Thông tư 69-TC/TCT của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 69-TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 69-TC/TCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/11/1991 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 69-TC/TCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 69-TC/TCT NGÀY 27-11-1991 HƯỚNG DẪN
VIỆC CHUYỂN CHẾ ĐỘ THU TIỀN NUÔI RỪNG SANG THU THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC SẢN PHẨM RỪNG TỰ NHIÊN
Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên do Hội đồng Nhà nước ban hành kèm theo lệnh số 34-LCT/HĐNN 8 ngày 9 tháng 4 năm 1990 và Nghị định số 06-HĐBT ngày 7 tháng 1 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Căn cứ Quyết định số 232-CT ngày 30 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên.
Sau khi trao đổi với Bộ Lâm nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên như sau:
Đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và xí nghiệp liên doanh) áp dụng như quy định tại Điều 3 điểm 2, Điều 4 Nghị định số 06-HĐBT ngày 7-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn tại Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7-2-1991 của Bộ Tài chính.
- Củi cánh nhánh khô do nhân dân ở những xã có rừng được phép thu nhặt để dùng, không nhằm mục đích kinh doanh.
- Củi cành nhánh khô thu gom ở những vùng được phép khai thác trắng hoặc để cải tạo rừng.
- Lâm sản khai thác trên vường rừng hoặc rừng trồng của các tổ chức, cá nhân, được Nhà nước giao đất trồng rừng.
Căn cứ tính thuế tài nguyên là số lượng lâm sản tự nhiên khai thác, giá tính thuế đơn vị lâm sản và thuế suất. Công thức tính thuế tài nguyên là:
Thuế tài nguyên
|
=
|
Số lượng lâm sản khai thác
|
x
|
Giá bán bình quân đơn vị lâm sản
|
x
|
Thuế suất (%)
|
Việc xác định số lượng lâm sản thực tế khai thác để tính thuế cần phải đối chiếu với hồ sơ kiểm tra khai thác lâm sản của tổ chức kiểm lâm nhân dân, đối với gỗ phải có lý lịch gỗ và đóng dấu búa kiểm lâm. Ngoài ra, riêng trường hợp các tổ chức cá nhân khai thác không thường xuyên (từng chuyến theo từng giấy phép) còn phải kiểm tra đối chiếu số lâm sản thực tế khai thác với số lượng chủng loại lâm sản được phép khai thác đã ghi trong giấy phép, kết quả kiểm tra phải lập thành biên bản, có chữ ký của cơ sở khai thác, của cán bộ trực tiếp kiểm tra và của lãnh đạo cơ quan trực tiếp thu thuế.
Nếu đơn vị khai thác lâm sản trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu, thì giá tính thuế là giá lâm sản thực tế xuất khẩu bằng ngoại tệ tại cửa khẩu (giá FOB) trong kỳ tính thuế, quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (-) chi phí hợp lý về vận chuyên lâm sản từ kho bán ra của đơn vị khai thác đến cửa khẩu, chi phí bảo quản đóng gói (nếu có) và hoa hồng của đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác).
Hợp đồng xuất khẩu và hoá đơn bán hàng phải ghi rõ số lượng, giá bán, cước phí vận chuyển và hoa hồng của đơn vị xuất khẩu (nếu có).
Từ những nguyên tắc trên, trong từng thời kỳ cụ thể, Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Vật giá Nhà nước - Lâm nghiệp sẽ quy định cung giá chuẩn tối thiểu tính thuế đối với những loại lâm sản chính để hướng dẫn thi hành.
Căn cứ khung giá chuẩn của Liên Bộ hướng dẫn, Cục thuế tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan Vật giá, Lâm nghiệp, quy định giá tính thuế cụ thể từng loại lâm sản khai thác phù hợp với giá thị trường địa phương, thông vbáo cho các tổ chức, cá nhân khai thác lâm sản thực hiện, đồng thời báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Lâm nghiệp chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì phải điều chỉnh lại giá tính thuế cho phù hợp với thực tế.
Trong khi Liên Bộ chưa quy định khung giá chuẩn, các cục thuế tỉnh, thành phố được tạm thời vận dụng công văn số 838-Tc/TCT của Bộ Tài chính để quy định giá tính thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên trên địa phương.
Các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam hiện đang cư trú trong nước khia thác lâm sản tự nhiên, thực hiện biểu thuế suất quy định tại Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7 tháng 2 năm 1991 của Bộ Tài chính như sau:
TT |
Tên tài nguyên |
Thuế suất (%) |
1 |
Gỗ tròn, trong đó: |
|
|
- Nhóm 1 |
40 |
|
- Nhóm 2 |
35 |
|
- Nhóm 3, 4 |
25 |
|
- Nhóm 5, 6, 7, 8 |
15 |
2 |
Gỗ trụ mỏ |
15 |
3 |
Gỗ làm nguyên liệu giấy (bồ đề, thông, mỡ) |
20 |
4 |
Gỗ làm cột buồm, cọc đáy |
20 |
5 |
Gỗ tràm, gỗ đước |
25 |
6 |
Gỗ cành, ngọn, củi |
5 |
7 |
Tre, nứa, vầu, lồ ô, giang, mai v.v... |
10 |
8 |
Đặc sản, dược liệu |
20 |
|
Riêng: |
|
|
- Trần hương |
40 |
|
- Ba kích, hồi, quế, sa nhân, thảo quả... |
25 |
|
- Các đặc sản có chu kỳ ngắn ngày đưới 1 năm như: sặt, đót v.v... |
7 |
9 |
Chim, thú rừng |
20 |
|
Riêng: chim thú lấy thị, xương, da làm thuốc như: Hổ, báo, gấu, sư tử, khỉ, hươu, nai v.v.. |
30 |
10 |
Các loại lâm sản, đặc sản khác 10 |
|
Về nguyên tắc, cơ sở khai thác lâm sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác (quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng)... Hàng năm, chậm nhất là 15 ngày của tháng đầu năm (đối với các cơ sở khai thác thường xuyên) có địa điểm cố định và chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động khai thác phải thực hiện đăng ký nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương tại nơi cơ sở khai thác lâm sản, cụ thể là:
Bản đâưng ký nộp thuế theo mẫu của cơ quan thuế quy định, lập thành 2 bản gửi cho cơ quan thuế. Nhận được tờ khai đăng ký nộp thuế, cơ quan thuế phải:
- Kiểm tra tài liệu kê khai, đối chiếu với giấy phép khai thác, tình hình thực tế hoạt động để xác nhận vào tờ khai: 1 bản trả lại cho cơ sở lưu giữ chứng minh đã làm thủ tục đăng ký, 1 bản cơ quan thuế giữ.
- Xử lý đối với các cơ sở kê khai không đúng quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên.
- Phân loại cơ sở, ghi các chỉ tiêu đăng ký vào sổ danh bạ theo đúng mã số của từng thành phần kinh tế.
- Phân công bố trí cán bộ quản lý thủ thuế phù hợp với quy mô và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của cơ sở.
- Thông báo dự kiến số thuế phải nộp, số kỳ hạn nộp thuế, vào đầu tháng 1 hàng năm (đối với cơ sở khai thác thường xuyên có địa điểm cố định) và vào trước ngày bắt đầu hoạt động khai thác (đối với cơ sở khai thác không thường xuyên).
Các cơ sở khai thác lâm sản đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nào thì phải thực hiện đầy đủ thủ tục nộp thuế tại cơ quan thuế đó. Thủ tục nộp quy định như sau:
- Kiểm tra tờ khai, đối chiếu với kết quả thực tế khai thác - Biên bản kiểm tra của cơ quan kiểm lâm, xác nhận vào tờ khai và chuyển cho bộ phận kế toán thuế.
- Xử lý các trường hợp kê khai không đúng quyết định của Điều 8 Pháp lệnh thuế tài nguyên.
- Tính thuế, lập sổ thuế, duyệt sổ thuế, thông báo nộp thuế cho cơ sở.
Đối với lâm trường quốc doanh được thực hiện chế độ tự nộp thuế do Bộ Tài chính quy định, đến kỳ hạn nộp thuế do cơ quan thuế quyết định, chủ động làm giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước tại cơ quan Kho bạc gần nhất. Do đó, thông báo nộp thuế phải ghi rõ: số thuế phát sinh kỳ này, số thuế đã tạm nộp, số thuế kỳ trước còn thiếu (hoặc đã nộp thừa), số thuế còn phải nộp và thời hạn nộp. Cơ sở phải nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn của cơ quan thuế thôg báo và ghi đúng mục lục ngân sách Nhà nước quy định.
b1- Các cơ sở khai thác không thường xuyên với số lượng lớn: về nguyên tắc các cơ sở này phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động khai thác và phải kê khai nộp thuế mỗi khi vận chuyển lâm sản ra khỏi lâm phận khai thác, thủ tục nộp thuế như sau:
- Khi đăng ký nộp thuế, thực hiện tạm nộp thuế. Số thuế tạm nộp bằng 70 - 80% số thuế tạm tính trên giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trong qúa trình khai thác, trước khi vận chuyển lâm sản ra ngoài lâm phận được phép khai thác, phải kê khai nộp thuế theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư này. Kê khai nộp thuế phải ghi rõ số thuế phải nộp đối với số lâm sản đã khai thác vận chuyển, số thuế đã tạm nộp, kèm theo biên bản kiểm tra của cơ quan kiểm lâm và giấy nộp tiền hoặc biên lai thu thuế, có xác nhận của cơ quan trực tiếp thu thuế.
- Kết thúc thời hạn được phép khai thác, cơ sở phải làm tờ khai nộp thuế để quyết toán nộp thuế với cơ quan thuế (mẫu số 2).
Tờ khai này phải tổng hợp kết quả khai thác, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp trong kỳ hạn khai thác ghi trong giấy phép. Nhận được tờ khai, cơ quan thuế phải:
+ Kiểm tra tờ khai, đối chiếu với: Các tờ khai của mỗi lần vận chuyển lâm sản mà cơ sở đã nộp và có xác nhận của cơ quan thuế, biên bản tổng hợp kiểm tra kết quả khai thác của cơ quan kiểm lâm, giấy phép khai thác; kèm theo giấy nộp tiền hoặc biên lai thu thuế về số thuế tạm nộp. Thực hiện xác nhận vào tờ khai nộp thuế của cơ sở.
+ Tính số thuế phải thu trong kỳ khai thác, trừ (-) số thuế đã tạm thu xác định số thuế còn phải thu và thông báo yêu cầu cơ sở phải nộp đủ thuế trưóc khi giải thể và vận chuyển lâm sản, tài sản ra ngoài lâm phận quản lý thu thuế.
Căn cứ vào thông báo nộp thuế, cơ sở làm giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc gần nhất, theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước quy định.
Trường hợp đặc biệt, cơ quan thuế có thể tổ chức trực tiếp thu thuế hoặc uỷ nhiệm thu. Khi thu thuế, phải sử dụng biên lai thu thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế phát hành (mẫu CTT07), ghi thành 3 liên: Liên 1 nộp cho cơ quan thuế, liên 2 cấp cho người nộp thuế, liên 3 lưu tại cuống biên lai. Trường hợp này thì cuối ngày hoặc định kỳ theo quy định đã thoả thuận giữa cơ quan thuế và Kho bạc Nhà nước, người thu thuế phải lập bảng kê thu tiền thuế kèm theo các biên lai thu thuế (liên 1), làm giấy nộp tiền bằng tiền mặt (nếu thu tiền mặt) hoặc bằng chuyển khoản (nếu thu séc chuyển khoản) nộp hết số thuế tài nguyên đã thu trong ngày (hoặc trong kỳ vào Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc gần nhất).
b2) Các cơ sở khai thác lâm sản quy mô nhỏ: gồm các loại tre, nứa, giang, vầu, măng, cỏ tranh, củi, chim muông nhỏ thì cơ quan thuế phối hợp với cơ quan kiểm lâm, bộ đội biên phòng, Uỷ ban nhân dân các cấp v,v,, quy định các luồng ra vào cửa rừng, bố trí cán bộ thu thuế bên cạnh các trạm kiểm lâm nhân dân để phối hợp với việc kiểm soát khai thác, vận chuyển và trực tiếp thu thuế tài nguyên đối với từng đối tượng khai thác trước khi vận chuyển lâm sản ra khỏi lâm phận. Khi thu thuế, phải sử dụng biên lai thu thuế tài nguyên do Tổng cục thuế phát hành (mẫu CTT07) và thực hiện đúng thủ tục như trường hợp trực tiếp thu thuế dã quy định tại điểm b1 phần này.
- Giấy nộp tiền hoặc biên lai thu thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế phát hành, đã đóng dấu của cơ quan thu thuế, chữ ký và ghi rõ họ tên của người thu thuế.
- Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành. Hoá đơn phải ghi rõ số lượng, chủng loại lâm sản, giá bán lâm sản và số thuế tài nguyên đã nộp.
Trường hợp lâm sản là gỗ tròn thì còn phải có lý lịch gỗ và dấu búa kiểm lâm.
Việc tịch thu lâm sản phải lập biên bản công khai, có chữ ký của người bị tịch thu, của cán bộ trực tiếp kiểm tra và lãnh đạo cơ quan ra quyết định tịch thu. Biên bản lập thành 3 bản: một bản gửi cơ quan trực tiếp thu thuế, một bản giao cho người bị tịch thu lâm sản, một bản do đơn vị lập biên bản giữ.
Căn cứ vào biên bản tịch thu, cơ quan quyết định tịch thu lâm sản phải làm "phiếu nhập hàng tạm giữ và tịch thu", theo mẫu CTT21 do Bộ Tài chính phát hành, gồm 3 liên: Liên 1 thủ kho lưu, liên 2 giao cho người giao hàng, liên 3 chuyển kế toán ghi số hàng tạm giữ tịch thu và phải thực hiện bảo quản theo chế độ chung của Nhà nước quy định.
Những lâm sản tịch thu, chỉ được xuất kho khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Tiền bán hàng lâm sản tịch thu sau khi bù đắp chi phí vận chuyển, bảo quản hợp lý, tuỳ tính chất vụ việc được trích từ 1-15% theo quy định tại Điều 39, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính để thưởng cho các tổ chức và cá nhân có công phát hiện, bắt giữ lâm sản khai thác trái phép; số còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Cơ quan ra quyết định xử lý lâm sản trái phép quyết định tỷ lệ thưởng cụ thể cho từng vụ việc.
- Thực hiện kế toán kịp thời số thuế tài nguyên đã thu theo từng cơ sở khai thác, từng ngành nghề khai thác theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước quy định.
- Hàng tháng, tổng hợp báo cáo két quả thu thuế tài nguyên trên dịa bàn (kể cả tiền bán hàng tịch thu hạch toán riêng) lên cơ quan thuế cấp trên, sau khi đã kiểm tra đối chiếu với số thu ở kho bạc cùng cấp theo chế độ báo cáo của Bộ Tài chính.
- Kiểm tra việc sử dụng, thanh toán, quyết toán biên lai thu thuế tài nguyên với cơ quan thuế cấp trên theo chế độ quản lý kế toán ấn chỉ của Bộ Tài chính.
- Quyết toán số thuế tài nguyên do cơ quan thuế trực tiếp thu và số đã nộp ngân sách Nhà nước cuối mỗi tháng, quý, năm chậm nhất sau 15 ngày kết thúc năm. Nghiêm cấm việc toạ chi, biển thủ tiền thuế.
Căn cứ Điều 12 pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước, Điều 14, 15 Nghị định số 06/HĐBT ngày 7 tháng 1 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưỏng về thuế tài nguyên và Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7 tháng 2 năm 1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành, thì các tổ chức, cá nhân khai thác lâm sản được xét giảm miễn thuế tài nguyên trong các trường hợp sau:
Riêng nhân dân các dân tộc ở vùng núi cao hẻo lánh, mới được tổ chức định canh định cư và xây dựng điểm dân cư mới ở các xã có rừng tự nhiên, được cấp giấy phép khai thác lâm sản để sử dụng trong gia đình, không có tính chất kinh doanh có thể được xét miễn thuế tài nguyên.
Thẩm quyền xét giảm miễn thuế; Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) xét giảm, miễn thuế trong trưòng hợp 1 (bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ); uỷ quyền cho Cục thuế tỉnh - thành phố xét, quyết định giảm thuế trong trường hợp 2 (nhân dân ở các xã có rừng tự nhiên).
Thủ tục xét giảm miễn thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/TC-TCT ngày 7 tháng 2 năm 1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyen.
Để bảo đảm thi hành đúng Pháp lệnh thuế tài nguyên trong hoạt động khai thác lâm sản. Cơ quan thuế cần phải thực hiện đầy đủ những biện pháp quản lý thu thuế sau đây:
- Nắm nguồn tài nguyên lâm sản trên địa bàn, đặc biệt là những nguồn lâm sản chủ yếu, loại lâm sản quan trọng về: trữ lượng, khả năng khai thác, vùng trọng điểm để tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và thu thuế.
- Tổ chức đăng ký nắm toàn bộ các đối tượng hoạt động khai thác từng loại lâm sản trên địa bản (lâm trường quốc doanh, tổ chức kinh tế tập thể, lực lượng vũ trang, sơn tràng, tổ chức và cá nhân khác v.v...), các phương thức khai thác của từng đối tượng để bố trí cán bộ thu thuế phù hợp với quy mô, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của cơ sở và chống thất thu về đối tượng nộp thuế.
- Đối với Uỷ ban nhân dân, quy định các luồng ra vào cửa rừng, thành lập các trạm kiểm soát liên ngành, gồm: cơ quan kiểm lâm, bộ đội biên phòng, thuế.Trong đó, lực lượng chủ yếu là cơ quan kiểm lâm, để kiểm tra việc chấp hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát việc khai thác vận chuyển lâm sản và kết hợp quản lý thu thuế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ sở khai thác lâm sản, các ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Kèm theo thông tư này có các mẫu quy định về đăng ký kê khai nộp thuế và đơn đề nghị giảm, miễn thuế tài nguyên.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ngày..... tháng...... năm....
ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ VỀ KHAI THÁC LÂM SẢN
- Tên cơ sở khai thác:............
- Họ tên chủ hộ hoặc giám đốc cơ sở khai thác:..........
- ngành (nghề) khai thác (ví dụ gỗ, săn thú):...........
- Địachỉ cơ sở:.................
- Nơi mở tài khoản .... Số hiệu tài khoản:............
- Địa điểm khai thác:...............
- Giấy phép khai thác số .... ngày:...........
- Cơ quan cấp giấy phép:......................
- Tổng số vố SXKD..........đ trong đó nguồn vốn NS ....đ
+ Vốn cố định ................................................................đ
+ Vốn lưu động................................................................đ
- Tổng số lao động ..................... người............................
Trong đó: lao động thuê ngoài ............................................
- Nghề kinh doanh chính................................................
- Thời gian bắt đầu khai thác ... ngày.... tháng.... năm....
-Thời gian dự kiến khai thác: ngày..... tháng...... năm .......
- Số lượng,chủng loại lâm sản được phép khai thác ............
- Giá bán lâm sản b/q năm ...............................................
- Thuế suất..........................................................................
- Dự kiến tổng doanh thu năm ...............................................
- Mức thuế phải nộp dự kiến 1 năm...............................................
Cơ sở chúng tôi xin đăng ký nộp thuế từ ngày .... tháng...... năm....... và chịu trách nhiệm về những kê khai trên đây là đúng sự thật; chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của cơ sở quy định trong Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Xác nhận của cơ quan thuế |
Ý kiến nhận xét của cán bộ thuế quản lý |
Giám đốc |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ngày.... tháng.....năm....
TỜ KHAI NỘP THUẾ KHAI THÁC LÂM SẢN
Tháng.... (hoặc quý)..... năm......
(Áp dụng cho các hộ nộp thuế theo kê khai)
- Tên cơ sở khai thác (hoặc chủ hộ):.........
- Địa chỉ trụ sở chính:...............
- Nơi mở tài khoản ..... Số hiệu tài khoản:...............
- Địa điểm khai thác:.............
Số TT |
Chỉ tiêu tính thuế |
Kê khai của |
Kiểm tra của |
1 |
Số lượng từng lợi lâm sản khai thác |
|
|
2 |
Giá tính thuế từng loại lâm sản |
|
|
3 |
Tài nguyên phát sinh trong kỳ |
|
|
4 |
Số thuế tài nguyên nộp thừa (+) |
|
|
5 |
Số thuế tài nguyên đượcgiảm (nếu có quyết định của cơ quan thuế) |
|
|
6 |
Tổng số thuế phải nộp trong kỳ |
|
|
7 |
Số thuế đã nộp đến .... (áp dụng cho quyết toán quý, năm) |
|
|
Tổng số thuế phải nộp (viết bằng chữ).........................................................
Xin cam đoan tài liệu, số liệu trên đây là đúng sự thực, nếu không đúng cơ sở xin chịu xử lý theo quy định của pháp lệnh thuế.
Ngày...tháng...năm duyệt của thủ trưởng cơ quan thuế |
Xác nhận của cán bộ thuế |
Kế toán trưởng |
Giám đốc |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢM (HOẶC MIỄN) THUẾ
Kính gửi:...............................
- Tên cơ sở khai thác lâm sản:......
- Địa chỉ trụ sở chính:...............
- Nơi mở tài khoản ..... Số hiệu tài khoản:............
- Đặc điểm khai thác:...............
Đề nghị cơ quan thuế xét giảm (hoặc miễn) thuế cho cơ sở chúng tôi trong thời gian
- Tổng số thuế tài nguyên phải nộp:...........
- Số thuế đề nghị giảm (hoặc miễn):...........
- Lý do xin giảm (hoặc miễn) thuế...........
+..............
+...............
+................
Các tài liệu giải trình xin giảm (hoặc miễn) thuế kèm theo gồm có:
1-................
2-................
3- ...............
v.v....
Xin cam đoan các tài liệu trên đây là đúng sự thật, nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện không đúng cơ sở xin chịu phạt theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Kế toán trưởng |
Giám đốc (chủ hộ) |