Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 07-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định 06-HĐBT ngày 07/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thuế tài nguyên
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 07-TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 07-TC/TCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 07/02/1991 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 07-TC/TCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
SỐ 07-TC/TCT NGÀY 702-1991 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN
CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 06-HĐBT NGÀY 7-1-1991 CỦA
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN
Thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30-3-1990, Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 06-HĐBT ngày 7-1-1991 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Để thực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 06-HĐBT của Hội đồng Bộ truởng về thuế tài nguyên như sau:
Tất cả các tài nguyên thiên nhiên là đối tượng tính thuế tài nguyên.
- Khai thác sản phẩm rừng tự nhiên thực hiện nộp tiền nuôi rừng theo quyết định số 116-HĐBT ngày 20-7-1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 27-TT/LB ngày 30-11-1988 của Liên Bộ Lâm nghiệp - Tài chính cho đến khi có văn bản của Nhà nước quy định phải nộp thuế tài nguyên.
- Khai thác nguồn nước tự nhiên phụ vụ sản xuất, sinh hoạt đời sống.
Riêng nước dùng để sản xuất thuỷ điện phải nộp thuế tài nguyên theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên..
Căn cứ tính thuế tài nguyên là số lượng tài nguyên khai thác, giá tính thuế đơn vị tài nguyên nguyên khai và thuế suất; công thức tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên là:
Thuế tài nguyên
|
=
|
Số lượng tài nguyên khai thác
|
(
|
Giá tính thuế đơn vị tài nguyên
|
(
|
Thuê suất
|
Ví dụ: Một xí nghiệp khai thác quặng, trong tháng khai thác 500 tấn quặng thiết, bán ra 300 tấn, dùng vào sản xuất tại xí nghiệp 100 tấn. Số lượng quặng thiết tính thuế tài nguyên tháng đó là 500 tấn.
Ví dụ: Số lượng nước tính thuế trong sản xuất thuỷ điện là số m3 nước tiêu hao vào sản xuất thuỷ điện trong kỳ và mức nước (m3) dự trữ cần thiết để máy phát điện hoạt động bình thường.
Về nguyên tắc, giá tính thuế tài nguyên là giá bán thực tế bình quân tài nguyên nguyên khai của người khai thác tài nguyên ở thời điểm tính thuế tài nguyên.
Cơ sở khai thác tài nguyên phát sinh thuế tài nguyên bằng ngoại tệ không có tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, thì phải có văn bản gửi cơ quan trực tiếp thu thuế và Bộ Tài chính (Tổng cục thuế), để phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ giá và thông báo cho đơn vị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản cuả cơ sở báo cáo.
Để việc định giá tính thuế sát với thực tế, cơ quan trực tiếp thu thuế khi nhận được kê khai đăng ký về hoạt động khai thác tài nguyên của cơ sở, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) về mục đích khai thác, điều kiện, năng lực, chi phí khai thác và chất lượng từng loại tài nguyên chưa có giá tính thuế, đề xuất các mức giá của từng loại tài nguyên.
Phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện như sau:
- Loại tài nguyên nguyên khai có thể xác định được số lượng ở khâu khai thác, nhưng phải qua giai đoạn tuyển chọn mới bán ra, thì giá tính thuế xác định trên cơ sở sản phẩm nguyên chất trừ (-) chi phí tuyển chọn (kể cả chi phí vận chuyển từ nơi khác đến nơi tuyển chọn, nếu có), quy đổi theo hàm lượng hoặc tỷ trọng của sản phẩm nguyên chất có trong tài nguyên nguyên khai.
Ví dụ: Giá bán một tấn than sạch 65.000đ, chi phí sàng tuyển từ than nguyên khai được 1 tấn than sạch 8000 đ, chi phí chuyển từ mỏ đến xi nghiệp sàng tuyển 2.000 đ, tỷ trọng than sạch trong than nguyên khai 80%:
Giá tính thuế tài nguyên 1 tấn than nguyên khai = 65.000 - (8.000đ + 2.000 đ) ( 80/100 = 44.000 đ/tấn
- Loại tài nguyên không xác định được số lượng ở khâu khai thác vì tạp chất lớn, có nhiều chất khác nhau, thì giá tính thuế là giá bán thực tế của từng chất. Ví dụ: giá vàng cốm, quặng sắt v.v...
- Trường hợp tài nguyên tự khai thác để sử dụng trong dây truyền sản xuất của một đơn vị, không có giá bán, thì vận dụng giá bán thực tế cùng loại tài nguyên đó trên thị trường, hoặc tham khảo mức chi phí về các loại nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng thay thế tài nguyên đó để sản xuất ra cùng loại sản phẩm, làm căn cứ xác định giá tính thuế tài nguyên sử dụng.
TT |
Tên tài nguyên |
thuế suất (%) |
1 |
2 |
3 |
|
I- KHOÁNG SẢN KIM LOẠI |
|
1 |
Khoáng sản kim loại đen (sắt, mangan, crom, titan v.v...) |
2% |
2 |
Khoáng sản kim loại màu: |
3% |
|
Riêng: |
|
|
- Thiếc, Vonfram |
5% |
|
- Chì, kẽm, nhôm, bốc-xít, đồng, ni-ken, antimoan, cô-ban, mo-lip-đen, thuỷ ngân, ma-nhê, vanadi, đất hiếm |
4% |
3 |
Khoáng sản kim loại quý hiếm (vàng, bạc, pla-tin v.v...) |
6% |
|
II-THAN MỎ, THAN BÙN |
|
1 |
Than ảntãit hầm lò |
1% |
2 |
Than - antraxitlộ thiên |
2% |
3 |
Thân nâu, than mỡ |
4% |
4 |
Than khác |
2% |
|
III- DẦU MỎ, KHÍ ĐỐt |
|
1 |
Dầu mỏ |
18% |
2 |
Khí đốt |
8% |
|
IV- KHOÁNG SẢN KHÔNG KIM LOẠI |
|
1 |
Khoáng sản không kim loại dùng trong sản xuất công nghiệp (pyrit, apatit, photphorit, cao lanh, mica, thạch anh kỹ thuật, đá nung vôi và sản xuất xi-măng, cát là thuỷ tinh... |
4% |
|
Vật liệu xây dựng cao cấp (gra-nit, đônômit, sét chịu lửa, quắc dit v.v...) |
3% |
2 |
Vật liệu xây dựng thông thường (đá xây dựng, cát, sỏi, đất làm gạch v.v...) |
2% |
3 |
Đá quý, trong đó: |
|
4 |
- Nhóm I (kim cương, ru-bi, sa-phia, cmô rốt, alexan-đrit, o-pan quý màu đen). |
1% |
|
- Nhóm II (andrađit, ro-đô-lit, pyrốp, berin; spinen; lô-paz; thạch anh tinh thể màu tím, xanh, vàng, lục, da cam; crizolit; opan quý màu trắng, đỏ lửa; phen-pát, birusa; nê-frit |
7% |
5 |
Khoáng sản không kim loại khác. |
2% |
|
V- SẢN PHẨM RỪNG TỰ NHIÊN |
|
1 |
Gỗ tròn: |
|
|
Trong đó: |
|
|
- Nhóm I |
4% |
|
- Nhóm II |
35% |
|
- Nhóm III, IV |
25% |
|
- Nhóm V, VI, VII, VIII |
15% |
2 |
Gỗ trụ mỏ |
15% |
3 |
Gỗ làm nguyên liệu giấy (bồ đề, thông, mỡ v.v...) |
20% |
4 |
Gỗ cột buồm, gỗ cọc đáy |
20% |
5 |
Gỗ trám, gỗ đước |
25% |
6 |
Gỗ cành ngọn, củi |
5% |
7 |
Tre, nứa, giang, vầu, lồ ô v.v... |
10% |
8 |
Đặc sản, dược liệu |
20% |
|
Riêng: |
|
|
- Trầm hương, ba kich |
40% |
|
- Hồi, quế, sa nhân, thảo quả |
25% |
|
- Các loại đặc sản có chu kỳ ngắn ngằy (dưới 1năm) như sặt, đót v.v... |
7% |
9 |
Chim, thú rừng |
|
|
Riêng loại chim thú lấy thịt, xương, da và làm thuốc (khỉ, hổ, báo, gấu, sư tử, hươu, nai v.v... |
30% |
|
Các loại lâm sản, đặc sản khác |
10% |
10 |
VI- THUỶ SẢN TỰ NHIÊN |
|
12 |
Khai thác thuỷ sản trên sông, ngòi, hồ tự nhiên |
3% |
|
Khai thác thuỷ sản trên biển |
4% |
|
Riêng: |
|
|
- Tổ yến |
10% |
|
- Đồi mồi, ngọc trai, hải sản, san hô đỏ |
6% |
|
VII- NƯỚC DÙNG VÀO SẢN XUẤT THUỶ ĐIỆN |
2% (1) |
|
VIII- TÀI NGUYÊN KHÁC |
3% |
(1) Nước thuỷ điện thu khoảng 2% trên giá bán thuỷ điện thương phẩm. Đối với những loại tài nguyên quý hiếm, có giá trị cao, khai thác thuận lợi thì Hội đồng Bộ trưởng quyết định thuế suất bổ sung.
- Kê khai, đăng ký hoạt động khai thác tài nguyên chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động, tách, nhập hoặc giải thể. Tờ kê khai lập thành 2 bản theo mẫu quy định (mẫu số 1): một bản gửi cơ quan thuế trực tiếp thu thuế, một bản lưu tại cơ sở khai thác tài nguyên để chứng minh đã làm thủ tục đăng ký.
- Thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo Pháp lệnh kế toán và thống kê của Hội đồng Nhà nước ban hành ngaỳ 10-5-1988, chế độ lập chứng từ mua bán hàng, thu tiền theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hàng tháng, trong thời hạn 5 ngày đầu tháng sau phải kê khai về kết quả khai thác tài nguyên, số thuế tài nguyên phải nộp của tháng trước. Tờ kê khai lập thành 2 bản theo mẫu quy định (mẫu số 2), có xác nhận của cán bộ thuế trực tiếp quản lý cơ sở: một bản gửi cho cơ quan thuế trực tiếp thu thuế, một bản lưu tại cơ sở khai thác tài nguyên.
- Thực hiện nộp thuế tài nguyên 1 đến 2 lần trong một tháng theo thông báo nộp thuế của cơ quan trực tiếp thu thuế, nhưng thời hạn nộp chậm nhất không được quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế.
- Kết thúc năm (hoặc nhiệm kỳ, hợp đồng khai thác), chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm (hoặc nhiệm kỳ, họp đồng) phải quyết toán việc nộp thuế tài nguyên với cơ quan trực tiếp thu thuế theo mẫu quy định (mẫu số 2) và nộp đủ số thuế tài nguyên phải nộp chậm nhất không được quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp thuế, nếu đã nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của các tháng đầu năm sau, hặc yêu cầu cơ quan thuế thoái trả.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, hoạt động không thường xuyên, điều kiện khai thác lưu động, thì có thể thực hiện nộp thuế tài nguyên theo phươg thức khoán số lượng tài nguyên khai thác như điểm 1(d) mục II của Thông tư này.
Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai cửa cơ sở khai thác tài nguyên, kết hợp với điều tra thực tế về nguồn tài nguyên, năng lực, điều kiện, chi phí khai thác, chất lượng và giá cả tài nguyê, để xác định mức khoán số lượng tài nguyên khai thác và số thuế phải nộp. Việc khoán thuế tài nguyên được gắn liền với khoán thuế doanh thu và thuế lợi tức (nếu có).
Việc ấn định mức khoán đối với từng cơ sở khai thác tài nguyên phải thực hiện công khai, dân chủ, phải lập biên bản có ký nhận của cơ sở, và ký duyệt của lãnh đạo Chi cục thuế hoặc Cục thuế trước khi lập sổ bộ thuế và phát hành thông báo nộp thuế.
- Hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc cơ sở khai thác tài nguyên thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chế độ lập chứng từ kế toán và việc kê khai đăng ký nộp thuế.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên, kiểm tra thường xuyên và định kỳ chứng từ sổ sách kế toán của cơ sở để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm chính sách, chế độ thuế.
- Tính thuế, ấn định mức thuế, lập sổ thuế, duyệt sổ thuế, thông báo thu thuế, kế toán theo dõi thu nộp thuế đối với từng tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên.
- Kiểm tra, xác minh và giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại về thuế tài nguyên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn và phải trả lại tiền thuế hoặc tiền phạt thu không đúng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Báo cáo số thu thuế tài nguyên lên cơ quan thuế cấp trên theo chế độ báo cáo kế toán thống kế cuả Tổng cục thuế ban hành.
- Trường hợp cơ sở khai thác tài nguyên không đồng ý với mức thuế được ấn định thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế câp trên trực tiếp của cơ quan thuế đã thông báo thuế, nhưng trong khi chờ giải quyết cơ sở khiếu nại vẫn phải nộp đủ số thuế đã được thông báo.
Thực hiện điều 12 Pháp lệnh thuế tài nguyên, điều 14, 15 Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên, Bộ Tài chính quy định nguyên tắc xét giảm và mức giảm thuế tài nguyên đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác tài nguyên như sau:
- Thiệt hại từ 20% đến 50% số lượng tài nguyên chịu thuế thì được xét giảm thuế theo tỷ lệ tương ứng.
- Trường hợp thiệt hại trên 50% và thiệt hại đến tài sản, tiền vốn v.v... thì đơn vị báo cáo cơ quan thuế để trình Hội đồng Bộ trưởng xin miễn nộp thuế tài nguyên.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các ngành chức năng quy định điều kiện, tiêu chuẩn để xác định những vùng đã thôi khai thác.
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được giảm thuế tài nguyên phải có đơn đề nghị giải trình điều kiện, chi phí khai thác, kết quả khai thác, mức độ khó khăn và thiệt hại của cơ sở trong khâu khai thác tài nguyên, gửi cơ quan trực tiếp thu thuế (đơn theo mẫu số 3 quy định kèm theo).
- Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, xác minh và có ý kiến bằng văn bản kèm theo đơn đề nghị giảm thuế của cơ sở, gửi lên cơ quan thuế cấp trên.
- Tổng cục thuế sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét giảm thuế cho cơ sở của Cục thuế tỉnh, thành phố, đặc khu gửi đến (bao gồm đơn của cơ sở, văn bản của cơ quan thuế), thực hiện kiểm tra, xem xét, quyết định và trả lời bằng văn bản cho cơ sở, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế cấp dưới (Cục thuế tỉnh, chi cục thuế trực tiếp thu thuế) trong thời hạn 15 ngày kể từng ngày nhận đơn.
Trường hợp đặc biệt, cơ sở bị thiên tai, địch hoạ thiệt hại về tài sản, vốn liếng và kết quả khai thác có thể được xét miễn thuế như đã nêu ở trên, thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ chủ quản trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét quyết định.
Trong khi chờ xét giảm thuế, cơ sở khai thác tài nguyên vẫn phải nộp đầy đủ số thuế tài nguyên phải nộp, khi có quyết định được giảm thuế thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau hoặc yêu cầu cơ quan thuế thoái trả số được giảm trừ.
Các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên. Mọi vi phạm về thuế tài nguyên sẽ bị xử phạt theo quy định tại các Điều, 11, 15, 16, 17 Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Cơ quan thuế các cấp có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn các cơ sở khai thác tài nguyên trong phạm vi địa phương, thực hiện đúng Pháp lệnh thuế tài nguyên, Nghị định số 06-HĐBT ngày 7-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-1991 trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ sở khai thác tài nguyên, các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để nghiên cứu giải quyết.
Kèm theo thông tư này có các mẫu quy định về đăng ký hoạt động khai thác tài nguyên (mẫu số 1), mẫu tờ khai nộp thuế tài nguyên (mẫu số 2), mẫu đơn đề nghị giảm thuế tài nguyên (mẫu số 3).