Thông tư liên tịch 109/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nội dung chi, mức chi, quản lý kinh phí Hội giảng giáo viên dạy nghề và Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 109/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 109/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Lương Trào; Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/11/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 109/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO
ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 109/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH
NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN NỘI
DUNG CHI, MỨC CHI, QUẢN LÝ KINH PHÍ HỘI GIẢNG GIÁO VIÊN
DẠY NGHỀ VÀ HỘI THI THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
TỰ LÀM
Căn
cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002 và các
văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà
nước hiện hành;
Căn cứ Nghị định
86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;
Để bảo đảm thống nhất
chế độ quản lý chi tiêu tài chính đối
với hoạt động Hội giảng giáo viên dạy
nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề tự
làm, liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như
sau:
A- QUY ĐỊNH CHUNG
1.
Thông tư này áp dụng cho
Hội giảng giáo viên dạy nghề, Hội thi thiết
bị dạy nghề tự làm cấp cơ sở;
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và
cấp quốc gia.
2. Hội
giảng giáo viên dạy nghề (sau đây gọi chung là
Hội giảng)
2.1. Hội
giảng cấp cơ sở: Do trung tâm dạy nghề,
trường trung cấp nghề, trường cao
đẳng nghề và các cơ sở giáo dục khác có
đăng ký hoạt động dạy nghề (sau đây
gọi chung là cơ sở dạy nghề) tổ chức
hàng năm.
2.2. Hội
giảng cấp tỉnh: Do Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tổ chức định kỳ 2 năm 1
lần.
2.3. Hội
giảng cấp quốc gia: Do Tổng cục Dạy
nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần.
3. Hội
thi thiết bị dạy nghề tự làm (sau đây
gọi chung là Hội thi)
3.1.
Hội thi cấp cơ sở: Do trung tâm dạy nghề,
trường trung cấp nghề, trường cao
đẳng nghề và các cơ sở giáo dục khác đã
đăng ký hoạt động dạy nghề tổ
chức 2 năm/lần.
3.2. Hội
thi cấp tỉnh: Do Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tổ chức định kỳ 5 năm 1
lần.
3.3. Hội
thi cấp quốc gia: Do Tổng cục Dạy nghề - Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức
định kỳ 5 năm 1 lần.
B - QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
I. NỘI DUNG CHI VÀ MỨC
CHI
1. Hội giảng, Hội
thi cấp quốc gia
1.1. Chi cho công tác
chuẩn bị:
a) Chi
cho công tác xây dựng kế hoạch tổng thể, quy
chế và các quy định; cụ thể:
- Xây
dựng kế hoạch tổng thể Hội giảng,
Hội thi: Mức chi tối đa 500.000 đồng/kế
hoạch được Trưởng ban tổ chức
Hội giảng, Hội thi phê duyệt;
- Xây
dựng quy chế, quy định Hội giảng, Hội
thi: Mức chi tối đa 500.000 đồng/quy chế, quy
định được Trưởng ban tổ chức
Hội giảng, Hội thi chấp nhận;
- Xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá bài giảng; thiết bị
dạy nghề tự làm: Mức chi tối đa 500.000
đồng/bảng tiêu chuẩn được Trưởng
ban tổ chức Hội giảng, Hội thi chấp
nhận;
- Xây
dựng đề thi và đáp án kiểm tra nhận
thức trong Hội giảng: Mức
chi tối đa 500.000 đồng/đề và đáp án (không
quá 04 đề và đáp án để lựa chọn).
b) Tổ chức Hội thảo:
- Chi
phí tổ chức hội thảo: Thuê địa
điểm (trường hợp đơn vị tổ
chức không có địa điểm), trang trí, in (hoặc
mua) tài liệu, nước uống; thanh toán theo hợp
đồng, hoặc thực tế phát sinh, trong khả
năng dự toán ngân sách được duyệt;
- Chi
cho người chủ trì, báo cáo tham luận và thành viên tham
dự hội thảo, cụ thể:
+ Người chủ trì hội
thảo : 100.000
đồng/buổi/người;
+ Báo cáo tham luận :
100.000 đồng/bài viết;
+ Thành viên tham dự :
50.000 đồng/buổi/người.
- Chi
cho họp Ban tổ chức, Hội đồng giám
khảo: Mức chi tối đa 50.000
đồng/người/buổi;
c) Chi làm thêm giờ của các thành
viên Ban Tổ chức theo
chế độ quy định tại Thông tư liên
tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên
Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chế độ trả lương làm việc
vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ,
công chức, viên chức.
d) Chi văn phòng phẩm: Giấy in, mực
in, bút viết, nhân bản các tài liệu, bài thi, biểu
mẫu...; phù hiệu, biển hiệu, hoa cài; bằng khen,
giấy khen (cả khung kính); giấy chứng nhận;
cờ lưu niệm; chụp ảnh; tuyên truyền;... theo
mức chi thực tế, nhưng không quá 8% tổng chi cho
Hội giảng, Hội thi.
1.2. Chi hoạt động tổ chức Hội
giảng, Hội thi:
a) Chi thuê địa điểm,
hội trường, phương tiện, máy móc, thiết
bị, dụng cụ phù hợp với yêu cầu chuyên môn.
Mức chi cụ thể do trưởng Ban tổ chức Hội
giảng, Hội thi quyết định.
b) Chi lễ khai mạc, bế
mạc: Thuê hội trường, trang trí lễ đài,
văn nghệ, nước uống: Mức chi theo thực
tế phát sinh.
c) Chi cho thành viên Ban Tổ
chức, Chủ tịch, Phó
chủ tịch, thư ký Hội đồng Giám khảo:
100.000 đồng/người/ngày; trưởng Tiểu ban
và thư ký Tiểu ban giám khảo: 50.000 đồng/ngày
(tối đa không quá 7 ngày).
d) Hỗ trợ tiền
ăn cho giám khảo (tối đa không quá 7 ngày):
Mức chi: 50.000
đồng/người/ngày khi tổ chức tại các
thành phố trực thuộc Trung ương;
Mức chi: 40.000
đồng/người/ngày khi tổ chức tại các địa
phương khác.
đ)- Chi thuê phòng nghỉ, tàu
xe (đi và về), công tác phí cho thành viên Ban Tổ chức,
Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký Hội
đồng giám khảo, người dự thi, giám khảo:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư
118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định
chế độ công tác phí, chế độ hội
nghị đối với cơ quan hành chính và đơn
vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
Những người không đủ tiêu chuẩn đi công
tác bằng máy bay theo quy định, trong những
trường hợp cần thiết phải đi bằng
máy bay, do Trưởng ban Tổ chức Hội giảng, Hội
thi quyết định.
Những người đã
hưởng khoản chi này của cơ quan tổ chức
Hội giảng, Hội thi, thì
không được thanh toán chế độ công tác
phí ở cơ quan, đơn vị cử đi.
f) Chi
cho nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục
vụ, lái xe, bảo vệ trong thời gian diễn ra
Hội giảng, Hội thi: Mức chi 30.000
đồng/người/ngày.
g)
Chấm thi, xét kết quả thi và tổng hợp báo cáo:
- Tập
huấn tiêu chí đánh giá và chấm thử bài thi trong
Hội giảng; thiết bị trong Hội thi (không quá
một ngày), mức chi 100.000 đồng/ngày/người
giảng, người chấm thi;
- Chấm
thi:
+
Chấm bài kiểm tra nhận thức trong Hội giảng:
Mức chi 10.000 đồng/bài thi/người chấm thi;
+ Chấm giáo án Hội giảng;
hồ sơ thiết bị Hội thi: Mức chi 15.000
đồng/giáo án hoặc hồ sơ/người chấm
thi;
+
Chấm bài trình giảng tại Hội giảng: Mức chi
80.000 đồng/bài/người chấm thi;
+
Chấm thiết bị dự Hội thi: Mức chi 30.000
đồng/thiết bị/người chấm thi.
- Chi
cho công tác tổng hợp, báo cáo kết quả thi của
các tiểu ban: Mức chi 200.000 đồng/tiểu ban;
- Tổng
hợp báo cáo kết quả Hội giảng, Hội thi: Mức
chi 500.000đồng/báo cáo.
1.3. Chi cho khen
thưởng
- Thưởng
cho tập thể và cá nhân đạt giải trong Hội
giảng, Hội thi:
Giải cá nhân:
+ Giải
nhất : 600.000 đồng;
+ Giải
nhì : 400.000 đồng;
+ Giải
ba : 200.000 đồng;
+
Giải khuyến khích : 100.000 đồng;
Giải tập
thể:
+ Tập thể được
giải nhất : 1.000.000 đồng;
+ Tập thể được
giải nhì : 600.000 đồng;
+ Tập thể được
giải ba : 200.000 đồng.
1.4. Các khoản chi
khác:
Các
khoản chi khác (nếu có phát sinh ngoài kế hoạch)
chưa quy định trong Thông tư này hoặc trong các
văn bản quy phạm pháp luật khác thì được
thực hiện theo quyết định của
Trưởng ban Tổ chức Hội giảng, Hội thi.
1.5 Các
cơ sở dạy nghề ngoài công lập khi tham gia
Hội giảng, Hội thi cấp quốc gia các khoản
chi phí quy định tại Thông tư này do ngân sách Trung
ương đảm bảo.
2. Hội giảng, Hội thi cấp tỉnh và cấp
cơ sở
2.1. Trên
cơ sở các nội dung và mức chi quy định
đối với Hội giảng giáo viên dạy nghề,
Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp
quốc gia nêu trên, thủ trưởng các bộ, ngành,
địa phương và cơ sở quy định các
nội dung và mức chi cụ thể cho Hội giảng,
Hội thi cấp tỉnh, cấp cơ sở theo khả
năng nguồn kinh phí của đơn vị, nhưng
không vượt quá các mức chi quy định cho Hội
giảng, Hội thi cấp quốc gia.
2.2.
Ngoài các nội dung chi và mức chi áp dụng theo Hội
giảng, Hội thi cấp quốc gia thì Hội giảng,
Hội thi cấp tỉnh, cấp cơ sở còn
được chi bồi dưỡng cho giáo viên, chuyên gia luyện
thi như sau:
a) Chi
bồi dưỡng giáo viên trong quá trình luyện thi tham gia
Hội giảng; chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện
thiết bị tham dự Hội thi cấp quốc gia: Mức
chi 50.000 đồng/người/ngày thực tế
luyện thi;
b) Chi
bồi dưỡng chuyên gia luyện thi cho giáo viên tham gia
Hội giảng, Hội thi cấp quốc gia: Mức chi 200.000đ/chuyên
gia/buổi thực tế luyện thi;
c)
Hỗ trợ tiền ăn cho người dự thi trong
những ngày tham gia Hội giảng, Hội thi cấp
quốc gia: Mức chi 40.000đ/ngày/người (tối
đa không quá 7 ngày).
2.3 Các
cơ sở dạy nghề ngoài công lập khi tham gia
Hội giảng, Hội thi cấp cấp tỉnh, chi phí theo quy định tại Thông
tư này do ngân sách địa phương bảo
đảm.
II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí
thực hiện:
1.1 Kinh phí Hội giảng giáo viên
dạy nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề
tự làm cấp Quốc gia do ngân sách Trung ương bảo đảm;
1.2 Kinh
phí Hội giảng, Hội thi cấp tỉnh do ngân sách tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương bảo
đảm;
1.3 Kinh phí Hội giảng, Hội thi
cấp cơ sở:
a) Đối
với cơ sở dạy nghề công lập tự bảo
đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên theo quy định tại Thông tư
số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính; chi phí Hội
giảng, Hội thi theo quy định được tính
vào chi phí hoạt động thường xuyên hợp lý của
đơn vị;
b) Đối
với cơ sở dạy nghề tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động theo quy
định, chi phí Hội giảng, Hội thi do ngân sách Nhà
nước bảo đảm, theo phân cấp chi ngân sách Nhà
nước hiện hành và được bố trí, thông báo
trong dự toán của đơn vị .
c) Đối
với cơ sở dạy nghề ngoài công lập: Được
áp dụng thực hiện các nội dung, mức chi quy
định trong thông tư này và các khoản chi phí Hội
giảng, Hội thi có hoá đơn, chứng từ hợp
pháp được tính vào chi
phí đào tạo hợp lý khi tính thuế thu nhập của
đơn vị.
1.4
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, các cơ quan,
đơn vị tổ chức Hội giảng, Hội thi
các cấp được phép huy động và sử
dụng kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác để
hỗ trợ cho Hội giảng, Hội thi.
2. Dự toán, quản
lý và sử dụng kinh phí:
- Việc
lập dự toán, cấp phát, quản lý và quyết toán kinh
phí chi cho các nội dung Hội giảng giáo viên dạy
nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề tự
làm thực hiện theo quy định của Luật ngân
sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật
hiện hành.
- Căn cứ vào nội dung,
mức chi Hội giảng, Hội thi quy định
tại Thông tư này; Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) lập
dự toán ngân sách Hội giảng, Hội thi cấp quốc
gia; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập
dự toán ngân sách Hội giảng, Hội thi cấp
tỉnh; các đơn vị tổ chức Hội
giảng, Hội thi cấp cơ sở và đơn vị
có thành viên tham gia Hội giảng, Hội thi xây dựng
dự toán ngân sách chi tiết Hội giảng, Hội thi trong
dự toán chi ngân sách của đơn vị gửi cơ
quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền
quyết định và giao dự toán ngân sách hàng năm cho
đơn vị theo quy định của Luật ngân sách
Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
Luật ngân sách Nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông
tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày
đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ánh về
Liên Bộ để kịp thời xem xét, bổ sung,
sửa đổi./.
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ
TRƯỞNG Nguyễn Lương Trào
|
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ
TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh
Tuấn |