Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 15/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án thuộc Danh mục dự án sử dụng nguồn vốn vay ADB của Chương trình phát triển ngành nông nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 15/2006/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 15/2006/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 06/03/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 15/2006/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
của Bộ Tài chính ố
15/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 03 năm 2006
Hướng dẫn cơ chế
quản lý tài chính đối với các dự án thuộc
Danh mục dự án sử dụng nguồn vốn vay ADB
của Chương trình phát triển
ngành nông nghiệp
Căn cứ Nghị định số
17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ ban hành quy chế
quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức;
Căn cứ Nghị định
số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Căn cứ Hiệp định tín
dụng cho Chương trình phát triển ngành nông nghiệp đã ký ngày 22/4/2003 giữa Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt nam và Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB);
Thực hiện công văn số
668/TTg - QHQT ngày 3/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xác định danh mục dự án sử dụng vốn vay Chương trình phát triển
ngành nông nghiệp vay vốn ADB;
Sau khi trao đổi
thống nhất với Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế
quản lý tài chính áp dụng đối với các dự án
thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn
vốn vay ADB của Chương trình phát triển ngành nông
nghiệp theo Hiệp định vay ký hiệu số 1972 –
VIE (SF) đã rút về Ngân sách Nhà nước như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1.1. Nguồn vốn vay Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB ) cho Chương trình phát triển
ngành Nông nghiệp theo Hiệp định vay kí hiệu 1972
- VIE (SF), trị giá 60 triệu USD là nguồn thu vay nợ của
Chính phủ. Tiền rút về từ khoản vay này được
đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước và chi hỗ
trợ có mục tiêu cho chương trình tăng cường
hoạt động khoa học, công nghệ nông nghiệp,
khuyến nông và thông tin thị trường theo danh mục
dự án đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại công văn số 688/TTg – QHQT ngày 3/6/2005. Bộ
Tài chính chịu trách nhiệm thống nhất quản lý
theo dõi khoản vay về rút vốn, chi tiêu và trả nợ
cho ADB khi đến hạn.
1.2. Sau khi hoàn tất các điều kiện giải ngân
từng đợt theo quy định của Hiệp
định vay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập
đơn xin rút vốn gửi ADB và chuyển số tiền
rút được vào ngân sách Nhà nước theo số tài
khoản do Bộ Tài chính quy định.
1.3. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này
theo chính sách, chế độ, và thủ tục chi tiêu ngân
sách trong nước hiện hành.
Bộ Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc Nhà nước
để cấp phát thanh toán cho các tiểu dự án do
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện
và cấp bổ sung ngân sách có mục tiêu cho các địa
phương thực hiện hoạt động khuyến
nông theo danh mục đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công
văn số 688/TTg - QHQT ngày 3/6/2005.
1.4. Các chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm
soát chi để thực hiện việc thanh toán theo quy định
hiện hành đối với nguồn vốn xây dựng cơ
bản hoặc vốn hành chính sự nghiệp.
II. LẬP,
TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
2.1. Hàng năm, căn cứ danh mục dự án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến độ
thực hiện các tiểu dự án và tiến độ rút
vốn từ ADB, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn lập kế hoạch vốn xây dựng cơ bản
và vốn sự nghiệp của các dự án do Bộ thực
hiện từ nguồn vốn vay ADB đã rút về ngân sách
gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ
Tài chính để tổng hợp cân đối trong kế
hoạch ngân sách chung.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có công văn
gửi các tỉnh, Bộ Kế hoạch và đầu
tư, Bộ Tài chính thông báo
danh sách các tỉnh tham gia tiểu dự án 1 và tiểu
dự án 2 , một phần tiểu dự án 3, thuộc
dự án Loại 1 để các tỉnh lập kế
hoạch xin trợ cấp ngân sách có mục tiêu từ
nguồn vốn vay ADB đã rút về Ngân sách Nhà
nước cùng thời gian lập ngân sách hàng năm
(chỉ thực hiện đối với các tỉnh khó
khăn).
2.2. Uỷ ban nhân dân các
tỉnh tham gia các tiểu dự án theo công văn thông báo
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập
kế hoạch vốn hành chính sự nghiệp để
chi hỗ trợ cho Hội đồng tư vấn
khuyến nông của tỉnh, chi hỗ trợ thuê thêm khuyến
nông viên xã, gửi Bộ Tài chính để cân đối
tổng hợp trong kế hoạch trợ cấp ngân sách
có mục tiêu cho các tỉnh, đồng thời gửi Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn để báo cáo.
2.3. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện dự án
và khả năng nguồn vốn, Bộ Tài chính bố trí vốn
để thực hiện cho các nội dung chi có tính chất
sự nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư
bố trí vốn để thực hiện các nội dung
chi có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản
theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2.4. Khi lập, tổng hợp, phê duyệt và thông báo phân
bổ kế hoạch ngân sách, các cơ quan liên quan cần
chú ý ghi rõ nguồn vốn chi cho các tiểu dự án, các hoạt
động là nguồn vốn vay ADB cho Chương trình phát
triển ngành nông nghiệp theo hiệp định vay kí hiệu
1972- VIE(SF) đã rút về Ngân sách Nhà nước.
Việc lập và tổng hợp, cân đối kế
hoạch chi tiêu nói trên thực hiện đúng theo quy trình và
thời gian lập kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy
định của Luật Ngân sách Nhà nước.
III. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
VỀ TRÁCH NHIỆM LẬP KẾ HOẠCH VÀ
NỘI DUNG CHI ĐỐI VỚI
TỪNG LOẠI DỰ ÁN
3.1. Dự án Loại 1: tổng số vốn là 164 tỷ đồng,
gồm 4 tiểu dự án.
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ
hoạt động của 40 Hội đồng tư vấn
khuyến nông tỉnh (HĐTVKN), với tổng kinh phí là 10
tỷ đồng (Giai đoạn 1 hỗ trợ cho 20 tỉnh,
theo danh sách các tỉnh đã xác định tại công
văn số 688/TTg – QHQT. Giai đoạn 2, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn sẽ lựa chọn các
tỉnh, gửi danh sách thông
báo cho các tỉnh được lựa chọn,
đồng thời gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch và đầu tư).
Căn cứ kế hoạch hoạt động năm,
HĐTVKN các tỉnh lập kế hoạch chi tiêu xin hỗ
trợ từ nguồn vay ADB cho Chương trình phát triển
ngành nông nghiệp theo Hiệp định vay kí hiệu 1972-
VIE(SF) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh xét duyệt và đề nghị Uỷ ban nhân dân
tỉnh tổng hợp trong kế hoạch ngân sách của
tỉnh xin trợ cấp ngân sách có mục tiêu từ nguồn
vay ADB cho Chương trình phát triển ngành nông nghiệp
theo Hiệp định vay kí hiệu 1972- VIE(SF) đã rút
về Ngân sách Nhà nước.
Nội dung chi cho hoạt động của HĐTVKN các
tỉnh gồm:
- Hội nghị giao ban thường kỳ, hội thảo,
hội nghị sơ kết, tổng kết.
- Công tác phí, xăng xe đi kiểm tra, đánh
giá của các thành viên Hội đồng.
- In ấn, phát hành tài liệu về khuyến
nông.
- Mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng
phẩm, điện, nước, cước phí điện
thoại, Internet, báo chí, sửa chữa thường xuyên
thiết bị và dụng cụ văn phòng.
Phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên HĐTVKN áp dụng
chế độ kiêm nhiệm theo Thông tư số 78/2005/TT-BNV
ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ, theo đó mức phụ
cấp kiêm nhiệm bằng 10% lương hiện hành. Mức
phụ cấp trên không làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế.
Chế
độ định mức chi tiêu thực hiện theo các
văn bản hiện hành về chi hành chính sự nghiệp.
Tiểu dự án 2: Tăng cường ngân sách cho các địa
phương, đặc biệt là các tỉnh nghèo, để
thuê thêm 6.000 cán bộ khuyến nông
bổ sung cho các xã còn thiếu cán bộ khuyến nông
2 năm đầu (những năm sau các tỉnh tự
bố trí kinh phí cho cán bộ khuyến nông) với tổng
kinh phí là 43 tỷ đồng.
Hàng năm, theo tiến độ lập
kế hoạch ngân sách, Trung tâm khuyến nông tỉnh lập
dự toán chi gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh xét duyệt và đề nghị tỉnh tổng
hợp trong kế hoạch ngân sách của tỉnh xin trợ cấp ngân sách có mục tiêu từ
nguồn vốn Chương trình vay ADB theo Hiệp
định vay kí hiệu 1972- VIE(SF) đã rút về Ngân sách
Nhà nước để thuê thêm cán bộ khuyến nông bổ
sung cho các xã còn thiếu cán bộ khuyến nông, kế hoạch
này đồng gửi cho Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn và Bộ Tài chính. Nội dung chi hỗ trợ
gồm:
- Chi thù lao cho nhân viên khuyến nông xã
được thuê để bổ sung cho đủ khuyến
nông viên các xã còn thiếu. Số lượng khuyến nông
viên cần thuê cụ thể do uỷ ban nhân dân các tỉnh
xác định theo đúng quy định hiện hành phù
hợp với từng vùng.
Mức chi thù lao cho các khuyến nông viên thuê
thêm này do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo
mức quy định hiện hành trong nước và không
vượt quá tổng số vốn mà Tỉnh
được hỗ trợ. Khuyến nông viên đã
hưởng thù lao từ nguồn vốn vay ADB thì không
được hưởng thù lao từ nguồn ngân sách
địa phương.
Tiểu dự án 3: Tăng cường hệ thống
khuyến nông, với tổng kinh phí là 74 tỷ đồng,
trong đó (i) xây dựng trụ sở của Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia là 14 tỷ đồng, và (ii) tăng cường
năng lực công tác khuyến nông ở Trung ương và
một số tỉnh khó khăn là 60 tỷ đồng.
- Vốn xây dựng trụ sở của Trung
tâm Khuyến nông Quốc gia được bố trí vào kế
hoạch vốn xây dựng cơ bản hàng năm và quản
lý theo chế độ quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản hiện hành.
- Vốn tăng cường năng lực
công tác khuyến nông ở Trung ương bố trí trong dự toán ngân sách
hàng năm về chi sự nghiệp kinh tế trong
chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
- Vốn tăng cường năng
lực công tác khuyến nông ở một số tỉnh khó
khăn thực hiện theo hình thức trợ cấp có
mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách
địa phương.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia lập kế
hoạch vốn xây dựng cơ bản , kế hoạch
hoạt động tăng cường năng lực công
tác khuyến nông và dự toán chi tiêu trình Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt và tổng hợp
vào dự toán chi của Bộ, gửi Bộ Kế hoạch
và đầu tư và Bộ Tài chính để cân đối
trong ngân sách nhà nước bằng nguồn vốn Chương
trình vay ADB theo Hiệp định vay kí hiệu 1972- VIE(SF) đã
rút về Ngân sách Nhà nước theo trình tự lập kế
hoạch ngân sách hàng năm.
Trung tâm khuyến nông tỉnh lập
kế hoạch hoạt động tăng cường
năng lực công tác khuyến nông và dự toán chi tiêu
gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
xét duyệt và đề nghị tỉnh tổng hợp
trong kế hoạch ngân sách của tỉnh xin trợ cấp ngân sách có mục tiêu từ nguồn
vốn Chương trình vay ADB theo Hiệp định vay kí
hiệu 1972- VIE(SF) đã rút về Ngân sách Nhà nước theo
trình tự lập kế hoạch ngân sách hàng năm. Kế
hoạch này của các tỉnh đồng gửi cho Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Tài chính
để theo dõi trong quá trình bố trí nguồn vốn
trợ cấp có mục tiêu cho các tỉnh.
Tiểu dự án 4: Tăng cường công tác thông tin khuyến
nông và thị trường ở 20 tỉnh (100 huyện), với
kinh phí 37 tỷ đồng, hàng năm bố trí vào dự tóan
chi sự nghiệp kinh tế của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, thực hiện việc quản lý theo
cơ chế quản lý kinh phí hành chính sự nghiệp.
Hàng năm, Trung tâm Tin học lập kế hoạch hoạt
động về tăng cường công tác thông tin khuyến
nông và thị trường và dự
toán chi trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt
và tổng hợp vào kế hoạch ngân sách của Bộ,
gửi Bộ Tài chính để cân đối trong ngân sách Nhà
nước theo trình tự lập kế hoạch ngân sách hàng
năm.
3.2. Dự án Loại 2, 3,
4:
Tổng số vốn là 760 tỷ đồng, bao gồm:
Loại 2 có 3 tiểu dự án đầu tư xây dựng
và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của
các Viện nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp vùng, với
kinh phí là 90 tỷ đồng;
Loại 3 có 3 tiểu dự án xây dựng và hoàn thiện
dự án đầu tư 3 phòng thí nghiệm trọng điểm,
với kinh phí là 100 tỷ đồng;
Loại 4 có 13 tiểu dự án đầu tư năng
lực công tác nghiên cứu nông nghiệp nhằm đưa
ra các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến của
các Viện, Trường, Trung Tâm, với kinh phí là 570 tỷ
đồng.
Hàng năm, căn cứ
danh mục dự án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, tiến độ thực hiện dự
án, các Viện nghiên cứu và các đơn vị tham gia
Chương trình trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn lập kế hoạch chi vốn xây dựng
cơ bản theo danh mục dự án tại văn bản
số 688/TTg – QHQT gửi Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn xét duyệt và tổng hợp vào dự toán
ngân sách của Bộ , gửi Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Bộ Tài chính để được cân
đối trong kế hoạch chi xây dựng cơ bản
theo chương trình mục tiêu bằng nguồn vốn Chương
trình vay ADB đã rút về ngân sách
Nhà nước.
Việc lập kế hoạch, cấp phát đối
với nguồn vốn Chương trình vay ADB theo Hiệp
định vay kí hiệu 1972- VIE(SF) đã rút về Ngân sách
Nhà nước được thực hiện theo đúng cơ
chế quản lý vốn đầu tư xây dựng trong nước.
IV. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN QUẢN LÝ
CHƯƠNG
TRÌNH ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG
Ban quản lý chương trình đầu tư Trung ương
là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo
chương trình đầu tư và trực tiếp tổ
chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nội
dung đã được Chính phủ phê duyệt và Hiệp
định đã ký kết, kinh phí hoạt động của
Ban được lập, tổng hợp cân đối
trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
V. KIỂM SOÁT CHI
Hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm
kiểm soát chi và thực hiện thanh toán, cấp phát theo
quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày
13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế
độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi
Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, và Thông
tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 hướng dẫn
quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây
dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và
các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế
(nếu có).
VI. CHẾ
ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, QUYẾT TOÁN
6.1. Hàng quý, hàng năm và khi kết thúc các tiểu dự
án các cơ quan thực hiện phải báo cáo tình hình
thực hiện dự án, giải
ngân và sử dụng vốn theo đúng các quy định
hiện hành về quản lý chi tiêu vốn xây dựng
cơ bản và hành chính sự nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các tiểu
dự án thực hiện công tác báo cáo đúng tiến
độ;tập hợp tổng quyết tóan của toàn
Danh mục dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6.2. Quyết toán vốn
- Đối với các
khoản chi hành chính sự nghiệp: Cuối quý, cuối năm, các đơn vị sử
dụng kinh phí của dự án lập báo cáo quyết toán
chi dự án cùng thời điểm lập báo cáo chi hành
chính sự nghiệp của đơn vị, gửi Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đối với
đơn vị trực thuộc bộ), gửi Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với
đơn vị thuộc tỉnh). Việc thẩm
định, xét duyệt quyết toán kinh phí dự án
thực hiện theo các quy định hiện hành của
Luật Ngân sách Nhà nước.
Kinh phí còn lại được
chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán trong
phạm vi thời gian đã quy định của tiểu
dự án, không kéo dài thời gian thực hiện.
- Đối
với các khoản chi xây dựng cơ bản:
Báo cáo quyết toán năm của các dự án thực
hiện theo Thông tư số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của
Bộ Tài chính hướng dẫn lập, thẩm
định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà
nước theo niên độ ngân sách hàng năm.
Quyết toán
vốn đầu tư thực hiện theo Thông tư số
45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quyết toán vốn đầu tư.
6.3. Chế độ
kiểm tra:
Các Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch
và đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các tỉnh
theo chức năng nhiệm vụ của mình, tổ chức
kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản
lý tài chính, tiến độ thực hiện các tiểu
dự án, tình hình quản lý, thanh toán, quyết tóan vốn.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày
kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm chỉ
đạo, quản lý sử dụng vốn đúng mục
đích, có hiệu quả trên cơ sở lựa chọn
tiểu dự án, xác định quy mô và trang thiết
bị phù hợp theo như điểm 2 tại công văn
số 688/TTg/QHQT ngày 3/6/2005 của Thủ tướng Chính
phủ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng
dẫn, bổ sung, sửa đổi./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Thị Băng Tâm