Thông tư 35/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày 10/1/2006 về chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 35/2006/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 35/2006/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/04/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chế độ tài chính - Ngày 20/4/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng... Hàng năm Ngân hàng Nhà nước được trích 10% từ chênh lệch thu, chi để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia... Mọi trường hợp tổn thất, thừa thiếu tài sản phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm, xử lý bù đắp tổn thất và phải được hạch toán và báo cáo đầy đủ trong báo cáo tài chính năm... Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để hạch toán vào các tài khoản thu nhập - chi phí... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 35/2006/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 35/2006/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 35/2006/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/2006/NĐ-CP NGÀY 10/1/2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày 10/1/2006 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Học viện ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ quản lý tài chính theo các quy định chung của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn:
- Các nguồn vốn hiện có đến thời điểm 31/12/2005: nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính để xác định các nguồn vốn này.
- Nguồn vốn được bổ sung hàng năm:
+ Vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có).
+ Khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm cho chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng.
+ Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn vốn khác (nếu có).
Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chuyển giao, nhượng bán tài sản cho các tổ chức ngoài Ngân hàng Nhà nước.
Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn pháp định.
- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
- Tổn thất còn lại (sau khi trừ khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của tổ chức bảo hiểm) được hạch toán vào chi phí.
- Các trường hợp tổn thất tài sản vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ... Ngân hàng Nhà nước báo cáo cụ thể về mức độ tổn thất và đề xuất phương án để Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, trong trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mọi trường hợp tổn thất, thừa thiếu tài sản phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm, xử lý bù đắp tổn thất và phải được hạch toán và báo cáo đầy đủ trong báo cáo tài chính năm.
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu nhập và chi phí theo đúng quy định của pháp luật về kế toán.
- Các khoản thu chi của Ngân hàng Nhà nước được hạch toán theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
- Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để hạch toán vào các tài khoản thu nhập - chi phí.
- Các khoản thu, chi đều phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán.
- Việc giảm, miễn thu, thoái thu các khoản thu lãi của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền và phải được thống kê đầy đủ trong báo cáo quyết toán tài chính.
+ Thu lãi cho vay,
+ Thu lãi tiền gửi,
+ Thu về đầu tư chứng khoán,
+ Thu khác về hoạt động tín dụng
+ Các khoản thu trong hoạt động ngân hàng: thu thừa quỹ; tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; thu về thanh lý công cụ lao động và vật rẻ tiền mau hỏng; thu nợ đã xoá nay thu hồi được; thu về xuất bản tập san, tài liệu, báo chí....
+ Thu về tiêu huỷ tiền.
+ Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Các khoản thu khác.
- Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào thu nhập số lãi phải thu trong kỳ của các khoản tiền gửi, đầu tư và của các khoản cho vay trong hạn.
- Đối với số lãi phải thu của các khoản cho vay quá hạn không phải hạch toán thu nhập, Ngân hàng Nhà nước theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
- Đối với số lãi phải thu của các khoản cho vay trong hạn đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ thanh toán khách hàng không trả được đúng hạn (hoặc chưa đến kỳ thanh toán lãi nhưng khoản cho vay tương ứng bị chuyển quá hạn) Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào chi phí và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
Chi phí của Ngân hàng Nhà nước là toàn bộ số phải chi phát sinh trong kỳ để duy trì hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày 10/1/2006 của Chính phủ. Một số khoản chi của Ngân hàng Nhà nước được hướng dẫn thực hiện như sau:
Các khoản chi này được thực hiện như sau:
- Đơn giá sản phẩm in tiền do Liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước duyệt cho từng năm.
- Chi phí in, đúc tiền được hạch toán vào chi phí của Ngân hàng Nhà nước hàng năm phù hợp với lượng tiền mới đưa ra lưu thông.
Mức chi cho công tác bảo vệ tiền trong năm do Ngân hàng Nhà nước xây dựng và thuyết minh trong kế hoạch tài chính năm.
- Chi xăng dầu cho phương tiện vận chuyển.
- Chi thuê phương tiện vận chuyển được thanh toán theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịch vụ.
- Chi bốc xếp tại cảng, nhà ga, sân bay... theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịch vụ. Mức chi vượt định mức bốc xếp hàng ra vào kho tiền do Ngân hàng Nhà nước quy định được Bộ Tài chính chấp thuận.
- Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ
- Chi tiền công cho nhân viên hợp đồng theo quy định
- Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức, viên chức có mặt làm việc trong năm bao gồm cả các cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể tại Ngân hàng Nhà nước. Mức chi hàng tháng cho mỗi cán bộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu quy định đối với công chức Nhà nước.
- Chi trang phục giao dịch: Mức chi trang phục hàng năm cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/năm.
- Chi phương tiện bảo hộ lao động áp dụng đối với các đối tượng được trang cấp bảo hộ lao động theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
- Chi khen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước; mức chi 2 khoản này hàng năm bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm. Các khoản chi khen thưởng bao gồm:
+ Chi khen thưởng theo chế độ Nhà nước quy định.
+ Chi khen thưởng định kỳ và đột xuất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Đối tượng chi thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Mức chi gồm mức chi theo quy định của pháp luật và mức bổ sung từ nguồn kinh phí khoán.
Là các khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax ... trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện.
Việc chi trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động của các đối tượng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nước thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Gồm các khoản chi tổ chức hội nghị, tiếp khách quốc tế, trong nước; các khoản chi để tổ chức các buổi họp mặt nhân các ngày kỷ niệm lớn.
Các khoản chi này thực hiện theo chế độ quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Chi tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước.
- Chi mua tài liệu, in ấn, biên dịch tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu.
- Chi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học.
- Chi nghiên cứu đề tài khoa học.
- Chi nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật theo quy định.
- Chi triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng.
- Các khoản chi khác về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và chi nghiên cứu khoa học công nghệ.
Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ngân hàng và chi nghiên cứu khoa học, công nghệ thực hiện căn cứ vào kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và duyệt dự toán. Việc chi tiêu thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định.
- Chi xuất bản các tạp chí, báo, bản tin và tài liệu nghiệp vụ
+ Chi nhuận bút cho người viết bài áp dụng theo quy định chung.
+ Chi thuê in thanh toán theo hợp đồng với cơ sở in.
Kế hoạch xuất bản tạp chí, báo, bản tin và tài liệu nghiệp vụ ngân hàng phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt và lập dự toán trong kế hoạch tài chính năm.
- Chi mua sách báo, tài liệu nghiên cứu.
- Chi tuyên truyền, quảng cáo. Chi về quảng cáo căn cứ vào hợp đồng quảng cáo giữa bên nhận quảng cáo và Ngân hàng Nhà nước.
Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí theo số tiền phải trả trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản.
- Chi nhượng bán, thanh lý tài sản
- Giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán
- Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá.
- Khoản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng các nguồn quy định tại điểm 5 mục I chương II Thông tư này.
- Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán và tài liệu.
- Chi nộp thuế, lệ phí (Trừ các khoản thuế, phí khi mua sắm tài sản cố định phải hạch toán vào giá trị tài sản cố định theo quy định của Pháp luật).
- Chi về bảo hiểm tài sản.
- Chi bồi dưỡng quyết toán năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định về đối tượng và mức chi bồi dưỡng.
- Chi cho các cán bộ trực tiếp và gián tiếp tham gia vào việc đưa hợp đồng quảng cáo về Thời báo ngân hàng và Tạp chí ngân hàng. Mức chi tối đa không vượt quá mức 40% giá trị của hợp đồng quảng cáo.
- Các khoản chi khác theo thực tế phát sinh và có chứng từ hợp lệ.
Việc trích khấu hao tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp.
Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng theo quy chế do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Khoản dự phòng rủi ro không sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp. Trường hợp khoản dự phòng không đủ bù đắp các khoản tổn thất, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.
- Ngân hàng Nhà nước xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt công tác đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định để đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ.
- Các khoản chi khác phục vụ cho công tác đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ được hạch toán vào các khoản chi tương ứng của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với tính chất và nội dung chi.
- Các khoản tiền phạt phải nộp Nhà nước hoặc phải trả cho khách hàng về những thiệt hại vật chất do nguyên nhân chủ quan Ngân hàng Nhà nước gây ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng.
- Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định. Các khoản chi cho xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước; các khoản chi cho các công trình phúc lợi khác.
- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.
- Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.
- Xác định tổng mức chi cho các khoản chi được khoán theo quy định tại điểm 2.2, phần B, mục II, chương II của Thông tư này.
- Xác định tỷ lệ % được trích lập từ chênh lệch thu chi để bổ sung kinh phí khoán.
- Quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí tiết kiệm từ mức khoán chi và kinh phí bổ sung từ chênh lệch thu chi.
- Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức của hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Mức chi tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trong phương án khoán.
- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Mức trích đảm bảo số dư của quỹ tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được sử dụng trong trường hợp kinh phí tiết kiệm từ mức khoán chi và kinh phí bổ sung từ chênh lệch thu chi không đủ để đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức của hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Tổng mức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức hệ thống Ngân hàng Nhà nước hàng năm từ Quỹ này và từ nguồn kinh phí tiết kiệm từ mức khoán chi, kinh phí bổ sung từ chênh lệch thu chi không vượt quá mức chi tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trong phương án khoán.
- Chi trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Phần còn lại (nếu có) được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền,
- Thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân khách quan khác.
Chênh lệch thu, chi thực tế |
|
Tổng thu nhập thực tế |
|
Tổng các khoản chi nêu tại điểm 2.1, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7 phần B mục II chương II thực tế phát sinh trong năm |
|
Số chi phí được khoán nêu tại điểm 2.2 phần B mục II chương II |
|
Sổ bổ sung kinh phí khoán |
= |
Chênh lệch thu, chi thực tế |
x |
% được trích từ chênh lệch thu, chi để bổ sung kinh phí khoán |
(2) |
Chênh lệch thu, chi của ngân hàng nhà nước |
= |
Chênh lệch thu, chi thực tế |
- |
Số bổ sung kinh phí khoán |
(3) |
- Trích quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng 10% chênh lệch thu chi.
- Phần chênh lệch còn lại nộp Ngân sách Nhà nước.
Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước trích nộp ngân sách nhà nước theo hình thức tạm nộp bằng 70% chênh lệch thu chi tài chính thực tế của quý. Việc tạm nộp được thực hiện trong 10 ngày đầu của quý tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm nộp ngân sách nhà nước cao hơn mức 70% số chênh lệch thu chi thực tế của quý trên cơ sở đảm bảo số tạm nộp trong năm không vượt quá chênh lệch thu chi phải nộp cả năm.
Kết thúc năm tài chính, trong thời gian 10 ngày kể từ khi báo cáo quyết toán tài chính năm được Thống đốc phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số chênh lệch thu chi tài chính phải nộp hàng năm theo số liệu quyết toán.
Số chênh lệch thu chi tài chính năm phải nộp ngân sách nhà nước của Ngân hàng Nhà nước sẽ được xác định chính thức theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp số đã nộp cao hơn số phải nộp theo kết luận chính thức của Kiểm toán Nhà nước thì số chênh lệnh nộp thừa sẽ được trừ vào số phải nộp của năm sau. Ngược lại, nếu số đã nộp thấp hơn số phải nộp theo kết luận chính thức của Kiểm toán Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước phải nộp số chênh lệch còn thiếu trong thời gian 10 ngày tiếp theo kể từ khi có kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
- Kế hoạch thu nhập - chi phí (kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu - chi và các định mức chi tiêu cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch).
- Kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định (kèm theo thuyết minh chi tiết về dự kiến xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn).
- Kế hoạch biên chế - tiền lương - thu nhập.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ những quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho Ngân hàng Nhà nước, gồm: những quy định pháp lý chung, chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính...
- Báo cáo quý gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bao gồm:
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí.
+ Thuyết minh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí.
+ Báo cáo tình hình biến động quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro.
- Báo cáo tài chính năm được gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, bao gồm:
+ Bảng cân đối tài khoản kế toán năm và bảng cân đối kế toán.
+ Thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm.
+ Thuyết minh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm và các kiến nghị xử lý về mặt tài chính.
+ Báo cáo tình hình biến động quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro.
Báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Nhà nước phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận. Kết quả kiểm toán được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính kiểm tra tài chính của Ngân hàng Nhà nước gồm:
- Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
Trong trường hợp xét thấy các vi phạm kỷ luật tài chính của Ngân hàng Nhà nước xảy ra ở nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc, số liệu báo cáo tài chính chưa đủ tin cậy, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm tra xác định lại số liệu báo cáo tài chính năm.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN