Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 813/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản bồi thường cho người lao động
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 813/TCT-TNCN
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 813/TCT-TNCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 13/03/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 813/TCT-TNCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 813/TCT-TNCN | Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2014 |
Kính gửi: Ông Nguyễn Thành Công.
Địa chỉ: 120 Sương Nguyệt Anh (Lầu 2), P. Bến Thành, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn ngày 02/08/2013 của Ông Nguyễn Thành Công về thuế TNCN đối với khoản tiền bồi thường và trợ cấp mà Công ty TNHH Scancom Việt Nam trả cho Ông Nguyễn Nhựt Thanh do Công ty TNHH Scancom Việt Nam chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trái luật, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Quy định của pháp luật về thuế TNCN:
- Tại Điểm 12, Mục III Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật được miễn thuế thu nhập cá nhân.”
- Tại Điểm 2.2 Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“2.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:
d) Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:
- Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.”
2. Quy định về hợp đồng lao động tại Bộ Luật Lao động:
- Bộ Luật Lao động năm 1994 quy định:
Tại Điều 42 quy định:
“1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.”
- Bộ Luật Lao động số 35/2002/QH10 ngày 2/4/2002 về sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động quy định:
- Tại Khoản 8 Điều 1 quy định:
“8. Điều 38 được sửa đổi bổ sung như sau:
3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
- Tại Khoản 9 Điều 1 quy định:
“9. Điều 41 được sửa đổi bổ sung như sau:
1. Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ Luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.
4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
Căn cứ những quy định nêu trên và căn cứ ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 4754/LĐTBXH-LĐTL ngày 2/12/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì khoản tiền trợ cấp thôi việc Công ty TNHH Scancom Việt Nam trả cho Ông Thanh (được xác định theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994) được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Khoản tiền Công ty trả cho Ông Thanh do vi phạm về thời hạn báo trước là khoản tiền bồi thường và được miễn thuế TNCN.
Tổng cục Thuế thông báo để Ông Nguyễn Thành Công được biết. Đề nghị Ông liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bình Dương để được kiểm tra, hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |