của Thông tư này để được coi là có xuất xứ của Bên xuất khẩu; và/hoặc

b) Không đáp ứng các quy định khác của Thông tư này, bao gồm:

- Quy định tại Điều 9 của Phụ lục này;

- Quy định tại Điều 10 của Phụ lục này;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã nộp không được khai báo đầy đủ thông tin theo hướng dẫn quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;

c) Việc thực hiện quy trình xác minh của Bên nhập khẩu theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Phụ lục này không thể xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc không thể hiện thống nhất tiêu chí xuất xứ.

d) Cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu xác nhận không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (ví dụ: làm giả) hoặc đã hủy bỏ (thu hồi) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó;

đ) Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không nhận được trả lời trong thời hạn tối đa 6 tháng sau ngày gửi đề nghị xác minh cho cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu, hoặc nếu nội dung trả lời không đủ thông tin để kết luận hàng hóa có xuất xứ của một Bên; hoặc

e) Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo, theo khoản 2, Điều 31 Phụ lục này, không nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan xác minh, theo khoản 5, Điều 31 Phụ lục này, để thực hiện xác minh tại cơ sở sản xuất hoặc nhận được lời từ chối thực hiện xác minh tại cơ sở sản xuất này.

3. Khi Bên nhập khẩu, thông qua quy trình xác minh, xác định rằng người xuất khẩu hoặc người sản xuất đã tham gia vào việc cung cấp thông tin sai hoặc không đầy đủ để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi với những hàng hóa giống hệt trong Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho người sản xuất hoặc người xuất khẩu theo pháp luật và quy định của từng Bên.

4. Trong trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và khoản 1, Điều 25 của Phụ lục này, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không cần phải gửi yêu cầu xác minh, theo quy định tại Điều 30 Phụ lục này, cho cơ quan được ủy quyền để quyết định từ chối cho hưởng ưu đãi.

Điều 25. Tạm ngừng ưu đãi thuế quan

1. Khi một Bên kết luận:

a) Gian lận có tính hệ thống để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa do một cá nhân của Bên còn lại sản xuất; hoặc

b) Bên còn lại từ chối không chính đáng và mang tính hệ thống để thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 30 và Điều 31 Phụ lục này,

Trong trường hợp ngoại lệ, Bên đó có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.

2. Tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại khoản 1, Điều này có thể được áp dụng đối với hàng hóa có liên quan đến:

a) Cá nhân mà Bên nhập khẩu đã kết luận rằng cá nhân đó của Bên xuất khẩu đã thực hiện những gian lận mang tính hệ thống để được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định;

b) Cá nhân có liên quan đến yêu cầu xác minh và xác minh tại cơ sở sản xuất theo Điểm b) khoản 1 Điều này.

3. Khi Bên nhập khẩu kết luận việc ngừng ưu đãi đã áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không có đủ để ngăn chặn gian lận mang tính hệ thống để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định, Bên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp độ 8-10 số theo phân loại danh mục hàng hóa của từng Bên.

4. Trong phạm vi của Điều này:

a) Việc phát hiện gian lận mang tính hệ thống có thể được đưa ra khi một Bên kết luận rằng cá nhân của Bên còn lại đã cung cấp thông tin sai hoặc không chính xác một cách có hệ thống để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định như là kết quả của cuộc điều tra dựa trên thông tin khách quan, thuyết phục và có thể xác minh.

b) Việc từ chối có hệ thống và không chính đáng để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 30 và/hoặc Điều 31 của Phụ lục này nghĩa là việc từ chối có hệ thống việc xác minh hồ sơ và/hoặc xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa có liên quan theo đề nghị của một Bên hoặc không phản hồi yêu cầu xác minh hồ sơ và xác minh tại cơ sở sản xuất.

c) Hàng hóa giống hệt là hàng hóa giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng.

5. Một Bên đã kết luận theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này phải:

a) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bên còn lại và cung cấp các thông tin và chứng cứ theo lý do đó;

b) Thực hiện tham vấn với Bên còn lại để đạt được giải pháp có thể chấp nhận chung.

6. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không đạt được giải pháp có thể chấp nhận chung trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn theo điểm b) khoản 5 Điều này, Bên đưa ra kết luận nêu vấn đề này trong Ủy ban hỗn hợp.

7. Trong trường hợp Ủy ban hỗn hợp không giải quyết được vấn đề trong vòng 60 ngày kể từ ngày đưa lên Ủy ban hỗn hợp, Bên đưa ra lý do có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Khi đưa ra quyết định tạm ngừng, Bên quyết định tạm ngừng ưu đãi thông báo cho Bên còn lại và Ủy ban hỗn hợp. Việc tạm ngừng ưu đãi không áp dụng đối với các hàng hóa đã được xuất khẩu trước ngày tạm ngừng ưu đãi có hiệu lực. Ngày xuất khẩu của các lô hàng này là ngày hãng vận tải phát hành chứng từ vận tải.

8. Tạm ngừng cho hưởng ưu đãi theo Hiệp định có thể được áp dụng đến khi Bên xuất khẩu cung cấp các chứng từ thuyết phục về khả năng tuân thủ các quy định của Thông tư này và đảm bảo người xuất khẩu, người sản xuất hàng hóa đáp ứng tất cả các quy định của Thông tư này, nhưng không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa 3 tháng.

9. Mọi quyết định tạm ngừng và gia hạn tạm ngừng theo quy định Điều này được tham vấn định kỳ giữa các Bên để giải quyết vấn đề.
IV. HỢP TÁC HÀNH CHÍNH

Điều 26. Ngôn ngữ hợp tác hành chính

Mọi thông báo hoặc trao đổi theo Mục này được thực hiện giữa các Bên thông qua các cơ quan liên quan bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Điều 27. Cơ quan được ủy quyền và Cơ quan Xác minh xuất xứ hàng hóa

Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Chính phủ của các Bên chỉ định hoặc duy trì Cơ quan được ủy quyền và Cơ quan xác minh.

Điều 28. Thông báo

1. Trước khi cơ quan được ủy quyền cấp bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nào theo Hiệp định, mỗi Bên cung cấp cho Bên còn lại thông qua Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Kinh tế Á Âu thông tin về tên, địa chỉ của từng cơ quan được ủy quyền và cơ quan xác minh, kèm theo bản in mẫu con dấu chính thức và rõ ràng của các cơ quan này, mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các đặc điểm bảo mật của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này.

2. Việt Nam cung cấp cho Ủy ban Kinh tế Á Âu các thông tin gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này thành 6 bản. Ủy ban Kinh tế Á Âu có thể đề nghị Việt Nam cung cấp bổ sung của các thông tin này.

3. Việt Nam và Ủy ban kinh tế Á Âu công khai thông tin về tên và địa chỉ của các cơ quan được ủy quyền và cơ quan xác minh trên mạng Internet của từng Bên.

4. Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Kinh tế Á Âu có trách nhiệm cung cấp trước và theo cùng cách thức mọi thay đổi về thông tin theo quy định tại Điều này.

Điều 29. Phát triển và áp dụng Hệ thống Xác minh và Chứng nhận xuất xứ điện tử

1. Các Bên nỗ lực để áp dụng EOCVS không muộn hơn 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

2. Mục tiêu của EOCVS là việc xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan được ủy quyền cấp và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp.

3. Các Bên thành lập một nhóm làm việc để xây dựng và áp dụng EOCVS.

Điều 30. Xác minh Xuất xứ

1. Khi có nghi ngờ hợp lý về tính chính xác của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và/hoặc sự tuân thủ của hàng hóa theo các tiêu chí xuất xứ trên C/O, theo quy định tại Điều 3 của Phụ lục này, và trong trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên, Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể gửi đề nghị cho cơ quan xác minh hoặc cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu để xác nhận tính chính xác của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và/hoặc sự tuân thủ theo tiêu chí xuất xứ của hàng hóa và/hoặc cung cấp các chứng từ chứng minh từ người xuất khẩu và/hoặc người sản xuất hàng hóa nếu được yêu cầu.

2. Tất cả yêu cầu xác minh được kèm theo thông tin đầy đủ để xác định hàng hóa có liên quan. Yêu cầu đối với cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và ghi rõ trường hợp và lý do xác minh.

3. Người nhận được yêu cầu theo khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời cơ quan hải quan đề nghị của Bên nhập khẩu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày yêu cầu xác minh.

4. Khi trả lời yêu cầu xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu thể hiện rõ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là xác thực và/hoặc hàng hóa có thể được coi là có xuất xứ tại một Bên bao gồm cung cấp các chứng từ được yêu cầu từ người xuất khẩu và/hoặc người sản xuất. Trước khi trả lời đề nghị xác minh, khoản 3, Điều 23 Phụ lục này có thể được áp dụng. Thuế hải quan đã nộp được hoàn lại nếu kết quả quá trình xác minh xác nhận và thể hiện rõ ràng rằng hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu khác của Thông tư này.

Điều 31. Xác minh tại cơ sở sản xuất

1. Nếu cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không hài lòng với kết quả xác minh theo quy định tại Điều 30 Phụ lục này, trong trường hợp ngoại lệ, cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có thể đề nghị xác minh tại cơ sở sản xuất tại Bên xuất khẩu để xem xét hồ sơ theo quy định tại Điều 22 của Phụ lục này và/hoặc các thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa.

2. Trước khi thực hiện xác minh cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan Bên nhập khẩu gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan xác minh của Bên còn lại đề nghị tổ chức một đoàn xác minh tại cơ sở sản xuất thông báo địa điểm nơi việc xác minh được tiến hành.

3. Thông báo bằng văn bản theo khoản 2 Điều này bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

a) Tên của cơ quan hải quan của Bên gửi thông báo;

b) Tên của người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có cơ sở tiến hành xác minh;

c) Ngày dự kiến xác minh thực tế;

d) Phạm vi xác minh thực tế, bao gồm cả dẫn chiếu đến hàng hóa xác minh và các lý do nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa;

e) Tên và chức vụ của cán bộ tiến hành xác minh thực tế.

4. Cơ quan xác minh gửi yêu cầu xác minh cho người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có cơ sở được tiến hành xác minh và gửi văn bản chấp thuận cho Bên đề nghị trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trong trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan xác minh trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, hoặc Bên thông báo nhận được từ chối thực hiện xác minh thực tế, Bên thông báo từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa được khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất.

6. Mọi xác minh tại cơ sở sản xuấtphải được tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý và kết thúc trong thời gian hợp lý.

7. Trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày tiến hành xác minh thực tế, cơ quan thực hiện xác minh phải cung cấp cho người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có hàng hóa và cơ sở được tiến hành xác minh, và cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu kết quả xác minh tại cơ sở sản xuấtbằng văn bản.

8. Xác minh tại cơ sở sản xuấtbao gồm đi thực tế và xác định xuất xứ của hàng hóa có liên quan được thực hiện và gửi kết quả cho cơ quan xác minh trong vòng tối đa 210 ngày. Trước khi có kết quả việc xác minh thực tế, khoản 3 Điều 23 được áp dụng.

9. Mọi ưu đãi thuế quan đã bị tạm dừng hoặc bị từ chối được hoàn lại dựa trên văn bản kết luận rằng hàng hóa đủ điều kiện có xuất xứ và đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo Hiệp định.

10. Đoàn xác minh phải được thành lập bởi cơ quan hải quan trung ương của Bên nhập khẩu theo pháp luật và quy định của từng Bên.

11. Cơ quan xác minh hoặc cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu hỗ trợ khi cơ quan hải quan Bên nhập khẩu thực hiện xác minh tại cơ sở sản xuất.

12. Người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu đã đồng ý tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất phải hỗ trợ trong quá trình xác minh, tiếp cận cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chứng từ sản xuất và tài chính (kế toán) liên quan đến xác minh tại cơ sở sản xuấtvà cung cấp thông tin/chứng từ bổ sung nếu được yêu cầu.

13. Nếu có trở ngại do cơ quan hoặc tổ chức của Bên được điều tra gây ra trong quá trình xác minh thực thế, dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh thực tế, Bên nhập khẩu có quyền từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa liên quan.

14. Tất cả chi phí liên quan đến việc xác minh tại cơ sở sản xuấtdo Bên nhập khẩu chịu.

Điều 32. Bảo mật thông tin

Tất cả thông tin cung cấp theo Phụ lục này được các Bên đối xử theo chế độ mật theo pháp luật và quy định của từng Bên. Các thông tin này không được tiết lộ nếu không có sự cho phép của cá nhân hoặc cơ quan cung cấp thông tin của một Bên.

Điều 33. Hình phạt hoặc các biện pháp khác đối với hành vi gian lận

Mỗi Bên có trách nhiệm cung cấp các biện pháp xử phạt hành chính hoặc hình sự đối với hành vi vi phạm theo pháp luật và quy định của từng Bên liên quan đến Phụ lục này.

Điều 34. Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ

1. Để thực hiện và áp dụng Phụ lục này một cách hiệu quả, Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ (sau đây gọi là “Tiểu ban QTXX”) được thành lập.

2. Tiểu ban QTXX có các chức năng sau:

a) Rà soát và kiến nghị phù hợp lên Ủy ban hỗn hợp và Ủy ban hàng hóa về:

i. Chuyển đổi Phụ lục II của Thông tư này theo phân loại danh mục HS sửa đổi sau sửa đổi định kỳ của HS. Chuyển đổi này được thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến các cam kết hiện tại và được hoàn thành kịp thời.

ii. Thực hiện và áp dụng Phụ lục này, bao gồm các đề xuất để hình thành các thỏa thuận thực thi.

iii. Không thực hiện nghĩa vụ của các Bên tham gia, như được xác định trong Phần này;

iv. Sửa đổi kỹ thuật của Hiệp định;

v. Sửa đổi Phụ lục II của Thông tư này;

vi. Các tranh chấp phát sinh giữa các Bên trong quá trình thực thi Hiệp định.

vii. Bất kỳ sửa đổi nào đối với quy định của Hiệp định và các Phụ lục III, IV, V của Hiệp định.

b) Xem xét bất kỳ vấn đề nào của một Bên đưa ra liên quan đến Phụ lục này;

c) Báo cáo kết quả Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ lên Ủy ban về Thương mại hàng hóa;

d) Thực hiện các chức năng khác theo ủy quyền của Ủy ban hỗn hợp theo Điều 1.5 của Hiệp định.

3. Tiểu ban QTXX bao gồm đại diện của các Bên, và có thể mời đại diện của các đơn vị khác của các Bên có vấn đề chuyên môn cần thiết để thảo luận theo thỏa thuận chung giữa các Bên.

4. Tiểu ban QTXX họp vào thời gian và địa điểm theo thống nhất của các Bên nhưng không ít hơn 1 năm 1 lần.

5. Chương trình làm việc dự kiến cho mỗi cuộc họp phải được gửi cho các Bên không muộn hơn 1 tháng trước phiên họp, theo một quy tắc thống nhất.

MỤC V. QUY ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI

Điều 35. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho

Hàng hóa có xuất xứ đang trong quá trình vận chuyển từ Bên xuất khẩu đến Bên nhập khẩu, hoặc đang được lưu kho tạm thời trong khu vực phi thuế quan của Bên nhập khẩu trong thời gian không quá 1 năm trước khi Hiệp định có hiệu lực vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hoá này được nhập khẩu vào Bên nhập khẩu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, với điều kiện phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp sau cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu và theo quy định pháp luật hoặc thủ tục hành chính của Bên nhập khẩu.

nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BCT theo quy định tại Điều 2. Tuy nhiên, Thông tư số 11/2018/TT-BCT bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2024/TT-BCT và Phụ lục II được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 1.nhay

PHỤ LỤC III

DANH SÁCH QUỐC ĐẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

 

  1. An-guy-la
  2. An-đô-ra
  3. An-ti-goa và Bac-bu-đa
  4. A-ru-ba
  5. Thịnh vượng chung Ba-ha-mát
  6. Bê-li-xê
  7. Béc-muy-đa
  8. Cộng hòa Va-nu-a-tu
  9. Quần đảo Vơ-gin thuộc Anh
  10. Gi-bờ-ran-ta
  11. Gờ-rê-na-đa
  12. Ma-cao
  13. Cộng hòa Li-bê-ri-a
  14. Mô-ri-xơ
  15. Đảo La-bu-an của Ma-lai-xia
  16. Cộng hòa Man-đi-vơ
  17. Cộng hòa Quần đảo Mác-san
  18. Công quốc Mô-na-cô
  19. Môn-xờ-tơ-rớt
  20. Cộng hòa Nau-ru
  21. Niu-ê
  22. Quần đảo Kay-man
  23. Quần đảo Cúc
  24. Quần đảo Túc và Cai-cốt
  25. Cộng hòa Pa-na-ma
  26. Nhà nước độc lập Sa-moa
  27. Xanh Vanh-xăng và Gờ-rê-na-din
  28. Liên bang Xanh Cờ-ri-xờ-tô-phơ và Nê-vi
  29. Xanh Lu-xi-a
  30. Cộng hòa Xây-sen

PHỤ LỤC IV

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
TỜ KHAI BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ
HƯỚNG DẪN KHAI BÁO GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016  của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

 

1. Exporter (business name, address and country)

4. No. ________

 

EAEU-VN FTA

Certificate of Origin

Form EAV

 

Issued in

________________________________________

(country)

 

For submission to ________________________________________

(country)

 

2. Importer/Consignee (business name, address and country)

3. Means of transport and route (as far as known)

 

 

5. For official use

6. Item No.

7. Number and kind of packages

8. Description of goods

9. Origin criterion

10. Quantity of goods

11. Number and date of invoice

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Certification

 

It is hereby certified, on the basis
of control carried out, that the declaration by the applicant is correct.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Place        Date        Signature        Stamp

13. Declaration by the applicant

 

The undersigned hereby declares

that the above details are correct,

that all goods were produced in

 

 ____________________________________

(country)

 

and that they comply with the rules of origin as provided for in Chapter 4 (Rules of Origin) of the EAEU-VN FTA

 

 

 

       Place        Date        Signature        Stamp

 

Additional Sheet of Certificate of Origin (Form EAV) No. ___

 

6. Item No.

7. Number and kind
of packages

8. Description of goods

9. Origin criterion

10. Quantity
of goods

11. Number and date of invoice

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Certification

 

It is hereby certified, on the basis
of control carried out, that the declaration by the applicant is correct.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Place        Date        Signature        Stamp

13. Declaration by the applicant

 

The undersigned hereby declares

that the above details are correct,

that all goods were produced in

 

 _____________________________

(country)

 

and that they comply with the rules of origin as provided for in Chapter 4 (Rules of Origin) of the  EAEU-VN FTA

 

 

 

 

       Place        Date        Signature        Stamp

 

 

 

Hướng dẫn khai báo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV

 

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Mẫu EAV) và tờ khai bổ sung phải được làm trên giấy màu A4 theo tiêu chuẩn ISO phù hợp với các mẫu quy định tại Phụ lục này. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được khai báo bằng tiếng Anh.

Phần trống không sử dụng từ ô số 6 đến ô số 11 phải được gạch để tránh bất kỳ bổ sung sau này.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải:

a) Được làm trên bản giấy và phù hợp theo mẫu quy định Phụ lục này và phải được in bằng tiếng Anh.

b) Bao gồm các thông tin tối thiểu cần thiết tại các ô số 1, 2, 4, 7 đến ô số13;

c) Có chữ ký được ủy quyền và con dấu chính thức của cơ quan được ủy quyền và đặc điểm bảo mật. Chữ ký phải được ký bằng tay và con dấu không được sao chụp.

1. Ô số 1: Thông tin của người xuất khẩu hàng hóa: Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia.

2. Ô số 2: Thông tin của người nhập khẩu (bắt buộc) và người nhận hàng (nếu biết): Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia.

3. Ô số 3: Thông tin vận tải (theo như đã biết) bao gồm ngày khởi hành (ngày hàng lên tàu), phương tiện vận tải (tàu, hàng không…, địa điểm dỡ hàng (cảng, cảng hàng không).

4. Ô số 4: Số tham chiếu riêng, quốc gia cấp và quốc gia nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa .

5. Ô số 5: Ghi các cụm từ

”DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” trong trường hợp cấp bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.

”ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” trong trường hợp cấp thay thế Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.

”ISSUED RETROACTIVELY” trong trường hợp ngoại lệ, khi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu.

6. Ô số 6: Số thứ tự hàng hóa

7. Ô số 7: Số và loại kiện hàng

8. Ô số 8: Thông tin mô tả hàng hóa bao gồm mã HS 6 số của Bên nhập khẩu; và mẫu mã, thương hiệu để có thể xác định được hàng hóa, nếu có.

Trong trường hợp đặc biệt, khi hóa đơn được phát hành tại nước thứ ba không thể nộp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, số và ngày của hóa đơn phát hành bởi người xuất khẩu (được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) phát hành phải được thể hiện. Ngoài ra, cần thể hiện nội dung hàng hóa xuất khẩu sẽ được cấp một hóa đơn khác do nước thứ ba phát hành cho mục đích nhập khẩu vào bên nhập khẩu, ghi tên, địa chỉ đầy đủ của người sẽ phát hành hóa đơn nước thứ ba. Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan của bên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp các hóa đơn và các chứng từ có liên quan khác có nội dung xác nhận giao dịch giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đối với hàng hóa được khai báo nhập khẩu.

Hàng hóa đáp ứng mô tả của giày da sử dụng cho hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời (ex 6403.91 và 6403.99) theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, phải thể hiện “Giầy thể thao”.

9. Ô số 9. Ghi tiêu chí xuất xứ cho tất cả hàng hóa theo bảng sau:

Tiêu chí xuất xứ

Ghi tại ô số 9

  1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một bên theo quy định tại Điều 4 Phụ lục I của Thông tư này

WO

  1. Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một hay hai Bên, từ những nguyên liệu có xuất xứ từ một hay hai Bên

PE

  1. Hàng hóa được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục II của Thông tư này

PSR

 

10. Ô số 10: Ghi số lượng sản phẩm: Tổng trọng lượng (kg) hoặc các đơn vị khác (chiếc, lít…) Và trọng lượng thực tế của hàng hóa được giao không vượt quá 5% trọng lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

11. Ô số 11: Số và ngày của hóa đơn nộp cho cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi nước thứ ba, các thông tin bao gồm: thể hiện cụm từ “TCI”, tên và quốc gia của công ty phát hành hóa đơn.

12. Ô số 12: Ghi địa điểm và ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chữ ký của người được ủy quyền và con dấu của cơ quan được ủy quyền.

13. Ô số 13: Ghi Xuất xứ của hàng hóa (Việt Nam hoặc thành viên của Liên minh kinh tế Á – Âu), địa điểm và ngày khai, chữ ký và con dấu của người khai.

Trong phạm vi của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV, “EAEU-VN FTA” nghĩa là Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một Bên là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các thành viên.

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC TỔ CHỨC CẤP C/O
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

 

STT

Tên đơn vị

Mã số

1

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

01

2

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh

02

3

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng

03

4

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai

04

5

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng

05

6

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương

06

7

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu

07

8

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn

08

9

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh

09

10

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai

71

11

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình

72

12

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá

73

13

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An

74

14

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang

75

15

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ

76

16

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương

77

17

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên

78

18

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hoà

80

19

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh

85

20

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình

86

21

Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

31

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi