Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 52-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế lợi tức bổ sung
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 52-TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 52-TC/TCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 08/11/1991 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 52-TC/TCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 52-TC/TCT NGÀY 08-11-1991
HƯỚNG DẪN THUẾ LỢI TỨC BỔ SUNG
Căn cứ Điều 10 Luật
thuế lợi tức, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 282B-HĐNN 8 quy định
thuế suất thuế lợi tức bổ sung là 20% áp dụng đối với phần lợi tức chịu thuế
hàng tháng trên sáu triệu của hộ tư nhân kinh doanh.
Để thực hiện quy định trên được thống nhất trong cả nước, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
1. Về đối tượng áp dụng thuế suất thuế lợi tức bổ sung
Theo Nghị quyết số 16 của Bộ chính trị giữa năm 1988 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và theo Nghị định số 27-HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân thì các đơn vị thuộc kinh tế cá thể, tư nhân được phát triển dưới các hình thức: hộ cá thể, hộ tiểu chủ và xí nghiệp tư bản sản xuất công nghiệp (gọi tắt là xí nghiệp tư doanh). Hộ tiểu chủ là đơn vị kinh tế mà chủ hộ vừa là người có vốn sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp hoặc đóng vai trò chính về kỹ thuật và tự điều hành sản xuất - kinh doanh, vừa có thuê mướn lao động. xí nghiệp tư doanh là xí nghiệp do một hoặc nhiều nhà tư sản dân tộc cũng góp vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh dưới hình thức xí nghiệp tư doanh, công ty tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp kinh doanh với quy mô không hạn chế và có thuê mướn lao động.
Việc quy định thuế suất thuế lợi tức bổ sung là nhằm điều tiết cho ngân sách một phần thu nhập của những hộ tư nhân kinh doanh có thu nhập quá cao nhằm góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Do đó, đối tượng chịu thuế lợi tức bổ sung không phụ thuộc vào hình thức tên gọi mà áp dụng đối với hộ tiểu chủ và cả đối với xí nghiệp tư doanh thực chất chỉ có một chủ xí nghiệp, có thuê mướn nhân công thuộc mọi ngành kinh tế: sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ (không áp dụng đối với các tổ chức kinh tế là xí nghiệp tư doanh hoạt động dưới hình thức công ty tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tư doanh gồm nhiều chủ hộ góp vốn và chia lãi).
2. Về lợi tức chịu thuế lợi tức bổ sung:
- Theo Điều 6 Luật thuế lợi tức, căn cứ tính thuế là tổng số lợi tức chịu thuế cả năm (không phân biệt hoạt động chính, phụ, thường xuyên, không thường xuyên). Do đó lợi tức chịu thuế hàng tháng phải chịu thuế lợi tức bổ sung là lợi tức chịu thuế bình quân tháng từ tổng số lợi tức chịu thuế cả năm nếu có lợi tức chịu thuế bình quân tháng) trên 6 triệu đồng và được tính cụ thể theo thời gian thực tế có hoạt động của từng ngành nghề (mang tính chất thường xuyên hay thời vụ).
3. Về phương pháp thu thuế lợi tức bổ sung:
Theo các Điều 13, 14 Luật thuế lợi tức và Điều 10 Nghị định số 353-HĐBT ngày 02 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế lợi tức theo phương pháp khoán, hàng tháng phải làm tờ khai nộp thuế lợi tức và được tạm nộp thuế lợi tức theo quy định của cơ quan thuế. Cuối năm phải quyết toán và thanh toán thuế lợi tức với cơ quan thuế. Do đó, thuế lợi tức bổ sung cần được cân nhắc, xem xét tạm thu hàng tháng đối với các cơ sở có lợi tức cao và tương đối ổn định ở mức này. Cần tránh tình trạng cơ sở chỉ có một số ít tháng lợi tức chịu thuế tương đối cao, có tạm nộp thuế lợi tức bổ sung, trong những tháng này nhưng thực tế, tính bình quân trong cả năm thì lợi tức chịu thuế thấp, phải hoàn lại thuế lợi tức bổ sung đã tạm nộp.