Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 62/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ
62/2008/TT-BTC NGÀY 08 THÁNG 07 NĂM 2008
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT
Thi hành Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, có vốn điều
lệ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi
phí, được miễn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi,
được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ
thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu chi tài chính theo quy định tại Quy
chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày
18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và
các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý an toàn vốn và tài sản, sử dụng vốn,
chấp hành chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, hướng
dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam.
II. QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện quản lý vốn và tài sản theo quy
định tại Chương II Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài
sản hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành,
phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động của vốn và tài sản
trong quá trình hoạt động, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân
đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.
3. Quỹ dự phòng nghiệp vụ hình thành từ toàn bộ nguồn thu phí bảo hiểm
tiền gửi và số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ thanh lý tài sản của tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại tiết b khoản 2 Điều 11 Quy
chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ được dùng
để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động theo
quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn. Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên
tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 15% vốn điều lệ.
Việc đầu tư và
mua sắm tài sản cố định hàng năm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và
trong phạm vi kế hoạch năm đã được duyệt.
Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn để
mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định.
5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư
theo các hình thức:
- Gửi tại Kho
bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại Nhà nước, các
ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A.
- Mua trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu, tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, của các ngân hàng
thương mại Nhà nước hoặc của các ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà
nước xếp loại A.
Việc đầu tư
vốn nhàn rỗi thực hiện theo quy chế do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam quyết định.
6. Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản, trích khấu hao
tài sản cố định, xử lý tổn thất, thanh lý nhượng bán tài sản theo quy định tại
Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
III. THU NHẬP, CHI PHÍ
1. Các khoản thu nhập của Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam là các khoản phải thu trong năm, bao gồm:
1.1. Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi
- Thu lãi từ các khoản cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
- Thu phí bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền
gửi được bảo hiểm.
- Thu lãi từ mua lại nợ, thu bán nợ.
- Thu tiền phạt do vi phạm thời hạn nộp phí theo quy định.
1.2. Thu hoạt động tài chính
- Thu lãi đầu tư vào các giấy tờ có giá.
- Thu lãi tiền gửi.
1.3. Thu hoạt động khác
- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản: là toàn bộ số tiền thu được do thanh
lý, nhượng bán tài sản (không bao gồm khoản thu từ thanh lý tài sản của tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi).
- Thu cho thuê tài sản
- Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi.
1.4. Các khoản thu khác
Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh trong kỳ
phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào thu
nhập.
2. Chi phí của
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản phải chi cần thiết cho hoạt động của
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, có hoá đơn hoặc chứng từ hợp pháp. Mức chi, đối
tượng chi được thực hiện theo qui định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có quy định, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam quy định cụ thể trong quy chế tài chính nội bộ, quyết định việc
chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các khoản chi phí phải nằm trong
kế hoạch tài chính được duyệt hàng năm, bao gồm:
2.1. Chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi
a. Chi trả lãi tiền vay.
b. Chi phí dịch vụ thanh toán, uỷ thác.
c.
Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ:
-
Chi phí cho hoạt động mua bán nợ
-
Chi phí cho hoạt động đầu tư.
-
Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi, các khoản nợ đã xoá kể
cả các khoản nợ mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia
thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản theo quy
định của pháp luật (sau đây gọi tắt là nợ khó đòi) thực hiện theo nguyên tắc
sau:
+ Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam được chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân đã có đóng góp trong việc thu
hồi các khoản nợ khó đòi trên cơ sở công sức đóng góp của các tổ chức này và
hiệu quả đem lại.
+ Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam xây dựng quy chế chi cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi trình Hội
đồng quản trị phê duyệt và công bố công khai quy chế này. Tổng giám đốc Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản chi này.
+ Mức chi cho các tổ
chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ khó đòi
của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được vượt quá 5% số tiền nợ thu hồi được.
Mức chi thu hồi nợ tối đa đối với một món nợ không vượt quá 150 triệu đồng.
- Các khoản chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.
2.2. Chi cho người lao động, gồm những khoản chi sau:
- Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương
phải trả cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát làm việc
bán chuyên trách theo quy định của pháp luật.
- Chi ăn ca do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định, mức chi ăn ca hàng
tháng cho mỗi cán bộ, nhân viên không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy
định đối với công chức nhà nước.
- Chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
- Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao
động trong khi làm việc.
- Chi trang phục giao dịch cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam. Mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
- Chi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Mức chi để trích lập quỹ
và việc sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để chi trợ cấp thôi việc, mất
việc làm cho người lao động thực hiện theo qui định của pháp luật đối với doanh
nghiệp.
2.3. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo
chế độ quy định.
2.4. Chi phí cho hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể tại Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của
tổ chức trên không đủ thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí của
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2.5. Chi hoạt động quản lý và công vụ
Các khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ bao gồm:
a) Chi vật tư văn phòng: vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, phòng cháy
chữa cháy.
b) Chi về cước phí bưu điện và truyền tin: là các khoản chi về bưu phí,
truyền tin, điện thoại, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax trả theo hoá
đơn của cơ quan bưu điện.
c) Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường.
d) Chi xăng dầu: Chi xăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ đi công tác và
cán bộ lãnh đạo đi làm việc.
đ) Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác: Hội đồng quản trị Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam quy định cụ thể trong quy chế tài chính nội bộ. Riêng công
tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài thực hiện theo quy định của Nhà nước về
chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh
phí.
e) Chi lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị, tuyên truyền,
quảng cáo theo quy định hiện hành của pháp luật và phải gắn với hoạt động của
Bảo hiềm tiền gửi Việt Nam. Các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí hợp lý,
hợp lệ.
f) Chi đào tạo tập huấn cán bộ và chi nghiên cứu khoa học, công nghệ thực
hiện căn cứ vào nhu cầu thực tế và tổng mức chi trong kế hoạch tài chính năm,
gồm:
- Chi tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, công nghệ
thông tin, ngoại ngữ ngắn hạn cho cán bộ, nhân viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Chi mua tài liệu, sách báo, in ấn, biên dịch tài liệu phục vụ cho công
tác đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu.
- Chi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học.
- Chi nghiên cứu đề tài khoa học ứng dụng đem lại hiệu quả thiết thực,
phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Chi triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Các khoản chi khác theo quy định của Nhà nước.
Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, hội thảo, nghiên cứu khoa học do Hội
đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt.
g) Chi về thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước thực hiện căn cứ vào
nhu cầu thực tế và tổng mức chi trong kế hoạch tài chính năm.
h) Chi phí thanh tra, kiểm toán.
i) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan
bất khả kháng.
k) Chi phí quản lý khác.
2.6. Chi về tài sản:
- Chi trích khấu hao tài sản cố định: căn cứ vào quy định của pháp luật
về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh
nghiệp, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ
trích khấu hao đối với từng loại tài sản trong quy chế tài chính nội bộ cho phù
hợp với đặc thù hoạt động.
- Chi về mua bảo hiểm tài sản.
- Chi mua sắm công cụ lao động.
- Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: mức chi hàng năm tối đa không quá 5%
giá trị tài sản cố định bình quân trong năm.
- Chi phí thuê tài sản: Là số tiền thuê tài sản căn cứ vào hợp đồng thuê
tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi.
- Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị
còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán).
- Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã được
bù đắp bằng các nguồn quy định.
2.7. Chi nộp thuế, phí, lệ phí.
2.8. Chi khen thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài ngành có đóng góp cho
hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: đối tượng, hình thức khen thưởng do
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định. Tổng mức chi khen thưởng cho cá nhân và
đơn vị ngoài ngành tối đa không quá 1/2 tháng lương thực hiện trong năm của Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam .
2.9. Các khoản chi phí khác gồm các khoản chi cần thiết cho hoạt động của
Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh trong quá
trình hoạt động, chưa nằm trong các quy định nêu trên do Hội đồng quản trị Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam xem xét quyết định.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí đúng
chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản
thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí hoạt động
các khoản sau:
- Các khoản
tiền phạt về vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam;
- Các khoản
chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi
không có chứng từ hợp pháp;
- Các khoản
chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
- Các khoản
chi không hợp lý khác.
IV. CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP
CÁC QUỸ
1. Chênh lệch thu chi tài chính
thực hiện trong năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng tổng thu
nhập trừ đi tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong năm quy định tại mục
III của Thông tư này.
2. Việc phân phối chênh lệch thu chi và sử dụng các quỹ được trích lập từ
chênh lệch thu chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều
17 và Điều 18 Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008.
V. CHẾ ĐỘ KẾ
TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN
VÀ KẾ HOẠCH TÀI
CHÍNH
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kế toán, thống kê hiện
hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Năm tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng
01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính
kế hoạch tài chính trước ngày 15 tháng 11 năm trước năm kế hoạch, gồm:
- Kế hoạch thu nhập - chi phí (kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục
thu - chi và các định mức chi tiêu cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch).
- Kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định (kèm theo thuyết
minh chi tiết về dự kiến xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối
các nguồn vốn).
- Kế hoạch lao động, tiền lương - thu nhập.
4. Bộ Tài
chính thẩm định kế hoạch tài chính và giao một số chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ để
Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định kế hoạch tài chính và
thực hiện, bao gồm:
4.1. Tổng thu
nhập
4.2. Tổng chi
phí
Trong năm tài chính, nếu do những biến động khách quan không dự kiến
trước dẫn đến không thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch được giao nêu trên,
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính
và chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài
chính.
5. Định kỳ (quý, năm) hoặc khi cần thiết, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có
trách nhiệm gửi báo cáo tài chính đến Bộ Tài chính và cơ quan thống kê.
5.1. Các loại báo cáo:
- Bảng cân đối tài khoản cấp III.
- Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản).
- Báo cáo kết quả hoạt động.
- Thuyết minh báo cáo tài chính:
+ Tình hình tăng giảm tài sản cố định.
+ Thực hiện lao động, tiền lương - thu nhập.
+ Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn.
+ Tình hình bảo lãnh, cho vay, mua lại nợ.
+ Tình hình lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.
5.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
5.3. Thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
- Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông
qua và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất trong vòng 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài
chính.
6. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ theo quy
định.
7.
Báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Kiểm toán nhà
nước kiểm toán. Kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho Bộ Tài chính.
VI/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, áp dụng kể từ
năm tài chính 2008 và thay thế Thông tư số 27/2001/TT-BTC ngày 27/4/2001 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam.
2. Căn cứ vào
hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam xây dựng quy chế tài chính nội bộ trình Hội đồng quản trị phê
duyệt để làm căn cứ thực hiện.
3. Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để
nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
thuộc tính Thông tư 62/2008/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 62/2008/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 08/07/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng , Bảo hiểm |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 62/2008/TT-BTC
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Hiệu lực.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem VB liên quan.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây