Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Quảng cáo 2025, 75/2025/QH15
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Luật sửa đổi Luật Quảng cáo 2025
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 75/2025/QH15 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Luật | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/06/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều chỉnh các điều kiện quảng cáo sản phẩm đặc biệt từ 01/01/2026
Ngày 16/6/2025, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật số 75/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026, trừ một số trường hợp chuyển tiếp quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật
Một số điểm mới so với Luật Quảng cáo 2012
1. Bổ sung khái niệm và phân loại rõ các chủ thể quảng cáo
Luật 75/2025/QH15 đã cập nhật, mở rộng các khái niệm tại Điều 2, trong đó:
- Làm rõ hơn về “quảng cáo”, “xúc tiến quảng cáo”, “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”, “người phát hành quảng cáo”;
- Bổ sung định nghĩa mới về “hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam” và “vật thể quảng cáo”, đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế trong môi trường số và kỹ thuật hiện đạiLuật-75-2025-QH15.
2. Quản lý quảng cáo trên mạng và xuyên biên giới
Một trong những nội dung mới quan trọng là quy định chi tiết hoạt động quảng cáo trên mạng (Điều 23 mới), bao gồm:
- Phân biệt rõ giữa quảng cáo với nội dung khác;
- Trách nhiệm của nền tảng, người dùng, doanh nghiệp quảng cáo (xác minh danh tính, lưu trữ thông tin, gỡ bỏ vi phạm);
- Cấm hợp tác với tổ chức, tài khoản vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu minh bạch, kiểm soát nội dung được dẫn đến;
- Quy định xử lý đối với quảng cáo xuyên biên giới, đặc biệt trong trường hợp không thể kiểm soát hoặc che mờ nội dung không phù hợp.
3. Siết chặt trách nhiệm người có ảnh hưởng và người chuyển tải quảng cáo
Luật mới bổ sung Điều 15a quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, gồm cả những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ phải:
- Kiểm tra độ tin cậy của người quảng cáo;
- Xác minh thông tin sản phẩm trước khi quảng bá;
- Thực hiện nghĩa vụ thuế và chịu trách nhiệm pháp lý nếu quảng cáo sai sự thật
4. Điều chỉnh các điều kiện quảng cáo sản phẩm đặc biệt
So với quy định cứng nhắc trong Luật 2012 (Điều 20), Luật 2025 quy định cụ thể hơn về loại sản phẩm được phép quảng cáo, yêu cầu về văn bản chứng nhận, bản công bố, và các trường hợp không cần cấp phép nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện pháp lý (thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, phân bón, giống cây trồng...).
5. Nới rộng diện tích, thời lượng quảng cáo
- Diện tích quảng cáo trên báo in và tạp chí được nâng từ 15–20% (Luật cũ) lên 30–40% (Luật mới);
- Tăng thời lượng quảng cáo trong chương trình phát thanh, truyền hình và cho phép lồng ghép quảng cáo trong nội dung phim theo khung quy định linh hoạt theo thời lượng chương trình.
6. Bổ sung các yêu cầu kỹ thuật, bảo mật và trách nhiệm
Luật bổ sung quy định mới về:
- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với màn hình chuyên quảng cáo;
- Trách nhiệm sửa chữa, tháo dỡ sản phẩm quảng cáo đã hư hỏng, hết hạn hợp đồng;
- Trách nhiệm của địa phương trong quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo tiêu chuẩn mới.
Xem chi tiết Luật 75/2025/QH15 tại đây
tải Luật 75/2025/QH15
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢNG CÁO
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 203/2025/QH15;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14, Luật số 42/2024/QH15 và Luật số 47/2024/QH15.
“1. Quảng cáo là việc sử dụng người, phương tiện nhằm giới thiệu đến người tiếp nhận quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.”;
“4. Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng quảng cáo.”;
“Điều 4. Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; phê duyệt bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, kế hoạch, chính sách phát triển ngành công nghiệp quảng cáo;
c) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo;
d) Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo;
đ) Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo;
e) Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo;
g) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo;
b) Chính phủ phân công Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo;
c) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.”.
“Điều 6. Hợp đồng quảng cáo
Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng quảng cáo theo quy định của pháp luật.”.
“3. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.”;
“10. Quảng cáo so sánh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác nhưng không có tài liệu hợp pháp chứng minh.”.
“Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”.
“b) Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng quảng cáo;”.
“4. Thực hiện hợp đồng quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên người, phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.”.
“Điều 15a. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo
1. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có các quyền sau:
a) Được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;
b) Có quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính năng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện quảng cáo; thực hiện nghĩa vụ về thuế khi phát sinh doanh thu từ dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung quảng cáo khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp nội dung quảng cáo không bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
d) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
đ) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo trên mạng thực hiện quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này và các quy định có liên quan tại Điều 23 của Luật này.
3. Người có ảnh hưởng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi chuyển tải sản phẩm quảng cáo có nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này và các nghĩa vụ sau đây:
a) Xác minh về độ tin cậy của người quảng cáo; kiểm tra tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo; trường hợp chưa sử dụng hoặc chưa hiểu rõ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì không được giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Thông báo về việc quảng cáo ngay trước và trong khi thực hiện hoạt động quảng cáo.”.
“7. Vật thể quảng cáo.”.
“1a. Từ ngữ bằng tiếng Việt trong sản phẩm quảng cáo phải bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rõ ràng, dễ hiểu và thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt.”.
“Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo
1. Nội dung quảng cáo phải trung thực, chính xác, rõ ràng; không gây hiểu nhầm về tính năng, chất lượng, công dụng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
2. Trường hợp quảng cáo có yêu cầu phải ghi chú, khuyến cáo, cảnh báo thì phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, dễ tiếp cận; chữ viết có màu tương phản với màu nền và không được nhỏ hơn cỡ chữ trong sản phẩm quảng cáo; nội dung ghi chú, khuyến cáo, cảnh báo phải được đọc đầy đủ, rõ ràng với tốc độ và âm thanh tương đương tốc độ và âm thanh của các nội dung khác trong cùng sản phẩm quảng cáo.
3. Nội dung quảng cáo không bao gồm:
a) Tài liệu, thông tin, hình ảnh mô tả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm, hàng hóa được tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp để thực hiện hoạt động khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại, trừ thực phẩm chức năng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
b) Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ thực phẩm chức năng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; nội dung phải công bố công khai và cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng; nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của hàng hóa; nội dung thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp thông tin khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và yêu cầu đối với nội dung quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.”.
“1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.”;
“4. Khi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải có văn bản hoặc thông tin chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó được phép lưu hành hoặc thực hiện tại Việt Nam còn hiệu lực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt không thuộc danh mục phải cấp phép và bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Quảng cáo thuốc được thực hiện theo quy định của pháp luật về dược;
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Quảng cáo chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật;
d) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em đến 36 tháng tuổi phải tuân thủ theo điều kiện của Luật này và phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
e) Quảng cáo thiết bị y tế phải có số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thiết bị y tế không phải cấp số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu;
g) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
h) Quảng cáo thuốc thú y phải có giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm theo quy định của pháp luật về thú y;
i) Quảng cáo phân bón phải có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; quảng cáo giống cây trồng phải có quyết định công nhận lưu hành, quyết định công nhận lưu hành đặc cách, bản công bố các thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành, giấy phép nhập khẩu giống cây trồng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; quảng cáo thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải được công bố thông tin về thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.”.
“1. Diện tích quảng cáo không được vượt quá 30% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 40% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo, phụ trương quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.”.
Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính thức bằng hình thức chạy chữ thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện phía sát cạnh dưới màn hình.
a) Có bản quyền phát sóng trực tiếp tại Việt Nam;
b) Không ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này; không có lợi ích trực tiếp liên quan tới việc xuất hiện các nội dung quảng cáo;
c) Không có quyền kiểm soát nội dung quảng cáo và không thực hiện được các biện pháp kỹ thuật xử lý che mờ nội dung quảng cáo khi tiếp phát sóng truyền hình trực tiếp; phải cảnh báo nội dung quảng cáo không phù hợp bằng tiếng Việt, tiếng Anh và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện giải pháp ngăn chặn để bảo đảm người dùng Internet tại Việt Nam không truy cập được vào trang thông tin điện tử cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này.
Trường hợp phát lại chương trình phải có biện pháp kỹ thuật xử lý che mờ nội dung quảng cáo không phù hợp; trường hợp không thực hiện được các biện pháp kỹ thuật xử lý che mờ nội dung quảng cáo không phù hợp thì phải cảnh báo nội dung quảng cáo không phù hợp bằng tiếng Việt, tiếng Anh và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện giải pháp ngăn chặn để bảo đảm người dùng Internet tại Việt Nam không truy cập được vào trang thông tin điện tử cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này;
d) Nội dung quảng cáo không thể hiện bằng tiếng Việt.
“Điều 23. Quảng cáo trên mạng
1. Hoạt động quảng cáo trên mạng bao gồm quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet.
2. Hoạt động quảng cáo trên mạng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo;
b) Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải có tính năng, biểu tượng dễ nhận biết cho phép người tiếp nhận quảng cáo tắt quảng cáo, thông báo nội dung quảng cáo vi phạm cho nhà cung cấp dịch vụ, từ chối xem nội dung quảng cáo không phù hợp;
c) Đối với những quảng cáo có chứa đường dẫn đến nội dung khác thì nội dung được dẫn đến phải tuân thủ quy định của pháp luật; người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo có giải pháp kiểm tra, giám sát nội dung được dẫn đến;
d) Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải cung cấp cho người sử dụng tính năng để phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác;
đ) Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội khi thực hiện quảng cáo phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo hoặc được tài trợ với nội dung khác do mình cung cấp.
3. Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại các điều 12, 13, 14 và 15a của Luật này và phải tuân thủ:
a) Quy định của pháp luật về quảng cáo, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ trẻ em, quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; phải đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế đối với doanh thu phát sinh từ dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Không đặt sản phẩm quảng cáo vào trong, bên cạnh, liền sau hoặc trước nội dung vi phạm pháp luật; không quảng cáo trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số vi phạm pháp luật;
c) Không hợp tác quảng cáo với tổ chức, cá nhân, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số và tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công khai thông báo vi phạm pháp luật;
d) Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo trên mạng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chấp hành các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp xử lý khác của cơ quan, người có thẩm quyền khi vi phạm pháp luật về quảng cáo.
4. Người quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo khi giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng có quyền và nghĩa vụ sau:
a) Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo tuân thủ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có giải pháp kỹ thuật để người quảng cáo, người phát hành quảng cáo tại Việt Nam có thể kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ.
5. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng có trách nhiệm sau:
a) Thông báo thông tin liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Xác minh danh tính của người quảng cáo, yêu cầu người quảng cáo cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu pháp lý hợp lệ;
c) Lưu trữ thông tin, hồ sơ về hoạt động quảng cáo, cung cấp thông tin khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Có giải pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ;
đ) Lưu trữ các thông tin về quy tắc của phương thức phân phối quảng cáo, thuật toán phân phối quảng cáo được sử dụng để phát hành quảng cáo trên mạng;
e) Thiết lập cơ chế để tiếp nhận, giải quyết khiếu nại về hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng;
g) Tuân thủ quy định về minh bạch trong hoạt động quảng cáo trên mạng khi thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian để cung cấp dịch vụ;
h) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người quảng cáo nước ngoài có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân của mình qua hình thức quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
7. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng phải thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm chậm nhất 24 giờ kể từ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp không thực hiện theo yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn các vi phạm pháp luật về quảng cáo và thực hiện biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm ngăn chặn quảng cáo vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
“Điều 26. Quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình, quảng cáo trong nội dung phim
1. Thời lượng quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình chương trình văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách không được vượt quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình, trừ quảng cáo trên báo nói, báo hình.
2. Việc quảng cáo trong nội dung phim thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.
“Điều 28. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo
1. Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan, quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
2. Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không sử dụng âm thanh;
b) Ánh sáng của màn hình chuyên quảng cáo không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
3. Chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp màn hình có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công mạng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng đối với màn hình chuyên quảng cáo.
4. Việc quản lý hoạt động quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo có kết nối mạng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.
“1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện.”.
“5. Tổ chức, cá nhân sở hữu công trình quảng cáo chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và an toàn, phòng chống cháy, nổ của biển hiệu, bảng quảng cáo; sửa chữa, thay mới biển hiệu, bảng quảng cáo ngoài trời, màn hình chuyên quảng cáo hoặc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo trong trường hợp bị hư hỏng hoặc hết hợp đồng quảng cáo; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường, chịu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.”.
“c) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo.
Chính phủ giao cơ quan, người có thẩm quyền quy định hồ sơ, thủ tục xem xét việc tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo.”.
“1. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải xác định: kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng, phương tiện quảng cáo theo tuyến đường bộ; trong đô thị; phân bổ, khoanh vùng vị trí cho hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời tại khu vực trung tâm đô thị; phương hướng phát triển hoạt động quảng cáo ngoài trời; quảng cáo rao vặt.”;
“Điều 38. Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Lập, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện quy hoạch;
c) Nội dung quy hoạch phải được công bố công khai theo các hình thức quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
đ) Phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích đối với đất tại các vị trí quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời.
3. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.”.
“2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động quảng cáo thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.”.
____________________
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2025.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Trần Thanh Mẫn
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây