Quyết định 88/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 88/2004/QĐ-BTC

Quyết định 88/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/2004/QĐ-BTCNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:19/11/2004Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải - Theo Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ban hành ngày 19/11/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: kể từ ngày 01/01/2005, Tàu thủy vào, rời cảng biển, phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến), cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí phải nộp phí trọng tải theo mức: lượt vào, lượt rời: 0,032 USD/GT (GT: là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuỷ ghi trong giấy chứng nhận của đăng kiểm), Tàu Lash: Tàu mẹ, Sà lan con (khi rời tàu mẹ tới cảng không thuộc cảng tàu mẹ tập kết): 0,017 USD/GT... Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí, nếu vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70%, nếu vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60%... Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến ổn định cập cảng Việt Nam áp dụng mức thu phí trọng tải như sau:dưới 300GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70%, từ 300 đến dưới 1500 GT: tối thiểu 7 chuyến thu bằng 60%, từ 1500 đến dưới 50.000 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 4 chuyến thu bằng 50%... Phí neo, đậu tại vũng, vịnh: trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0005 USD/GT- giờ, Từ ngày 31 trở đi: 0,0003 USD/GT- giờ... Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 100.000 đồng/lần...

Xem chi tiết Quyết định 88/2004/QĐ-BTC tại đây

tải Quyết định 88/2004/QĐ-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 88/2004/QĐ-BTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 88/2004/QĐ-BTC
NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH
MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 5411/GTVT-VT ngày 6/10/2004,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

Điều 2: Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải có trách nhiệm tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Điều 3: Các mức thu phí hàng hải quy định tại Quyết định này do các doanh nghiệp cảng biển và doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải chuyên dùng thu đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng.

 

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005; các quy định về phí, lệ phí hàng hải tại Quyết định số 61/2003/QĐ- BTC ngày 25/4/2003; Quyết định số 62/2003/QĐ- BTC ngày 25/4/2003 và các quy định khác trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 5: Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí hàng hải; Cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2004/QĐ- BTC
ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

PHẦN I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

I - XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI PHẢI NỘP:

 

Số tiền phí, lệ phí hàng hải phải nộp là mức thu quy định theo Biểu mức thu này và được xác định trên cơ sở các nguyên tắc sau:

1. Dung tích toàn phần - GROSS TONNAGE (GT):

1.1. Đối với tàu thuỷ chở hàng khô kể cả container (DRY CARRIERS): là dung tích toàn phần (GT) lớn nhất của tàu thuỷ ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.2. Đối với tàu thuỷ chở hàng lỏng (LIQUID CARGO TANKERS): Tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly.

1.3. Đối với tàu thuỷ ra, vào để chở khách, sửa chữa, phá dỡ: Tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.4. Tàu thuỷ không ghi GT, được quy đổi như sau:

- Tàu thuỷ chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

- Tàu kéo, tàu đẩy: 01 HP (KW) tính bằng 0,5 GT.

- Sà lan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

1.5. Đối với tàu thuỷ là đoàn sà lan, tàu kéo (hoặc tàu đẩy): Tính bằng tổng GT của cả đoàn sà lan và tàu kéo (hoặc tàu đẩy).

2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính được tính bằng mã lực (HORSE POWER - HP) hoặc Ki lô oát (KW) của tàu thuỷ; Phần lẻ dưới 01 HP hoặc KW tính tròn 01 HP hoặc 1KW.

3. Đơn vị thời gian:

- Đối với đơn vị thời gian là ngày: 1 ngày tính là 24 giờ; Phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 1 ngày.

- Đối với đơn vị thời gian là giờ: 1 giờ tính bằng 60 phút; Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 1 giờ.

4. Đơn vị khối lượng hàng hoá (kể cả bao bì): Là tấn hoặc mét khối (m3); Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5m3 trở lên tính 1 tấn hoặc 1m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 1 tấn hoặc 1m3. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 2m3 trở lên thì cứ 2m3 tính bằng 1 tấn.

5. Khoảng cách tính phí: Là hải lý; Phần lẻ chưa đủ một hải lý tính là 1 hải lý. Đơn vị tính phí cầu bến tàu thuỷ là mét (m) cầu bến, phần lẻ chưa đủ 01m tính bằng 01m.

 

6. Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải:

- Đối với hoạt động hàng hải tuyến quốc tế: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là đồng Đô la Mỹ (USD). Việc thanh toán phí thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phải chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ sang đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

- Đối với hoạt động hàng hải giữa các cảng biển Việt Nam: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là đồng Việt Nam.

7. Trường hợp trong một chuyến tàu thuỷ nhận, trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển Việt Nam đồng thời có kết hợp nhận, trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và được áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế.

Riêng khối lượng hàng hoá vận chuyển nội địa, không phải chịu phí neo đậu.

 

II- MỘT SỐ THUẬT NGỮ TẠI QUYẾT ĐỊNH NÀY
ĐƯỢC HIỂU NHƯ SAU:

 

1. Hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

2. Hàng hoá (kể cả container) nhập khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

3. Hàng hoá (kể cả container) quá cảnh: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được bốc dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

4. Hàng hoá (kể cả container) trung chuyển: Là hàng hoá được dỡ từ tàu thuỷ đưa vào khu vực cảng trung chuyển trong một thời gian nhất định, sau đó được bốc lên tàu thuỷ khác để vận chuyển đến một cảng khác.

5. Tàu thuỷ: Bao gồm tàu biển, tàu sông và các loại tàu, thuyền, phương tiện khác (không phân biệt có động cơ hoặc không có động cơ) hoạt động trên biển và các vùng nước nối liền với biển Việt Nam.

6. Tàu thuỷ chuyên dùng, bao gồm: tàu thuỷ dùng để phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (tàu thuỷ hoạt động dịch vụ dầu khí) và tàu thuỷ dùng để thi công xây dựng công trình biển.

7. Người vận chuyển: Là người dùng tàu thuỷ thuộc sở hữu của mình hoặc dùng tàu thuỷ thuộc sở hữu của người khác để thực hiện vận chuyển hàng hoá, hành khách.

8. Người uỷ thác: Là tổ chức, cá nhân được người vận chuyển uỷ quyền để thực hiện việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển.

9. Chuyến: Tàu thủy vào cảng 01 lượt và rời cảng 01 lượt được tính là 01 chuyến.

10. Khu vực hàng hải: là giới hạn vùng nước thuộc khu vực trách nhiệm của một đơn vị Cảng vụ Hàng hải, trừ một số Cảng vụ Hàng hải sau đây có nhiều hơn một khu vực hàng hải:

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Quảng Ninh được chia thành 04 khu vực hàng hải: Khu vực Hòn Gai, khu vực Cẩm Phả, khu vực Mũi Chùa và khu vực Vạn Gia.

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thừa Thiên Huế được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Thuận An và khu vực Chân Mây.

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Đà Nẵng và khu vực cảng Sa Kỳ.

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Nha Trang được chia thành 03 khu vực hàng hải: Khu vực Nha Trang, khu vực Ba Ngòi và khu vực vịnh Vân Phong

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Vũng Tàu được chia thành 03 khu vực hàng hải: Khu vực Phú Mỹ, khu vực Côn Đảo và khu vực còn lại.

III- PHÂN CHIA KHU VỰC CẢNG BIỂN:

 

- Khu vực 1: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc.

- Khu vực 2: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 đến dưới vĩ tuyến 20.

- Khu vực 3: Các cảng nằm trong khu vực từ dưới vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

 

PHẦN II - BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ

 

A- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Biểu phí, lệ phí hàng hải này được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thuỷ hoạt động vận tải hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển quốc tế, ra hoặc vào khu chế xuất; Hoạt động vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam và tàu thuỷ chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải hoặc vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam;

2. Hàng hoá (kể cả container): xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, kể cả hàng hoá ra hoặc vào khu chế xuất do người vận chuyển hoặc người uỷ thác chịu trách nhiệm thanh toán phí, lệ phí hàng hải;

3. Hành khách kể cả thuyền viên của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại.

 


B - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

I - PHÍ TRỌNG TẢI:

 

1. Mức thu phí trọng tải:

Tàu thuỷ vào, rời cảng biển, phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến), cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí phải nộp phí trọng tải theo mức như sau:

 

Loại tàu

Mức thu

A. Tàu thủy (trừ tàu Lash)

- Lượt vào:

- Lượt rời:

 

0,032 USD/GT

0,032 USD/GT

B. Tàu Lash

 

- Tàu mẹ

 

Lượt vào

0,017 USD/GT

Lượt rời

0,017 USD/GT

- Sà lan con (khi rời tàu mẹ tới cảng không thuộc cảng tàu mẹ tập kết)

Lượt vào

0,017 USD/GT

Lượt rời

0,017 USD/GT

 

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến ổn định cập cảng Việt Nam áp dụng mức thu phí trọng tải như sau:

- Tầu có dung tích toàn phần dưới 300GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 300 GT đến dưới 1500 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 1500 GT đến dưới 50.000 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu qui định.

- Tàu có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên thu bằng 40% mức thu quy định.

2.6. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.7. Tàu thuỷ mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì được áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

- Tàu thuỷ vào, rời tránh bão khẩn cấp, cấp cứu bệnh nhân,

- Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng.

- Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết.

- Tàu thuỷ quá cảnh đi Campuchia.

 

II - PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI:

 

1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải:

Tàu thủy vào, rời cảng biển, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, quá cảnh đi Campuchia phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

 

Loại tàu

Khu vực I và III

Khu vực II

A. Tàu thủy (trừ tàu Lash)

- Lượt vào:

- Lượt rời:

 

0,135 USD/GT

0,135 USD/GT

 

0,092 USD/GT

0,092 USD/GT

B. Tàu Lash

 

 

- Tàu mẹ

 

 

Lượt vào

0,050 USD/GT

0,040 USD/GT

Lượt rời

0,050 USD/GT

0,040 USD/GT

- Sà lan con

(chỉ thu khi rời tàu mẹ để đi trên luồng)

Lượt vào

0,073 USD/GT

0,040 USD/GT

Lượt rời

0,073 USD/GT

0,040 USD/GT

 

Kể từ ngày 01/01/2006, mức thu phí bảo đảm hàng hải thu bằng 75% mức thu quy định tại Biểu này.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2.Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.4. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến ổn định cập cảng Việt Nam áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:

- Tầu có dung tích toàn phần dưới 300GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 300 GT đến dưới 1500 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 1500 GT đến dưới 50.000 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu qui định.

- Tàu có dung tích toàn phần từ 50.000GT trở lên áp dụng mức thu bằng 30% mức thu quy định.

2.6. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.7. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Không thu phí bảo đảm hàng hải đối với trường hợp sau đây:

Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện tăng bo khách vào, rời cảng.

 

III - PHÍ HOA TIÊU:

 

1. Mức thu phí hoa tiêu:

1.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

 

TT

Đối với cự ly dẫn tàu

Mức thu tương ứng (USD/GT-HL)

1

Đến 10 HL

0,0034

2

Đến 30 HL

0,0022

3

Trên 30 HL

0,0015

 

Mức thu tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 200 USD.

1.2. Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

 

TT

Tuyến dẫn tàu

Mức thu

USD/GT/HL

Mức thu tối thiểu

(USD/tàu/lượt)

1

Khu vực Bình Trị Hòn Chông- Kiên Giang, Đầm Môn- Khánh Hòa, Xuân Hải- Cửa Lò, Phao O- Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng áng

0,0045

180

2

Tuyến Định An qua luồng Sông Hậu

0,0032

270

3

Khu vực Phú Quốc-Kiên Giang

0,0070

200

 

1.3. Tàu thủy vào, rời, di chuyển trong khu vực phân cảng xuất dầu thô hoặc di chuyển giữa các phân cảng có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

- Dẫn cập tàu: 0,024 USD/GT

- Dẫn rời tàu: 0,024 USD/GT

1.4. Tàu thuỷ có dung tích toàn phần dưới 200 GT (kể cả tàu đánh bắt cá) áp dụng mức thu: 25USD/tàu/lượt.

1.5. Tàu thuỷ di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu: 0,015 USD/GT, mức thu tối thiểu 50USD/tàu/lần di chuyển.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 8 giờ; quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức thu 10USD/người- giờ, cách tính thời gian chờ đợi như sau:

a/ Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát: Tính là 1 giờ

b/ Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: Thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

c/ Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như đã huỷ bỏ; nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu huỷ bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường và mức thu quy định.

d/ Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo số giờ giữ lại.

2.2. Trường hợp tàu thuỷ có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tầu thuỷ không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định tại điểm 1 mục này theo quãng đường thực tế.

2.4. Tàu thuỷ xin hoa tiêu đột xuất (ngoài các trường hợp nêu trên) áp dụng mức thu bằng 110% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (có xác nhận của Cảng vụ Hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

2.6. Tàu thuỷ không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.

2.7. Trường hợp tàu thuỷ đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu thuỷ đã yêu cầu và đã được Cảng vụ Hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền cho tàu thuỷ, tiền chờ đợi là 100USD/giờ theo số giờ thực tế phải chờ đợi.

2.8. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.9. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.10. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.11. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách hoạt động định tuyến có dung tích toàn phần từ 50.000GT trở lên được áp dụng mức thu phí hoa tiêu bằng 40% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.12. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu phí hoa tiêu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.13. Trường hợp tàu thuỷ phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi Cảng biển theo yêu cầu của Giám đốc cảng biển và do Cảng biển thanh toán phí hoa tiêu thì áp dụng mức thu phí hoa tiêu dịch chuyển trong cảng đối với tàu thuỷ hoạt động giữa các cảng biển Việt Nam.

 

IV - PHÍ NEO, ĐẬU TẠI VŨNG, VỊNH:

 

1. Đối với phương tiện:

1.1. Tàu thủy neo, đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh như sau:

- Trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0005 USD/GT- giờ

- Từ ngày 31 trở đi áp dụng mức thu: 0,0003 USD/GT- giờ

Tàu thuỷ neo, đậu tại phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến) thu phí neo đậu tại vũng, vịnh như sau:

- Trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0003 USD/GT- giờ

- Từ ngày 31 trở đi áp dụng mức thu: 0,0002 USD/GT- giờ

Tàu thủy neo, đậu nhiều nơi trong phạm vi vũng, vịnh thuộc khu vực trách nhiệm của một cơ quan Cảng vụ Hàng hải thì tính theo thời gian thực tế neo, đậu từng khu vực, sau đó cộng lại.

1.2. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch hoạt động định tuyến có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu bằng 40% mức thu quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.4. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.5. Không thu phí neo, đậu tại vũng, vịnh đối với tàu thuỷ trong thời gian chờ thuỷ triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng Việt Nam.

2. Đối với hàng hoá:

Hàng hoá sang mạn tại vũng, vịnh để vận chuyển tới các cảng khác khu vực hàng hải phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh (hàng hoá sang mạn tại vũng, vịnh để vào làm hàng tại cầu cảng trong cùng khu vực hàng hải không phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh) như sau:

- Hàng hoá thông thường: 0,07 USD/tấn

- Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu: 2 USD/chiếc.

- Ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở xuống: 0,7USD/chiếc.

- Các ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên: 1,3 USD/chiếc.

 

V- PHÍ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO:

 

1. Đối với phương tiện:

1.1. Tàu thuỷ đỗ tại cầu, phao phải trả phí như sau:

- Đỗ tại cầu: 0,0031 USD/GT- giờ

- Đỗ tại phao: 0,0013 USD/GT- giờ

Tàu thuỷ đỗ nhiều nơi trong phạm vi một cảng thì tính theo thời gian thực tế tàu đỗ từng khu vực sau đó cộng lại.

1.2. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu qui định tại điểm 1.1 mục này.

1.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch hoạt động định tuyến có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu bằng 40% mức thu của quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.4. Trường hợp tàu thuỷ nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm cầu, phao phải trả phí theo mức:

- Chiếm cầu: 0,006 USD/GT- giờ

- Chiếm phao: 0,002 USD/GT- giờ

1.5. Trường hợp tàu thuỷ đỗ áp mạn với tàu khác ở cầu thì trả phí theo mức: 0,0015 USD/GT- giờ.

1.6. Trường hợp không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 01 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thuỷ khác theo lệnh của Cảng vụ Hàng hải thì không thu phí của thời gian không làm hàng.

1.7. Tàu thủy cập cầu, bến tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí mà có làm hàng hoặc nhận dầu, nước, trả phí theo mức 0,3USD/m- giờ, mức tối thiểu cho một lần cập cầu là 90USD/tàu.

1.8. Tàu thủy trực tiếp cập cầu bến tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí nhưng không làm hàng hoặc không nhận dầu, nước, trả phí theo mức 0,35 USD/m- giờ, mức thu tối thiểu cho một lần cập cầu là: 100 USD/tàu.

1.9. Tàu thuỷ đỗ áp mạn song song với các tàu thuỷ khác cập tại cầu cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trả phí theo mức 0,08 USD/m- giờ, mức thu tối thiểu cho một lần đỗ áp mạn là: 25USD/tàu.

2. Đối với hàng hoá:

Hàng hoá (kể cả container) qua cầu bến, phao neo phải chịu phí cầu, bến, phao neo theo mức sau:

a/ Làm hàng tại cầu cảng:

- Hàng hoá: 0,18 USD/tấn.

- Container 20 feet: 1,6 USD/cont.

- Container 40 feet: 3,2 USD/cont.

- Container trên 40 feet: 4,0 USD/cont.

b/ Làm hàng tại phao: 0,09 USD/tấn.

c/ Phương tiện vận tải:

- Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu trả phí theo mức: 2,7 USD/chiếc.

- Xe ô tô 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải 2,5 tấn trở xuống trả phí theo mức: 0,9 USD/chiếc

- Các loại ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên đây trả phí theo mức: 1,8 USD/chiếc

d/ Hàng hoá là hàng lỏng (gas lỏng, xăng dầu, nhựa đường lỏng...) làm hàng bằng phương pháp bơm rót từ tàu thuỷ lên xe bồn trả phí theo mức 0,9 USD/tấn.

đ/ Hàng hoá qua cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trả phí theo mức 0,9 USD/tấn.

3. Đối với hành khách:

3.1. Hành khách qua cầu, bến (đi hoặc đến) phải trả phí theo mức:

- Lượt vào: 1 USD/người

- Lượt rời: 1 USD/người

(Trẻ em dưới 12 tuổi không thu).

3.2. Trường hợp tàu biển đậu tại khu vực neo đậu được phép, sử dụng phương tiện vận tải thuỷ khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại đất liền hoặc các đảo, phí cầu bến đối với hành khách là 1 USD/người (bao gồm cả lượt vào và lượt rời).

VI - LỆ PHÍ RA, VÀO CẢNG BIỂN:

 

1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

 

TT

Loại phương tiện

Mức thu

(USD/chuyến)

1

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần nhỏ hơn 100GT

10

2

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 100GT đến dưới 500 GT

20

3

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 500GT đến 1000GT

50

4

Tàu thủy có dung tích toàn phần trên 1000 GT

100

 

2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 20USD/lần.

 


PHẦN III - BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI
TÀU THUỶ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI NỘI ĐỊA GIỮA CÁC
CẢNG BIỂN VIỆT NAM

 

A - ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Biểu phí, lệ phí hàng hải này được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thuỷ vận tải hàng hoá, hành khách, tàu thuỷ chuyên dùng hoạt động vận tải nội địa giữa các cảng biển Việt Nam, thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải, vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam;

2. Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động giữa các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Vũng Tàu.

3. Tàu thuỷ của lực lượng vũ trang, công an, hải quan, Cảng vụ Hàng hải và tàu chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này; trường hợp làm kinh tế thì phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Biểu mức thu này.

 

B - CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

I - PHÍ TRỌNG TẢI:

 

1. Mức thu phí trọng tải:

1.1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí trọng tải như sau:

- Lượt vào: 250 đồng/GT

- Lượt rời: 250 đồng/GT

1.2. Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ Vũng Tàu tới các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí trọng tải như sau:

- Lượt vào: 350 đồng/GT

- Lượt rời: 350 đồng/GT

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

 

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở hàng hoá vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định điểm tại 1 mục này.

2.5. Tàu thuỷ chỉ đỗ ở phao, vũng, vịnh suốt thời gian làm hàng áp dụng mức thu bằng 50% so với mức thu nêu quy định tại điểm 1 mục này.

2.6. Tàu thuỷ mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

- Tàu thuỷ vào, rời cảng tránh bão, cấp cứu bệnh nhân, mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách.

- Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng.

- Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết.

- Tàu thủy chuyên dùng đánh bắt cá và thuyền buồm thể thao của Việt Nam.

 

II - PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI:

 

1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải:

Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

1.1. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 2000 GT trở xuống:

- Lượt vào 280 đồng/GT

- Lượt rời: 280 đồng/GT

1.2. Tàu thuỷ có dung tích toàn phần từ 2001 GT trở lên:

- Lượt vào: 550 đồng/GT

- Lượt rời: 550 đồng/GT

1.3. Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ Vũng Tàu tới các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

- Lượt vào: 750 đồng/GT

- Lượt rời: 750 đồng/GT

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu của cùng trường hợp.

 

2.4. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí bảo đảm hàng hải:

- Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện tăng bo khách vào, rời cảng.

- Tàu sông, bao gồm: Tàu kéo, đẩy, sà lan biển, sà lan Lash thuộc phương tiện vận tải đường sông.

 

III - PHÍ HOA TIÊU:

 

1. MỨC THU PHÍ HOA TIÊU:

 

1.1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam có sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo mức như sau:

Vào hoặc rời cảng: 25 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu một lượt: 300.000 đồng/lượt

1.2. Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

TT

Tuyến dẫn tàu

Mức thu (đồng/GT-HL)

Mức tối thiểu (đồng/tàu/lượt)

1

Khu vực Vịnh Gành Rái đến Cái Mép trên sông Thị Vải; Khu vực Phú Quốc- Kiên Giang

40

500.000

2

Tuyến Cửa Lò, Xuân Hải, Bến Thuỷ; Tuyến Phao O đến Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng áng

60

500.000

3

Tuyến từ Định An qua luồng Sông Hậu

30

1.500.000

 

1.3. Tàu thủy vào, rời, di chuyển trong khu vực dàn khoan dầu khí có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

- Dẫn cập tàu: 120 đồng/GT

- Dẫn rời tàu: 120 đồng/GT

1.4. Tàu thuỷ di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu 60 đồng/GT, mức thu tối thiểu là 200.000 đồng/tàu/lần di chuyển.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Khi xin hoa tiêu chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức như sau:

- Hoa tiêu: 20.000 đồng/người- giờ

- Hoa tiêu và phương tiện: 200.000 đồng/người- giờ

Cách tính thời gian chờ đợi như sau:

a/ Hoa tiêu chưa xuất phát: tính 1 giờ.

b/ Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

c/ Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như huỷ bỏ. Nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu huỷ bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường theo mức quy định tại điểm 1 mục này.

d/ Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo thời gian giữ lại.

2.2. Trường hợp tàu thuỷ có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tàu thuỷ không vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu tại điểm 1 mục này.

2.4. Tàu thuỷ không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh cho việc đưa đón hoa tiêu.

2.5. Trường hợp tàu thuỷ đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu đã yêu cầu và được Cảng vụ Hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu là 250.000 đồng/giờ.

2.6. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (theo xác nhận của Cảng vụ Hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

IV - PHÍ NEO ĐẬU TẠI VŨNG, VỊNH:

 

Tàu thuỷ neo đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh theo mức 5 đồng/GT- giờ:

 

V - PHÍ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO THUỘC KHU VỰC CẢNG BIỂN:

 

- Tàu thuỷ đỗ tại cầu phải trả phí theo mức: 15 đồng/GT- giờ

- Tàu thuỷ đỗ tại phao phải trả phí theo mức: 10 đồng/GT- giờ

 

VI - LỆ PHÍ RA, VÀO CẢNG BIỂN:

 

1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

 

 

TT

Loại phương tiện

Mức thu (đồng/chuyến)

1

Tàu thuỷ, thuyền gỗ nhỏ chở khách, sà lan tự hành có dung tích toàn phần từ 200 tấn trở xuống

20.000

2

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần dưới 200GT, đoàn sà lan vận tải đường sông (gồm tàu lai, kéo, đẩy)

30.000

3

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần từ 200GT đến dưới 1000GT

50.000

4

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần từ 1000GT đến 5000GT

100.000

5

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần trên 5000GT

200.000

 

2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 100.000 đồng/lần.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi