Thông tư 52/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 52/2006/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 52/2006/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/06/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - Ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc. Theo đó, trường hợp Bộ Tài chính có văn bản thông báo mức thuế suất thuế nhập khẩu tại nước xuất khẩu để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục ST của nước xuất khẩu đó nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam hoặc mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu, tùy theo mức thuế suất nào cao hơn thì áp dụng. Trường hợp Bộ Tài chính không có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục ST của nước xuất khẩu đó nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế suất MFN. Nếu doanh nghiệp chọn áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá thì khi nhập khẩu chi tiết hoặc cụm chi tiết không đồng bộ, doanh nghiệp phải áp dụng chung một mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục các chi tiết hoặc cụm chi tiết nhập khẩu mặc dù trong danh mục có những chi tiết đủ điều kiện áp dụng theo mức thuế suất ACFTA. Trường hợp doanh nghiệp chọn áp dụng mức thuế suất ACFTA thì những chi tiết hoặc cụm chi tiết không đồng bộ có đủ điều kiện áp dụng theo mức thuế suất ACFTA thì được áp dụng theo mức thuế suất ACFTA, những chi tiết và cụm chi tiết còn lại áp dụng theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường. Khi nhập khẩu bộ linh kiện ôtô dạng CKD, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được áp dụng mức thuế suất ACFTA theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô quy định tại Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 01/01/2006.
Xem chi tiết Thông tư 52/2006/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 52/2006/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/2006/TT-BTC NGÀY 12
THÁNG 06 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ SUẤT
THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐàI ĐẶC BIỆT CỦA
VIỆT
HÀNG HÓA ASEAN-TRUNG QUỐC
Căn cứ Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số
149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị
định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị
định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Căn cứ Hiệp
định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp
định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa (viết tắt là Hiệp định
Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc), ký ngày 29 tháng
11 năm 2004 tại Lào và Biên bản ghi nhớ giữa Việt
Nam và Trung Quốc về một số vấn đề
trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa
ASEAN-Trung Quốc, ký ngày 18 tháng 7 năm 2005 tại Trung Quốc,
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10
năm 2005;
Căn cứ ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
công văn số 216/VPCP-QHQT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt
I. PHẠM VI VÀ
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1. Hàng hóa nhập khẩu để được
áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để
thực hiện Hiệp định Thương mại
Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (sau đây viết tắt là mức
thuế suất ACFTA của Việt Nam) do Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành phải
đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc Danh mục hàng hóa và thuế suất
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành (sau đây viết tắt là Danh mục
ACFTA của Việt Nam)
b) Được nhập khẩu vào Việt
- Bru-nây Đa-ru-sa-lam;
- Vương quốc Cam-pu-chia;
- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;
- Ma-lay-xi-a;
- Liên bang My-an-ma;
- Cộng hoà Phi-líp-pin;
- Cộng hoà Sing-ga-po;
- Vương quốc Thái lan; và
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
c) Được vận chuyển thẳng từ
nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp định
Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc đến Việt
Nam, quy định tại Quyết định số
1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 và Quyết định số
09/2006/QĐ-BTM ngày 24/02/2006 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại.
d) Thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa
ASEAN - Trung Quốc, được xác nhận bằng Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN- Trung Quốc
(sau đây viết tắt là C/O - Mẫu E), quy định tại
Mục III của Thông tư này, trừ hàng hoá nhập khẩu
có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì
không phải có C/O - Mẫu E.
e) Thuộc danh mục cắt giảm thuế
thông thường (danh mục NT) hoặc danh mục cắt
giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm
(danh mục EHP) của nước xuất khẩu để
thực hiện Hiệp định Thương mại
Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc được xác định tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả
hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong
nước được áp dụng mức thuế suất
ACFTA của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành phải thỏa mãn các điều kiện quy định
tại điểm (a) và (d), khoản 1, Mục I của
Thông tư này.
3. Hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều
kiện (a), (b), (c) và (d), khoản 1, Mục I của Thông
tư này nhưng thuộc danh mục nhạy cảm (danh mục
ST) của nước xuất khẩu được xác
định tại Phụ lục I của Thông tư này,
thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng
được quy định tại khoản 2, Mục II
của Thông tư này.
II. THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ÁP DỤNG
1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu
áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều
kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, Mục
I của Thông tư này là mức thuế suất ACFTA của
Việt Nam cho từng năm được quy định
tại Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định Thương
mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành.
Ví dụ 1: mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa
0904.20.10) có thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi hiện hành (thuế suất MFN) quy định tại
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là 30% và thuế
suất ACFTA của Việt Nam là 25% theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục
I của Thông tư này, ớt khô thuộc danh mục NT của
Trung Quốc. Như vậy, thuế suất thuế nhập
khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập khẩu từ
Trung Quốc là mức thuế suất ACFTA của Việt
Nam (25%) nếu thỏa mãn các điều kiện quy định
tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.
Ví dụ 2: mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa
0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA
của Việt
2. Mức thuế
suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa nhập
khẩu thỏa mãn các điều kiện quy định tại
khoản 3, Mục I của Thông tư này được quy
định như sau:
a) Trường hợp Bộ Tài chính có
văn bản thông báo mức thuế suất thuế nhập
khẩu tại nước xuất khẩu để thực
hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa
ASEAN-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là mức thuế
suất ACFTA của nước xuất khẩu) đối
với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục ST của
nước xuất khẩu đó nhỏ hơn hoặc bằng
10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng
là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam hoặc mức
thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu,
tùy theo mức thuế suất nào cao hơn thì áp dụng.
Ví dụ 3: mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa
0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA
của Việt
b) Trường hợp Bộ Tài chính không có
văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của
nước xuất khẩu đối với hàng hoá nhập
khẩu thuộc danh mục ST của nước xuất
khẩu đó nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì thuế
suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế
suất MFN.
Ví dụ 4: mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa
0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA
của Việt
3. Trường hợp mức thuế suất
MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi được điều
chỉnh thấp hơn so với mức thuế suất
ACFTA được áp dụng (mức thuế suất ACFTA
của Việt Nam hoặc mức thuế suất ACFTA của
nước xuất khẩu) thì mức thuế suất thuế
nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức
thuế suất MFN.
Ví dụ 5: mặt hàng thép tấm và thép lá có
hàm lượng carbon dưới 0,6% trọng lượng
(mã hàng hóa 7208.38.10) có thuế suất MFN là 0% và thuế suất
ACFTA của Việt Nam là 5% theo quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của
Thông tư này, mặt hàng này thuộc danh mục NT của
Trung Quốc. Như vậy, thuế suất thuế nhập
khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập khẩu từ
Trung Quốc là mức thuế suất MFN (0%).
Ví dụ 6: mặt hàng thép tấm và thép lá có
hàm lượng carbon dưới 0,6% trọng lượng
(mã hàng hóa 7208.38.10) có thuế suất MFN là 0% và thuế suất
ACFTA của Việt Nam là 5% theo quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của
Thông tư này, mặt hàng này thuộc danh mục ST của
Phi-líp-pin, đồng thời Bộ Tài chính có văn bản
thông báo mức thuế suất ACFTA của Phi-líp-pin đối
với mặt hàng này là 3%. Như vậy, thuế suất
thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập
khẩu từ Phi-líp-pin là mức thuế suất MFN (0%).
Ví dụ 7: mặt hàng thép tấm và thép lá có
hàm lượng carbon dưới 0,6% trọng lượng
(mã hàng hóa 7208.38.10) có thuế suất MFN là 0% và thuế suất
ACFTA của Việt Nam là 5% theo quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của
Thông tư này, mặt hàng này thuộc danh mục ST của
Ma-lay-xi-a, đồng thời Bộ Tài chính có văn bản
thông báo mức thuế suất ACFTA của Ma-lay-xi-a đối
với mặt hàng này là 7%. Như vậy, thuế suất
thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập
khẩu từ Ma-lay-xi-a là mức thuế suất MFN (0%).
4. Các bước thao tác cơ bản để
tra cứu các mức thuế suất thuế nhập khẩu
áp dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản
3, Mục II của Thông tư này được hướng
dẫn chi tiết tại Phụ lục II của Thông
tư này.
5. Hàng hoá do doanh nghiệp nhập khẩu
để sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ
khí, điện, điện tử vừa đủ điều
kiện để áp dụng mức thuế suất ACFTA, vừa
đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất
thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa
hoá theo các quy định hiện hành thì doanh nghiệp có thể
lựa chọn một trong hai cách là thực hiện chính
sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá hoặc
theo thuế suất ACFTA, cụ thể như sau:
Nếu doanh nghiệp chọn áp dụng mức
thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá thì
khi nhập khẩu chi tiết hoặc cụm chi tiết
không đồng bộ, doanh nghiệp phải áp dụng
chung một mức thuế suất theo tỷ lệ nội
địa hoá cho toàn bộ danh mục các chi tiết hoặc
cụm chi tiết nhập khẩu mặc dù trong danh mục
có những chi tiết đủ điều kiện áp dụng
theo mức thuế suất ACFTA.
Trường hợp doanh nghiệp chọn áp
dụng mức thuế suất ACFTA thì những chi tiết
hoặc cụm chi tiết không đồng bộ có đủ
điều kiện áp dụng theo mức thuế suất
ACFTA thì được áp dụng theo mức thuế suất
ACFTA; những chi tiết và cụm chi tiết còn lại áp
dụng theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất
thông thường.
6. Thuế suất ACFTA áp dụng đối
với các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ
nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm cơ
khí, điện, điện tử được thực
hiện như sau:
Các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện
(cụm linh kiện) rời đồng bộ có C/O- Mẫu
E được áp dụng mức thuế suất ACFTA của
mặt hàng nguyên chiếc nếu thoả mãn các điều
kiện về áp dụng mức thuế suất ACFTA quy
định tại Mục I của Thông tư này. Các chi tiết,
linh kiện rời còn lại không có C/O- Mẫu E áp dụng
mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông
thường quy định cho mặt hàng nguyên chiếc.
Doanh nghiệp phải xuất trình một hoặc
nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho
các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh
kiện) có C/O -Mẫu E để đề nghị áp dụng
mức thuế suất ACFTA.
Việc áp dụng mức thuế suất
ACFTA được thực hiện tại thời điểm
tính thuế theo quy định của của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục
quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải
quan được thực hiện theo quy định hiện
hành.
Nguyên tắc phân loại linh kiện rời
đồng bộ và không đồng bộ được
thực hiện theo Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày
29/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi, Biểu thuế xuất khẩu và các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
7. Khi nhập khẩu bộ linh kiện ôtô dạng
CKD, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được áp
dụng mức thuế suất ACFTA theo từng linh kiện,
phụ tùng ô tô quy định tại Danh mục hàng hóa và
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành. Các điều kiện
để được áp dụng mức thuế suất
ACFTA được quy định tại Mục I của
Thông tư này.
8. Thuế suất ACFTA áp dụng cho hàng hoá
gia công trong khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường
trong nước là mức thuế suất ACFTA của Việt
Nam đối với mặt hàng gia công nhập khẩu được
quy định trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt
Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành.
9. Trường hợp người khai hải
quan chưa xuất trình C/O - Mẫu E tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nhưng
hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều kiện
khác quy định tại Mục I của Thông tư này:
a) Nếu đối tượng nộp thuế
lô hàng chấp hành tốt pháp luật về thuế, quy định
tại Phần C Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu thì được tính thuế theo
mức thuế suất ACFTA theo cam kết và kê khai của
người khai hải quan.
Trường hợp không xuất trình được
C/O - Mẫu E theo đúng quy định về thời hạn
nêu tại điểm (b), khoản 5, Mục III của Thông
tư này thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử
phạt vi phạm theo quy định hiện hành.
b) Nếu đối tượng nộp thuế
lô hàng chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế,
quy định tại Phần C Thông tư số
113/2005/TT-BTC ngày
III. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O)
VÀ KIỂM TRA
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
1. Các quy tắc để hàng hoá được
công nhận là có xuất xứ ASEAN-Trung Quốc được
quy định tại Quy chế cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá Mẫu E của Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003
và Quyết định số 09/2006/QĐ-BTM ngày 24/02/2006 và
các quyết định khác có liên quan của Bộ trưởng
Bộ Thương mại.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải
có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký
và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp
C/O - Mẫu E của các nước thành viên của Hiệp
định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc sau
đây cấp:
- Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Ngoại
giao và Ngoại thương;
- Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ
Thương mại;
- Tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a là Bộ
Thương mại;
- Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ
Thương mại;
- Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại
thương và Công nghiệp;
- Tại Liên bang My-an-ma là Bộ Thương
mại;
- Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài
chính;
- Tại Cộng hòa Sing-ga-po là Cơ quan Hải
quan;
- Tại Vương quốc Thái lan là Bộ
Thương mại; và
- Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
là Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và
Kiểm dịch.
3. C/O - Mẫu E cho hàng hoá của khu phi thuế
quan nhập khẩu vào thị trường trong nước
phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu
chữ ký và con dấu chính thức do cơ quan có thẩm
quyền được Bộ Thương mại uỷ
quyền cấp C/O - Mẫu E.
4. C/O - Mẫu E có giá trị hiệu lực
trong vòng 04 tháng kể từ ngày được cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu là thành
viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa
ASEAN-Trung Quốc cấp. Trong trường hợp hàng hóa nhập
khẩu đi qua lãnh thổ của một hoặc nhiều
nước không phải là thành viên của Hiệp định
Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc theo các quy định
tại Quy tắc 8 (c), Phụ lục 1 của Quyết
định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ Thương mại, thời hạn có
giá trị hiệu lực của C/O - Mẫu E sẽ
được kéo dài thành 06 tháng.
5. Quy định về việc xuất trình
C/O - Mẫu E:
a) Thời điểm xuất trình C/O - Mẫu
E cho cơ quan Hải quan là thời điểm đăng
ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.
b) Trường hợp chưa xuất trình được
C/O - Mẫu E tại thời điểm đăng ký tờ
khai hải quan, nếu có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng
Hải quan quyết định
gia hạn thời gian nộp C/O - Mẫu E trong thời hạn
không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan.
c) Trường hợp xuất trình C/O - Mẫu
E theo đúng quy định về thời hạn nêu tại
điểm (a) hoặc (b), khoản 5, Mục III của
Thông tư này nhưng C/O đó đã hết giá trị hiệu
lực, nếu có lý do chính đáng như bất khả
kháng hoặc có những lý do xác đáng khác ngoài phạm vi kiểm
soát của nhà xuất khẩu thì Chi cục trưởng Hải
quan quyết định việc chấp nhận C/O đó bằng
văn bản.
6. Trong trường hợp có sự nghi ngờ
về tính trung thực và chính xác của C/O - Mẫu E thì
cơ quan Hải quan có quyền:
a) Yêu cầu kiểm tra lại C/O - Mẫu E:
cơ quan Hải quan sẽ gửi yêu cầu tới cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất
xứ này của nước xuất khẩu để
đề nghị xác nhận.
b) Đình chỉ việc áp dụng mức
thuế suất ACFTA và tạm thu theo mức thuế suất
MFN hoặc thuế suất thông thường. Yêu cầu
người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu
có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ
ASEAN-Trung Quốc trong thời hạn chậm nhất không
quá 365 ngày kể từ ngày C/O - Mẫu E được nộp
cho cơ quan Hải quan. Khi có đủ tài liệu chứng
minh đúng là hàng có xuất xứ ASEAN-Trung Quốc, cơ
quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục
thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản
chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức
thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường
và số tiền thuế tính theo mức thuế suất
ACFTA quy định tại Mục II của Thông tư này.
Trong thời gian chờ kết quả kiểm
tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ
tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập
khẩu thông thường.
Quy trình và thủ tục yêu cầu kiểm
tra lại được thực hiện theo quy định
tại Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất
xứ Mẫu E của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 và Quyết
định số 09/2006/QĐ-BTM ngày 24/02/2006 và các quyết
định khác có liên quan của Bộ trưởng Bộ
Thương mại.
IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Những hàng hóa thuộc các tờ khai hải
quan hàng nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải
quan kể từ ngày 01/01/2006 đến trước ngày có
hiệu lực thi hành của Thông tư này, đã tính thuế
nhập khẩu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế
suất thông thường, được nộp bổ
sung C/O - Mẫu E và các chứng từ liên quan khác để
làm căn cứ tính lại số thuế nhập khẩu
phải nộp và hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của Thông
tư này.
Hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu
bao gồm:
- Công văn của đối tượng nộp
thuế yêu cầu hoàn lại phần chênh lệch giữa
số thuế nhập khẩu đã nộp và số thuế
tính theo mức thuế suất ACFTA được hưởng
theo quy định tại Thông tư này (bản chính).
- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu
đã làm thủ tục hải quan (bản sao y bản
chính).
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hoá C/O - Mẫu E, quy định tại Mục III của
Thông tư này (bản chính).
- Chứng từ nộp thuế nhập khẩu
(bản sao y bản chính).
- Hợp đồng nhập khẩu (bản
sao y bản chính).
- Hợp đồng ủy thác, nếu là nhập
khẩu ủy thác (bản sao y bản chính)
- Bảng kê danh mục tài liệu của hồ
sơ yêu cầu xét hoàn thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế
nhập khẩu nêu trên không muộn hơn ngày 31 tháng 10 năm
2006.
Cục Hải quan địa phương có
trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ để kiểm
tra, xem xét hoàn thuế nhập khẩu cho các đối
tượng theo đúng quy định.
Cục Hải quan địa phương kiểm
tra, xử lý số tiền thuế được hoàn theo
trình tự: Khấu trừ vào tiền thuế, tiền phạt,
các khoản thu khác mà đối tượng nộp thuế
còn nợ ngân sách; Bù trừ vào tiền thuế, các khoản
thu khác của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu lần
sau liền kề theo đề nghị của đối
tượng nộp thuế; Hoàn trả từ ngân sách Nhà
nước.
Trong trường hợp hoàn trả từ
ngân sách Nhà nước thì Cục Hải quan địa
phương đề nghị Bộ Tài chính (Vụ ngân
sách Nhà nước) trực tiếp hoàn lại số tiền
thuế cho đối tượng được hoàn theo
quyết định hoàn thuế của Cục Hải quan
địa phương.
2. Các quy định về căn cứ tính
thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ
miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế (trừ
các quy định hoàn thuế quy định tại khoản
1, Mục IV của Thông tư này), truy thu thuế, khiếu
nại, xử lý vi phạm và các quy định khác thực
hiện theo các quy định của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan và các
văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Trường hợp có thay đổi đối
với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của
các nước ASEAN và Trung Quốc ban hành để thực
hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá
ASEAN-Trung Quốc hoặc do những lý do khác làm thay đổi
Phụ lục I của Thông tư này hoặc làm ảnh
hưởng đến quyền được áp dụng
mức thuế suất ACFTA của Việt Nam quy định
tại Mục II của Thông tư này, Bộ Tài chính sẽ có hướng
dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ
thể.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các tờ
khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với
cơ quan Hải quan kể từ ngày
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh
kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn
bổ sung cho phù hợp.
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
(đã
ký)
Trương
Chí Trung
PHỤ LỤC I
BẢNG SO SÁNH GIỮA DANH MỤC HÀNG HÓA CỦA
VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN-TRUNG QUỐC VỚI DANH MỤC
NT, DANH MỤC EHP VÀ DANH MỤC ST CỦA CÁC NƯỚC
ASEAN-TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2006/TT-BTC
ngày
hướng dẫn thực hiện
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt
để thực hiện Hiệp định Thương
mại Hàng hóa ASEAN- Trung Quốc)
I. Giải thích
Phụ lục
1. Cột số
thứ tự (1) và số (2): Mã hàng hóa và mô tả hàng hóa của
các mặt hàng trong Danh mục ACFTA của Việt
2. Cột có số thứ tự từ (3)
đến (12): danh mục NT, danh mục EHP, danh mục ST
tương ứng của nước xuất khẩu:
- BN: |
Bru-nây Đa-ru-sa-lam. |
- KH: |
Vương quốc
Cam-pu-chia. |
- ID: |
Cộng hoà In-đô-nê-xi-a |
- LA: |
Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào |
- MY: |
Ma-lay-xi-a |
- MM: |
Liên bang My-an-ma |
- PH: |
Cộng hoà Phi-líp-pin |
- SG: |
Cộng hoà Sing-ga-po |
- TH: |
Vương quốc Thái
lan |
- CN: |
Trung Quốc |
- Ô có ký hiệu (-): hàng nhập khẩu thuộc
danh mục NT hoặc danh mục EHP của nước xuất
khẩu tương ứng. Thuế suất thuế nhập
khẩu áp dụng cho hàng nhập khẩu này là mức thuế
suất ACFTA của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành nếu thỏa mãn các điều kiện quy
định tại khoản 1, Mục I của Thông tư
này .
- Ô có ký hiệu (ST): hàng nhập khẩu thuộc
danh mục ST của nước xuất khẩu
tương ứng. Thuế suất thuế nhập khẩu
áp dụng cho hàng nhập khẩu này được quy
định tại khoản 2, Mục II của Thông tư
này.
II. Ví dụ minh
họa
Mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa 0904.20.10) có thuế
suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA của Việt
Danh mục ACFTA của Việt |
Danh mục NT, Danh mục EHP, hoặc Danh mục
ST tương ứng của các
nước xuất khẩu |
||||||||||
Mã HS |
Mô tả hàng hoá |
BN |
KH |
ID |
LA |
MY |
MM |
PH |
SG |
TH |
CN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
0904.20.10 |
Ớt khô |
- |
- |
- |
ST |
- |
ST |
ST |
- |
- |
- |
- Cột có ký hiệu (-) gồm có các cột số thứ tự (3), (4), (5),
(7), (10), (11) và (12): mặt hàng ớt khô thuộc danh mục
NT hoặc danh mục EHP của nước Bru-nây
Đa-ru-sa-lam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Sing-ga-po,
Thái Lan và Trung Quốc. Như vậy,
ớt khô được nhập khẩu từ một
trong các nước này được áp dụng mức thuế
suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
ACFTA của Việt Nam (25%) nếu đáp ứng đủ
các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại
khoản 1, Mục I của Thông tư này.
- Cột có ký hiệu (ST) gồm các cột số
thứ tự (6), (8), (9): mặt hàng ớt khô thuộc danh
mục ST của Lào, My-an-ma và Phi-líp-pin.
Trường hợp Bộ Tài chính có văn bản
thông báo mặt hàng ớt khô có mức thuế suất nhập
khẩu ACFTA của My-an-ma là 8%, thì thuế suất thuế
nhập khẩu áp dụng cho ớt khô nhập khẩu từ
My-an-ma sẽ là mức thuế suất ACFTA của Việt
Nam (25%), nếu thỏa mãn các điều kiện (b), (c) và
(d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông
tư này.
Trường hợp Bộ Tài chính không có
văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của
My-an- ma đối với mặt hàng này nhỏ hơn hoặc
bằng 10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng
cho ớt khô nhập khẩu từ My-an-ma là mức thuế
suất MFN (30%), mặc dù thỏa mãn các điều kiện
(b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của
Thông tư này.
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THAO TÁC CƠ BẢN
TRA CỨU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ THUẾ NHẬP
KHẨU ÁP DỤNG THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
HÀNG HOÁ ASEAN-TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số
52/2006/TT-BTC ngày
hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt
để thực hiện Hiệp định Thương
mại Hàng hóa ASEAN- Trung Quốc)
I. Phạm vi
hướng dẫn
Phụ lục này hướng dẫn các
bước thao tác cơ bản để tra cứu thuế
suất thuế nhập khẩu theo Hiệp định
thương mại Hàng hoá ASEAN - Trung Quốc. Khi xác định
mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng
cụ thể cho hàng thực tế nhập khẩu phải
kiểm tra, thực hiện đầy đủ các quy
định khác có liên quan được quy định tại
Thông tư này.
II. Các bước
tra cứu
Bước tiền
đề
- Tra cứu Danh mục ACFTA của Việt
- Tra cứu Bảng so sánh quy định tại
Phụ lục I của Thông tư này để xác định
xem hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục nào của
nước xuất khẩu: danh mục NT, danh mục EHP, hoặc danh mục ST. Bước
tra cứu này để xác định điều kiện
(e), khoản 1, Mục I của Thông tư này
Kết quả
tra cứu:
- Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số)
có trong Danh mục ACFTA của
Việt
- Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số)
có trong Danh mục ACFTA của
Việt
HÀNG NHẬP KHẨU THUỘC DANH MỤC NT HOẶC
EHP
CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU
Bước 1: Tiến hành kiểm tra các điều
kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục
I của Thông tư này.
Kết quả: Nếu đáp ứng đầy
đủ các điều kiện thì chuyển tiếp
Bước 2.
Bước 2:
2.1- Tra cứu và xác định mức thuế
suất ACFTA của Việt
2.2- Tra cứu mức thuế suất MFN của
hàng nhập khẩu trong Biếu thuế nhập khẩu
ưu đãi. Trường hợp mức thuế suất
MFN thấp hơn mức thuế suất ACFTA của Việt
Nam được xác định tại Bước 2.1 nêu
trên thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng
là mức thuế suất MFN.
CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU
Bước 3:
Tiến hành kiểm tra
các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại
khoản 1, Mục I của Thông tư này.
Kết quả:
Nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện thì chuyển tiếp Bước 4.
Bước 4:
Đối chiếu với
các văn bản thông báo của Bộ Tài chính về mức
thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu nhỏ
hơn hoặc bằng 10%.
4.1 - Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số)
có trong văn bản thông báo của Bộ Tài chính về mức
thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu thì
chuyển tiếp Bước 5.
4.2 - Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số)
không có trong các văn bản thông báo của Bộ Tài chính về
mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu
nhỏ hơn hoặc bằng 10% thì chuyển tiếp
Bước 6.
Bước 5:
5.1- Tra cứu mức thuế suất ACFTA của
Việt Nam tương ứng với mã hàng hoá quy định
tại Danh mục ACFTA của Việt Nam; tra cứu thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu
quy định tại văn bản thông báo của Bộ
Tài chính. So sánh giữa hai mức thuế suất này và thuế
suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế
suất ACFTA cao nhất.
5.2- Tra cứu mức thuế suất MFN của
hàng nhập khẩu trong Biếu thuế nhập khẩu
ưu đãi. Trường hợp mức thuế suất
ACFTA áp dụng xác định tại Bước 5.1 nêu trên
cao hơn mức thuế suất MFN thì áp dụng mức
thuế suất MFN.
Bước 6:
Tra cứu, áp dụng mức thuế suất MFN của hàng
nhập khẩu trong Biếu thuế nhập khẩu ưu
đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.