Thông tư liên tịch 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN của Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn xử lý nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ theo Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg ngày 8/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Thủy sản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Lê Thị Băng Tâm; Nguyễn Ngọc Hồng; Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/07/2003 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Biện pháp xử lý nợ vay vốn đầu tư - Để tránh thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước và tăng cường các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với lĩnh vực đánh bắt hải sản, ngày 28/07/2003, Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN, hướng dẫn xử lý nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, có hiệu lục sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, kể từ 1/1/2003, tất cả các dự án có số dư nợ trong hạn đến 31/12/2002 áp dụng mức lãi suất 5,4%/năm (quy định trước đây là 9,72%/năm) và quá hạn bằng 130% lãi suất dư nợ trong hạn... Thời hạn cho vay tối đa là 12 năm (trước đây là 10 năm), kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên...
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN tại đây
tải Thông tư liên tịch 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ THUỶ SẢN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 70/2003/TTLT/BTC-BTS-NHNN
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NỢ VAY VỐN
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỂ ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN
TÀU ĐÁNH BẮT VÀ TÀU DỊCH VỤ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 89/2003/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
Triển khai thực hiện
Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp xử lý nợ vay vốn đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán
tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ; Liên bộ Bộ Tài Chính - Bộ Thủy
sản - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số
89/2003/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
A. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
I. NGUYÊN
TẮC CHUNG:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ đang quản lý các chủ đầu tư đóng tàu từ nguồn vốn tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thuỷ sản, Quỹ Hỗ trợ Phát triển và các Ngân hàng thương mại Nhà nước tổ chức chỉ đạo việc phân loại nợ, chuyển đổi chủ đầu tư và xử lý nợ vay; quyết định thành lập Hội đồng phân loại chủ đầu tư, định giá bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Hội đồng) để thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
II. PHẠM
VI XỬ LÝ:
Thông tư liên tịch này hướng dẫn phân loại, xử lý nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ phát triển và các Ngân hàng thương mại Nhà nước (sau đây gọi chung là tổ chức cho vay) để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ theo Quyết định số 393/TTg ngày 09 tháng 6 năm 1997, Quyết định số 159/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 1998 và Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
III. ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG:
1- Các doanh nghiệp Nhà nước;
2- Các hợp tác xã, tổ hợp tác;
3- Doanh nghiệp tư nhân,
Công ty cổ phần, Công ty trách nhiện hữu hạn;
4- Hộ ngư dân;
Sau đây được gọi chung là chủ đầu tư.
B. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
I. ĐIỀU
CHỈNH MỨC LàI SUẤT VAY VÀ THỜI HẠN CHO VAY:
1. Điều chỉnh mức lãi suất cho vay:
- Áp dụng mức lãi suất cho vay 5,4%/năm cho tất cả các dự án có số dư nợ trong hạn đến 31 tháng 12 năm 2002. Đối với dư nợ đã quá hạn đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 áp dụng mức lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất dư nợ trong hạn. Các mức lãi suất này được tính từ 01/01/2003.
- Số lãi phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm
2003 chưa trả, chủ đầu tư vẫn phải trả đủ cho tổ chức cho vay theo lãi suất quy
định ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Số lãi đã thu theo mức lãi suất cũ kể từ 01 tháng 01 năm 2003 đến thời điểm xử lý, các tổ chức cho vay tính lại theo mức lãi suất mới. Số tiền chênh lệch lãi suất được trừ vào khoản lãi phải thu của các tháng tiếp theo.
- Việc cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức cho vay thực hiện theo các qui định hiện hành.
2. Điều chỉnh thời hạn vay:
Các tổ chức cho vay qui
định cụ thể thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ đối với từng dự án nhưng không được
vượt quá 12 năm, kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên.
II. THÀNH
LẬP HỘI ĐỒNG PHÂN LOẠI CHỦ ĐẦU TƯ,
ĐỊNH GIÁ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với dự án do địa phương quản lý), Bộ trưởng (đối với dự án do Bộ quản lý) chọn thành viên và ra quyết định thành lập Hội đồng phân loại chủ đầu tư, định giá, bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ cho Nhà nước (sau đây được gọi chung là Hội đồng).
Hội đồng do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với dự án do địa phương quản lý) hoặc lãnh đạo cấp Bộ (đối với dự án do Bộ quản lý) làm Chủ tịch Hội đồng, hai Phó chủ tịch là đại diện lãnh đạo của tổ chức cho vay (Phó chủ tịch thường trực) và Sở Tài chính - Vật giá. Thành viên của Hội đồng phải có đại diện của Sở Tư pháp, Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Hội đồng hoạt động theo qui chế do Chủ tịch Hội đồng ban hành và tự chấm dứt hoạt động sau khi kết thúc xử lý nợ.
2. Khi tiến hành định giá, bán đấu giá con tàu, Hội đồng có thể uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tổ chức thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện trong trường hợp địa phương chưa có Trung tâm bán đấu giá.
3. Tổ chức cho vay bố trí nơi làm việc, phương tiện làm việc cho Hội đồng. Trong quá trình hoạt động Hội đồng được sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với Hội đồng do tỉnh thành lập) và Bộ (đối với Hội đồng do Bộ thành lập).
III. PHÂN
LOẠI CHỦ ĐẦU TƯ VÀ XỬ LÝ NỢ VAY:
Hội đồng phân loại chủ đầu tư, định giá bán đấu giá tài sản thực hiện phân loại chủ đầu tư để xử lý nợ vay theo nguyên tắc:
1. Chủ đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả là các chủ đầu tư đang trả được nợ (gốc và lãi) theo đúng hợp đồng tín dụng.
Trường hợp này, nếu có nhu cầu chủ đầu tư được mua lại con tàu đang sử dụng và phải trả ngay một lần số nợ gốc còn lại cho tổ chức cho vay; hoặc nếu có nhu cầu vay thêm vốn thì các Ngân hàng thương mại Nhà nước xem xét cho vay tiếp theo qui định hiện hành về cho vay thương mại.
2. Chủ đầu tư có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, không chịu trả nợ, bao gồm: chủ đầu tư có nguồn thu, chủ đầu tư có các tài sản khác để trả nợ và tổ chức cho vay đã nhiều lần kiểm tra, yêu cầu trả nợ nhưng không chịu trả nợ.
Trường hợp này tổ chức cho vay không cho gia hạn nợ, giãn nợ. Hội đồng tiến hành kiểm tra, lập biên bản yêu cầu chủ đầu tư trả ngay toàn bộ số nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày lập biên bản kiểm tra chủ đầu tư vẫn không trả đủ nợ vay thì tổ chức cho vay có văn bản báo cáo Hội đồng yêu cầu lập biên bản thu hồi con tàu, bán đấu giá thu hồi nợ vay theo qui định.
3. Chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, bao gồm: chủ đầu tư sử dụng vốn vay vào mục đích khác nằm ngoài dự án được duyệt; chủ đầu tư sử dụng tàu thuyền vào mục đích khác không phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ như vận chuyển hàng hoá, cho thuê tàu thu tiền.
Hội đồng kiểm tra, lập biên bản kê biên tài sản hình thành từ nguồn vốn vay; chuyển tài sản kê biên thành tài sản thế chấp để thu hồi nợ và chuyển số dư nợ còn lại sang khoản vay thương mại đối với trường hợp chủ đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư vay vốn tại Quỹ Hỗ trợ phát triển thì toàn bộ số dư nợ còn lại phải chuyển sang áp dụng lãi suất vay thương mại (mức lãi suất do Quỹ Hỗ trợ phát triển qui định trên cơ sở lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn tại thời điểm chuyển nợ).
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày lập biên bản, nếu chủ đầu tư vẫn không trả hết nợ, Hội đồng tiến hành bán đấu giá con tàu và các tài sản thế chấp khác để thu hồi nợ.
4. Chủ đầu tư sản xuất kinh doanh thua lỗ, đời sống gặp khó khăn hoặc để tàu nằm bờ không đi sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng:
4.1. Các chủ đầu tư có tay nghề, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh chưa trả được nợ đúng hạn do thiếu vốn hoặc do nguyên nhân khách quan, bao gồm: do thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Tổ chức cho vay xem xét
cho gia hạn nợ, giãn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ thích hợp trên cơ sở tình hình
sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của từng chủ đầu tư nhưng thời hạn
cho vay tối đa là 12 năm, kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên hoặc nếu chủ đầu tư
có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì các Ngân hàng thương mại Nhà
nước xem xét cho vay tiếp theo quy chế cho vay thương mại hiện hành, đảm bảo
thu hồi đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn.
Sau khi đã xử lý đồng bộ các biện pháp nêu trên mà chủ đầu tư vẫn không trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng thì tổ chức cho vay có văn bản đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với dự án do địa phương quản lý) hoặc Bộ trưởng (đối với dự án do Bộ quản lý), thực hiện chuyển đổi chủ đầu tư.
4.2. Các chủ đầu tư gặp rủi ro bất khả kháng: tàu bị đắm, bị mất tích do thiên tai; tàu bị tàu nước ngoài đâm chìm, bắt giữ không trả; chủ tàu bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố đã chết theo qui định của pháp luật, mất tích, ốm đau lâu ngày không có người thay thế để tổ chức sản xuất kinh doanh, không có người thừa kế và tài sản để trả nợ; doanh nghiệp bị phá sản, giải thể không có khả năng trả nợ.
Tổ chức cho vay hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ hoặc lập hồ sơ cho chủ đầu tư (đối với các khoản vay không còn chủ đầu tư) theo qui định tại Thông tư này gửi tổ chức cho vay tổng hợp hồ sơ, báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.
4.3. Các chủ đầu tư để tàu nằm bờ không đi sản xuất, chủ tàu cố tình để tàu nằm bờ không bảo quản làm hư hỏng thất thoát tài sản hoặc sản xuất cầm chừng mà không có phương án xử lý có hiệu quả thì Hội đồng xem xét từng trường hợp cụ thể lập biên bản, thực hiện chuyển đổi chủ đầu tư.
IV. VỀ
BÁN ĐẤU GIÁ, XỬ LÝ SAU BÁN ĐẤU GIÁ
Sau khi phân loại nợ vay, việc bán con tàu để thu hồi nợ và chuyển đổi chủ đầu tư được thực hiện thông qua bán đấu giá con tàu.
1. Về bán đấu giá con tàu:
- Hội đồng uỷ quyền cho
Trung tâm bán đấu giá định giá con tàu và bán đấu giá công khai không hạn chế,
không phân biệt đối tượng mua tàu.
Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá được ký kết giữa Hội đồng với Trung tâm bán đấu giá, tổ chức cho vay và chủ đầu tư. Trong đó, giá khởi điểm được xác định khi định giá con tàu do Trung tâm bán đấu giá thực hiện với sự tham gia của tổ chức cho vay. Trường hợp tại địa phương không có Trung tâm bán đấu giá, Hội đồng trực tiếp thực hiện việc định giá, bán đấu giá và có sự tham gia của chủ đầu tư.
- Nội dung, trình tự, thủ tục liên quan đến định giá và bán đấu giá con tàu phải phù hợp với Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
- Người mua con tàu được miễn lệ phí trước bạ khi người mua đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng con tàu.
2. Xử lý sau bán đấu giá:
2.1. Trường hợp người mua trả tiền ngay một lần đủ giá trị con tàu khi bán đấu giá, thì không phải thực hiện các điều kiện do tổ chức cho vay qui định. Các cơ quan có liên quan tạo mọi điều kiện cho người mua tàu làm các thủ tục đăng ký, chuyển sở hữu con tàu.
Toàn bộ tiền bán đấu giá thu được sau khi đã trừ các chi phí cho việc bán đấu giá được chuyển trả cho tổ chức cho vay; nếu thừa chuyển trả cho chủ đầu tư cũ, nếu còn thiếu chủ đầu tư cũ phải nhận nợ với tổ chức cho vay với lãi suất 5,4%/năm và trả dần trong 2 năm kể từ khi bán đấu giá xong con tàu.
Trường hợp chủ đầu tư cũ không trả phần nợ này thì tổ chức cho vay phối hợp với chính quyền địa phương xem xét từng trường hợp để tiến hành phát mại tài sản khác của chủ đầu tư cũ theo qui định của pháp luật để thu hồi nợ gốc và lãi. Nếu chủ đầu tư đó không có tài sản hoặc giá trị tài sản thu được sau khi phát mại không đủ để trả nợ thì chủ đầu tư lập hồ sơ theo qui định tại Thông tư này gửi tổ chức cho vay báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.
2.2. Trường hợp người mua
không có khả năng trả ngay một lần giá trị con tàu theo kết quả đấu giá thì vẫn phải trả ngay số tiền lần
đầu tối thiểu bằng 50% giá trị đã trúng thầu và nhận nợ với tổ chức cho vay số
tiền còn lại, với điều kiện là: Có đủ năng lực, trình độ để quản lý, khai thác
tàu có hiệu quả được cơ quan quản lý thuỷ sản (Sở Thủy Sản hoặc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) xác nhận; phải có đủ các điều kiện vay do tổ chức cho
vay qui định, áp dụng mức lãi suất 5,4%/năm cho các dự án tiếp tục dùng tàu để
đánh bắt cá xa bờ. Trường hợp chủ đầu tư sử dụng tàu vào mục đích khác áp dụng
mức lãi suất như qui định tại điểm 3 mục III phần B. Thời gian cho vay đối với
khoản nợ vay còn lại cộng cả thời hạn vay của chủ đầu tư cũ không vượt quá 12
năm, kể từ ngày rút tiền vay.
Trình tự xử lý khoản chênh lệch giữa số nợ phải trả của chủ đầu tư cũ với số tiền bán đấu giá con tàu sau khi đã trừ các chi phí cho việc bán đấu giá thực hiện theo như qui định tại điểm 2.1 nêu trên.
V. HỒ SƠ
PHÁP LÝ ĐỂ TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ:
1. Đối với khoản nợ khó đòi do nguyên nhân bất khả kháng theo qui định tại tiết 4.2 điểm 4 mục III: Căn cứ vào từng đối tượng tổ chức cho vay hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ hoặc lập hồ sơ xử lý cho chủ đầu tư, gồm có:
- Đơn đề nghị xử lý nợ của chủ đầu tư (bên vay vốn).
- Biên bản xác nhận thiệt hại tàu bị đắm, bị mất tích do thiên tai; tàu bị tàu nước ngoài đâm chìm, bắt giữ không trả; chủ nợ chết, mất tích, ốm đau lâu ngày ghi rõ mức độ và số vốn bị thiệt hại và xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương vào thời điểm xảy ra thiệt hại, cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp Nhà nước: xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xác nhận của Sở Tài chính Vật giá; xác nhận của chính quyền địa phương nơi chủ đầu tư bị thiệt hại và tổ chức cho vay.
+ Doanh nghiệp tư nhân,
Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, Tổ hợp tác: Xác nhận
của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường; Uỷ ban nhân dân huyện, quận; Phòng tài
chính huyện, quận và tổ chức cho vay.
+ Hộ ngư dân: Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường và tổ chức cho vay.
+ Đối với con nợ chết phải có giấy chứng tử của chính quyền địa phương, nếu chết do toà án tuyên bố là đã chết theo qui định của pháp luật thì phải có thông báo của toà án. Đối với chủ đầu tư bị mất tích phải có giấy xác nhận của Chính quyền và công an địa phương nơi chủ đầu tư cư trú hoặc tuyên bố của toà án.
+ Đối với con nợ ốm đau lâu ngày không có người thay thế để tổ chức sản xuất kinh doanh phải có giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường và chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện.
- Bản sao quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể (có công chứng) đối với các doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và tổ hợp tác.
- Phương án phân chia tài sản, báo cáo quyết toán quá trình giải thể doanh nghiệp hoặc báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp, công ty phá sản.
- Biên bản đối chiếu nợ (gốc và lãi) có chữ ký và đóng dấu
của Tổ chức cho vay, chủ đầu tư; Trường hợp cơ quan cấp trên của doanh nghiệp
bảo lãnh cho doanh nghiệp vay thì cần có chữ ký, đóng dấu của cơ quan quản lý
cấp trên của doanh nghiệp.
- Biên bản thực hiện bồi thường cho các con tàu bị rủi ro của các cơ quan bảo hiểm.
- Khế ước vay vốn (do Giám đốc tổ chức trực tiếp cho vay ký sao y).
2. Đối với trường hợp sau khi bán đấu giá con tàu và phát mại các tài sản khác của chủ đầu tư cũ mà số tiền thu được vẫn chưa đủ để thanh toán số nợ phải trả, chủ đầu tư cũ lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ gồm:
- Đơn đề nghị xử lý nợ của chủ đầu tư (bên vay vốn);
- Biên bản và các bản sao hồ sơ (sao kê tính lãi, giấy thông báo trả nợ, trả lãi, biên bản kiểm tra) chứng minh được là đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu nợ qui định tại điểm 2 mục IV.
- Khế ước vay vốn (do Giám đốc tổ chức trực tiếp cho vay ký sao y).
3. Toàn bộ hồ sơ đề nghị xử lý nợ do chủ đầu tư lập được gửi cho tổ chức cho vay, tổ chức cho vay tập hợp hồ sơ gửi Hội đồng ký xác nhận trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xử lý.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thủy sản chỉ đạo các Sở Thuỷ sản ở các tỉnh có dự án tiếp tục kiểm tra các chủ đầu tư sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Tổ chức điều tra nguồn lợi thủy sản, có dự báo và hướng dẫn địa phương về ngư trường ngắn hạn và dài hạn, quy hoạch cụ thể số lượng tàu đánh cá cần thiết ở mỗi vùng biển để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và hướng dẫn địa phương xây dựng mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho ngư dân.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với dự án do địa phương quản lý), Bộ trưởng (đối với dự án do Bộ quản lý) khẩn trương thành lập Hội đồng để tiến hành việc phân loại chủ đầu tư và xử lý nợ. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành Hội đồng phải hoàn thành việc phân loại chủ đầu tư, chỉ đạo sớm thực hiện việc xử lý nợ cho các trường hợp qui định tại Thông tư liên tịch này, đồng thời lập và báo cáo kết quả phân loại chủ đầu tư theo biểu mẫu số 1 đính kèm gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Thủy sản đối với các dự án của Quỹ Hỗ trợ Phát triển cho vay và gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với dự án của các Ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay.
3. Các tổ chức cho vay chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện theo qui định tại Thông tư liên tịch này.
Ngày 15 tháng đầu hàng quí, các tổ chức cho vay tổng hợp theo hệ thống và địa bàn theo biểu mẫu số 2, 3, 4 và 5 đính kèm gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Thủy sản đối với các dự án của Quỹ Hỗ trợ Phát triển cho vay và gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với dự án của các Ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay
4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị xử lý nợ của tổ chức cho vay để trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý theo qui định tại Thông tư liên tịch này.
5. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng trên công báo.
6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có dự án), Bộ chủ quản, Sở Tài chính - Vật Giá, Sở Thuỷ Sản và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.
MẪU SỐ 01
Hội đồng…..
BÁO CÁO PHÂN LOẠI NỢ VAY CÁC DỰ ÁN ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU
ĐÁNH BẮT VÀ TÀU DỊCH VỤ
ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 393/TTG
(Theo Thông tư liên tịch số 70/2003/TTLT-BTC-BTS -NHNN ngày
28 tháng 7 năm 2003)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Chỉ tiêu |
Tổng dư nợ đến ngày |
Trong đó |
Ghi chú |
||||||||||
|
|
Dư nợ trong hạn |
Dư nợ quá hạn |
Nợ vay của các chủ đầu tư đang trả được nợ |
Nợ vay của các chủ đầu tư chây ỳ |
Nợ vay của các chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích |
Nợ vay của các chủ đầu tư kinh doanh thua lỗ, khó khăn |
|
||||||
|
|
|
|
TH |
QH |
TH |
QH |
TH |
QH |
Không trả đúng hạn do nguyên nhân khách quan |
Không trả đúng hạn do nguyên nhân bất khả kháng |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TH |
QH |
TH |
QH |
|
I |
Tổ chức cho vay |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
DNNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên DN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
DN ngoài QD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên DN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Hộ Ngư dân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: TH: Trong hạn; QH: Quá hạn
Lập biểu |
....., ngày... tháng.... năm..... Chủ tịch Hội đồng |
MẪU SỐ 02
TÊN TỔ CHỨC CHO
VAY
BÁO CÁO PHÂN LOẠI NỢ VAY CÁC DỰ ÁN ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU
ĐÁNH BẮTVÀ TÀU DỊCH VỤ
ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 393/TTG
(Theo Thông tư liên tịch số
70/2003/TTLT-BTC-BTS-NHNN ngày
28 tháng 7 năm 2003)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Chi nhánh |
Tổng dư nợ đến ngày |
Trong đó, dư nợ vay theo phân loại các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ |
Ghi chú |
||||||||||
|
|
Dư nợ trong hạn |
Dư nợ quá hạn |
Nợ vay của các chủ đầu tư đang trả được nợ |
Nợ vay của các chủ đầu tư chây ỳ |
Nợ vay của các chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích |
Nợ vay của các chủ đầu tư kinh doanh thua lỗ, khó khăn |
|
||||||
|
|
|
|
TH |
QH |
TH |
QH |
TH |
QH |
Không trả đúng hạn do nguyên nhân khách quan |
Không trả đúng hạn do nguyên nhân bất khả kháng |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TH |
QH |
TH |
QH |
|
1 |
Tỉnh A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tỉnh B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tỉnh C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: TH: Trong hạn; QH: Quá hạn
Lập biểu |
Kiểm soát |
....., ngày... tháng.... năm..... Tổng giám đốc |
MẪU SỐ 03
TÊN TỔ CHỨC CHO
VAY
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÁN ĐẤU GIÁ CON TÀU
(Theo Thông tư liên tịch số
70 /2003/TTLT-BTC-BTS -NHNN ngày
28 tháng 7 năm 2003)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Tên chủ hộ |
Số nợ phải trả đến ngày xử lý |
Thu thực tế do bán đấu giá |
Chênh lệch chủ cũ ghi, nhận nợ |
Biện pháp xử lý |
||
|
|
|
|
|
Xử lý tài sản |
Biện pháp khác |
|
|
|
|
|
|
Số tiền |
Nợ còn lại |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5=3-4 |
6 |
7 |
8 |
1 |
Tỉnh A |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tỉnh B |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nợ phải trả gồm cả nợ gốc và lãi. Thu thực tế do bán đấu giá bằng giá trúng thầu trừ các chi phí bán đấu giá.
Lập biểu |
Kiểm soát |
....., ngày... tháng.... năm..... Tổng giám đốc |
MẪU SỐ 04
TÊN TỔ CHỨC CHO VAY
DANH SÁCH CHỦ ĐẦU
TƯ VAY VỐN GẶP RỦI RO BẤT KHẢ KHÁNG
(Theo Thông tư liên tịch số
70 /2003/TTLT-BTC-BTS-NHNN ngày
28 tháng 7 năm 2003)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Tên chủ hộ |
Dư nợ đến 31/12/2002 |
Nguyên nhân |
Số tiền bị rủi ro |
Số tiền đã được BH bồi thường |
Biện pháp đề nghị xử lý |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 |
Tỉnh A |
|
|
|
|
|
|
|
Hộ Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tỉnh B |
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
3 |
Tỉnh C |
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
4 |
Tỉnh D |
|
|
|
|
|
|
|
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Lập biểu |
Kiểm soát |
....., ngày... tháng.... năm..... Tổng giám đốc |
MẪU SỐ 05
TÊN TỔ CHỨC CHO
VAY
BÁO CÁO TỔNG HỢP BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ VAY CÁC DỰ ÁN ĐÓNG
MỚI, CẢI HOÁN TÀU ĐÁNH BẮT
VÀ TÀU DỊCH VỤ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 393/TTG
(Theo Thông tư liên tịch số 70 /2003/TTLT-BTC-BTS-NHNN ngày 28
tháng 7 năm 2003)
Đơn vị: đồng
STT |
Chi nhánh |
Tổng số nợ đề nghị xử lý |
Trong đó |
|||||||||
|
|
Tổng số |
Gốc |
Lãi |
Chủ nợ chây ỳ |
Chủ nợ sử dụng vốn sai mục đích |
Chủ đầu tư kinh doanh thua lỗ, khó khăn |
|||||
|
|
|
|
|
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Do nguyên nhân khách quan |
Do nguyên nhân chủ quan |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
I |
Chi nhánh A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
DNNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
DN ngoài QD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Hộ ngư dân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu |
Kiểm soát |
....., ngày... tháng.... năm..... Tổng giám đốc |