Thông tư 161/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3) của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 161/2007/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 161/2007/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/12/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 161/2007/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 161/2007/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, như sau:
Nội dung kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí sản xuất chung cố định, kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (dưới đây gọi chung là Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành) của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Xem hướng dẫn các tài khoản thuộc nhóm 15 –Hàng tồn kho).
Nội dung phản ánh và phương pháp kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem hướng dẫn TK 211, 213).
Bất động sản (BĐS) đầu tư là bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
- Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc:
- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thời gian dài để chờ tăng giá;
- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xác định rõ mục đích sử dụng trong tương lai;
- Nhà do doanh nghiệp sở hữu (hoặc do doanh nghiệp thuê tài chính) và cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
- Nhà đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
- Cơ sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động.
- Đối với những bất động sản mà một phần doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được bán riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hoặc chờ tăng giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý được hạch toán là TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình.
Trường hợp bất động sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý là không đáng kể (dưới 20% diện tích) thì hạch toán là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp có một toà nhà có trên 80% diện tích chuyên cho thuê hoạt động và dưới 20% diện tích sử dụng làm văn phòng công ty thì toà nhà đó được hạch toán là bất động sản đầu tư.
- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan cho những người sử dụng bất động sản do doanh nghiệp sở hữu là một phần tương đối nhỏ trong toàn bộ thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ hạch toán tài sản này là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu toà nhà cho các đơn vị khác thuê làm văn phòng (cho thuê hoạt động) đồng thời cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và an ninh đối với toà nhà cho thuê này.
- Trường hợp, một Công ty con cho Công ty mẹ hoặc Công ty con khác trong cùng một Tập đoàn thuê hoặc sử dụng và nắm giữ một bất động sản thì bất động sản đó được hạch toán là bất động sản đầu tư trên Báo cáo tài chính riêng của Công ty con có bất động sản đó hoặc Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ nếu Công ty mẹ cho các Công ty con thuê (nếu nó thoả mãn định nghĩa bất động sản đầu tư), nhưng không được phản ánh là bất động sản đầu tư trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
- Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
- Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
- Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;
- Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
- Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
- Thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động vì quyền sử dụng đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.
Trường hợp trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thuê thì tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính được ghi theo cùng giá trị này.
Giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ghi nhận giá trị TSCĐ thuê tài chính là giá chưa có thuế GTGT (Kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).
Trường hợp số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại thì số tiền lãi thuê tài chính phải trả bao gồm cả số lãi tính trên số thuế GTGT mà bên thuê chưa trả cho bên cho thuê.
Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.
Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau).
Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã hao mòn - Nếu có)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê tài sản:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, phản ánh thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán của TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá bán)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.
- Trong các kỳ tiếp theo phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 711 - Thu nhập khác (Tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.
- Định kỳ, phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác thì được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư nhưng có thoả thuận giữa bên nhận đầu tư và nhà đầu tư về việc nhà đầu tư đó có ảnh hưởng đáng kể hoặc trường hợp nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư nhưng có thỏa thuận về việc nhà đầu tư đó không nắm giữ quyền kiểm soát đối với bên nhận đầu tư thì vẫn được kế toán khoản đầu tư đó là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
- Phương pháp giá gốc:
+ Nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư vào công ty liên kết theo giá gốc.
+ Sau ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia từ lợi nhuận sau thuế của công ty liên kết vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích (không bao gồm khoản cổ tức, lợi nhuận của kỳ kế toán trước khi khoản đầu tư được mua).
+ Các khoản khác từ công ty liên kết mà nhà đầu tư nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư. Ví dụ khoản cổ tức, lợi nhuận của kỳ kế toán trước khi khoản đầu tư được mua mà nhà đầu tư nhận được phải ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.
+ Phương pháp giá gốc được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư.
- Phương pháp vốn chủ sở hữu:
+ Khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
+ Sau đó, vào cuối mỗi kỳ kế toán, khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu tư.
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết cũng phải được điều chỉnh khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết. Ví dụ thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát sinh khi hợp nhất kinh doanh (khi mua khoản đầu tư).
+ Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm mua, đồng thời phần chênh lệch này phải được xác định cho từng chỉ tiêu, như: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của TSCĐ, của hàng tồn kho,...
- Phần chênh lệch còn lại giữa giá mua khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được (nếu có), được gọi là lợi thế thương mại (nếu giá mua khoản đầu tư lớn hơn phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được) hoặc phần chênh lệch giữa phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được lớn hơn giá mua khoản đầu tư.
Nhà đầu tư không phải phản ánh các khoản chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm mua trên các tài khoản và sổ kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư mà chỉ mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và tính toán số chênh lệch (nếu có) được phân bổ định kỳ phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất (nếu nhà đầu tư phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất). Sổ theo dõi chi tiết khoản chênh lệch này nằm trong hệ thống sổ kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Trước khi điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác, nhà đầu tư phải điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ thuộc phần sở hữu của mình trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận và phản ánh trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ kế toán trước liền kề để ghi nhận và phản ánh vào khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”, khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” và các khoản mục khác có liên quan trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo.
- Căn cứ để xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ kế toán trước và các khoản điều chỉnh khác là Bảng cân đối kế toán riêng của nhà đầu tư và Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ kế toán trước liền kề, các sổ kế toán chi tiết phục vụ việc hợp nhất báo cáo tài chính.
- Nhà đầu tư phải xác định và điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ sau thuế TNDN của công ty liên kết tại thời điểm cuối mỗi kỳ kế toán khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp công ty liên kết là công ty cổ phần có cổ phiếu ưu đãi cổ tức được nắm giữ bởi các cổ đông bên ngoài thì nhà đầu tư phải loại trừ phần cổ tức ưu đãi trước khi xác định phần sở hữu của mình trong lãi hoặc lỗ từ công ty liên kết, kể cả khi chưa có thông báo chính thức về việc trả cổ tức trong kỳ.
- Trường hợp khoản lỗ trong công ty liên kết mà nhà đầu tư phải gánh chịu lớn hơn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính hợp nhất thì nhà đầu tư chỉ ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trong Báo cáo tài chính hợp nhất cho đến khi nó bằng không (= 0). Trường hợp nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán thay cho công ty liên kết các khoản nợ mà nhà đầu tư đã đảm bảo hoặc cam kết trả thì phần chênh lệch lớn hơn của khoản lỗ trong công ty liên kết và giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là một khoản chi phí phải trả. Nếu sau đó công ty liên kết hoạt động có lãi, nhà đầu tư chỉ được ghi nhận phần sở hữu của mình trong khoản lãi đó sau khi đã bù đắp được phần lỗ thuần chưa được hạch toán trước đây. Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
- Phân bổ khoản chênh lệch giữa phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vào phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết;
- Phân bổ khoản lợi thế thương mại (giá mua khoản đầu tư lớn hơn phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được) tối đa không quá 10 năm vào phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết.
- Trường hợp giá mua khoản đầu tư nhỏ hơn phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được tại thời điểm mua khoản đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được và việc xác định giá mua khoản đầu tư. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại được điều chỉnh ngay vào phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Sổ kế toán chi tiết các khoản đầu tư vào công ty liên kết phải theo dõi những chỉ tiêu sau: Giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết; Khoản điều chỉnh vào cuối mỗi năm tài chính tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết; Phần điều chỉnh tăng (giảm) khoản đầu tư theo giá trị thay đổi của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết; Khoản điều chỉnh do Báo cáo tài chính của nhà đầu tư và công ty liên kết được lập khác ngày; Khoản điều chỉnh do nhà đầu tư và công ty liên kết không áp dụng thống nhất chính sách kế toán.
Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết Năm tài chính..............
Chứng từ |
|
Giá trị |
Các khoản được điều chỉnh tăng (giảm) giá trị ghi sổ của khoản đầu tư |
Giá trị |
||||
Số hiệu |
Ngày tháng |
Diễn giải |
ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết đầu kỳ |
Khoản điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết trong kỳ |
Khoản điều chỉnh do báo cáo tài chính của nhà đầu tư và công ty liên kết được lập khác ngày |
Khoản điều chỉnh do nhà đầu tư và công ty liên kết không áp dụng thống nhất chính sách kế toán |
Phần điều chỉnh tăng (giảm) khoản đầu tư theo thay đổi của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết |
ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết cuối kỳ |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
Công ty Liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
- - |
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty Liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
- .………….. |
|
|
|
|
|
|
- Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Sổ này là một phần của hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất dùng để theo dõi quá trình phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết (nếu có). Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết phải theo dõi các chỉ tiêu: Nội dung phân bổ, tổng giá trị chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư, thời gian khấu hao TSCĐ hoặc phân bổ lợi thế thương mại, giá trị phân bổ định kỳ.
Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết
STT |
Nội dung phân bổ |
Tổng số chênh lệch |
Thời gian khấu hao (phân bổ) |
Kỳ kế toán … |
Kỳ kế toán … |
Kỳ kế toán … |
… |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
1 |
Công ty liên kết A - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ - Lợi thế thương mại |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phân bổ |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công ty liên kết B - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ - Lợi thế thương mại |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phân bổ |
|
|
|
|
|
|
3 |
Công ty liên kết C - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ - Lợi thế thương mại |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phân bổ |
|
|
|
|
|
|
- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh các chỉ tiêu đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết, phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác có liên quan khi trình bày các chỉ tiêu này theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong quá trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Nội dung, phương pháp ghi chép và mẫu Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại Phần XIII- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25 trong Thông tư này.
- Khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để trình bày khoản đầu tư vào công ty liên kết trong Báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư phải sử dụng Báo cáo tài chính của công ty liên kết lập cùng ngày với Báo cáo tài chính của nhà đầu tư. Khi không thể có Báo cáo tài chính lập cùng ngày thì mới được sử dụng Báo cáo tài chính lập vào những ngày khác nhau. Trường hợp này, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư phải điều chỉnh ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết phát sinh giữa ngày lập Báo cáo tài chính của nhà đầu tư và ngày lập Báo cáo tài chính của công ty liên kết;
- Trường hợp công ty liên kết áp dụng chính sách kế toán khác với nhà đầu tư cho các giao dịch và sự kiện giống nhau phát sinh trong các trường hợp tương tự thì nhà đầu tư phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện được các điều chỉnh đó thì phải giải trình trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
- Xác định phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận từ các kỳ trước.
Phần lãi hoặc lỗ thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ trước được xác định bằng giá trị ghi sổ của khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ trước liền kề trừ đi giá gốc của khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” trong Bảng cân đối kế toán riêng kỳ trước liền kề của nhà đầu tư.
- Ghi nhận phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ trước liền kề vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo: Trước khi trình bày số liệu trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất, nhà đầu tư sử dụng Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh để phản ánh phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ trước:
+ Đối với phần lợi nhuận đã ghi nhận, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Đối với phần lỗ đã ghi nhận, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
+ Đối với phần điều chỉnh tăng (giảm) do đánh giá lại tài sản (nếu có), ghi:
Nếu điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Nếu điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
+ Đối với phần điều chỉnh tăng (giảm) chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Nếu điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Nếu điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
BẢNG XÁC ĐỊNH PHẦN LÃI HOẶC LỖ TRONG CÔNG TY LIÊN KẾT Công ty liên kết……. Năm tài chính ……….
STT |
Nội dung điều chỉnh |
Kỳ báo cáo |
Kỳ trước |
1 |
Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết trong kỳ |
|
|
2 |
Phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ (giá trị còn lại) TSCĐ |
|
|
3 |
Phân bổ lợi thế thương mại |
|
|
4 |
Cổ tức, lợi nhuận được chia |
|
|
5 |
Ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được lớn hơn giá mua khoản đầu tư (sau khi xem xét lại giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được) |
|
|
|
Cộng các khoản điều chỉnh |
|
|
- Xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết theo nguyên tắc sau: Nhà đầu tư xác định phần lãi hoặc lỗ của mình trong công ty liên kết theo tỷ lệ vốn góp trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nếu tỷ lệ lợi nhuận được chia hoặc tỷ lệ lỗ nhà đầu tư phải gánh chịu tương đương với tỷ lệ vốn góp theo công thức dưới đây:
Phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong = công ty liên kết |
Tỷ lệ vốn góp trong công ty liên kết |
x |
Tổng lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của công ty liên kết |
- Trường hợp công ty liên kết không là công ty cổ phần, khi xác định phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết, nhà đầu tư xác định phần vốn góp của mình trong công ty liên kết là tổng giá trị vốn đã thực góp (bằng tiền hoặc tài sản) từ ngày đầu tư cho tới thời điểm lập BCTC hợp nhất năm báo cáo.
Ví dụ 1: Xác định phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết:
Tại ngày 1/1/2004, Công ty Thăng Long (là đối tượng phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất) đầu tư vào Công ty Đông Đô dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết (mua 2.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 10.000VNĐ, giá mua là 11.000VND). Tổng số cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty Đông Đô là 8.000 cổ phiếu (với tổng mệnh giá là 80.000.000VND), lợi nhuận chưa phân phối luỹ kế đến năm 2004 của công ty B là 20.000.000VND. Tổng lợi nhuận của Công ty Đông Đô trong năm 2004 là 5.000.000VND. Cuối năm 2004, khi Công ty Thăng Long lập Báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty Thăng long xác định phần lợi nhuận của mình trong Công ty liên kết Đông Đô như sau:
Phần lãi của công ty Thăng Long = trong công ty Đông Đô |
2.000 x 10.000 ------------------------ 8.000x10.000 |
x 100% x |
5.000.000 = 1.250.000 |
Công ty A là Công ty mẹ của Công ty B. Tại ngày 1/1/2004, Công ty B đầu tư vào Công ty C dưới hình thức góp vốn bằng tài sản. Nguyên giá của tài sản mang đi góp vốn là 9.000.000VND, giá trị đánh giá lại của tài sản đem góp vốn theo thoả thuận của Công ty B với Công ty C là 10.000.000VND. Tổng vốn chủ sở hữu của Công ty C sau thời điểm nhận vốn góp của Công ty B là 40.000.000VND. Tổng lợi nhuận của Công ty C trong năm 2004 là 2.500.000VND. Cuối năm 2004, khi Công ty A lập Báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty A xác định phần lợi nhuận của Tập đoàn trong Công ty liên kết C như sau:
Phần lãi của Tập đoàn = trong Công ty C |
10.000.000 ------------- x 100% 40.000.000 |
x
|
2.500.000 = 625.000 |
- Khi xác định các khoản điều chỉnh để ghi vào “Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết” được thực hiện như sau:
+ Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn giá trị ghi sổ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***);
+ Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ được ghi bình thường;
+ Số phân bổ lợi thế thương mại được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***);
+ Trường hợp giá mua khoản đầu tư nhỏ hơn phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được, tại thời điểm mua khoản đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được và việc xác định giá mua khoản đầu tư. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại được điều chỉnh ngay vào phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
- Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, căn cứ vào kết quả xác định phần lãi hoặc lỗ trong kỳ trong công ty liên kết, kế toán căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết (cột 2, biểu 01) để phản ánh vào Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh, ghi:
+ Nếu kết quả xác định khoản điều chỉnh là có lãi, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh.
+ Nếu kết quả xác định các khoản điều chỉnh là lỗ, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh (chỉ ghi giảm cho đến khi khoản đầu tư này có giá trị bằng không (=0))
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
- Đồng thời, kế toán kết chuyển Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất, ghi:
+ Nếu kết chuyển lãi, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Nếu kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nếu vốn chủ sở hữu của công ty liên kết tăng do đánh giá lại tài sản, kế toán điều chỉnh tăng giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của mình trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nếu vốn chủ sở hữu của công ty liên kết giảm do đánh giá lại tài sản, kế toán điều chỉnh giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của mình trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ, kế toán phản ánh khoản lãi chênh lệch tỷ giá trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ, kế toán phản ánh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
- Trường hợp các giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết dẫn đến làm tăng phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, kế toán phản ánh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh.
- Trường hợp các giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết làm giảm phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết, kế toán phản ánh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
- Đồng thời, kế toán kết chuyển Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất, ghi:
+ Nếu kết chuyển lãi, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Nếu kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp có sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách kế toán cho các giao dịch và sự kiện tương tự giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, nhà đầu tư phải điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ của mình trong công ty liên kết bằng cách chuyển đổi các chính sách kế toán của công ty liên kết về chính sách kế toán của nhà đầu tư. Khoản chênh lệch phát sinh từ việc chuyển đổi chính sách kế toán được điều chỉnh vào giá trị khoản đầu tư, được xử lý như sau:
- Nếu sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách kế toán dẫn đến tăng lợi nhuận thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết, kế toán phản ánh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh.
- Nếu sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách kế toán dẫn đến giảm lợi nhuận thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết, kế toán phản ánh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
- Đồng thời, kế toán kết chuyển Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất, ghi:
+ Nếu kết chuyển lãi, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Nếu kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ về việc xác định và ghi nhận phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu tư trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
Ngày 1/1/2004, Công ty A mua 40% cổ phần của công ty B (trong trường hợp này Công ty A là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty B do đó Công ty B là Công ty liên kết của Công ty A) với giá 140.000 (nghìn đồng). Tại ngày mua, Công ty B có Bảng cân đối kế toán như sau:
|
Giá trị ghi sổ |
Giá trị hợp lý |
Tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho TSCĐ (Giá trị còn lại) Tổng Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng Nguồn vốn |
10.000 40.000 80.000 190.000 320.000 70.000 250.000 320.000 |
10.000 40.000 80.000 270.000 400.000 70.000 330.000 400.000 |
- Giá gốc mua khoản đầu tư là:
thuần có thể xác định được là: 40% x (320.000-70.000) = 100.000
- Chênh lệch: 40.000
Khoản chênh lệch 40.000 được phân bổ cho các khoản mục có sự chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ:
Khoản mục có chênh lệch |
Giá trị ghi sổ |
Giá trị hợp lý |
Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý |
40% của số chênh lệch |
TSCĐ
|
190.000 |
270.000 |
80.000 |
32.000
|
Chênh lệch giữa giá gốc mua khoản đầu tư (là 140.000) với 40% của tài sản thuần có thể xác định được theo giá trị hợp lý ((400.000 - 70.000) x 40% = 132.000) là 8.000. Khoản chênh lệch này là lợi thế thương mại.
Các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị hợp lý của TSCĐ và lợi thế thương mại xác định được tại thời điểm mua khoản đầu tư cần phải được phân bổ dần và điều chỉnh khi xác định và ghi nhận phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm. Thời gian khấu hao TSCĐ hoặc phân bổ lợi thế thương mại cần phải căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của từng TSCĐ và quy định hiện hành về phân bổ lợi thế thương mại.
Giả sử:
TSCĐ khấu hao là 10 năm;
Lợi thế thương mại phân bổ trong 10 năm.
Cuối năm, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty A phân bổ khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ và phân bổ lợi thế thương mại như sau:
Nội dung phân bổ |
Tổng số Chênh lệch |
Thời gian khấu hao (phân bổ) |
2004 |
2005 |
2006 |
… |
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ - Lợi thế thương mại |
32.000
8.000 |
10 năm
10 năm |
3.200
800 |
3.200
800 |
3.200
800 |
|
Tổng số phân bổ hàng năm |
|
|
4.000 |
4.000 |
4.000 |
|
Phần lãi hoặc lỗ của Công ty A trong Công ty = 40%x 20.000 = 8.000
liên kết B trong năm 2004
Tổng số điều chỉnh tăng lợi nhuận chưa phân phối và giá gốc khoản đầu tư = 8.000 – 4.000 = 4.000
trong Công ty liên kết A trong năm 2004
Năm 2004
STT |
Nội dung điều chỉnh |
Năm nay |
Năm trước |
1 |
Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết |
8.000 |
|
2 |
Phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ TSCĐ |
(3.200) |
|
3 |
Phân bổ lợi thế thương mại |
(800) |
|
4 |
Lợi nhuận, cổ tức được chia đã nhận |
- |
|
|
Cộng các khoản điều chỉnh |
4.000 |
|
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh: 4.000
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh: 4.000.
Đồng thời kế toán kết chuyển lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận theo giá gốc và số luỹ kế các khoản điều chỉnh vào cuối mỗi năm tài chính và được phản ánh ở khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” – Mã số 252 trong “Bảng Cân đối kế toán hợp nhất”.
- Phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết của năm báo cáo được phản ánh ở khoản mục “Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh” – Mã số 45 trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư phải trình bày:
+ Danh sách các công ty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%) quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với tỷ lệ (%) phần sở hữu;
+ Phương pháp kế toán được sử dụng để kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
Các quy định chung và các quy định cụ thể về phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chí phí, sản phẩm, doanh thu của hoạt động liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát được quy định tại Mục II Phần giải thích Tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
Thông tư này hướng dẫn các mẫu chứng từ kế toán dùng để phản ánh chi phí, sản phẩm, doanh thu ... của hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên góp vốn như sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: |
Mẫu số 01 – HTKD |
…………………………………. |
(Ban hành theo TT số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính) |
(Phát sinh tại bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là: …)
1. Tên hợp đồng: . . . . . …………………………………………………..
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: . . . . …………………………………...
3. Các bên tham gia hợp đồng: . . . . ……………………………………...
4. Nội dung của hợp đồng: . . . . …………………………………………..
5. Thời gian phát sinh chi phí chung cần phân bổ: Từ: .... Đến: …....
Đơn vị tính: . . .
S TT |
Chứng từ |
Tổng |
Phân chia cho các bên |
Ghi |
|||||||
Số |
Ngày, tháng, năm |
Nội dung |
số tiền |
Bên góp vốn A |
Bên góp vốn B |
… |
chú |
||||
Thuế GTGT (nếu có) |
Tổng chi phí |
Thuế GTGT (nếu có) |
Chi phí |
Thuế GTGT (nếu có) |
Chi phí |
|
|
||||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
… |
Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
…, Ngày ... tháng ... năm ...
Đại diện bên góp vốn A |
Đại diện bên góp vốn B |
... |
|
(Ký, họ tên, |
(Ký, họ tên, |
… |
|
đóng dấu) |
đóng dấu) |
… |
|
Cách ghi một số nội dung trong bảng:
Cột B: Ghi số hiệu của chứng từ;
Cột C: Ngày, tháng, năm của chứng từ;
Cột D: Ghi nội dung của chứng từ;
Cột 1,2: Ghi số Thuế GTGT và tổng chi phí chung của Hợp đồng;
Cột 3,4: Ghi số Thuế GTGT và chi phí phân bổ cho đối tác A;
Cột 5,6: Ghi số Thuế GTGT và chi phí phân bổ cho đối tác B;
…..
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: |
Mẫu số 02 – HTKD |
…………………………….... |
(Ban hành theo TT số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính) |
(Tại bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là: …)
1. Tên hợp đồng: . . . . . ………………………………………………
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: . . . . ……………………………….
3. Các bên tham gia hợp đồng: . . . . ………………………………….
4. Nội dung của hợp đồng: . . . . ……………………………………...
5. Thời gian phát sinh sản phẩm cần phân chia: Từ: ... Đến: ...
Đơn vị tính:…
S |
Tên |
Tổng số |
Số sản phẩm phân chia cho các bên liên doanh |
Ghi |
||
TT |
sản phẩm |
sản phẩm |
Bên góp vốn A |
Bên góp vốn B |
… |
chú |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
… |
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., Ngày ... tháng ... năm ...
Đại diện bên góp vốn A |
Đại diện bên góp vốn B |
... |
|
(Ký, họ tên, |
(Ký, họ tên, |
… |
|
đóng dấu) |
đóng dấu) |
… |
|
Cách ghi một số nội dung trong bảng:
Cột B: Ghi tên, quy cách sản phẩm;
Cột 1: Ghi tổng số sản phẩm;
Cột 2: Ghi số sản phẩm phân chia cho đối tác A theo quy định của hợp đồng;
Cột 3: Ghi số sản phẩm phân chia cho đối tác B theo quy định của hợp đồng;
…..
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: |
|
Mẫu số 03 – HTKD |
………………………………… |
|
(Ban hành theo TT số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính) |
(Ghi nhận tại bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là:…)
1. Tên hợp đồng: . . . . …………………………………………………
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: . . . . ………………………………..
3. Các bên tham gia hợp đồng: . . . . ………………………………….
4. Nội dung của hợp đồng: . . . . ……………………………………....
5. Thời gian phát sinh doanh thu cần phân chia: . . . . ………………..
Đơn vị tính:……
S |
Chứng từ |
|
|
Số tiền phân chia cho các bên |
Ghi |
|||||||
TT |
Số |
Ngày, tháng, |
Diễn giải |
Tổng số tiền bán hàng |
Bên góp vốn A |
Bên góp vốn B |
… |
chú |
||||
|
|
năm |
|
Thuế GTGT (nếu có) |
Doanh thu |
Thuế GTGT (nếu có) |
Doanh thu |
Thuế GTGT (nếu có) |
Doanh thu |
|
|
|
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
… |
Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
..., Ngày ... tháng ... năm ...
Đại diện bên góp vốn A |
Đại diện bên góp vốn B |
... |
|
(Ký, họ tên, |
(Ký, họ tên, |
… |
|
đóng dấu) |
đóng dấu) |
… |
|
Cách ghi một số nội dung trong bảng:
Cột B: Ghi số hiệu của chứng từ;
Cột C: Ngày, tháng, năm của chứng từ;
Cột D; Ghi diễn giải nội dung của nghiệp vụ;
Cột 1,2: Ghi số tiền Thuế GTGT và tổng số tiền doanh thu chung của Hợp đồng;
Cột 3,4: Ghi số tiền thuế GTGT và doanh thu phân chia cho đối tác A;
Cột 5,6: Ghi số tiền thuế GTGT và doanh thu phân chia cho đối tác B;
…..
Quy định chung và quy định cụ thể phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát được quy định tại Mục III Phần giải thích Tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
Quy định chung và quy định cụ thể về phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được quy định tại Mục I Phần giải thích Tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
Chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, Báo cáo tài chính được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh có ít nhất một Công ty con thì bên liên doanh phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Trong Báo cáo tài chính hợp nhất khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (ngoại trừ các trường hợp được qui định tại đoạn 27 và đoạn 28 của Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”). Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất bên góp vốn liên doanh phải điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản vốn góp liên doanh tương ứng với phần lãi (hoặc lỗ) sau thuế TNDN thuộc lợi ích của bên góp vốn trong kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
Nguyên tắc xác định và phương pháp ghi nhận phần lãi (hoặc lỗ) trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và các khoản điều chỉnh khác theo phương pháp vốn chủ sở hữu được thực hiện tương tự như qui định khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết.
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của liên doanh và chưa bán lại tài sản này cho một bên thứ ba độc lập:
+ Nếu phát sinh lãi từ giao dịch này thì bên góp vốn liên doanh không phải hạch toán phần lãi tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
+ Nếu phát sinh lỗ từ giao dịch này thì bên góp vốn liên doanh phải ghi nhận ngay phần lỗ tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Giá trị phần lãi (hoặc lỗ) của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sau khi xác định được, thực hiện điều chỉnh vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Đối với những thay đổi trong nguồn vốn chủ sở hữu của cơ sở đồng kiểm soát mà chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán phải xác định phần sở hữu của mình tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh để điều chỉnh giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
- Xác định phần lãi (hoặc lỗ) trong năm báo cáo của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu:
+ Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm báo cáo của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát xác định phần lãi (hoặc lỗ) thuộc lợi ích của bên góp vốn liên doanh trong liên doanh.
+ Phương pháp xác định phần lãi hoặc lỗ trong năm báo cáo trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thực hiện tương tự như qui định đối với xác định phần lãi hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên kết khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Ghi nhận khoản điều chỉnh phần lãi (hoặc lỗ) trong kỳ trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và các khoản điều chỉnh khác vào Báo cáo tài chính hợp nhất: Xem mục 2.2.2.2 b Phần V.
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thu được lãi từ giao dịch bán tài sản cho bên góp vốn liên doanh thì bên góp vốn liên doanh phải hoãn lại phần lãi của mình:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
+ Trường hợp khi hàng bán được cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi của mình
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
Ví dụ:
Công ty A(có công ty con) góp 50% vốn và có quyền đồng kiểm soát Công ty liên doanh B. Năm 2006, Công ty liên doanh B bán hàng cho A (giá bán 1000, giá vốn 800, lợi nhuận 200). Cuối năm 2006 Công ty A chưa bán được hàng cho bên thứ ba. Năm 2007 bán được hàng cho Công ty X.
Năm 2006, Công ty A hoãn lại (điều chỉnh giảm) phần sở hữu của mình trong lợi nhuận Công ty liên doanh B:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 100
Năm 2007, Công ty A ghi nhận phần lãi đã hoãn lại ở trên.
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 100
- “Tổng giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên”, trừ khi khả năng lỗ là thấp và tồn tại biệt lập với giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên khác, gồm: Bất kỳ khoản nợ ngẫu nhiên mà bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu liên quan đến với phần vốn của bên góp vốn liên doanh góp vào liên doanh và phần mà bên góp vốn liên doanh cùng phải gánh chịu với các bên góp vốn liên doanh khác từ mỗi khoản nợ ngẫu nhiên; Phần của các khoản nợ ngẫu nhiên của liên doanh mà bên góp vốn liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên; Các khoản nợ ngẫu nhiên phát sinh do bên góp vốn liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên đối với các khoản nợ của các bên góp vốn liên doanh khác trong liên doanh.
- Trình bày riêng biệt “Tổng giá trị của các khoản cam kết” sau đây theo phần vốn góp vào liên doanh của bên góp vốn liên doanh với các khoản cam kết khác: Bất kỳ khoản cam kết về tiền vốn nào của bên góp vốn liên doanh liên quan đến phần vốn góp của họ trong liên doanh và phần bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu trong cam kết về tiền vốn với các bên góp vốn liên doanh khác; phần cam kết về tiền vốn của bên góp vốn liên doanh trong liên doanh.
- Trình bày chi tiết các khoản vốn góp trong các liên doanh quan trọng mà bên góp vốn liên doanh tham gia.
- Danh sách các công ty liên doanh; kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%) quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với phần sở hữu; và
- Nếu bên góp vốn liên doanh không thực hiện được việc điều chỉnh các khoản chênh lệch phát sinh do sử dụng Báo cáo tài chính của công ty liên doanh được lập khác ngày với Báo cáo tài chính của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư và công ty liên doanh áp dụng các chính sách kế toán khác nhau cho các giao dịch và sự kiện tương tự thì phải thuyết minh điều này trên Bản Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
Trường hợp báo cáo của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát thì các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ.
Trường hợp tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế thì tỷ giá trung bình được sử dụng để chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài.
- Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi Báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài:
+ Chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, các tài sản và các khoản nợ phải trả theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;
+ Chuyển đổi khoản đầu tư thuần đầu kỳ tại cơ sở ở nước ngoài theo một tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được phản ánh kỳ trước;
+ Các khoản thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.
- Toàn bộ các khoản chênh lệch hối đoái khi chuyển đổi Báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào Báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải được phân loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp báo cáo cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó. Toàn bộ các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái luỹ kế phát sinh từ việc chuyển đổi Báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài phải được tính phân bổ khi xác định lợi ích của cổ đông thiểu số tại cơ sở ở nước ngoài trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
- Khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh lũy kế đã bị hoãn lại và liên quan đến cơ sở ở nước ngoài đó sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí cùng với kỳ mà lãi hoặc lỗ về việc thanh lý được ghi nhận.
- Lợi thế thương mại phát sinh khi mua cơ sở ở nước ngoài và mọi sự điều chỉnh giá trị hợp lý về giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả phát sinh trong quá trình mua cơ sở ở nước ngoài được xử lý theo một trong 2 cách sau:
+ Được coi là tài sản của cơ sở ở nước ngoài, được tính theo đơn vị tiền tệ của cơ sở nước ngoài và được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ.
+ Được coi là tài sản của doanh nghiệp báo cáo, được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của đơn vị báo cáo, hoặc được chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ của đơn vị báo cáo theo tỷ giá tại ngày giao dịch.
Ví dụ 1: Ngày 01/01/2005 Công ty P ở Việt Nam mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S ở Hà Lan. Đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty con S là đồng euro (€). Tại ngày mua các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty S trên Bảng cân đối kế toán như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 14.000 €
- Thặng dư vốn cổ phần: 4.000 €
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.000 €
Bảng cân đối kế toán của Công ty S tại ngày 31/12/2005 như sau:
Khoản mục |
Số tiền (€) |
Khoản mục |
Số tiền (€) |
TÀI SẢN |
|
NỢ PHẢI TRẢ |
44.000 |
- Tiền |
5.000 |
- Phải trả người bán |
4.000 |
- Phải thu của khách hàng |
3.000 |
- Vay dài hạn |
40.000 |
- Hàng tồn kho |
18.000 |
VỐN CHỦ SỞ HỮU |
22.000 |
- TSCĐ hữu hình |
50.000 |
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP) |
14.000 |
- Giá trị hao mòn luỹ kế |
(10.000) |
- Thặng dư vốn cổ phần |
4.000 |
|
|
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
4.000 |
Tổng Tài sản |
66.000 |
Tổng Nguồn vốn |
66.000 |
|
Số tiền (€) |
Tổng doanh thu và thu nhập khác |
20.000 |
Tổng chi phí (gồm cả thuế TNDN) |
(17.000) |
Lợi nhuận sau thuế TNDN |
3.000 |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 01/01/2005 |
2.000 |
Cổ tức đã trả (Trong năm 2005 công ty S đã trả cổ tức 1.000 €) |
(1.000) |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2005 |
4.000 |
+ Tại thời điểm mua công ty S 01/01/2005 là: 1€ = 20.000 đ.
+ Tại ngày 31/12/2005 là 1€ = 22.500 đ.
+ Trung bình cả năm 2005 là 1€ = 21.500 đ.
+ Tại thời điểm công bố cổ tức là 1€ = 21.000 đ.
Để hợp nhất Báo cáo tài chính của Công ty con S vào báo cáo của Tập đoàn, BCTC của Công ty con S phải được chuyển đổi ra đồng Việt Nam như sau :
a) Tất cả các khoản mục tài sản, nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ (tỷ giá ngày 31/12/2005: 1€ = 22.500 đ). Các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày mua (gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày mua 01/01/2005 (1€ = 20.000 đ). Riêng khoản mục lợi nhận sau thuế chưa phân phối từ sau ngày mua được tính toán sau khi đã chuyển đổi các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình (1€ = 21.500 đ) và phần cổ tức đã trả theo tỷ giá tại ngày công bố (1€ = 21.000 đ).
Các khoản mục của Bảng Cân đối kế toán của Công ty S năm 2005 được chuyển đổi như sau:
Khoản mục |
Số tiền (€) |
Tỷ giá |
Quy đổi ra VND |
TÀI SẢN |
|
|
|
- Tiền |
5.000 |
22.500 |
112.500.000 |
- Phải thu của khách hàng |
3.000 |
22.500 |
67.500.000 |
- Hàng tồn kho |
18.000 |
22.500 |
405.000.000 |
- TSCĐ hữu hình |
50.000 |
22.500 |
1.125.000.000 |
- Giá trị hao mòn luỹ kế |
(10.000) |
22.500 |
(225.000.000) |
Tổng Tài sản |
66.000 |
|
1.485.000.000 |
NỢ PHẢI TRẢ |
44.000 |
|
990.000.000 |
- Phải trả người bán |
4.000 |
22.500 |
90.000.000 |
- Vay dài hạn |
40.000 |
22.500 |
900.000.000 |
VỐN CHỦ SỞ HỮU |
22.000 |
|
495.000.000 |
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP) |
14.000 |
20.000 |
280.000.000 |
- Thặng dư vốn cổ phần |
4.000 |
20.000 |
80.000.000 |
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
4.000 |
|
(1) 83.500.000 |
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (phát sinh do chuyển đổi) |
- |
- |
(2) 51.500.000 |
Tổng Nguồn vốn |
66.000 |
|
1.485.000.000 |
Khoản mục |
Số tiền (€) |
Tỷ giá |
Quy đổi ra VND |
- Tổng doanh thu và thu nhập khác |
20.000 |
21.500 |
430.000.000 |
- Tổng chi phí (gồm cả thuế TNDN) |
(17.000) |
21.500 |
(365.500.000) |
- Lợi nhuận sau thuế TNDN |
3.000 |
|
64.500.000 |
- Lợi nhuận sau thuế TNDN tại ngày 01/01/2005 |
2.000 |
20.000 |
40.000.000 |
- Cổ tức đã trả |
(1.000) |
21.000 |
(21.000.000) |
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2005 |
4.000 |
|
83.500.000 |
(1) Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối được xác định sau khi đã chuyển đổi doanh thu và thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình và cổ tức đã trả theo tỷ giá tại ngày công bố.
(2) Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 2005 của Công ty S như sau:
Tài sản thuần đầu năm 2005 (khi thành lập Công ty con S) |
20.000 (22.500 - 20.000) = 50.000.000 |
Lợi nhuận thuần trong năm 2005 |
3.000 (22.500 - 21.500) = 3.000.000 |
Cổ tức đã trả năm 2005 |
1.000 (22.500 - 21.000) = (1.500.000) |
Cộng: |
51.500.000 |
Giả sử trong năm tiếp theo, Công ty con S có Bảng CĐKT tại ngày 31/12/2006 như sau:
Khoản mục |
Số tiền (€) |
Khoản mục |
Số tiền (€) |
TÀI SẢN |
|
NỢ PHẢI TRẢ |
50.000 |
- Tiền |
10.000 |
- Phải trả người bán |
10.000 |
- Phải thu của khách hàng |
7.000 |
- Vay dài hạn |
40.000 |
- Hàng tồn kho |
9.000 |
VỐN CHỦ SỞ HỮU |
23.000 |
- TSCĐ hữu hình |
58.000 |
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP) |
14.000 |
- Giá trị hao mòn luỹ kế |
(11.000) |
- Thặng dư vốn cổ phần |
4.000 |
|
|
- Lợi nhuận chưa phân phối |
5.000 |
Tổng Tài sản |
73.000 |
Tổng Nguồn vốn |
73.000 |
Khoản mục |
Euro |
Tổng doanh thu và thu nhập khác |
23.000 |
Tổng chi phí |
(18.000) |
Lợi nhuận sau thuế TNDN |
5.000 |
Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2005 |
4.000 |
Cổ tức đã trả năm 2006 |
(4.000) |
Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2006 |
5.000 |
+ Tại ngày 01/01/2006 là: 1€ = 22.500 đ
+ Tại ngày 31/12/2006 là 1€ = 25.000 đ
+ Trung bình cả năm 2006 là 1€ = 24.000 đ
+ Tại thời điểm trả cổ tức là 1€ = 24.500 đ
Các khoản mục của Bảng CĐKT Công ty S năm 2006 được chuyển đổi như sau:
Khoản mục |
Số tiền (€) |
Tỷ giá |
Quy đổi ra VND |
TÀI SẢN |
|
|
|
- Tiền |
10.000 |
25.000 |
250.000.000 |
- Phải thu của khách hàng |
7.000 |
25.000 |
175.000.000 |
- Hàng tồn kho |
9.000 |
25.000 |
225.000.000 |
- TSCĐ hữu hình |
58.000 |
25.000 |
1.450.000.000 |
- Giá trị hao mòn luỹ kế |
(11.000) |
25.000 |
(275.000.000) |
Tổng Tài sản |
73.000 |
|
1.825.000.000 |
NỢ PHẢI TRẢ |
50.000 |
|
1.250.000.000 |
- Phải trả người bán |
10.000 |
25.000 |
250.000.000 |
- Vay dài hạn |
40.000 |
25.000 |
1.000.000.000 |
VỐN CHỦ SỞ HỮU |
23.000 |
|
575.000.000 |
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP) |
14.000 |
20.000 |
280.000.000 |
- Thặng dư vốn cổ phần |
4.000 |
20.000 |
80.000.000 |
- Lợi nhuận chưa phân phối |
5.000 |
|
(1) 105.500.000 |
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (phát sinh do chuyển đổi) |
- |
- |
109.500.000 |
Tổng Nguồn vốn |
73.000 |
|
1.825.000.000 |
Khoản mục |
Số tiền (€) |
Tỷ giá |
Quy đổi ra VND |
- Tổng doanh thu và thu nhập khác |
23.000 |
24.000 |
552.000.000 |
- Tổng chi phí |
(18.000) |
24.000 |
(432.000.000) |
- Lợi nhuận sau thuế TNDN |
5.000 |
24.000 |
120.000.000 |
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2005 |
4.000 |
- |
83.500.000 |
- Cổ tức đã trả |
(4.000) |
24.500 |
(98.000.000) |
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2006 |
5.000 |
|
105.500.000 |
Tài sản thuần 1/1/2006 |
22.000 (25.000 - 22.500) = 55.000.000 |
Lợi nhuận thuần trong năm 2006 |
5.000 (25.000 - 24.000) = 5.000.000 |
Cổ tức đã trả năm 2006 |
4.000 (25.000 - 24.500) = (2.000.000) |
Cộng: |
58.000.000 |
Ví dụ 2: Ngày 30/06/2003 Công ty X mua 80% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Y ở Bỉ với giá 280.000.000 đ. Tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam tại ngày mua (30/6/2003) là 1€ = 19.500 đ. Giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty Y tại ngày mua là 15.000 €. Trong đó:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 12.000 €.
- Lợi nhuận chưa phân phối: 3.000 €.
Lợi thế thương mại được phân bổ trong vòng 10 năm kể từ khi mua.
Tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam:
+ Tại ngày 31/12/2006 là 1€ = 20.000 đ.
+ Trung bình cả năm 2006 là 1€ = 19.800 đ.
+ Tại ngày 31/12/2005 là 1€ = 19.700 đ.
Lợi thế thương mại phát sinh được coi là tài sản của cơ sở ở nước ngoài (Công ty Y), được tính theo đơn vị tiền tệ của cơ sở nước ngoài (đồng euro) và được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ, như sau:
- Giá mua công ty con Y (280.000.000 đ : 20.000) |
= 14.000 € |
- Phần sở hữu của Công ty X trong giá trị tài sản thuần của công ty Y: 80% x (12.000 + 3.000) |
= 12.000 € |
- Lợi thế thương mại |
= 2.000 € |
Chỉ tiêu |
Euro |
Tỷ giá |
VND |
Giá trị còn lại của lợi thế thương mại vào ngày 31/12/2005 là: 2000€ - (2000€ /10 x 2,5 năm) |
1.500 € |
19.700 |
29.550.000 |
Giá trị lợi thế thương mại phân bổ trong năm 2006 |
200 € |
19.800 |
3.960.000 |
Giá trị còn lại của lợi thế thương mại vào ngày 31/12/2006 là: 2000€ - (2000 €/10 x 3,5 năm) |
1.300 € |
20.000 |
26.000.000 |
Nợ Lợi thế thương mại 410.000
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái (phát sinh do chuyển đổi) 410.000
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Kế toán doanh thu sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ;
- Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính;
- Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại;
- Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại;
- Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.
Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của các tài khoản nói trên được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
Thu nhập khác là các khoản thu nhập ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.
Kế toán thu nhập khác sử dụng Tài khoản 711 - Thu nhập khác. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của Tài khoản 711– Thu nhập khác được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
- Doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ, ví dụ:
+ Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận lần đầu tiên;
+ Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên;
+ Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm.
- Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi:
+ Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng;
+ Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy.
- Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng. Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi:
+ Các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường;
+ Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm khi có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên, vật liệu thừa và thanh lý máy móc, thiết bị xây dựng khi kết thúc hợp đồng...
Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng bao gồm chi phí bảo hiểm, chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể, chi phí quản lý chung trong xây dựng và các chi phí đi vay nếu thỏa mãn các điều kiện chi phí đi vay được vốn hóa quy định trong chuẩn mực chi phí đi vay.
Ví dụ:
- Doanh thu hợp đồng xây dựng với giá cố định được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) công việc hoàn thành, được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa giờ công lao động đã thực hiện đến thời điểm hiện tại so với tổng số giờ công lao động dự tính cho hợp đồng đó.
- Doanh thu hợp đồng xây dựng được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh tính đến thời điểm hiện tại so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng.
- Nếu áp dụng phương pháp (a) "Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng" thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện;
- Nếu áp dụng phương pháp (b) "Đánh giá phần công việc đã hoàn thành" hoặc phương pháp (c) "Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng" thì giao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện.
Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng đòi tiền. Kế toán căn cứ vào hóa đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.
- Vốn hoá chi phí đi vay đối với khoản vốn vay riêng biệt:
Chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán |
= |
Chi phí đi vay thực tế phát sinh của khoản vay riêng biệt |
- |
Thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay đó |
Số chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán (1) |
= |
Chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cho đến cuối kỳ kế toán (2) |
x |
Tỷ lệ vốn hoá (%) (3) |
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang khi có đủ các điều kiện được vốn hoá theo quy định thì xử lý như sau:
Nợ các TK 111, 112 (Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Tài sản đầu tư xây dựng dở dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Tài sản sản xuất dở dang)
Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
- Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay chung, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 142, 242, 335,…
Được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem hướng dẫn TK 343, 635).
Việc hướng dẫn nguyên tắc, nội dung, kết cấu và phương pháp lập các Báo cáo tài chính, như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Phần Chế độ báo cáo tài chính).
Trách nhiệm lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm và mẫu Báo cáo lưư chuyển tiền tệ được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Phần Chế độ Báo cáo tài chính).
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); |
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); |
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất chọn lọc. |
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); |
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); |
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất chọn lọc. |
Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong một Công ty con nếu Công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu của Công ty con. Nếu Công ty con không bị sở hữu toàn bộ bởi Công ty mẹ thì các cổ đông thiểu số của Công ty con cũng có lợi ích trực tiếp trong Công ty con. Lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị tài sản thuần của bên nhận đầu tư.
Ví dụ: Công ty mẹ A đầu tư trực tiếp vào ba công ty con B1, B2, B3 với tỷ lệ sở hữu tài sản thuần của các công ty này lần lượt là 75%,100% và 60%. Lợi ích trực tiếp của Công ty mẹ A và lợi ích trực tiếp của các cổ đông thiểu số trong các Công ty B1, B2, B3 được tính toán như sau:
|
B1 |
|
B2 |
|
B3 |
|
|
||||
Lợi ích trực tiếp của Công ty mẹ |
75% |
|
100% |
|
60% |
Lợi ích trực tiếp của Cổ đông thiểu số |
25% |
|
0% |
|
40% |
|
100% |
|
100% |
|
100% |
Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của Công ty mẹ ở Công ty con được xác định thông qua tỷ lệ lợi ích của Công ty con đầu tư trực tiếp.
Tỷ lệ (%) lợi ích gián tiếp của công ty mẹ tại công ty con |
= |
Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp |
x |
Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp tại công ty con đầu tư gián tiếp |
Ví dụ: Công ty mẹ A sở hữu 80% giá trị tài sản thuần của Công ty B. Công ty B sở hữu 75% giá trị tài sản thuần của Công ty C. Công ty A kiểm soát Công ty C thông qua Công ty B do đó Công ty C là con của Công ty A. Trường hợp này lợi ích của Công ty mẹ A trong Công ty con B và C được xác định như sau:
|
B |
|
C |
Công ty mẹ A |
|
|
|
Lợi ích trực tiếp |
80% |
|
- |
Lợi ích gián tiếp |
|
|
60% |
Cổ đông thiểu số |
- |
|
|
Lợi ích trực tiếp |
20% |
|
25% |
Lợi ích gián tiếp |
|
|
15% |
|
100% |
|
100% |
Tỷ lệ lợi ích của các cổ đông thiểu số trong công ty C là 40% trong đó tỷ lệ lợi ích gián tiếp là 15% ((100% - 80%) x 75%) và tỷ lệ lợi ích trực tiếp là 25% (100% - 75%).
Công ty mẹ có thể đồng thời có lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp tại một Công ty con. Trường hợp này xảy ra khi tài sản thuần của một Công ty con bị nắm giữ trực tiếp bởi Công ty mẹ và một Công ty con khác của Công ty mẹ.
Ví dụ: Công ty A sở hữu 80% giá trị tài sản thuần của Công ty B và 15% giá trị tài sản thuần của Công ty C. Công ty B sở hữu 60% giá trị tài sản thuần của Công ty C. Trường hợp này Công ty A kiểm soát Công ty C. Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ A trong các Công ty con B và C được xác định như sau:
|
B |
|
C |
Công ty mẹ A |
|
|
|
Lợi ích trực tiếp |
80% |
|
15% |
Lợi ích gián tiếp |
|
|
48% |
Cổ đông thiểu số |
|
|
|
Lợi ích trực tiếp |
20% |
|
25% |
Lợi ích gián tiếp |
|
|
12% |
|
100% |
|
100% |
Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của các cổ đông thiểu số trong Công ty B và C lần lượt là 20% (100% - 80%) và 25% (100% - 60% - 15%);
Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của các cổ đông thiểu số trong công ty C là 12% {(100% - 80%) x 60%}.
Căn cứ vào lợi ích của cổ đông thiểu số đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo cáo kế toán ghi:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
….
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của Công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút toán trên.
Trường hợp tại thời điểm mua giá trị hợp lý của tài sản thuần tại các Công ty con không bằng với giá trị ghi sổ của nó thì kế toán phải lập bút toán điều chỉnh ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả trước khi thực hiện bút toán loại trừ này theo Chuẩn mực kế toán số 11-Hợp nhất kinh doanh và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế toán xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập sau thuế của các Công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định số lỗ các cổ đông thiểu số phải gánh chịu trong tổng số lỗ của các công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.
- Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức cho các cổ đông thiểu số, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông thiểu số ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn.
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ |
= |
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ |
- |
Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng |
Việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con không ảnh hưởng đến việc phân chia lợi ích cho các cổ đông thiểu số của Công ty con vì toàn bộ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện thuộc về Công ty mẹ.
Trường hợp Công ty con ghi nhận lãi hoặc lỗ từ giao dịch bán hàng nội bộ trong Tập đoàn thì lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho phải được phân bổ giữa Công ty mẹ và các cổ đông thiểu số theo tỷ lệ lợi ích của các bên .
Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ cũng phải được loại bỏ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được. Trường hợp giá bán hàng nội bộ thấp hơn giá gốc của hàng hóa mua vào, kế toán phải đánh giá khả năng bên mua hàng sẽ bán được hàng tồn kho này với giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn. Trường hợp xét thấy bên mua hàng không thể bán được hàng với giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn thì việc phản ánh khoản lỗ chưa thực hiện là phù hợp với việc ghi nhận hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của Tập đoàn do đó không cần phải thực hiện việc loại trừ.
Nếu đến cuối kỳ kế toán bên mua hàng vẫn chưa trả hết tiền thì khoản mục phải thu của khách hàng và khoản mục phải trả cho người bán trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất cũng phải loại trừ số tiền còn nợ giữa các đơn vị trong Tập đoàn.
Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất đã loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn kho được xác định trên cơ sở hoá đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán hàng nội bộ.
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong kỳ của cả Tập đoàn. Do đó, kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tập đoàn đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Trong trường hợp đó, việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất lớn hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của cả Tập đoàn.
Do đó, kế toán phải phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và phải ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Kế toán phải tính toán, xác định số lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ và ghi:
Trường hợp có lãi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ).
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Hàng tồn kho (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ).
Trường hợp lỗ:
- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của số hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán không thực hiện loại trừ lỗ chưa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán như sau:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ).
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ).
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện. Trường hợp này kế toán ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Nợ Hàng tồn kho (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ + lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ).
Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ sẽ được chuyển vào giá vốn hàng bán trong kỳ khi bên mua hàng bán hàng tồn kho được mua từ các đơn vị trong nội bộ ra ngoài Tập đoàn làm tăng chỉ tiêu giá vốn hàng bán của cả Tập đoàn. Do đó trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất kế toán phải loại trừ ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ đã được ghi nhận vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán của kỳ này bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán, đồng thời ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối (đầu kỳ).
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ).
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ).
- Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như sau:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Trường hợp loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, kế toán phải xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận như sau:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả )
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả).
Sang kỳ sau khi bên mua đã bán hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ ra ngoài Tập đoàn, cùng với việc loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ, kế toán phải tính toán ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận như sau:
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán phải tính toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối .
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán phải tính toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện của Công ty con, kế toán tính toán ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến lợi ích của cổ đông thiểu số và ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.
Khi loại trừ lỗ chưa thực hiện của Công ty con, kế toán tính toán ảnh hưởng của việc loại trừ lỗ chưa thực hiện đến lợi ích của cổ đông thiểu số và ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Ví dụ 1: Xác định lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối năm
Ngày 25/12/2006, Công ty mẹ A bán hàng cho Công ty con B với giá bán 1.000 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ mua là 600 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
Trường hợp 1: Đến ngày 31/12/2006, toàn bộ số hàng mua của Công ty mẹ vẫn tồn trong kho của Công ty con B.
Trường hợp này lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của tập đoàn được xác định như sau:
Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ |
= |
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ |
- |
Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng |
400 |
= |
1.000 |
- |
600 |
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000
Có Giá vốn hàng bán 600
Có Hàng tồn kho 400
Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 400 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 112 triệu đồng, kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 112
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 112
Trường hợp 2: Giả sử đến ngày 31/12/2006, Công ty con B đã bán được 30% số hàng hoá mua của Công ty mẹ A cho các đơn vị ngoài Tập đoàn.
Trong trường hợp này giá trị hàng mua nội bộ còn tồn tại Công ty con B là 700 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ A mua vào của lô hàng này là 420 triệu đồng (70% x 600 triệu đồng). Lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ |
= |
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ |
- |
Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng |
280 |
= |
700 |
- |
420 |
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000
Có Giá vốn hàng bán 720
Có Hàng tồn kho 280
Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 280 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 78,4 triệu đồng (280 triệu đồng x 28%), kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 78,4
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 78,4
Ví dụ 2. Loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua trong nội bộ Tập đoàn đã được bán ở kỳ tiếp theo
Tiếp tục ví dụ 1 trên, giả sử sang năm 2007 toàn bộ 70% số hàng còn lại mà Công ty B mua của Công ty mẹ A đã được bán ra ngoài Tập đoàn. Giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính riêng của B được ghi nhận trên cơ sở giá gốc mua vào của B là 700 triệu đồng (gồm cả 280 triệu đồng lãi chưa thực hiện của Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2006). Trên phương diện Tập đoàn, số hàng này chỉ có giá gốc là 420 triệu đồng do đó để phản ánh trung thực hợp lý chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn, kế toán phải ghi giảm giá vốn hàng bán đi 280 triệu đồng.
Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua từ Công ty mẹ A đã được bán trong kỳ như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 280
Có Giá vốn hàng bán 280
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ trước đã được hoàn nhập trong kỳ này khi hàng đã được bán ra ngoài tập đoàn, kế toán ghi: Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 78,4
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 78,4
Ví dụ 3: Ví dụ tổng hợp về loại trừ và điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ
a) Trường hợp Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con
Công ty mẹ M nắm giữ 80% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của Công ty con C. Công ty mẹ M bán hàng cho Công ty con C ở mức lãi gộp ấn định bằng 25% giá vốn của Công ty M. Doanh thu bán hàng nội bộ của Công ty M cho Công ty C trong năm 2008 và 2007 lần lượt là 1.500 và 800 triệu đồng.
Trong giá trị hàng tồn kho của C tại ngày 31/12/2008 và 31/12/2007 có lần lượt 300 triệu và 100 triệu là hàng mua từ công ty mẹ M. Toàn bộ số hàng tồn cuối năm mua từ công ty mẹ M là số hàng được mua trong năm 2008.
Số tiền phải thu, phải trả phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ đã được thanh toán trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thuế suất 28%.
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm 2008, lãi chưa thực hiện nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và toàn bộ doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ phải được loại trừ toàn bộ. Kế toán thực hiện các công việc sau:
- Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/2008:
Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối năm |
= |
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ |
- |
Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng |
Lãi chưa thực hiện = 300 triệu – 240 triệu (300 triệu/1,25)
= 60 triệu.
- Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/2007:
Lãi chưa thực hiện = 100 triệu – 80 triệu ( 100 triệu/1,25)
= 20 triệu
- Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ trong năm đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hàng tồn kho cuối kỳ:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.500
Có Giá vốn hàng bán 1.440
Có Hàng tồn kho 60
- Loại trừ ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu năm phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong năm trước và được tiêu thụ trong năm nay:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20
Có Giá vốn hàng bán 20
- Việc loại trừ 60 triệu lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 16,8 triệu (60 x 28%). Kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 16,8
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 16,8
- Phản ánh việc hoàn nhập thuế tài sản thuế thu nhập hoãn lại từ việc bán hàng mua nội bộ tồn đầu kỳ, là 5,6 triệu (20% x 28%).
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 5,6
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5,6
b) Trường hợp Công ty con bán hàng cho Công ty mẹ
Theo ví dụ trên, nhưng giả sử giao dịch bán hàng nội bộ là giao dịch của Công ty con C bán hàng cho Công ty mẹ A với mức lãi gộp bằng 25% giá vốn của Công ty con C thì bên cạnh các bút toán điều chỉnh như trên, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện của Công ty con C đến lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ, như sau:
Xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con C trong năm.
Đơn vị: Triệu đồng
|
Hàng tồn kho cuối kỳ |
Hàng tồn kho đầu kỳ |
Cộng |
Loại trừ lãi chưa thực hiện |
-60 |
20 |
-40 |
Chi phí thuế TNDN hoãn lại |
16,8 |
-5,6 |
11,2 |
Cộng |
|
|
-28,8 |
Cổ đông thiểu số (20%) |
|
|
-5,76 |
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty C là 40 triệu đồng, giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 11,2 triệu đồng theo đó lãi sau thuế sẽ giảm 28,8 triệu đồng. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong kết quả kinh doanh trong năm cũng phải giảm đi 5,76 triệu đồng tương ứng với 20% sở hữu của cổ đông thiểu số. Bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số 5,76
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 5,76
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán nhỏ hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - giá bán )
Nợ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán).
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán lớn hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán).
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định lớn hơn giá bán, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ ( Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - Giá bán)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ )
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định nhỏ hơn giá bán kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá )
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lỗ, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - Giá bán)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ (lỗ từ giao dịch bán TSCĐ nội bộ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong giá trị TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hoặc kinh doanh dịch vụ, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho để loại trừ cho phù hợp. Trong trường hợp đó bút toán loại trừ như sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện phản ánh trong giá trị còn lại của TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ bổ sung chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ, kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.
- Trường hợp tài sản được dùng trong quản lý, kế toán ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
- Trường hợp tài sản được dùng trong bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
- Trường hợp tài sản được dùng sản xuất, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ ảnh hưởng của chi phí khấu hao được loại trừ giữa hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ và ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính.
Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong Tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đồng thời với việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong Tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Khi tài sản vẫn còn đang được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định và hao mòn luỹ kế tài sản cố định, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của việc điều chỉnh trên.
Trường hợp loại trừ lãi từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến cuối kỳ).
Trường hợp loại trừ lỗ từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh tăng chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:
Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến cuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ).
Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của Tập đoàn thông qua việc giảm trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhập hoãn lại.
Giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn có thể ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông thiểu số.
Nếu Công ty con là bên bán thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ.
Nếu Công ty con là bên mua thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ.
Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, nếu lợi ích của cổ đông thiểu số bị giảm xuống, kế toán ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.
Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, nếu lợi ích của cổ đông thiểu số tăng lên, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Trường hợp giá bán nội bộ lớn hơn nguyên giá kế toán phải điều chỉnh bằng cách ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá – Giá bán)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Nguyên giá – Giá bán).
Trường hợp giá bán nội bộ trước đây nhỏ hơn nguyên giá, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán – Nguyên giá)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán – Nguyên giá).
Các trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời và không ảnh hưởng đến thuế thu nhập hoãn lại.
Khi TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ Tập đoàn được bán khi chưa khấu hao hết thì kế toán phải phản ánh việc hoàn nhập giá trị còn lại của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện còn nằm trong giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Trường hợp giao dịch nội bộ làm phát sinh lãi chưa thực hiện, kế toán điều chỉnh như sau:
Nợ Doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Có Giá vốn hàng bán (giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ)
Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện).
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện)
Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện).
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong nguyên giá TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các chỉ tiêu chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.
Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ số phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cho phù hợp. Trong trường hợp đó bút toán loại trừ như sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Trường hợp tài sản cố định đã hết khấu hao theo nguyên giá nhưng vẫn đang sử dụng bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSC Đ (lãi gộp phát sinh trong giao dịch bán TSCĐ nội bộ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi gộp phát sinh trong giao dịch bán TSCĐ nội bộ).
Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính.
Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Khi tài sản vẫn còn đang được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định và hao mòn luỹ kế tài sản cố định, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của việc điều chỉnh trên, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến cuối kỳ).
Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của Tập đoàn thông qua việc giảm trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhập hoãn lại.
Nợ Vay và nợ ngắn hạn
Nợ Vay và nợ dài hạn
Có Đầu tư ngắn hạn
Có Đầu tư dài hạn khác.
Nếu các khoản vay được thể hiện trong khoản mục khác thì kế toán phải điều chỉnh bút toán loại trừ cho phù hợp nhằm đảm bảo rằng trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất không còn số dư các khoản vay trong nội bộ Tập đoàn.
- Trường hợp chi phí đi vay phản ánh vào chi phí tài chính, kế toán loại trừ doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận tại bên cho vay và chi phí tài chính ghi nhận tại bên đi vay, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Chi phí tài chính.
- Trường hợp chi phí đi vay phát sinh từ các khoản vay nội bộ được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang, kế toán loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ, ảnh hưởng luỹ kế của việc loại trừ chi phí đi vay trong giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang luỹ kế đến thời điểm đầu kỳ báo cáo, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Chi phí đi vay nội bộ đã phản ánh vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang đến đầu kỳ báo cáo)
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ)
Có Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (luỹ kế lãi tiền vay nội bộ đã phản ánh vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang).
- Trường hợp lãi tiền vay được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang, kế toán loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ)
Có Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ).
Đơn vị........ |
Mẫu số BTH02 - HN |
Địa chỉ.......... |
|
Kỳ ....
Chỉ tiêu |
Mã số |
Công ty Mẹ |
Công ty con |
Tổng cộng |
Điều chỉnh |
Số liệu hợp nhất |
|||
A |
B |
.... |
|
Nợ |
Có |
|
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
.... |
9 |
10 |
11 |
12 |
Tiền |
111 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các khoản tương đương tiền |
112 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu tư ngắn hạn |
121 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) |
129 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải thu khách hàng |
131 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả trước cho người bán |
132 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải thu nội bộ ngắn hạn |
133 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng |
134 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các khoản phải thu khác |
135 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) |
139 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hàng tồn kho |
141 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) |
149 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí trả trước ngắn hạn |
151 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuế GTGT được khấu trừ |
152 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước |
154 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản ngắn hạn khác |
158 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải thu dài hạn của khách hàng |
211 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc |
212 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải thu dài hạn nội bộ |
213 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải thu dài hạn khác |
218 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*) |
219 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên giá TSCĐ HH |
222 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ HH(*) |
223 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính |
225 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ thuê tài chính |
226 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên giá TSCĐ vô hình |
228 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ vô hình(*) |
229 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên giá bất động sản đầu tư |
241 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn luỹ kế BĐSĐT(*) |
242 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu tư vào công ty con |
251 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh |
252 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu tư dài hạn khác |
258 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn(*) |
259 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí trả trước dài hạn |
261 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại |
262 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản dài hạn khác |
268 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lợi thế thương mại |
269 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vay và nợ ngắn hạn |
311 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả người bán |
312 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Người mua trả tiền trước |
313 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước |
314 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả người lao động |
315 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí phải trả |
316 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả nội bộ |
317 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng |
318 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác |
319 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng phải trả ngắn hạn |
320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả dài hạn người bán |
331 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả dài hạn nội bộ |
332 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phải trả dài hạn khác |
333 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vay và nợ dài hạn |
334 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả |
335 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng trợ cấp mất việc làm |
336 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự phòng phải trả dài hạn |
337 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vốn đầu tư của chủ sở hữu |
411 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thặng dư vốn cổ phần |
412 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vốn khác của chủ sở hữu |
413 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cổ phiếu quỹ(*) |
414 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
415 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
416 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quỹ đầu tư phát triển |
417 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quỹ dự phòng tài chính |
418 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu |
419 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
420 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn vốn đầu tư XDCB |
421 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
431 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn kinh phí |
432 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ |
433 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
439 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các khoản giảm trừ doanh thu |
02 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá vốn hàng bán |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu hoạt động tài chính |
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí tài chính |
22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí bán hàng |
24 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thu nhập khác |
31 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí khác |
32 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh |
45 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế |
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại |
51
52 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp |
60 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số |
61 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ |
62 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng điều chỉnh |
80 |
|
* |
|
* |
|
|
|
|
Trường hợp Báo cáo tài chính của Công ty mẹ được lập và công bố không cùng với Báo cáo tài chính hợp nhất thì phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong Báo cáo tài chính của Công ty mẹ.
Trường hợp Công ty mẹ không sở hữu toàn bộ Công ty con hoặc Công ty mẹ được thành lập ở nước ngoài và không công bố Báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam thì phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong Báo cáo tài chính của Công ty con.
- Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng lãi.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua bán tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn thường được sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyển giao giữa các bên liên quan trước khi được bán cho một bên khác không liên quan. Phương pháp này cũng được sử dụng trong việc chuyển giao các nguồn lực khác như quyền sở hữu và các dịch vụ.
- Giá trị hàng tồn kho được mua hoặc bán giữa các bên liên quan;
- Giá trị tài sản cố định và các tài sản khác được mua hoặc bán giữa các bên liên quan;
- Giá trị dịch vụ được cung cấp hoặc nhận giữa các bên liên quan;
- Giá trị hàng bán đại lý cung cấp giữa các bên liên quan;
- Giao dịch thuê tài sản giữa các bên liên quan;
- Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển;
- Thỏa thuận về giấy phép;
- Các khoản tài trợ (bao gồm cho vay và góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật);
- Bảo lãnh và thế chấp;
- Các hợp đồng quản lý.
Các yếu tố của các giao dịch thường bao gồm:
- Khối lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng;
- Giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán;
- Chính sách giá cả.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Toà án NDTC; - Viện Kiểm sát NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các TCT 91; - Công báo; - Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CĐKT. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá
|