Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC 2021 quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC

Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC năm 2021 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Thông tư quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
Số hiệu:09/VBHN-BTCNgày ký xác thực:29/10/2021
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất: Bộ Tài chính
Ngày đăng công báo:Đang cập nhậtNgười ký:Võ Thành Hưng
Số công báo:Đang cập nhậtNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________

 

THÔNG TƯ[1]

Quy định cơ chế tài chính thực hiện
Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

__________________

Thông tư số 94/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2018 và áp dụng từ năm ngân sách 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 13/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Thông tư số 94/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2021 và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam,[2]

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (sau đây gọi là Đề án) được phê duyệt tại Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Điều 2. Kinh phí thực hiện Đề án

Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ các nguồn:

1. Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để thực hiện các hoạt động biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, hoạt động khoa học chung và các nhiệm vụ thường xuyên khác của Đề án.

2. Nguồn kinh phí khác, gồm:

a) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động của Đề án.

b) Kinh phí huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước

1. Việc cân đối nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện Đề án căn cứ theo kế hoạch và tiến độ thực hiện biên soạn các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam; các nhiệm vụ khoa học chung và nhiệm vụ thường xuyên khác của Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách hàng năm. Nhà nước đảm bảo bố trí đủ kinh phí đối với các nội dung và nhiệm vụ của Đề án được duyệt theo nội dung và nguyên tắc quy định tại Thông tư này.

2. Nội dung và mức chi thực hiện Đề án quy định tại Chương II của Thông tư này là các định mức tối đa từ nguồn ngân sách Nhà nước. Căn cứ theo quy trình biên soạn, khối lượng, chất lượng công việc và khả năng cân đối nguồn lực, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quyết định các nội dung, mức chi và tổng mức kinh phí thực hiện cụ thể đối với hoạt động biên soạn của từng Quyển chuyên ngành thuộc bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, các hoạt động khoa học chung và nhiệm vụ thường xuyên khác của Đề án đảm bảo đúng quy định.

Trong trường hợp huy động được nguồn kinh phí tài trợ hợp pháp (ngoài nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ), Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có thể quyết định mức chi cao hơn mức chi quy định tại Thông tư này trong phạm vi nguồn kinh phí huy động được.

3. Quy trình lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.

4. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của Đề án đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nội dung và mức chi đối với công tác biên soạn mục từ

1. Nội dung và mức chi

Đơn vị: Đồng/mục từ

TT

Nội dung công việc

Mục từ cỡ nhỏ

Mục từ cỡ trung bình

Mục từ cỡ dài

Mục từ cỡ rất dài

1

Biên soạn mục từ

3.000.000

4.500.000

9.000.000

24.000.000

2

Nhận xét, phản biện các mục từ

200.000

300.000

600.000

1.000.000

3

Đọc duyệt sau giai đoạn biên soạn mục từ

100.000

150.000

300.000

800.000

4

Biên tập khoa học mục từ

1.500.000

2.200.000

4.500.000

12.000.000

5

Biên tập kỹ thuật mục từ

750.000

1.100.000

2.200.000

6.000.000

6

Đọc duyệt sau giai đoạn biên tập khoa học

50.000

70.000

150.000

400.000

7

Đọc duyệt lần cuối

30.000

50.000

90.000

240.000

2. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quy định cụ thể về tiêu chí, kích cỡ đối với từng loại mục từ và tỷ lệ khống chế các loại mục từ quy định tại khoản 1 Điều này đối với các Ban biên soạn của các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam để làm căn cứ thực hiện.

3. Đối với các mục từ cần thiết phải có hình vẽ, sơ đồ, bản đồ hoặc ảnh minh họa: Căn cứ theo đề nghị của các Ban biên soạn chuyên ngành, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xem xét, quyết định việc mua bản quyền các hình vẽ, sơ đồ, bản đồ hoặc ảnh minh họa để phục vụ công tác biên soạn mục từ. Mức chi mua bản quyền áp dụng theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

4. Trong quá trình biên soạn, trường hợp phát sinh yêu cầu phải biên soạn các mục từ đặc biệt (ngoài các loại mục từ quy định tại khoản 1 Điều này), căn cứ đề nghị của các Ban biên soạn của các Quyển chuyên ngành, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam báo cáo Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam xem xét, quyết định.

Dự toán kinh phí để thực hiện công tác biên soạn các mục từ đặc biệt áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước (Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước, sau đây gọi là Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).

Điều 5. Nội dung và mức chi đối với hoạt động chung và thường xuyên của Đề án

1. Chi tổ chức các hội thảo khoa học; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Hội đồng Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm Đề án; kiểm tra, đánh giá nghiệm thu các mục từ và các nhiệm vụ khoa học của Đề án; chi quản lý chung phục vụ các nhiệm vụ của Đề án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .

2. Chi thù lao trách nhiệm đối với Ban Chủ nhiệm Đề án, Ban Biên soạn chuyên ngành, Lãnh đạo và bộ phận hỗ trợ đơn vị quản lý kinh phí của Đề án:

a) Ban Chủ nhiệm Đề án:

- Chủ nhiệm Đề án: 5.000.000 đồng/tháng.

- Phó Chủ nhiệm thường trực Đề án: 4.500.000 đồng/tháng.

b) Ban Biên soạn chuyên ngành:

- Trưởng ban: 5.000.000 đồng/tháng.

- Phó Trưởng ban: 4.500.000 đồng/tháng.

- Thư ký khoa học: 3.000.000 đồng/tháng.

- Thư ký hành chính: 2.000.000 đồng/tháng.

Mức chi quy định tại điểm b khoản này là mức tối đa áp dụng đối với các nhiệm vụ biên soạn mục từ của các Ban biên soạn chuyên ngành có tổng kinh phí được duyệt từ 01 tỷ đồng trở lên. Đối với các nhiệm vụ biên soạn mục từ của các Ban biên soạn chuyên ngành có tổng kinh phí được duyệt dưới 01 tỷ đồng, áp dụng mức chi thù lao trách nhiệm bằng 50% mức chi quy định tại điểm b khoản này.

c) Lãnh đạo đơn vị quản lý kinh phí của Đề án:

- Giám đốc: 3.000.000 đồng/tháng.

- Phó Giám đốc: 2.000.000 đồng/tháng.

d) Bộ phận hỗ trợ đơn vị quản lý kinh phí của Đề án:

- Bộ phận Tài chính - Kế toán chuyên trách: 800.000 đồng/tháng/nhiệm vụ.

- Nhân viên hỗ trợ: 800.000 đồng/tháng/nhiệm vụ.

Thời gian được hưởng thù lao trách nhiệm đối với các chức danh nêu tại điểm b và điểm d khoản này tính theo thời gian thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết (không kể thời gian gia hạn).

3. Chi thông tin, tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Đề án: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách Nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

4. Chi công tác phí, tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết Đề án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

5. Chi tiền lương theo thang bảng lương Nhà nước quy định; tiền công; các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại đơn vị quản lý kinh phí thực hiện Đề án.

6. Chi thanh toán dịch vụ công cộng (chi tiền điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm): Thực hiện thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

7. Chi đoàn ra, đoàn vào: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/ TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí; Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

8. Chi mua sắm trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị quản lý kinh phí của Đề án: Thực hiện theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định về việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

9. Chi cho hoạt động in ấn, xuất bản bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách Nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

10. Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp hoạt động thường xuyên của Đề án: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Điều 6. Lập dự toán ngân sách Nhà nước, chấp hành ngân sách Nhà nước, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách Nhà nước thực hiện Đề án

Việc lập dự toán ngân sách Nhà nước, chấp hành ngân sách Nhà nước, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này quy định một số nội dung cụ thể như sau:

1. Lập dự toán:

Căn cứ nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này và nhiệm vụ biên soạn các mục từ thuộc các quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đơn vị quản lý kinh phí của Đề án lập tổng dự toán kinh phí của Đề án và phân kỳ từng năm theo tiến độ thực hiện; tổng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước (nếu có) và tổng nguồn ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện Đề án gửi Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách Nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Tạm ứng, thanh toán và kiểm soát kinh phí:

a) Việc tạm ứng, thanh toán, kiểm soát kinh phí chi thực hiện nhiệm vụ biên soạn các mục từ thuộc các quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

b) Việc tạm ứng, thanh toán, kiểm soát chi hoạt động chung và thường xuyên của Đề án: Thực hiện theo quy định hiện hành đối với đơn vị dự toán cấp 3 sử dụng ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

3. Quyết toán kinh phí: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

4. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Đề án đang trong thời gian thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện chuyển nguồn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Điều 7. Công tác kiểm tra tài chính thực hiện Đề án

1. Hằng năm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án.

2. Trong trường hợp nhiệm vụ không được thực hiện theo đúng kế hoạch; kinh phí được giao sử dụng sai mục đích, sai chế độ: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý như sau: đình chỉ nhiệm vụ; xuất toán khoản chi sai, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước (đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước), yêu cầu đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ xử lý khoản chi sai (đối với nguồn kinh phí khác) và các hình thức xử lý khác theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III. TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN[3]

Điều 8. Trách nhiệm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

1. Xây dựng kế hoạch và ban hành quy định về quy trình biên soạn các mục từ thuộc các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam; ban hành quy định về tiêu chí, kích cỡ đối với từng loại mục từ và tỷ lệ khống chế các loại mục từ thuộc các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

2. Giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị quản lý kinh phí của Đề án. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý kinh phí của Đề án chịu trách nhiệm về quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và mức chi quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của các hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước.

3. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án và chế độ tài chính quy định tại Thông tư này.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2018 và áp dụng từ năm ngân sách 2018.

2. [4] Mức chi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư này hết hiệu lực thi hành khi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để phối hợp, giải quyết./.

 

BỘ TÀI CHÍNH
_________
Số: 09/VBHN-BTC

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (05b).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRUỞNG




Võ Thành Hưng

 

 


[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 94/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2018 và áp dụng từ năm ngân sách 2018;

- Thông tư số 13/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Thông tư số 94/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2021 và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Thông tư số 13/2021/TT-BTC).

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư trên

[2] Thông tư số 13/2021/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp;

Thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 94/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.”

​[3] Điều 2 Thông tư số 13/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 03 năm 2021 và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định như sau:

"Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 3 năm 2021 và áp dụng từ 01/01/2021.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./."

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 13/2021/TT-BTC , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2021 và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi